intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hoá học rễ cây cốt khí củ (Reynoutria Japonica Houtt.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xây dựng một quy trình chiết thích hợp để điều chế các phần chiết chứa các hợp chất hữu cơ poliphenol từ rễ cây cốt khí củ. Định lượng hai hoạt chất là resveratrol và piceid bằng phương pháp HPLC, so sánh hàm lượng của chúng trong các nguồn dược liệu khác nhau. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hoá học rễ cây cốt khí củ (Reynoutria Japonica Houtt.)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ===  === Trần Thanh Hà NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC RỄ CÂY CỐT KHÍ CỦ (REYNOUTRIA JAPONICA HOUTT.) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ===  === Trần Thanh Hà NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC RỄ CÂY CỐT KHÍ CỦ (REYNOUTRIA JAPONICA HOUTT.) Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ Mã số : 60 44 27 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Văn Đậu Hà Nội – 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành tại Phòng thí nghiệm Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Bộ môn Hoá hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn chân thành đến: PGS. TS Nguyễn Văn Đậu đã tin tưởng giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo các điều kiện nghiên cứu thuận lợi giúp tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới anh chị em đồng nghiệp tại Viện Dược liệu - nơi tôi công tác đã chia sẻ công việc, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học cao học. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các nghiên cứu sinh, các bạn học viên cao học K21 và các em sinh viên trong Phòng thí nghiệm Hoá học các hợp chất thiên nhiên đã tạo môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2012 Học viên Trần Thanh Hà
  4. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 1.1. THỰC VẬT HỌC.........................................................................................3 1.1.1. Họ Rau răm (Polygonaceae) ...................................................................3 1.1.2. Chi Reynoutria .......................................................................................4 1.1.3. Cốt khí củ (Reynoutria Japonica Houtt.) ................................................4 1.2. ỨNG DỤNG.................................................................................................6 1.3. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC ..........................................................................7 1.3.1. Anthranoid..............................................................................................7 1.3.2. Stilben và dẫn xuất .................................................................................9 1.3.3. Phenol ..................................................................................................11 1.3.4. Flavonoit ..............................................................................................12 1.3.5. Các thành phần khác.............................................................................14 1.3.6. Thành phần hóa học của hoa, lá, thân cây cốt khí củ.............................16 1.4. TÁC DỤNG SINH HỌC.............................................................................17 1.4.1. Tác dụng kháng khuẩn..........................................................................17 1.4.2. Tác dụng chống oxy hóa.......................................................................18 1.4.3. Tác dụng chống viêm............................................................................19 1.4.4. Tác dụng kháng u, chống ung thư .........................................................19 1.4.5. Tác dụng hạ lipit...................................................................................21 1.4.6. Tác dụng chống virus............................................................................21 Luận văn Thạc sĩ 2012
  5. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 1.4.7. Trị đái tháo đường ................................................................................21 1.4.8. Các tác dụng khác.................................................................................22 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 25 2.1. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÁC CHẤT ....................................................25 2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ PHÂN TÁCH..................................25 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ KHẢO SÁT CẤU TRÚC ..........................26 2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BẰNG HPLC.....................................26 Chương 3: THỰC NGHIỆM .................................................................................... 28 3.1. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT ........................................................................28 3.1.1. Thiết bị.................................................................................................28 3.1.2. Hóa chất ..............................................................................................29 3.2. NGUYÊN LIỆU THỰC VẬT .....................................................................29 3.3. ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM CHẤT CÓ TRONG RỄ CỐT KHÍ CỦ .............29 3.3.1. Định tính các thành phần trong dịch chiết ete dầu hỏa ..........................29 3.3.2. Định tính các thành phần trong dịch chiết etanol...................................30 3.3.3. Định tính các nhóm chất khác...............................................................32 3.4. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ RỄ CỐT KHÍ CỦ..............................33 3.5. PHÂN TÍCH CÁC PHẦN CHIẾT BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG ..............34 3.5.1. Phân tích phần chiết n-hexan (RJH)......................................................34 3.5.2. Phân tích phần chiết etyl axetat (RJE)...................................................35 3.5.3. Phân tích phần chiết n-butanol (RJB)....................................................36 3.6. PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT TỪ CÁC PHẦN CHIẾT.............................37 3.6.1. Phân tách phần chiết n-hexan (RJH) .....................................................37 Luận văn Thạc sĩ 2012
  6. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 3.6.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (RJE) ..................................................38 3.6.3. Phân tách phần chiết n-butanol (RJB) ...................................................40 3.7. HẰNG SỐ VẬT LÝ VÀ DỮ KIỆN PHỔ ...................................................41 3.8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG RESVERATROL VÀ PICEID .....................47 3.8.1. Nguyên liệu ..........................................................................................47 3.8.2. Chuẩn bị mẫu phân tích: điều chế phần chiết metanol...........................47 3.8.3. Điều kiện phân tích sắc ký HPLC .........................................................47 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 49 4.1. ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT .................................................................49 4.2. ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM CHẤT TRONG RỄ CỐT KHÍ CỦ ...................51 4.3. PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT RỄ CÂY CỐT KHÍ CỦ.......................52 4.3.1. Phân tách phần chiết n-hexan (RJH) .....................................................52 4.3.2. Phân tách phần chiết etyl axetat (RJE) ..................................................54 4.3.3. Phân tách phần chiết n-butanol (RJB) ...................................................56 4.4. CẤU TRÚC CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƯỢC PHÂN LẬP ..........................57 4.5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG RESVERATROL VÀ PICEID .....................68 4.5.1. Phân tích HPLC dịch chiết MeOH của cốt khí củ .................................68 4.5.2. Xây dựng đường chuẩn resveratrol và đường chuẩn piceid. ..................69 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75 PHỤ LỤC Luận văn Thạc sĩ 2012
  7. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 MỤC LỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Bảng 3.1. Hiệu suất điều chế các phần chiết rễ cốt khí củ .....................................34 Bảng 3.2. Phân tích TLC phần chiết n-hexan (RJH)..............................................35 Bảng 3.3. Phân tích phần chiết etyl axetat (RJE) ..................................................36 Bảng 3.4. Phân tích phần chiết n-butanol (RJB) ...................................................37 Bảng 4.1. Kết quả định tính các nhóm chất trong rễ cốt khí củ.............................. 51 Bảng 4.2. Nồng độ chất resveratrol và piceid trong hỗn hợp chuẩn .....................69 Bảng 4.3. Hàm lượng resveratrol và piceid có trong các mẫu rễ cốt khí củ..........71 Hình 1.1. Một số hình ảnh về cây cốt khí củ............................................................6 Hình 2.1. Phương pháp sắc ký cột.........................................................................26 Hình 4.1. Tương tác HSQC của RJE13 ................................................................ 65 Hình 4.2. Tương tác HMBC của RJE13 ................................................................ 65 Hình 4.3. Sắc ký đồ HPLC ....................................................................................68 Hình 4.4. Phương trình đường chuẩn piceid .........................................................70 Hình 4.5. Phương trình đường chuẩn resveratrol .................................................70 Sơ đồ 4.1. Quy trình điều chế các phần chiết từ rễ cốt khí củ ................................ 50 Sơ đồ 4.2. Quy trình phân tách phần chiết n-hexan ...............................................53 Sơ đồ 4.3. Quy trình phân tách phần chiết etyl axetat ...........................................55 Sơ đồ 4.4. Quy trình phân tách phần chiết n-butanol ............................................56 Sơ đồ 4.5. Các mảnh cấu trúc của emodin ............................................................ 59 Luận văn Thạc sĩ 2012
  8. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Các phương pháp sắc ký TLC Thin layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng CC Column Chromatography Sắc ký cột thường FC Flash Chromatography Sắc ký cột nhanh Mini-C Minicolumn Chromatography Sắc ký cột tinh chế HSCCC High-speed counter-current Sắc ký phân bố ngược chromatography dòng tốc độ cao HPLC High-performance liquid chromatography Sắc ký lỏng hiệu năng cao LC– Liquid chromatography-electrospray Sắc ký lỏng ghép nối ion ESI-MS ionization- Mass Spectrometry hóa khối phổ HPLC / High-performance liquid chromatography - Sắc ký lỏng hiệu năng cao UV / Ultraviolet- electrospray ionization- Mass ghép nối ion khối phổ và ESI-MS Spectrometry UV Các phương pháp phổ IR Infrared Spectroscopy Phổ hồng ngoại EI-MS Electron Impact Mass Spectroscopy Phổ khối lượng va chạm điện tử 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt Spectroscopy nhân proton 13 C-NMR Cacbon 13 Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt Spectroscopy nhân cacbon 13 DEPT Distortionless Enhancement by Polarisation Phổ DEPT Transfer PDVB- Polydivinylbenzene microspheres were Một loại chất hấp phụ SPG prepared by Shirasu porous-glass (SPG) membrane emulsification Các dung môi EtOAc Ethyl acetate Etyl axetat EtOH Ethanol Etanol MeOH Methanol Metanol ACN Acetonitrile Axetonitril Luận văn Thạc sĩ 2012
  9. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 MỞ ĐẦU Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc, theo ước đoán hệ thực vật ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài. Từ nhiều thế kỷ nay, thực vật không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người mà còn là những phương thuốc chữa bệnh hết sức quý giá. Cho đến nay, việc nghiên cứu và phát triển các dược phẩm mới từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên đang đóng góp mạnh mẽ vào các lĩnh vực điều trị bao gồm: chống ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống viêm, điều chỉnh miễn dịch và các bệnh về thần kinh. Trong những năm 2000 – 2005, hơn 20 thuốc mới là sản phẩm thiên nhiên hoặc dẫn xuất từ thiên nhiên đã được đưa vào sản xuất. Với việc đưa vào các phương pháp sàng lọc hoạt tính sinh học nhanh đòi hỏi các nhà hóa học nghiên cứu các quy trình phân tách hiệu quả các hợp chất thiên nhiên từ các nguồn thực vật, vi nấm, sinh vật biển… và thực hiện các chuyển hóa hóa học, ví dụ như bằng các con đường mô phỏng sinh học (biomimetic), để tạo ra các dẫn xuất mới. Reynoutria Japonica Houtt. tên thường gọi là cây cốt khí củ, thuộc họ Rau răm (Polygonaceae) là loại cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên khắp nước ta và nhiều nước trên thế giới. Rễ của cây cốt khí củ (radix Polygoni cuspidati) hay còn gọi là củ cốt khí là một trong những vị thuốc kinh nghiệm dân gian Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới có tác dụng chữa tê thấp, thông kinh, lợi tiểu, tiêu đờm, giảm đau, giảm độc, dùng cho những người bị kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn. Nó được sử dụng để điều trị các tổn thương viêm, viêm gan, các khối u, hạ sốt và tiêu chảy. Do đó, các vị thuốc từ củ cốt khí được quan tâm nghiên cứu và đã được tiêu chuẩn hoá trong sử dụng, các tiêu chuẩn về kiểm nghiệm dược liệu từ củ cốt khí có trong dược điển quốc gia. Reynoutria Japonica Houtt. (cây cốt khí củ) là một nguồn cung cấp các hợp chất anthranoid và stilbenoid. Do có các hoạt tính chống ung thư, chống oxy hóa, Luận văn Thạc sĩ 1 2012
  10. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 kháng viêm, hạ lipit, đóng vai trò như các phytoestrogen… cùng với độc tính thấp các anthranoid và stilbenoid đang là khuôn mẫu hóa học cho các nghiên cứu phát triển các thuốc chống ung thư và phòng ngừa bệnh tim mạch thế hệ mới. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn rễ cây cốt khí củ làm đối tượng nghiên cứu của luận văn thạc sĩ với tiêu đề: “Nghiên cứu thành phần hoá học rễ cây cốt khí củ (Reynoutria Japonica Houtt.)”. Luận văn này có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1 - Xây dựng một quy trình chiết thích hợp để điều chế các phần chiết chứa các hợp chất hữu cơ poliphenol từ rễ cây cốt khí củ. 2 - Phân tích thành phần hóa học của rễ cây cốt khí củ bằng sắc kí lớp mỏng. 3 - Phân tách các phần chiết bằng phương pháp sắc kí từ các phần chiết thu được. 4 - Xác định cấu trúc của các hợp chất được phân lập. 5 - Định lượng hai hoạt chất là resveratrol và piceid bằng phương pháp HPLC, so sánh hàm lượng của chúng trong các nguồn dược liệu khác nhau. Luận văn Thạc sĩ 2 2012
  11. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 . THỰC VẬT HỌC 1.1.1. Họ Rau răm (Polygonaceae) Họ Rau răm hay còn gọi là họ Nghể, họ Kiều mạch có danh pháp khoa học là Polygonaceae bao gồm khoảng 1.110-1.200 loài [24], phân bố trong 43-53 chi. Các chi lớn nhất là Eriogonum (240 loài), Rumex (200 loài), Coccoloba (120 loài), Persicaria (100 loài) và Calligonum (80 loài) [22], [51]. Họ này có mặt rộng khắp trên thế giới, nhưng đa dạng nhất tại khu vực ôn đới Bắc bán cầu, còn trong khu vực nhiệt đới thì có số lượng loài ít hơn. Họ Polygonaceae là một nhóm thực vật hai lá mầm gồm các cây thân thảo, cây bụi, cây thân gỗ nhỏ, đôi khi là dây leo. Lá thường mọc cách, các lá kèm ở gốc lá dính lại với nhau thành 1 ống gọi là bẹ chìa. Cụm hoa kép gồm nhiều xim, hoa nhỏ thường lưỡng tính ít khi đơn tính, hoa đều không có cánh hoa, đài gồm 3-6 mảnh, màu lục trắng hay đỏ hồng; nhị 6 xếp thành 2 vòng, đôi khi 9 nhị; nhụy gồm 3 lá noãn, ít nhiều dính lại, bầu trên, chứa một noãn thẳng ở đáy. Quả đóng hạt có phôi thẳng và nội nhũ bột lớn. Dây leo quấn, lá hình tim, rễ phình thành củ. Tên gọi khoa học của họ dựa trên chi Polygonum và lần đầu tiên được Antoine Laurent de Jussieu sử dụng năm 1789 trong sách Genera Plantarum của ông [9]. Tên gọi này là chỉ tới nhiều mắt phồng lên trên thân của nhiều loài. Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp poly nghĩa là nhiều và goni nghĩa là đầu gối hay khớp. Họ Rau răm (Polygonaceae) thuộc bộ Rau răm (Polygonales), phân lớp cẩm chướng (Caryophylliadae), lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae). Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ, họ Rau răm (Polygonaceae) có 47 loài đánh số thứ tự từ 2968 đến 3025 [2], có tài liệu lại cho rằng có 11 chi, 45 loài [107]. Đỗ Tất Lợi cũng liệt kê 11 loài trong những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [4]. Một số thành viên trong họ này được biết đến như là kiều mạch, chút chít, đại hoàng, nghể, rau răm, hà thủ ô đỏ, ti gôn v.v. Luận văn Thạc sĩ 3 2012
  12. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 1.1.2. Chi Reynoutria Trên thế giới chi Reynoutria bao gồm 28 loài [108] gồm các loại cây mọc lâu năm, có hoa đực và hoa cái ở khác thân. Thân rễ dày đặc. Thân cây thẳng đứng, to, rỗng. Lá đơn, mọc so le, có cuống lá, phiến lá hình trứng hoặc hình trứng - elip, mép lá nguyên vẹn; bẹ chìa không đối xứng. Hoa đơn tính hình chùy mọc thành cụm hoa ở nách lá; bao hoa liên tục có 5 phiến; hoa có 3 cánh, hoa cái có cánh nằm xa trục. Nhị hoa 8. vòi nhụy 3, đầu nhụy có lông ở rìa. Quả hình trứng, có mặt cắt tam giác [95]. Chi Reynoutria có nguồn gốc ở Đông Á, nó được di thực vào châu Âu vào thế kỷ 19 dưới dạng cây cảnh. Một số loài thuộc chi Reynoutria bao gồm: Reynoutria forbesii (Hance) Yamazaki (ut fargesii), Reynoutria Japonica var. compacta, Reynoutria baldschuanica (Regel) Shinners, Reynoutria cilinodis (Michx.) Shinners, Reynoutria convolvulus (L.) Shinners, Reynoutria Japonica Houtt., Reynoutria sachalinensis (F. Schmidt ex Maxim.) Nakai, Reynoutria scandens (L.) Shinners var. cristata (Engelm. & A. Gray) Shinners, Reynoutria scandens (L.) Shinners var. dumetorum (L.) Shinners, Reynoutria scandens (L.) Shinners. Các loài này thường thấy ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, cộng hòa Séc [14], [109]. Ở Việt Nam cho đến nay cốt khí củ (Reynoutria Japonica Houtt.) là loài duy nhất thuộc chi này được định danh khoa học. 1.1.3. Cốt khí củ (Reynoutria Japonica Houtt.) Cốt khí củ có tên gọi khác là hoạt huyết đan, điền thất, hổ trượng căn, phù linh, nam hoàng cầm, co hớ hườn (Thái), mèng kẻng (Tày), hồng lìu (Dao) [1]. Tên khoa học: Reynoutria Japonica Houtt., tên đồng nghĩa là Reynoutria Mak., Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc, Reynoutria elata Nak. [1]. Theo phân loại thực vật học cốt khí củ thuộc: Giới: Thực vật; Ngành: Magnoliophyta; Lớp: Magnoliopsida; Bộ: Polygonales; Họ: Polygonaceae; Phân họ: Polygonoideae; Chi: Reynoutria [107]. Luận văn Thạc sĩ 4 2012
  13. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 Cốt khí củ là loại cây nhỏ, sống lâu năm. Rễ phình thành củ cứng, mọc bò nghiêng dưới đất, vỏ ngoài màu nâu đen, ruột màu vàng. Thân hình trụ, nhẵn, mọc thẳng đứng, cao 0,5-1 m, thường có những đốm màu tía hồng. Lá mọc so le, cuống ngắn, hình trứng, đầu tù, hơi nhọn, mép nguyên, dài 5-12 cm, rộng 3,5-8 cm, mặt trên màu lục sẫm, có khi nâu đen; bẹ chìa ngắn. Cụm hoa ngắn hơn lá, mọc thành chùm ở kẽ lá; hoa nhỏ màu trắng, hoa đực và hoa cái riêng; bao hoa có 5 phiến; hoa đực có 8 nhị; hoa cái có bầu 3 góc. Quả 3 cạnh màu nâu đỏ, mùa hoa quả vào tháng 10-11. Cốt khí củ có nguồn gốc ở vùng Đông Á, sau lan xuống khắp các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào và một vài nơi khác. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở vùng núi cao, từ 1000 - 1600 m và được trồng rải rác trong nhân dân ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Cốt khí củ ưa sáng, ưa ẩm, nhưng ráo nước (úng ngập dễ làm thối củ) thường mọc thành khóm trong các thung lũng, nơi gần nguồn nước. Cây rụng lá vào mùa đông, ra hoa quả nhiều hàng năm, có khả năng mọc chồi từ thân rễ. Cây sinh trưởng mạnh từ mùa xuân đến mùa thu, bắt đầu cho thu hoạch củ từ tháng 9 trở đi, nên thu hoạch vào những ngày nắng ráo trong mùa đông, khi phần thân lá bắt đầu héo hoặc cũng có thể thu hoạch vào đầu mùa xuân, trước khi cây tái sinh. Củ cốt khí (radix Polygoni cuspidati) là rễ phơi hay sấy khô của cây cốt khí củ, rễ cốt khí củ thu hái quanh năm, tốt nhất vào thu đông, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, thái thành miếng nhỏ dày chừng 1-2 cm, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có mặt ngoài nâu xám, sần sùi, nhăn nheo theo chiều dọc, có các mấu đốt và gióng, mặt cắt ngang màu vàng bẩn, lõi gần như rỗng, phần không rỗng có màu nâu sẫm. Chất nhẹ, hơi cứng, mùi không rõ, vị hơi đắng [1]. Luận văn Thạc sĩ 5 2012
  14. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 Hình 1.1. Một số hình ảnh về cây cốt khí củ 1.2. ỨNG DỤNG Theo y học cổ truyền, rễ cốt khí củ có vị đắng, tính ấm. Quy kinh can, tâm bào với công năng hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn. Ở Việt Nam rễ cốt khí củ thường được dùng để chữa tê thấp, tổn thương đau đớn do bị ngã, bị thương, là một vị thuốc thu liễm cầm máu. Trong bộ Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (Trung Quốc - thế kỷ 16), vị thuốc này có tác dụng lợi tiểu, thông kinh, giảm đau, giảm độc, dùng cho những người bị kinh nguyệt bế tắc, kinh nguyệt khó khăn đau đớn, đẻ xong huyết ứ, bụng trướng, tiểu tiện khó khăn [4]. Luận văn Thạc sĩ 6 2012
  15. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 Trong y học cổ truyền Trung Quốc cốt khí củ được gọi là Zhang Hu, được sử dụng để điều trị các tổn thương viêm, viêm gan, các khối u, tiêu chảy, hạ sốt, giảm đau, lợi tiểu, tiêu đờm và được liệt kê chính thức trong Dược điển Trung Hoa [19]. Sử dụng trong các phương pháp điều trị đau khớp, viêm phế quản mãn tính, vàng da, vô kinh và huyết áp cao [31]. 1.3. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC Trong thành phần hóa học nổi bật của rễ cốt khí củ, hai nhóm chất chính chiếm hàm lượng lớn là các anthranoid (chủ yếu là anthraquinon) và các stilbenoid. Đây là các thành phần hóa học quyết định cho nhiều hoạt tính có giá trị của cốt khí củ như kháng khuẩn, kháng u, chống ung thư, chống oxy hóa, phòng ngừa bệnh tim mạch… Bên cạnh đó nó cũng bao gồm nhiều nhóm hợp chất khác như flavonoit, phenylpropanoid, phenol, ancaloit, quinon, axit amin… với nhiều tác dụng sinh học đáng chú ý tương hỗ, bổ trợ với hai nhóm hợp chất chính làm cho cốt khí củ có hoạt tính sinh dược học cao. 1.3.1. Anthranoid Năm 2005, nhóm của Chu X và cộng sự đã phân lập được các anthraquinon từ cặn chiết ethanol 95% của củ cốt khí là emodin (1), physcion (2), anthraglycosid B (hay emodin-8-O-β-D-glucosid) (3) [21]. Hợp chất (3) cũng được Dalei Zhang phân lập với độ tinh khiết 98,6% [23]. Liu và cộng sự phân lập được anthraglycosid A (physcion-8-O-β-D-glucopyranosid) (4) [72]. Từ cặn chiết metanol 80% sử dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ (LC–ESI-MS), Bin Shan và cộng sự đã xác định sự có mặt của emodin-8-O- (6’-O-malonyl)-glucosid (5), emodin-1-O-glucosid (6) [13]. (4), (3) cũng đã được phân lập với quy mô lớn (large-scale) bằng phương pháp sắc ký phân bố ngược dòng tốc độ cao (HSCCC ) bởi Fuquan Yang và cộng sự [35]. Hợp chất (1) đã được Nguyễn Hải Nam và cộng sự phân lập vào năm 2007 từ cốt khí củ trồng ở Việt Nam [5]. Nó cũng được phân lập cùng với một hợp chất oestrogenic mới là citreorosein (7) vào năm 2009 [105]. Luận văn Thạc sĩ 7 2012
  16. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) kết hợp với detector UV cũng đã nhận biết được các hợp chất chrysophanol (8), rhein (9), (4), (3), (2), (1) có trong rễ cốt khí củ [25]. Trong công bố của Guangsheng Qian năm 2006 có đề cập đến sự có mặt của falacinol (10), questinol (11) trong rễ cốt khí củ [36]. Questin (tức emodin-8-methyl ether) (12) được phân lập bởi Hua Yan [45]. Hai anthraquinon malonylglucosid mới được Huan Zhang và cộng sự phân Luận văn Thạc sĩ 8 2012
  17. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 lập là polyganins A (emodin-8-O-β-D-(6’-methylmalonyl)-glucopyranosid) (13) và polyganins B (physcion-8-O-β-D-(6’-methylmalonyl)-glucopyranosid) (14) từ cặn chiết EtOAc của dịch chiết EtOH 95% rễ cốt khí củ [46]. 1.3.2. Stilben và dẫn xuất Năm 2005, nhóm của Chu X và cộng sự đã phân lập được các stilben từ cặn chiết ethanol 95% của củ cốt khí là resveratrol (15), piceid (16) [21]. Năm 2009, bằng phương pháp sắc kí pha đảo với chất hấp phụ PDVB-SPG và kết tinh lại, Dalei Zhang và cộng sự đã phân lập, tinh chế được (16), (15) đạt độ tinh khiết tương ứng là 98,8%, 98,2% [23]. Hai hợp chất này cũng được phân lập bằng phương pháp sắc ký phân bố ngược dòng tốc độ cao (HSCCC) từ cặn chiết EtOAc với hiệu suất 2,18% (15) và 1,07% (16) so với khối lượng mẫu khô ban đầu [68]. Một dẫn xuất của stilben là 1-(3’,5’-dihydroxyphenyl)-2-(4’’-hydroxyphenyl)- etan-1,2-diol (17) cũng được phân lập từ dịch chiết 60% axeton nước của rễ cốt khí củ [57]. Năm 2007, Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự đã định lượng hợp chất (15) trong cốt khí củ trồng ở Việt Nam bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ (LC- MS) là 0,27% [6]. Luận văn Thạc sĩ 9 2012
  18. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 Sự có mặt của các hợp chất piceatannol glucosid (18), resveratrolosid (19), piceid gallate A (20), picied gallate B (21) trong cốt khí củ được xác định nhờ sự kết hợp của kĩ thuật sắc ký lỏng kết hợp với UV và ion hóa khối phổ (HPLC / UV / ESI-MS) [87]. Hai chất (18), (19) đã được Bret C. Vastano và cộng sự phân lập được từ dịch chiết metanol của rễ cốt khí củ [15]. Kai Xiao phân lập được các stilben glycosid natri sunfat bao gồm trans- resveratrol-3-O-β-D-glucopyranosid-6′′-natri sunfat (22), trans-resveratrol-3-O-β-D- glucopyranosid-4′′-natri sunfat (23), trans-resveratrol-3-O-β-D-glucopyranosid-2′′- natri sunfat (24), trans-resveratrol-3-O-β-D-glucopyranosid-4′-natri sunfat (25), trans-resveratrol-3-O-β-D-glucopyranosid-5- natri sunfat (26), trans-resveratrol-3- O-β-D-glucopyranosid-4′-natri sunfat (27) [55]. Nhóm tác giả này cũng phân lập được hai đime stilben glycosid là (28), (29) [58]. Luận văn Thạc sĩ 10 2012
  19. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 Vinod R. Hegde và cộng sự tách được từ dịch chiết 70% metanol của rễ cốt khí củ hai dẫn xuất của (15), tuy nhiên hai chất này mới chỉ được dự đoán có cấu trúc như (30), (31) [93]. 1.3.3. Phenol Các hợp chất phenol cũng được phân lập như phenol sunfat: 5,7- dimethoxyphthalid (32) [41], 1-(3-O-β-D-glucopyranosyl-4,5-dihydroxyphenyl)- etanon (33) [56], axit natri 3,4-dihydroxy-5-methoxybenzoic (34), axit gallic (35), axit 2,6-dihydroxybenzoic (36) [57], tachiosid (37), isotachiosid (38), axit protocatechuic (39). Sự phong phú của các hợp chất phenol còn thể hiện qua sự có mặt của hợp chất torachrysone-8-O-β-D-glucosid (40) [87], axit chlorogenic (41), axit p-coumaric (42) [79]. Luận văn Thạc sĩ 11 2012
  20. Trần Thanh Hà Cao học Hóa K21 1.3.4. Flavonoit Các nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học của rễ cây cốt khí củ cho thấy sự có mặt của các flavonoit như catechin (43), (+)–catechin-5-O-β-D- glucopyranosid (44) [57]. Năm 2009, Peihong Fan và cộng sự đã sử dụng kỹ thuật sắc ký lỏng kết hợp với UV và ion hóa khối phổ (HPLC/UV/ESI-MS) xác định sự có mặt của các flavonoit là (43), epicatechin (45), quercetin-3-O-galactosid (46), avicularin (47), quercetin-3-O-rhamnosid (48) trong cặn chiết metanol của rễ cốt khí củ [87]. Luận văn Thạc sĩ 12 2012
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2