intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính đa dạng và bước đầu đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài Tai voi (Gesneriaceae) ở vùng núi đá vôi Đông Bắc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu tính đa dạng của họ Tai voi trên núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam bao gồm hệ thống học, phân loại, danh pháp, minh họa cho tất cả các loài Tai voi trên núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam đã được ghi nhận (gồm phát hiện và mô tả những loài mới và loài bổ sung cho Việt Nam). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính đa dạng và bước đầu đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài Tai voi (Gesneriaceae) ở vùng núi đá vôi Đông Bắc Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI TAI VOI (GESNERIACEAE) Ở VÙNG NÚI ĐÁ VÔI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2020 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI TAI VOI (GESNERIACEAE) Ở VÙNG NÚI ĐÁ VÔI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 84.201.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Đỗ Văn Trƣờng 2. PGS.TS. Nguyễn Trung Thành HÀ NỘI - 2020 2
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo cao học khóa K27 tại Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy giáo hƣớng dẫn Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS. TS. Nguyễn Trung Thành – Trƣờng Đại Học khoa học Tự nhiên và thầy TS. Đỗ Văn Trƣờng – Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ công tác tại phòng tiêu bản thực vật của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (VNMN), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Dƣợc liệu (NIMM), Truờng Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU), đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện dƣới sự hỗ trợ của đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng và bảo tồn họ Tai voi (Gesneriaceae) trên núi đá vôi của Việt Nam” – Mã số 106.03–2019.308. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến các thành viên trong gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Hà Nội, ngày….. tháng 12 năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Tố Uyên i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày….. tháng 12 năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Tố Uyên ii
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ v DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ................................................vii Đ T V N ĐỀ ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 1.1. Lịch sử nghiên cứu họ Tai voi trên thế giới ..................................................... 4 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................... 9 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU11 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 11 2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 11 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 11 2.3.1. Lựa chọn hệ thống học phù hợp để sắp xếp tất cả các taxa họ Tai voi đã biết ở Việt Nam ................................................................................................... 11 2.3.2. Nghiên cứu tính đa dạng họ Tai voi ......................................................... 11 2.3.3. Đánh giá hiện trạng bảo tồn .................................................................... 13 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 14 3.1. Lựa chọn hệ thống học phù hợp để sắp xếp các taxa họ Tai voi (Gesneriaceae) ở Việt Nam.................................................................................... 14 3.2. Tính đa dạng của họ Tai voi (Gesneriaceae) trên núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam ........................................................................................................................ 19 3.2.1. Danh lục các loài Tai voi trên núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam ............ 19 3.2.2. Đánh giá tính đa dạng các taxa (chi, loài) .............................................. 52 3.2.3. Đánh giá mức độ đặc hữu ........................................................................ 53 3.2.4. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống........................................................ 55 iii
  6. 3.2.5. Đặc trưng phân bố ................................................................................... 56 3.2.6. Đánh giá giá trị sử dụng .......................................................................... 59 3.2.7. Mô tả các taxon họ Tai voi trên núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam ghi nhận mới cho khu hệ thực vật Việt Nam ............................................................ 60 3.3. Hiện trạng bảo tồn các loài Tai voi trên núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam ... 72 3.3.1. Đánh giá hiện trạng bảo tồn các loài Tai voi trên núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam ............................................................................................................. 72 3.3.2. Xác định các mối đe dọa đến bảo tồn các loài Tai voi trên núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam ............................................................................................ 74 3.3.3. Đề xuất các biện phát bảo tồn các loài họ Tai voi ở Đông Bắc Việt Nam75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 78 1. Kết luận .............................................................................................................. 78 2. Kiến nghị............................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90 PHỤ LỤC BẢN THẢO BÀI BÁO iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hệ thống họ Tai voi (Gesneriaceae) ở Việt Nam theo hệ thống của Weber & al. (2013) .......................................................................................................... 15 Bảng 3.2. Hệ thống họ Tai voi (Gesneriaceae) ở vùng Đông Bắc Việt Nam theo Weber & al. (2013) .............................................................................................. 17 Bảng 3.3. Hệ thống học họ Tai voi (Gesneriaceae) ở Việt Nam, Trung Quốc và Thế giới theo Weber & al. (2013) ............................................................................... 18 Bảng 3.4. Đa dạng taxon họ Tai voi (Gesneriaceae) ở vùng núi đá vôi Đông Bắc53 Bảng 3.5. Dạng sống các loài Gesneriaceae ở vùng núi đá vôi Đông Bắc Việt Nam .............................................................................................................................. 56 Bảng 3.6. Phân bố theo độ cao các loài Gesneriaceae ở vùng núi đá vôi ............ 57 Bảng 3.7. Bảng phân bố các loài Gesneriaceae ở vùng Đông Bắc Việt Nam ..... 58 Bảng 3.8. Bảng phân bố môi trƣờng sống của các loài Tai Voi (Gesneriaceae) . 59 Bảng 3.9. Thống kê giá trị sử dụng của các loài Tai voi ..................................... 59 Bảng 3.10. Các loài nguy cấp, quý, hiếm và tình trạng bảo tồn .......................... 73 v
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Hệ thống học họ Tai voi (Gesneriaceae) trên cơ sở hình thái học và sinh học phân tử (Weber et al. (2013)) .......................................................................... 5 Hình 2. Đại thƣ lông cứng (Hemiboea strigosa). . .............................................. 62 Hình 3. Cây rita lá lớn (Henckelia monantha). ................................................... 64 Hình 4. Bô sa Dongxing (Loxostigma dongxingensis). ....................................... 66 Hình 5. Cây rita lá dầy (Primulina carnosifolia) ................................................ 68 Hình 6. Cây rita lá lớn (Primulina napoensis) .................................................... 70 Hình 7. Cây ri ta Jingxi (Primulina jingxiensis). ................................................ 72 vi
  9. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ IUCN IUCN Red List: liên minh bảo tồn thế giới CR Critically Endangered: Rất nguy cấp LC Least Concern: Ít quan tâm DD Data deficient: Thiếu dữ liệu NT Near-threatened: Sắp bị đe dọa EX Extinct: Tuyệt chủng VU Vulnerable: Sắp nguy cấp EN Endangered: Nguy cấp VQG Vƣờn quốc gia KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên NXB Nhà xuất bản HNU Phòng Tiêu bản, Trƣờng Đại học khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội HN Phòng Tiêu bản, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật NIMM Phòng tiêu bản, Viện dƣợc liệu VNMN Phòng tiêu bản, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam K Phòng tiêu bản, Vƣờn thực vật hoàng gia Kew – Anh KUN Phòng tiêu bản, Viện Thực vật Côn Minh – Trung Quốc KIB Phòng tiêu bản, Viện Thực vật Quảng Tây – Trung Quốc MO Phòng tiêu bản, Vƣờn thực vật Missouri – Hoa Kỳ L Phòng tiêu bản quốc gia Leiden – Hà Lan LE Phòng tiêu bản, Viện thực vật Komarov, Viện Hàn lâm Khoa học Nga P Phòng tiêu bản, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris – Pháp PE Phòng tiêu bản, Viện Thực vật, Viện Hàn lâm Khoa vii
  10. học Trung Quốc SCBI Phòng tiêu bản, Vƣờn Thực vật Hoa Nam – Trung Quốc WU Phòng tiêu bản, Đại học Wien – Áo SING Phòng tiêu bản, Vƣờn thực vật Singapore E Phòng tiêu bản, Vƣờn thực vật hoàng gia Edinburgh – Anh GXMI Phòng tiêu bản, Viện Khoa học Y dƣợc cổ truyền Quảng Tây – Trung Quốc BM Phòng tiêu bản, Bảo tàng lịch sử Tự nhiên – Anh S Phòng tiêu bản, Bảo tàng lịch sử Tự nhiên Thụy Điển NY Phòng tiêu bản, Viện thực vật New York – Hoa Kỳ viii
  11. Đ T V N ĐỀ Trên thế giới, núi đá vôi chiếm khoảng 14% diện tích của lục địa, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông và Đông Nam Á (gồm Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, và Malaysia), các khu vực này đƣợc xem là những trung tâm đa dạng sinh học, với nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm và nguy cấp của họ Basalminaceae, Begoniaceae, và Gesneriaceae đã đƣợc phát hiện và mô tả cho khoa học thế giới (Clements 2006, Williams 2008). Khu hệ thực vật núi đá vôi có giá trị bảo tồn to lớn và nổi bật do có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều loài đặc hữu. Tuy nhiên, hiện nay hệ sinh thái rừng núi đá vôi đang trở nên nguy cấp bởi ít đƣợc quan tâm bảo vệ và thƣờng xuyên chịu những tác động tiêu cực của con ngƣời. Nằm trong trung tâm đa dạng sinh học Indo–Burma, khu vực núi đá vôi của Việt Nam và Nam Trung Quốc có tính đạng sinh học cao và đƣợc ghi nhận là một trong những khu vực ƣu tiên cho bảo tồn. Ở Việt Nam, núi đá vôi phân bố chủ yếu từ miền Bắc đến miền Trung, ở khu vực Đông Bắc và Tây Bắc của nƣớc ta, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tâm linh, di chỉ khảo cổ, cảnh quan, địa chất và những giá trị đa dạng sinh học nổi bật. Phần lớn diện tích núi đá vôi nằm trong các khu vực đƣợc bảo vệ (ví dụ: Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, dãy núi đá vôi Cúc Phƣơng–Pù Luông, dãy núi đá vôi Ba Bể–Nà Hang–Bắc Mê, Vƣờn quốc gia Phong Nha–Kẻ Bàng), tuy nhiên vẫn còn nhiều diện tích núi đá vôi nằm ngoài hệ thống rừng đặc dụng, do chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân quản lý, những khu vực này vẫn đang chịu tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động bất hợp pháp nhƣ: khai thác đá, tài nguyên rừng và mở rộng diện tích canh tác. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải đánh giá lại hiện trạng đa dạng sinh học và bảo tồn của khu hệ động, thực vật trên núi đá vôi ở Việt Nam nói chung và khu vực Đông Bắc nói riêng, đặc biệt là các loài nhạy cảm và dễ biến đổi dƣới tác động của các yếu tố bất lợi. Để xác định đƣợc các khu vực núi đá vôi quan trọng và ƣu tiên bảo tồn, chúng ta cần xác định tính đa dạng (bao nhiêu loài) và hiện trạng bảo tồn (bao nhiêu loài nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu và mối đe dọa đến bảo tồn) của mỗi khu vực. Vùng Đông Bắc hiện nay gồm 9 tỉnh với diện tích trên 5,661 triệu ha (tỷ lệ 8,9% so với tổng diện tích cả nƣớc) với 9.140.142 dân (tỷ lệ 15,2% so với tổng dân 1
  12. số cả nƣớc). Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi đất và dãy núi đá vôi, với điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn đa dạng đã tạo cho khu vực này có tính đa dạng sinh học cao và lƣu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm, độc đáo, không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa kinh tế. Tuy vậy, do nạn phá rừng làm nƣơng rẫy và khai thác gỗ trái phép, cùng với việc khai thác khoáng sản không đƣợc kiểm soát đã dẫn đến diện tích rừng tự nhiên và đa dạng sinh học ngày càng giảm sút giảm, đặc biệt vùng núi đá vôi. Bƣớc đầu đã có một số chƣơng trình điều tra, nghiên cứu tổng thể đa dạng và hiện trạng bảo tồn của khu hệ động, thực vật ở một số khu vực núi đá vôi vùng Đông Bắc nƣớc ta. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến tính đa dạng, phân bố và hiện trạng bảo tồn của các loài Tai voi (Gesneriaceae) ở vùng núi đá vôi Đông Bắc. Họ Tai voi (Gesneriaceae) thuộc bộ Hoa môi (Lamiales) gồm khoảng 3200 loài thuộc 160 chi, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cổ nhiệt đới. Họ này gồm nhiều loài có màu sắc hoa đẹp và sặc sỡ, có giá trị làm cảnh và giá trị thƣơng mại (Wang et al. 1998; Wang et al. 2010; Webber et al. 2013). Sử dụng họ Tai voi nhƣ là trƣờng hợp nghiên cứu điển hình về tính đa dạng và bảo tồn của khu hệ thực vật núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam, bởi vì: (1) Họ Tai voi là một trong những họ thực vật chiếm ƣu thế ở khu hệ thực vật núi đá vôi; (2) Họ Tai voi bao gồm cả những loài có phân bố rộng, loài có vùng phân bố hẹp, và loài đặc hữu hẹp ở vùng núi đá vôi; và (3) Họ này vẫn ít đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam. Bƣớc đầu, đã có một vài thống kê về thành phần loài, danh lục các loài hay nghiên cứu phân loại các loài Tai voi ở Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ 2003; Vũ Xuân Phƣơng 2005, 2018; Luu et al. 2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ dựa vào đặc điểm hình thái và hệ thống học truyền thống, thiếu các thông tin về đặc trƣng phân bố, tình trạng bảo tồn, đặc biệt các loài trên núi đá vôi. Hơn nữa, những phát hiện hay ghi nhận mới gần đây về các loài Tai voi ở Việt Nam (Middleton et al. 2014; Do et al. 2016; 2017; Hong et al. 2018; Chen et al. 2017; 2018; Middleton 2018) không chỉ làm tăng số lƣợng các loài này ở Việt Nam, mà còn làm nổi bật khu vực tiềm năng cho nghiên cứu phát hiện các taxa mới cho khoa học thế giới, nếu có thêm nghiên cứu ở các khu vực hẻo lánh đƣợc thực hiện. Cùng với đó, 2
  13. những năm gần đây, do sức ép gia tăng dân số lên diện tích rừng tự nhiên đã làm cho môi trƣờng sống của các loài sinh vật trên núi đá vôi đã và đang bị suy giảm đáng kể, trong đó nhiều loài Tai voi đang có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng. Do đó, “Nghiên cứu t nh đ d ng và bƣớc đầu đánh giá hiện tr ng b o tồn các oài T i voi (Gesneri cec ) v ng n i đá v i Đ ng Bắc Việt N m” là cần thiết và cấp bách. Thông qua nghiên cứu này, phần lớn các loài Tai voi trên núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam sẽ đƣợc điều tra và đánh giá. Ngoài ra, những kết quả trong đề tài này cũng mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong xây dựng tài liệu cơ bản về họ Tai voi tại Việt Nam. n o : Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài Tai voi trên vùng núi đá vôi ở Đông Bắc Việt Nam. n t ti n: Đây sẽ là nghiên cứu đầu tiên đánh giá hiện trạng bảo tồn và là cơ sở khoa học cho các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn các loài Tai voi. 3
  14. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch s nghiên cứu họ T i voi trên thế giới Họ Tai voi (Gesneriaceae) thuộc bộ Hoa môi (Lamiales), phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các quan điểm nghiên cứu Hệ thống học truyền thống đã phân chia họ này thành 2 phân họ: Gesnerioideae và Cyrtandroideae (Bentham 1876; Fritsch 1893–1894; Burtt 1963). Sau đó, Burtt & Wiehler (1995), trên cơ sở hình thái và tế bào học đã phân chia họ này thành 3 phân họ: (1) Gesnerioideae (gồm 56 chi, chủ yếu ở vùng tân nhiệt đới); (2) Coronantheroideae (gồm 9 chi, chủ yếu ở Nam bán cầu, ôn đới Nam Mỹ đến Ôxtrâylia); (3) Cyrtandroideae (=Didymocarpoideae, gồm 82 chi, chủ yếu ở vùng Cổ nhiệt đới). Các hệ thống này dựa vào một vài đặc điểm hình thái và giải phẫu của hạt, lá mầm của cây con, cấu trúc của đĩa mật và vị trí của bầu. Các loài Tai voi ở vùng tân nhiệt đới đƣợc đặc trƣng bởi một số đặc điểm hình thái nhƣ: hạt có nội nhũ, 2 lá mầm tƣơng đối đồng đều và kém phát triển sau khi nảy mầm, đĩa mật gồm nhiều tuyến, và bầu hạ. Trong khi đó, các loài Tai voi ở vùng cổ nhiệt đới không có nội nhũ, chỉ 1 lá mầm phát triển tốt sau khi nảy mầm, đĩa mật dạng vòng ở phần đáy, và bầu thƣợng. Weber (2004) là ngƣời đầu tiên nghiên cứu hệ thống học họ Tai voi sử dụng các dữ liệu phân tử. Do nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các loài Tai voi phân bố ở vùng cổ nhiệt đới, nên Weber (2004) đã đề xuất hệ thống học phân tử tạm thời cho họ Tai voi ở khu vực này, gồm 4 nhóm: (1) Coronantheroid Gesneriaceae; (2) Gesnerioid Gesneriaceae; (3) Epithematoid Gesneriaceae; (4) Didymocarpoid Gesneriaceae. Trong đó, nhóm Didymocarpoid Gesneriaceae đƣợc phân chia thành 4 nhánh, gồm: “Basal Asiatic genera”, “European genera”, “African và Madagascan genera” và Advanced Asiatic and Malesian genera”. Khoảng 10 năm sau đó, Weber et al. (2013) đã đề xuất hệ thống học phân tử chính thức cho toàn bộ họ Tai voi. Đây là hệ thống chi tiết và bao quát nhất của họ Tai voi trên cơ sở dữ liệu hình thái và phân tử, theo đó 3 phân họ đƣợc ghi nhận: phân họ Sanangoideae (đơn loài Sanango racemosum), phân họ Gesnerioideae, và phân họ Didymocarpoideae. Hệ thống này đã cải thiện đáng kể vị trí và mối quan hệ của các taxa so với các hệ 4
  15. thống học truyền thống trƣớc đó. Trong đó nhánh Sanango/Sanangoideae (New World) là nhánh cơ sở và có quan hệ chị em với nhánh còn lại (gồm Gesnerioideae + Didymocarpoideae); phân họ Gesnerioideae đƣợc phân chia thành 12 phân tông trong 5 tông; và phân họ Didymocarpoideae đƣợc phân chia thành 14 phân tông của 2 tông (Hình 1). Hình 1. Hệ thống học họ Tai voi (Gesneriaceae) trên cơ sở hình thái học và sinh học phân tử (Weber et al. (2013)) 5
  16. Nghiên cứu tính đa dạng họ Tai voi đã đƣợc thực hiện khá đầy đủ ở các quốc gia trong khu vực Đông và Đông Nam Á (Trung Quốc, Thái Lan, và Malaysia). Trong đó, Trung Quốc đƣợc xem là trung tâm đa dạng sinh học nhất của họ này. Trong tài liệu “A Dictionary of the Families and Genera of Chinese Seed Plants (1958)”, các tác giả đã thống kê 41 chi và 210 loài Tai voi cho Trung Quốc. Trong khi biên soạn Thực vật chí Trung Quốc (bản tiếng Trung), Wang et al. (1990) đã mô tả 416 loài thuộc 56 chi, trong đó 16 chi và hơn 100 loài đƣợc mô tả mới cho khoa học. Sau đó, số lƣợng loài Tai voi đã đƣợc tăng lên 442 loài, với 354 loài và 25 chi (phần lớn đơn loài) đƣợc xem là đặc hữu của Trung Quốc (Wang et al. 1998). Trong cuốn sách “Plants of Gesneriaceae in China”, Li & Wang (2005) đã thống kê 463 loài thuộc 58 chi Tai voi cho hệ thực vật Trung Quốc. Trong công trình “Gesneriaceae of South China”, Wei et al. (2010) đã liệt kê, mô tả hình thái và đánh giá bảo tồn của 336 loài (gồm 32 loài mới) và 56 chi (gồm 1 chi mới), chiếm khoảng 85% tổng số loài Tai voi đã ghi nhận ở phía Nam Trung Quốc và 65% số loài đã ghi nhận khắp Trung Quốc. Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện về đa dạng và bảo tồn các loài Tai voi ở phía Nam Trung Quốc. Nhƣ vậy, Trung Quốc quả thực là trung tâm đa dạng của họ Tai voi trên thế giới, phần lớn các taxa đƣợc phát hiện ở phía Nam và Tây Nam Trung Quốc, bao gồm các tỉnh: Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu, với ít nhất 350 loài đã đƣợc ghi nhận ở khu vực này, đặc biệt trung tâm đa dạng là khu vực núi đá vôi chạy từ Tây Nam Quý Châu-Đông Nam Vân Nam–Quảng Tây đến phía Bắc Quảng Đông (Wei et a. 2010). Trên cơ sở phân tích yếu tố phân bố địa lý của các loài Tai voi ở Trung Quốc, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng núi đá vôi chạy từ Tây Nam Quý Châu–Đông Nam Vân Nam– Quảng Tây đến phía Bắc Quảng Đông là môi trƣờng sống chính của tất cả các đại diện thuộc phân họ Cyrtandroideae, với 42 chi và 210 loài, trong đó 15 chi và 163 loài là đặc hữu cho khu vực (Wang et al. 1990, 1998; Wei et al. 2010). Kể từ khi các công trình trên đƣợc công bố, nhiều loài và chi mới của họ Tai voi ở vùng núi đá vôi của Trung Quốc vẫn tiếp tục đƣợc phát hiện và mô tả (Fang & Qin 2004; Yang & Kang 2017; Yang & Ban 2017; Xin et al. 2018; Hong et al. 2018; Li et al. 2019). Trên cơ sở hệ thống học hiện đại họ Tai voi (Weber et al. 2013), Moller et al. 6
  17. (2016) đã đề xuất hệ thống học họ này cho thực vật Trung Quốc (có cập nhật giới hạn của các chi). Theo hệ thống này, giới hạn và vị trí của các chi trong họ Tai voi thay đổi đáng kể: từ 56 chi theo quan điểm của Wang et al. (1998) xuống còn 45 chi theo quan điểm mới này. Thêm vào đó, khoảng 22 chi đƣợc xem xét là synonym của các chi khác, và số lƣợng của các chi đặc hữu cũng đƣợc giảm từ 27 xuống 11 chi. Nghiên cứu bảo tồn các loài Tai voi ở Trung Quốc bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Trên cơ sở khung tiêu chí đánh giá bảo tồn của liên minh bảo tồn thế giới (IUCN 2001), Wei et al. (2010) đã tiến hành đánh giá hiện trạng bảo tồn cho 304 loài Tai voi ở phía Nam Trung Quốc. Kết quả đã chỉ ra rằng một nửa số loài Tai voi đang bị đe dọa, trong đó: 8 loài ở sắp bị đe dọa (NT), 20 loài sắp nguy cấp (VU), 26 loài nguy cấp (EN), 116 loài cực kì nguy cấp (CR), và 1 loài đã bị tuyệt chủng (EX). Hơn nữa, gần đây Viện Thực vật Quảng Tây (Trung Quốc) đã thành lập Trung tâm Bảo tồn các loài Tai voi ở Trung Quốc, với chức năng lƣu giữ và bảo tồn các loài Tai voi đặc hữu, quý hiếm và nguy cấp. Cho đến nay, khoảng 120 loài Tai voi đã và đang đƣợc bảo tồn và phát triển tại trung tâm này, với phần lớn các loài có nguồn gốc từ khu vực núi đá vôi của Trung Quốc. Trong danh lục các loài Tai voi ở Thái Lan, Burtt (2001) đã liệt kê 170 loài và phân loài thuộc 25 chi của họ này, trong đó mô tả 14 loài và 1 phân loài mới cho khoa học thế giới. Sau đó, nhiều loài và chi Tai voi đƣợc phát hiện và mô tả mới cho khu hệ thực vật Thái Lan (Triboun & Middleton 2012; 2015; Puglisi et al. 2015). Những kết quả nghiên cứu này khẳng định Thái Lan là một trong những trung tâm đa dạng của họ Tai voi trong khu vực. Tuy nhiên, phần lớn các loài Tai voi ở Thái Lan vẫn chƣa đƣợc đánh giá bảo tồn, ngoại trừ cho một số loài trong chi Microchirita (Puglisi & Middleton 2017) và chi Aeschynanthus (Middleton 2007). Ở Thái Lan, núi đá vôi phân bố rải rác khắp quốc gia, trong đó các loài Tai voi chiếm ƣu thế và đa dạng trong hệ thực vật núi đá vôi của Thái Lan, với nhiều loài đặc hữu hẹp, đặc biệt trong chi Paraboea (Triboun & Middleton 2012; 2015; Puglisi et al. 2015) và chi Microchirita (Puglisi & Middleton 2017). Mặc dù khu vực núi đá vôi chiếm diện tích nhỏ ở Malaysia, nhƣng ƣớc tính khoảng 14% loài thực vật có hạt đang sinh trƣởng và phát triển trên vùng núi đá vôi 7
  18. của quốc gia này. Trong đó phần lớn là các loài thực vật thuộc họ Basalminaceae, Begoniaceae, và Gesneriaceae, với nhiều loài đặc hữu hẹp và dễ bị tổn thƣơng và nguy cấp do tác động của các yếu tố môi trƣờng bất lợi (Chin 1977). Do đó, khu hệ thực vật núi đá vôi ở Malaysia đƣợc xem xét nhƣ là hệ sinh thái cực kì nguy cấp và quan trọng, ƣu tiên cho bảo tồn (Chua et al. 2009). Trong khi nghiên cứu lịch sử tự nhiên ở Malaysia, Kiew (1991) cho rằng họ Tai voi là họ thực vật lớn nhất trong nhóm hai lá mầm thân thảo của Malaysia, với 23 chi và khoảng 400 loài. Phần lớn phân bố ở dƣới tán rừng mƣa nhiệt đới, đặc biệt trong hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi (Chirita, Monophyllaea, và Paraboea), trong đó 80% số loài của chi Paraboea là đặc hữu. Khi đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài Tai voi ở Malaysia, Kiew et al. (2011) và Rafidad & Kiew (2017) đã chỉ ra rằng phần lớn các loài Tai voi nguy cấp đƣợc ghi nhận là phân bố ở vùng núi đá vôi, tuy nhiên các khu vực đó không nằm trong hệ thống các khu vực đƣợc bảo vệ, và đang chịu tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động khai thác đá, mở rộng diện tích canh tác, và phát triển du lịch sinh thái. Trong những năm gần đây, nghiên cứu bảo tồn (nhân giống và xây dựng mô hình bảo tồn ngoại vi) các loài Tai voi đã đƣợc thực hiện bởi một số viện nghiên cứu hay vƣờn thực vật trên thế giới nhƣ: Viện thực vật Bắc Kinh, Trung Quốc; Vƣờn thực vật Hoa Nam, Trung Quốc; Vƣờn thực vật Thẩm Quyến, Trung Quốc; Viện Thực vật Quảng Tây, Trung Quốc; Vƣờn Thực vật Singapore; Vƣờn thực vật hoàng gia Endinburgh, Vƣơng quốc Anh, đã góp phần đáng kể vào công tác bảo tồn các loài Tai voi quý hiếm và nguy cấp, đặc biệt các loài trên vùng núi đá vôi. Tuy nhiên, còn thiếu các nghiên cứu bảo tồn loài thực vật Tai voi ở Việt Nam. Nhƣ vậy, khu hệ thực vật vùng núi đá vôi của một số quốc gia láng giềng trong khu vực Đông và Đông Nam Á thực sự là những trung tâm đa dạng và đặc hữu cao của họ Tai voi. Bƣớc đầu những nghiên cứu về hệ thống học, phát sinh chủng loại, phân loại, đa dạng và bảo tồn các loài Tai voi đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đóng góp đáng kể vào sự hiểu biết về tính đa dạng của họ Tai voi ở khu vực Đông và Đông Nam Á, đồng thời làm nổi bật tính cấp thiết trong nghiên cứu bảo tồn các loài Tai voi đặc hữu, quý hiếm và nguy cấp trên vùng núi đá vôi. 8
  19. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam, núi đá vôi có diện tích khoảng 60,000 km2, phân bố chủ yếu ở miền bắc và miền trung, một phần diện tích nhỏ đƣợc ghi nhận ở miền Nam (dãy đá vôi Hà Tiên–Kiên Lƣơng, tỉnh Kiên Giang). Cũng giống nhƣ các quốc gia trong khu vực, vùng núi đá vôi của Việt Nam mang những giá trị thiên nhiên, văn hóa và đa dạng sinh học nổi bật, với một số khu vực núi đá vôi điển hình nhƣ: Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ long và Vƣờn quốc gia Phong Nha–Kẻ Bàng, trung tâm đa dạng sinh học toàn cầu Pù Luông–Cúc Phƣơng, và một loạt các khu vực khác có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học (World Bank 2005). Mặc dù, những nghiên cứu gần đây trên khu hệ thực vật núi đá vôi của Việt Nam đã phát hiện và mô tả nhiều loài thực vật cho khoa học thế giới (Aristolochia: Do et al. 2015; Polystichum: Lu et al. 2014; Urticaceae: Fu et al. 2013), nhƣng rất ít nghiên cứu về tính đa dạng và bảo tồn của một nhóm/họ thực vật cụ thể trên khu hệ thực vật núi đá vôi của Việt Nam đƣợc thực hiện. Đỗ Ngọc Đài & cs. (2007) đã tiến hành nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi Vƣờn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa). Kết quả cho thấy, đã xác định đƣợc 412 loài, 267 chi và 110 họ. Trong đó có 13 loài đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam chiếm 3.16%; 157 loài đƣợc sử dụng làm thuốc chiếm 49,69%; 54 loài cây cho lƣơng thực thực phẩm chiếm 17,09%. Một vài công trình nghiên cứu họ Tai voi ở Việt Nam đã đƣợc thực hiện ở đầu thế kỉ 20. Nhà thực vật Pháp (Pellegrin 1926, 1930) đã ghi nhận 90 loài thuộc 22 chi của họ Tai voi cho Đông Dƣơng, trong đó Việt Nam có 65 loài thuộc 18 chi. Phạm Hoàng Hộ (2000) đã mô tả vắn tắt hình thái và minh họa khoảng 70 loài trong 25 chi Tai voi cho hệ thực vật Việt Nam. Sau đó, Vũ Xuân Phƣơng (2005) đã liệt kê 78 loài thuộc 21 chi Tai voi ở Việt Nam. Một số chi đã trở thành tên đồng nghĩa (synonym) theo các quan điểm mới. Tuy nhiên danh pháp khoa học, đặc điểm phân loại và ranh giới loài của các loài kể trên là chƣa rõ ràng. Trong khi biên soạn họ Tai voi cho thực vật chí Việt Nam, dựa trên hệ thống học truyền thống của Melchior (1964), Vũ Xuân Phƣơng (2018) đã hệ thống học họ Tai voi ở Việt Nam gồm 147 loài trong 31 chi, 6 tông và 1 phân họ, với đầy đủ thông tin về danh pháp, phân loại, 9
  20. đặc điểm sinh vật học và sinh thái, và minh họa. Hơn nữa, tác giả cũng chỉ ra rằng khu vực núi đá vôi của miền Bắc là sinh cảnh hay môi trƣờng sống thích hợp cho các loài Tai voi. Gần đây, dựa trên các kết quả nghiên cứu về đa dạng và phân loại họ Tai voi ở Việt Nam kể từ năm 2000 (Do et al. 2013; Middleton et al. 2014; Do et al. 2016; 2017), Luu et al. (2018) đã cập nhật danh lục các loài Tai voi ở Việt Nam gồm 130 loài và 28 chi bản địa. Danh lục đã thể hiện những thay đổi về mặt danh pháp và phân loại của nhiều taxa, bao gồm các taxa đƣợc mô tả mới và bổ sung thêm. Những thay đổi và phát hiện mới này đã chỉ ra rằng vẫn còn nhiều sự thiếu sót trong nghiên cứu đa dạng họ Tai voi ở Việt Nam, và đây là nhóm tiềm năng cho nghiên cứu ở Việt Nam. Nhƣ vậy, mặc dù đã có những nghiên cứu tổng quan về hệ thống học, phân loại và đa dạng họ Tai voi ở Việt Nam đƣợc thực hiện, tuy nhiên chƣa có nghiên cứu đánh giá tính đa dạng và hiện trạng bảo tồn của họ này ở các hệ sinh thái đặc biệt nhƣ vùng núi đá vôi. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2