intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

74
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đưa ra được những cơ sở khoa học về điều kiện địa lý cho việc đề xuất các biện pháp góp phần bảo tồn các giá trị tài nguyên ĐDSH tại Khu BTB Cù Lao Chàm với sự tham gia của cộng đồng địa phương và hướng tới phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHU ANH DŨNG NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHU ANH DŨNG NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Mã số: 8850101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn: PGS.TS. Uông Đình Khanh XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS Uông Đình Khanh PGS.TS Đặng Văn Bào HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Chu Anh Dũng
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, Học viên đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của Quý thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: PGS.TS. Uông Đình Khanh, Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cục thống kế tỉnh Quảng Nam, Chi cục thống kê thành phố Hội An; UBND thành phố Hội An, UBND xã Tân Hiệp, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã cung cấp số liệu quý báu, người dân xã Tân Hiệp đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Đề tài độc lập cấp Quốc gia “Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An”, mã số ĐTĐL.XH-02/16 đã hỗ trợ và cung cấp số liệu để thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Chu Anh Dũng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................. 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................... 3 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN .................................................................................................................. 4 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC .......................................................................................................... 4 1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 4 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 6 1.1.3 Các nghiên cứu ở Khu bảo tổn biển Cù Lao Chàm .......................................... 10 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ................................ 13 1.2.1 Bảo tồn đa dạng sinh học .................................................................................. 13 1.2.2 Nghiên cứu điều kiện địa lý phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học ......... 18 1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................................................................... 19 1.3.1. Phương châm bảo tồn cho phát triển và phát triển cho bảo tồn ...................... 19 1.3.2. Bảo tồn để phát triển ........................................................................................ 20 1.3.3. Phát triển để bảo tồn ........................................................................................ 20 1.4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 21 1.4.1. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................... 21 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22
  6. CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 24 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM ............................................................................................................................ 24 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA KHU BTB CÙ LAO CHÀM ......................... 24 2.1.1.Xây dựng, thực hiện Dự án Khu BTB Cù Lao Chàm (2003 – 2006) ............... 24 2.1.2. Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm (2006 – 2009) .............................................. 26 2.1.3 Khu BTB Cù Lao Chàm – Vùng lõi của Khu DTSQTG Cù Lao Chàm – Hội An (từ năm 2009 đến nay) .................................................................................. 27 2.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM ............. 30 2.2.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 30 2.2.2 Đặc điểm địa chất ............................................................................................. 32 2.2.3. Đặc điểm địa hình - địa mạo ............................................................................ 33 2.2.5 Đặc điểm thủy, hải văn, nước dưới đất ............................................................. 38 2.2.6 Đặc điểm thổ nhưỡng........................................................................................ 