Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy của các kim loại dưới áp suất cao
lượt xem 5
download
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Tiên đoán được nhiệt độ nóng chảy của các kim loại dưới áp suất cao từ đó biểu diễn được đường cong nóng chảy của một số kim loại điển hình như Cu, Ag, Au, Fe và nhiều kim loại khác. So sánh giá trị tính toán lý thuyết và số liệu thực nghiệm để kiểm tra lý thuyết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy của các kim loại dưới áp suất cao
- Luận văn thạc sỹ LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Hồ Khắc Hiếu đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Vật lí Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên nói chung và các thầy cô giáo trong Bộ môn Vật lý lý thuyết nói riêng đã hết lòng dạy bảo em trong suốt hai năm học tập và rèn luyện vừa qua. Tôi xin cảm ơn các thầy trong ban giám hiệu Trường THPT Chúc Động Chương Mỹ Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể học tập trong thời gian 2 năm qua cũng như hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn đã luôn giúp đỡ, ủng hộ, động viên, chia sẻ những khó khăn cùng tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Tác giả Nguyễn Ngọc Hà [Type text]
- Luận văn thạc sỹ MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... 6 Tên bảng .................................................................................................................. 6 Nội dung .................................................................................................................. 6 Trang ........................................................................................................................ 6 Bảng 3.1 ................................................................................................................... 6 Giá trị áp suất chuyển pha cấu trúc nhiệt độ nóng chảy ở áp suất P =0 của các kim loại .............................................................................................................. 6 31 ............................................................................................................................... 6 Bảng 3.2 ................................................................................................................... 6 Các thông số làm khớp q và của nhóm Graf theo công thức (16) cho hai kim loại Au và Cu ........................................................................................................... 6 32 ............................................................................................................................... 6 Bảng 3.3 ................................................................................................................... 6 Giá trị làm khớp K0 và bằng phương pháp bình phương tối thiểu của các kim loại Ag, Au và Cu ............................................................................................ 6 35 ............................................................................................................................... 6 Bảng 3.4 ................................................................................................................... 6 Sự phụ thuộc thể tích của các đại lượng vật lý của ϵ Fe ở nhiệt độ T = 300 K ............................................................................................................................... 6 Khoa Vật lý
- Luận văn thạc sỹ 43 ............................................................................................................................... 6 DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... 7 Tên hình ................................................................................................................... 7 Nội dung ................................................................................ 7 Trang ........................................................................................................................ 7 Hình 1.1 .................................................................................................................... 7 Phương pháp ô mạng đế kim cương ................................................................... 7 8 ................................................................................................................................. 7 Hình 3.1 .................................................................................................................... 7 Đồ thị sự phụ thuộc hệ số nén V/V0 của nhiệt độ nóng chảy của các kim loại ............................................................................................................................ 7 34 ............................................................................................................................... 7 Hình 3.2 .................................................................................................................... 7 Đồ thị sự phụ thuộc áp suất của nhiệt độ nóng chảy của kim loại Au ......... 7 37 ............................................................................................................................... 7 Hình 3.3 .................................................................................................................... 7 Đồ thị sự phụ thuộc áp suất của nhiệt độ nóng chảy của kim loại Au ......... 7 39 ............................................................................................................................... 7 Hình 3.4 .................................................................................................................... 7 Khoa Vật lý
- Luận văn thạc sỹ Đồ thị sự phụ thuộc áp suất của nhiệt độ nóng chảy của Ag ......................... 7 40 ............................................................................................................................... 7 Hình 3.5 .................................................................................................................... 7 Giản đồ pha của Fe ................................................................................................ 7 42 ............................................................................................................................... 7 Hình 3.6 .................................................................................................................... 7 Hệ số Grüneisen thực nghiệm và lý thuyết của kim loại Fe ............................ 7 43 ............................................................................................................................... 7 Hình 3.7 .................................................................................................................... 7 Đường cong PV ở nhiệt độ T = 300K của kim loại Fe ..................................... 7 45 ............................................................................................................................... 7 Hình 3.8 .................................................................................................................... 8 Đồ thị sự phụ thuộc hệ số nén V/V0 của nhiệt độ nóng chảy của kim loại Fe .............................................................................................................................. 8 46 ............................................................................................................................... 8 Hình 3.9 .................................................................................................................... 8 Đồ thị sự phụ thuộc áp suấtcủa nhiệt độ nóng chảy của kim loại ϵ Fe đến áp suất 350 GPa .............................................................................................. 8 48 ............................................................................................................................... 8 Khoa Vật lý
- Luận văn thạc sỹ MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chương 1 ................................................................................................................. 5 HIỆN TƯỢNG NÓNG CHẢY VÀ ........................................................................ 5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 5 Chương 2 ............................................................................................................... 20 NGHIÊN CỨU NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY CỦA VẬT LIỆU DƯỚI ÁP SUẤT CAO ...................................................................... 20 Chương 3 ............................................................................................................... 34 TÍNH TOÁN SỐ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 34 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 56 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .............................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60 Khoa Vật lý
- Luận văn thạc sỹ DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Nội dung Trang Bảng 3.1 Giá trị áp suất chuyển pha cấu trúc nhiệt độ nóng chảy ở 31 áp suất P =0 của các kim loại Bảng 3.2 Các thông số làm khớp q và γ 0 của nhóm Graf theo công 32 thức (16) cho hai kim loại Au và Cu Bảng 3.3 Giá trị làm khớp K0 và K 0 bằng phương pháp bình 35 phương tối thiểu của các kim loại Ag, Au và Cu Bảng 3.4 Sự phụ thuộc thể tích của các đại lượng vật lý của ϵFe 43 ở nhiệt độ T = 300 K Khoa Vật lý
- Luận văn thạc sỹ DANH MỤC HÌNH VẼ Tên Nội dung Tran hình g Hình Phương pháp ô mạng đế kim cương 8 1.1 Hình Đồ thị sự phụ thuộc hệ số nén V/V 0 của nhiệt độ nóng chảy của 34 3.1 các kim loại Hình Đồ thị sự phụ thuộc áp suất của nhiệt độ nóng chảy của kim loại 37 3.2 Au Hình Đồ thị sự phụ thuộc áp suất của nhiệt độ nóng chảy của kim loại 39 3.3 Au Hình Đồ thị sự phụ thuộc áp suất của nhiệt độ nóng chảy của Ag 40 3.4 Hình Giản đồ pha của Fe 42 3.5 Hình Hệ số Grüneisen thực nghiệm và lý thuyết của kim loại Fe 43 3.6 Hình Đường cong PV ở nhiệt độ T = 300K của kim loại Fe 45 3.7 Khoa Vật lý
- Luận văn thạc sỹ Hình Đồ thị sự phụ thuộc hệ số nén V/V 0 của nhiệt độ nóng chảy của 46 3.8 kim loại Fe Hình Đồ thị sự phụ thuộc áp suấtcủa nhiệt độ nóng chảy của kim loại 48 3.9 ϵFe đến áp suất 350 GPa Khoa Vật lý
- Luận văn thạc sỹ MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây nền khoa học và công nghệ của thế giới phát triển rất mạnh, đặc biệt là ngành khoa học vật liệu. Vì vậy việc nghiên cứu và hiểu biết các tính chất cơ, nhiệt, điện, quang,… của vật liệu là yêu cầu cấp thiết, thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học nói chung cũng như các nhà vật lý nói riêng. Đối với các tính chất nhiệt động của vật rắn, nhiệt độ nóng chảy ở áp suất cao là một trong các hướng nghiên cứu liên ngành được chú ý bởi sự quan trọng của nó trong lĩnh vực khoa học vật liệu, địa vật lý, vật lý địa cầu và vật lý thiên văn. Nói chung do khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt và cấu trúc điện tử của mỗi kim loại là khác nhau, vì vậy nhiệt độ nóng chảy của chúng cũng khác nhau. Ngoài ra, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại cũng chịu ảnh hưởng lớn của áp suất bên ngoài. Cho đến nay, có rất nhiều phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến nhiệt độ nóng chảy của kim loại như phương pháp thực nghiệm (ô mạng đế kim cương), phương pháp phiếm hàm mật độ, phương pháp bán thực nghiệm. Tuy nhiên các phương pháp này còn rất nhiều hạn chế như: Các biểu thức toán học cồng kềnh, phức tạp, khó khăn khi đưa ra các số liệu thực nghiệm, sai số lớn. Vì vậy việc nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy của các kim loại dưới áp suất đặc biệt là dưới áp suất cao vẫn còn là vấn đề thời sự đối với nhà nghiên cứu và thực nghiệm. Vì các lý do đó, chúng tôi chọn bài toán “Nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy của các kim loại dưới áp suất cao” làm đề tài của luận văn. II. Đối tượng nghiên cứu Khoa Vật lý 1
- Luận văn thạc sỹ Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các kim loại chuyển tiếp Cu, Ag, Au, Fe. Chúng tôi sẽ xác định nhiệt độ nóng chảy dưới áp suất cao của các kim loại này, từ đó vẽ được đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo áp suất và phụ thuộc vào hệ số nén V/V0 của nhiệt độ. III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tiên đoán được nhiệt độ nóng chảy của các kim loại dưới áp suất cao từ đó biểu diễn được đường cong nóng chảy của một số kim loại điển hình như Cu, Ag, Au, Fe và nhiều kim loại khác. So sánh giá trị tính toán lý thuyết và số liệu thực nghiệm để kiểm tra lý thuyết. IV. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp bán thực nghiệm, dựa trên điều kiện nóng chảy Lindemann và sự phụ thuộc áp suất của hệ số Grüneisen để xây dựng biểu thức giải tích của nhiệt độ nóng chảy. Sử dụng các số liệu thực nghiệm và biểu thức giải tích lý thuyết thu được để xác định đường cong nóng chảy của các kim loại điển hình như Cu, Ag, Au, Fe. V. Đóng góp của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là loại vật liệu đang được sử dụng rộng rãi. Các kết quả thu được góp phần hoàn thiện và phát triển các ứng dụng của điều kiện Lindemann về nóng chảy và hệ số Grüneisen trong việc nghiên cứu các tính chất của vật liệu đặc biệt là nhiệt độ nóng chảy dưới áp suất cao. Luận văn này cũng gợi mở phương pháp trên để nghiên cứu các loại vật liệu khác. VI. Cấu trúc của luận văn Khoa Vật lý 2
- Luận văn thạc sỹ Luận văn này được cấu trúc gồm phần mở đầu, ba chương, phần kết luận và tài liệu tham khảo Chương 1. Hiện tượng nóng chảy và các phương pháp nghiên cứu Nội dung của chương này trình bày vắn tắt kiến thức về hiện tượng nóng chảy của kim loại và các phương pháp để nghiên cứu. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng để nghiên cứu về hiện tượng nóng chảy, và trong số các phương pháp cũng có phương pháp hay dùng hiện nay đó là phương pháp thống kê momen, tuy nhiên trong luận văn này tôi áp dụng phương pháp khác để nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy của kim loại dưới áp suất cao đó là giới hạn Lindemann và hệ số Grüneisen. Chương 2. Nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy của vật liệu dưới áp suất cao Phần đầu chương này tôi trình bày những nét chính về Mô hình Debye trong nghiên cứu tính chất nhiệt động của vật liệu và giới hạn Lindemann trong nghiên cứu hiện tượng nóng chảy của kim loại. Từ đó, kết hợp với biểu thức sự phụ thuộc áp suất của hệ số Grüneisen chúng tôi thiết lập được biểu thức giải tích của nhiệt độ nóng chảy Tm như là một hàm của thể tích.Dựa trên phương trình trạng thái Vinet, chúng tôi nghiên cứu được ảnh hướng của áp suất đến nhiệt độ nóng chảy Tm. Chương 3. Tính toán số và thảo luận Trong chương này, trên cơ sở biểu thức giải tích của nhiệt độ nóng chảy Tm thu được ở chương 2 và phương trình trạng thái Vinet của tinh thể, chúng tôi sẽ thực hiện tính toán số và thảo luận cho các kim loại chuyển tiếp đồng (Cu), vàng (Au), bạc (Ag) và sắt (Fe). Ảnh hưởng của thể tích và áp suất đến nhiệt độ nóng chảy Tm của các kim loại này sẽ được chúng tôi nghiên cứu đến giá trị hệ số nén V V0 = 0,5 và đến áp suất tương ứng. Khoa Vật lý 3
- Luận văn thạc sỹ Từ các đồ thị sự phụ thuộc áp suất của nhiệt độ của các kim loại Cu, Ag, Au, Fe tôi đưa ra được kết quả và thảo luận kết quả. Khoa Vật lý 4
- Luận văn thạc sỹ Chương 1 HIỆN TƯỢNG NÓNG CHẢY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chương này, chúng tôi giới thiệu tổng quan về hiện tượng nóng chảy của vật liệu nói chung và kim loại nói riêng và một số phương pháp nghiên cứu hiện tượng nóng chảy như phương pháp thực nghiệm ô mạng đế kim cương, phương pháp mô phỏng, phương pháp thống kê mômen. 1.1. Tổng quan về hiện tượng nóng chảy Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất lên các tính chất nhiệt động của các hệ vật liệu là một đề tài thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học vật liệu, địa vật lý, thiên văn vật lý,… Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật trong những năm gần đây, các nhà thực nghiệm đã có thể đo đạc được các đại lượng nhiệt động của các vật liệu dưới áp suất rất cao (khoảng hàng chục đến hàng trăm GPa). Do đó, việc nghiên cứu lý thuyết các tính chất nhiệt động của các vật liệu dưới ảnh hưởng của áp suất là vấn đề khá cấp thiết. Một trong những đại lượng nhiệt động quan trọng của vật liệu, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà vật lý áp suất cao là nhiệt độ nóng chảy của vật liệu đó. Nóng chảy là quá trình vật liệu chuyển từ thể rắn sang thể lỏng hay còn gọi là sự chuyển pha (loại 1) của chất đó. Nhiệt độ nóng chảy là giá trị nhiệt độ mà tại đó quá trình chuyển pha của vật liệu bắt đầu xảy ra. Khi có sự thay đổi trạng thái của vật liệu thì thể tích của vật liệu tăng do dó nhiệt độ của vật liệu cũng thay đổi.Ở áp suất P = 0 thì nhiệt độ nóng chảy của vật liệu là T0. Khi áp suất tăng P 0 thì nhiệt độ của vật liệu cũng Khoa Vật lý 5
- Luận văn thạc sỹ tăng,tuy nhiên đối với mỗi vật liệu luôn có một nhiệt độ nóng chảy xác định đối với áp suất cho trước. Có nhiều cách thức tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến nhiệt độ nóng chảy của vật liệu như phương pháp mô phỏng động học phân tử [48], phương pháp ab inito [15,46], phương pháp thực nghiệm (ô mạng đế kim cương, thủy lực) [17,22,28], phương pháp thống kê mômen [8]... Sự phụ thuộc của nhiệt độ nóng chảy vào áp suất P dọc theo đường cân bằng tinh thể chất lỏng được mô tả tốt bởi phương trình thực nghiệm Simon. ln(P+a) = clnTm + b (1.1) trong đó P và Tmtương ứng là áp suất và nhiệt độ nóng chảy. Hệ số a, b, c là các hệ số tìm được từ thực nghiệm.Tuy nhiên, phương trình này không thể mô tả sự nóng chảy của tinh thể ở áp suất cao.Về mặt lí thuyết, để xác định nhiệt độ nóng chảy của tinh thể chúng ta phải sử dụng điều kiện cân bằng của pha lỏng và pha rắn. Trong thực tế cho thấy phương trình (1.1) là phương trình tuy đơn giản nhưng khó xác định được hệ số a, b, c và không thể đồng nhất các hệ số của nó với các tính chất vật lý nào đó của đối tượng nghiên cứu.Do đó, việc nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy vẫn còn là một vấn đề chưa kết thúc đối với nhiều nhà khoa học có liên quan. Ngoài phương trình Simon, người ta còn dùng hệ thức giữa nhiệt độ nóng chảy Tm và áp suất P có thể xác định theo hệ thức Krant Kerudy: ∆V Tm = T0 ( 1 + C ) (1.2) V0 Khoa Vật lý 6
- Luận văn thạc sỹ trong đó T0 và Tm tương ứng là nhiệt độ nóng chảy tương ứng với áp suất P = ∆V 0 và áp suất P ≠ 0; là độ nén ở nhiệt độ phòng; C là hệ số). V0 Hệ thức giữa Tm và P còn có thể mô tả bởi công thức Reynolds Faughman Barku ∆Tm 1 = 2 ( ) (1 + C2XTP) m (1.3) T0 X T P 3 ở đây m là thông số Grüneisen ở điểm nóng chảy, XT là hệ số nén đẳng nhiệt, a2 ∆ với a1, a2 là các hệ số trong hệ thức độ nén − V = a1P + a2 P . 2 C2 = a1 V0 Kumari và đồng sự [30] đưa ra một phương trình thực nghiệm khác để xác định nhiệt độ nóng chảy của tinh thể và áp dụng tốt ngay ở áp suất cao. Đó là hệ thức Kumrai – Dass: �T � −2η P 2 � 1 �� BT � ln �m �= + γ (0, T ) − + δ ln 1 � + � (1.4) BT � � G 0 �T0 � BT � 3 � � BT (0, T0 ) � Trong đó: , BT là các hằng số ở nhiệt độ T0 có liên quan tới việc xác η BT (0, T0 ) định G (P, T) và BT (P, T); = . BT Một điều đáng quan tâm là nhiệt độ TS tương ứng với giới hạn bền vững tuyệt đối của trạng thái tinh thể ở áp suất thấp nhất định, nằm không xa nhiệt độ nóng chảy Tm cho nên [3] đã đồng nhất đường cong nóng chảy với đường cong bền vững tuyệt đối của tinh thể. Cũng theo ý tưởng đó bằng phương pháp trường phonon tự hợp [2,43] và phương pháp hàm phân bố một Khoa Vật lý 7
- Luận văn thạc sỹ hạt [14] các tác giả cũng đã nghiên cứu bài toán nóng chảy của tinh thể dưới áp suất cao. Tuy nhiên kết quả thu được trong [43] lớn hơn nhiệt độ nóng chảy thu được từ thực nghiệm tới 3 đến 4 lần,còn trong [14] thì lớn hơn 1,3 đến 1,6 lần . Vì lý do đó, các tác giả này cho rằng không thể tìm nhiệt độ nóng chảy bằng cách dùng giới hạn bền vững tuyệt đối chỉ của pha rắn. Để cải thiện, Bazarow đã sử dụng hiệu ứng tương quan nhằm bổ sung vào hàm phân bố một hạt trong việc hiệu chỉnh nhiệt độ tới hạn bền vững tuyệt đối đối với tinh thể [19]. Tuy vậy, kết quả thu được cũng chỉ giới hạn trong phạm vi áp suất thấp. Tuy nhiên, có thể chỉ dùng 1 pha rắn cũng xác định được nhiệt độ nóng chảy của tinh thể. Cũng như [3],trước hết xác định nhiệt độ giới hạn bền vững tuyệt đối của tinh thể. Sau đó, vì nhiệt độ nóng chảy không khác xa nhiệt độ giới hạn TS ứng với sự bền vững tuyệt đối của tinh thể,nên thực hiện một sự hiệu chỉnh sẽ thu được kết quả phù hợp tốt với thực nghiệm. Về mặt lý thuyết, để xác định nhiệt độ nóng chảy chúng ta phải sử dụng điều kiện cân bằng của pha lỏng và pha rắn (sự nóng chảy của chất rắn được biết đến như là sự gián đoạn đầu tiên của sự chuyển pha xuất hiện tại nhiệt độ giới hạn nơi mà năng lượng tự do Gibbs của trạng thái rắn và lỏng cân bằng nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm được biểu thức tường minh của nhiệt độ nóng chảy theo cách này.Do đó, việc nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy vẫn còn là một vấn đề chưa kết thúc đối với nhiều nhà nghiên cứu. Hàng loạt các phương pháp tính toán gián tiếp khác đã được phát triển để tiên đoán nhiệt độ nóng chảy của vật liệu với các độ chính xác, kinh nghiệm và độ phức tạp khác nhau. Lấy ví dụ, người ta xây dựng biểu thức năng lượng tự do phụ thuộc nhiệt độ của các pha rắn và lỏng riêng biệt; sau đó, xác định giá trị nhiệt độ tại đó có cùng giá trị năng lượng tự do. Đây chính là điểm nóng chảy của vật liệu khi nó chuyển từ pha rắn sang pha Khoa Vật lý 8
- Luận văn thạc sỹ lỏng. Một phương pháp khác đã được sử dụng trong nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy của silicon và nhôm liên quan đến hằng số gradient nhiệt độ (Constant temperature gradient – CTG) theo một phương của tinh thể cho phép ngoại suy ra giá trị nhiệt độ nóng chảy dựa trên vị trí của bề mặt rắn lỏng. Ta đã biết cho đến thời điểm hiện tại vật liệu silicon đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới,có mặt trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại,Vì vậy mà đã có rất nhiều nghiên cứu về loại vật liệu này trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực nghiệm. Trong giải tích vectơ gradient của một trường vô hướng là một trường vectơ có chiều hướng về phía mức độ tăng lớn nhất của trường vô hướng,và có độ lớn là mức độ thay đổi lớn nhất. Dưới đây, chúng tôi trình bày sơ lược một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy của các vật liệu dưới áp suất cao. 1.2. Các phương pháp nghiên cứu nóng chảy 1.2.1. Phương pháp ô mạng đế kim cương (Diamond anvil cell DAC) Phương pháp ô mạng đế kim cương là phương pháp sử dụng ô đế kim cương để nén một mẫu vật liệu có kích thước nhỏ (bé hơn milimet) mảnh vật liệu áp lực cực đoan,có thể vượt quá 300GP (3000.000 quán bar/2.960.770 bầu khí quyển) [18] đến áp suất siêu cao. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã có thể làm những thí nghiệm với áp suất lên đến khoảng 400 giga pascal (GPa). Nguyên lý tạo ra áp suất cao của phương pháp ô mạng đế kim cương khá đơn giản, dựa trên định nghĩa của áp suất: F P= S Khoa Vật lý 9
- Luận văn thạc sỹ trong đó P là áp suất, F là giá trị lực tác dụng trên diện tích S của bề mặt vật liệu. Khi diện tích bề mặt nhỏ, giá trị lực F lớn sẽ tạo ra áp suất lớn. Hình 1.1.Phương pháp ô mạng đế kim cương [37]. Một thiết bị ô mạng đế kim cương bao gồm 2 đế kim cương đặt đối diện nhau, ở giữa là mẫu vật liệu cần nén (Xem hình 1.1). Áp suất có thể được đo đạc và điều chỉnh bằng cách sử dụng một vật liệu chuẩn mà các tính chất dưới áp suất cao của nó đã được biết.Thiết bị này đã được sử dụng để tái tạo áp lực hiện sâu bên trong hành tinh,tạo ra vật liệu và giai đoạn không quan sát thấy trong điều kiện bình thường.Ví dụ đáng chú ý bao gồm không phân tử băng X , Nitơ phân tử và kim loại Xenon (một khí trơ ở áp suất thấp hơi). Thông thường chuẩn áp suất được sử dụng như phổ huỳnh quang ruby và các kim loại có cấu trúc đơn giản như đồng (Cu) và bạch kim (Pt) [17].Trong phương pháp ô mạng đế kim cương, áp suất thường được tạo ra theo một trục. Để tạo ra được áp suất thủy tĩnh tác dụng đồng đều lên mọi phương của vật liệu, người ta đưa thêm một vật liệu để truyền áp suất vào giữa 2 đế kim cương và mẫu đo như argon, xenon, hydrogen, helium, dầu paraffin hoặc hỗn hợp methanol và ethanol [16]. Vật liệu truyền áp suất này sẽ được bao kín bởi một lớp đệm giữa hai đế kim cương. Với cách thức bố trí thí nghiệm như vậy, chúng ta có thể quan sát, chiếu rọi mẫu đo bằng tia X hay Khoa Vật lý 10
- Luận văn thạc sỹ ánh sáng nhìn thấy qua hai đế kim cương. Do đó, chúng ta có thể đo được các hiện tượng nhiễu xạ tia X, phổ huỳnh quang, phổ hấp thụ, huỳnh quang hóa(photoluminescence), tán xạ Mössbauer, tán xạ Raman và tán xạ Brillouin, …. dưới áp suất cao.Từ trường và lò vi sóng có thể được áp dụng bên ngoài đến các tế bào cho phép cộng hưởng từ hạt nhân, điện tử cộng hưởng thuận từ và phép đo từ tính khác . Trong nghiên cứu hiện tượng nóng chảy của vật liệu dưới áp suất cao, người ta cần tạo ra nguồn nhiệt để đốt nóng vật liệu. Cách thức thực hiện là đưa thêm vào các điện cực để đốt nóng (nhiệt độ có thể lên đến vài ngàn độ) hoặc sử dụng nguồn laser đốt nóng chiếu qua vật liệu (nhiệt độ có thể lên đến 7000 K)[22] có thể đạt được với hệ thống sưởi laser gây ra và làm mát xuống millikelvins đã được chứng minh. 1.2.2. Phương pháp thống kê mômen Phương pháp thống kê moment được đề xuất bởi nhóm tác giả N. H. Tăng và V. V. Hùng [35]. Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở thống kê lượng tử [4], đã được áp dụng thành công trong các đại lượng nhiệt động của vật liệu nói chung và nhiệt độ nóng chảy dưới áp suất cao nói riêng [5,6]. Ý tưởng của phương pháp thống kê mômen trong nghiên cứu nhiệt độ nóng chảy của các vật liệu là dựa trên việc xác định nhiệt độ giới hạn bền vững tuyệt đối Ts. Sử dụng phương pháp này, nhóm tác giả đã xây dựng được biểu thức giải tích của phương trình trạng thái của tinh thể có dạng [1]: a U 0 3γ GTθ P=− . + 6V a V (1.5) ở đây, U0 là tổng thế năng của hệ, γ GT là hệ số Grüneisen. Từ điều kiện giới hạn bền vững tuyệt đối của tinh thể là: Khoa Vật lý 11
- Luận văn thạc sỹ �P � hay � P � (1.6) � � =0 � � =0 � V � T �a �T 3 γ GTθ a 3 − 9aγ GTθ �P � 1 �−2a U 0 1 2U 0 � a = 0 � � = − � 4 . + 2 . 2 �+ �a � T 6 � a a a a � 6 a U a 2 2U θ. T . − . 2 + 3a. G − 9γ GT θ = 0 3 a 6a a a a U a 2 2U T (1.7) . = . 2 − 3aθ G + 9γ GTθ 3 a 6a a a a U0 Từ (1.7) ta có: −2 PV + 6γ GT = (1.8) 3 a Do đó, biểu thức TS được xác định V �a U 0 � TS = � + P� (1.9) 3γ G k B �6V a T Sử dụng các thông số a, k, ở chính nhiệt độ TS. Khi đó ta có công thức biến đổi thành: 4k 2 � �a 2 2 2 u0 a 2trω �2 k 1 � k �� � 2� 2 � + � − � � �+ 2 PV � TS = 2 � k �� 6 a2 4k �a 2 2k � a �� � (1.10) kB a � � �a � Trường hợp P = 0 ta có: 4k 2 � �a 2 u0 a 2 hω �2 k 1 � k �� 2 2 � � 2 � + � − � �� � TS = 2 � k �� 6 a 2 4k �a 2 2k � a ��� (1.11) kB a � � �a � Vì nhiệt độ TS thường lớn nên có thể xem xcth = 1 do đó (1.11) cho ta: Khoa Vật lý 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn