intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn này nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học trong vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) ở Việt Nam, nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phương thuốc mới cũng như góp phần giải thích tác dụng chữa bệnh của các cây thuốc cổ truyền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.)

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thu Hương. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Hà Nội, Ngày 19 tháng 7 năm 2017 Tác giả: Trần Văn Hiếu
  2. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu - Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ đề tài ‘’ Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết, tinh chế Geraniin trong vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) để hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường’’ - Mã số CNHD.ĐT.053/14-15 thuộc Chương trình nghiên cứu Khoa học Công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển Công nghiệp Hóa dược đến năm 2020. Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thu Hương và TS. Trần Thị Thanh Thủy đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể tham gia chương trình học tập của mình. Xin cảm ơn TS. Hoàng Thân Hoài Thu - Chủ nhiệm đề tài đã cho tôi những lời khuyên bổ ích trong quá trình công tác và thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Bộ Công Thương đã tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu thông qua đề tài mã số CNHD.ĐT.053/14-15. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bạn đồng nghiệp tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Viện Kỹ thuật Hóa Học đã truyền cảm hứng học tập, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích trong những năm học vừa qua. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Ban lãnh đạo Viện Kỹ Thuật Hóa Học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại trường. 1
  3. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Trần Văn Hiếu 2
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................6 DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................7 DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................8 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................9 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................11 1.1. Giới thiệu họ bồ hòn và chi chôm chôm .................................................. 11 1.1.1. Họ bồ hòn và chi chôm chôm ........................................................................ 11 1.1.2. Thành phần hóa học của chi chôm chôm ........................................................ 11 1.2. Giới thiệu cây chôm chôm ................................................................................. 16 1.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất có trong quả chôm chôm .......................................................................................................................... 17 1.3.1. Thành phần hoá học ........................................................................................ 17 1.3.1.1. Nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................ 18 1.3.1.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................................ 20 1.3.2. Hoạt tính sinh học ........................................................................................... 21 1.3.2.1. Các nghiên cứu trong nƣớc .......................................................................... 21 1.3.2.2. Các nghiên cứu nƣớc ngoài .......................................................................... 22 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................24 2.1 Tổng quan chung về phƣơng pháp chiết .......................................................... 24 2.1.1. Đặc điểm chung của phƣơng pháp chiết ......................................................... 24 2.1.2. Quá trình chiết thực vật ................................................................................... 24 2.2 Tổng quan chung về phƣơng pháp sắc ký [29] ................................................ 25 2.2.1. Đặc điểm chung của phƣơng pháp sắc ký....................................................... 25 3
  5. 2.2.2. Phân loại các phƣơng pháp sắc ký .................................................................. 25 2.2.2.1. Sắc ký cột ..................................................................................................... 26 2.2.2.2. Sắc ký lớp mỏng (SKLM) ............................................................................ 27 2.3. Các phƣơng pháp xác định cấu trúc của các hợp chất [30] ............................... 27 2.3.1. Phổ hồng ngoại IR [30] ................................................................................... 27 2.3.2. Phổ khối lƣợng MS [30] ................................................................................. 28 2.3.3. Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân NMR [30] ........................................................ 28 2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu vỏ quả chôm chôm ................................... 30 2.4.1. Tách chiết hợp chất ......................................................................................... 30 2.4.2. Xác định tính chất vật lý và cấu trúc của các hợp chất phân lập đƣợc. ......... 30 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM ................................................................................31 3.1. Quy trình chiết và phân lập các hợp chất trong thành phần vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) ........................................................................................ 31 3.2. Dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập đƣợc. .................................................... 33 3.3. Thử hoạt tính của NLH10 .................................................................................. 34 3.3.1. Nguyên liệu và thiết bị .................................................................................... 34 3.3.2. Phƣơng pháp thử hoạt tính .............................................................................. 34 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................37 4.1. Biện luận cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập đƣợc. ............................ 37 4.1.1. Hợp chất NLH 10 (Geraniin) .......................................................................... 37 4.1.2. Hợp chất NLH 11 ((-)- epi-catechin)) ............................................................. 44 4.1.3. Hợp chất NLH 02: hỗn hợp axit shikimic và axit 3-epi-shikimic) ................. 49 4.2. Kết quả thử hoạt tính của Geraniin .................................................................... 55 4
  6. 4.2.1 Xác định khả năng ức chế tế bào ung thƣ MCF7 sản sinh yếu tố di căn VEGF của mẫu thí nghiệm ................................................................................................... 55 4.2.2. Xác định hoạt tính chống tế bào ung thƣ di cƣ LU-1 ..................................... 56 KẾT LUẬN ...............................................................................................................59 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ......... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC .................................................................. Error! Bookmark not defined. 5
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACN Acetonitril DHHDP dehydrohexahydroxydiphenic acid ESI-MS Khối phổ - ion hóa phun mù electron (Electron Spray Ionisation – Mass Spectrometry). EtOAc Ethyl acetat EtOH Ethanol GC Sắc kí khí (Gas Chromatography) HHDP Hydrohexahydroxydiphenic acid HPLC Sắc kí lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) HPLC-MS Sắc kí lỏng - khối phổ (High Performance Liquid Chromatography– Mass Spectrometry) IR Hồng ngoại (Infrared) Lu-1 Dòng tế bào ung thƣ Phổi MeOH Methanol MCF7 Dòng tế bào ung thƣ vú NMR Cộng hƣởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance) PPPT Phƣơng pháp phân tích PTN Phòng thí nghiệm SKĐ Sắc kí đồ TCCL Tiêu chuẩn chất lƣợng TLC Sắc kí lớp mỏng (Thin Layer Chromatography) UV Tử ngoại (Ultraviolet) UV-VIS Tử ngoại – khả kiến (Ultraviolet – Visible) VEGF Vessle Endothelial Growth Factor DMEM Dubeco’s Modified Eagle Medium 6
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 1 Hình ảnh về cành, cây, hoa, quả chôm chôm 16 Hình 2 Hình ảnh về một số giống chôm chôm phổ biến 17 Hình 3 Sơ đồ chuẩn bị cặn chiết tổng EtOH 31 Hình 4 Quy trình phân lập các hợp chất trong thành phần vỏ quả chôm 32 chôm (Nephelium lappaceum L.) Hình 5 Cấu trúc Geraniin 37 Hình 6 Phổ IR của hợp chất NL-H10 40 Hình 7 Phổ ESI-MS của hợp chất NL-H10 40 Hình 8 Các dạng cấu trúc geraniin 42 Hình 9 Các tƣơng tác chính trên phổ HMBC của mẫu NL-H10 43 Hình 10 (-)- epicatechin 44 Hình 11 Phổ khối lƣợng của NLH11 (positive) 45 Hình 12 Phổ khối lƣợng của NLH11 (negative) 45 Hình 13 Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân của NLH11 46 Hình 14 Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 13C-NMR của NLH 11 47 Hình 15 Các tƣơng tác chính trên phổ HMBC của mẫu NLH 11 48 Hình 16 Công thức cấu tạo của NLH11: (-) – epi-catechin. 48 Hình 17 Cấu trúc của axit shikimic 49 Hình 18 Cấu trúc của axit 3-epi-shikimic 49 Hình 19 Phổ 1H-NMR của NLH 2 51 Hỉnh 20 Phổ 13C-NMR của NLH 2 52 Hình 21 Phổ HSQC của NLH 2 53 Hình 22 Khả năng ức chế tế bào MCF7 sản sinh VEGF của geraniin 55 Hình 23 Khả năng ức chế sự di chuyển tế bào ung thƣ của geraniin 56 Hình 24 Ảnh hƣởng của mẫu Geraniin đến sự di cƣ của tế bào ung thƣ LU- 58 1(độ phóng đại 20X) 7
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên Bảng Trang Bảng 1 Số liệu phổ 1H NMR và 13 C NMR của mẫu NL-H10 và mẫu 37 geraniin theo TLTK [33] Bảng 2 Số liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của mẫu NLH11 và mẫu 44 (-)-epi-catechin theo TLTK [39] Bảng 3 So sánh phổ dữ liệu phổ của hợp chất 3 (NLH 2) với tài liệu 49 tham khảo [31] Bảng 4 So sánh phổ dữ liệu phổ của hợp chất 4 (NLH 2) với tài liệu 50 tham khảo [32] Bảng 5 Dữ liệu phổ HMBC của hợp chất shikimic (NLH 02) 54 Bảng 6 Dữ liệu phổ HMBC của hợp chất epi- shikimic (NLH 02) 55 8
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ ngàn xƣa con ngƣời đã biết tận dụng nguồn thực vật phong phú mà thiên nhiên ban tặng vào việc điều trị bệnh, bồi bổ cơ thể hay tạo mùi thơm,... Các phƣơng thuốc y học cổ truyền đã thể hiện mặt mạnh trong điều trị đó là ít độc tính và tác dụng phụ, do vậy thuốc có nguồn gốc thảo dƣợc vẫn giữ một vị trí hết sức quan trọng. Trên thế giới, nguồn thực vật vô cùng phong phú nhƣng, theo thống kê mới gần đây nhất, mới chỉ có khoảng 5÷10% tổng số loài đƣợc nghiên cứu làm nguyên liệu chữa bệnh và cho mục đích tìm kiếm những hợp chất mới có hoạt tính sinh học. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm với hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ trung bình hàng năm 15÷ 27oC, lƣợng mƣa lớn (trung bình 1200÷1800mm), độ ẩm tƣơng đối cao (trên 80%). Điều kiện nhƣ vậy rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật nói chung và cây dƣợc liệu nói riêng [1]. Ở Việt Nam, cây chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là một loại cây ăn quả phổ biến, sản lƣợng cao và có giá trị kinh tế. Vỏ quả chôm chôm là phế thải của quá trình chế biến chôm chôm đóng hộp. Nghiên cứu gần đây cho thấy đây là nguồn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý giá . Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài thực vật giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn dƣợc liệu sẵn có trong tự nhiên, góp phần khoa học hóa nền y học cổ truyền của dân tộc. Theo hƣớng nghiên cứu trên, mục đích của luận văn này nhằm góp phần vào việc nghiên cứu, phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học trong vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) ở Việt Nam, nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phƣơng thuốc mới cũng nhƣ góp phần giải thích tác dụng chữa bệnh của các cây thuốc cổ truyền. 9
  11. Nội dung Luận văn gồm: 1. Tổng quan các tài liệu liên quan đến cây và vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.). 2. Chiết tách, phân lập các hợp chất có hoạt tính sinh học từ vỏ quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.). 3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập đƣợc. 4. Thử hoạt tính của một số chất thu nhận đƣợc. 10
  12. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu họ bồ hòn và chi chôm chôm 1.1.1. Họ bồ hòn và chi chôm chôm Họ Bồ Hòn (Sapindaceae) có khoảng 140 – 150 chi, số lƣợng lên tới 1400 - 2000 loài khác nhau, rất nhiều loài trong số chúng là cây ăn quả nhƣng chỉ một số ít là quan trọng [2]. Có hơn 30 loài của chi Chôm Chôm (Nephelium). Ở khu vực Đông Nam Á ghi nhận có khoảng 22 loài của chi Nephelium, xuất hiện ở Việt nam, Myanmar, Thailand và Indo-China, ở Peninsular Malaysia, Philippines, và ở miền tây quần đảo Java [2]. Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) đƣợc biết đến nhiều nhất. Bên cạnh đó, các loại cây ăn quả khác thuộc chi Nephelium là Nephelium longan (Lour.), N.chryseum Blume (chôm chôm núi mọc hoang dã); N. ramboutan-ake (Labill.) Leenh (pulasan); Nephelium glabrum Noronha [Redan (Malay)], N. topengii (chôm chôm Hải Nam mọc ở đảo Hải Nam); N. macrophyllum, N. malaiense Griff. (đá mắt mèo), N. maingayi, N. melanosmiscum, N. philippiense (bulala); N. obovatum, the vine longan; N. bassocense; N. glabrum, N. hypoleucum, chôm chôm trắng dƣới lá ở Thailand; N. rimosum; N. xerospermoides (aluoa), Nephelium cuspidatum Blume syn N. eriopetalum var. robustum [Lotong (Malay]. Hầu hết những loài này quả có thể ăn đƣợc ở dạng bán hoang dã hoặc đã đƣợc thuần hóa cho quả có vỏ mỏng, vị ngọt hoặc chua và hƣơng thơm [2]. 1.1.2. Thành phần hóa học của chi chôm chôm Thành phần hóa học của chi Nephelium đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, xong các kết quả cho thấy các nghiên cứu thƣờng tập trung vào thành phần hóa học của cây nhãn (Nephelium longan Lour.), đây là loài cây có họ hàng rất gần với cây chôm chôm. Năm 2007, Rahman và cộng sự phân lập đƣợc hai hợp chất từ vỏ cây nhãn (Nephelium longan) là Scopoletin và Stigmasterol [3]. 11
  13. Scopoletin Stigmasterol Năm 2003, Jiyoung Ryu và cộng sự, nghiên cứu phân lập các hợp chất trong cặn chiết methanol từ bột của Nephelium longana Cambess. Cặn chiết methanol đƣợc chiết phân lớp lần lƣợt với các dung môi n-hexan, CH2Cl2, EtOAc và n BuOH đã thu đƣợc 9 hợp chất: Từ phân lớp n-hexan sau khi sắc ký cột silica gel thu đƣợc hai hợp chất β-Sitosterol, β-Sitosterol-β-D-glucoside cùng các hợp chất Soyacerebroside I, Soyacerebroside II, Longan cerebroside I, Longan cerebroside II, Momor-cerebroside I, Phytolacca cerebroside. Từ phân đoạn CH2Cl2 và EtOAc thu đƣợc β-Sitosterol, β-Sitosterol β-D-glucoside và uracil. Trong phân đoạn n- BuOH thu đƣợc hợp chất adenosine [4]. β-Sitosterol Adenosine Uracil β-Sitosterol β-D-glucoside 12
  14. Soyacerebroside I m= 11 R Soyacerebroside II m= 11 R Longan cerebroside I m= 19 R Longan cerebroside II m= 19 R Momor-cerebroside I R Phytolacca cerebroside R Năm 1999, Emi Okuyama cùng các cộng sự, đã phân lập đƣợc 4 hợp chất từ Nephelium longana: Adenine, Adenosin, Uridine và 5-methyluridine [5]. Adenine Adenosin Uridine 5-methyluridine 13
  15. Năm 2005, Jutamaad Satayavivad và cộng sự phân lập và xác định và định lƣợng đƣợc một số polyphenol trong quả nhãn bao gồm: gallic acid, ellagic acid, và corilagin [6] Ellagin axit Corilagin Gallic axit Từ hạt của Euphoria longana Lam, Feng-Lin Hsu (1994) phân lập đƣợc hợp chất Acetonylgeraniin. Hợp chất này đƣợc đánh giá là có hoạt tính hạ huyết áp [7]. Acetonylgeraniin 14
  16. Kleiman, R. (1969) chỉ ra rằng, trong dầu hạt Euphoria longana chứa 17.4% hợp chất 9,10- methyleneoctadecanoic (dihydrosterculic) acid và các axit béo khác trong dầu là : 16:0 (19%), 18:0 (7%), 18:1 (36%), 18:2 (6%), 18:3 (5%) and 20:0 (4%). Dầu hạt này chứa lƣợng cyclopropanoid axit béo lớn hơn nhiều các loại dầu hạt khác theo các nghiên cứu vào thời điểm đó [8]. Qing Wu và cộng sự chiết xuất từ lá nhãn sử dụng các kỹ thuật sắc ký cột đã phân lập đƣợc 8 hợp chất polyphenol: ellagic acid; 3, 4-O-dimethyl ellagic acid; (+)-catechin; ethyl gallate; gallic acid; kaempferol; quercetin và kaempferol-3-O-α- L-rhamnoside [9]. Quercetin (+)-Catechin Trong thành phần hạt nhãn có chứa một số amino axit, điều này đƣợc Sung và cộng sự điều tra năm 1969. Kết quả phân lập đƣợc 3 amino axit chứa liên kết acetylenic, cấu trúc đƣợc xác định thông qua phổ khối lƣợng, IR và NMR: 2-amino- 4-methylhex-5-ynoic acid (R = H), 2-amino-4-hydroxymethylhex-5-ynoic acid (R= OH), và 2-arnino-4-hydroxyhept-6-ynoic acid [10]. Axit 2-amino-4-methylhex-5-ynoic Axit 2-arnino-4-hydroxyhept-6-ynoic (R = H), Axit 2-amino-4-hydroxymethylhex-5- ynoic (R= OH) 15
  17. 1.2. Giới thiệu cây chôm chôm Chôm chôm có tên khoa học là Nephelium lappaceum Linn., thuộc họ Sapindaceae [11]. Loại cây ăn quả này thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới, là giống cây đƣợc trồng đầu tiên ở Đông Nam Á. Hiện nay, chôm chôm đƣợc trồng phổ biến ở nhiều châu lục nhƣ châu Phi, châu Đại Dƣơng, Trung Mỹ và đặc biệt ngày càng đƣợc trồng nhiều ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng với những vùng đất không bị ngập nƣớc. Tại Việt Nam, chôm chôm đƣợc trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lƣu vực sông Đồng Nai và khu vực Nam Bộ với nhiều giống trồng phổ biến nhƣ Java, chôm chôm nhãn, Rong Riềng (Thái). Hình 1 và 2 giới thiệu một số hình ảnh về cành, cây, hoa, quả chôm chôm và một số giống chôm chôm phổ biến: Cành nụ và hoa lá chôm chôm Hoa chôm chôm Kích thƣớc quả chôm chôm Cây chôm chôm Hình 1. Hình ảnh về cành, cây, hoa, quả chôm chôm 16
  18. Chôm chôm Java Chôm chôm nhãn Chôm chôm Rong Riềng Hình 2. Hình ảnh về một số giống chôm chôm phổ biến Chôm chôm là loài cây có chứa nhiều vitamin C, có thể ăn tƣơi hoặc đóng hộp dƣới nhiều hình thức để dự trữ hay xuất khẩu. Hạt chôm chôm có hàm lƣợng dầu cao nên cũng đƣợc dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm có thể dùng cho việc sản xuất dƣợc phẩm và màu. Chôm chôm của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với sản lƣợng khoảng 358.000 tấn trên tổng diện tích gần 21.146,1ha [12] trong đó một số tỉnh sản xuất chủ lực nhƣ Đồng Nai khoảng 200.000 tấn, Bến Tre 64.493 tấn, Vĩnh Long 16.053 tấn, Tiền Giang 3.603 tấn [13]. Thị trƣờng chôm chôm phần lớn tiêu thụ trong nƣớc, 30% sản lƣợng chôm chôm hàng năm đƣợc xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, Singapore và một số nƣớc châu Âu, Mỹ. Khối lƣợng vỏ chôm chôm ƣớc tính bằng khoảng 45% - 50% so với khối lƣợng quả, vì thế với sản lƣợng ở các tỉnh phía Nam khoảng 358.000 tấn thì khối lƣợng vỏ chôm chôm bị bỏ đi ƣớc tính khoảng 161.000 – 179.000 tấn/năm. Đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng để có thể xử lý vỏ phế thải thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 1.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất có trong quả chôm chôm 1.3.1. Thành phần hoá học Quả chôm chôm bao gồm 34-54% khối lƣợng là thịt quả, 37-62% là vỏ và 4- 9% là hạt [14] 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2