40 2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM ............................................................................................................................ 42 2.3.1 Hành chính, dân số, dân tộc và lao động .......................................................... 42 2.3.2 Hiện trạng các ngành kinh tế ............................................................................ 44 2.3.3 Hiện trạng văn hóa, xã hội và cơ sở hạ tầng ..................................................... 48 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 52 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM ........................................................ 52 3.1 ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CÙ LAO CHÀM .............. 52 3.3.1 Hệ sinh thái rừng thường xanh Cù Lao Chàm .................................................. 52 3.1.2 Hệ sinh thái vùng triều, bờ đá ........................................................................... 59 3.1.3 Hệ sinh thái rạn san hô...................................................................................... 60 3.1.4 Hệ sinh thái cỏ biển .......................................................................................... 63 3.1.5 Hệ sinh thái rong biển ....................................................................................... 64 3.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN GÂY SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC Ở KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM.... 66 3.2.1 Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ĐDSH ............................................. 66 3.2.2 Công tác quản lý bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học .................................... 69
  7. 3.2.3 Các dạng tài nguyên đa dạng sinh học có nguy cơ suy thoái .......................... 73 3.2.4 Nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên ĐDSH ................................................. 78 3.2.5 Tác động qua lại giữa bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động phát triển kinh tế, sinh kế của người dân ........................................................................................... 84 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ........................................................................................... 87 3.3.1 Cơ sở và nguyên tắc bảo tồn ............................................................................. 87 3.3.2 Một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ...................................................... 88 3.3.2.1 Giải pháp liên quan đến công tác quản lý ................................................ 88 3.3.2.2 Giải pháp liên quan đến nâng cao nhận thức ........................................... 90 3.3.2.3 Giải pháp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ................................. 92 3.3.2.4 Giải pháp liên quan đến khoa học, công nghệ thông tin........................... 92 3.3.2.5 Giải pháp liên quan đến hợp tác trong nước và quốc tế ........................... 93 3.3.2.6 Giải pháp liên quan đến các mô hình phát triển sinh kế cho người dân .. 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 98 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BTB : Bảo tồn biển BVNN : Bảo vệ nghiêm ngặt DLST : Du lịch sinh thái DLCĐ : Du lịch cộng đồng DTSQ : Dự trữ sinh quyển DTSQTG : Dự trữ sinh quyển thế giới ĐDSH : Đa dạng sinh học ĐVPD : Động vật phù du ĐQL : Đồng quản lý HST : Hệ sinh thái KT-XH : Kinh tế - xã hội LMPA : Hợp phần Sinh kế Bền vững bên trong và xung quanh các khu Bảo tồn biển PTBV : Phát triển bền vững UBND : Uỷ ban nhân dân UNEP : Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Envornmental Program) TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TNNV : Tài nguyên nhân văn TVPD : Thực vật phù du TTQLBTDT : Trung tâm quản lý bảo tồn du lịch RSH : Rạn san hô
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ phân vùng Khu BTB Cù Lao Chàm thuộc tỷ lệ 1:25.000 ............26 Hình 2.2: Phân vùng Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An năm 2015.......................29 Hình 2.3: Vị trí địa lý của Khu BTB Cù Lao Chàm .................................................31 Hình 2.4: Bản đồ nền địa hình vùng đảo Cù Lao Chàm ...........................................34 Hình 2. 5: Hòn chồng (ảnh trái) hang Yến (ảnh phải) ..............................................35 Hình 2.6: Một số bãi biển ở Cù Lao Chàm: Bãi Bắc (ảnh trái), Bãi Ông ( ảnh giữa), Bãi Xếp ( ảnh phải) ........................................................................36 Hình 2.7: Đảo Yến ( ảnh trái) và tổ yến Cù Lao Chàm ( ảnh phải) ..........................48 Hình 2.8: Chùa Hải Tạng ( ảnh trái) và giếng cổ xóm Cấm ( ảnh phải) ...................49 Hình 2.9: Cầu cảng tại Bãi Làng ( ảnh trái) và tại Bãi Hương ( ảnh phải) ...............50 Hình 3. 1: Cầu cảng tại Bãi Làng ( ảnh trái) và tại Bãi Hương ( ảnh phải) ..............53 Hình 3. 2: Bản đồ thảm thực vật vùng đảo Cù Lao Chàm ........................................53 Hình 3.3: Các loài thực vật quí hiếm trên đảo Cù Lao Chàm: Sơn Tuế ( ảnh trái), Lá Gấm (ảnh giữa), Bình Vôi ( ảnh phải) ......................................................................56 Hình 3.4: Các cây di sản Việt Nam trên đảo Cù Lao Chàm: cây Ngô đồng đỏ ( ảnh trái), cây đa 600 tuổi ( ảnh giữa) và cây Nánh ( ảnh phải)........................................56 Hình 3. 5: Loài tôm càng Macrobrachium lar, ghi nhận mới cho Việt Nam, thu được trên suối nước ngọt ở đảo Cù Lao Chàm năm 2018 (ảnh trái) và Loài cua đá (Gecarcoidea lalandii) thu được trên đảo hòn Tai (ảnh phải) ...................................60 Hình 3. 6: Khảo sát hệ sinh thái san hô quần đảo Cù Lao Chàm..............................62 Hình 3.7: Cỏ biển Cù Lao Chàm (Nguồn: Chu Thế Cường) ....................................65 Hình 3.8: Bản đồ đa dạng sinh học tổng thể vùng đảo Cù Lao Chàm ......................65 Hình 3.9: Bản đồ đa dạng sinh học chi tiết vùng đảo Cù Lao Chàm ........................66 Hình 3.10: Khai thác hải sản trong đó có cả tôm hùm bông ở Khu BTB .................68 Hình 3.11: Khai thác hải sâm ở khu BTB Cù Lao Chàm .........................................68 Hình 3.12: Khai thác cua đá đảo Cù Lao Chàm........................................................69 Hình 3.13: Khai thác sản phẩm lá, cây rừng bán cho du khách ................................69 Hình 3.14: Tôm hùm vùng biển Cù Lao Chàm.........................................................74 Hình 3.15: Cua đá Cù Lao Chàm được dán nhãn sinh thái.......................................76 Hình 3.16: Làm đường trên đảo ................................................................................79
  10. Hình 3.17: Đào san lấp mặt bằng làm khu du lịch sinh thái tại Bãi Bìm ..................79 Hình 3.18: Biểu đồ lượng khách tham quan xã đảo Tân Hiệp ( 2005-2017)............81 Hình 3.19: Bãi Hương nằm trong các khu vực giảm mạnh độ mặn nước biển ........82 Hình 3.20: Sự đồng thuận của các bên trong công tác bảo tồn ĐDSH .....................90 Hình 3.21: Sơ đồ tour Bãi Hương, từ vườn ươm san hô gắn kết với các điểm đến lân cận ...........................................................................................95 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số xã Tân Hiệp đến 31/12/2016 ................42 Bảng 2. 2: Dân số theo giới tính và lao động xã Tân Hiệp đến 31/12/2016 .............43 Bảng 2.3: Số người trong độ tuổi lao động chia theo việc làm xã Tân Hiệp năm 2016 ..............................................................................................43 Bảng 2.4: Hoạt động của ngành du lịch - dịch vụ ở Cù Lao Chàm ..........................45 Bảng 2.5: Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản tại đảo Cù Lao Chàm...................46 Bảng 2.6: Số lao động ngư nghiệp năm 2015 - 2016 ở xã Tân Hiệp ........................46 Bảng 2.7: Biến động số lượng gia súc gia cầm ở xã Tân Hiệp giai đoạn 2012-2016 ..................................................................................................47 Bảng 3.1: Hiện trạng rừng khu BTB Cù Lao Chàm .................................................52 Bảng 3.2: Danh sách các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm ....................................55 Bảng 3.3: Danh sách các loài chim quí hiếm tại Cù Lao Chàm ...............................57 Bảng 3.4: Danh sách các loài lưỡng cư và bò sát quý hiếm ở quần đảo Cù Lao Chàm ..........................................................................................58 Bảng 3.5: Thành phần loài san hô cứng quần đảo Cù Lao Chàm .............................61 Bảng 3.6: Số lượng thành phần loài cá rạn san hô tại Cù Lao Chàm .......................62 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến ĐDSH .........................................84 Bảng 3.8: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sinh kế người dân ..87
  11. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) là một trong những vấn đề hết sức quan trọng hiện nay do nhiều loài động, thực vật đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế - xã hội đã chính thức được công nhận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro tháng 6 năm 1992. Nhận thức được giá trị to lớn và đang đứng trước sự suy thoái nghiêm trọng của nguồn tài nguyên này, trong những năm qua, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác bảo tồn ĐDSH và có hàng loạt chính sách cũng như hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn ĐDSH. Khu dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQTG) Cù Lao Chàm - Hội An được UNESCO công nhận vào năm 2009 với diện tích khoảng 33.737 ha, gồm 3 phân vùng chính: Vùng lõi với diện tích 11.560 ha (bao gồm toàn bộ diện tích của Khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm), vùng đệm (20.660 ha) và vùng chuyển tiếp 1.517 ha (bao gồm thành phố Hội An). Khu DTSQTG Cù Lao Chàm - Hội An có những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các hệ sinh thái (HST), có tiềm năng ĐDSH cao với sự hiện diện của các sinh cư (habitats) điển hình quan trọng (rừng dừa nước, thảm cỏ biển, rong biển, rạn san hô và vùng triều) và nguồn lợi sinh vật khá phong phú (Nguyễn Văn Long và cộng sự, 2008 ) [18]. Khu BTB Cù Lao Chàm nằm trong vùng lõi của Khu DTSQTG có những điều kiện về mặt địa lý hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội và du lịch. Tuy nhiên khu vực này đã và đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức từ các hoạt động phát triển kinh tế cùng với các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư trong khu vực. Những tác động này sẽ làm ảnh hưởng đến công tác bảo tồn ĐDSH cũng như môi trường sống của nhiều loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu. Do đó việc nghiên cứu về các điều kiện địa lý của khu vực (bao gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, các vấn đề trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên) là hết sức cần thiết nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng, khai thác và bảo tồn tài nguyên ĐDSH một cách hiệu quả, kinh tế cùng với sự tham gia tích cực của cộng đồng. Chính vì vậy học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học Khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm" làm nội dung nghiên cứu của luận văn. 1
  12. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra được những cơ sở khoa học về điều kiện địa lý cho việc đề xuất các biện pháp góp phần bảo tồn các giá trị tài nguyên ĐDSH tại Khu BTB Cù Lao Chàm với sự tham gia của cộng đồng địa phương và hướng tới phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lý luận về ĐDSH và các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan. - Đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư ở khu BTB Cù Lao Chàm. - Điều tra về tài nguyên ĐDSH, công tác quản lý tài nguyên ĐDSH, thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ĐDSH ở khu BTB Cù Lao Chàm. - Nghiên cứu những dạng tài nguyên có nguy cơ bị suy thoái; xác định những nguyên nhân gây ra suy thoái tài nguyên ĐDSH trong quá trình phát triển kinh tế của người dân khu BTB Cù Lao Chàm. - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp bảo tồn tài nguyên ĐDSH ở Khu BTB Cù Lao Chàm. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các điều kiện về mặt địa lý (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn) và tài nguyên ĐDSH trong hoạt động phát triển kinh tế, sinh kế của cộng đồng dân cư tại Khu BTB Cù Lao Chàm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Các điều kiện về mặt địa lý trong Khu BTB Cù Lao Chàm (vùng lõi của khu DTSQTG Cù Lao Chàm – Hội An) - Phạm vi thời gian, không gian nghiên cứu: Các số liệu, tài liệu và thông tin được thu thập từ các tài liệu, các nghiên cứu trước đây, niên giám thống kê từ 2016 đến 2018 và các báo cáo khoa học, bài báo có liên quan nội dung luận văn thực hiện trong khu BTB Cù Lao Chàm. 2
  13. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung dữ liệu đa dạng sinh học Khu BTB Cù Lao Chàm, cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực nghiên cứu. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong công tác xây dựng các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững KT-XH gắn với BVMT khu BTB Cù Lao Chàm nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung theo quan điểm “bảo tồn để phát triển” và “phát triển phục vụ bảo tồn”. 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương Chương 1: Tổng quan Chương 2: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm Chương 3: Đa dạng sinh học và các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 3
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ngày nay vấn đề nghiên cứu và bảo tồn ĐDSH được cả thế giới quan tâm, nhất là sau khi Công ước ĐDSH đã được phê duyệt tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới ở Rio de Janeiro năm 1992. Thuật ngữ ĐDSH được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau khi Công ước ĐDSH được ký kết (1993), đã được dùng phổ biến trên các diễn đàn Quốc tế. 1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, các khu bảo tồn biển đã xuất hiện từ lâu. Năm 1913, Khu bảo tồn biển đầu tiên được thành lập tại Công viên quốc gia Cabrillo, California và đến cuối năm 2013, Hoa Kỳ đã có hơn 1.700 khu bảo tồn biển [23]. Theo World Wide Fund For Nature (WWF), tính đến 2015 đã có 4% diện tích biển được bảo tồn [30]. Trong hệ thống các khu BTB trên thế giới có rất nhiều khu BTB thuộc vùng lõi của khu DTSQTG với những đặc thù sinh thái khá tương đồng với khu BTB Cù Lao Chàm, trong đó một số khu BTB đã nghiên cứu và áp dụng tương đối thành công các mô hình bảo tồn ĐDSH gắn với phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu phát triển bền vững Điển hình là Vườn Quốc gia Halla (thuộc vùng lõi của khu DSTQ đảo Jeju – Hàn Quốc, nằm ở phần phía nam của bán đảo Triều Tiên với một ngọn núi lửa có độ cao 1.950 mét so với mực nước biển) có hai dòng sông bao bọc xung quanh và ba hòn đảo nhỏ. Sự đa dạng của các hệ sinh thái được trong khu vực bao gồm các khu rừng lá kim, rừng lá rụng ôn đới, rừng thường xanh ôn đới và đồng cỏ ôn đới. Ba hòn đảo nhỏ không người ở có tầm quan trọng trong bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học rừng và hệ thống các rạn san hô. Với sự đa dạng sinh học cao, địa hình núi lửa độc đáo và nền văn hóa đặc sắc của đảo Jeju đã thu hút nhiều khách du lịch. Phát triển du lịch bền vững kết hợp bảo tồn các giá trị TNTN đã được chính phủ Hàn Quốc và chính quyền đảo Jeju hết sức quan tâm. Mô hình được chính quyền nơi đây nghiên cứu và áp dụng là phát triển du lịch sinh thái và kinh tế sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, cụ thể: 4
  15. - Khu vực vùng lõi: là nơi được phép diễn ra các hoat động tham quan và đi bộ vào Vườn quốc gia Halla, bên cạnh đó là những hoạt động liên quan đến giám sát và nghiên cứu, và 1 số khu vực cho phép là nơi trồng nấm hương (Lentinus edodes) cho người dân địa. Trong khu vực ba hòn đảo không có người ở được cho phép diễn ra các hoạt động câu cá và vùng thung lũng dọc hai con sông thường được diễn ra các hoạt động tham quan cắm trại mùa hè. - Vùng đệm: trồng nấm hương, trồng rừng và bảo vệ rừng, câu cá, ngắm cảnh, các hoạt động giám sát và nghiên cứu, các hoạt động du lịch tàu được cho phép trên vùng biển quanh ba đảo nhỏ, nơi đây được thiết kế thành công viên biển dành cho du lịch. - Vùng chuyển tiếp: Các loại đất trong vùng chuyển tiếp chủ yếu là những đồng cỏ, rừng, đất canh tác nông nghiệp, các trang trại chăn nuôi, vườn cây ăn trái và các nhà kính, các cơ sở du lịch liên quan như sân golf và các khóa học cưỡi ngựa, và khu vực chủ yếu tập trung dân cư sinh sống. Những hoạt động bảo tồn kết hợp phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế bền vững nơi đây đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, đưa đảo Jeju trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân và nguồn thu ngân sách cho chính quyền địa phương đồng thời vẫn gìn giữ được các giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Công viên Quốc gia Yakushima (thuộc vùng lõi của khu DTSQ đảo Yakushima – Nhật Bản nằm ở tỉnh Kagoshima, Kyushu ở phía nam của Nhật Bản). Khu vực có các HST rừng nguyên sinh nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, rừng lá kim thường xanh với cây tuyết tùng Nhật Bản đặc thù (Cryptomeria japonica) - một số trong số đó có tuổi đời lên đến hơn 1.000 năm, đồng cỏ, HST ven biển với giá trị ĐDSH cao với nhiều loài sinh vật đặc trưng quý hiếm. Dân số trên đảo vào khoảng 14.000 người sinh sống bằng du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các ngành công nghiệp khác. Cộng đồng dân cư trên đảo có một nền văn hóa truyền thống độc đáo có mối quan hệ gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt chặt chẽ với loài hươu (Cervus nippon) – loài động vật đặc trưng và chiếm số lượng rất lớn trên đảo, rùa biển (Caretta) và cá thu (Scomberomorus niphonius). Cùng với nhiều lợi thế về nguồn TNTN và TNNV phong phú, đa dạng và độc đáo, Yakushima cũng từng phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong công tác bảo tồn ĐDSH trong bối cảnh phát triển kinh tế. Khi đảo Yakushima được công nhận là khu DTSQ và được thế giới 5
  16. biết đến nhiều hơn thì lượng khách du lịch đến tham quan đảo cũng tăng dần hàng năm, lúc này lại gây ra nhiều áp lực lên các nguồn TNTN khi du khách hầu như chỉ tập trung vào những nơi cụ thể gây quá tải và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên những nơi này (như Jomon Sugi). Bên cạnh đó việc bảo vệ nghiêm ngặt loài hươu (không có kẻ thù tự nhiên trên đảo) cũng gây nên sự gia tăng số lượng đàn hươu quá mức, ảnh hưởng đến mùa màng của người dân và gây hư hại nặng nề thảm thực vật tự nhiên. Do vậy chính quyền Yakushima đã nghiên cứu và áp dụng các kế hoạch tích hợp giữa khoa học kỹ thuật, quản lý và quy hoạch để tăng cường phát triển nền kinh tế địa phương dựa vào việc sử dụng bền vững nguồn TNTN, bảo tồn ĐDSH bằng cách tăng cường du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa. Khái niệm “Làng văn hóa môi trường Yakushima” được đề ra với việc nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử giữa thiên nhiên hùng vĩ nơi đây với nền văn hóa truyền thống đặc trưng. Khái niệm này chia đảo Yakushima thành 3 khu vực dựa trên quan điểm của người dân về thiên nhiên từng khu vực và mỗi khu vực có chính sách bảo tồn và sử dụng bền vững riêng: - Khu vực bảo vệ: là vùng lõi của đảo Yakushima, nơi đây ngoài là khu di sản thế giới thì còn là không gian cho tín ngưỡng của người dân. Khu vực này là nơi tôn trọng các mối quan hệ lịch sử giữa con người và thiên nhiên, cấm các tác động của con người và kiểm soát lượng du khách chặt chẽ. - Khu vực sử dụng bền vững: tiếp giáp và bao bọc xung quanh vùng lõi, là nơi có các HST được bảo tồn, các hoạt động của còn người có giới hạn, được đầu tư để phát triển du lịch sinh thái thân thiện với thiên nhiên, là nơi phát triển ngành lâm nghiệp bền vững với các loài cây bản địa. - Khu dân sinh và văn hóa: bao bọc phía ngoài cùng của đảo, là nơi thúc đẩy một nền văn hóa phong phú và người dân sống hài hòa với thiên nhiên, nơi xây dựng các cơ sở du lịch theo hướng phân tán sự tập trung của khách du lịch ra xung quanh đảo. 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khai thác, sử dụng TNTN và Bảo tồn đa dạng sinh học đã được quan tâm khá sớm, đặc biệt sau khi Đất nước hoàn toàn thống nhất (năm 1975), khi tiếp thu kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, Việt Nam đã có được những thành quả đáng kể các về mặt lý luận khoa học và xây dựng các kế hoạch, chiến lược bảo tồn ĐDSH. Đối với khu vực biển và ven bờ, hải đảo 6
  17. đã có những nghiên cứu cơ bản như điều tra tổng hợp, điều tra cơ bản tài nguyên như: Chương trình KH&CN phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển (KC.09/11-15); Chương trình KH&CN phục vụ bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai (KC.08); các đề tài/nhiệm vụ KH&CN độc lập cấp Nhà nước; Chương trình điều tra tổng hợp hệ thống đảo ven bờ phục vụ phát triển KT-XH và di dân ra đảo; các công trình cấp nhà nước về đánh giá điều kiện tài nguyên sinh vật và HST, nguồn lợi thủy sản; các công trình về động lực bờ và quá trình bồi tụ xói lở; công trình đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT-XH hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lước phát triển kinh tế biển; Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; hay Chương trình 47: Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/03/2006), trong đó có dự án thành phần "Điều tra tổng thể ĐDSH và nguồn lợi thủy hải sản vùng biển Việt Nam; Quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển phục vụ phát triển bền vững" giao cho Bộ NN&PTNT thực hiện [8]. Hợp phần "Sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển" thuộc Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường do Bộ NN&PTNT chủ trì thực hiện từ năm 2005 - 2011 và thí điểm cho 3 khu bảo tồn biển: Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Hòn Mun (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang). Mục tiêu phát triển của hợp phần nhằm khôi phục và bảo vệ các sinh cảnh quan trọng và ĐDSH ở vùng biển và ven biển mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu sinh kế của người nghèo và các cộng đồng dễ bị tổn thương ở xung quanh. Nguyễn Thùy Dương (2009) [12] đã nghiên cứu “Sự biến động cảnh quan và ĐDSH đất ngập nước ven biển tỉnh Thái Bình” phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững. Đề tài đặt mục tiêu (i) nghiên cứu cấu trúc và xu hướng biến động của các loại cảnh quan; (ii) nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học và biến động các hệ sinh thái; (iii) định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững. Trong đề tài này, tác giả đã xây dựng được hệ thống phân vị và chỉ tiêu cụ thể đối với từng bậc phân loại cảnh quan vùng đất ngập nước ven biển tỉnh Thái Bình; thành lập các bản đồ lớp phủ thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa mạo, bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan và bản đồ biến động cảnh quan theo thời gian. Tác giả đã phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan cũng như nguyên nhân gây biến động cảnh quan và ĐDSH. Gần đây, tiếp cận lượng giá kinh tế dịch vụ các HST được quan tâm nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị kinh tế các loại hình dịch vụ (dịch vụ cung cấp, dịch vụ 7
  18. điều tiết, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ văn hóa) của các HST tự nhiên. Trong đề tài cấp Nhà nước mã số KC.09.08/11-15 “Lượng giá kinh tế các HST biển - đảo tiêu biểu phục vụ phát triển bền vững một số đảo tiền tiêu ở vùng biển ven bờ Việt Nam” TS. Trần Đình Lân làm chủ nhiệm [17]. Kết quả của công trình này đã định giá kinh tế tài nguyên từ các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị chưa sử dụng của một số HST biển - đảo tiêu biểu (HST cỏ biển, HST rạn san hô, HST bãi cát, HST đáy mềm) của đảo Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ và Thổ Chu. Như vậy, tiếp cận lượng giá kinh tế các dịch vụ HST sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý các giá trị kinh tế của các HST và ĐDSH nhằm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ tài nguyên, phục vụ PTBV các HST biển - đảo của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý ĐDSH được coi là giải pháp quản lý tổng hợp các hợp phần trong HST bao gồm đất, nước và các tài nguyên sinh học, cũng như các mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau nhằm thúc đẩy bảo tồn, sử dụng bền vững, chia sẻ công bằng lợi ích có được từ các nguồn tài nguyên đó và dịch vụ có được từ HST. Đối với Việt Nam khái niệm “Tiếp cận HST” là khá mới, nhưng đã được nghiên cứu và nhanh chóng áp dụng trong các ngành lâm nghiệp, thủy sản, các địa phương và một số khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, phá Tam Giang - Cầu Hai,... Trong đó, các hoạt động ở Cần Giờ và vùng đất ngập nước rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long là những thí dụ điển hình về sử dụng phương pháp tiếp cận HST, như giải quyết đồng bộ vấn đề bảo tồn, sự chia sẻ công bằng các lợi ích và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên; các loại hàng hóa, dịch vụ đã được xác định; người dân địa phương được giao đất, giao rừng để trồng rừng và quản lý các sản phẩm. Vì thế, ngày càng có nhiều khu bảo tồn được quy hoạch và đưa vào quản lý trên quy mô cảnh quan hoặc vùng sinh học, phản ánh cách tiếp cận HST của Công ước ĐDSH mà Việt Nam là một thành viên. Cách tiếp cận này mở rộng quy mô bảo tồn ra khỏi các vùng lõi phải bảo vệ nghiêm ngặt. Điều đó dẫn tới là phải xây dựng các hành lang xanh/hành lang ĐDSH nối giữa các khu bảo tồn thiên nhiên. Một số dự án đã sử dụng phương pháp tiếp cận HST như xây dựng hành lang xanh nối giữa các khu bảo tồn ở Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Gia Lai,... Quản lý tổng hợp dải ven biển ở các tỉnh Nam Định, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa Vũng Tàu… Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, việc áp dụng phương pháp tiếp cận HST trong bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam thường gặp những trở ngại chính. Đó là sự tham gia của các bên đối tác trong việc lập kế hoạch và quản lý còn chưa đạt hiệu quả cao. Các thuật ngữ và định nghĩa được sử 8
  19. dụng còn chưa nhất quán, kể cả trong cách sử dụng thuật ngữ “Phương pháp tiếp cận HST”. Một số mô hình bảo tồn ĐDSH dựa vào cơ sở địa lý của từng khu vực dưới sự tham gia của cộng đồng cũng đã được triển khai và đạt được hiệu quả: - Mô hình sử dụng bền vững rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng: Áp dụng thử nghiệm đối với khu rừng ngập mặn Đồng Rui (Quảng Ninh); mô hình ao tôm sinh thái Tiền Hải (Thái Bình); mô hình bảo tồn và khai thác bền vững đất ngập nước, triển khai áp dụng thí điểm tại khu đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình); các mô hình nuôi cá trên ruộng lúa nước được thực hiện tại xã Gia Thanh, Gia Tân, Liên Sơn, huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Ghép tôm sú cùng cá rô phi ở Cồn Chim, đầm Thị Nại (Bình Định) được thực hiện nhằm đem lại lợi nhuận tối đa trong việc sử dụng đất ngập nước áp dụng cho ngành thủy sản. - Mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng: Du lịch sinh thái cộng đồng tại khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định); mô hình khu du lịch sinh thái U Minh Thượng; mô hình “Phát triển sinh kế và sử dụng bền vững tài nguyên có sự tham gia của cộng đồng” được thực hiện tại ấp K9, xã Phú Đức và ấp Phú Lâm, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; thử nghiệm mô hình cộng đồng cùng tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên đất ngập nước. Các mô hình này đã mang lại thu nhập, cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương, đồng thời đảm bảo mục tiêu bảo tồn ĐDSH. Đây chính là một trong các giải pháp nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn ĐDSH với sinh kế bền vững và phát triển KT-XH ở các khu bảo tồn thiên nhiên hiện nay. - Mô hình “Sinh kế bền vững và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đất ngập nước dựa vào cộng đồng: Mô hình này được thực hiện tại Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen đã góp phần cải thiện sinh kế người dân vùng đệm, nâng cao nhận thức về đất ngập nước và thử nghiệm cơ chế đồng quản lý; mô hình “Nuôi cấy, bảo tồn rạn san hô” được thực hiện tại Khu vực 1, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn và mô hình “Bảo tồn và khai thác đồng cỏ Bàng” được thực hiện tại xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương, Kiên Giang nhằm khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thực vật trong khu vực đất ngập nước. - Mô hình đồng quản lý và cơ chế chia sẻ lợi ích: Năm 2012, VQG Xuân Thủy là một trong 03 khu rừng đặc dụng của Việt Nam được lựa chọn để thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng. Ngày 07/05/2013 Tổng cục lâm nghiệp đã ký Quyết định số 1010/QĐ-BNN-TCLN phê 9
  20. duyệt Phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng tại VQG Xuân Thủy, theo đó phương án chia sẻ lợi ích đối với cộng đồng gồm: Chia sẻ lợi ích về nguồn lợi tài nguyên hải sản tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn và đồng quản lý rừng ngập mặn tại vùng đệm; chia sẻ lợi ích về nguồn lợi cây thuốc nam; chia sẻ lợi ích về nguồn lợi ngao giống; chia sẻ lợi ích về nguồn lợi ngao nuôi quảng canh. Tiếp đến, VQG Xuân Thủy đã ban hành Sổ tay “Hướng dẫn cộng đồng sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi” trong dự án “Sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn mang lại lợi ích cho phụ nữ nghèo thông qua thí điểm cơ chế đồng quản lý trong vùng lõi VQG Xuân Thủy”. Đến nay, các mô hình chia sẻ lợi ích về “Đồng quản lý Khu nuôi ngao quảng canh bền vững”, Đồng quản lý Khu bảo tồn giống ngao bản địa” hay “Cộng đồng quản lý tài nguyên rừng ngập mặn” thực sự đã trở thành chìa khóa để giải quyết triệt để bài toán hóc búa về hài hòa lợi ích giữa bảo tồn ĐDSH của VQG Xuân Thủy với phát triển KT-XH của cộng đồng địa phương. 1.1.3. Các nghiên cứu ở Khu bảo tổn biển Cù Lao Chàm Các nghiên cứu liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các HST ở Cù Lao Chàm - Hội An được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ khá sớm. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Long, Võ Sỹ Tuấn “Đa dạng sinh học và chất lượng môi trường Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, giai đoạn 2004-2008” [18]; công trình “Khảo sát đa dạng sinh học rừng dừa nước Cẩm Thanh” do Nguyễn Hữu Đại và cộng sự thực hiện năm 2008 [13]; đề tài do GS.TS Lê Đức Tố làm chủ nhiệm“ Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế- sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam KC.09-12,”năm 2005 [31].... Các nghiên cứu trên đã tổng hợp được các đặc điểm của điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, sự đa dạng, phong phú về hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Khu BTB Cù Lao Chàm, Khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An: đã đưa ra một danh mục gồm 947 loài sinh vật sống trên vùng nước quanh các đảo Cù Lao Chàm; trong đó, cá biển sổng trên rạn san hô có 178 loài thuộc 80 giống và 32 họ, rong biển có 122 loài, thực vật phù du có 215 loài, động vật phù du có 87 loài, san hô 134 loài thuộc 40 giống, thân mềm 144 loài, giáp xác 25, da gai 21 loài và giun 21 loài. Đặc biệt công trình “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng ở một số khu bảo tồn biển trọng điểm”, đề tài cấp Bộ của Võ Sĩ Tuấn [38]. Kết quả của đề tài này đã triển khai phục hồi san hô cứng trên diện tích là 5.200 m2 với 6.005 mảnh tập đoàn san hô được di dời và cố định ở 2 khu vực chính là Bãi Bấc (2.500 m2) và Bãi Hương (2.000 m2) và hai khu vực vườn ươm để 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2