intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên Mỹ thuật trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW và sự tương quan giữa năng lực sáng tạo với kết quả học tập môn Trang trí của họ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao kết quả học tập của các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên Mỹ thuật trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương

  1. Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ************ Lương Thị Thanh Hải Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên Mỹ thuật trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương Luận văn thạc sỹ khoa học Hà Nội - 2008 1
  2. Đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ************ Lương Thị Thanh Hải Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên Mỹ thuật trường Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành tâm lý học mã số: 5 06 02 Người hướng dẫn khoa học PGs. Trần trọng thuỷ Hà nội - 2008 2
  3. Lời cảm ơn Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc, luận văn “Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên Mỹ thuật trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương” đã được hoàn thành . Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý học – Trường ĐHKHXH & NV và đặc biệt biết ơn sâu sắc PGS Trần Trọng Thuỷ, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ kiến thức nên đề tài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những lời góp ý , chỉ bảo của các thầy cô giáo khoa Tâm lý học – Trường ĐHKHXH & NV cũng như các nhà nghiên cứu để được rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Học viên: Lương Thị Thanh Hải 3
  4. Bảng các chữ cái viết tắt Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung : ĐHSPNTTW ương Đại học Mỹ thuật Hà Nội : ĐHMT HN Mỹ thuật : MT CQ (Creative Quotient) : Chỉ số sáng tạo theo test VKT CQ (Mean) : Giá trị trung bình của chỉ số sáng tạo theo test VKT R – W ( Rohr-Wert) : Giá trị điểm thô test TSD – Z R  W (Mean) : Giá trị trung bình điểm test TSD - Z TSD – Z (Test Shoepferishes Denken - :Test tư duy sáng tạo hình vẽ Zeichnerisch) VKT (Verbaler Kreativer Test) : Test sáng tạo – ngôn ngữ GTC : Giá trị chuẩn  GTCI – VI : Tổng giá trị chuẩn từ I đến VI Max : Cực đại, lớn nhất Min : Cực tiểu, nhỏ nhất SL : Số lượng (người) % : Tỷ lệ (%) MĐNLST : Mức độ năng lực sáng tạo 4
  5. Mục lục Phần mở đầu 1.Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Khách thể nghiên cứu 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Giả thuyết khoa học 3 8.Phương pháp nghiên cứu 4 Chương 1: cơ sở lý luận 1.1.Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.1.1.Việc nghiên cứu vấn đề sáng tạo trên thế giới 6 1. 1.1.1. Nước Mỹ với vấn đề sáng tạo. 6 1.1.1.2. Nghiên cứu vấn đề sáng tạo ở Liên Xô và các nước Đông 9 Âu 1.1.2.Tình hình nghiên cứu về sáng tạo ở Việt Nam 11 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài 15 1.2.1. Khái niệm năng lực: 15 1.2.1.1. Các tác giả khác nhau bàn về năng lực 15 1.2.1.2. Khái niệm năng lực 18 1.2.1.3. Phân loại năng lực 18 1.2.2. Khái niệm sáng tạo 20 1.2.2.1. Những quan điểm khác nhau về sáng tạo 20 1.2.2.1.1.Quan niệm duy tâm và quan điểm của các nhà phân tâm 20 5
  6. học về sáng tạo 1.2.2.1.2.Quan điểm của một số nhà tâm lý học phương Tây về 21 sáng tạo: 1.2.2.1.3.Quan điểm của các nhà tâm lý học mácxít về sáng tạo 23 1.2.2.1.4.Quan điểm của các nhà tâm lý học Việt Nam về sáng 24 tạo 1.2.2.2. Khái niệm năng lực sáng tạo và năng lực sáng tạo của sinh 25 viên MT 1.2.2.3. Cơ chế tâm lý của sáng tạo 26 1.2.2.3.1. Cơ chế lôgíc của sáng tạo 26 1.2.2.3.2. Cơ chế trực giác của sáng tạo 28 1.2.2.4. Cơ sở não bộ của sự sáng tạo 29 1.2.2.5. Những đặc điểm của sự sáng tạo 31 1.2.2.6. Các cấp độ của sáng tạo 33 1.2.2.7. Hoạt động tạo hình nghiên cứu từ góc độ tâm lý học 34 Tiểu kết chương 1 38 Chương 2: tổ chức và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vài nét về nhà trường và khách thể nghiên cứu 39 2.2. Tổ chức nghiên cứu 43 2.3. Phương pháp nghiên cứu 44 Tiểu kết chương 2 60 Chương 3: kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường 61 ĐHSPNTTW qua điểm chuẩn test TSD – Z của Urban 6
  7. 3.1.1. Tần suất và phân bố điểm chuẩn test TSD- Z của Urban của 61 sinh viên MT trường ĐHSPNTTW: 3.1.2. Phân loại mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường 63 ĐHSPNTTW theo test TSD- Z của Urban 3.1.2.1. Phân loại mức độ mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên 63 MT trường ĐHSPNTTW theo test TSD- Z của Urban và VKT của Shoppe. 3.1.2.2. Mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường 65 ĐHSPNTTW so với chuẩn TSD – Z của Urban 3.1.3. Năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét 67 theo khối lớp 3.1.3.1. Điểm trung bình test TSD – Z của Urban của sinh viên 67 MT trường ĐHSPNTTW xét theo khối lớp 3.1.3.2. Phân loại năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường 68 ĐHSPNTTW xét theo khối lớp. 3.1.4. Năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét theo giới. 71 3.1.4.1. Điểm trung bình test TSD – Z của Urban của sinh viên 71 MT trường ĐHSPNTTW xét theo giới 3.1.4.2. Phân loại năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW 72 xét theo giới 3.2. Tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả học tập môn 74 Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW: 3.2.1. Tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả học tập 74 môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW nói chung: 3.2.2. Tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả học tập 78 môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét theo khối lớp: 3.2.3. Tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả học tập 84 7
  8. môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét theo giới 3.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng 87 cao kết quả học tập của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW. Tiểu kết chương 3 89 Kết luận 90 Tài liệu tham khảo Phụ lục 8
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đang bước vào thời đại văn minh trí tuệ, trình độ văn minh mà nhân loại đạt được là nhờ sức sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực xã hội. Tri thức và kỹ năng của con người là yếu tố quyết định, thúc đẩy cộng đồng sáng tạo ra các giá trị vật chất, giá trị tinh thần phong phú và đa dạng. Nhiều nước trên thế giới đã có chiến lược đầu tư cho phát triển con người theo hướng nâng cao tính sáng tạo của thế hệ trẻ. Đối với đất nước chậm và đang phát triển như đất nước ta, để có thể hòa nhập với nền văn minh thế giới đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện, những con người được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, năng động, sáng tạo và có khả năng đáp ứng những đòi hỏi của thế giới hiện đại đang từng ngày biến đổi. Do vậy, một trong những nhiệm vụ cơ bản mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho ngành giáo dục là phải phát huy tối đa tính sáng tạo ở người học. Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên thuộc khối các trường nghệ thuật, năng lực sáng tạo của các em là một vấn đề rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc lĩnh hội các tri thức khoa học nói chung và tri thức chuyên môn nói riêng. Hơn thế nữa, nó còn có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống lao động sau này của mỗi cá nhân. Mục tiêu đào tạo của trường ĐHSPNT TW là đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy âm nhạc và mỹ thuật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đủ sức định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Như vậy, để trở thành giáo viên giảng dạy mỹ thuật trong các trường phổ thông, sinh viên phải có năng khiếu về hội họa, và một trong những điều kiện tâm lý cơ bản là phải có năng lực sáng tạo, nói cách khác là phải giàu óc sáng tạo. Từ nhiều năm qua, trường ĐHSPNT TW đã tuyển chọn sinh viên cho Khoa Mỹ thuật bằng cách kiểm tra trình độ văn hóa và thi năng khiếu hình 9
  10. họa, năng khiếu trang trí. Để đánh giá năng khiếu hình họa thí sinh phải làm bài thi vẽ theo mẫu, thông qua đó xem xét năng lực diễn tả sự vật khách quan trong không gian ba chiều bằng hình ảnh có thẩm mỹ trên mặt phẳng. Để đánh giá năng khiếu trang trí thí sinh phải làm bài vẽ màu để xem xét năng lực nhận biết về màu sắc, hình khối và bố cục. Do yêu cầu trên, thí sinh phải nắm bắt, chắt lọc những hình thể, màu sắc trong thực tiễn và những hình thể đó phải mang tính độc đáo, khác lạ, có giá trị thẩm mỹ cao. Vậy có thể thấy rằng, năng lực sáng tạo của thí sinh khi vào trường vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu, đồng thời đó cũng là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Năng lực sáng tạo nếu được đo đạc chính xác, khách quan sẽ là căn cứ cho việc xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo của nhà trường. Qua thực tiễn giảng dạy tại Khoa Mỹ thuật trường ĐHSPNTTW trong nhiều năm qua chúng tôi nhận thấy: năng lực sáng tạo của sinh viên còn hạn chế và có sự chênh lệch về kết quả học tập giữa sinh viên các khóa. Vậy năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW là như thế nào? Năng lực này có quan hệ với kết quả học tập không? Làm thế nào để phát huy được năng lực sáng tạo và nâng cao chất lượng học tập của sinh viên? Xuất phát từ lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên Mỹ thuật trường Đại học sư phạm Nghệ thuật trung ương” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu : Làm rõ thực trạng năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW và sự tương quan giữa năng lực sáng tạo với kết quả học tập môn Trang trí của họ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao kết quả học tập của các em. 3. Đối tượng nghiên cứu: 10
  11. Năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW 4. Khách thể nghiên cứu: 278 sinh viên MT trường ĐHSPNTTW: + 88 sinh viên năm thứ nhất. + 107 sinh viên năm thứ hai. + 83 sinh viên năm thứ ba. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về năng lực sáng tạo và những vấn đề về đo lường năng lực sáng tạo. - Đo đạc và phân tích kết quả đo đạc năng lực sáng tạo trên khách thể nghiên cứu - Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy năng lực sáng tạo và nâng cao kết quả học tập của sinh viên. 6. Phạm vi nghiên cứu: Năng lực sáng tạo được biểu hiện ở nhiều lĩnh vực, nhưng do điều kiện và thời gian có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng năng lực sáng tạo của sinh viên hệ cao đẳng và tìm tương quan giữa năng lực sáng tạo với kết quả học tập môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW. 7. Giả thuyết nghiên cứu: 7.1. Năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW đều ở mức trung bình theo Test TSD-Z của Klaus K.Urban và Test VKT của J.K.Shoppe. Năng lực sáng tạo của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW phụ thuộc vào giới tính và quá trình học tập của các em trong nhà trường. 7.2. Có sự tương quan thuận giữa năng lực sáng tạo với kết quả học tập môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW. 11
  12. 8. Phương pháp nghiên cứu: 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp này nhằm tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về năng lực sáng tạo và đo lường năng lực sáng tạo, làm cơ sở cho việc tiến hành trắc nghiệm. 8.2. Phương pháp trắc nghiệm: Luận văn sử dụng Test TSD-Z của Klaus K.Urban và Test VKT của J.K.Schoppe 8.3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập: Thống kê kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên thuộc nhóm khách thể nghiên cứu. Đối chiếu so sánh năng lực sáng tạo đo bằng các trắc nghiệm với kết quả thi môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW. 8.4. Phương pháp quan sát: Quan sát sinh viên làm trắc nghiệm, theo dõi thời gian làm bài trắc nghiệm của các em. 8.5. Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu và tính hệ số tương quan giữa năng lực sáng tạo với kết quả học tập của sinh viên. 12
  13. Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề : Nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội loài người trong mọi lĩnh vực khiến cho vấn đề sáng tạo ngày nay đã trở thành mối quan tâm chung của nhân loại. Sáng tạo từ trước đến nay luôn bị bao phủ bởi tấm màn huyền bí xa vời với người bình thường, dường như nó được gắn với những “thiên tài”, những tài năng trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật. Nói đến sáng tạo là người ta nghĩ ngay đến các sản phẩm, các tác phẩm kiệt xuất của các danh nhân, các học giả, các nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ như: Issac Newton, Albert Einstein, Leona de Vinci, Betthoven... Nguồn tư liệu duy nhất để nghiên cứu vấn đề sáng tạo là các hồi ký, tiểu sử, các tác phẩm văn học mang tính tự thuật của các danh nhân, do đó đã làm cho phạm vi nghiên cứu của vấn đề bị thu hẹp, số liệu nghiên cứu cũng bị hạn chế. Chính vì vậy mà vấn đề bản chất và quy luật hoạt động của sáng tạo mới chỉ được họ mô tả, giải thích sơ bộ mà chưa tập trung đi sâu nghiên cứu. Trong khi đó chúng ta đều biết rằng, khả năng sáng tạo hay hoạt động sáng tạo không chỉ có ở những “thiên tài”, mà trong mỗi cá nhân đều có những khả năng sáng tạo nhất định. Vào giữa thế kỷ XIX các nhà xã hội học đã có những đóng góp đáng kể đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề sáng tạo. Họ cho rằng, bản chất của tính tích cực sáng tạo là ở hoạt động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng sáng tạo. Quan điểm này về sau đã được các nhà tâm lý học Mácxit ủng hộ và phát triển. Thế kỷ XIX là một thời điểm có tính chất bước ngoặt trong lịch sự phát triển nhân loại, cùng với những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học nhiều ngành khoa học ra đời, nhiều thành tựu khoa học được công bố, lĩnh 13
  14. vực sáng tạo cũng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu như là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Dưới đây là một vài nét sơ lược tình hình nghiên cứu vấn đề sáng tạo ở một số nước trên thế giới. 1.1.1.Việc nghiên cứu vấn đề sáng tạo trên thế giới 1.1.1.1. Nước Mỹ với vấn đề sáng tạo Có thể nói, cũng như nhiều lĩnh vực khoa học khác, việc nghiên cứu sáng tạo có cường độ mạnh nhất ở Mỹ. Sở dĩ như vậy là vì Mỹ vốn là nước có nền khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh nhất thế giới, các nhà nghiên cứu ở đây có những điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở vật chất và xã hội để tiến hành các công trình nghiên cứu. Mặt khác, các nhà tâm lý học Mỹ đã tuyên bố rằng, đối với nước Mỹ, việc vạch ra và bồi dưỡng những nhân cách sáng tạo là một vấn đề có ý nghĩa quốc gia chung, bởi vì “hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ khoa học mà còn đến toàn xã hội nói chung, và dân tộc nào biết nhận ra được những nhân cách sáng tạo một cách tốt nhất và biết tạo ra được một cách tốt nhất cho họ những điều kiện thuận lợi nhất thì dân tộc đó sẽ có được những ưu thế lớn lao” (Taylor C.W 1964) (dẫn theo [50, 16]) Vào đầu những năm 1920, Lewis Terman tiến hành một công trình nghiên cứu về sáng tạo trên những học sinh giỏi có chỉ số IQ từ 140 trở lên. Công trình này đã được đánh giá rất cao, sau đó ông còn nghiên cứu nhiều công trình khác cũng về lĩnh vực sáng tạo và đã rút ra nhiều điều về các vấn đề chung của sáng tạo như: nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo... Năm 1934, A.Osborn đã cho xuất bản cuốn sách đầu tiên về sáng tạo. Ông vốn không phải là nhà tâm lý học mà là một nhà kinh doanh, nhưng ông lại rất quan tâm tới lĩnh vực sáng tạo, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Tiếp sau đó 14
  15. ông đã cho ra đời bốn cuốn sách về lĩnh vực này và đã được tái bản nhiều lần. Một trong những cuốn sách đó là cuốn sách giáo khoa “ứng dụng của ý tưởng khoáng đạt” đã được sử dụng tại 300 trường đại học và cao đẳng. A.Osborn đã dành nhiều tâm huyết để hỗ trợ xu hướng sáng tạo trong giáo dục, theo ông, thành công của ông trong lĩnh vực kinh doanh là nhờ việc ông phát minh ra phương pháp tạo cho mình nghĩ ra nhiều ý tưởng. Phương pháp đó có tên là phương pháp Tập kích não - Brainstorming (phương pháp này dựa trên cơ sở của hoạt động sáng tạo). Phương pháp này cho kết quả tốt nhất khi xem xét các vấn đề tổ chức như: tìm ứng dụng mới cho sản phẩm, tìm dạng quảng cáo mới... và khi giải quyết các vấn đề sáng chế không phức tạp lắm. ở Mỹ, sự hâm mộ phương pháp Tập kích não sau 10 năm đã được thay thế bằng Xinetic là dạng phát triển của nó. Việc nghiên cứu về Xinetic bắt đầu từ năm 1944 do William Gardon - nhà nghiên cứu sáng tạo người Mỹ - khởi xướng. Khi nghiên cứu một nhóm sáng chế ông đã nhận thấy rằng năng suất của họ rất cao, phân tích băng ghi âm thảo luận của nhóm này ông rút ra kết luận là thành công của nhóm phụ thuộc vào phong cách làm việc. Trên cơ sở nghiên cứu về tư duy sáng tạo, về tâm lý học và thực tiễn sáng chế, ông đã đưa ra những luận điểm chung về việc kích thích tư duy sáng tạo. Từ năm 1953-1959 ông đã đề xuất phương pháp sáng tạo với cái tên Xinetic (tiếng Hy Lạp nghĩa là kết hợp các yếu tố khác chủng loại). Các nhóm Xinetic là các nhóm bao gồm những người thuộc những ngành nghề khác nhau, gặp nhau với mục đích giải quyết những vấn đề sáng tạo bằng con đường luyện trí tưởng tượng và kết hợp với những yếu tố không thể dung hòa. Xinetic được xem là phương pháp mạnh nhất trong lĩnh vực sáng chế. Tuy nhiên, khả năng của nó bị hạn chế do nó tách rời khỏi sự nghiên cứu các quy luật phát triển khách quan. Quá trình giải quyết vấn đề có thể điều khiển 15
  16. được nhưng kết quả phải phụ thuộc nhiều vào sự thông thái, kinh nghiệm và tài năng của người chỉ đạo, vì vậy, sai lầm của người chỉ đạo có thể đưa nhóm vào tình thế vô định. Từ những năm 50 của thế kỷ này, các nhà tâm lý học Mỹ bắt đầu nghiên cứu vấn đề sáng tạo một cách có hệ thống. Người có công lớn là J.P.Guilford - nguyên là giáo sư Trường Đại học tổng hợp ở miền Nam California, ông được đề cử là Chủ tịch Hội Tâm lý học Mỹ năm 1950. Trong bài phát biểu tại buổi lễ nhậm chức ông đã giành nhiều thời gian để nói về vấn đề sáng tạo. Sau khi chỉ ra sự thờ ơ của các nhà tâm lý học trong việc nghiên cứu vấn đề sáng tạo lúc bấy giờ ông nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động sáng tạo và khuyến khích các nhà tâm lý học nghiên cứu trên cơ sở vấn đề ông đặt ra là: Có thể nhận biết khả năng sáng tạo của con người không? Nếu có thì bằng con đường nào? Có thể phát triển tiềm năng sáng tạo của con người không? Năm 1967, Guilford đã đưa ra mô hình lý thuyết về cấu trúc trí tuệ 120 thành tố, trong đó trí tuệ con người được phân định thành hai phần cơ bản là: trí thông minh (intellegence) hiểu theo nghĩa truyền thống và tính sáng tạo (creativity). Quan điểm này đã mở đường cho các nghiên cứu phát huy tính sáng tạo của con người trong tâm lý học, giáo dục học của Mỹ. Tâm lý học, giáo dục học đã không dừng ở việc nghiên cứu, chẩn đoán và bồi dưỡng trí tuệ nói chung, mà đã chẩn đoán và phát triển các thành tố tạo nên trí tuệ là trí thông minh và tính sáng tạo. Từ đây, tính sáng tạo đã được các nhà tâm lý học Mỹ thừa nhận là có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. “Sự sáng tạo đặc biệt quan trọng trong điều kiện đời sống xã hội có những thay đổi mạnh mẽ, vì nó cho phép khắc phục được những khó khăn đủ mọi loại, đề ra được những mục tiêu bất ngờ, đảm bảo được sự tự do lựa 16
  17. chọn cao, và do đó sự tự do hành động cao” (Henle M, 1963). (dẫn theo [50, 16]) Từ đó việc nghiên cứu vấn đề sáng tạo phát triển rất nhanh, có nhiều nhà tâm lý học tiến hành nghiên cứu vấn đề này: Holland năm 1959, May 1961, Mac Kinnon năm 1962, Yamamoto năm 1963, Torance năm 1965... Cùng thời gian đó cũng đã xuất hiện nhiều nhóm nghiên cứu với số lượng thành viên ngày càng tăng nhanh, chỉ tính riêng trong lĩnh vực tâm lý - giáo dục đã có tới 14 nhóm nghiên cứu: nhóm Ripple và May năm 1962; nhóm của Klausmeier và Wiersma năm 1965; nhóm của Getzel và Jackson năm 1962; nhóm của Klausmeier, Harris và Ethnathos năm 1962... Nội dung của các công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề cơ bản của hoạt động sáng tạo như: những tiêu chuẩn cơ bản của hoạt động sáng tạo; sự khác biệt giữa sáng tạo và không sáng tạo; bản chất, quy luật của hoạt động sáng tạo, thuộc tính của nhân cách sáng tạo; vấn đề phát triển năng lực sáng tạo; vấn đề kích thích hoạt động sáng tạo. 1.1.1.2. Nghiên cứu vấn đề sáng tạo ở Liên Xô và các nước Đông Âu Năm 1946 ở Liên Xô , G.Altsuler đã xây dựng một phương pháp giải các bài toán sáng chế theo nguyên tắc mới thay thế phương pháp thử và sai. Phương pháp này có tên là Lý thuyết giải các bài toán sáng chế. ý tưởng căn bản của nó là: Các hệ kỹ thuật hình thành và phát triển không ngẫu nhiên mà theo những định luật nhất định. Ta có thể nhận biết những định luật này và sử dụng chúng một cách có ý thức - tránh được số lượng lớn các phép thử vô ích để giải các bài toán sáng chế. 17
  18. Lý thuyết giải các bài toán sáng chế được các nhà triết học nhìn nhận như một bộ môn khoa học xuất hiện theo quy luật và gắn liền khoa học kỹ thuật. Bộ môn khoa học này được giảng dạy trong các trường đại học tổng hợp sáng tạo khoa học - kỹ thuật quần chúng, các trường đại học nhân dân, các trường học sáng chế và đã đem lại hiệu quả rất cao. Hầu như tất cả các cuốn sách và bài báo về lý thuyết giải các bài toán sáng chế đều được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, Nhật, Phần Lan, Bungari, Ba Lan, Đức... Các nhà tâm lý học Liên Xô cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu hoạt động sáng tạo: X.L.Rubinstein và L.X.Vugotxki đã nhấn mạnh ảnh hưởng qua lại giữa tư duy, tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo, đánh giá sự có mặt tất yếu của tưởng tượng trong hoạt động tư duy sáng tạo. A.N.Luk nghiên cứu những vấn đề về lý luận chung của hoạt động sáng tạo. V.V.Puskin nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tư duy sáng tạo, mối quan hệ giữa tư duy sáng tạo với vô thức. B.M.Kedrop, M.G.Iarosepxki nghiên cứu những vấn đề tâm lý học của hoạt động tư duy khoa học, những đặc điểm chung và đặc thù của hoạt động phát minh của các nhà khoa học. G.S.Kostul, N.A.Mensinxkaia phân tích tầm quan trọng của hoạt động sáng tạo và mối quan hệ giữa sáng tạo với quá trình tiếp thu tri thức. O.K.Chikhomirov, Ia.A.Poromariov so sánh cách giải quyết nhiệm vụ của người và robot. P.A.Rudich - Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý học người Nga - nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của quá trình tưởng tượng sáng tạo, đưa ra quan niệm rằng 18
  19. không phải bất kỳ loại tưởng tượng nào cũng có thể tham gia vào quá trình sáng tạo được mà chỉ có loại tưởng tượng sáng tạo với các nét tiêu biểu như: - Nền tảng kiến thức chung lớn, kinh nghiệm thực tiễn nhiều. - Nảy sinh ý niệm dưới hình thức khái quát chung nhất mang tính chất nguyên tắc; thử giải quyết nhiệm vụ trong thực nghiệm cụ thể hoặc trong thử nghiệm có tính chất cấu trúc. - Biến ý niệm chung ban đầu thành giải pháp cụ thể. - Thể hiện lý thuyết trong các thí nghiệm, chứng minh lý thuyết đó, thể hiện ý niệm sáng chế thành sản phẩm cụ thể. N.G.Alecxayev, I.Ia.Derner, E.M.Miarski và một số nhà tâm lý học khác còn nghiên cứu về tư duy sáng tạo trong nhà trường. Nhà toán học kiêm nhà tâm lý học G.Polya có công trình nghiên cứu về bản chất của quá trình giải toán - quá trình sáng tạo toán học, đưa ra các phương pháp dạy học nhằm phát triển các khả năng tương ứng của người học và kết luận: dạy học sáng tạo là dạy học sinh các phương pháp mới để giải bài tập. M.A.K. Naudop - Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Bungary - đã có công trình nghiên cứu về bản chất của sáng tạo văn học. Trong tác phẩm “Tâm lý học sáng tạo văn học” ông đã đề cập đến các vấn đề quá trình sáng tạo, các yếu tố ý thức của sáng tạo văn học và vấn đề cảm hứng sáng tác dưới góc độ triết học duy vật biện chứng. Nhìn chung, các nhà tâm lý học Liên Xô và một số nước Đông Âu đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu vấn đề sáng tạo, quá trình sáng tạo, nhân cách sáng tạo và việc phát triển năng lực sáng tạo. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề sáng tạo ở Việt Nam Ngày nay, ở Việt Nam cũng như nhiều nước vùng Châu á - Thái Bình Dương, những hiểu biết về sáng tạo của con người do tâm lý học và các khoa 19
  20. học liên quan mang lại đang được phản ánh vào việc xây dựng chiến lược con người, vào nội dung chương trình, vào phương pháp giáo dục và đào tạo người sáng tạo, một kiểu người cần thiết cho xã hội công nghiệp hóa, kiểu người có khả năng thích ứng cao với xã hội kinh tế thị trường. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động sáng tạo và việc phát triển các tài năng sáng tạo. Chúng ta có Tổ chức hỗ trợ sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam thuộc Viện Khoa học Việt Nam và Trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm, Bộ Khoa học - công nghệ và môi trường thường xuyên tổ chức hội thi sáng chế kỹ thuật VIFOTEC; các hội, quỹ hỗ trợ tài năng trẻ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm khuyến khích, động viên các tài năng trẻ. Năm 1990, Viện Khoa học giáo dục thuộc Bộ Giáo dục - đào tạo là cơ quan khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về trí sáng tạo của học sinh. Các nghiên cứu này nhằm nhận thức về bản chất, cấu trúc tâm lý của sáng tạo, phương pháp chẩn đoán, đánh giá loại thuộc tính nhân cách này, tìm ra con đường giáo dục phát huy tính sáng tạo ở học sinh và người trưởng thành ở Việt Nam. Với mục đích nghiên cứu ấy, một vài bộ trắc nghiệm sáng tạo của nước ngoài (VKT của Schoppe, TSD - Z của Kratzmeier và TSD - Z của Klaus K.Urban...) đã và đang được nghiên cứu áp dụng để đo tính sáng tạo của học sinh và sinh viên Việt Nam (trong khuôn khổ đề tài C9, C5, B98-49- 56 của Nguyễn Huy Tú - Viện Khoa học giáo dục). Các trắc nghiệm sáng tạo này bước đầu được sử dụng để tuyển sinh viên vào lớp Cử nhân tài năng của Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội khóa 1997- 1998, 1998-1999, 1999-2000 và 2000-2001 và lớp Diễn viên khóa 8 của Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2