Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích hồ Trị An
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích hàm lượng tổng và các dạng liên kết của các kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích hồ Trị An, nhằm đóng góp một phần nhỏ kết quả của đề tài vào việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng ở hồ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích hồ Trị An
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆN HOÁ HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ VÂN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TÍCH LŨY MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH HỒ TRỊ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - Năm 2012 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆN HOÁ HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ VÂN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ TÍCH LŨY MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH HỒ TRỊ AN Chuyên ngành: Hóa Phân tích Mã số: 60 44 29 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐỨC LỢI Hà Nội - Năm 2012 2
- MỞ ĐẦU Kim loại nặng là một trong những chất gây ô nhiễm nghiêm trọng trong môi trường bởi độc tính, tính bền vững và khả năng tích lũy sinh học của chúng (Tam and Woong, 2000 [83]). Các nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong các sông, hồ trên thế giới chỉ ra rằng hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích thường lớn hơn rất nhiều so với trong nước (Abolfazl Naji, 2010 [40]; Forstner, 1979 [55]; Juan Liu, 2010 [62]). Do đó, trầm tích được xem là một chỉ thị quan trọng đối với sự ô nhiễm môi trường nước (P. S. Harikumar, 2009 [79]). Ở những hóa trị (trạng thái oxi hóa), dạng liên kết khác nhau thì độc tính, hoạt tính sinh học, sinh địa hóa… của các kim loại cũng khác nhau. Chẳng hạn, dạng AsIII độc hơn dạng AsV; các dạng Asen vô cơ thường có độc tính cao hơn các dạng Asen cơ kim. Với Asen, những dạng AsIII được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, còn những dạng AsV được đào thải theo cơ chế giải độc của gan, nghĩa là chuyển sang dạng axít monometylarsenic và dimetylarsenic. Chính vì vậy, trong sinh-y học, sinh địa hóa, môi trường thì việc nghiên cứu về dạng tồn tại của các nguyên tố hàm lượng vết để hiểu được các quá trình tích lũy sinh học, sự vận chuyển, sự chuyển hóa sinh hóa, độc tính và sự tiến triển độc tính, bản chất sinh học của các độc chất là cực kỳ quan trọng. Hàm lượng tổng của kim loại nặng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm trầm tích [75], tuy nhiên, hàm lượng tổng của kim loại trong trầm tích không cung cấp được các thông tin về khả năng tích lũy sinh học và khả năng di động của kim loại trong những điều kiện của môi trường khác nhau. Do vậy, việc phân tích, đánh giá tổng hàm lượng dạng kim loại trong trầm tích là chưa đủ mà còn phải xác định các dạng tồn tại của chúng. Việc xác định các dạng kim loại trong đất và trầm tích được thực hiện theo các phương pháp: chiết một giai đoạn, chiết lên tục và sử dụng nhựa trao đổi ion. Các quy trình chiết liên tục đã và đang được ứng dụng phổ biến và là một công cụ hữu dụng trong phân tích và đánh giá ô nhiễm trong mẫu trầm tích (Amanda Jo Zimmerman, 2010 [43]). Kim loại trong trầm tích thường được phân chia thành 3
- năm dạng theo quy trình chiết liên tục của Tessier (Tessier et.al, 1979 [45]): dạng trao đổi, dạng liên kết với cacbonat, dạng liên kết với sắt và mangan oxit, dạng liên kết với chất hữu cơ và dạng cặn dư. Hồ Trị An nằm ở bậc thang điều tiết nước cuối cùng của sông Đồng Nai và La Ngà, với diện tích lưu vực là 14776 km2. Đây là một trong những hồ chứa lớn nhất miền Đông Nam Bộ, khai thác tổng hợp nguồn nước phục vụ phát điện, cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, nước phục vụ sinh hoạt cho người dân và là công trình tham gia điều tiết gianh mặn phía hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn. Ngoài ra, hồ Trị An còn có nguồn lợi thuỷ sản lớn với sản lượng cá hàng năm khoảng 2-3 ngàn tấn. Hồ Trị An cũng là một điểm du lịch hấp dẫn thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai [8]. Hiện nay, hồ Trị An đang bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ do tác động của các hoạt động nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và đặc biệt là nước thải công nghiệp với nhiều thành phần nguy hại, trong đó có các kim loại nặng. Do tầm qua trọng lớn của hồ Trị An nên trong thời gian gần đây vấn đề ô nhiễm hồ đang rất được quan tâm. Đã có một số nghiên cứu về ô nhiễm hồ Trị An như dự án “Ngăn ngừa ô nhiễm nước trong hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai” của Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund For Nature - WWF) [2], đề tài “Nghiên cứu biện pháp khai thác, bảo vệ nguồn lợi và phát triển nuôi thủy sản hồ chứa bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” do PGS. TS Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm [8], đề tài “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp hiện trạng khai thác phục vụ quy hoạch và quản lý tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Nai” của Ths. Nguyên Ngọc Anh [39]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào đánh giá chất lượng nước của hồ, mà chưa đánh giá sự ô nhiễm của trầm tích hồ. Để có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao trong nghiên cứu khoa học, công nghệ môi trường, chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích hồ Trị An” với các mục tiêu cụ thể như sau: Xác định hàm lượng tổng và hàm lượng các dạng liên kết của các kim loại Cu, Pb, Zn trong trầm tích hồ Trị An bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). 4
- Xác định tuổi trầm tích. Đánh giá sự khác biệt về hàm lượng kim loại nặng trong mẫu trầm tích mới và mẫu nền đất cũ của hồ. Đánh giá sự phân bố hàm lượng kim loại theo tuổi trầm tích. Đánh giá sự tương quan giữa hàm lượng các kim loại Cu, Pb, Zn với nhau. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích hồ Trị An dựa vào một số chỉ số và tiêu chuẩn chất lượng trầm tích. Luận văn được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm. Các nội dung về phân tích hàm lượng tổng và các dạng liên kết của Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích hồ Trị An được thực hiện tại phòng Hóa Phân tích - Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Việc lấy mẫu và xác định tuổi địa chất của mẫu trầm tích Hồ Trị An được thực hiện bởi phòng Địa chất Đệ tứ - Viện Địa chất, và là một phần kết quả của đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực sông Đồng Nai” do TS. Đinh Văn Thuận, trưởng phòng Địa chất Đệ tứ - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài. 5
- Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1 Trầm tích và sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích Trầm tích là các vật chất tự nhiên bị phá vỡ bởi các quá trình xói mòn hoặc do thời tiết, sau đó được các dòng chảy chất lỏng vận chuyển đi và cuối cùng được tích tụ thành lớp trên bề mặt hoặc đáy của một khu vực chứa nước như biển, hồ, sông, suối. Quá trình trầm tích là một quá trình tích tụ và hình thành các chất cặn lơ lửng để tạo nên các lớp trầm tích. Ao, hồ, biển, sông tích lũy các lớp trầm tích theo thời gian (Trần Nghi, 2003 [14]; [89]). Trầm tích là đối tượng thường được nghiên cứu để xác định nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng vào môi trường nước bởi tỉ lệ tích lũy cao các kim loại trong nó (Forstner et.al, 1979 [56]). Nồng độ kim loại trong trầm tích thường lớn gấp nhiều lần so với trong lớp nước phía trên. Đặc biệt, các dạng kim loại không nằm trong cấu trúc tinh thể của trầm tích có khả năng di động và tích lũy sinh học cao vào các sinh vật trong môi trường nước. Các kim loại nặng tích lũy trong các sinh vật này sẽ trở thành một mối nguy hiểm cho con người thông qua chuỗi thức ăn. Chính vì lí do đó, trầm tích được xem là một chỉ thị quan trọng đối với sự ô nhiễm môi trường nước. Các nguồn tích lũy kim loại vào trầm tích: Nguồn gây nên sự tích lũy kim loại nặng vào trầm tích bao gồm nguồn nhân tạo và nguồn tự nhiên. Nguồn nhân tạo: là các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động của con người như: nước thải từ sinh hoạt, các hoạt động nông nghiệp, và đặc biệt là quá trình sản xuất công nghiệp (nước thải, khí thải, bụi công nghiệp…). Hầu hết sự ô nhiễm kim loại nặng bắt đầu với sự phát triển của ngành công nghiệp. Kết quả là hàm lượng nhiều kim loại từ các nguồn trên mặt đất và khí quyển đi vào môi trường nước đã và đang tăng lên đáng kể. Sau khi đi vào môi trường nước, kim loại sẽ được phân bố trong nước, sinh vật và trầm tích. 6
- Nguồn tự nhiên: kim loại nặng từ đất, đá xâm nhập vào môi trường nước thông qua các quá trình tự nhiên, phong hóa, xói mòn, rửa trôi (Ip Crman 2007, [61]). Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy kim loại trong trầm tích Mức độ nền tự nhiên của kim loại nặng trong phần lớn trầm tích là do sự phong hóa các khoáng vật và sự xói mòn đất, do đó nó thường rất nhỏ. Nhưng do hoạt động của con người mà mức độ nền này đã tăng lên đến mức gây ô nhiễm, có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trầm tích là một hỗn hợp phức tạp của của các pha rắn bao gồm sét, silic, chất hữu cơ, cacbonat và một quần thể vi khuẩn. Phần lớn thành phần kim loại trong trầm tích đều nằm ở phần cặn dư, là phần của khoáng vật tự nhiên tạo thành trầm tích (USEPA, 2005 [86]). Những nguyên tố trong dạng liên kết này không có khả năng tích lũy sinh học. Phần còn lại là các dạng phức chất của kim loại và dạng bị hấp phụ bởi nhiều thành phần của trầm tích đều có khả năng tích lũy sinh học (WHO, 2006 [87]). Sự tích lũy kim loại vào trầm tích có thể xảy ra theo ba cơ chế sau: 1. Sự hấp phụ hóa lý từ nước 2. Sự hấp thu sinh học bởi các chất hữu cơ hoặc sinh vật 3. Sự tích lũy vật lý của các hạt vật chất bởi quá trình lắng đọng trầm tích. Và nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố về đặc điểm vật lý và thủy văn của khu vực nghiên cứu, ảnh hưởng của điều kiện khí quyển, pH, các quá trình oxi hóa - khử, kết cấu của trầm tích, khả năng trao đổi cation… Sự hấp phụ hóa lý trực tiếp từ nước xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Sự hấp phụ vật lý thường xảy ra khi các hạt vật chất hấp phụ trực tiếp kim loại nặng từ nước. Hấp phụ hóa học và sinh học phức tạp hơn do được kiểm soát bởi nhiều yếu tố như pH và quá trình oxi hóa. Sự tiếp xúc với oxi dẫn đến quá trình oxi hóa của sunfua trong trầm tích và làm giảm pH của nước. Như vậy, điều kiện oxi hóa ảnh hưởng đến pH. Schinder (1991) [83] cho rằng giá trị của pH là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hấp phụ kim 7
- loại trong trầm tích. pH cao làm tăng sự hấp phụ và ngược lại pH thấp có thể ngăn cản sự lưu trữ kim loại trong trầm tích. Trong môi trường oxi hóa, các cation có thể bị hấp phụ bởi hạt sét, lớp phủ oxit của Fe, Mn, và Al trên hạt sét hoặc dạng hòa tan, và các hạt vật chất hữu cơ. Khi nồng độ oxi giảm, thường là do sự phân hủy của vật chất hữu cơ, các lớp phủ oxit bị hòa tan, giải phóng các cation. Trong trầm tích thiếu oxi, nhiều cation phản ứng với sulfide tạo ra bởi vi khuẩn và nấm, hình thành nên muối sunfua không tan. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ion kim loại dễ dàng bị hấp phụ bởi các chất hữu cơ dạng rắn. Tùy thuộc vào nguồn gốc mà cấu trúc và thành phần của chất mùn là khác nhau và do đó ảnh hưởng đến sự hấp phụ này. Tùy thuộc vào môi trường trầm tích, kích thước hạt trầm tích phân bố trong một khoảng rộng từ hạt keo rất nhỏ ( đường kính < 0,1m) đến hạt mịn (đường kính < 63 m), hạt cát lớn và hạt sỏi đường kính vài milimet. Tam và Wong (2000) [84] phát hiện ra rằng hàm lượng cao của kim loại được tìm thấy trong phần hạt mịn của trầm tích chứ không phải trong phần có kích thước hạt cát. Nguyên nhân là do diện tích bề mặt lớn và thành phần các chất mùn trong phần hạt mịn này. 1.2 Các dạng tồn tại và độc tính của kim loại nặng Kim loại nặng là những kim loại có tỷ trọng lớn hơn 5 g/cm3 và thông thường chỉ những kim loại liên quan đến sự ô nhiễm và độc hại. Tuy nhiên chúng cũng bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết cho một số sinh vật ở nồng độ thấp (Adriano, 2001 [42]). Kim loại nặng được được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). Kim loại trong môi trường có thể tồn tại ở các dạng khác nhau như dạng muối tan, dạng ít tan như oxit, hiđroxit, muối kết tủa và dạng tạo phức với chất hữu cơ. Tùy thuộc vào dạng tồn tại đó mà khả năng tích lũy trong trầm tích và khả năng tích lũy sinh học của kim loại là khác nhau. Các cơ thể sống luôn cần một lượng rất nhỏ một số kim loại nặng ( gọi là các nguyên tố vi lượng), nhưng nếu liều lượng vượt quá mức cho phép có thể gây hại 8
- cho cơ thể. Sự tích lũy của các kim loại này trong một thời gian dài trong cơ thể sống có thể gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm. Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu ba kim loại nặng là đồng (Cu), chì (Pb) và kẽm (Zn). Đồng (Cu): Đồng là một nguyên tố thiết yếu đối với thực vật, động vật và con người, nhưng cũng có tiềm năng độc tính. Đồng thường tồn tại dạng Cu2+, nhưng có thể bị khử thành Cu+ và Cu0 dưới những điều kiện thích hợp. Do có xu hướng kết hợp với ion S2- trong môi trường khử nên đồng kém linh động. Ở pH > 6, đồng có thể kết tủa dưới dạng hiđroxit, oxit, hiđroxi-cacbonat. Đồng tạo phức với chất mùn với liên kết rất bền làm cho nó ít có khả năng tích lũy sinh học [15, 29, 35]. Đồng rất cần thiết đối với các loài động, thực vật bậc cao. Đồng cần thiết cho chuyển hóa sắt và lipid, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, góp phần bảo vệ màng tế bào hồng cầu, góp phần tạo xương và chuyển hóa cholesterol tỷ trọng thấp (LD) thành vô hại [31]. Đồng có trong tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở gan. Đồng có nhiều chức năng sinh lý quan trọng chủ yếu cho sự phát triển của cơ thể như: thúc đẩy sự hấp thu và sử dụng sắt để tạo thành Hemoglobin của hồng cầu. Nếu thiếu đồng trao đổi sắt cũng sẽ bị ảnh hưởng, nên sẽ bị thiếu máu và sinh trưởng chậm…. Đồng tham gia vào thành phần của sắc tố màu đen, nếu thiếu đồng thì da sẽ bị nhợt nhạt, lông mất màu đen…. Nhu cầu của cơ thể với đồng ít hơn sắt nhưng không thể thiếu đồng tới hoạt động của hệ thần kinh và các hoạt động khác của cơ thể…[40] Đồng tham gia thành phần cấu tạo của nhiều loại enzim có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của cơ thể như: Cytocromoxydase, Tysosinase.… Đồng còn hoạt động như là chất chống oxy hoá (antioxidant) các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hoá. Ceruloplasmin trong huyết thanh là một hợp chất của -2 Globulin với đồng được tổng hợp ở gan, mỗi phân tử Ceruloplasmin chứa 6 nguyên tử đồng trong cấu trúc của nó, có chức năng là một peroxydase xúc tác phản ứng oxy hoá sắt 9
- hoá trị II thành sắt hoá trị III, dạng này kết hợp với Transferin trong huyết thanh để vận chuyển sắt hoá trị III trong quá trình hô hấp [40]. Tuy đồng là một nguyên tố vi lượng cần thiết với cơ thể, nhưng sự tích tụ với hàm lượng lớn sẽ gây nguy hiểm. Các hợp chất của đồng có độc tính không cao so với các kim loại nặng khác, các muối đồng gây tổn thương đường tiêu hóa, gan, thận và niêm mạc. Độc nhất là muối đồng xianua. Khi hàm lượng đồng trong cơ thể người là 60-100 mg/kg thể trọng gây nôn mửa, 10 g/kg thể trọng có thể gây tử vong [20]. Có một bệnh lý gọi là bệnh Wilson hay còn gọi là bệnh thoái hóa gan nhân đậu, là một bệnh biến dị gen tự thể ẩn tính gây rối loạn chuyển hóa đồng, dẫn đến thoái hóa một số khu vực của não và xơ gan. Bệnh tuy khá hiếm nhưng vẫn có thể gặp ở mọi nơi, mọi chủng tộc trên thế giới [40]. Chì (Pb): Chì là kim loại tồn tại phổ biến trong tất cả các môi trường, trong nhiều pha khác nhau và trong tất cả các hệ thống sinh học. Chì tồn tại ở dạng số oxi hóa +2. Ở pH cao, chì trở nên ít tan và khả năng tích lũy sinh học thấp do tạo phức với chất hữu cơ, liên kết với oxit và silica của sét, và kết tủa dạng cacbonat và hiđroxit [15, 29, 34]. Chì là một nguyên tố có độc tính cao với con người và động vật.Chì tác động lên hệ thống tổng hợp hem của hemoglobin do kìm hãm các enzim tham gia xúc tác ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình tổng hợp hem. Enzim Delta- aminolevulinic-dehydrotase (ALAD) bị kìm hãm khi nồng độ chì trong máu cao hơn 10 g/dl. Khi nồng độ chì trong máu cao hơn 50 g/dl sẽ gây ra nguy cơ mắc triệu chứng thiếu máu, thiếu sắc tố da, màng hồng cầu kém bền vững [3, 32]. Với nồng độ chì cao hơn 80 g/dl trong máu gây ra các bệnh về não với các biểu hiện lâm sàng là: mất điều hòa, vận động khó khăn, giảm ý thức, ngơ ngác, hôn mê và co giật. Khi phục hồi thường kèm theo các di chứng như động kinh, sự đần độn và trong một vài trường hợp bị bệnh thần kinh về thị giác và mù. Ở trẻ em, tác động này xảy ra khi nồng độ chì trong máu là 70 g/dl. Ngoài ra, trẻ còn bị triệu 10
- chứng hoạt động thái quá (năng động), thiếu tập trung và sự giảm nhẹ chỉ số IQ [32]. Chì thâm nhập vào cơ thể qua đường nước uống, thực phẩm, hô hấp. Khả năng loại bỏ chì khỏi cơ thể rất chậm, chủ yếu qua đường nước tiểu [3]. Chu kì bán đào thải của chì trong máu khoảng một tháng, trong xương 20-30 năm. Tiêu chuẩn của FAO (Food and Agriculture Organization) cho phép là 3 mg/tuần [20]. Ở nước ta, lượng bụi chì trung bình trong không khí đô thị và nông thôn khoảng 1 mg/m3 và 0,1-0,2 mg/m3, và con người phải hít vào tương ứng là 1,5-20 mg/ngày và 1,5-4,0 mg/ngày. Theo quy định Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), giới hạn bụi chì nơi làm việc phải nhỏ hơn 0,01 mg/m3 không khí; còn ở khu dân cư thì phải nhỏ hơn 0,005 mg/m3. Tuy nhiên, bụi chì trong không khí khu sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần cho phép. Dọc các trục lộ giao thông, dù giờ đây không dùng xăng pha chì nữa, nhưng lượng bụi chì cũng không giảm đáng kể [30]. Theo GS.TSKH Lê Huy Bá (Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh), chì có trong các nguyên liệu làm đồ chơi cho trẻ và cả những vật dụng hàng ngày. Đây là một kiểu gây hại sức khoẻ ghê gớm cho trẻ nhưng lại khó nhìn, khó phát hiện, chỉ trừ khi ngộ độc cấp tính, mà lúc đó thì đã quá trễ [30]. Gần đây, Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành xét nghiệm một số loại thuốc cam, là vị thuốc đông y được sử dụng rất phổ biến tại các địa phương để chữa trị bệnh cho trẻ bị hăm mông, hăm tã, lở loét miệng... và cho kết quả trong loại “thuốc cam” màu đỏ này có hàm lượng chì cao. Một số trẻ em sử dụng loại thuốc cam này đã bị nhiễm độc chì, khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ [38]. Kẽm (Zn): Kẽm cũng là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể với trạng thái oxi hóa +2. Ở pH thấp, kẽm có độ linh động vừa phải, liên kết yếu với sét và chất hữu cơ. Khi pH tăng, kẽm liên kết với oxit, aluminosilicat và mùn, khả năng hòa tan của nó thấp hơn. Trong đất và trầm tích bị ô nhiễm bởi kẽm, kẽm thường tồn tại ở dạng kết tủa với oxit, hiđroxit và hiđro-cacbonat. Các dạng này làm giới hạn khả 11
- năng hòa tan của kẽm ở pH > 6. Trong môi trường khử, sự linh động của kẽm cũng bị hạn chế bởi sự tạo thành ZnS ít tan [15, 29, 36]. Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết. Có khoảng 100 loại enzim cần có kẽm để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Trong cơ thể có khoảng 2-3 g kẽm, hiện diện trong hầu hết các loại tế bào và các bộ phận của cơ thể, nhưng nhiều nhất tại gan, thận, lá lách, xương, ngọc hành, tinh hoàn, da, tóc móng. Kẽm cần thiết cho thị lực, còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật, kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu chất đạm để tổng hợp tế bào mới, tăng liền sẹo, bạch cầu cần có kẽm để chống lại nhiễm trùng và ung thư. Nhu cầu về kẽm hàng ngày khoảng 10-15 mg. Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như sò, thịt, sữa, trứng, thịt gà, cá, tôm, cua và nước máy… [31]. Do kẽm là dinh dưỡng thiết yếu, nên việc thiếu hụt hay dư thừa kẽm sẽ gây ra các chứng bệnh như ngộ độc hệ thần kinh và hệ miễn nhiễm [20]. Việc thiếu hụt kẽm có thể làm đàn ông sụt cân, giảm khả năng tình dục và có thể mắc bệnh vô sinh. Phụ nữ có thai thiếu kẽm sẽ giảm trọng lượng trẻ sơ sinh, thậm chí có thể bị lưu thai. Thiếu kẽm dẫn đến chậm lớn, bộ phận sinh dục teo nhỏ, dễ bị các bệnh ngoài da, giảm khả năng đề kháng…Một số người có vị giác hay khứu giác bất thường do thiếu kẽm. Điều này giải thích tại sao một số các loại thuốc chống kém ăn, điều trị biếng ăn có thành phần chứa kẽm [40]. Oxit kẽm (ZnO) ở kích thước nano là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và y học do khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, xúc tác...Tuy nhiên, những nghiên cứu ban đầu của Minghong Wu và các cộng sự tại Đại học Thượng Hải về độc tính của phần tử nano ZnO trên tế bào thần kinh của chuột cho thấy: sau 24 giờ, nhiều tế bào biểu hiện dấu hiệu của quá trình chết như biến đổi hình thái, gãy nhân, vỡ màng, tỷ lệ tế bào có dấu hiệu của quá trình chết tỷ lệ với nồng độ ZnO đưa vào. Tuy tác dụng gây độc mới được thử nghiệm trên tế bào trong môi trường nuôi cấy nhưng các nhà khoa học cũng khuyến cáo cần những nghiên cứu tiếp theo để khẳng định ảnh hưởng của các phần tử nano đến cơ thể con người - một vấn đề quan trọng trong sản xuất và sử dụng các vật liệu, chế phẩm nano [33]. 12
- 1.3 Khái niệm về phân tích dạng và một số quy trình chiết liên tục [43, 45, 55] Trong đất và trầm tích có chứa nhiều thành phần, nguyên tố có hại, trong số đó có các kim loại nặng. Tổng hàm lượng kim loại trong đất và trầm tích có ích với những ứng dụng về địa hóa học. Tuy nhiên các dạng tồn tại của kim loại, đặc biệt là các dạng có khả năng tích lũy sinh học được quan tâm nhiều hơn. Thuật ngữ “dạng” được định nghĩa bởi Fillip M. Tack và Marc G. Verloo [55] là: sự nhận dạng và định lượng các dạng, các hình thức hay các pha khác nhau mà trong đó kim loại tồn tại. Định lượng các yếu tố ô nhiễm trong đất, trầm tích là việc sử dụng các dung dịch hóa học khác nhau, nhưng đặc trưng và dễ phản ứng để giải phóng kim loại từ các dạng khác nhau của mẫu đất và trầm tích. Nếu các kim loại tồn tại trong các dạng linh động và có khả năng tích lũy sinh học được giải phóng từ đất và trầm tích sẽ làm tăng hàm lượng các kim loại có độc tính trong nước, dẫn đến nguy cơ gia tăng sự hấp thu các kim loại này đối với thực vật, động vật và con người (Amanda Jo Zimmerman, 2010 [43] và Fillip M. Tack, 1995 [55]). Việc xác định các dạng kim loại trong đất và trầm tích được thực hiện theo các phương pháp: chiết một giai đoạn (single extraction)), chiết lên tục (sequential extraction procedure, SEP) và sử dụng nhựa trao đổi ion. Nhiều quy trình chiết liên tục đã được ứng dụng để phân tích dạng kim loại trong nhiều loại mẫu đất, trầm tích và đã cung cấp những thông tin hữu ích về nguồn gốc, cách thức tồn tại, khả năng tích lũy sinh học và địa hóa, tiềm năng di động, và sự chuyển hóa của kim loại trong trầm tích. Do đó, các quy trình này là một công cụ hữu dụng trong phân tích và đánh giá sự ô nhiễm (Amanda Jo Zimmerman, 2010 [43]). Quy trình của Tessier (1979) [45] là quy trình được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, còn có các quy trình chiết khác. Tuy nhiên các quy trình đều có nguyên lý chung là kim loại ở dạng linh động nhất được chiết ra ở dạng đầu tiên (F1), và tiếp tục theo sự giảm dần độ linh động. Theo Tessier, kim loại trong trầm tích và đất tồn tại ở năm dạng sau: - Dạng trao đổi: Kim loại trong dạng này liên kết với trầm tích hay các thành phần chính của trầm tích (sét, hydrat oxit của sắt và mangan, axit humic) bằng lực hấp phụ yếu. Sự thay đổi lực ion của nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp 13
- phụ hoặc giải hấp các kim loại này, dẫn đến sự giải phóng hoặc tích lũy kim loại tại bề mặt tiếp xúc của nước và trầm tích. - Dạng liên kết với cacbonat: Các kim loại liên kết với cacbonat rất nhạy cảm với sự thay đổi của pH, khi pH giảm thì kim loại tồn tại ở dạng này sẽ được giải phóng. - Dạng liên kết với Fe-Mn oxit: Ở dạng liên kết này kim loại được hấp phụ trên bề mặt của Fe-Mn oxi hydroxit và không bền trong điều kiện khử, bởi vì trong điều kiện khử trạng thái oxi hóa của sắt và mangan sẽ bị thay đổi, dẫn đến các kim loại trong trầm tích sẽ được giải phóng vào pha nước. - Dạng liên kết với hữu cơ: Các kim loại có thể liên kết với nhiều dạng hữu cơ khác nhau như các cá thể sống, những mảnh vụn do sự phân hủy của sinh vật hay cây cối... Kim loại ở dạng này sẽ không bền trong điều kiện oxi hóa, khi bị oxi hóa các chất hữu cơ sẽ phân hủy và các kim loại sẽ được giải phóng vào pha nước. - Dạng cặn dƣ: Phần này chứa các muối khoáng tồn tại trong tự nhiên có thể giữ các vết kim loại trong nền cấu trúc của chúng. Do đó, khi kim loại tồn tại trong phân đoạn này sẽ không thể hòa tan vào nước trong các điều kiện như trên. Quy trình chiết của Tessier với các điều kiện về thuốc thử, hàm lượng và thời gian được trình bày cụ thể trong bảng 1.1. Bảng1.1 Quy trình chiết liên tục của Tessier (1979) [45] Dạng kim loại Điều kiện chiết (1g mẫu) Trao đổi 8 ml MgCl2 1M (pH=7), khuấy liên tục trong 1giờ (F1) Hoặc: 8 ml NaOAc 1M (pH= 8,2), khuấy liên tục trong 1giờ Liên kết với 8 ml NaOAc 1M (pH=5 với HOAc), khuấy liên tục trong cacbonat (F2) 5 giờ, toC phòng Liên kết với 20 ml Na2S2O4 0,3M + Na-citrate 0,175M+ H-citrate Fe - Mn oxit 0,025M (F3) Hoặc: 20 ml NH2OH.HCl 0,04M trong HOAc 25% (v/v), 96 ± 3oC, thi thoảng khuấy, 6giờ Liên kết với (1) 3 ml HNO3 0,02M + 5ml H2O2 30% (pH= 2 với hữu cơ HNO3), 85 ± 2oC, khuấy 2 giờ 14
- (F4) (2) Thêm 3 ml H2O2 30% (pH= 2 với HNO3), 85 ± 2oC, khuấy 3 giờ (3) Sau khi làm nguội, thêm 5 ml NH4OAc 3,2M trong HNO3 20% và pha loãng thành 20 ml, khuấy liên tục trong 30 phút Cặn dư (1) HClO4 (2 ml)+ HF (10 ml) đun đến gần cạn (F5) (2) HClO4 (1 ml)+ HF (10 ml) đun đến gần cạn (3) HClO4 (1 ml) (4) Hòa tan bằng HCl 12N, sau đó định mức thành 25 ml. Bên cạnh quy trình của Tessier có một số quy trình tiêu biểu khác là: quy trình của Ủy ban tham chiếu cộng đồng (Community Bureau of Reference procedure, BCR) (Ure et. al, 1993 [44]), quy trình chiết ngắn của Maiz (Maiz et. al, 2000 [60]), quy trình của Galan (Galan et. al, 1999 [54]) và quy trình của Hiệp hội Địa chất Canada (Geological Society of Canada, GSC) (Benitez và Dubois, 1999 [67]). Quy trình của BCR gần giống với quy trình của Tessier, chỉ có một điểm khác là dạng trao đổi và dạng cacbonat trong quy trình của Tessier được gộp chung lại thành một dạng. Do đó quy trình này chỉ có bốn dạng (Ure et. al, 1993 [44]). Bảng 1.2 Quy trình chiết liên tục của BCR (1993) [44] Dạng kim loại Điều kiện chiết (1g mẫu) Trao đổi và liên kết 40 ml HOAc 0,11M, 22 ± 5oC, khuấy liên tục 16 giờ với cacbonat (F1) Liên kết với 40 ml NH2OH.HCl 0,1M (pH = 2 với HNO3), Fe - Mn oxit (F2) 22 ± 5oC, khuấy liên tục 16 giờ Liên kết với (1) 10 ml H2O2 8,8M (pH = 2-3), toC phòng, khuấy liên hữu cơ tục, 1 giờ (F3) (2) 10 ml H2O2 (pH = 2-3), 85oC, đun 1 giờ, đến thể tích 3ml (3) 10 ml H2O2 (pH = 2-3), 85oC, đun 1 giờ, đến thể tích 1ml (4) 50ml NH4OAc 1M (pH=2 với HNO3), 22 ± 5oC, khuấy liên tục, 16 giờ Cặn dư (F4) HF+ HNO3 + HClO4 15
- Tác giả Maiz đã so sánh quy trình chiết ngắn và quy trình của Tessier với cùng một mẫu trầm tích và nhận thấy rằng quy trình chiết ngắn đã đưa ra những kết quả có tính tương quan tốt với nhiều kim loại được kiểm tra và cũng tương quan với quy trình của Tessier. Quy trình này chỉ có ba dạng, sử dụng các thuốc thử rất khác so với hai quy trình trên và ở dạng cặn dư không có thời gian cụ thể (Maiz et. al, 2000 [60]). Bảng 1.3 Quy trình chiết ngắn của Maiz (2000) [60] Dạng kim loại Điều kiện chiết (3g mẫu) Trao đổi 10 ml CaCl2 0,01M, toC phòng, thỉnh thoảng khuấy, 2 giờ (hay di động) (F1) Có tiềm năng di 2 ml hỗn hợp: DTPA(1) 0,005M + CaCl2 0,01M + động (F2) TEA(2) 0,1M (pH= 7,3), toC phòng, 4 giờ Cặn dư (F3) Cường thủy (HCl: HNO3 3:1)+ HF (1): Pentetic acid hoặc Diethylene triamine pentaacetic acid (2): Triethanolamine Năm 1999, Galan đã đưa ra quy trình chiết gồm bốn dạng, gần giống như Tessier và BCR. Tuy nhiên, quy trình này được sử dụng riêng cho mẫu đất bị ảnh hưởng bởi nước thải chứa axit của các mỏ khai thác, do đó thuốc thử sử dụng cũng có sự khác biệt so với quy trình của Tessier. Nghiên cứu của Galan cho thấy quy trình chiết này phù hợp hơn quy trình của Tessier và BCR đối với mẫu đất trên do kết quả chiết dạng kim loại có độ chính xác cao hơn (Galan et. al, 1999 [54]). Bảng 1.4 Quy trình chiết liên tục của Galan (1999) [54] Dạng kim loại Điều kiện chiết (0,5g mẫu) Trao đổi và liên kết 35 ml NH4OAc1M (pH= 5), 20oC, khuấy liên tục, với cacbonat (F1) 1 giờ Liên kết với 20 ml NH2OH.HCl 0,4M trong HOAc 25%, 96oC, khuấy Fe - Mn oxit (F2) bằng tay 30 phút 1 lần, 6 giờ Liên kết với (1) 3 ml HNO3 0,2 M + 5 ml H2O2 (pH = 2), 85oC, hữu cơ khuấy bằng tay 30 phút 1 lần, 2 giờ (F3) (2) Thêm 3 ml H2O2 30%, 3 giờ (3) Thêm 5 ml H2O2 30%, khuấy liên tục 30 phút Cặn dư (F4) 10 ml hỗn hợp HF : HNO3 : HCl (10: 3: 1), đun 2 giờ 16
- Quy trình chiết của GCS phân chia dạng kim loại liên kết với Fe – Mn oxit thành hai dạng là dạng liên kết với Fe oxihydroxit vô định hình và dạng kim loại nằm trong cấu trúc tinh thể của oxit. Do đó, số dạng kim loại tăng từ năm lên sáu. Quy trình cải tiến được đề nghị bởi Benitez và Dubois (1999) với sự giảm đáng kể thời gian chiết được trình bày trong bảng 1.7 (Benitez và Dubois, 1999 [67]). Bảng 1.5 Quy trình chiết liên tục của Hiệp hội Địa chất Canada (GCS) (Benitez và Dubois 1999) [67] Dạng kim loại Điều kiện chiết (0,5g mẫu) Trao đổi (1) 30 ml NaNO3 0,1M; 25oC; 1,5 giờ Dạng (F1) (2) 30 ml NaNO3 0,1M; 25oC; 1,5 giờ di Liên kết với (1) 30 ml NaOAc 1M (pH = 5, với HOAc); động cacbonat (F2) 25oC; 1,5 giờ (2) 30 ml NaOAc 1M (pH = 5, với HOAc); 25oC; 1,5 giờ Liên kết với hữu cơ (1) 30 ml Na4P2O7; 25oC; 1,5 giờ (F3) (2) 30 ml Na4P2O7; 25oC; 1,5 giờ Liên kết với sắt (1) 30 ml NH2OH.HCl 0,25M trong HCl Dạng oxihydroxit 0,05 M; 60oC; 1,5 giờ có vô định hình (2) 30 ml NH2OH.HCl 0,25M trong HCl tiềm (F4) 0,05 M; 60oC; 1,5 giờ năng Nằm trong cấu trúc (1) 30 ml NH2OH.HCl 1M trong HOAc di tinh thể của oxit 25%; 90oC; 1,5 giờ động (F5) (2) 30 ml NH2OH.HCl 1M trong HOAc 25%; 90oC; 1,5 giờ Cặn dư (F6) HF: HNO3: HCl Các quy trình chiết liên tục cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích về các dạng linh động và dạng bền của các nguyên tố, từ đó đánh giá được thực trạng hiện tại và khả năng tích lũy sinh học của các nguyên tố độc hại vào thực vật, động vật và con người. Mặc dù có một số hạn chế về tính chọn lọc của thuốc thử, sự 17
- phân bố lại của nguyên tố giữa các dạng trong quá trình chiết, nhưng nó vẫn là một kỹ thuật rất hữu dụng và được áp dụng trong nhiều nghiên cứu về môi trường. Quy trình của Tessier là một quy trình thông dụng, được rất nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu về phân tích dạng kim loại trong đất và trầm tích (Carlos A. Lucho, 2005 [49]; Deepti V.G. Dessai, 2009, [51]; H. Akcay, 2003 [58]; K. Fytianos, 2004 [66]; M. Horsfall JR, 2001 [70]; Rafael Pardo, 1990 [80]; Sangjoon Lee, 2003 [82]). Các tác giả sau Tessier đã cải tiến một số điểm trong quy trình của Tessier sao cho phù hợp với đối tượng phân tích và kết quả phân tích chính xác hơn. Các cải tiến chủ yếu là thay đổi loại và thể tích thuốc thử sử dụng, thay đổi thời gian chiết. Tác giả G.Glosinska [57], J. Zerbe [65], P. O. Oviasogie [78] và Md. Abull Kashem [69] đã thay thế MgCl2 1M trong bước chiết dạng trao đổi (F1) bằng NH4OAc 1M. Theo tác giả J. Zerbe thì việc thay thế này sẽ làm giảm tính mặn của dung dịch chiết, do đó phù hợp hơn với việc định lượng bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Tác giả J. Zerbe cũng thay thế NH4OAc 1M (pH=5) cho NaOAc (pH=5) trong bước chiết dạng liên kết với cacbonat. Trong bước chiết này, thể tích thuốc thử sử dụng là 20ml lớn hơn 8ml theo Tessier với mục đích tránh sự thay đổi pH. Quy trình chiết của J. Zerbe được trình bày trong bảng 1.8. Bảng 1.6 Quy trình chiết liên tục của J. Zerbe (1999) [65] Dạng kim loại Điều kiện chiết (1g mẫu) Trao đổi 10 ml CH3COONH4 1M (pH = 7), toC phòng, khuấy liên (F1) tục trong 1giờ Liên kết với 20 ml CH3COONH4 1M (pH = 5 với HOAc), khuấy liên tục cacbonat (F2) trong 5 giờ, toC phòng Liên kết với 20 ml NH2OH.HCl 0,04M trong HOAc 25% (v/v), 95oC, Fe - Mn oxit (F3) khuấy 6 giờ Liên kết với (1) 5 ml HNO3 0,02M + 5ml H2O2 30% (pH = 2 với hữu cơ HNO3), 85oC, khuấy 2 giờ (F4) (2) Thêm 3 ml H2O2 30% (pH = 2 với HNO3), 85oC, khuấy 3 giờ (3) Sau khi làm nguội, thêm 10 ml CH3COONH4 3,2M trong HNO3 20% khuấy 30 phút, toC phòng 18
- Gần đây, tác giả Vũ Đức Lợi cùng các cộng sự [9] đã nghiên cứu và lựa chọn một quy trình chiết liên tục của Tessier đã cải tiến để phân tích dạng một số kim loại nặng (Cd, Cu, Ni, Pb, Zn) trong trầm tích thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy bằng phương pháp AAS. Kết quả đánh giá độ chính xác của quy trình chiết trên các mẫu chuẩn cho thấy hiệu suất thu hồi đạt trên 90%, phù hợp với phân tích lượng vết các kim loại trong mẫu môi trường. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng quy trình chiết liên tục của Tessier đã cải tiến để phân tích dạng kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích hồ Trị An. Bảng 1.7 Quy trình chiết liên tục cải tiến của Tessier (Vũ Đức Lợi, 2010) [9] Dạng kim loại Điều kiện chiết (1g mẫu) Trao đổi 10 ml CH3COONH4 1M (pH = 7), toC phòng, lắc liên tục (F1) trong 1giờ Liên kết với 20 ml CH3COONH4 1M (pH = 5 với HOAc), lắc liên tục cacbonat (F2) trong 5 giờ, toC phòng Liên kết với 20 ml NH2OH.HCl 0,04M trong HOAc 25% (v/v), lắc Fe - Mn oxit (F3) liên tục trong 5 giờ, toC phòng Liên kết với 10 ml CH3COONH4 3,2M trong HNO3 20%, lắc 30 phút, hữu cơ (F4) toC phòng Cặn dư (F5) Hỗn hợp cường thủy HCl: HNO3 (3:1) 1.4 Các phƣơng pháp hiện đại phân tích lƣợng vết kim loại Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, có nhiều phương pháp nhạy và chọn lọc được sử dụng trong phân tích lượng vết các kim loại như: phương pháp đo quang phân tử UV-VIS, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), phổ phát xạ nguyên tử (AES), phổ khối lượng (MS), phương pháp điện hóa...Các phương pháp được sử dụng theo từng đối tượng mẫu phân tích, điều kiện cụ thể của phòng thí nghiệm, cũng như yêu cầu về độ chính xác của kết quả phân tích. Với những đặc tính ưu việt như độ nhạy, độ chọn lọc và độ chính xác cao, đơn giản trong vận hành, phương pháp AAS đã được ứng dụng rộng rãi để xác định các kim loại trong nhiều đối tượng mẫu khác nhau như mẫu quặng, đất, đá, nước, 19
- các mẫu y học, sinh học, các sản phẩm nông nghiệp, rau quả, thực phẩm, các nguyên tố vi lượng trong phân bón, thức ăn gia súc, trong các loại dược chất, tá dược...Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều các nghiên cứu ứng dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử vào phân tích lượng vết các kim loại. Để khai thác tính ưu việt về độ chính xác và độ nhạy cao, chúng tôi ứng dụng kỹ thuật này để xác định hàm lượng các kim loại Cu, Pb, Zn trong mẫu trầm tích. 1.4.1 Phƣơng pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) [13] 1.4.1.1 Nguyên tắc của phép đo Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) dựa trên cở sở nguyên tử ở trạng thái hơi có khả năng hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định mà nó có thể phát ra trong quá trình phát xạ khi chiếu một chùm tia sáng có bước sóng nhất định vào đám hơi nguyên tử đó. Muốn thực hiện các phép đo phổ ta cần thực hiện các quá trình sau: 1. Chuyển mẫu phân tích (xử lý mẫu) về dạng dung dịch đồng thể. 2. Hoá hơi dung dịch mẫu, để có đám hơi (khí) của chất mẫu. 3. Nguyên tử hoá đám hơi, tạo ra môi trường của nguyên tử tự do. 4. Chiếu chùm tia bức xạ đơn sắc đặc trưng của nguyên tố phân tích vào đám hơi nguyên tử tự do. Các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ những tia sáng nhất định và sinh phổ AAS. 5. Thu phổ AAS, phân giải phổ này, chọn một bước sóng () để đo, và đo cường độ của vạch phổ (A). Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ AAS. 6. Ghi lại kết quả đo cường độ của vạch phổ (A). Sự phụ thuộc của cường độ vạch phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố vào nồng độ của nguyên tố đó trong dung dịch mẫu phân tích được nghiên cứu và thấy rằng: trong một khoảng nồng độ C nhất định của nguyên tố trong mẫu phân tích, cường độ vạch phổ hấp thụ phụ thuộc vào nồng độ C theo phương trình: A = k. Cb (*) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn