ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
--------------------<br />
<br />
VƢƠNG THANH HƢƠNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VI KHUẨN Geobacillus<br />
stearothermophilus ĐỂ PHÁT HIỆN NHANH DƢ LƢỢNG<br />
KHÁNG SINH TRONG SỮA<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
<br />
Hà Nội - Năm 2017<br />
<br />
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
--------------------<br />
<br />
VƢƠNG THANH HƢƠNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VI KHUẨN Geobacillus<br />
stearothermophilus ĐỂ PHÁT HIỆN NHANH DƢ LƢỢNG<br />
KHÁNG SINH TRONG SỮA<br />
Chuyên ngành: Vi sinh vật học<br />
Mã số: 60420107<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. MAI THỊ ĐÀM LINH<br />
<br />
Hà Nội - Năm 2017<br />
<br />
Luận văn thạc sỹ<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1928 bởi Alexander Flemming, chất<br />
kháng sinh được coi là công cụ hữu hiệu trong việc điều trị bệnh cho người và động<br />
vật. Chất kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp như chăn nuôi,<br />
trồng trọt, nuôi truồng thủy hải sản, … có tác dụng rất lớn là giúp cho vật nuôi trồng<br />
chống lại bệnh tật. Việc sử dụng chất kháng sinh trong chăn nuôi đã được chứng<br />
minh là làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, khả năng thu nhận thức ăn của vật<br />
nuôi đề kháng lại các bệnh tật. Do hiệu quả nhanh và mạnh, chất kháng sinh hiện<br />
nay được sử dụng tràn lan và phổ biến trong chăn nuôi mà không được kiểm soát.<br />
Điều này dẫn đến một thực trạng là hiện tượng tồn dư chất kháng sinh trong vật<br />
nuôi gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Tại Việt Nam, trong chăn nuôi<br />
gia súc, gia cầm hiện nay người dân sử dụng rất tùy tiện các loại thức ăn có chứa<br />
chất tăng trọng và thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa, trị bệnh cho vật nuôi và giúp<br />
vật nuôi mau ăn chóng lớn. Hậu quả là dư lượng chất kích thích và thuốc kháng<br />
sinh trong thực phẩm từ vật nuôi này vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần.<br />
Trong ngành sản xuất sữa hiện nay, việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng<br />
và chữa bệnh cho bò (phổ biến là bệnh viêm vú bò) là nguyên nhân gây ra sự tồn dư<br />
thuốc kháng sinh trong mô và trong sữa của bò. Kháng sinh tồn dư trong sữa bò, dê,<br />
cừu gây ức chế vi khuẩn được dùng trong quá trình chế biến sữa, đặc biệt là quá<br />
trình chế biến phomat, sữa chua khi phải dùng vi khuẩn để lên men. Đồng thời sự<br />
tồn dư lượng kháng sinh trong sữa gây nguy hiểm cho trẻ em và người già, là những<br />
đối tượng dùng sữa nhiều.<br />
Các nước Châu Âu đã ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm<br />
2006. Mỹ và Thái Lan sẽ ngừng sử dụng trong năm 2017. Quốc tế đã có rào cản của<br />
riêng mình để nói không với thực phẩm chứa kháng sinh. Ở Việt Nam, vấn đề kiểm<br />
tra và kiểm soát dư lượng kháng sinh trong sữa đang được quan tâm. Trước đòi hỏi<br />
ngày càng cao về chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm có nguồn gốc từ đồng<br />
<br />
Hv: Vương Thanh Hương<br />
<br />
1<br />
<br />
Lớp: K23-QH2014<br />
<br />
Luận văn thạc sỹ<br />
vật của con người, ngoài việc tăng cường quản lý các công đoạn sản xuất thì việc<br />
xác định nhanh hàm lượng kháng sinh tồn dư trong thực phẩm là điều rất cần thiết.<br />
Có rất nhiều phương pháp phát hiện nhanh dư lượng kháng sinh trong sữa<br />
như phương pháp sắc ký, phương pháp sắc ký miễn dịch, phương pháp ELISA,...<br />
Các phương pháp này hầu hết có độ nhạy cao, kết quả khá chính xác. Tuy nhiên quy<br />
trình thường phức tạp, cần có trang thiết bị đi kèm và cần kỹ thuật viên chuyên<br />
nghiệp cao. Hơn nữa quá trình kiểm nghiệm đều phải lấy mẫu ngay và thực hiện<br />
trong phòng thí nghiệm.<br />
Hiện nay, các phương pháp phân tích bằng vi sinh vật được sử dụng phổ biến<br />
để xác định dư lượng kháng sinh vì tính đơn giản, tiện lợi của nó. Có nhiều test vi<br />
sinh vật đã được nghiên cứu và ứng dụng để xác định kháng sinh trong nhiều loại<br />
sản phẩm. Geobacillus stearothermophilus là chủng vi sinh vật ưa nhiệt, rất nhạy<br />
cảm với kháng sinh, được sử dụng phổ biến trong các test của nước ngoài. Tuy<br />
nhiên các test này có giá thành rất cao, thủ tục nhập khẩu đòi hỏi thời gian, gây trở<br />
ngại cho việc áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Để chủ động trong nghiên cứu cũng như<br />
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sử<br />
dụng vi khuẩn Geobacillus stearothermophilus để phát hiện nhanh dư lượng<br />
kháng sinh trong sữa”.<br />
Mục tiêu của đề tài<br />
Xây dựng được quy trình chế tạo test thử từ bào tử vi khuẩn Geobacillus<br />
stearothermophilus để phát hiện nhanh dư lượng kháng sinh trong sữa tươi nguyên liệu.<br />
<br />
Hv: Vương Thanh Hương<br />
<br />
2<br />
<br />
Lớp: K23-QH2014<br />
<br />
Luận văn thạc sỹ<br />
<br />
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN<br />
1.1. Tình hình sản xuất sữa tƣơi ở Việt Nam:<br />
Là quốc gia đông dân với mức tăng trưởng dân số cao, khoảng 1,2%/năm,<br />
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các hãng sản xuất sữa. Với tỷ<br />
lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm cùng<br />
với xu hướng cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt khiến nhu cầu sử dụng<br />
các loại sữa và các sản phẩm từ sữa luôn ở mức cao. Theo dự báo của Hiệp hội Sữa<br />
Việt Nam (VDA), lượng sữa tiêu thụ bình quân đầu người tại Việt Nam vào năm<br />
2010 đạt 15 lít/năm và sẽ tăng gần gấp đôi, lên mức 28 lít/năm vào năm 2020 [15].<br />
Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu là sữa bột và sữa nước, chiếm 74% tổng<br />
giá trị thị trường. Tuy nhiên, năng lực sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa trong<br />
nước được dự báo sẽ không theo kịp nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản<br />
xuất sữa tươi. Lượng sữa tươi nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu<br />
cầu sử dụng [15]. Trong khi đó, chất lượng sữa thấp, không ổn định do nguồn cung<br />
cấp chủ yếu từ các hộ chăn nuôi nhỏ, năng suất thấp.<br />
Nắm bắt được tiềm năng tăng trưởng của thị trường, ngày càng có nhiều<br />
doanh nghiệp tham gia vao ngành chế biến sữa Việt Nam. Đặc biệt, đa phần các<br />
doanh nghiệp hiện đang tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu của riêng mình<br />
dưới nhiều hình thức nhằm giải quyết được nhược điểm lớn nhất của ngành sữa Việt<br />
Nam là thiếu hụt nguyên liệu. Một trong những doanh nghiệp sữa thành công nhất<br />
với việc tạo lập vùng nguyên liệu để phát triển sản phẩm là Công ty Cổ phần sữa<br />
TH (nhãn hiệu sữa TH true milk). Các doanh nghiệp khác cũng không đứng ngoài<br />
cuộc đua phát triển vùng nguyên liệu như Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk,<br />
Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood Việt Nam, … Sức hấp dẫn của<br />
thị trường sữa Việt Nam không chỉ kích thích các doanh nghiệp nội địa mở rộng sản<br />
xuất mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào ngành. Ví dụ, doanh<br />
nghiệp sữa Friesland Campina Việt Nam (nhãn hiệu sữa Cô gái Hà Lan) đang xúc<br />
tiến đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu tại tỉnh Hà Nam theo hình thức hợp tác<br />
Hv: Vương Thanh Hương<br />
<br />
3<br />
<br />
Lớp: K23-QH2014<br />
<br />