Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật
lượt xem 17
download
Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật nêu lên thơ chống Mỹ và vị trí của Phạm Tiến Duật trong nền thơ chống Mỹ; hệ thống hình tượng nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật; đặc điểm ngôn từ và thể loại trong thơ Phạm Tiến Duật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 46T TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH T 6 4 TRẦN THỊ VÂN ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHẠM TIẾN DUẬT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN T 0 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2003 46T
- MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 91T T 1 9 DẪN NHẬP .................................................................................................................. 5 91T 91T 1. Lý do chọn đề tài : ..........................................................................................................5 T 1 9 91T 2. Giới hạn đề tài: ...............................................................................................................6 T 1 9 91T 3. Lịch sử vấn đề : ..............................................................................................................7 T 1 9 91T 4. Phương pháp nghiên cứu. ...........................................................................................15 T 1 9 91T 5. Những đóng góp của luận văn. ...................................................................................16 T 1 9 91T 6. Kết cấu của luận văn....................................................................................................16 T 1 9 91T CHƯƠNG 1: THƠ CHỐNG MỸ VÀ VỊ TRÍ CỦA PHẠM TIẾN DUẬT 91T TRONG NỀN THƠ CHỐNG MỸ. .......................................................................... 17 T 1 9 1.1. Diện mạo thơ chống Mỹ và những cách tân về nghệ thuật của thơ chống Mỹ. ..17 T 1 9 T 1 9 1.1.1. Sơ lược diện mạo thơ chống Mỹ. .........................................................................17 T 1 9 T 1 9 1.1.2. Những cách tân về nghệ thuật trong thơ chống Mỹ. ............................................19 T 1 9 T 1 9 1.2. Phạm Tiến Duật và vị trí của Phạm Tiến Duật trong nền thơ chống Mỹ: ..........42 T 1 9 T 1 9 1.2.1. Phạm Tiến Duật, cuộc đời và thơ : .......................................................................42 T 1 9 T 1 9 1.2.2. Vị trí của Phạm Tiến Duật trong nền thơ chống Mỹ . ..........................................45 T 1 9 T 1 9 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ 91T PHẠM TIẾN DUẬT .................................................................................................. 50 91T 2.1. Hình tượng nghệ thuật và ý nghĩa hệ thống hình tượng trong thơ Phạm Tiến T 1 9 Duật: ..................................................................................................................................50 T 1 9 2.1.1. Hình tượng nghệ thuật: .........................................................................................50 T 1 9 91T 2.1.2. Ý nghĩa của hệ thống hình tượng trong thế giới nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật: T 1 9 T 1 9 ........................................................................................................................................52 2.2. Một số hình tượng tiêu biểu trong thơ Phạm Tiến Duật: .....................................53 T 1 9 T 1 9 2.2.1. Hình tượng người lính: .........................................................................................53 T 1 9 91T 2.2.2. Hình tượng lửa, đèn, trăng: ..................................................................................67 T 1 9 T 1 9 2.2.3 Hình tượng không gian. .........................................................................................75 T 1 9 91T 2.2.4. Hình tượng thời gian : ..........................................................................................88 T 1 9 91T CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ VÀ THỂ LOẠI TRONG THƠ PHẠM 91T TIẾN DUẬT ............................................................................................................... 99 91T 3.1. Đặc điểm sử dụng và tổ chức ngôn từ trong thơ Phạm Tiến Duật.......................99 T 1 9 T 1 9 3.1.1. Từ ngữ đậm chất lính ...........................................................................................99 T 1 9 91T 3.1.2. Vốn từ ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật gần với phong cách báo chí - công luận: T 1 9 T 1 9 ......................................................................................................................................106 3
- 3.1.3. Sử dụng thành công từ loại động từ và các từ "như", “là” đạt hiệu quả nghệ thuật T 1 9 cao: ...............................................................................................................................111 T 1 9 3.2. Đặc điểm thể loại trong thơ Phạm Tiến Duật: .....................................................126 T 1 9 T 1 9 3.2.1. Thể loại thơ lục bát: ............................................................................................127 T 1 9 91T 3.2.2. Thể loại thơ năm chữ:.........................................................................................132 T 1 9 91T 3.2.3. Thể loại thơ tự do : .............................................................................................139 T 1 9 91T KẾT LUẬN .............................................................................................................. 158 91T 91T TÀI LIỆU TRÍCH DẪN LÀM VÍ DỤ ................................................................... 161 91T T 1 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 162 91T 91T 4
- DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài : Sau "Một thời đại trong thi ca", thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 đã gặt hái T 0 2 T 0 2 20T được nhiều thành tựu. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, xã hội Việt Nam có những biến động lớn tác động mạnh mẽ đến văn học nghệ thuật. Trong khoảng thời gian 30 năm, nền thơ Việt Nam phát triển cùng với sự đi lên của T 0 2 cách mạng. Cuộc chiến tranh chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ là đề tài phong phú, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà nghệ sĩ nói chung và các nhà thơ nói riêng. Nhiều cây bút trẻ được phát hiện, khẳng định từ cuộc sống sôi động đó. Bên cạnh những lớp nhà thơ có tên tuổi: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận một thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đó là những gương mặt: Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Quần Phương, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Lâm Thị Mỹ Dạ... Trong số các nhà thơ trẻ, không thể không nhắc tới Phạm Tiến Duật. Phạm Tiến Duật là một trong số những cây bút tiêu biểu có vị trí quan trọng trong nền thơ hiện đại những năm chống Mỹ. Ông cũng là một trong số các nhà thơ trẻ tôi luyện, trưởng thành trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Những sáng tác của Phạm Tiến Duật đã từng làm cho tuổi trẻ Việt Nam say mê, khâm phục. Thơ ông "là mối tình đầu của thơ ca chống Mỹ rất ấn tượng, đắm 20T say" (65,119). Trong cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức 1969-1970, Phạm Tiến Duật là 20T người duy nhất được trao giải nhất. Phạm Tiến Duật được tặng giải thưởng nhà nước Việt Nam năm 2001. Ông đã có những đóng góp không nhỏ trong việc mở đầu thơ chống Mỹ của những cây bút trẻ vào thập niên bảy mươi. Vì vậy, nghiên cứu Đặc điểm nghệ thuật thơ 9 T 0 2 Phạm Tiến Duật là một việc làm cần thiết. 9 20T Trong chương trình phổ thông, Cao đẳng, Đại học, Phạm Tiến Duật được đề cập như T 0 2 một cây bút trẻ, điển hình, có vị trí quan trọng trong nền thơ ca chống Mỹ. Một số tác phẩm của ông đã đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông (Lên núi Ba Vì, Bài thơ về tiểu đội xe T 0 2 không kính, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây...). Vì vậy, với đề tài Đặc điểm nghệ thuật T 0 2 9 T 0 2 thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhất định cho việc dạy và 9 20T học thơ Phạm Tiến Duật trong nhà trường được tốt hơn. Thơ Phạm Tiến Duật ngay từ khi mới xuất hiện đã tạo một giọng điệu lạ, mang đến T 0 2 cho thơ chống Mỹ tiếng nói đặc sắc riêng, tươi trẻ. Một số bài nghiên cứu tìm hiểu về thơ Phạm Tiến Duật đã bắt đầu xuất hiện trên báo và tạp chí. Nhìn chung, các bài nghiên cứu 5
- chủ yếu tập trung giới thiệu gương mặt thơ tiêu biểu. Một số bài viết đã chú ý đến nghệ thuật, thể loại nhưng còn ở mức độ riêng lẻ, xuất hiện rời rạc, chưa được nhìn dưới góc độ tổng hợp , toàn diện. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến T 0 2 9 T 0 2 Duật trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những công trình nghiên cứu của những người đi trước 9 T 0 2 để mong có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về thơ Phạm Tiến Duật. 2. Giới hạn đề tài: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi muốn khám phá T 0 2 9 20T 9 T 0 2 những vấn đề về nghệ thuật mà các công trình nghiên cứu khoa học trước đã đề cập nhưng chưa đi sâu một cách đầy đủ, từ đó giúp cho người đọc nhận thức đầy đủ, đúng đắn và chính xác hơn về Phạm Tiến Duật. Từ việc nghiên cứu trên, chúng tôi hướng tới khẳng định những đóng góp to lớn của T 0 2 Phạm Tiến Duật ở bình diện xây dựng hệ thống hình tượng nghệ thuật điển hình, ngôn ngữ thơ, thể thơ... Thành công của Phạm Tiến Duật đã góp phần không nhỏ tạo nên những sắc điệu mới của nền thơ Việt Nam hiện đại cũng như thúc đẩy sự phát triển đối với tiến trình thơ ca dân tộc. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu của luận văn đề ra, chúng tôi nghiên cứu toàn bộ T 0 2 sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật từ tập thơ đầu tay Vầng trăng quầng lửa cho đến tập thơ T 0 2 T 0 2 xuất hiện gần đây nhất Đường dài và những đốm lửa. Những tập thơ của Phạm Tiến Duật 20T T 0 2 sáng tác trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước gây được tiếng vang hơn, vì thế, chúng tôi hướng về những sáng tác của ông trong thời kỳ này nhiều hơn. Do yêu cầu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu vào những vấn đề cốt lõi mà đề tài đặt ra nhằm phát hiện, khẳng định những đặc điểm tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật của thơ Phạm Tiến Duật. Mục đích của luận án là nghiên cứu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật nhưng T 0 2 9 T 0 2 9 T 0 2 tất nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi luôn đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với nội dung. 6
- 3. Lịch sử vấn đề : 3.1. Phần mở đầu: Năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá ra miền Bắc. Cả dân tộc bắt đầu ra trận. T 0 2 Trong những tháng năm đó, xuất hiện rầm rộ đội ngũ nhà thơ trẻ. Họ đã "tắm" trong cuộc T 0 2 T 0 2 chiến đấu sôi động ở chiến trường, vừa đánh giặc, vừa làm thơ. Nhiều sáng tác ra đời trong khói lửa và được khẳng định. Nhìn chung, một số sáng tác của các nhà thơ trẻ chưa được nghiên cứu khám phá một cách đầy đủ. Phạm Tiến Duật bắt đầu nổi tiếng ở tập thơ đầu tay Vầng trăng quầng lửa (1970) nhưng cho đến nay, xuất hiện những công trình nghiên T 0 2 20T cứu về ông vẫn còn ít. Một số bài viết về thơ Phạm Tiến Duật chưa đồng bộ, chưa toàn diện, còn rời rạc. Ở thời kì đầu có một số bài của Hoài Thanh, Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ, Nhị Ca viết về T 0 2 thơ Phạm Tiến Duật ngay sau khi công bố giải nhất trên báo Văn nghệ 1969-1970 cho một người duy nhất, là người lính chưa hề có tên tuổi đang có mặt ngoài chiến trường. Các bài viết đều có chung nhận định "Phạm Tiến Duật là một hiện tượng lạ". Bài viết của Nguyễn 20T T 0 2 Văn Hạnh in trên báo Văn nghệ số 363 ra ngày 25/9/1970 nhận xét : "Thơ Phạm Tiến T 0 2 Duật... là một hiện tượng rất đáng suy nghĩ". Sau một thời gian lắng xuống, khoảng 10 năm lại đây, trên diễn đàn Văn nghệ xuất T 0 2 hiện thêm một số bài phê bình của những nhà nghiên cứu trẻ về thơ Phạm Tiến Duật và vị 4 T 0 2 4 T 0 2 trí của ông càng được khẳng định.Trần Mạnh Hảo trong bài viết "Phạm Tiến Duật, con T 0 2 đường ấy không mòn" in trên báo Văn nghệ số 18 ra ngày 6/5/1995 nhận định: "Ông đã 20T T 0 2 mang lại cho thơ Việt Nam một giọng điệu mới, một hồn vía mới, một phong cách mới. Hơn thế nữa, ông đã mang vào cho thi ca Việt Nam cả dãy Trường Sơn vĩ đại". Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua một số T 0 2 công trình phê bình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: hình tượng nghệ thuật, không gian, thời gian, thể loại, ngôn ngữ... trong thơ Phạm Tiến Duật. Trên cơ sở đó, chúng tôi lần lượt đưa ra các ý kiến về đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật, từ đó, giúp chúng tôi có cái nhìn công bằng, khách quan hơn về nhà thơ. Tính đến nay tác phẩm của Phạm Tiến Duật được nghiên cứu và tiếp cận trên mọi T 0 2 phương diện với mức độ đậm nhạt khác nhau. Nhìn chung, tiếp cận thơ Phạm Tiến Duật theo hai hướng: hướng thứ nhất thường đi vào cảm nhận, thẩm bình một số tác phẩm cụ thể dùng làm tư liệu trong nhà trường; hướng thứ hai đi vào tìm tòi nhận xét chung về thơ Phạm 7
- Tiến Duật. Để hình dung cụ thể, trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi sẽ trình bày các hướng tiếp cận để từ đó có những đánh giá, nhận xét về nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật. 3.2. Các hướng tiếp cận thơ Phạm Tiến Duật: 3.2.1. Hướng tiếp cận đi vào cảm nhận, thẩm bình một số tác phẩm cụ thể: Theo hướng tiếp cận này, có một số bài viết của các nhà nghiên cứu đánh giá thẩm T 0 2 4 T 0 2 4 T 0 2 bình một số tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật. Các bài viết đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, hoặc trong bình giảng văn học ... Tiêu biểu là các bài của Trần Đình Sử, Tạ Đức Hiền, Phạm Văn Cường, Vũ Dương Quy, Vũ Duy Thông, Vũ Quần Phương, Xuân Diệu, Quốc Sỹ... Trong cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức 1969-1970, Phạm Tiến Duật được giải T 0 2 nhất với chùm thơ gồm bốn bài : Lửa đèn, Nhớ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em 20T cô thanh niên xung phong. Ngay sau khi công bố giải, nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét tinh 20T tế, xác đáng về những bài thơ được giải của Phạm Tiến Duật: “Phạm Tiến Duật đã có T 0 2 những bài thơ hay, hay cả hồn lẫn xác, hay trên giấy trắng mực đen, hay với những câu thơ hay hẳn hoi” (8,4). Sau khi nhận xét chung về chùm thơ được giải của Phạm Tiến Duật, Xuân Diệu đã đi T 0 2 vào thẩm định những yếu tố nổi bật trong nghệ thuật của từng bài thơ. Theo ông, bài Lửa T 0 2 đèn có những hình tượng thơ hay, độc đáo, được chắt lọc và khái quát từ cuộc sống thông T 0 2 qua xúc cảm của nhà thơ mới xuất hiện nhưng đã có bản lĩnh: "Trái nhót như bóng đèn tín T 0 2 hiệu", đúng thật bởi nó tròn, nhỏ, hơi dài và đỏ, nhưng nó không trỏ lối rẽ sang đường cái, đường con trong không gian, mà rẽ sang thời gian, "sang mùa hè" (8,4). Bài Lửa đèn, Xuân T 0 2 T 0 2 T 0 2 Diệu rất chú ý đến nhạc điệu của bài thơ. Theo ông, nhạc điệu cũng chính là xúc cảm : "Những câu thơ này lại hay về nhạc điệu, nhạc điệu cũng chính là xúc cảm" (8,4). Ngoài T 0 2 T 0 2 bài Lửa đèn, Xuân Diệu chú ý đến giọng điệu của ba bài thơ còn lại: Gửi em cô thanh niên T 0 2 T 0 2 T 0 2 xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Nhớ. Theo ông, ba bài thơ đều "có một điệu T 0 2 T 0 2 vẻ ngang tàng " nhưng đó cũng là cái ngang tàng hợp với nhân vật, hợp với hoàn cảnh ra 20T đời của bài thơ. Trên đây là những ý kiến đúng đắn, chính xác của Xuân Diệu về thơ Phạm Tiến Duật. T 0 2 Dù rằng ông chưa đi sâu vào mọi khía cạnh của bài thơ nhưng những phát hiện về hình tượng thơ, giọng điệu thơ Phạm Tiến Duật là những khơi gợi đáng quý giúp chúng tôi có hướng đi vào tìm hiểu thơ Phạm Tiến Duật. 8
- Trong mục Sổ tay người yêu thơ trên báo Văn nghệ số 401 năm 1971, Quốc Sỹ thẩm T 0 2 20T T 0 2 bình bài thơ Nhớ. Quốc Sỹ đánh giá cao cách dùng từ chính xác của Phạm Tiến Duật trong T 0 2 20T bài thơ. Lời trách móc của anh lái xe bị thương đưa vào viện "Cái vết thương xoàng mà đưa T 0 2 viện", Quốc Sỹ bình luận: "Chữ "mà" đi liền với chữ "xoàng" cho ta thấy việc anh vào viện T 0 2 20T chỉ là miễn cưỡng. Chữ "xoàng" nghe nhẹ bao nhiêu thì chữ "mà" nghe nặng bấy nhiêu" (62,15). Ở bài viết này, Quốc Sỹ rất chú ý đến khả năng vận dụng ngôn từ của Phạm Tiến T 0 2 Duật. Đó là ngôn từ được sử dụng một cách nhuần nhuyễn và chắt lọc từ cuộc sống thô ráp nơi chiến trường: "Không có một cái nhớ ra nhớ; một cái yêu ra yêu, cũng khó nói được chữ 20T "chờ", chữ "reo" một cách nhuần nhuyễn như vậy" (62,15). Ở câu kết của bài thơ, Quốc Sỹ T 0 2 khẳng định: "Cái nhớ đã lên cao độ. Tác giả hạ chữ "nôn nao" rất đắt, tưởng không chữ gì T 0 2 thế được nó. Đúng là cái nhớ "tròng trành" của một người Mỹ xe băng qua đèo dốc" (62,15). Quốc Sỹ đánh giá cao khả năng dùng từ chọn lọc, sắc sảo của Phạm Tiến Duật. T 0 2 Quốc Sỹ không chú ý nhiều đến vần thơ, nhịp thơ nhưng những nhận xét của Quốc Sỹ về sự chọn lọc từ ngữ của thơ Phạm Tiến Duật rất quý giá, bổ ích cho việc nghiên cứu mà đề tài luận văn đặt ra. Cùng thẩm bình một số tác phẩm cụ thể, trong cuốn Phê bình, bình luận văn học của T 0 2 T 0 2 T 0 2 Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tập trung rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu. Viết về Bài thơ về tiểu đội xe không kính gồm các bài của Tạ Đức Hiền, Phạm 20T T 0 2 Văn Cường, Vũ Dương Quỹ. Các tác giả đánh giá cao bài thơ và đều khẳng định đây là bài thơ có giá trị, tiêu biểu cho giọng thơ, phong cách thơ của Phạm Tiến Duật. Tạ Đức Hiền tập trung khai thác hình tượng thơ, nhịp điệu, cấu trúc câu thơ: "Nếu như có gió, bụi, mưa, T 0 2 cánh chim, ánh sao sa vào, ùa vào buồng lái xe không kính thì có những câu thơ rất gần với lối nói thường đậm chất văn xuôi tràn vào bài thơ. Có nhiều bài thơ mang cái dáng vẻ thô mộc, bình dị rất lính tráng một thời trận mạc" (51,129). Còn tác giả Vũ Dương Quỹ lại tâmT 0 2 đắc khai thác ngôn từ, nhịp điệu những hình ảnh sáng tạo, chất giọng trong bài thơ. Ông cho rằng, bài thơ có chất giọng "rất trẻ", "rất lính" bởi vì : "chất "thơ" ấy đi từ sự giản dị của 20T T 0 2 T 0 2 ngôn từ, sự linh hoạt của nhạc điệu, sự sáng tạo bất ngờ của hình ảnh, chi tiết ..., để khắc hoa đậm nét những vẻ đẹp phẩm giá con người và cuối cùng cất bổng lên hòa mình với âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn của cả giai đoạn văn học Việt Nam trong ba thập kỉ chiến tranh chống xâm lược" (51,141). Riêng bài viết của Trần Đình Sử trong cuốn Đọc văn, học văn tập trung khai thác chất T 0 2 T 0 2 T 0 2 giọng của bài thơ. Trần Đình Sử phát hiện, khám phá bài thơ "đem lại một giọng điệu tinh T 0 2 9
- nghịch mà sâu lắng, vừa trẻ trung, vừa dân dã" (56,398). Trần Đình Sử tâm đắc ở chất T 0 2 giọng trẻ trung pha lẫn ngang tàng, bụi bặm của người lính lái xe Trường Sơn trong thơ Phạm Tiến Duật. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã xuất phát từ những nét đặc trưng về hình thức để T 0 2 tìm hiểu nội dung tác phẩm, đánh giá giá trị của các bài thơ. Các bài phê bình đã phác họa được những nét nổi bật về nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật đồng thời cung cấp một cái nhìn đúng đắn, chân xác về thơ Phạm Tiến Duật đối với bạn đọc. So với hướng tiếp cận đánh giá chung về thơ Phạm Tiến Duật, hướng tiếp cận tìm hiểu T 0 2 tác phẩm cụ thể còn hạn chế ở mặt khái quát đánh giá tổng thể. Song trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã khai thác sâu sắc, cặn kẽ, chú ý tìm tòi ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ. Qua việc tìm tòi nghiên cứu đó, các nhà phê bình đã khẳng định được phần nào vị trí quan trọng của thơ Phạm Tiến Duật trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 3.2.2. Hướng tiếp cận đi vào đánh giá, nhận xét chung về thơ Phạm Tiến Duật: Hướng tiếp cận này không đi vào từng tác phẩm cụ thể mà nhìn nhận, đánh giá chung T 0 2 toàn bộ những sáng tác của Phạm Tiến Duật. Theo hướng này có một số bài nghiên cứu tiêu biểu của Hoài Thanh, Nguyễn Văn Hạnh, Vũ Tuấn Anh, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Suyền, Vũ Nho, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Ngọc Thiện... Sau khi Phạm Tiến Duật được giải nhất trên báo Văn nghệ 1969 -1970, trong Tạp chí T 0 2 Văn nghệ số 2/1970 đăng Mấy tin quan trọng về sáng tác văn học đánh giá về Phạm Tiến 20T T 0 2 Duật: " Riêng về Phạm Tiến Duật, anh xứng đáng được giải nhất. Đó là một nhà thơ vừa T 0 2 hồn nhiên, vừa thông minh, có những tứ thơ độc đáo, câu thơ nhiều màu sắc, nhiều hình ảnh mới lạ". Những đánh giá ấy rất công bằng, khách quan, giúp người đọc có hướng đi vào T 0 2 tiếp cận thơ Phạm Tiến Duật. Đáng chú ý là bài viết của Hoài Thanh trên báo Văn nghệ số 340 ra ngày 17/4/1970. T 0 2 Hoài Thanh khám phá chất hiện thực trong thơ Phạm Tiến Duật. Những điều tưởng không thể thành thơ nhưng "Phạm Tiến Duật lại thấy nó rất nên thơ". Hoài Thanh đánh giá cao về 20T T 0 2 sự lựa chọn tứ thơ, hình ảnh thơ trong thơ Phạm Tiến Duật: “Tứ thơ của anh độc đáo, T 0 2 phong phú, táo bạo, đúng là tứ thơ của người trong cuộc”(66,8). Hoài Thanh rất trân trọng T 0 2 tiếng nói chân thành, trong sáng của hồn thơ Phạm Tiến Duật: "Nếu anh giữ được cho nó T 0 2 luôn bình dị, trong sáng thì chắc chắn tiếng thơ của anh sẽ là tiếng thơ quý" (66,8). Tuy T 0 2 nhiên, bài phê bình của Hoài Thanh còn ở mức độ điểm xuyết. Ông chỉ điểm qua những nét 10
- nổi trội của các gương mặt tiêu biểu trong cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ chứ không đi sâu vào một tác giả nào. Trên báo Văn nghệ, bài phê bình của Nguyễn Văn Hạnh ra ngày 25/9/1970 nhân dịp T 0 2 tập thơ đầu tay Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật ra mắt công chúng đã gây được 3 20T 3 T 0 2 sự chú ý. Nguyễn Văn Hạnh đã có những nhận xét khách quan, nghiêm túc về bút pháp, ngôn ngữ, phong cách, hình tượng thơ. Nguyễn Văn Hạnh cho rằng, Phạm Tiến Duật đã "chú ý khai thác những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ thơ để diễn đạt được nội dung T 0 2 cần thiết" (21,7). Theo Nguyễn Văn Hạnh, Phạm Tiến Duật là người "có những tìm tòi về 20T T 0 2 nghệ thuật đúng hướng và có triển vọng" (21,7). Nguyễn Văn Hạnh đã chỉ rõ: "Trong T 0 2 T 0 2 “Vầng trăng quầng lửa” có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện đại và bút pháp truyền thống, hình thức thơ có sự biến đổi phù hợp với nội dung. Nhà thơ tài hoa này không trói buộc mình trong những quy tắc cũ, câu thơ dài ngắn không đều, vần nhịp tự do nhưng vẫn có sức lôi cuốn" (21,7). Có được những thành công bước đầu, ngoài tài năng, Phạm Tiến 20T Duật có tấm lòng tha thiết tình đời, có lý tưởng cao đẹp. Nguyễn Văn Hạnh khẳng định thành công ở thơ Phạm Tiến Duật là do có sự "kết hợp lý tưởng và sự kiện, năng lực quan T 0 2 sát và tấm lòng, đặt con người vào trung tâm suy nghĩ thơ, đồng thời sử dụng rộng rãi chi tiết, những biện pháp kết hợp và so sánh bất ngờ, biến đổi hình thức theo nhu cầu của nội dung mới, phát hiện cái lớn lao trong cái bình thường, tìm chất thơ trong cuộc sống hàng ngày" (21,7). Phát hiện thành công trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Văn Hạnh cũng 20T mạnh dạn chỉ ra nhược điểm mà Phạm Tiến Duật mắc phải. Nguyễn Văn Hạnh cho rằng ở Phạm Tiến Duật "chất lượng thơ không đều. Ngay những bài hay nhất cũng có tì vết"(21,7). 