intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Khảo sát loại hình hát Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

41
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là khảo sát loại hình hát Soọng cô, nghiên cứu về mặt giá trị nội dung nghệ thuật của loại hình dân ca này; qua việc nghiên cứu góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy nét đặc sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Khảo sát loại hình hát Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------ NGUYỄN THỊ MAI PHƢƠNG KHẢO SÁT LOẠI HÌNH HÁT SOỌNG CÔ CỦA DÂN TỘC SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN VÀ TUYÊN QUANG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HUẾ THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Mai Phƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Huế, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng nhưn trong quá trình viết luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô Khoa Ngữ văn trong suốt những năm tháng học tập tại đây. Cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, các nghệ nhân… đã tạo mọi điều kiện, thời gian và công sức giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu. Cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - những người luôn dành cho tôi sự động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Ngƣời viết Nguyễn Thị Mai Phƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.1. Về phương diện khoa học .................................................................. 1 1.2. Lý do thực tiễn ................................................................................... 2 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 4 3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 6. Những đóng góp của Luận văn ................................................................. 6 7. Bố cục của Luận văn ................................................................................. 6 NỘI DUNG ........................................................................................................ 7 Chƣơng I: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN, TUYÊN QUANG VÀ LOẠI HÌNH HÁT SOỌNG CÔ ................................................... 7 1.1. Đặc điểm lịch sử xã hội của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang .. 7 1.1.1. Khái quát về người Sán Dìu ở Việt Nam ........................................ 7 1.1.2. Quá trình thiên di của người Sán Dìu đến Thái Nguyên, Tuyên Quang....... 7 1.1.3. Đời sống và quan hệ xã hội, bản làng và gia đình của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang................................................ 9 1.2. Đặc điểm văn hoá truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang ....................................................................................... 10 1.2.1. Chữ viết của người Sán Dìu ......................................................... 10 1.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang ..... 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. iv 1.3. Một số loại hình văn nghệ dân gian truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang ................................................................ 12 1.4. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang ... 14 1.4.1. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Việt Nam và các truyền thuyết về Soọng cô ................................................................................. 19 1.4.2. Hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang .... 28 Chƣơng II: KHẢO SÁT VÙNG HÁT VÀ CÁC NGHỆ NHÂN ...................... 34 2.1. Khảo sát về hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang ...................................................................................... 34 2.1.1. Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên . 35 2.1.2. Khảo sát vùng hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Tuyên Quang 36 2.2. Các nghệ nhân ...................................................................................... 37 2.2.1. Nghệ nhân vùng Thái Nguyên ...................................................... 37 2.2.2. Nghệ nhân vùng Tuyên Quang ..................................................... 43 2.3. Một số nhận xét về vùng hát, nghệ nhân hát Soọng cô ở Thái Nguyên và Tuyên Quang ....................................................................................... 51 Chƣơng III: GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN HÁT SOỌNG CÔ ............................................................................................ 54 3.1. Giá trị về nội dung................................................................................ 54 3.1.1. Hát Soọng cô phản ánh tình yêu đôi lứa ....................................... 54 3.1.2. Hát Soọng cô phản ánh niềm kính trọng tổ tiên, ông bà, người già và nhưng người làng ................................................................... 61 3.1.3. Hát Soọng cô phản ánh tình yêu lao động .................................... 65 3.2. Giá trị về nghệ thuật ............................................................................. 66 3.2.1. Thể thơ .......................................................................................... 66 3.2.2. Kết cấu .......................................................................................... 68 3.2.3. Vần nhịp ........................................................................................ 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. v 3.3. Hiện trạng và bảo tồn hát Soọng cô ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 71 3.3.1. Hiện trạng ...................................................................................... 71 3.3.2. Bảo tồn loại hình dân ca dân tộc Sán Dìu ..................................... 75 KẾT LUẬN...................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85 DANH SÁCH NGHỆ NHÂN HÁT SOỌNG CÔ ............................................. 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về phương diện khoa học Một dân tộc sáng tạo ra văn hoá của mình, và đến lượt nó, chứa đựng trong nền văn hoá đó là sức sống, tiềm năng, bản lĩnh, sức sáng tạo và bản sắc của chính mình dân tộc đó. Bằng văn hoá và thông qua văn hoá, dân tộc đó, qua các thế hệ, xây dựng cho mình những chuẩn mực sống, lao động, đấu tranh, sáng tạo và quan hệ cộng đồng [11, tr.271] Văn hóa là nền tảng, là nhân tố phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất đa dạng và phong phú. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa, phong tục, tập quán riêng, tạo nên bản sắc riêng và độc đáo. Trên khắp vùng miền của đất nước có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác nhau, trong đó phải kể đến hát Then, Sli, Lượn cọi của dân tộc Tày; hát Song Hao của người Nùng; Sình ca của người Cao Lan; Xắng cọ của người Sán Chỉ; hát Ghẹo, hát Xoan của người Kinh…. Một trong những hình thức văn nghệ dân gian độc đáo của dân tộc Sán Dìu là hát Soọng cô (dân ca). Là điệu hát truyền thống của người Sán Dìu được lưu truyền từ nhiều đời nay. Lời Soọng cô là thể thơ 7 chữ, ví von trang nhã, tình tứ và thường dựa vào cảnh đẹp quê hương, làng xóm, sinh hoạt hàng ngày để nói lên nỗi lòng mình. Soọng cô là thể loại dân ca trữ tình với lời hát đối đáp nam nữ. Mỗi bài ca là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt ghi chép bằng chữ Hán cổ và được lưu truyền trong dân gian. Soọng cô thường được thường được bà con thể hiện trong lễ hội đầu xuân, lễ cưới giữa làng này với làng kia. Ngày nay, mặc dù có sự giao thoa giữa các dân tộc thiểu số, người Sán Dìu ở Tuyên Quang và Thái Nguyên cũng du nhập nhiều nét văn hóa của các dân tộc khác vào đời sống tinh thần, nhưng Soọng cô vẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 2 được lưu truyền. Có thể nói, dân tộc Sán Dìu một dân tộc có tâm hồn thơ ca, đồng bào yêu thích ca hát, dùng tiếng hát để ca ngợi quê hương, xứ sở, ca ngợi lao động, tình yêu lứa đôi và khát vọng về một cuộc sống ấm no. Soọng cô đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc Sán Dìu. Đó là sản phẩm tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người Sán Dìu. Tuy nhiên, từ trước tới nay, hát Soọng cô của người Sán Dìu tuy đã được sưu tầm và dịch nhưng số lượng vẫn rất hạn chế, chưa có sự quan tâm, nghiên cứu tìm hiểu một cách khoa học về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành điền dã và sưu tầm những bài hát Soọng cô được lưu truyền trong dân gian làm cơ sở nghiên cứu. 1.2. Lý do thực tiễn Nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung nghệ thuật của hát Soọng cô trong đời sống văn hóa của người dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang sẽ góp phần khẳng định, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống vốn có của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng. Xuất phát từ phương diện khoa học nêu trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về: “Khảo sát loại hình hát Soọng cô của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang” trong đề tài luận văn nghiên cứu của mình. Hoàn thành công trình này, chúng tôi mong muốn được khám phá và tôn vinh giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc số Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Văn học dân gian (VHDG) là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay[24, tr.7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 3 Hướng tiếp cận các tác phẩm văn hoá dân gian theo folklore học bao gồm các phương diện như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng, phong tục và lễ hội. Cách tiếp cận này mang tính tổng thể của văn hoá học [20]. Đứng ở vị trí nghiên cứu văn học, chúng ta coi tác phẩm VHDG trước hết là những tác phẩm nghệ thuật. Tính nghệ thuật là một thuộc tính khách quan của văn học dân gian, cho dù thuộc tính đó có được nhân dân nhận thức rõ hay không trong khi sáng tác, diễn xướng và tíêp thu các tác phẩm văn học dân gian. Thuộc về loại hình trữ tình dân gian, ca dao, dân ca với những đặc điểm thể loại của nó là sự thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình trước những vấn đề xã hội và nhân sinh. Ca dao, dân ca từ lâu đã được Khoa Nghiên cứu văn học dân gian soi sáng, phân tích dưới nhiều góc độ: Chủ đề, tư tưởng, đề tài, ngôn ngữ… Có những luận văn, đề tài đã nghiên cứu dân ca nói chung và dân ca các dân tộc thiểu số nói riêng, song đề tài nghiên cứu về Soọng cô của người Sán Dìu gần như không có. Gần đây, Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên cũng có Đề tài Bảo tồn hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu với mục đích: sưu tầm lời kể của nghệ nhân, chọn người để luyện tập các điệu hát Soọng cô nhằm phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của người dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên; đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm tìm hiểu nội dung và thi pháp Hát dân ca giao duyên Soọng cô của người dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang…. Như vậy, công tác sưu tầm, nghiên cứu về Soọng cô còn rất khiêm tốn. Trong các đề tài nghiên cứu chưa khám phá hết giá trị của loại hình dân ca này nhưng các công trình nghiên cứu trên là những gợi mở, là tiền đề khoa học có giá trị cho việc nghiên cứu đề tài luận văn của chúng tôi. Hát Soọng cô là một loại hình sinh hoạt văn hóa tập thể của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang nên những điệu hát được lưu truyền ở nhiều xóm bản đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa độc đáo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 4 Dù đã được biết đến nhưng hát Soọng cô vẫn chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Do vậy, việc tìm hiểu về hát Soọng cô là việc làm thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng. Hát đối đáp nam nữ với những lời thơ trữ tình, giàu tính dân tộc, là một phần chủ yếu, nếu không nói là quan trọng nhất trong kho tàng thơ ca dân gian của người Sán Dìu. Soọng cô, một lối hát giao duyên giữa nam nữ bằng thơ, cũng tương tự Sli, lượn của người Tày, Nùng. Thanh niên nam nữ từ tuổi 18 đều biết hát khá thành thạo các làn điệu và bài bản soọng cô. Từ khi đầu còn để chỏm (12-13 tuổi), họ đã theo anh, theo chị tập dượt cho quen. Một số bài được ghi lại rồi nhân thành nhiều bản trao tay nhau học. Những bài bản cứ sai khác mãi, vì khi sao chép người ta tuỳ tiện thêm bớt, cho nên có rất nhiều dị bản. Song cái hấp dẫn, cái sống động lại không phải ở bài bản được cố định thành văn, mà là ở những lời thơ của người hát tự ứng tác cho hợp cảnh, hợp người. Cái đó mới là cái vốn vô tận của Soọng cô. [2, tr 136]. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát loại hình hát Soọng cô, nghiên cứu về mặt giá trị nội dung nghệ thuật của loại hình dân ca này. Qua việc nghiên cứu góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy nét đặc sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là: Khái niệm chung nhất về thơ ca dân gian. Từ khái niệm ấy đối chiếu vào các lời ca trong kho tàng dân ca Sán Dìu tìm hiểu đặc điểm, giá trị nội dung nghệ thuật của Soọng cô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 5 Trên cơ sở những phân tích những lời hát Soọng cô mà kết quả khảo sát mang lại, chỉ ra nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của các làn điệu dân ca Soọng cô của dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang và Thái Nguyên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Khảo sát các làng hát dân ca Sán Dìu ở hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. - Tiếp xúc, phỏng vấn sâu một số nghệ nhân tiêu biểu xuất sắc ở cả hai địa phương Thái Nguyên và Tuyên Quang. - Tìm hiểu hình thức diễn xướng Soọng cô trong đời sống đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu tiến hành xem xét, thống kê, nghiên cứu trên cơ sở các lời dân ca Sán Dìu được sưu tầm và biên dịch trong cuốn sách: Dân ca Sán Dìu của Diệp Trung Bình, Nhà Xuất bản Dân tộc; Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang, Nhà Xuất bản Văn hoá dân tộc; Đề tài nghiên cứu khoa học Bảo tồn hát Soọng cô dân tộc Sán Dìu của hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Đồng thời trong quá trình triển khai đề tài sẽ bổ sung thêm các lời dân ca được sưu tầm trong quá trình khảo sát, điền dã ở cả hai địa phương Thái Nguyên và Tuyên Quang. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Ở đề tài này, chúng tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó gồm một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp khảo sát thống kê; - Phương pháp nghiên cứu liên ngành. - Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh. - Phương pháp điền dã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 6 Trong thời gian đi điền dã, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của một đồng nghiệp là Chu Đức Anh, là người dân tộc Sán Dìu ở xã Nam Hoà, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nhiệt tình giúp đỡ, và cũng là người rất am hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa. Nhờ đó mà chúng tôi hiểu được rõ hơn về ngôn ngữ, văn hoá dân tộc Sán Dìu. Mặc dù vậy, quá trình nghiên cứu người viết có lúc lúc gặp phải sự thiếu hợp tác của các nghệ nhân, song với khả năng của mình, người nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu và tiếp cận với họ một cách có kết quả. 6. Những đóng góp của Luận văn Hoàn thành đề tài, Luận văn hy vọng sẽ chỉ ra được một cách có hệ thống giá trị nội dung nghệ thuật, bảo tồn và phát huy dân ca dân tộc Sán Dìu. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn chia thành ba chương viết: - Chương I: Khái quát về người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang và loại hình hát Soọng cô. - Chương II: Khảo sát vùng hát và các nghệ nhân. - Chương III: Giá trị nội dung, nghệ thuật và bảo tồn, phát huy Soọng cô của người Sán Dìu ở Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tài liệu tham khảo. Phần phụ lục của Luận văn có một số hình ảnh các làng hát, nghệ nhân, bản đồ minh họa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 7 NỘI DUNG Chƣơng I KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN, TUYÊN QUANG VÀ LOẠI HÌNH HÁT SOỌNG CÔ 1.1. Đặc điểm lịch sử xã hội của ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 1.1.1. Khái quát về người Sán Dìu ở Việt Nam Dân tộc Sán Dìu theo âm Hán Việt là Sơn Dao (Sán là Sơn, Dìu là Dao) còn có một số tên gọi khác là: Trại, Trại Đất, Mán quần cộc, Mán váy xẻ, San Déo Nhín. Theo các cụ già người Sán Dìu ở Tuyên Quang kể thì Sán Dìu là tộc người nhỏ, quê tổ xa xưa ở Quảng Đông (Trung Quốc). Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, do không chịu nổi sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Minh và nhà Thanh, người Sán Dìu phải dời quê cha đất tổ, tìm đường sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam để sinh sống. Đồng bào đã lập làng cư trú ở nhiêu nơi trên đất nước Việt Nam như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. 1.1.2. Quá trình thiên di của người Sán Dìu đến Thái Nguyên, Tuyên Quang Thành phố Thái Nguyên nằm trên Quốc lộ số 3 (Hà Nội - Cao Bằng). Đường sắt từ đây nối liền với hệ thống đường sắt của cả nước. Thành phố Thái Nguyên cách trung tâm Hà Nội là 80km. Theo thống kê, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều người Sán Dìu nhất trong cả nước: chiếm 29,59%, đứng thứ 4 (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu) trong số 9 dân tộc của tỉnh. Người Sán Dìu phân bố ở các vùng bán sơn địa, nhiều nhất là ở huyện Đồng Hỷ: 40,8%; Phổ Yên 21,7%; Phú Lương 12,%, thành phố Thái Nguyên chiếm 9,2%. Xã có đông người Sán Dìu nhất của huyện Đồng Hỷ là Nam Hoà: 61,6%. Hiện nay, Thái Nguyên là tỉnh có đông người Sán Dìu nhất ở nước ta (29,59%). Năm 1999 với 37.365 người (3,57%) họ đứng ở vị trí thứ 4 trong các dân tộc của tỉnh và có mặt ở tất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 8 cả các huyện, thị xã thành phố của Thái Nguyên. Người Sán Dìu phân bố chủ yếu ở vùng bán sơn địa, đông nhất là huyện Đồng Hỷ (40,8%), tiếp đến là: Phổ Yên (21,8%) Phú Lương (12,2%), thành phố Thái Nguyên (9,2%) và ít nhất là huyện Định Hoá (0,09%). Năm 1960 người Sán Dìu có mặt ở 63/162 xã, phường của tỉnh, trong đó huyện Đại Từ có 22 xã, huyện Đồng Hỷ có 21 xã, còn hai huyện: Định Hoá và Võ Nhai không có xã nào có người Sán Dìu cư trú. Người Sán Dìu đã có mặt ở 154/180 xã phường của Thái Nguyên, dân số Sán Dìu trong mỗi xã cũng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, có 151/154 xã chiếm tỷ lệ từ 0,01 đến 40%, còn lại 3 xã có tỷ lệ trên 40% là Nam Hoà (61,6%), Tân Lợi (42,5%) huyện Đồng Hỷ và Bàn Đạt (41,3%) huyện Phú Bình. Ở Thái Nguyên, bản người Sán Dìu thường được lập dưới chân các đồi núi, gần các con sông, cánh rừng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người Sán Dìu ở Thái Nguyên đã chắp cánh bên nhau, cùng chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, biến những mảnh đất khô cằn thành những cánh đồng màu mỡ và từ trong cuộc sống vất vả lam lũ, Soọng cô đã trở thành một món ăn tinh thần, gắn bó máu thịt với họ.[13] Còn ở Tuyên Quang, khác với các dân tộc Tày, Dao, Cao Lan là những dân tộc có số đông trong tỉnh, dân tộc Sán Dìu có rất ít. Theo kết quả điều tra ngày 1/4/2009, tỉnh Tuyên Quang có 727.505 người. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314 người, chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống. Ðông nhất là dân tộc Kinh có 326.033 người, chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày có 172.136 người, chiếm 25,45%; dân tộc Dao có 77.015 người, chiếm 11,38%; dân tộc Sán Chay có 54.095 người, chiếm 8,0%; dân tộc Mông có 14.658 người, chiếm 2,16%; dân tộc Nùng có 12.891 người, chiếm 1,90%; dân tộc Sán Dìu có 11.007 người, chiếm 1,62%; các dân tộc khác chiếm 1,28%. Nếu một số dân tộc cư trú ở nhiều nơi khác trong tỉnh thì đồng bào Sán Dìu chỉ cư trú tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 9 trung ở ba xã của huyện Sơn Dưong là Ninh Lai, Thiện Kế và Sơn Nam. Đây là vùng đất bán sơn địa ở phía Tây chân dãy núi Tam Đảo, có nhiều đồi thấp, nhiều sỏi đá, ít ruộng. Đồng bào cư trú xen kẽ theo xóm với các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Cao Lan. Năm 1999, dân tộc Sán Dìu mới chỉ có khoảng 8,4 vạn người. Đến năm 2011 là khoảng 14 vạn người. 1.1.3. Đời sống và quan hệ xã hội, bản làng và gia đình của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang Dân tộc Sán Dìu sinh sống tập trung ở trung du Bắc Bộ, trong vùng từ tả ngạn sông Hồng đổ về phía đông. Làng xóm của họ tựa như làng người Kinh, có luỹ tre bao bọc và giữa các nhà thường có tường hay hàng rào. Nghề sống chính của người Sán Dìu là sản xuất nông nghiệp. Cũng như bao người nông dân Việt Nam khác, đồng ruộng, làng xóm đối với họ là vô giá. Những thế hệ trước đã truyền cho thế hệ sau lời khuyên: Buôn đông bán tây không bằng cày góc ruộng (Mai tông, mai slay mạo cộ số thén coóc). Bộ y phục truyền thống của phụ nữ gồm khăn đen, áo dài (đơn hoặc kép), nếu là áo kép thì bao giờ chiếc bên trong cũng màu trắng còn chiếc bên ngoài màu chàm, dài hơn một chút; yếm màu đỏ; thắt lưng màu trắng, hồng, hay xanh lơ; váy là hai mảnh rời cùng chung một cạp; xà cạp màu trắng. Đặc biệt nổi bật ở trang phục phụ nữ Sán Dìu là chiếc khăn thắt eo lưng và xà tích. Thắt lưng thường có bốn màu: xanh, đỏ, tím, vàng, mỗi cái dài khoảng 1,2- 1,5cm, rộng: từ 20-30cm được làm bằng vải mỏng, 2 đầu làm tua rủ. Xà tích là một chiếc túi đựng trầu thường buộc quanh thắt lưng để đựng các têm trầu. Nam giới có trang phục đơn giản hơn, không cầu kỳ như phụ nữ. Áo chàm có cổ đứng, quần ống chân què, cặp chun. Trang phục thì cả nam nữ người Sán Dìu đều đi dép cao su hoặc chân đất, chân thường quấn xà cạp cao khoảng 40cm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 10 Trong hôn nhân, nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu, tuy nhiên quyết định là do bố mẹ và khi lấy nhau phải xem tuổi có hợp thì mới được. Gia đình người Sán Dìu là gia đình nhỏ phụ quyền. Trong gia đình, người cha hoặc người chồng làm trụ cột, có quyền quyết định mọi việc và chỉ có con trai mới được thừa hưởng gia tài cha để lại. Khi phân chia tài sản, người con trai cả ở với bố mẹ mới được thừa hưởng ngôi nhà và chiếc chảo nấu cháo. Đàn ông là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm lo kinh tế gia đình. Trong xã hội truyền thống, do bị ảnh hưỏng lớn của tư tưởng Khổng giáo nên người Sán Dìu cũng tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ. Người Sán Dìu có nhiều họ: Bàng, Đặng, Thăng, Dương, Hoàng, Diệp, Ninh, Trương, Lê, Ân, Trần… Trong một làng người Sán Dìu phần lớn là anh em họ hàng với nhau. Tuy có nhiều dòng họ, nhưng ở bất kỳ đâu, khi họ gặp nhau, nhận ra nhau cùng là người Sán Dìu thì thường nói với nhau: Sán Déo loỏng si với dụng ý: Người Sán Dìu ít ỏi, cần phải yêu thương, đùm bọc nhau. Tuy nhiên, trong cuộc sống họ có tinh thần tương thân, tương ái cao không chỉ trong tộc người mà với cả các dân tộc khác cùng sinh sống. 1.2. Đặc điểm văn hoá truyền thống của ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang 1.2.1. Chữ viết của người Sán Dìu Hiện nay người Sán Dìu ở một số tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc của nước ta vẫn còn sử dụng chữ viết của dân tộc mình. Chữ viết thường được lưu truyền ở những gia đình thầy cúng, thầy địa lý. Nơi nào có thầy cúng, thầy địa lý người Sán Dìu, nơi đó còn chữ viết của người Sán Dìu. Theo giới nghiên cứu ngôn ngữ học, dân tộc học, ngôn ngữ của người Sán Dìu thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, nhóm Hán ngữ. Như vậy, tiếng nói mang âm hưởng, ngữ nghĩa Hán và chữ viết cũng xuất phát từ chữ Hán. Họ dựa vào chữ Hán để tạo ra chữ Hán - Nôm Sán Dìu giống như kiểu tạo ra Hán - Nôm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 11 Tày, Hán - Nôm Cao Lan, Nôm Dao, Nôm Sán Chỉ... Các bài cúng của các dân tộc: Sán Dìu, Cao Lan, Dao, Sán Chỉ, Hoa... tương đối giống nhau về ý nghĩa và phần chữ viết cũng gần giống nhau, chỉ khác ở phần phát âm theo tiếng riêng của mỗi dân tộc và mỗi thời điểm cúng, nội dung cúng [10]. Chữ Hán - Nôm Sán Dìu trên nguyên tác không khác gì cách ghép âm và nghĩa theo kiểu Nôm Việt, Nôm Tày, Nôm Cao Lan... Thực tế, người Sán Dìu dùng khoảng 60 - 70% chữ Hán cổ trong một văn bản hoặc sách cúng, đọc theo cách phát âm tiếng của dân tộc mình. Còn lại những từ thiếu biểu âm, biểu nghĩa, họ dùng cách ghép phần âm và phần nghĩa thành chữ Nôm của họ. Ví dụ chữ “sệch” nghĩa là “ăn”. Trong chữ Hán không có chữ “sệch”, nên được ghép bộ “khẩu” là cái mồm với chữ “đích” biểu âm thành chữ “sệch”, cũng có khi họ dùng nguyên chữ “thực” của chữ Hán có nghĩa là “ăn” mà đọc là “sệch”. Hay chữ “sộ” nghĩa là “ngồi”, được ghép từ chữ “thổ” và chữ “nhân đứng” được đọc là “sộ”. Còn đại đa số họ dùng chữ Hán cổ nguyên nghĩa nhưng đọc theo âm của tiếng Sán Dìu. Hệ thống chữ Nôm Sán Dìu đủ khả năng ký âm chuyển tải thông tin cho hệ thống tiếng nói của họ. Nó thể hiện trong bộ sách cúng, hát đối (Soọng cô), thậm chí thể hiện trong thư từ gửi cho người thân trao đổi tình hình khi ở xa cách nhau lâu ngày. Qua đó cho thấy năng lực sử dụng ngôn ngữ với chữ viết Nôm Sán Dìu của các thầy cúng cùng đồ đệ của họ đạt ở trình độ cao. Cùng với chữ Nôm, người Sán Dìu đồng thời dùng hệ thống chữ cái La tinh để phiên âm, ký âm tiếng nói của mình. Người Sán Dìu đã sử dụng hệ thống chữ cái La tinh để phiên âm và phát triển rộng trong việc lưu truyền các bài hát đối, truyện kể, truyền thuyết, bài thuốc dân gian... Mặc dù người Sán Dìu không có chữ viết riêng nguyên gốc; chữ viết của họ được tạo ra từ chữ Hán cổ, thành chữ Hán - Nôm Sán Dìu và được phiên âm bằng chữ cái La tinh để dễ đọc, song người Sán Dìu từ xưa đến nay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 12 đều có ý thức giữ gìn, lưu truyền, phổ biến chữ viết dân tộc mình để thế hệ sau kế tiếp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa chữ viết của thế hệ trước. Trong chuyến đi thực tế vừa qua, được tiếp xúc với người Sán Dìu, chúng tôi cũng tiếp cận được một số tài liệu chữ Hán như sách Hợp hôn thư, sách thuốc, sách cúng, sách xem số tử vi… Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, người Sán Dìu cũng sử dụng song ngữ. Ngoài tiếng mẹ đẻ, dân tộc này cũng sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với các dân tộc xung quanh. 1.2.2. Tôn giáo, tín ngưỡng của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang Văn hoá phi vật thể của người Sán Dìu rất phong phú và đa dạng bao gồm: phong tục tập quán, tín ngưỡng. Người Sán Dìu quan niệm thế giới có nhiều thần linh và nhiều loại ma (cúi). Có hai loại ma: loại ma lành (hén cúi) luôn giúp đỡ con ngưòi và loại ma dữ (thôộc cúi) chuyên hại người như ma sấm sét, ma gà. Trong mỗi xóm, đồng bào đều lập miếu thờ thổ thần, lập đình thờ Thành hoàng làng. Trước Tết Nguyên đán, đồng bào có các lễ cúng Thượng điền, Hạ điền, thờ Tổ sư, Thành hoàng, thờ Mụ, cúng Táo quân, cúng Thổ địa, thần Nông. Đồng bào Sán Dìu còn có Lễ Đại phan, một nghi lễ tôn giáo để cấp sắc, duy trì việc cúng tế của thầy cúng, đồng thời để trừ tà ma; Lễ cầu yên để cầu an cho mọi người, mọi nhà và cho thôn làng. Các lễ này được cả cộng đồng tham gia và tự nguyện đóng góp tiền của, vật chất. Ngoài ra, đồng bào Sán Dìu còn chịu ảnh hưởng của Tam giáo. Một số gia đình còn thờ Phật bà Quan âm, Thái Thượng, thờ Thánh. 1.3. Một số loại hình văn nghệ dân gian truyền thống của ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang Vốn VHDG dân tộc Sán Dìu rất đặc sắc và phong phú bao gồm: Truyện được chép thành sách bằng chữ Hán như Tảo An, Đổng Vinh, Duyên Tiên, Văn Giáng, Khuyến Thế Văn, Thành Nhữ Khảo, Tăng Quảng, Vũ Nhi, Vua Cóc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 13 Dạng thứ hai do nhân dân sáng tác và được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Nội dung truyện kể phong phú, phản ánh quan niệm về nguồn gốc vũ trụ, loài người, quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, quan hệ xã hội, đề cao truyền thống đạo lý, biết ơn tổ tiên, kính trọng hiếu thảo với cha mẹ. Về truyện kể: Ngoài các loại thơ ca, dân tộc Sán Dìu còn có những truyện kể mang tính chất huyền thoại. Nội dung các cốt truyện đều phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, giữa người giàu và người nghèo. Kết cục câu chuyện thường nói lên nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đó là những người nghèo, cái thiện và cái tốt bao giờ cũng chiến thắng. Cũng giống như nhiều truyện côt tích của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, trong cộng đồng người Sán Dìu cũng lưu truyền những câu chuyện nhằm răn dạy con người sống tình nghĩa, tránh xa cái xấu, cái độc ác. Và truyện Vua Cóc của dân tộc Sán Dìu là một ví dụ. Một câu chuyện có tính chất huyền thoại đã được người Sán Dìu lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm chê bai sự dối trá và khuyên răn con người nên ăn ở có đức hạnh, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác thì đời sau con cháu sẽ được hưởng phúc lành. Truyện kể rằng: Có một người họ Trương làm quan tri huyện, thụ ở Trân Châu kết hôn với một người có tên là Nàng Ba ở cùng huyện. Vợ chồng lấy nhau trên 10 năm mà chưa có con nên hằng ngày hai ông bà chú tâm làm việc thiện và chăm chỉ thắp hương cầu Phật. Sau ba năm ba tháng thì người vợ có thai và sinh ra một con cóc. Nàng Ba cho là điềm quái gở định đánh chết cóc nhưng khi nghĩ lại thì thấy không đành tâm. Cóc thường ở sau vườn, khi đói lại trở về bú mẹ. Sau một thời gian dài đi làm quan, quan tri huyện trở về thăm vợ và cũng là để được xem mặt con. Nàng Ba dẫn chồng ra vườn, con cóc nhảy lên người khiến ông sợ hãi. Hai vợ chồng mang nặng một nỗi sầu… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 14 Khi trong nước loạn lạc, vua treo bảng ở triều đình báo loạn và tìm người diệt giặc Man Di giữ nền thái bình cho đất nước. Một hôm Cóc cùng cha ra ngoài phố, thấy bảng vua treo trước cửa triều đình liền nhảy lên ngậm bảng mang về. Thấy vậy, hai vợ chồng rất hoang mang bèn gọi cóc ra mắng: Không phải là người sao dám làm việc đó. Nếu không dẹp được loạn sẽ mắc tội với triều đình. Cóc bày tỏ lòng mình và quyết tâm xin đi đánh giặc. Vua cho thẩm vấn người lĩnh bảng. Sau ba ngày tướng sĩ trong triều nổi chiêng trống nghênh đón người lĩnh bảng đến Man Man. Tới triều đình, bị tướng quân mắng, Cóc liền nhảy đến trước mặt vua xin được đi đánh giặc. Cóc chỉ xin vua cho một con ngựa lớn, một lá cờ hồng, hai chiếc côn dài và 100 quân. Sau đó Cóc nhảy lên lưng ngựa phóng đi. Tới đất Man Man, Cóc ở trên lưng ngựa cao giọng quát quân Man Di. Quân Man Di rất coi thường Cóc sai quân tướng bắt cóc lột da. Cóc ngồi trên mình ngựa đầu bốc lửa, lá cờ phần phật tung bay phát ra lửa khói thiêu trụi quân Man Di. Dẹp xong giặc Man Di, Cóc trở lại đất đế vương trình tấu công trạng với vua. Vua ban cho ba trăm gánh bạc để Cóc trở nuôi mẹ nhưng Cóc không nhận. Cóc trình với vua rằng, trước khi đi dẹp giặc Man Di, vua đã nói sẽ gả công chúa cho ai dẹp được loạn nay phải giữ lời hứa của mình. Vua không muốn gả con gái cho chàng Cóc liền nghĩ ra một kế để trì hoãn. Nhà vua cho gọi ba nghìn cô gái ăn mặc giống hệt nhau đến để nhận vợ. Đến canh ba, chàng Cóc được thần linh báo mộng rằng công chúa là cô gái thứ sáu. Tối đến, khi hai vợ chồng lên giường ngủ, trong lòng công chúa lo lắng lạ lùng. Cho tới canh năm, khi mở mắt ra, công chúa thấy tấm da cóc bị trút bỏ, bên mình là một bậc quan lang. Trời vừa sáng, công chúa vội trở về báo với vua cha rằng chàng Cóc thực là đấng trai tài, bậc quân nhân và trình lên vua cha tấm da cóc vàng. Vua thấy tấm da cóc vàng đẹp đẽ liền mặc vào song không thể nào cởi ra được. Các quan trong triều thấy quái tinh liền đem đao kiếm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2