intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá một cách tổng quát vấn đề ngập lụt tại thành phố từ đó đề xuất các giải pháp tổng hợp để chống ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị lớn trên cả nước nói chung theo hướng phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM TRẦN HỮU TUẤN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬP LỤT ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Mã số: 60520320 HDKH: GS.TSKH LÊ HUY BÁ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3, 2013
  2. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn-Đồng Nai, là trung tâm kinh 2 tế của khu vực phía nam, diện tích 2095km với dân số hơn 10 triệu người, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước. Phần lớn địa hình có cao độ thấp, diện tích có cao trình < +2,00m chiếm 60% diện tích toàn thành phố. Với hệ thống kênh rạch dày đặc, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông, nên khi có triều cường thường gây ra ngập cho các vùng thấp. Hiện nay, tình hình đô thị hóa đang diễn ra nhanh, kênh rạch và các vùng trũng bị san lấp dành cho xây dựng đô thị, quy hoạch về tiêu thoát nước không theo kịp với tốc độ phát triển của thành phố, vì vậy vấn đề ngập úng đang là bài toán bức xúc và nan giải của thành phố, chắc chắn đây cũng là vấn đề mà các thành phố lớn tại Việt Nam và trong khu vực cũng quan tâm tới. Hiện tượng ngập lụt không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà nó còn là vấn đề nan giải của các đô thị lớn trên thế giới, nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, gây nguy hại đến hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hiện nay, vấn đề ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là vấn đề gây không ít tranh cãi, là nỗi bức xúc đối với các cơ quan hữu quan, các nhà khoa học và là nỗi lo lắng thường trực của người dân. Vì vậy thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh”nhằm mục đích đánh giá một cách tổng quát vấn đề ngập lụt tại thành phố từ đó đề xuất các giải pháp tổng hợp để chống ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị lớn trên cả nước nói chung theo hướng phát triển bền vững. 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Xác định được hiện trạng ngập lụt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và công nghệ thích hợp để chống ngập lụt theo hướng phát triển bền vững.
  3. 2 Nội dung nghiên cứu 1. Khảo sát mức độ ảnh hưởng của ngập lụt đô thị, mức độ quan tâm người dân về vấn đề ngập lụt đô thị trên địa bàn quận 2, quận 7, quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức. 2. Thu thập số liệu về hiện trạng ngập lụt trên địa bàn các quận, huyện của thành phố. Thu thập số liệu về diện tích bị ngập tại các năm, vị trí ngập lụt, thời gian ngập lụt, mức độ ngập lụt và chất lượng nước ngập. 3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu-nước biển dâng đến vấn đề ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản biến đổi khí hậu- nước biển dâng năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Đánh giá tổng hợp công tác quản lý chống ngập của thành phố Hồ Chí Minh. 5. Đề xuất các giải pháp thích hợp để chống ngập lụt theo hướng phát triển bền vững. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan. - Thu thập các bài báo cáo, các tài liệu của các nhà khoa học trong lĩnh vực phòng, chống ngập lụt đô thị - Thu thập các số liệu thống kê của trung tâm điều hành chống ngập nước thành phố. - Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước về các giải pháp chống ngập lụt đô thị - Thu thập tài liệu về xu hướng phát triển và các định hướng về bảo vệ môi trường trong tương lai Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa. - Khảo sát thực tế theo tuyến đường, theo phường, theo cụm dân cư của 05 quận: Quận Gò Vấp, Quận Thủ Đức, Quận Bình Thạnh, Quận 2, Quận 7. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của ngập lụt đô thị đến đời sống người dân và các giải pháp cộng đồng. (Biểu mẫu điều tra kèm theo phụ lục) - Tiến hành điều tra 100 phiếu/05 quận. Thời gian tiến hành điều tra từ 7/2012- 9/2012. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. - Dùng phần mềm SPSS cho điều tra xã hội học
  4. 3 - Dùng phần mềm Excel cho các số liệu nghiên cứu khoa học Phương pháp so sánh. - Sử dụng phương pháp so sánh theo nhóm và phương pháp so sánh cặp đôi để so sánh mức độ ảnh hưởng của ngập lụt từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia sau: - GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. - GS. TS Nguyễn Tất Đắc, Phó viện trưởng Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. - TS. Nguyễn Văn Ngà, Trưởng phòng quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Sở Tài nguyên&Môi trường thành phố Hồ Chí Minh. - TS. Phan Anh Tuấn, Trưởng phòng nghiên cứu vận hành, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Hiện trạng ngập lụt đô thị Diễn biến và phạm vi ảnh hưởng ngâp lụt. Cơ sở khoa học trong công tác quản lý chống ngập lụt đô thị Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng ngập lụt và hành động cộng đồng tại các quận 2, quận 7, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức của thành phố Hồ Chí Minh. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học Đề tài xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn đáng tin cậy làm cơ sở khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước hoạch định các chính sách, giải pháp về chống ngập lụt đô thị và ứng dụng các kiến thức khoa học và giải pháp chống ngập trên thế giới vào điều kiện thực tế ở nước ta.
  5. 4 Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ngập lụt đô thị tại thành phố giúp cho ta hiểu được bản chất của việc ngập lụt, nguyên nhân chủ yếu để từ đó đưa ra các chính sách và giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề trên. Bên cạnh đó đề tài cũng cho thấy những ảnh hưởng của ngập lụt đến môi trường, con người, kinh tế, xã hội thành phố, tất cả các ảnh hưởng trên đều được lượng hóa thành tổn thất về kinh tế. Từ đó giúp mọi người nhận thức được vấn đề nghiêm trọng của ngập lụt đô thị, thay đổi nhận thức cùng chung tay với đất nước giải quyết vấn đề trên. Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên hay học viên chuyên ngành môi trường thực hiện làm khóa luận tốt nghiệp hay luận văn tốt nghiệp. Kết quả này có thể chuyển giao cho Sở Tài Nguyên Môi Trường và Sở Quy Hoạch Kiến Trúc giúp quản lý vấn đề chống ngập lụt tại Thành phố. Bên cạnh những vấn đề đã đạt được, luận văn chưa thực hiện được những vấn đề sau đây: - Chưa đánh giá được mức độ ngập lụt khi tổ hợp các yếu tố bất lợi như mưa, triều, lũ và nước biển dâng. - Chưa xây dựng được bản đồ ngập lụt tại thành phố. - Chưa xây dựng được mô hình thủy lực thoát nước tại các điểm ngập. - Chưa đi sâu vào các giải pháp công nghệ.
  6. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Vấn đề ngập lụt không chỉ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh mà nó còn diễn ra ở nhiều thành phố trên thế giới. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thực trạng ngập lụt và đưa ra các giải pháp để chống ngập lụt đô thị. Giáo sư Danai Thaitakoo, một nhà nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn Thái Lan, đưa ra một số nguyên nhân gây ngập nước tại Bangkok như sau: - Mưa lớn - Lún sụt mặt đất do khai thác nước ngầm - Nước ngoại lai tràn về - Triều cao - Hệ thống tiêu thoát không đủ khả năng thoát nước - Dòng chảy tràn gia tăng do quá trình đô thị hóa Theo Giáo sư Danai Thaitakoo Bangkok cần được quy hoạch chống ngập theo kiểu đê bao khép kín và sử dụng trạm bơm để tiêu thoát nước mưa cùng với hệ thống các cống ngăn triều hoạt động theo nguyên tắc điều khiển từ xa. Hệ thống radar khí tượng dự báo mưa và cảnh báo lũ sớm được đầu tư. Tại Braxin vấn đề ngập lụt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số thành phố lớn. Những nguyên nhân gây ra ngập như sau: - Thủy triều lên cao - Mưa lớn - Nước sông dâng cao Carlos E. M. Tucci, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Nước thuộc trường Đại học Liên bang Rio Grande do Sul, đã đưa ra giải pháp công nghệ về một hệ thống đập kiểm soát lũ tại châu thổ sông Itajái-Açu ở Santa Catarina (Braxin). Đó là hệ thống gồm ba con đập được xây dựng trong những năm 1970 - 1980, gồm đập Tây nằm ở thượng nguồn
  7. 6 sông Itajái-Oeste ở thành phố Taío, đập Nam ở thượng nguồn sông Itajái do Sul tại thành phố Ituporanga và đập Ibirama trên sông Hercílio. Thiết kế của các con đập này giúp các thành phố của Braxin chống ngập. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phòng chống ngập lụt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nhà khoa học, các chuyên gia môi trường và các Trường đại học, Viện nghiên cứu, nghiên cứu về vấn đề trên. GS.TSKH Lê Huy Bá, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực môi trường đã đưa một số nguyên nhân gây ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:: - Vị trí tạo thành của một “đô thị ngập triều”. - Do kênh rạch bị san lấp quá nhiều. - Do mưa, nhất là mưa đô thị ngày một tăng. - Do điều kiện mặt đất bị bêtông hóa cao, nước không thấm được xuống tầng đất sâu và tầng nước ngầm, vừa gây ngập tầng đất mặt lại vừa làm mất lượng nước bổ sung hằng năm cho nước ngầm, làm mực nước ngầm mỗi ngày một tụt sâu hơn. - Do ảnh hưởng của thủy triều. - Do cấu trúc hệ thống thoát nước cũ, lưu lượng nhỏ, qua nhiều năm đã không còn phù hợp và hư hỏng nhiều. - Do nước biển dâng Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, để giải quyết vấn đề trên thành phố cần thực hiện những vấn đề sau: - Nạo vét kênh rạch để tăng lưu lượng thoát nước. Mức nạo vét lấy kích thước kênh rạch trước khi bị bồi lấp, lấn chiếm. - Đối với vùng cao: không nối thêm ống cống vào các đường cống cũ để nhận thêm lượng thải quá dung tích lưu vực. Xây dựng các đoạn cống thoát nước mới bên cạnh các đoạn cống thoát nước quá tải để biến thành không quá tải. Cuối đoạn cống mới này lắp van một chiều để chủ động thoát nước tự chảy; hoặc thay vào đoạn cống mới là một hồ điều hòa dạng chìm ở những nơi có điều kiện
  8. 7 địa hình cho phép như ở công viên, dưới vòng xoay, dưới vườn hoa..., lượng nước này có thể được dùng cho cứu hỏa, tưới cây, rửa đường... - Đối với vùng ngập do mưa: không làm thêm các đường cống nối từ đường này với đường khác; mà tạo thêm hệ thống cống lấy và dẫn nước mưa vùng phía bắc trực tiếp ra sông Sài Gòn, không cho đi qua nội thành nữa. - Đối với vùng thấp: xây dựng hồ điều hòa dạng chìm chứa lượng nước chưa kịp tiêu thoát, sau đó khi triều rút thoát nước tự chảy. - Xây dựng các hồ điều hòa nửa nổi nửa chìm, hay hồ chìm ở một số quận nội thành, một số hồ sinh thái - điều hòa ở các quận 12, 9, 7, Bình Tân, Nhà Bè, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn. - Các giải pháp phi công trình: tăng cường năng lượng quản lý hệ thống thoát nước, xây dựng hệ thống hành lang pháp lý, nâng cao nhận thức cộng đồng... Việc để người dân tự quản lý, kiểm soát những công trình giảm thiểu lũ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần hạn chế ngập lụt ở các đô thị. TS Nguyễn Đăng Sơn đưa ra một số giải pháp chống ngập ở Tp. HCM như sau: - Thay đổi về mặt nhận thức: phát triển và đô thị hoá không đồng nghĩa với việc bê tông hoá đô thị. Cần đảm bảo mức độ tương xứng giữa tỷ lệ mảng xanh (cây xanh, khong gian mở) và mảng xám (công trình xây dựng). - Các yếu tố về môi trường đô thị: hoạt động công nghiệp - thương mại và dịch vụ cần phải được gắn kết có hệ thống trong bức tranh tổng thể đó. - Điều chỉnh chính sách sử dụng đất đô thị. Xác định đúng đắn, hợp lý các mục đích sử dụng đất đô thị. Các khu vực được qui hoạch là khu dân cư, công trình công cộng đều phải được giám sát chặt chẽ. Giải pháp này sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho đô thị như sau: - Các ao hồ sẽ đóng vai trò là các nơi lưu chứa nước mưa (trước khi được thoát ra sông/biển) nhằm giảm nguy cơ gây ngập lụt vào mùa mưa; - Các khu vực này sẽ đóng vai trò như là các không gian mở và vùng đệm trong đô thị nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu, đồng thời cải thiện môi trường cảnh quan đô thị không bị ngột ngạt bởi những toà nhà và các công trình bê tông.
  9. 8 1.2. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn-Đồng Nai, là trung tâm kinh 2 tế của khu vực phía nam, diện tích 2095km với dân số hơn 10 triệu người, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước. Phần lớn địa hình có cao độ thấp, diện tích có cao trình < +2,00m chiếm 60% diện tích toàn thành phố. Địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý: X= 10°10' – 10°38' vĩ độ bắc Y=106°22' – 106°54' kinh độ đông Ranh giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh: - Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương. - Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh. - Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. – Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai. – Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
  10. 9 Hình 1.1: Vị trí địa lý thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng có ít đồi núi ở phía Bắc và phía Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Cao trình tổng quát thay đổi từ +32m đến +0m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nhìn chung có thể chia địa hình thành phố Hồ Chí Minh thành 03 dạng chính: Vùng cao: Dạng đất gò cao lượn sóng, cao độ thay đổi từ +4m đến +32m nằm ở phía Bắc- Đông Bắc và một phần Tây Bắc (phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, một phần Thủ Đức và quận 9). Vùng trung bình: dạng đất bằng phẳng thấp, độ cao xấp xỉ từ +2m đến +4m ( phân bố ở nội thành, một phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và Bình Chánh), điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, chiếm 15% diện tích. Vùng trũng thấp, đầm lầy: nằm ở phía Tây Nam, độ cao phổ biến từ +1m đến +2m chiếm 34% diện tích, Vùng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển nằm về phía Nam và
  11. 10 Đông Nam thành phố độ cao phổ biến từ +0m đến +1m, có nơi dưới 0m (chịu ảnh hưởng của thủy triều hằng ngày) chiếm 21% diện tích. Tp. Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu hai hệ thống sông lớn: Sài Gòn - Đồng Nai và Vàm Cỏ, phần lớn có địa hình bằng phẳng, thấp, độ dốc nhỏ và chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông. Theo kết quả nghiên cứu của JICA , có thể phân Tp. Hồ Chí Minh ra thành 5 vùng thoát nước theo cấp độ địa hình và hiện trạng sông ngòi: - Khu thoát nước phía Bắc chịu ảnh hưởng triều từ sông Sài Gòn, có địa hình phức tạp, lồi lõm dạng lượn sóng. Nơi cao nhất ở các đồi Long Bình và Long Thạnh Mỹ (30 m). Khu vực Hóc Môn, Bắc Bình Chánh và Tân Bình triền thoải và ít lồi lõm hơn có cao độ từ 3,0÷7,0 m. - Khu vực thoát nước phía Đông sông Sài Gòn có cao trình từ 0,5m đến 1,4 m là vùng trũng thấp dọc theo sông Sài Gòn và Đồng Nai thuộc Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9, cục bộ như Giồng Ông Tố (Q.2) có cao trình khoảng 5,0 m. - Khu thoát nước phía Tây sông Sài Gòn có cao trình từ 5 m đến 10 m rìa gò đồi kéo dài từ Hóc Môn - Bà Điểm đến Tân Sơn Nhất, GòVấp đến Quận 1, đan xen với các vùng thấp hơn 5,0 ÷7,0 m. Các vùng gò đồi ngăn cách bằng các vùng trũng hẹp thông ra sông rạch lớn như sông Sài Gòn, rạch Bến Cát, Tham Lương cao trình khoảng 0,6 ÷ 1,0 m, có vùng thấp hơn -0,2 m. - Khu thoát nước phía Nam: Ranh giới tự nhiên phân chia thành Bắc Sài Gòn và Nam Sài Gòn bởi Rạch Bến Nghé. Bắc Sài Gòn ở phía trên rạch Bến Nghé có địa hình thoải về phía Nam và Đông Nam. Nam Sài Gòn ở phía dưới rạch Bến Nghé có địa hình thấp hơn, thường xuyên chịu ảnh hưởng triều của Biển Đông. Hệ thống kênh rạch ở vùng này khá chằng chịt, uốn khúc. - Khu thoát nước giáp biển, đây là vùng đất thấp phía cực Nam và tiếp giáp Biển. Địa hình bằng phẳng cao độ mặt đất trung bình 0,7÷0,8 m. Riêng dãy cồn cát dọc biển tương đối cao hơn và có cao độ từ 1,5÷2,5 m. Vùng này bị chia cắt bởi hệ sông kênh rạch chằng chịt, tạo thành nhiều cù lao lớn nhỏ chịu sự tác động mạnh của thủy triều. Từ biểu đồ hình 1 cho thấy, đất đai có cao độ dưới 1,5m chiếm 65% diện tích tự nhiên chịu ảnh
  12. 11 hưởng thủy triều, độ dốc nhỏ và ảnh hưởng chế độ nhật triều nên khả năng tiêu thoát nước tự chảy rất khó khăn trong thời đoạn triều lên. Biểu đồ1.1: Diện tích qui đổi theo cao độ địa hình thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1.1. ĐỊA CHẤT-ĐẤT ĐAI Đặc điểm địa chất Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai trầm tích-trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen: - Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðiểm chung của trầm tích này, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20-25m và xuống tới 3- 4m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con người, qua quá trình xói mòn và rửa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha, tức chiếm tỷ lệ 23,4% diện tích đất thành phố. Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Đặc điểm đất đai Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu; đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm phần lớn diện
  13. 12 tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu từ 1-2m đến 15m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0- 5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng, nhưng đất có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình xây dựng cơ bản. Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại thành phố Hồ Chí Minh, trầm tích này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn (45.500 ha (23,6). Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò: Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình hơi cao khoảng 1,5-2,0m. Nó tập trung tại vùng giữa của phía Nam huyện Bình Chánh, Ðông Quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít nơi ở Củ Chi, Hóc Môn. Nhóm đất phù sa hai loại: đất phù sa không được bồi, có tầng loang lổ. Trong đó hai loại đầu chiếm diện tích lớn hơn; loại sau, là đất phù sa ngọt, đất rất tốt, chỉ có khoảng 5.200 ha (2,7%). Ðất phù sa nói chung có thành phần cơ giới từ sét trung bình tới sét nặng. Ðất có phản ứng chua, độ pH khoảng 4,2-4,5 ở tầng đất mặt và xuống sâu 0,5- 1,2m độ chua giảm nhiều, pH nâng lên tới 5,5-6,0. Hàm lượng mùn trung bình, các chất dinh dưỡng khá. Là loại đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng lúa cao sản, chất lượng tốt. Nhóm đất phèn có hai loại: đất phèn nhiều và đất phèn trung bình. Chúng phân bố tập trung chủ yếu ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam Thành phố, kéo dài từ Tam Tân-Thái Mỹ huyện Củ Chi xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh -các xã Tân Tạo, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân... Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn nhiều (phèn nặng); đất rất chua, độ pH khoảng 2,3-3,0. Nó cùng điều kiện thành tạo và tính chất giống như đất phèn vùng Ðồng Tháp Mười. Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn-Rạch Tra và bưng Sáu xã quận 9. ở đây hầu hết diện tích thuộc loại đất phèn trung bình và ít, phản ứng của đất chua nhẹ ở tầng đất mặt, độ pH khoảng 4,5-5,0; song giảm mạnh ở tầng đất dưới, đất rất
  14. 13 chua, độ pH xuống tới 3,0-3,5. Ðất phèn có thành phần cơ giới từ sét đến sét nặng, đất chặt và bí. Dưới độ sâu khoảng từ 1m trở xuống, có nhiều xác hữu cơ nên đất xốp hơn. Ðất khá giàu mùn, chất dinh dưỡng trung bình; song hàm lượng các ion độc tố cao, nên trên đất phèn không thích hợp với trồng lúa. Tuy nhiên, tăng cường biện pháp thủy lợi tưới tiêu tự chảy để rửa phèn, có thể chuyển đất canh tác từ một vụ sang hai vụ lúa . Nhóm đất phèn mặn: Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhóm đất phèn mặn là nhóm có diện tích lớn nhất. Nó phân bố tập trung ở đại bộ phận lãnh thổ huyện Nhà Bè và hầu như toàn bộ huyện Cần Giờ. Theo độ mặn và thời gian ngập mặn, nhóm đất mặn được chia làm hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên (còn gọi là đất mặn dưới rừng ngập mặn). Ðất phèn mặn theo mùa có diện tích 10.500 ha, phân bố ở Nhà Bè và bắc huyện Cần Giờ. Thời gian bị mặn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 hoặc tháng 7 năm sau. Ðất thịt, giàu mùn, chứa nhiều xác hữu cơ dưới môi trường yếm khí, chất dinh dưỡng khá; phản ứng của đất từ chua đến rất chua, pH ở độ sâu tầng sinh phèn xuống tới 2,4-2,7. Tuy nhiên, về mùa lũ, mặn bị đẩy ra xa và nước được pha loãng trong thời gian dài 4-5 tháng; đồng thời đất có lớp phủ phù sa dày tới 20-30 cm, nên vẫn cấy được một vụ lúa với năng suất khoảng 2,0-2,0 tấn/ha. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, vùng này đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phương thức canh tác-các loài cây ăn quả, cây rừng, nuôi tôm... theo các mô hình nông-lâm ngư kết hợp. Ðất mặn dưới rừng ngập mặn: Loại đất này rộng 35.000 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ. Ðất thịt trung bình, màu xám đen, nhiều mùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, nói chung đất còn ở dạng bùn lỏng chưa cố định, giàu chất dinh dưỡng, độ pH tầng đất trên 5,8-6,5. Ðất ngập mặn, phù hợp với duy trì và phát triển các loại cây rừng ngập mặn, nhằm giữ bờ lấn biển, bảo vệ môi trường cảnh quan, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía nam của thành phố. Nhược điểm chung của hai loại đất phèn, mặn là nền đất yếu, nhất là đất phèn mặn thường xuyên; do đó có mặt hạn chế trong xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
  15. 14 1.2.1.2. NGUỒN NƯỚC – THỦY VĂN Nguồn nước Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất phát triển: Sông ngòi: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có sông Sài Gòn đi qua Thành phố dài 106km. Ngoài ra, còn có sông Đồng Nai. Có mạng lưới sông rạch chằng chịt gồm 7.880km kênh rạch chính, khoảng 33.500ha diện tích mặt nước, diện tích vùng đất thấp có cao độ dưới 2m bao gồm cả diện tích mặt nước chiếm 61% diện tích tự nhiên, nằm ở vùng cửa sông với nhiều công trình điều tiết lớn ở thượng nguồn như hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, hồ Trị An trên sông Đồng Nai. Kênh rạch: Kênh rạch tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước từ Thành phố ra biển, cũng theo đó thủy triều Biển Đông truyền vào nội địa và đây là chỗ chứa nước tạm thời thay cho diện tích ngập lụt đường phố phải gánh chịu. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy khoảng 50% tổng chiều dài kênh rạch thoát nước hiện hữu đang bị lấn chiếm khiến dòng chảy bị thu hẹp, nhiều đoạn không thể nạo vét đã làm cho khả năng tiêu thoát nước ngày càng suy giảm. Các kênh cấp 4, cấp 3 thậm chí cả kênh cấp 2 được thay thế bằng hệ cống ngầm nhưng chưa có giải pháp công trình thay thế trả lại diện tích mặt nước tự nhiên, làm mất đi dung tích chứa tạm nước mưa và nước triều mà không có giải pháp bổ sung, điều này đã làm giảm khả năng điều tiết nước và gia tăng mức độ ngập trên địa bàn thành phố trong thời gian gần đây. Mặc dù thời gian qua đã có chỉ thị về tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống kênh rạch nhưng kênh rạch thành phố vẫn bị tiếp tục san lấp và lấn chiếm nhất là các vùng đô thị mới. Chỉ tính sơ bộ từ năm 1996 đến năm 2008 đã có trên 100 kênh rạch lớn nhỏ bị san lấp và lấn chiếm với tổng diện tích khoảng 4000 ha. Ngoài ra, còn biến trên 16500 ha đất nông nghiệp (Trung tâm điều tra Tp. Hồ Chí Minh, năm 2009), ao hồ, vùng trũng thành đất xây dựng, điều này đã làm mất đi khoảng 14.000 ha mặt nước tự nhiên. Theo qui định của Thủ tướng Chính phủ, các đô thị phải đảm bảo diện tích mặt nước tối thiểu là 17% diện tích tự nhiên. Tuy nhiên thực tế cho thấy (bảng 1) tỉ lệ diện tích mặt nước khu đô thị Tp. Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng 4,7%. Đây là một nhân tố quan trọng gây
  16. 15 nên ngập úng trong thời gian gần đây so với thời kỳ 1985-1986 diện tích mặt nước đạt trên 25% diện tích tự nhiên. Bảng 1.1: Diện tích mặt nước hệ thống kênh rạch phân theo các vùng Tỉ lệ mặt STự nhiên Smặt nước Khu vực Phạm vi nước (ha) (ha) (%) Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 11, Tân Bình, Trung tâm Phú Nhuận, Bình Thạnh và một 10641 387.96 3.65 phần quận Gò Vấp Phía Nam Quận 7, 8 và quận Nhà Bè 8174 604.15 7.39 Phía Tây Quận Tân Phú và quận Bình Tân 7991 452.8 5.67 Phía Bắc Quận Gò Vấp và quận 12 13619 451.25 3.31 Phía Đông Quận 2, 9 và quận Thủ Đức 18428 618.95 3.36 Tổng cộng 58853 2515.11 4.68 (Nguồn: Trung tâm điều hành chương trình chống ngập thành phố Hồ Chí Minh) Để thực hiện chương trình chống ngập và đảm bảo yêu cầu về tiêu thoát nước, Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã có văn bản số 6814/UBND-ĐTMT ngày 11 tháng 10 năm 2007 về việc thỏa thuận san lấp kênh rạch, “Giao Sở Giao thông - Công chính khi thực hiện việc thỏa thuận san lấp kênh rạch phải có quy định việc bố trí hồ điều tiết thay thế với diện tích hồ bằng 1,2 lần diện tích kênh rạch được san lấp, với các dự án có diện tích san lấp nhỏ phải có tính toán giải quyết yêu cầu thoát nước phù hợp”. Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu thuận lợi, giao thông phát triển và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch,
  17. 16 chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn. Nước ngầm: ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường (TNMT) TPHCM, hiện nay, tổng trữ lượng khai thác nước ngầm của thành phố đạt trên 2,5 triệu m3/ngày. Tính đến cuối năm 2010, số giếng khoan tại TPHCM đã tăng gần 7 lần so với năm 2000 với tổng lưu lượng khai thác lên tới 550.000 - 600.000 m3/ngày, trong đó lưu lượng khai thác được cấp phép chỉ chiếm khoảng 320.000 m3/ngày. Do khai thác tràn lan, vượt tầm kiểm soát nên ở nhiều vùng xuất hiện tình trạng sụt lún mặt đất, diễn ra tập trung tại các KCN như Tân Bình, Tân Tạo, Vĩnh Lộc.... Do khai thác nước ngầm tập trung với lưu lượng lớn, hiện nay, trữ lượng khai thác an toàn nhiều nơi bị khai thác cạn kiệt, gây mất cân bằng nước. Trong khi đó, tình trạng bê tông hóa ở nhiều nơi tại thành phố làm hạn chế khả năng hấp thụ nước tự nhiên bổ sung trữ lượng các tầng nước ngầm. Hiện tại thành phố đã ngưng cấp phép khai thác nước dưới đất trong nội thành và và một số vùng ngoại ô, nhằm bảo vệ trữ lượng nước dưới đất và hạn chế tình trạng sụt lún tại một số nơi. Đây là giải pháp cấp bách để giải quyết tình trạng trên. 1.3.2. Thủy văn Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn
  18. 17 Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh rạch chính với tổng chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành, bao gồm: - Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè - Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm - Hệ thống kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ - Hệ thống kênh Bến Nghé - Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật Độ dốc của phần lớn các kênh rạch này là rất nhỏ, đáy kênh thì bị lấp đầy bởi các vật chất lắng đọng từ nước thải đô thị và rác rưởi ném từ các hộ dân cư sinh sống trên và ven kênh rạch cũng như các ghe xuồng buôn bán trên sông, do đó khả năng thoát nước rất kém. Nét đặc trưng của hệ thống kênh rạch thành phố là bị ảnh hưởng mạnh bởi thuỷ triều, một vài kênh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng. Kết quả là các chất ô nhiễm tồn đọng lại trong kênh và đang bị tích tụ dần. Sự ô nhiễm nước và tích tụ bùn lắng trên các kênh rạch này không chỉ làm xấu cảnh quan đô thị, đặc biệt khu vực gần phía trung tâm thành phố, mà còn ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ cộng đồng. 1.2.1.3. KHÍ HẬU – THỜI TIẾT Điều kiện khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 270C, cao nhất lên tới 400C, thấp nhất xuống 13,80C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới
  19. 18 280C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Vào những tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa lớn thường gây ra ngập lụt cục bộ cho thành phố. Ngập do mưa thường xảy ra tại các khu vực có cao độ thấp và hệ thống thoát nước không tốt Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của gió chướng vào các tháng 11,12 và tháng 1. Gió chướng là một trong những nguyên nhân khiên đỉnh triều lên cao, gây ra ngập lụt tại một số khu vực. Triều cường kết hợp với gió chướng dẫn đến tình trạng ngập xảy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. 1.2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.2.1. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Toàn thành phố có 258 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Diện tích toàn Thành phố là 2.095,239 km2, trong đó nội thành là 140,3km2 còn lại là ngoại thành. Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5m, ngoại thành là 16m. Dự kiến đến năm 2020 TP sẽ mở rộng lên diện tích 650 km2, chiếm 31% tổng diện tích tự nhiên, với tổng dân số 10 triệu người.
  20. 19 Bảng 1.2: Đơn vị hành chính thành phố Hồ Chí Minh STT Tên đơn vị Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/ km2) 01 Quận 1 8 187.435 24.248 02 Quận 2 50 140.621 2.827 03 Quận 3 5 188.945 38.403 04 Quận 4 4 183.261 43.842 05 Quận 5 4 174.154 40.785 06 Quận 6 7 253.474 35.254 07 Quận 7 36 274.828 7.700 08 Quận 8 19 148.961 21.844 09 Quận 9 114 263.486 2.311 10 Quận 10 6 232.450 40.638 11 Quận 11 5 232.536 45.241 12 Quận 12 53 427.083 8.092 13 Quận Phú Nhuận 5 175.175 35.897 14 Quận Thủ Đức 48 455.889 9.546 15 Quận Tân Bình 22 430.436 19.233 16 Quận Tân Phú 16 407.924 25.400
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2