20T Nguyễn Văn Hạnh chỉ mới phê bình qua tập Vầng trăng quầng lửa. Tuy nhiên những T 0 2 3 T 0 2 3 T 2 T 0 2 nhận xét chân thành sâu sắc của ông là những gợi ý quý giá cho chúng tôi khi nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật. 4 T 0 2 4 T 0 2 Riêng Quốc Sỹ lại tâm đắc về hình thức kết cấu thơ của Phạm Tiến Duật. Trên báo T 0 2 Văn nghệ số 427 ra ngày 17/12/1971, Quốc Sỹ cho rằng: "Phạm Tiến Duật có nhiều táo bạo T 0 2 trong việc tìm tòi hình thức biểu hiện. Anh đã sáng tạo một lối thơ, tôi tạm gọi là loại "bài thơ có đế". Đó là những bài thơ mà sức nặng như dồn cả xuống câu kết, nó thâu tóm nội dung, ý nghĩa cả bài và chốt vào trí nhớ người đọc những nét điển hình nhất" (63,7). Nguyễn Trọng Tạo trong cuốn Văn chương cảm và luận cũng đánh giá cao lối thơ có T 0 2 T 0 2 T 0 2 cấu tứ chân đế của Phạm Tiến Duật. Với lối cấu tứ này, Phạm Tiến Duật mang đến cho thơ trẻ chống Mỹ một đóng góp mới mẻ: "Phạm Tiến Duật là người đã tạo nên những thành 20T 11
- công mới với nghệ thuật đẩy nhanh những sự cố bình thường lên sự khái quát bằng việc tạo ra sự bất ngờ bật lên tứ thơ độc đáo" (65,119). Ý kiến trên liên quan đến kết cấu thơ trữ T 0 2 tình, xu hướng khái quát thơ trữ tình mà đề tài chúng tôi rất quan tâm. "Phạm Tiến Duật - con đường mòn ấy không mòn " là bài viết sắc sảo của Trần Mạnh T 2 T 0 2 Hảo đánh giá thơ Phạm Tiến Duật. Nếu như Nguyễn Trọng Tạo chú ý đến cấu tứ chân đế trong thơ Phạm Tiến Duật thì Trần Mạnh Hảo tập trung khai thác bút pháp. Trần Mạnh khẳng định thơ Phạm Tiến Duật có "lối viết mộc, chân, lạnh, nén, tỉnh, thoang thoảng hoa 20T ngâu mưa phùn này của ông là bút pháp chủ yếu của tập thơ, của đời thơ" (24,4). Đây là T 0 2 một nhận xét tinh tế, sắc sảo, có tính khái quát cao. Đáng chú ý phải kể đến bài viết của Vũ Quần Phương in trong "Nhà thơ Việt Nam hiện đại". Vũ Quần Phương cho rằng thơ Phạm 20T T 0 2 Tiến Duật "hay ở sự gồ ghề cựa quậy" (32,547). Vũ Quần Phương đã phát hiện trong thơ T 0 2 T 0 2 Phạm Tiến Duật, nhà thơ "đã mang những yếu tố thẩm mỹ mới vào nền thơ chúng 20T ta"(32,533). "Phạm Tiến Duật để góp phần đáng kể vào việc mở rộng phạm vi cái nên thơ" (32,532-533). Cũng dễ dàng nhận thấy rằng cái giỏi của Phạm Tiến Duật không phải ở chỗ 20T nhà thơ đưa vào thơ những yếu tố hiện thực. Vũ Quần Phương khẳng định Phạm Tiến Duật "giỏi ở chỗ từ những chi tiết bề bộn, những sự kiện rậm rịt của đời sống, Phạm Tiến T 0 2 Duật đã nhìn ra chất thơ ẩn giấu trong đó" (32,532). Ở bài viết này, Vũ Quần Phương chú T 0 2 ý đến hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật. Xuyên suốt thơ Phạm Tiến Duật là hình tượng người lính. Phẩm chất anh hùng của họ tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ đánh Mỹ cứu nước: "Ở họ tinh thần hy sinh dũng cảm chan hòa với lòng yêu 20T đời vui nhộn rất hồn nhiên. Trước gian khổ, sống chết, họ không lo âu, hoảng hốt đã đành, mà họ cũng không cao giọng, lên gân, không biểu lộ một vẻ "anh hùng" cá nhân ... mà họ luôn giữ vẻ bình dị, mộc mạc" (32,535). Bài viết của Vũ Quần Phương thể hiện đôi mắt tinh tường trong cảm nhận thơ của một T 0 2 nhà phê bình mang màu sắc lý luận văn học. Ca ngợi Phạm Tiến Duật nhưng Vũ Quần Phương cũng không bỏ qua nhược điểm mà Phạm Tiến Duật mắc phải. Vũ Quần Phương cho rằng : "Phạm Tiến Duật mạnh trong việc sử dụng chất liệu thực tế, nhưng anh còn có T 0 2 chỗ chông chênh khi vận dụng những kiến thức tổng quát" (32,548). Trên Tạp chí Văn học số 4/1974 có bài viết tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Thiện Chỗ T 0 2 T 0 2 mạnh và chỗ yếu của thơ Phạm Tiến Duật. Đậy là bài viết công phu, có giá trị của nhà phê T 0 2 bình. Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá rất cao sức mạnh liên tưởng của hình tượng thơ: "Tài T 0 2 năng của Phạm Tiến Duật làm cho người đọc yêu mến, không phải là do anh khéo léo bố 12
- trí, xếp đặt trong cấu trúc thơ, mà chính là ở sự nhạy bén trong tầm nhìn, khả năng phát hiện, sức liên tưởng mạnh mẽ của hình tượng thơ" (69,82). Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định T 0 2 thành công của Phạm Tiến Duật trong vấn đề xây dựng hình tượng người lính trong thơ: "Hình ảnh người chiến sỹ Trường Sơn ngời sáng một vẻ đẹp cao quý. Những chiến sỹ T 0 2 lái xe, chiến sỹ công binh, thanh niên xung phong mở đường ... hiện lên trong thơ anh với những nét khỏe khoắn, giản dị, tươi trẻ. Họ đều mang trong mình một lý tưởng cao đẹp" (69,83). Ở bài viết này, Nguyễn Ngọc Thiện chú ý đến vấn đề xây dựng hình tượng người T 0 2 lính trong thơ Phạm Tiến Duật nhưng chưa sâu. Nhà phê bình chưa dừng lại phân tích cụ thể những biểu hiện cao đẹp của người lính trong thơ Phạm Tiến Duật. Khẳng định thành công của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Ngọc Thiện cũng không ngần ngại, né tránh khi chỉ ra chỗ yếu của nhà thơ. Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: "Đôi chỗ, rất đáng tiếc, anh còn mắc phải T 0 2 những cái "vướng trong quan điểm", "vướng trong nhận xét, vướng trong đánh giá" (69,85). Những đánh giá của Nguyễn Ngọc Thiện thể hiện sự chân thành, nghiêm túc và là T 0 2 cơ sở rất đáng quý cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài. Đến bài viết của Trần Đăng Suyền, người đọc nhận thấy ý kiến sắc sảo mang màu sắc T 0 2 lý luận ngôn ngữ. Trần Đăng Suyền nhận xét Phạm Tiến Duật "là người thông minh, có T 0 2 những phát hiện tinh tế, giỏi phát hiện những chi tiết"..., trong "năng lực liên tưởng", "kết T 0 2 T 0 2 cấu chặt chẽ", "các đạo quân chữ nghĩa cứ tiến thẳng, chứ ít khi dùng đến "phục binh" " (59,36-37). "Thơ anh như lời nói thường, sử dụng nhiều khẩu ngữ. Ngôn ngữ thơ anh bạo mà không thô, đẽo gọt mà không uốn éo..., biết dùng chữ "thanh" nuôi chữ "thô", chữ "mát" chữ "nóng " " (59,38). Công phu nhất là bài viết của Đỗ Minh Tuấn trong Ngày văn học lên ngôi. Nhà phê T 0 2 T 0 2 T 0 2 bình này tập trung khai thác thơ Phạm Tiến Duật trong khía cạnh "thi pháp mộng du". T 0 2 Đỗ Minh Tuấn cho rằng: "Trong thơ Phạm Tiến Duật, con người sống mộng du giữa tỉnh và T 0 2 20T mơ, giữa riêng và chung, giữa khoảnh khắc và vĩnh cửu, giữa tình yêu và chiến tranh, giữa thực và ảo, giữa trí tuệ và tình cảm, giữa lạc quan phơi phới và thương cảm ngậm ngùi" (74,295). Đỗ Minh Tuấn cũng khẳng định chính thi pháp mộng du này đã "làm nên vẻ độc T 0 2 T 0 2 đáo và sức mạnh của thơ anh" (74,295). Đỗ Minh Tuấn đánh giá cao những cách tân về thi T 0 2 pháp trong thơ Phạm Tiến Duật: "Thơ Phạm Tiến Duật với cốt cách thẩm mỹ mộng du đã 20T bay "là là văn xuôi" trong suốt thời kỳ chống Mỹ. Thơ anh vẫn là những lời nói hàng ngày hồn nhiên bình dị và mộc mạc" (74,296). "Thơ Phạm Tiến Duật hiện đại ở cái mộc, cái lửng lơ, cái "là là văn xuôi" ấy, nó không có cái phấn son, cái gọt giũa "véc ni", cái réo rắt lên 13
- gân đượm vẻ "cải lương" như trong Thơ mới. Cách nói tự nhiên, hồn nhiên không uốn vặn làm thơ anh trở nên có duyên, trẻ trung ở sự nhẹ nhàng, thanh thoát" (74,296). Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Vũ Nho khẳng định: "Phạm Tiến Duật T 0 2 T 0 2 T 0 2 T 0 2 có ý thức tìm tòi những hình thức diễn đạt mới. Tăng chất văn xuôi, tăng tính chính xác của chi tiết, sử dụng yếu tố không vần, sử dụng đối thoại với giọng điệu tranh luận" (25,158). Vũ Nho cũng chú ý đến yếu tố nhân vật trong thơ Phạm Tiến Duật: "Anh tạo các T 0 2 T 0 2 bài thơ có nhân vật như truyện ngắn ... Anh đem những cách diễn đạt khẩu ngữ vào thơ" (25,149). "Phạm Tiến Duật cố ý thức khai thác yếu tố kỹ thuật để tạo nên hiệu quả nghệ thuật" (25,155). Ngoài những ý kiến đề cập ở trên, trong giai đoạn này còn có những công trình đáng T 0 2 được ghi nhận. Đó là những công trình của Lê Quang Trang, Nhị Ca, Mai Hương, Vũ Tuấn Anh ... Từ các công trình nghiên cứu trên, chúmg tôi nhận thấy các nhà phê bình đã khai thác T 0 2 thơ Phạm Tiến Duật trên nhiều phương diện. Họ đã có những đánh giá khách quan, nghiêm túc, kịp thời về Phạm Tiến Duật. Qua các bài nghiên cứu, người đọc có điều kiện nhận thức rõ những đóng góp của tác giả đối với sự phát triển của nền thơ ca Viện Nam hiện đại. Những bài phê bình, nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng cho chúng tôi khi thực hiện T 0 2 công trình này. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những bài nghiên cứu đã nêu, trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật để từ đó có 9 20T 9 T 0 2 cái nhìn tổng hợp về hình tượng nghệ thuật, không gian thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật. 3.3 . Nhận định chung: Đã khép lại thời bom rơi, đạn nổ nhưng âm vang Trường Sơn vẫn còn ngân mãi trong T 0 2 lòng người. Viết về Trường Sơn những năm chống Mỹ, thơ Phạm Tiến Duật đã phản ánh không T 0 2 khí sôi nổi, hào hứng của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh. Cùng với thời gian, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu phê bình tìm hiểu thơ Phạm Tiến Duật trên nhiều lĩnh vực, phương diện. Xu hướng chung của các công trình nghiên cứu là các tác giả đã đi vào tìm hiểu, phân tích, lý giải những vấn đề nội dung và nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật để qua đó khẳng định 14
- những đóng góp của Phạm Tiến Duật trong nền thơ hiện đại. Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà phê bình đã nhấn mạnh các vấn đề sau: - Thơ Phạm Tiến Duật xây dựng được những hình tượng độc đáo, mới lạ, giàu sức T 0 2 hấp dẫn. Đặc biệt nhà thơ đã xây dựng thành công hình tượng người lính với phẩm chất sôi nổi, trẻ trung, yêu đời, pha chút tinh nghịch, bụi bặm "rất lính". T 0 2 - Thơ Phạm Tiến Duật có giọng điệu mới lạ, ngôn ngữ thơ gần với cách nói khẩu T 0 2 ngữ, ít trau chuốt, đẽo gọt, câu thơ ít vần, nhiều câu "là là văn xuôi". T 0 2 - Thơ Phạm Tiến Duật có sự kết hợp giữa bút pháp hiện đại và bút pháp truyền thống. T 0 2 Nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc, giàu sức liên tưởng, có sự cách tân về bút pháp. Tuy nhiên, phần lớn bài viết của các nhà phê bình còn ở mức độ riêng lẻ, rời rạc, sau T 0 2 đó tập hợp thành tuyển tập chứ chưa có một chuyên luận nào khảo sát Đặc điểm nghệ thuật 9 T 0 2 thơ Phạm Tiến Duật. Từ những đánh giá sơ lược đã có, chúng tôi tiếp tục đi vào nghiên cứu, tìm hiểu Đặc T 0 2 9 T 0 2 điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp phân tích tổng hợp . Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đi vào phân tích các tín hiệu thẩm mỹ, T 0 2 cấu trúc ngôn ngữ, các hình ảnh nổi bật để hiểu nghĩa thông báo của thơ. Từ đó, chúng tôi đi đến những khái quát đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật. 4.2. Phương pháp miêu tả, so sánh đối chiếu. Trên cơ sở thống kê phân loại, chúng tôi đi sâu vào miêu tả thể loại thơ, hệ thống động T 0 2 từ, các từ so sánh "như", "là" trong thơ Phạm Tiến Duật. Chúng tôi cũng đối chiếu giữa cách sử dụng ngôn từ thơ Phạm Tiến Duật với các tác giả khác, đặc biệt là các tác giả cùng thời để thấy có những điểm riêng nổi bật trong nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật. 4.3. Phương pháp thống kê phân loại. Đề tài chúng tôi đi vào khảo sát các tập thơ của Phạm Tiến Duật. Từ đó, chúng tôi đi T 0 2 vào thống kê tần số xuất hiện của những động từ, những hình ảnh thơ tiêu biểu, các hiện 15
- tượng ngôn ngữ cần nghiên cứu. Kết quả mà chúng tôi thống kê được là ví dụ minh họa cho những luận điểm khái quát rút ra trong quá trình khảo sát. 5. Những đóng góp của luận văn. 5.1. Phạm Tiến Duật là cây bút có vị trí quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam hiện T 1 2 1 T 0 2 đại. Có một số công trình viết về Phạm Tiến Duật nhưng còn ở góc độ riêng lẻ, chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu thơ ông dưới góc độ thi pháp. 5.2. Qua thực tế trên, chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu luận văn này với mong T 1 2 1 T 0 2 muốn. - Có cái nhìn khái quát hơn về đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật. T 1 2 1 T 0 2 - Từ góc độ thi pháp, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến T 1 2 1 T 0 2 Duật. - Từ việc tìm hiểu Đặc điểm nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật, chúng tôi hy vọng sẽ T 0 2 9 20T 9 T 0 2 hiểu sâu hơn về thơ của tác giả này nhằm góp phần giảng dạy thơ ông trong nhà trường được tốt hơn 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn gồm ba chương: T 0 2 Chương 1 : Thơ chống Mỹ và vị trí của Phạm Tiến Duật trong nền thơ chống Mỹ. U T 1 2 U 1 20T Chương 2 :Hệ thống hình tượng nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật. U T 1 2 U 1 20T Chương 3 : Đặc điểm ngôn từ và thể loại trong thơ Phạm Tiến Duật. U T 1 2 U 1 20T 16
- CHƯƠNG 1: THƠ CHỐNG MỸ VÀ VỊ TRÍ CỦA PHẠM TIẾN DUẬT TRONG NỀN THƠ CHỐNG MỸ. 1.1. Diện mạo thơ chống Mỹ và những cách tân về nghệ thuật của thơ chống Mỹ. 1.1.1. Sơ lược diện mạo thơ chống Mỹ. Giai đoạn chống Mỹ cứu nước là một giai đoạn đau thương nhưng vô cùng anh dũng, T 0 2 hào hùng của dân tộc. Con người Việt Nam phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bộc lộ rõ bản lĩnh cao đẹp của mình. Thời đại cất cánh cho thơ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã mở ra một chặng đường mới cho sự phát triển của thơ ca. Trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc, mỗi nghệ sĩ đã nhận thức vai trò, trách nhiệm của mình: "Tiếng súng chống Mỹ T 0 2 bùng nổ thì lời thơ ca ngợi và cháy bỏng căm thù cũng vang lên một nhịp. Thơ ca phát huy được tính chiến đấu kịp thời và tính thời sự nhạy bén. Trên tuyến lửa của lòng căm thù và trong chiều sâu của mỗi trái tim yêu nước, thơ ca có mặt ở khắp mọi nơi"(42,119). Thơ T 0 2 chống Mỹ nhập cuộc nhanh chóng và có mặt ở vị trí xung yếu nhất. Thơ hòa theo dòng người cuồn cuộn của những đoàn quân "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" ( Tố Hữu). T 0 2 T 0 2 "Thơ trở thành nhịp đập chung của trái tim dân tộc''' (71, 117). Thơ ca chống Mỹ T 2 T 0 2 1964-1975 phát triển phong phú, đa dạng và có một vị trí quan trọng trong nền thơ ca dân tộc: "Nền thơ chống Mỹ từ 1964 là một cao trào với sự phát triển mới về lượng cũng như về T 0 2 chất. Đó là một nền thơ chống Mỹ thống nhất cả nước, một nền thơ chiến đấu mang tính quần chúng sâu rộng"(71, 117). Không khí sinh hoạt thơ ca giai đoạn này sôi nổi và phong 20T phú . Nhiều cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ được tổ chức đã làm tăng thêm sự phấn khởi, tin tưởng của người làm thơ. Thơ ca chống Mỹ mang nhiều phẩm chất đẹp: " Vừa giàu tính lý T 0 2 tưởng, vừa giàu chất hiện thực, có bề rộng của cuộc đời lẫn bề sâu tâm trạng, có những tìm tòi, sáng tạo trong nội dung và hình thức nghệ thuật" (16,5). T 0 2 Trong không khí cả nước cùng ra trận, các nhà thơ đều có mặt ở mọi vị trí quan trọng T 0 2 để phản ánh những sự kiện nóng bỏng nhất của thời đại. Tố Hữu xứng đáng là ngọn cờ đầu của nền thơ Việt Nam. Ra trận, Máu và hoa là những tập thơ quan trọng của Tố Hữu thể 20T T 0 2 hiện tầm vóc của dân tộc và thời đại. Cuộc kháng chiến đã khơi dậy cảm hứng cho thơ. Những tác phẩm thơ tiêu biểu ra đời T 0 2 phản ánh xu thế phát triển đi lên của cách mạng. Thơ ca chống Mỹ thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đó là những vần thơ mang lý tưởng cao đẹp của thời đại, 17
- giàu tính chiến đấu, tính chân thực. Chế Lan Viên có Hoa ngày thường, chim báo T 0 2 bão (1967), Những bài thơ đánh giặc ( 1972), Đối thoại mới (1973); Xuân Diệu có Hai đợt T 0 2 T 0 2 T 0 2 T 0 2 sóng (1967), Thơ tôi giàu đôi mắt (1970); Huy Cận có Những năm sáu mươi (1968), Chiến T 0 2 T 0 2 20T T 0 2 T 0 2 T 0 2 trường gần đến chiến trường xa (1973); Tế Hanh có Khúc ca mới (1966) và Đi suốt bài 20T T 0 2 T 0 2 T 0 2 ca (1970)... Đặc biệt trong nền thơ chống Mỹ, xuất hiện đội ngũ các nhà thơ trẻ: "Thơ chống T 0 2 T 0 2 Mỹ, đặc biệt là thơ của những nhà thơ trẻ thời kỳ này đã gây được sự chú ý đặc biệt, nhanh chóng trưởng thành đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Người ta sẽ không thể hình dung một cách đầy đủ diện mạo và đóng góp to lớn của nền thơ chống Mỹ nếu thiếu vắng mảng thơ của các cây viết trẻ xuất hiện ở thời kỳ này". (60,89) T 0 2 Lớp trẻ đã mang lại cho thơ chống Mỹ tiếng nói sôi nổi, trẻ trung. Chính thực tế cuộc T 0 2 sống trở thành niềm thôi thúc khiến họ đến với thơ. Thơ lớp trẻ khỏe, hồn nhiên, thể hiện ý thức sâu sắc, trách nhiệm trước Tổ quốc nhân dân: "Thực tế họ đã mang đến cho thơ chống T 0 2 Mỹ tiếng nói đặc sắc của riêng tuổi trẻ mà những thế hệ nhà thơ trước không thể nói thay được" (26,34). Mặc dù các nhà thơ trẻ chưa có được sự già dặn vững chãi như các nhà thơ T 0 2 đàn anh nhưng ở họ lại có những mặt mạnh, chiếm ưu thế. Đó là sự rung cảm tinh nhạy, giàu khả năng khám phá, liên tưởng, giàu cảm xúc và rất tươi trẻ. Một số gương mặt tiêu biểu đã được phát hiện và khẳng định qua cuộc thi thơ: Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Anh Ngọc, Hữu Thỉnh, Lâm Thị 4 3 T 0 2 4 3 T 0 2 Mỹ Dạ, Nguyễn Đức Mậu, Bế Kiến Quốc... Đó là những nhà thơ tiêu biểu mang lại thành công cho thế hệ thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Các nhà thơ trẻ ra đi từ cánh cửa nhà trường đến thẳng chiến trường. Hiện thực chiến T 0 2 tranh tôi luyện họ trở thành con người có bản lĩnh vững vàng, có ý thức trách nhiệm trước dân tộc. Phạm Tiến Duật nhận thức rõ vị trí, vai trò của tuổi trẻ: Ta đi hôm nay đã không là sớm 2T Đất nước hành quân mấy chục năm rồi 2T Ta đến hôm nay cũng chưa là muộn 2T Đất nước còn đánh giặc chưa thôi. 2T ( Chào những đạo quân tuyên truyền...) 21T Bằng Việt cũng nhận thức sâu sắc về vai trò sứ mệnh lịch sử của thế hệ: "Cả thế hệ T 0 2 T 0 2 dàn hàng gánh đất nước trên vai". Đối diện với hi sinh, gian khổ, các nhà thơ trẻ ý thức sâu 20T 18
- sắc về cuộc chiến đấu. Thơ của họ phải kịp thời thể hiện tính thời sự nóng bỏng. Họ không chấp nhận thơ như một thứ trang sức, óng ả, chải chuốt: Thơ không phải thứ dây bìm trang trí 2T Kéo nhòe đi những rễ cây tứa nhựa 2T Bão động rừng sao thơ chỉ rung rinh ? 2T ( Đường tới thành phố- Hữu Thỉnh) 21T Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, các nhà thơ trẻ luôn xông xáo ở mọi vị trí T 0 2 xung yếu nhất. Họ có mặt ở chiến trường, đến những nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của cuộc chiến tranh. Họ thực sự gắn bó máu thịt với cuộc sống của nhân dân. Thơ của họ phản ánh nhanh, nhạy, kịp thời những sự kiện của cuộc đấu tranh, thể hiện hừng hực tinh thần chiến đấu. Lời thơ của họ chân chất, gân guốc vút lên từ những nơi đầu sóng, ngọn gió, phản ánh đúng chiều sâu cuộc sống. Thơ chống Mỹ xây dựng được những hình tượng bao quát, điển hình, khám phá về đất nước, nhân dân trong chiều sâu nhận thức. Chất anh hùng ca, chất sử thi và cảm hứng trữ tình đã tỏa sáng trong thơ chống Mỹ. Khẳng định đóng góp của thơ ca chống Mỹ, Hà Minh Đức cho rằng: " Chúng ta có thể khẳng định rằng, thơ chống Mỹ cứu T 0 2 nước là một giai đoạn phát triển đặc biệt của thơ ca Việt Nam với nhiều thành tựu rất tốt đẹp" (42,125). T 0 2 Tóm lại, trong 10 năm trời (1964 - 1975), thơ chống Mỹ phát triển rực rỡ. Nó phản ánh T 0 2 được những sự kiện quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần đáng kể vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Các nhà thơ đã thể hiện vai trò trách nhiệm cao của người nghệ sĩ trong thời đại mới. Họ đã “Vót nhọn thơ thành chông /Xuyên vào gan lũ giặc” T 0 2 (Thưa mẹ trái tim - Trần Quang Long). Lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến 20T T 0 2 T 0 2 chống Mỹ phát huy được thế mạnh của mình, xứng đáng là nhà thơ - chiến sĩ. 1.1.2. Những cách tân về nghệ thuật trong thơ chống Mỹ. 1.1.2.1. Cách tân về mặt cấu trúc. Thơ ca chống Mỹ là tiếng nói cất lên từ hiện thực đấu tranh khắc nghiệt. Chính cuộc T 0 2 sống đấu tranh đã tạo nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho thơ: "Chất tư tưởng, chất thép T 0 2 của cách mạng đã mở đường, tạo điều kiện cho hiện thực tràn vào trong thơ với một quy mô chưa từng thấy, vừa có chiều sâu quy luật, vừa ồ ạt sôi nổi, rất đa dạng, phong phú mà vẫn giữ được cái tinh túy nên thơ" (17,199 - 200). Trước hiện thực dữ dội, bề bộn, ngôn từ trong 20T 19
- thơ ca chống Mỹ ít được gia công, chải chuốt, bóng mượt như Thơ mới. Ngôn từ trong thơ chống Mỹ mộc mạc, giản dị, giàu chất đời sống. Chính vì thế mà tiếng nói thơ ca chống Mỹ giai đoạn này mang lượng thông tin cao, nhiều tín hiệu bất ngờ xuất hiện. Các nhà thơ trẻ mà đặc biệt là Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Thanh Thảo... đã thể hiện thành công trên lĩnh vực này. Cách tân thể hiện ở sự kết hợp các tín hiệu trên trục lựa chọn. Theo Jakôpxơn, tác phẩm thơ ca nhất thiết phải có hai kiểu sắp xếp cơ bản trong cách T 0 2 sử dụng ngôn ngữ, sự tuyển chọn và sự kết hợp: "Chức năng thi ca đem nguyên lý tương T 0 2 đương của trục tuyển chọn chiếu lên trục kết hợp" (27,16). Trong sáng tác thơ, nhiều lúc T 0 2 xuất hiện những cách kết hợp không bình thường. Cách kết hợp ấy tưởng là phi lôgíc nhưng nó vẫn chấp nhận, vì đó chính là điểm sáng ngữ nghĩa tạo nên yếu tố cảm xúc thẩm mỹ thông qua những phương thức tu từ ẩn dụ, hoán dụ và phép liên tưởng. Thơ ca chống Mỹ giai đoạn này đáp ứng yêu cầu ngôn ngữ thơ hiện đại phải chuyển T 0 2 sang khai thác hệ kết hợp trên trục lựa chọn và "để sử dụng sự liên kết về thời gian, người ta T 0 2 đảo câu và để tạo bất ngờ về thời gian, người ta lắp ghép"(6,256). Trong những trường hợp T 0 2 như vậy, hệ lựa chọn ít được chú ý mà dồn chú ý trên hệ kết hợp. Các văn bản thơ hiện đại "thường gây những ấn tượng bề bộn, từ ngữ thô ráp, ít được T 0 2 20T trau chuốt nhưng thay vào đó là những cấu trúc cú pháp được nhận thức một cách mỹ học" (6,256). Thơ Nguyễn Duy thể hiện khá thành công cấu trúc kết hợp gây bất ngờ, tạo ấn T 0 2 tượng thú vị: Tôi gởi lại đây cái buồn vô cớ 2T Để mang về cái nhớ bâng quơ 2T Xin chớ hỏi tại làm sao như vậy? 2T Tôi vốn không rành mạch bao giờ. 2T (Sông Thao - Nguyễn Duy) 21T Nguyễn Duy ít chú ý khai thác trên trục lựa chọn mà để tâm đến cấu trúc kết hợp. Nhà T 0 2 thơ mượn cỏ cây thể hiện tâm trạng con người, làm cho sự kết hợp tưởng vô nghĩa đã trở nên có nghĩa nhờ phương thức nhân hóa. "Cái buồn vô cớ", "cái nhớ bâng quơ" là những T 0 2 T 0 2 cụm danh từ mang nghĩa trừu tượng không phải là những vật cụ thể hữu hình để có thể “gửi, T 0 2 T 2 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 409 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 200 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn