intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện nhanh virus cúm gia cầm A/H5N1 trong mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật Multiplex Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:84

71
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm thiết kế và lựa chọn được các mồi phù hợp để thực hiện phản ứng multiplex RT-PCR phát hiện virus cúm A/H5N1; nghiên cứu tối ưu hóa được các điều kiện của phản ứng multiplex RT-PCR: nhiệt độ và thời gian gắn mồi, nồng độ mồi,...; thử nghiệm được phản ứng multiplex RT-PCR phát hiện A/H5N1 trên một số mẫu bệnh phẩm thu thập từ người và gia cầm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện nhanh virus cúm gia cầm A/H5N1 trong mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật Multiplex Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction

  1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần  đây, dịch cúm gia cầm do virus A/H5N1 là vấn  đề  quan tâm đối với cả thế giới, đặc biệt là đối với các nước châu Á như Việt Nam,  Indonesia,   Thái   Lan,   Trung   Quốc...   Kể  từ   cuối   năm  2003  đến   nay,   dịch   cúm  A/H5N1 đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm và gây tử vong cho  hàng trăm người. Cả  thế  giới  đang lo sợ  trước nguy cơ  có thể  xảy ra một  đại  dịch cúm trên người do virus A/H5N1 giống như các vụ đại dịch cúm đã xảy ra  trong thế kỷ 20. Các nước trên thế giới đã tiêu tốn hàng tỷ đô la cho việc chuẩn  bị chống lại một đại dịch cúm H5N1 có thể xảy ra trong tương lai như mua thuốc  và các thiết bị y tế, nghiên cứu sản xuất vaccine, thực hành các phương án phòng  chống dịch,  thực  hiện  các  chiến  lược  nhằm  kiểm soát  chặt chẽ  đường biên  giới...  Ở Việt Nam, kể từ năm 2003 đến nay, dịch cúm gia cầm liên tục xảy ra ở  hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc. Mỗi năm có hàng triệu gia cầm bị chết và  tiêu hủy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 2  trên thế giới (sau Indonesia) về số người nhiễm và tử vong do virus A/H5N1. Virus cúm A/H5N1 là virus có khả năng biến đổi gen nhanh chóng và hình  thành nên các chủng virus mới nên việc sử  dụng vaccine  để  dự  phòng thường  không đạt được hiệu quả cao. Ở Việt Nam hiện nay, dịch cúm A/H5N1 vẫn liên  tục xảy ra trên gia cầm và người, mặc dù mức  độ  không trầm trọng như  giai  đoạn trước đây nhưng nếu không được phát hiện và có các biện pháp dập dịch  kịp thời thì dịch có thể trở nên bùng phát.  Khi có dịch cúm gia cầm, một phương pháp chẩn đoán nhanh, nhạy và chính   xác là cần thiết cho việc điều trị, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời tránh lây lan  rộng ra cộng đồng. Để phát hiện virus cúm A/H5N1 trong các mẫu bệnh phẩm ở  người và gia cầm, hiện nay hầu hết các phòng xét nghiệm đều áp dụng kỹ thuật  RT­PCR (Reverse Transcription ­ Polymerase Chain Reaction).  Đây là kỹ  thuật  1
  2. sinh học phân tử, cho phép phát hiện virus với độ chính xác cao, thời gian làm xét  nghiệm khoảng 4­6 giờ  nếu thực hiện Realtime RT­PCR và 12­24 giờ  nếu thực  hiện RT­PCR và  điện di trên gel agarose. Với RT­PCR thông thường, ng ười ta  phải thực hiện ba phản ứng để chẩn đoán xác định virus cúm A/H5N1, bao gồm:  một phản ứng để xác định virus cúm A, một phản ứng xác định subtype H5 và  một phản ứng xác  định subtype N1.  Để  đơn giản hóa quá trình xét nghiệm, rút  ngắn thời gian xét nghiệm và tiết kiệm chi phí người ta có thể  ứng dụng kỹ  thuật multiplex RT­PCR, cho phép chẩn đoán xác định cúm A/H5N1 chỉ với một  phản ứng RT­PCR thay vì phải làm ba phản ứng RT­PCR. Tuy nhiên, việc nghiên  cứu thiết kế  và xây dựng quy trình thực hiện kỹ  thuật multiplex RT­PCR khá  phức tạp nên hiện nay hầu hết các phòng xét nghiệm trong nước chưa áp dụng  kỹ  thuật này trong chẩn  đoán cúm A/H5N1. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện  ”Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện nhanh virus cúm gia cầm A/H5N1   trong   mẫu   bệnh   phẩm   bằng   kỹ  thuật   Multiplex   Reverse   Transcription   Polymerase Chain Reaction”  tại Labo Trường  Đại học Y Thái Bình với mục  tiêu: 1. Thiết   kế   và   lựa   chọn  được   các   mồi  phù   hợp  để  thực   hiện  phản  ứng  multiplex RT­PCR phát hiện virus cúm A/H5N1. 2. Nghiên cứu tối  ưu hóa được các  điều kiện của phản  ứng multiplex RT­ PCR: nhiệt độ và thời gian gắn mồi, nồng độ mồi,... 3. Thử  nghiệm được phản  ứng multiplex RT­PCR phát hiện A/H5N1 trên  một số mẫu bệnh phẩm thu thập từ người và gia cầm.  2
  3.                                        Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIRUS CÚM A/H5N1 1.1.1. Phân loại học và danh pháp  1.1.1.1. Phân loại virus cúm Theo ủy ban Quốc tế về phân loại virus (ICTV ­ International Committee on  Taxonomy of Viruses), virus cúm thuộc nhóm V, họ  Orthormyxoviridae, gồm 3  type là A, B và C. Chúng là các virus có vật liệu di truyền là RNA sợi đơn âm  [32].  Sự phân biệt virus cúm A, B và C dựa trên sự khác nhau về  đặc tính kháng  nguyên của nucleoprotein (NP) và protein nền M1 (matrix protein). Ngoài ra, hệ  gen của virus cúm A và B  đều có 8 đoạn RNA còn virus cúm C chỉ  có 7 đoạn  RNA [36]. Trong 3 type thì type A là virus có giới hạn vật chủ rất rộng, lưu hành phổ  biến trên gia cầm và một số động vật có vú như lợn, ngựa, chó, mèo, hải cẩu,…   và cả  con người [32]. Virus cúm A là loại có độc lực mạnh nhất, có khả  năng  biến đổi gen rất lớn và nguyên nhân chủ  yếu gây ra các vụ đại dịch cúm trong  thế kỷ qua. Dựa vào sự khác biệt về  đặc tính kháng nguyên của hai glycoprotein  là haemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA), virus cúm A còn được chia thành  16   subtype   HA   (H1­H16)   và   9   subtype   NA   (N1­N9).   Sự   tái   tổ   hợp   giữa   các  subtype HA và NA, về mặt lý thuyết sẽ  tạo ra nhiều subtype khác nhau về  độc  tính và khả năng gây bệnh [2]. Tất cả các subtype HA và NA đều hiện diện trên  3
  4. các chủng virus lưu hành ở các loài thủy cầm hoang dã. Tuy nhiên, chỉ có một số  subtype nhất  định thường xuyên lưu hành trên người như  H1N1, H1N2, H2N2,  H3N2 [11]. Cúm A/H5N1 là một subtype có khả  năng gây nhiễm cao của virus  cúm. Các chủng của virus cúm gia cầm có thể  xâm nhiễm vào nhiều loại động  vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi và con người. Virus cúm B và virus cúm C lưu hành chủ yếu trên người và chỉ gây ra các  vụ dịch ở mức độ vừa và nhỏ. 1.1.1.2. Phân loại virus cúm A/H5N1 Virus cúm  A/H5N1  được phân biệt với các  subtype  virus cúm A khác dựa  trên sự khác biệt về đặc tính kháng nguyên HA và NA. Do có khả năng biến đổi  di truyền nhanh chóng nên các chủng virus cúm A/H5N1 đang lưu hành còn được  phân chia thành nhiều clade/subclade (nhóm/phân nhóm), mỗi clade/subclade có  các đặc điểm di truyền đặc trưng [2]. Các genotype của virus cúm A/H5N1 Trong   những   năm   gần  đây   virus   cúm  A/H5N1  đã   có  những  biến  đổi   di  truyền và  được phân chia thành nhiều nhóm dựa vào sự  khác biệt về  kiểu gen  (genotype). Kiểu gen của virus cúm A/H5N1 thể  hiện  đặc  điểm di truyền của  virus được hình thành do sự kết hợp của 8 phân đoạn gen. Trên cơ sở gen H5 và  N1 của chủng gốc Goose/Guangdong/1/96, virus A/H5N1  được phân chia thành  các kiểu gen khác nhau với các đặc điểm di truyền được hình thành do sự tái tổ  hợp 6 gen còn lại từ các nguồn khác nhau. Các kiểu gen khác nhau của virus cúm  A/H5N1 đã được xác định bao gồm A, B, C, D, E, G, V, W, X 0, X1, X2, X3, Y, Z và  Z+ [26]. Trong số các kiểu gen này, chỉ có một số kiểu gen (B, Z, Z+, V, G, W, và  X0) lưu hành  được trên 2 năm, chứng tỏ  chúng  đã thích nghi  để  có thể  tồn tại  [22]. Kiểu gen Z là kiểu gen lưu hành phổ biến ở Indonesia, Thái Lan, Việt Nam  và phía nam Trung Quốc từ năm 2003 đến nay [14].  4
  5. Các clade của virus cúm A/H5N1  Các   tổ  chức   WHO  (World   Health   Organization),   OIE  (Organisation   for  Animal Health)  và FAO  (Food and Agriculture Organization)  đã cùng nhau xây  dựng một hệ thống danh pháp thống nhất để có thể xác định các clade A/H5N1  [50].  Hiện nay, hệ  thống danh pháp này chia virus A/H5N1 thành 10 clade khác  nhau, mỗi clade còn có thể phân thành các subclade (phân dòng) [5, 46]. Hiện tại  chỉ có các virus thuộc clade 0, 1, 2 và 7 là lây nhiễm cho người. Clade 2 gồm một  số subclade khác nhau vẫn đang lưu hành và tiếp tục hình thành các subclade mới  [5]. Kể từ 2008, các clade A/H5N1 hiện đang lưu hành và gây bệnh ở người gồm  có clade 2.3.2 (Trung Quốc), 2.3.4 (Trung Quốc và Việt Nam) 2.2 (Ai Cập), 2.1  (Indonesia), 1 (Campuchia) và 7 (Trung Quốc) [51]. 1.1.1.3. Danh pháp virus cúm Tổ  chức Y tế  thế giới (WHO) đã quy định thống nhất danh pháp c ủa virus  cúm theo thứ tự kí hiệu: type virus (A, B hoặc C), vật chủ (có thể bỏ qua nếu vật  chủ là người), địa điểm phân lập virus, mã số chủng virus và năm phân lập. Nếu  là virus cúm A thì phải thêm kí hiệu của kháng nguyên HA và kháng nguyên NA  đặt trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ: A/Hong Kong/156/1997 (H5N1) là chủng virus cúm A ở người, phân  lập ở Hong Kong, mã số chủng là 156, phân lập năm 1997, có kháng nguyên HA  là H5 và kháng nguyên NA là N1. A/Chicken/Vietnam/G62/2005 (H5N1) là chủng virus cúm A phân lập ở  gà  tại Việt Nam năm 2005, mã số chủng là G62, kháng nguyên HA là H5 và kháng  nguyên NA là N1. 1.1.2. Hình thái và cấu trúc virus cúm A/H5N1 ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ Orthomyxoviridea.  Virus cum H5N1 la môt subtype cua virus cum A, thuôc ho  ́ ̣ ̉ ̉ Virus cúm A/H5N1 mang cac đăc điêm cua virus cum A (hình 1.1). ́ 5
  6. Hình 1.1. Cấu trúc của virus cúm A. http://thefutureofthings.com/news/6684/ human­antibodies­neutralize­avian­flu.html Virus cúm A là virus có vỏ bọc, cấu trúc dạng hình cầu với đường kính từ  80­120 nm (nanomet) hoặc hình sợi dài 200­300 nm, đường kính 20 nm. Vỏ bọc  của virus là lớp màng lipid kép có nguồn gốc từ  tế  bào vật ch ủ, trên màng có  khoảng 500 cấu trúc hình gai nhô ra. Các cấu trúc này chính là các kháng nguyên  bề  mặt của virus, dài khoảng 10­14 nm,  đường kính 4­6 nm, bản chất là các  glycoprotein HA, NA và M2 nằm xen kẽ  với nhau. Sự  phân bố  của các kháng  nguyên trên bề mặt của hạt virus không đồng đều, tỉ lệ HA/NA khoảng 4­5/1. Bên  trong màng lipid được lót bởi một lớp protein nền M1 (khoảng 3000 phân tử M1)  [36]. Vật chất di truyền (hệ gen) của virus cúm A là RNA sợi đơn âm (­)ssRNA,  gồm 8 phân đoạn riêng biệt mã hóa cho 10 hoặc 11 protein virus (tuy theo t ̀ ưng ̀   ̉ ̀ ́ ̉ ́ ̣ chung virus ma co thê co hoăc không co protein PB1­F2 ́ ). Bên trong hạt virus, mỗi  phân  đoạn  đều liên kết  với nucleoprotein (NP)  và  3  tiểu  đơn vị  của  enzyme  polymerase   (bao   gồm   PB1,   PB2,   và   PA)   hình   thành   nên   các   phức   hợp  ribonucleoprotein (viral ribonucleoprotein ­ vRNP) [37].  1.1.3. Hệ gen và các protein của virus A/H5N1 6
  7. H5N1 có hệ gen là RNA sợi đơn âm bao gồm 8 phân đoạn gen mang tên từ  1­8 với kích thước phân tử giảm dần hoặc gọi theo tên protein mà chúng mã hóa  tổng hợp là PB2, PB1, PB1­F2, PA, HA, NP, NA, M (M1 và M2) và NS (NS1 và  NEP) (hình 1.2). Hình 1.2. Các phân đoạn gen và các protein của virus cúm A/H5N1 Đặc điểm các phân đoạn gen của virus cúm A/H5N1 như sau: Các phân đoạn mã hóa cho các kháng nguyên bề mặt của virus (đặc trưng   theo từng chủng virus): ­ Phân đoạn 4 (gen HA): Có kích thước khoảng 1704­1707 bases, mang gen  mã hóa tổng hợp protein HA, là một kháng nguyên bề mặt của virus cúm có bản  chất là glycoprotein. Kháng nguyên này có vai trò trong việc giúp cho virus gắn  với tế bào vật chủ và vận chuyển vật liệu di truyền của nó vào bên trong tế bào  vật chủ. Quá trình này có thể bị chặn lại nếu có các kháng thể đặc hiệu gắn kết  với các kháng nguyên trên bề mặt của virus. Protein HA còn là kháng nguyên bề  mặt quan trọng của virus cúm A, kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch dịch   thể đặc hiệu với từng subtype HA, và tham gia vào phản ứng trung hòa virus. HA   là protein vừa quyết định tính kháng nguyên, vừa quyết định độc lực của virus, là   đích của bảo vệ  miễn dịch nhằm ngăn chặn sự  xâm nhiễm của virus  ở  cơ  thể  nhiễm, là cơ  sở  điều chế  các vaccine phòng cúm hiện   nay.  Một  đặc  điểm di  7
  8. truyền để phân biệt giữa virus cúm gia cầm và virus cúm người là: virus cúm gia  cầm chỉ gắn với thụ thể alpha 2­3 sialic acid còn virus cúm người chỉ gắn với thụ  thể alpha 2­6 sialic acid trên tế  bào chủ. Ở  một số  động vật (lợn, gà...) có cả  2  loại thụ thể nên có thể bị nhiễm cả virus cúm gia cầm và cúm người [24]. Người  ta đã phát hiện ra sự đột biến ở một số vị trí trên gen HA làm cho virus cúm gia   cầm có thể gắn với tế bào người và gây bệnh cho người [11]. Một số nghiên cứu  trong thời gian gần đây đã cho thấy ở người cũng có các thụ thể alpha 2­3 sialic  acid với mật độ rất thấp và ở gia cầm cũng có các thụ thể alpha 2­6 sialic acid  với mật độ rất thấp [28]. Người ta cũng nhận thấy nếu đột biến xảy ra ở 2 vị trí  trên gen HA tương ứng với axit amin 182 và 192 thì virus có thể gắn với cả thụ  thể của người và gia cầm [10, 27]. ­ Phân đoạn 6 (gen NA): Có kích thước khoảng từ 1350­1410 bases, mang gen   mã hóa cho neuraminidase, một kháng nguyên bề  mặt của virus, có vai trò là một  enzyme cắt đứt liên kết giữa gốc sialic acid của màng tế  bào nhiễm với phân tử  carbonhydrate của protein HA, giải phóng các hạt virus con ra khỏi tế bào vật chủ.   Ngoài ra, NA còn phân cắt các liên kết glycoside, giải phóng neuraminic acid làm   tan loãng màng nhầy bề mặt biểu mô đường hô hấp, tạo điều kiện cho virus nhanh   chóng tiếp cận tế  bào biểu mô và thoát khỏi các chất  ức chế  không đặc hiệu .  Giống kháng nguyên HA, NA cũng là đích chủ  yếu của cơ  chế  bảo vệ  miễn dịch   của cơ thể  chủ, sinh ra kháng thể  đặc hiệu với kháng nguyên NA của các chủng  virus đang nhễm. Như vậy, hai kháng nguyên bề mặt HA và NA của virus là cơ sở  điều chế  các vaccine phòng cúm hiện này cho người và gia cầm và hạn chế  lây   truyền sang người [2].  Các phân đoạn mã hóa cho các protein thành phần của enzyme polymerase   của virus, có độ dài ổn định và có tính bảo tồn cao, gồm: ­ Phân đoạn 1 (gen PB2) có kích thước khoảng 2431 bases, mang gen mã hóa  tổng   hợp   protein   PB2,   là  tiểu   đơn   vị   thành   phần   trong   phức   hợp   enzyme  8
  9. polymerase của virus, chịu trách nhiệm khởi đầu phiên mã RNA virus [2]. Nghiên  cứu thấy rằng, trên PB2 tất cả  các virus cúm gia cầm đều có axit amin  ở  vị  trí  627 là glutamine, còn PB2 ở các chủng A/H5N1 phân lập từ người mang đột biến   chứa axit amin lysine  ở vị trí 627. Sự  có mặt của lysine  ở vị  trí 627 của PB2 s ẽ  tạo thuận lợi cho virus phát triển ở cả đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới  của động vật có vú, là nguyên nhân làm cho A/H5N1 có độc lực cao [29]. ­ Phân đoạn 2 (gen PB1) có kích thước khoảng 2431 bases, mang gen mã hóa  tổng   hợp   protein   PB1   và   PB1­F2.   PB1   là   tiểu   đơn   vị   xúc   tác   của   phức   hợp  enyzme polymerase, chịu trách nhiệm gắn mũ RNA [5]. PB1­F2 liên quan đến độc  lực của virus và có thể  có vai trò quan trọng trong việc xác  định mức  độ  nguy  hiểm của dịch cúm [43]. Khi so sánh các chủng virus trong vụ dịch ở Hong Kong  năm 1997, người ta nhận thấy sự biến đổi axit amin asparagine ở vị trí 66 thành  serine (N66S) trên PB1­F2 liên quan đến độc lực của virus. Sự thay đổi axit amin  N66S cũng được phát hiện trên PB1­F2 của virus cúm gây ra đại dịch cúm năm  1918 [17].  ­ Phân đoạn 3 (gen PA) có kích thước khoảng 2233 bases, là phân đoạn gen  bảo   tồn   cao,   mã   hóa   tổng   hợp   protein   PA,   là   một   tiểu   đơn   vị   của   enzyme   polymerase chịu trách nhiệm kéo dài RNA trong quá trình tổng hợp RNA của   virus [40]. Các phân đoạn mã hóa các protein chức năng khác của virus, chúng có kích  thước tương đối ổn định giữa các chủng virus cúm A, gồm: ­ Phân đoạn 5 (gen NP) có kích thước khoảng 1556 bases, mã hóa tổng hợp  nucleoprotein (NP), chịu trách nhiệm vận chuyển RNA giữa nhân và bào tương tế  bào chủ. NP có đặc tính kháng nguyên biểu hiện theo nhóm virus, tồn tại trong  các hạt virus ở dạng kết hợp với mỗi phân đoạn RNA. ­ Phân đoạn 7 (gen M): có kích thước khoảng 1027 bases, mang gen mã hóa  tổng hợp protein nền M1 và M2 của virus. Các protein này kết hợp với 2 kháng  9
  10. nguyên bề  mặt tạo nên lớp vỏ capsid của virus. Hai protein này được tạo ra từ  cùng một phân đoạn RNA với các khung đọc mở khác nhau. Protein M1 gắn với  RNA của virus và M2 có tác dụng phá vỡ  vỏ  bọc của virus  để  giải phóng các  phân  đoạn RNA vào tế  bào chất của tế  bào chủ. M2 là protein xuyên màng có  bản chất là một kênh ion, cần thiết cho quá trình xâm nhiễm của virus [36]. Sự  thay thế  axit amin ở vị  trí 31 serin thành asparagine trên protein M2 của một số  chủng H5N1 liên quan đến tình trạng kháng amantadin của virus [25]. ­ Phân đoạn 8 (gen NS) có kích thước khoảng 890 bases, ch ứa gen mã hóa  cho 2 protein không cấu trúc của virus là NS1 và NEP (nuclear export protein)  (thường  được gọi là protein NS2).  Độc lực của virus liên quan  đến protein NS  [39]. NS1 là protein có vai trò trong việc ghép nối, dịch mã và vận chuyển RNA  qua   màng   tế   bào.   NEP   có   vai   trò   trung   gian   trong   quá   trình   v ận   chuyển   các  ribonucleoprotein của virus (vRNPs) vào nhân tế bào chủ. 1.1.4. Chu trình tái bản của virus cúm A/H5N1 Chu trình tái bản của virus cúm xảy ra chủ yếu  ở các tế  bào biểu mô đường hô   hấp, đường tiêu hóa của cơ thể nhiễm (hình 1.3).                                  Hình 1.3. Chu trình tái bản của virus cúm A 10
  11. Khởi đầu chu trình là sự gắn kết của virus với các thụ thể có chứa nhóm  sialic acid trên bề  mặt tế  bào nhiễm nhờ  kháng nguyên HA. Khi virus bám gắn  được với tế  bào, màng tế  bào lõm lại hình thành túi thực bào (endosome). Túi  thực bào giảm dần pH để  giúp cho quá trình hoà nhập màng virus với màng túi  thực bào và giải phóng các phức hợp RNP của virus vào tế  bào chất của tế  bào   chủ. Sau đó, cac ph ́ ưc h ́ ợp RNP được vân chuyên vao nhân tê bao đ ̣ ̉ ̀ ́ ̀ ể tổng hợp sợi  dương RNA. Sợi dương RNA được làm khuôn để  sao mã tạo mRNA và tái bản  sợi âm RNA của virus. mRNA được đưa ra tế  bào chất để  tổng hợp protein của   virus. Quá trình tổng hợp protein và tái bản hệ gen của virus là quá trình phức tạp   được điều hoà bởi nhiều yếu tố của virus cũng như của tế bào. Các protein PB1,   PB2, PA và NP của virus sau khi được tổng hợp sẽ được đưa vào nhân tế bào và  kết hợp với RNA virus hình thành các phức hợp RNP và phức hợp được đưa ra   tế bào chất. Các protein khác (HA, NA và M2) được glycosyl hoá nhờ mạng lười   nội sinh chất và phức hệ  golgi của tế  bào. Sau khi hoàn thiện, các protein này  được đưa đến màng tế  bào gắn vào lớp lipid kép và khi mật độ  đủ  lớn thì các   phức hợp RNP và protein M1 cũng tập hợp lại trên màng để hình thành hạt virus   thế hệ con gắn trên bề mặt tế bào nhờ liên kết giữa HA với nhóm sialic acid của  glycoprotein màng tế  bào. Các hạt virus sau đó giải phóng khỏi màng nhờ  tác   dụng cắt nhóm sialic acid của enzyme neuraminidase.  Thời gian từ  khi virus xâm nhiễm tế  bào  đến khi hình thành thế  hệ  virus con  trung bình khoảng 6 giờ. Sự  giải phóng các hạt virus mới không phá tan tế  bào   nhiễm, nhưng các tế  bào này bị  rối loạn hệ  thống tổng hợp các đại phân tử  và  rơi vào quá trình chết theo chương trình (apoptosis) làm tổn thương mô của cơ  thể vật chủ [48]. 1.1.5. Hiện tượng biến đổi kháng nguyên của virus cúm A Virus cúm A là loại virus đặc biệt nhất trong các virus đường hô hấp do có  hệ gen phân thành 8 đoạn và khả năng biến đổi kháng nguyên nhanh chóng. Khả  11
  12. năng biến đổi kháng nguyên của virus cúm A là hệ quả của các quá trình biến đổi  di truyền của virus. Các cơ chế biến đổi di truyền của virus bao gồm:  ­  Hiện tượng trao  đổi kháng nguyên  (antigenic shift): Antigenic shift là  các biến đổi di truyền lớn của virus cúm, tạo ra chủng virus mới từ  các chủng  virus ban đầu bằng cách sắp xếp lại hệ gen. Quá trình này xảy ra khi virus cúm  của các loài khác nhau đồng nhiễm trên cùng một vật chủ (ví dụ như hai chủng  virus cúm người và virus cúm gia cầm đồng nhiễm trên lợn) trao đổi hệ gen cho  nhau, tạo ra các thế hệ virus mới có các phân đoạn gen kết hợp từ các chủng ban  đầu. Sự  trao đổi kháng nguyên có thể  tạo ra các chủng virus cúm mới có khả  năng lây nhiễm các loài vật chủ mới hoặc gia tăng động lực gây bệnh [2].  ­  Hiện tượng lệch kháng nguyên  (antigenic drift): Antigenic drift là quá  trình tích lũy các đột biến gen trên gen mã hóa cho các kháng nguyên quan trọng  của virus (kháng nguyên HA và NA). Do enzyme polymerase của virus không có  cơ chế  đọc sửa nên trong quá trình tái bản tần số đột biến ở virus rất cao, trung  bình mỗi lần tái bản hệ  gen của virus sẽ  có 1 nucleotid bị  biến  đổi [21]. Qua  nhiều thế  hệ virus, các đột biến này dần dần được tích lũy lại và đến một lúc  nào đó sẽ  làm thay đổi đặc tính kháng nguyên của virus [21]. Chủng virus cúm  với các đặc tính kháng nguyên mới có thể thoát khỏi hệ thống miễn dịch của cơ  thể và dễ dàng lan truyền trong quần thể.  ­ Hiện tượng glycosyl hóa: Glycosyl hóa (glycosylation) là sự gắn kết của  một chuỗi  oligosaccharide  với amino acid asparagine  ở  một số  vị  trí nhất  định  trong chuỗi polypeptide HA hay NA, hay một số polypeptide khác của virus cúm.  Thông thường chuỗi oligosaccharide được gắn tại vị trí N­X­S/T (N = asparagine;  X = amino acid bất kì, trừ proline; S/T = serine hoặc threonine) [7]. Đây là những  vị trí được cho là gắn kết với các kháng thể được cơ thể sinh ra do kích thích của  kháng nguyên, nhằm bảo vệ cơ thể nhiễm. Hiện tượng lệch kháng nguyên sinh  ra đột biến điểm hình thành bộ mã của asparagine, tạo tiền đồ  cho hiện tượng  12
  13. glycosyl hóa xảy ra khi tổng hợp chuỗi polypeptide HA hay NA, làm thay đổi đặc  tính kháng nguyên của HA và NA, giúp cho virus thoát khỏi tác động miễn dịch  bảo vệ của cơ thể chủ và điều hoà sự nhân lên của virus [7]. Hiện tượng  lệch kháng nguyên  và  glycosyl hóa  tao ra nh ̣ ưng biên đôi di ̃ ́ ̉   ̉ ưng diên ra liên t truyên nho nh ̀ ̃ ục trong qua trinh l ́ ̀ ưu hanh cua virus trong t ̀ ̉ ự nhiên.  Ngược lai, hi ̣ ện tượng trao đôi kháng nguyên ̉  có thể xảy ra với tất cả các chủng  của virus cúm A khi co hiên t ́ ̣ ượng đồng nhiễm, tao ra cac biên đôi di truyên l ̣ ́ ́ ̉ ̀ ớn   ̉ va hinh thanh chung virus m ̀ ̀ ̀ ơi. Đây cũng chính là v ́ ấn đề  đáng lo ngại của virus   cúm A/H5N1 hiện nay, mặc dù virus này chưa có sự thích nghi lây nhiễm dễ dàng   ở người, nhưng nó có khả năng gây bệnh cho người vơi ti lê t ́ ̉ ̣ ử vong rât cao. Nêu ́ ́  như chung virus A/H5N1 trao đôi gen HA hay NA, ho ̉ ̉ ặc cả hai gen vơi môt chung ́ ̣ ̉   virus cúm A đã thích nghi  ở  người (vi du nh ́ ̣ ư  H1N1 hoăc H3N2) co thê t ̣ ́ ̉ ạo ra  chủng virus mới thích  ứng lây nhiễm dễ dàng  ở  người, la nguy c ̀ ơ của một đại   dịch cúm mới [25]. 1.1.6. Khả năng thích ứng vật chủ của virus cúm A Vật chủ  tự  nhiên của tất cả  các chủng virus cúm A là các loài thủy cầm  hoang dã (chủ  yếu là vịt trời), đây là nguyên nhân lan truyền virus trong t ự  nhiên rất khó kiểm soát. Virus cúm A có khả  năng gia tăng biên độ  vật chủ  của chúng trong quá trình lây truyền ở tự nhiên (hình 1.4). 13
  14. Hình 1.4. Các vật chủ tự nhiên và khả năng lây nhiễm giữa các loài vật chủ của   virus cúm A. http://www.medicalecology.org/diseases/influenza/print_influenza.ht Nhờ đặc tính luôn thay đổi kháng nguyên trong tự nhiên, virus cúm A có   khả  năng xâm nhiễm nhiều loài vật chủ  trung gian khác nhau như  gia cầm,   một số loài động vật có vú (hải cẩu, cá voi, ngựa, lợn…) và cả  con người, tạo   nên tính thích  ứng lan truyền “ nội loài” như gà ­ gà, hay “ ngoại loài” như gà ­  lợn; gà ­ lợn ­ người. Đặc điểm thích  ứng vật chủ  này là điều kiện thuận lợi   cho virus cúm A trao đổi, tái tổ  hợp các phân đoạn gen, đặc biệt là các phân   đoạn gen kháng nguyên (HA và NA) giữa các chủng, tạo ra một ch ủng virus   cúm mới có khả  năng thích  ứng xâm nhiễm  ở  loài vật chủ  mới của chúng đặc  biệt khi chúng vượt qua đượ c “rào cản loài” dễ dàng thích ứng lây nhiễm gây  bệnh từ gia cầm sang người và giữa người với người [15]. Các nghiên cứu về virus H5N1 trong thời gian gần đây cho thấy virus đã có  những biến đổi để thích nghi lây nhiễm trên người. Hai chủng virus H5N1 phân  lập trên người năm 2003 (Hong Kong) cho thấy có hiện tượng giảm ái lực với  thụ thể của gia cầm và có ái lực (mặc dù chỉ ở mức thấp) với thụ thể của người  và sự thay đổi axit amin ở vị trí 227 (Ser thành Asn) là nguyên nhân làm thay  đổi  14
  15. tính  đặc   hiệu   với   thụ  thể  của   virus   [23].  Đột   biến  ở  vị   trí   182   hoặc   192  (Asn182Lys hoặc Gln192Arg) làm cho H5N1 thay  đổi  đặc tính gắn thụ  thể, từ  dạng có ái lực với thụ thể của gia cầm chuyển thành dạng có ái lực với thụ thể  của người [52]. Trong thế kỷ 20, chỉ có các chủng virus H1N1, H2N2, H3N2 và H1N2 lưu  hành trên người. Tuy nhiên trong những năm gần đây có nhiều subtype virus cúm  gia cầm như H5N1, H7N3, H7N7, H9N2 và H10N7 đã lây nhiễm cho người.  Virus cúm A/H5N1 có khả năng lây nhiễm và gây bệnh cho nhiều loài động  vật có vú khác như chó, mèo, hổ, báo…  1.1.7. Độc lực và khả năng gây bệnh của virus cúm A/H5N1 Khả  năng gây bệnh của virus cúm A phụ  thuộc vào  độc lực và tính thích  ứng vật chủ của từng chủng virus. Thông thường chúng không gây bệnh hoặc chỉ  gây bệnh nhẹ giới hạn ở đường hô hấp của chim hoang dã và gia cầm, nhưng  một số chủng thuộc subtype H5, H7, H1, H2 và H3 có thể gây bệnh nặng ở nhiều  cơ quan trong cơ thể, gây nên dịch cúm  ở gia cầm và người [52]. Dựa vào khả  năng gây bệnh của virus trên gia cầm, virus cúm A  được chia thành 2 nhóm là  nhóm có độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Influenza ­ HPAI) và nhóm có độc  lực thấp (Low Pathogenic Avian Influenza ­ LPAI). Nhóm LPAI thường chỉ gây ra  các bệnh nhẹ ở đường hô hấp, giảm sức đẻ và/hoặc giảm trọng lượng, mặc dù  đôi khi có thể gây bệnh với tỉ lệ cao nhưng tỉ lệ chết thường thấp. Trái lại, virus  HPAI thường gây chết gia cầm với tỷ lệ cao, ít nhất 75% gia cầm nhiễm đều bị  chết [45]. Cho  đến nay, tất cả  các chủng HPAI  đã biết  đều thuộc subtype H5  hoặc H7, tuy nhiên không phải tất cả mà chỉ có một số ít các chủng virus thuộc  subtype H5 và H7 là HPAI. Protein HA của LPAI có đặc điểm là chỉ có một axit  amin kiềm là arginine tại vị trí phân cắt và một axit amin kiềm khác ở trước vị trí  phân cắt 3 hoặc 4 axit amin (tùy thuộc vào từng subtype). Do đó, protein HA của  LPAI chỉ bị phân cắt bởi các protease ngoại bào (extracellular proteases) do các tế  15
  16. bào hoặc vi khuẩn tại vị trí xâm nhiễm (ví dụ như khí quản và ruột) tiết ra. Trái  lại, protein HA của HPAI lại có nhiều axit amin kiềm tại vị trí phân cắt, do đó có  thể chịu tác dụng của các protease nội bào (intracellular protease) phổ biến như  furin [44]. Chính vì vậy mà HPAI có thể gây bệnh ở nhiều mô, cơ quan khác nhau  trên cơ thể vật chủ và gây nên các triệu chứng nặng nề và tỉ lệ tử vong cao.  Độc lực và khả năng gây bệnh của virus A/H5N1 được quyết định chủ yếu   bởi các protein của virus là HA, PB2, NS1 và PB1­F2: Protein HA là kháng nguyên  bề  mặt quan trong cua virus cúm, giup cho virus co thê găn v ̣ ̉ ́ ́ ̉ ́ ơi cac thu thê sialic ́ ́ ̣ ̉   ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ̉ ị trí  phân căt́  acid đăc hiêu trên bê măt tê bao, hoa mang va xâm nhiêm tê bao chu. V ̀ ̀ ̀ ̃ ́ ̀ ̉ ̣ ́ ởi   protein HA cua A/H5N1 mang nhiêu axit amin kiêm nên dê dang bi phân căt b ̀ ̀ ̃ ̀ ́ ́ ́ ̉ ̃ ̀ ́ ̉ ở nhiêu mô c cac protease, giup virus co thê lây nhiêm va tai ban  ̀ ơ quan khac nhau ́   trong cơ thê vât chu va gây nên cac triêu ch ̉ ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ưng năng nê. Protein PB2 la môt thanh ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̀   ̣ ̉ phân quan trong cua ph ̀ ưc h ́ ợp RNP cua virus, tham gia vao qua trinh sao ma va tai ̉ ̀ ́ ̀ ̃ ̀ ́  ̉ ̉ ́ ̉ ̀ ̀ ́ ứng miên dich  ban cua virus. Protein NS1 co thê tham gia điêu hoa đap  ̃ ̣ ở  vât chu, ̣ ̉  ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ực cua virus đôi v do đo cung la môt yêu tô quyêt đinh đôc l ́ ̃ ́ ́ ̉ ́ ới con ngươi. PB1­F2 ̀   có vai trò gây ra hiện tượng apoptosis làm tổn thương mô, cơ  quan của cơ  thể  nhiễm. 1.1.8. Sức đề kháng của virus cúm A Virus cúm A tương đối nhạy cảm với các tác nhân vật lí hay hóa học. Các hạt   virus tồn tại thích hợp trong khoảng pH từ 6.5 đến 7.9. Ở pH quá acid hay quá kiềm,   khả năng lây nhiễm của virus bị giảm mạnh. Lớp vỏ ngoài của virus bản chất là lớp  lipid kép, có nguồn gốc từ màng tế bào nhiễm, dễ bị phá hủy bởi các dung môi hòa tan   lipid, chất tẩy rửa và các chất sát trùng: formaldehyde, phenol,  β­propiolacton, sodium  hypochloride, acid loãng và hydroxylamine. Virus bị bất hoạt dưới ánh sáng trực tiếp sau  40 giờ, tồn tại được 15 ngày ánh sáng thường, tia tử ngoại bất hoạt được virus nhưng  không phá hủy được kháng nguyên của virus. Tuy nhiên, virus cúm A dễ dàng bị tiêu   diệt hoàn toàn ở 100oC và ở 60oC/30 phút, tồn tại ít nhất 3 tháng ở nhiệt độ thấp (trong   16
  17. phân gia cầm), và tới hàng năm ở nhiệt độ bảo quản (­70oC). Trong phủ tạng gia cầm  (40oC), virus tồn tại 25­30 ngày nhưng chỉ tồn tại 7 ­ 8 ngày ở nhiệt độ cơ thể người   (37oC); trong nước, virus có thể sống tới 4 ngày ở nhiệt độ 30oC. 1.2. CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM A/H5N1 1.2.1. Triệu chứng nhiễm cúm A/H5N1  Ở  gia cầm, thời gian  ủ bệnh từ vài giờ  đến trên hai mươi ngày, biểu hiện  các triệu chứng sốt cao, chảy nước mắt, đứng tụm một chỗ, lông xù, phù đầu và  mắt, da tím tái, chân xuất huyết, chảy nước dãi  ở  mỏ. Con vật khi sốt cao có   biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, sinh sản và thần kinh.  Triệu chứng chung là giảm hoạt động, giảm tiêu thụ  thức ăn, gầy yếu. Trường   hợp nặng có biểu hiện ho, khó thở, rối loạn thần kinh,  ỉa chảy, một số con có  biểu hiện co giật hoặc  ở  tư  thế  không bình thường. Những triệu trứng trên có  thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng rẽ [3, 4]. Ở người, thời gian ủ bệnh b ệnh của virus cúm A/H5N1 có thể kéo dài hơn   so với cúm mùa, trung bình hầu hết các trường hợp nhiễm A/H5N1 là từ  2­4  ngày, nhưng một số  trường hợp có thể  kéo dài hơn, 8­17 ngày [16]. Các triệu  chứng lâm sàng nhiễm cúm A/H5N1 có thể không biểu hiện hoặc biểu hiện các  triệu chứng  ở  các mức độ khác nhau, từ  nhẹ như bệnh cúm thông thường (khó  thở, ho, sốt) cho  đến biểu hiện viêm phổi nặng,  hội chứng suy hô hấp cấp  (ARDS­   Acute   Respiratory   Distress   Syndrome)   hay   hội   chứng   suy  đa   tạng  (MODS­  Multiorgan  Disfunction  Syndrome).  Các  nghiên cứu cho thấy một  số  bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng (phát hiện qua xét nghiệm) và cũng có  trường hợp biểu hiện các triệu chứng không  điển hình (viêm não hoặc viêm  ́   như   cum đường   tiêu   hóa)   [6].  Không   giông ́   mua, ̣   nhân   nhiêm ̀   bênh ̃   A/H5N1  thương không co biêu hiên nhiêm trung đ ̀ ́ ̉ ̣ ̃ ̀ ường hô hâp trên ma th ́ ̀ ương biêu hiên ̀ ̉ ̣   17
  18. ̣ ̉ ̀ ̀ ường hô hâp d tinh trang viêm phôi va nhiêm trung đ ̀ ̃ ́ ưới. Đăc điêm lâm sang nay co ̣ ̉ ̀ ̀ ́  ̉ ̀ ̣ ̉ ặc hiệu với HA của virus cúm A/H5N1 co nhiêu  thê la do cac thu thê đ ́ ́ ̀ ở đường hô  ́ ươi. hâp d ́  Triệu chứng cân lâm sang th ̣ ̀ ương găp la: giam sô l ̀ ̣ ̀ ̉ ́ ượng bach câu, đăc ̣ ̀ ̣   ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ượng tiêu câu, giam albumin huyêt; tăng ham biêt la bach câu lympho, giam sô l ̀ ̉ ̀ ̉ ́ ̀   lượng môt sô protein huyêt thanh nh ̣ ́ ́ ư  aminotransaminase, lactate dehydrogenase   va creatine phosphokinase; đ ̀ ường huyêt tăng ro, co thê liên quan đên viêc s ́ ̃ ́ ̉ ́ ̣ ử dung ̣   ̀ ́ ̉ corticosteroid va co thê tăng creatinine mau [31].  ́ Ở nhưng bênh nhân co tai l ̃ ̣ ́ ̉ ượng   ̣ ̃ ̀ ̣ ̣ ́ ̉ virus cao trong dich mui va dich nôi khi quan, nh ưng bênh nhân  ̃ ̣ ở  giai đoan cuôi ̣ ́  ̉ ̣ ̀ ̀ ượng cytokin va chemokin trong mau th cua bênh thi ham l ̀ ́ ương tăng cao, đăc biêt ̀ ̣ ̣  ̀ ́ ́ ́ ư  interleukin­6, yêu tô hoai t la cac yêu tô nh ́ ́ ̣ ử  u va cac interferon, ch ̀ ́ ưng to hiên ́ ̉ ̣   tượng virus đang phat tan trong c ́ ́ ơ thê [19].  ̉ Ở nhưng bênh nhân t ̃ ̣ ử vong, ngươi ta ̀   ̃ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ đa phat hiên cac khang nguyên va/hoăc RNA cua virus  ́ ́ ở  hâu hêt cac mô trong c ̀ ́ ́ ơ  ̉ ̉ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ̉ ương va nao.  thê, bao gôm: phôi, khi quan, gan, niêm mac ruôt non, ruôt gia, tuy x ̀ ̀ ̃ Tỉ lệ tử vong đối với bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 nhập viện tương đối  cao, xấp xỉ 60% [13, 16], mặc dù tỷ lệ tử vong chung có lẽ thấp hơn nhiều. Trái  ngược với năm 1997, khi phần lớn các ca tử  vong xảy ra  ở  bệnh nhân trên 13  tuổi, cúm A/H5N1 hiện nay gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ. Ở trẻ dưới 15 tuổi,  tỷ lệ tử vong là 89% [16]. Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng đầu tiên đến  khi tử vong là 9­10 ngày (thay đổi từ 6­30 ngày) và hầu hết bệnh nhân tử vong do  suy hô hấp tiển triển [5, 16]. 1.2.2. Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm cúm A/H5N1 Chẩn đoán lâm sàng nhiễm cúm A/H5N1 là rất khó vì triệu chứng của bệnh  rất đa dạng và tương tự như một số bệnh khác. Để chẩn đoán xác định người ta  thường phải dựa vào các kết quả xét nghiệm xác định sự có mặt của virus, kháng  nguyên, kháng thể hoặc RNA của virus trong mẫu bệnh phẩm.  1.2.2.1. Các phương pháp xét nghiệm phát hiện cúm A/H5N1 18
  19. Với đặc điểm cấu tạo và khả  năng gây bệnh của virus cúm A/H5N1, kỹ  thuật xét nghiệm không chỉ đòi hỏi có độ tin cậy và độ nhạy cao mà thời gian xét  nghiệm phải nhanh [34]. Các kỹ  thuật xét nghiệm có thể  áp dụng trong chẩn  đoán virus cúm A/H5N1 bao gồm: phân lập virus; phát hiện kháng nguyên; phát  hiện RNA của virus bằng kỹ thuật RT­PCR, realtime RT­PCR...và phát hiện sự  tăng hiệu giá kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân. Trong giai đoạn dịch cúm  A/H5N1 đang bùng phát thì việc áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán nhanh, có thể  thực hiện với nhiều mẫu bệnh phẩm cùng một lúc có vai trò hết sức quan trọng.   Phương pháp phân lập virus  Hiện nay, phân lập virus là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán cúm A/H5N1 vì  các chủng virus sau khi phân lập có thể được dùng trong các nghiên cứu về sau  như: giải trình tự, xác định subtype, xác định clade, phân tích các đột biến và hiện  tượng tái tổ hợp để tìm hiểu về khả năng tái bản, khả năng lây nhiễm của virus  và hiện tượng kháng thuốc của virus. Virus A/H5N1 có thể phân lập bằng cách  nuôi cấy trên phôi gà SPF (specific pathogenic free) hoặc nuôi cấy trên tế  bào  thận   chó   (Mardin­Darby   canine   kidney   ­   MDCK)   hoặc   các   dòng   tế   bào   cảm  nhiễm với virus cúm khác. Phân lập từ trứng: hầu hết các virus cúm phát triển ổn định trong khoang túi  niệu hoặc túi ối của phôi gà 10­12 ngày tuổi. Sau khi gây nhiễm trứng 48­72 giờ,  thu dịch khoang niệu mô, xác định sự có mặt và xác định subtype virus bằng các  phản  ứng miễn dịch (HA, HI) hoặc RT­PCR. Với chủng virus có  độc lực cao,  phôi có thể bị chết trong vòng 24 giờ sau khi gây nhiễm. Phân  lập từ  tế  bào:  Khi nuôi  cấy các  virus   cúm  mùa  LPAI   trên tế   bào  MDCK, người ta phải bổ sung trypsin để virus có thể tái bản. Tuy nhiên, đối với  các virus cúm A/H5N1, vì là HPAI nên virus có thể tái bản mà không cần bổ sung  trypsin.  19
  20. Là tiêu chuẩn vàng, nhưng phân lập virus đòi hỏi phải có phòng an toàn sinh  học cấp 3 (BioSafety Level 3 ­ BSL3) và thời gian nuôi cấy tương đối lâu, từ 2­6  ngày. Ngoài ra, sau khi phân lập được virus vẫn phải thực hiện các xét nghiệm  khác để chẩn đoán xác định subtype virus. Phương pháp phát hiện kháng nguyên Là phương pháp dùng kháng thể đặc hiệu để phát hiện kháng nguyên virus.  Người ta có thể phát hiện kháng nguyên của virus trực tiếp từ  mẫu bệnh phẩm  bằng một số kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên kỹ thuật được sử dụng phổ biến hơn  do thời gian xét nghiệm nhanh là:  Kỹ  thuật   miễn   dịch   huỳnh   quang   trực   tiếp  (direct   immunofluorescence  assay):   Tế   bào   niêm   mạc  đường   hô   hấp  được   cố  định   trên   lam   kính,   kháng  nguyên của virus được phát hiện bằng kháng thể đặc hiệu có gắn huỳnh quang  và quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang.  Kỹ thuật miễn dịch gắn men (EIA: Enzyme­linhked Immunosorbent Assay):  Kỹ  thuật sử  dụng kháng thể  đặc hiệu gắn enzyme  để  phát hiện kháng nguyên  virus. Mẫu bệnh phẩm được gắn lên thành giếng, sau khi được ủ với kháng thể  có gắn enzyme thì bổ  sung cơ  chất phù hợp. Nếu có kháng nguyên virus trong  mẫu bệnh phẩm thì enzyme sẽ tác dụng với cơ chất làm đổi màu.  Kỹ thuật phát hiện kháng nguyên virus nhanh, đơn giản nhưng chỉ phát hiện  được các kháng nguyên bảo thủ của virus cúm như  NP và M. Do đó, kết quả xét  nghiệm dương tính cũng chỉ  có thể  kết luận là nhiễm virus cúm A, không xác  định được có phải là A/H5N1 hay không. Độ nhạy của các kỹ thuật có thể chấp  nhận  được khi áp dụng trong chẩn  đoán cúm mùa  ở  người, tuy nhiên  để  chẩn  đoán cúm A/H5N1 thì chưa đạt yêu cầu [9, 34]. Hiện nay một số bộ sinh phẩm  phát hiện kháng nguyên đặc hiệu của H5N1 đã được đưa ra thị  trường và đang  được thử nghiệm trong chẩn đoán cho gia cầm. Phương pháp phát hiện kháng thể (chẩn đoán huyết thanh học) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2