Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây dung lụa – Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don (Symplocaceae)
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu nhằm chiết tách, phân lập một số thành phần hóa học từ các dịch chiết của cây Dung lụa (Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don); khảo sát cấu trúc các hợp chất phân lập được, khảo sát hoạt tính sinh học (hoạt tính kháng viêm) của các phần chiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây dung lụa – Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don (Symplocaceae)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------- NGUYỄN QUỐC THẮNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY DUNG LỤA – Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don (Symplocaceae) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THU HƯƠNG Hà Nội - 2017
- LỜI CAM ĐOAN T ôi xin cam đoan nội dung trong đề tài luận văn “ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Dung lụa – Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don (Symplocaceae) là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thu Hương. Số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được bất kỳ tác giả nào công bố. Hà Nội, tháng 6 năm 2017. Học viên Nguyễn Quốc Thắng i
- Lêi c¶m ¬n B¶n luËn v¨n nµy ®îc hoµn thµnh t¹i Phßng thÝ nghiÖm Ho¸ häc c¸c hîp chÊt thiªn nhiªn, Bé m«n Ho¸ häc h÷u c¬, ViÖn Kü thuËt Ho¸ häc, Trêng §¹i häc B¸ch Khoa Hµ néi vµ Phßng thÝ nghiÖm Ho¹t chÊt sinh häc, ViÖn Hãa sinh biÓn, ViÖn Hµn l©m khoa häc vµ c«ng nghÖ ViÖt Nam. §Ó hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy, t«i ®· nhËn ®îc sù gióp ®ì hÕt søc nhiÖt t×nh cña c¸c thÇy c« gi¸o, c¸c anh chÞ vµ b¹n bÌ. Qua ®©y t«i xin ®îc bµy tá lßng kÝnh träng vµ biÕt ¬n s©u s¾c ®Õn: PGS. TS. TrÇn Thu H¬ng, C« ®· giao ®Ò tµi, lu«n tËn t×nh híng dÉn, chØ b¶o vµ t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi nhÊt gióp t«i trong suèt qu¸ tr×nh lµm luËn v¨n. PGS.TS. NguyÔn TiÕn §¹t, ThÇy ®· lu«n chØ b¶o, híng dÉn t«i mét c¸ch tËn t×nh trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn, gióp t«i hoµn thµnh b¶n luËn v¨n nµy. T«i xin c¶m ¬n c¸c thÇy, c« gi¸o trong bé m«n Ho¸ h÷u c¬ nãi riªng vµ c¸c thÇy, c« gi¸o thuéc ViÖn Kü thuËt Ho¸ häc nãi chung ®· híng dÉn, d¹y b¶o thªm cho t«i nh÷ng tri thøc míi; vµ c¸c anh chÞ thuéc phßng Ho¹t chÊt sinh häc, ViÖn Hãa Sinh BiÓn ®· lu«n ®éng viªn, gióp ®ì vµ trao ®æi víi t«i nh÷ng kinh nghiÖm s©u s¾c vÒ chuyªn m«n trong suèt thêi gian qua. Hµ Néi, th¸ng 6 n¨m 2017 NguyÔn Quèc Th¾ng ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN ....................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN ...................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN ...................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ......................................................................... 3 1.1 Vài nét về họ Symplocaceae .................................................................... 3 1.2 Chi Symplocos và cây Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don ....... 3 1.2.1 Đặc điểm thực vật .................................................................................. 3 1.2.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học chi Symplocos và cây Dung lụa (Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don)............................... 5 1.2.3 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Symplocos ............................ 18 1.2.4 Ứng dụng của một số cây họ Dung trong y học dân gian ...................... 20 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......... 21 2.1 Quá trình chiết thực vật ............................................................................. 21 2.1.1 Chọn dung môi chiết .............................................................................. 21 2.1.2 Quá trình chiết ........................................................................................ 21 2.2 Tổng quan chung về phương pháp sắc ký ................................................. 22 2.2.1 Đặc điểm chung của phương pháp sắc ký .............................................. 22 2.2.2 Phân loại các phương pháp sắc ký ......................................................... 23 2.3 Các phương pháp xác định cấu trúc của các hợp chất .............................. 24 2.3.1 Phổ hồng ngoại IR .................................................................................. 25 2.3.2 Phổ tử ngoại UV-VIS ............................................................................. 25 2.3.3 Phổ khối lượng MS ................................................................................ 25 2.3.4 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR ........................................................ 26 2.4 Đo điểm chảy ............................................................................................ 27 iii
- 2.5 Các phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học cây Dung lụa ............. 28 2.5.1 Tách chiết hợp chất ............................................................................... 28 2.5.2 Xác định tính chất vật lý và cấu trúc hóa học các hợp chất ................... 28 2.6 Các phương pháp thử hoạt tính sinh học................................................... 29 2.6.1 Phương pháp thử hoạt tính giảm đau ..................................................... 29 2.6.2 Phương pháp thử hoạt tính kháng viêm ................................................. 29 2.7 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 31 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM..................................................................... 32 3.1 Điều chế các phần chiết từ cây Dung lụa .................................................. 32 3.2 Phân lập các chất từ các phần chiết ........................................................... 34 3.2.1 Phân tách phần chiết EtOAc .................................................................. 34 3.2.2 Phân tách phần chiết E 1.5 ..................................................................... 34 3.2.3 Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được ............ 38 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 40 4.1 Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được ......................................... 40 4.1.1 Chất SS-1 (betulinic acid) ...................................................................... 40 4.1.2 Chất SS-2 (maslinic acid)....................................................................... 50 4.1.3 Chất SS-3 (arctigenin) ............................................................................ 60 4.2 Hoạt tính sinh học của cây Dung lụa ........................................................ 77 4.2.1 Hoạt tính giảm đau ................................................................................. 77 4.2.2 Hoạt tính kháng viêm ............................................................................. 77 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN .............................................................................. 81 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CÔNG BỐ ...................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 83 iv
- DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Các phương pháp sắc ký: CC :Sắc ký cột (Column Chromatography) TLC : Sắc ký lớp mỏng (Thin-layer Chromatography) Các phương pháp phổ: MS : Phổ khối lượng (Mass Spectroscopy) EI-MS : Phổ khối lượng va chạm electron (Electron Impact Mass Spectroscopy) ESI-MS : Phổ khối lượng ion hóa phun mù điện tử (Electrospray Ionization Mass Spectroscopy) APCI-MS : Phổ khối lượng ion hóa hóa học ở áp suất khí quyển (Atmospheric Pressure Chemical Ionization Mass Spectroscopy) HR-MS : Phổ khối lượng phân giải cao (High Resolution Mass Spectroscopy) IR : Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy) NMR : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy) 1 H-NMR : Phổ cộng hưởng từ proton (Proton Magnetic Resonance Spectroscopy) 13 C-NMR : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13 (Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy) DEPT : Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer HSQC : Heteronuclear Single Quantum Coherence HMBC : Heteronuclear Multiple Bond Connectivity δ(ppm) : Độ dịch chuyển hóa học (parts per million) J(Hz) : Hằng số tương tác (Hertz) v
- s : singlet br s : singlet tù d : doublet q : quartet t : triplet m : multilet Các phương pháp thử hoạt tính sinh học: IC50 : Nồng độ ức chế 50% (50% Inhibitory Concentration) MIC : Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration) HIV :Virut gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus) Các dung môi: EtOAc : Ethyl acetate MeOH : Methanol DMSO : Dimethyl Sulfoxide vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Trang Hình 1: Một vài hình ảnh cây Dung lụa 4 Hình 2: Cấu trúc hóa học của hợp chất SS-1 (betulinic acid) 40 Hình 3: Phổ 1H-NMR của hợp chất SS-1 43 Hình 4: Phổ 1H-NMR giãn của hợp chất SS-1 44 Hình 5: Phổ 1H-NMR giãn của hợp chất SS-1 45 Hình 6: Phổ 13C-NMR của hợp chất SS-1 46 Hình 7: Phổ 13C-NMR giãn của hợp chất SS-1 47 Hình 8: Phổ DEPT và 13C-NMR của hợp chất SS-1 48 Hình 9: Phổ DEPT và 13C-NMR giãn của hợp chất SS-1 49 Hình 10: Cấu trúc hóa học của hợp chất SS-2 (maslinic acid) 50 Hình 11: Phổ 1H-NMR của hợp chất SS-2 53 Hình 12: Phổ 1H-NMR giãn của hợp chất SS-2 54 Hình 13: Phổ 1H-NMR giãn của hợp chất SS-2 55 Hình 14: Phổ 13C-NMR của hợp chất SS-2 56 Hình 15: Phổ 13C-NMR giãn của hợp chất SS-2 57 Hình 16: Phổ DEPT và 13C-NMR của hợp chất SS-2 58 Hình 17: Phổ DEPT và 13C-NMR giãn của hợp chất SS-2 59 Hình 18: Cấu trúc hóa học của hợp chất SS-3 (arctigenin) 60 Hình 19: Phổ 1H-NMR của hợp chất SS-3 63 Hình 20: Phổ 1H-NMR giãn của hợp chất SS-3 64 Hình 21: Phổ 1H-NMR giãn của hợp chất SS-3 65 Hình 22: Phổ 13C-NMR của hợp chất SS-3 66 Hình 23: Phổ 13C-NMR giãn của hợp chất SS-3 67 Hình 24: Phổ 13C-NMR giãn của hợp chất SS-3 68 Hình 25: Phổ HMBC của hợp chất SS-3 69 Hình 26: Phổ HMBC giãn của hợp chất SS-3 70 Hình 27: Phổ HMBC giãn của hợp chất SS-3 71 Hình 28: Phổ HMBC giãn của hợp chất SS-3 72 Hình 29: Phổ HMBC giãn của hợp chất SS-3 73 Hình 30: Phổ HSQC của hợp chất SS-3 74 Hình 31: Phổ HSQC giãn của hợp chất SS-3 75 Hình 32: Phổ HSQC giãn của hợp chất SS-3 76 vii
- DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 1: Số liệu phổ 1H-, 13C-NMR của hợp chất SS-1 40 Bảng 2: Số liệu phổ 1H-, 13C-NMR của hợp chất SS-2 50 Bảng 3: Số liệu phổ 1H-, 13C-NMR và các tương tác trên HMBC của 61 hợp chất SS-3 Bảng 4: Hiệu quả giảm đau của dịch chiết trên mô hình gây đau bằng 77 acetic acid Bảng 5: Kết quả hoạt tính kháng viêm của mẫu nghiên cứu 77 viii
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Trang Sơ đồ 1: Quy trình chiết mẫu thực vật và chiết các phân đoạn 33 Sơ đồ 2: Quy trình phân tách phần chiết EtOAc của Dung lụa 36 Sơ đồ 3: Quy trình phân tách phân đoạn E 1.5 37 ix
- LỜI MỞ ĐẦU Từ nhiều thế kỷ nay các sản phẩm thiên nhiên luôn là nguồn chủ yếu cung cấp các thuốc chữa bệnh cho con người, trong đó có tới một nửa các dược phẩm được sử dụng ngày nay bắt nguồn từ các sản phẩm thiên nhiên. Hiện nay các sản phẩm thiên nhiên vẫn tiếp tục đóng một vai trò trung tâm trong việc phát hiện và phát triển các dược phẩm mới, do nhiều nguyên nhân, cũng như nhu cầu điều trị các loại bệnh khác nhau và tính đa dạng đặc biệt cả về cấu trúc hóa học lẫn hoạt tính sinh học của chúng. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, có gió mùa nên có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Hiện nay, đã có trên 12.000 loài thực vật bậc cao được thống kê, trong số đó cây làm thuốc chiếm khoảng 26 – 30%. Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng nhiều loài cây cỏ để phòng bệnh và chữa bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều cây thuốc chỉ mới được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian hoặc theo y học cổ truyền, mà còn chưa được nghiên cứu về mặt hóa học và hoạt tính sinh học để có cơ sở khoa học vững chắc cho việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất [1]. Các nghiên cứu của chi Symplocos tới nay đã được công bố, nhưng chủ yếu tập trung vào thành phần hóa học, còn hoạt tính sinh học của phần lớn các loài trong chi này thì chưa được nghiên cứu rộng rãi. Trên thế giới, nhiều nước cũng đã dùng một số loài thuộc chi này như những vị thuốc dân gian để chữa các bệnh như đắp trị bỏng, chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, rong kinh, đau bụng, đau ruột, bệnh về mắt,…[1]. Qua các nghiên cứu đã công bố, các cây thuộc chi Symplocos có chứa các lớp chất chính như terpenoid, flavonoid, lignan, phenol, steroid, alkaloid và iridoid, đây là những lớp chất giàu hoạt tính sinh học. Các terpenoid tách từ các cây thuộc chi Symplocos có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào trong khối u (antiproliferative). Một số dẫn xuất phenolic glycoside tách được từ các cây 1
- thuộc chi Symplocos cho thấy hoạt động ức chế chống lại nọc rắn độc (phosphodiesterase I). Cây Dung lụa (hay Dung dẻo) tên khoa học là Symplocos sumuntia Buch.- Ham. Ex D. Don (Symplocaceae) có các đặc điểm của chi “Symplocos”. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất ít công trình khoa học nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây này. Do vậy, việc thực hiện đề tài là cơ hội để có thể phân lập được các hoạt chất mới và (hoặc) có hoạt tính sinh học lý thú. Đề tài sẽ góp phần nghiên cứu thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây Dung lụa. Theo hướng nghiên cứu trên, luận văn này có nhiệm vụ: 1. Chiết tách, phân lập một số thành phần hóa học từ các dịch chiết của cây Dung lụa (Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don). 2. Khảo sát cấu trúc các hợp chất phân lập được. 3. Khảo sát hoạt tính sinh học (hoạt tính kháng viêm) của các phần chiết. 2
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Vài nét về họ Symplocaceae Ngành :Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp :Ngọc Lan (Magnoliopsida) Bộ :Thạch Nham (Ericales) Họ :Dung (Symplocaceae) Chi :Symplocos Dung lụa Họ Symplocaceae (họ Dung) thuộc bộ Ericales (bộ Thạch nam) chỉ có 1 chi Symplocos với khoảng 320 loài, có nguồn gốc châu Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trừ châu Phi, châu Âu và Tây Á. Theo các tài liệu tra cứu thì ở Việt Nam hiện nay có khoảng 35 loài thuộc họ này. Các loài trong họ này thường là cây gỗ hay cây bụi, với các lá đơn, dày, có khía răng cưa, mọc cách, thiếu lá kèm, thường có màu hơi vàng, khi khô có màu xanh vàng. Hoa mọc thành cụm với các hoa nhỏ. Có 1 lá hoa và 2 lá hoa con mọc đối nhau hay mọc ở đỉnh cuống hoa. Cánh hoa hợp sinh tại gốc và bầy nhụy nhỏ. Đài từ 5 – 2 hợp, tràng 5 – 4 cánh trắng, sớm rụng. Nhị đính thành bó hay thành ống và đính trên ống tràng, bầu dưới. Quả là loại quả hạch, thường có hình bầu dục hay hình thoi với vết tích đài chụm rất lớn ở đỉnh [8]. 1.2 Chi Symplocos và cây Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don 1.2.1 Đặc điểm thực vật 3
- Theo các nhà phân loại thực vật chi Symplocos có khoảng 320 loài trong đó có khoảng 35 loài phân bố ở Việt Nam như Dung đất (Symplocos racemosa), cây Dung lá táo (S. chinensis), Dung đắng (S. cochinchinensis),… Cây Dung lụa (Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don) còn có tên dân gian là cây Dung dẻo, Dung trứng, Dung đuôi, Nhỏ la, Mat no (Mọi). Ngoài ra còn một số tên khoa học khác tương đương như: Symplocos caudata Wall.ex G. Don, S. botryantha Franh, S. tonkinensis Brand, S. punctara Brand. Dung lụa là loại cây bụi hay cây gỗ cao 8m, thân to 25cm, gỗ vàng; nhánh non không lông. Lá có phiến hơi dai, không lông, dài 7 – 8cm, dầu có mùi, lúc khô màu lục; cuống dài 5mm. Chùm hoa dài 1,5 – 2cm, hoa có cuống; lá đài có lông ở mép; tràng 3mm, nhị khoảng 40 bông; bầu 3 ô. Quả xoan bầu dục, dài 6- 10mm, vỏ mỏng, có một hột bên trong. Ra hoa, quả gần như quanh năm [9]. Cây Dung lụa mọc rải rác trong rừng thưa, rừng thứ sinh ở độ cao 1.200 đến 1.700m ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác từ Bắc vào Nam, mọc nhiều ở các khu vực từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng (theo Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam) [9]. Hình 1: Một vài hình ảnh cây Dung lụa (Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don) 4
- Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã có 28 công trình công bố liên quan đến thành phần hóa học của chi Symplocos với khoảng 90 hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc. Thành phần hóa học là các lớp chất flavonoid, lignan, phenolic, steroid, alkaloid và iridoid và nổi bật nhất là lớp chất triterpenoid. 1.2.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học chi Symplocos và cây Dung lụa (Symplocos sumuntia Buch.-Ham. Ex D. Don) 1.2.2.1 Thành phần triterpenoid Triterpenoid là một nhóm chất thuộc lớp chất terpenoid, có công thức phân tử là C30H48.Thành phần phân tử chứa 6 đơn vị isopren (C5H8) và chứa 6 nối đôi cô lập. Tất cả các triterpen có cấu tạo mạch thẳng (squalene) hoặc mạch vòng đều có quan hệ chặt chẽ về cấu trúc với squalene. Các squalen đầu tiên được phân lập từ dầu gan cá voi và được gọi tên theo nguồn gốc sinh học này, nó cũng xuất hiện với lượng nhỏ trong động vật có vú khác, tuy nhiên sau đó được nhận thấy là chất thường gặp [4, 6]. Triterpenoid là lớp chất chính được tìm thấy trong chi Symplocos, lớp chất này có hoạt tính sinh học quan trọng tuy vậy chỉ một số là có giá trị hấp dẫn đối với ngành y học, dược học. Những nghiên cứu gần đây cho thấy các triterpenoid thể hiện các hoạt tính chống khối u và chống HIV. Tuy nhiên trong các sàng lọc sơ bộ theo hướng nghiên cứu trên, các hợp chất chỉ thể hiện hoạt tính yếu và cần nghiên cứu thêm [6]. Năm 2004, Pierre và cộng sự đã công bố nghiên cứu phân lập được 34 triterpenoid từ một số loài thuộc chi Symplocos gồm các dẫn xuất có khung lupane, oleanane, ursane (1-34) [59]. Trong đó có 9 chất mới được phân lập (1- 9) oleanolic axit 3-O-glucuronide bidesmosidic từ vỏ thân S. glomerata và 2 saponin đã biết là salsoloside C (10) và copteroside E (11). Các chất được xác định cấu trúc bằng phương pháp quang phổ. 5
- Cũng trong năm 2004, Tang và cộng sự đã phân lập từ phần chiết n-BuOH của rễ cây S. chinensis được 6 triterpenoid saponin và đã đặt tên symplocososides A – F (12 – 17). Trong số chúng, hợp chất symplocososide A (12), C (14) và F (17) có tính chống lại một số dòng tế bào ung thư (KB) [35]. Bên cạnh đó 5 dẫn xuất oleanane (18 – 22), 9 dẫn xuất ursane (23 – 31), và 3 dẫn xuất khung lupane (32 – 34) cũng được tìm thấy từ các loài trong chi Symplocos [22, 25, 26, 32, 40, 44, 56, 57]. O O HOOC O O R1O O HO R2O OH OR3 HO HO R1 R2 R3 1 Xyl H Ac 2 Xyl Ac Ac 3 Xyl Ac Ac 4 Ara H H 5 Ara H Ac 6 Xyl Ac Xyl 7 Xyl Ac Glc 8 Ara Ac Glc 10 Xyl H H 11 Xyl H Xyl 6
- O HO O HOOC OH O O O O OH HO O OH OAc OH HO OH 9 R6 H R5 R1 H R2 H R3 R4 R1 R2 R3 R4 R5 R6 18 OH Oglc HOCH2 Me COOGlc OH 19 H OH Me Me COOH H 20 H Oac Me Me COOH H 21 H =O Me OH Me H 22 H OH Me Me H H 7
- R6 H R5 R1 H R2 H R3 R4 R1 R2 R3 R4 R5 R6 23 α-OH β-Oglc HOCH2 Me COOGlc OH 24 H β-OH Me Me Me OH 25 β-OH β-OH H HOCH2 COOH OH 26 H =O HOCH2 HOCH2 COOH OH 27 α-OH β-OH HOCH2 Me COOH OH 28 α-OH β-OH HOCH2 Me COOH OH 29 H β-OH Me Me COOH H H R2 H R H R1 HO H R1 R2 R 30 β-Oac HOCH2 32 HOCH2 31 O COOH 33 COOH 34 Me 1.2.2.2 Thành phần flavonoid Flavonoid là các hợp chất dạng polyphenol, đa dạng về cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học. Chúng có ở hầu hết các bộ phận của cây, đặc biệt là trong các 8
- tế bào thực vật quang hợp. Các flavonoid không được tổng hợp ở người và động vật. Năm 1989, Dhaon và cộng sự đã phân lập được 6 dẫn xuất flavan (35-40), 5 dihydrochalcone glucoside (41-45) và 8 flavonol (46-53) từ các loài của chi Symplocos. Cùng với đó là công trình nghiên cứu đã công bố của các nhà khoa học theo trích dẫn [26, 34, 40, 41, 46, 50, 52, 53, 54]. R5 R2 R1 R4 R1 O R4 R5 R3 R3 O OH R2 R1 R2 R3 R4 R5 R1 R2 R3 R4 R5 35 Oglc H α-OH H OH OH H α-OH H OH 41 Oglc OH OH OH H 36 37 Oglc H α-OH Ome OH 42 OH Oglc OH OH H 38 Ome OH Oglc H OH 43 OH Oglc H OH H 39 OH OH Oglc H Me 44 H Oglc OH OH OH 40 OH OH Oglc H OH 45 OH Oglc OH OH OH OH R1 O R3 R2 OH O R1 R2 R3 46 OH Oglc OH 47 OH Ogal OH 48 OH OH OH 49 OH Oglc H 50 OH Orha H 51 OH Ogla H 9
- 52 OH OH H 53 Ome Ogal(1-4)Gal OH 1.2.2.3 Thành phần lignan Một dibenzylbutane lignan (54), hai dibenzyltyrolactone lignans (55-56), được biết đến từ cây S. setchuensis và S. lancifolia. Sáu ditetrahydrofuran lignans (57-62), hai benzofurans lignans (63-64), và 8-O-4’-neolignan (65), được phân lập từ chi Symplocos. [19, 22, 23, 24,26, 59]. MeO O H OH MeO OH O HO RO H 54 55: R=H 56: R=Glc OMe OMe OH OH R2 OR5 R3 OR4 O O R3 H H H H R1 O O R1O R2O OMe OMe R1 R2 R3 R1 R2 R3 R4 R5 57 H OH Ome 60 H H H Me H 58 Glc OH Ome 61 H Glc H Me H 59 H Ome OH 62 Ome H Ome H Me 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn