Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát, lí giải một cách có hệ thống, thuyết phục đối với những yếu tố nghệ thuật chính làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm; khẳng định sự tiếp nối và cách tân trong nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm; chỉ ra những đóng góp đáng kể của thơ Hoàng Nhuận Cầm trong dòng chảy thơ đương đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THỊ ĐỨC HẠNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2013
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỒNG THỊ ĐỨC HẠNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lưu Khánh Thơ - người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm – tác giả đã cung cấp những thông tin hữu ích để tôi hiểu sâu sắc hơn đề tài nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy - cô giáo, nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh đã dành sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ qúi báu để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 4 năm 2013 Tác giả Đồng Thị Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đồng Thị Đức Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………….1 2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................7 6. Đóng góp của luận văn................................................................................8 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................9 II. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................9 CHƯƠNG 1. DIỆN MẠO THƠ CHỐNG MỸ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HOÀNG NHUẬN CẦM ...........................................................9 1.1. Diện mạo thơ chống Mỹ………………………………………………….9 1.1.1 Sự xuất hiện của thơ trẻ thời kì chống Mỹ…………………………….9 1.1.2 Các chặng đường thơ trẻ thời kì chống Mỹ……………………………10 1.1.2.1 Chặng thứ nhất: từ 1964 đến 1968…………………………………10 1.1.2.2 Chặng thứ hai: từ 1969 đến 1972……………………………………12 1.1.2.3 Chặng thứ ba: từ 1973 đến 1985……………………………………14 1.2. Hành trình sáng tác của Hoàng Nhuận Cầm……………………………16 1.2.1 Tiểu sử…………………………………………………………….....16 1.2.2 Hành trình sáng tác……………………………………………………17 1.2.2.1 Thơ tuổi hai mươi - trẻ trung, tươi mới như màu xanh quân phục…17 1.2.2.2 Những câu thơ viết đợi mặt trời - chất lý tưởng nồng say của người lính trẻ……………………………………………………………………….21 1.2.2.3 Xúc xắc mùa thu - tiếng thơ tiếc nuối thời gian……………………..23 CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM……………..28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.1. Quan niệm nghệ thuật…………………………………………………..28 2.1.1 Khái niệm về “Quan niệm nghệ thuật”………………………………..28 2.1.2 Quan niệm nghệ thuật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm…………………28 2.1.2.1 “Không có thơ người ta không thở được”…………………………29 2.1.2.2 Cố gắng “Giữ được sự thanh xuân của ngòi bút”………………….31 2.1.2.3 Người “…Lặng lẽ đốt thơ mình”…………………………………….32 2.2. Những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Hoàng Nhuận Cầm………..34 2.2.1 Khái niệm “cảm hứng chủ đạo”………………………………………34 2.2.2 Cảm hứng chủ đạo trong thơ Hoàng Nhuận Cầm……………………..34 2.2.2.1 Cảm hứng tuổi thơ và tuổi học trò trong sáng………………………35 2.2.2.2 Cảm hứng chiến tranh và người lính………………………………42 2.2.2.3 Cảm hứng về tình yêu………………………………………………50 CHƯƠNG 3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM…64 3.1 Hệ thống biểu tượng…………………………………………………….64 3.1.1 Biểu tượng mùa hoa phượng cháy……………………………………65 3.1.2 Biểu tượng mùa thu……………………………………………………69 3.1.3 Biểu tượng chiếc lá, cỏ……………………………………………….75 3.2 Ngôn ngữ……………………………………………………………….81 3.2.1 Ngôn ngữ giàu tính nhạc……………………………………………82 3.2.2 Ngôn ngữ trong sáng, giản dị…………………………………………85 3.3 Giọng điệu……………………………………………………………….89 3.3.1 Giọng điệu trữ tình sâu lắng………………………………………….90 3.3.2 Giọng điệu giãi bày tâm sự…………………………………………..92 III. PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………..95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thơ trẻ thời kì chống Mỹ là một hiện tượng rất đáng chú ý của Văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước phát triển mới của nền thơ chống Mỹ. Những tác giả như: Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa… là những gương mặt tiêu biểu đem lại vinh quang cho cả thế hệ thơ trẻ thời chống Mỹ. Chính các anh đã đem đến cho nền thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói mới mẻ, tươi trẻ, khoẻ khoắn. Tiếng nói của một thế hệ sinh ra và lớn lên trong lòng cách mạng. Tiếng nói của những người chiến sĩ xung kích trên mặt trận chống quân thù, thực sự đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Nguyễn Hoàng Sơn từng nhận xét về những cây bút của thời kì này: “Bên cạnh một Nguyễn Duy già dặn, từng trải, một Nguyễn Đức Mậu như còn vương lửa khói và đất bụi chiến hào, một Lâm Thị Mĩ Dạ nhẹ nhõm, giàu nữ tính là một Hoàng Nhuận Cầm trẻ trung, tươi rói như màu quân phục mới, như tiếng chim cất lên trên vòm me sân trường” [76]. Hoàng Nhuận Cầm đã đứng trong dòng chảy của lịch sử để chiến đấu, đứng trong dòng chảy của thi ca để cống hiến. Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ chống Mỹ. Hoàng Nhuận Cầm đã làm nên một “thương hiệu” riêng với các tác phẩm chính: Thơ tuổi hai mươi (1974), Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983), Xúc xắc mùa thu (1992) và Thơ với tuổi thơ (2004)… Thành công và sự nổi tiếng của Hoàng Nhuận Cầm được minh chứng qua một loạt các giải thưởng. Đầu tiên phải kể đến Giải nhất cuộc thi tuần báo Văn nghệ năm 1972 – 1973, với chùm thơ: Nhật ký, Thư mùa thu, Nghe chim Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 kể chuyện trên đồi chốt, Anh bộ đội và tiếng nhạc la. Tiếp theo là giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 với tập thơ Xúc xắc mùa thu. Và gần đây nhất, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012. Đó chính là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm” để nghiên cứu. Luận văn muốn khẳng định những giá trị thẩm mĩ cao cả và lâu bền của thơ trẻ thời chống Mỹ nói chung và thơ Hoàng Nhuận Cầm nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Điểm qua lịch trình nghiên cứu thơ Hoàng Nhuận Cầm, chúng tôi thấy hiện đã có một số bài viết lớn nhỏ về tác giả này. Tổng hợp các tài liệu cho thấy, nghiên cứu về thơ Hoàng Nhuận Cầm có khá nhiều, nhưng chưa có công trình nào có quy mô thực sự. Các bài nghiên cứu, phê bình của các tác giả đi trước mới chỉ là những bài viết giới thiệu về tập thơ, về bài thơ, hay những khía cạnh nào đó trong đời thơ của tác giả. Tất cả những bài viết đó được in riêng lẻ trên các báo và tạp chí. Sau giải nhất báo văn nghệ năm 1972 – 1973 với tập thơ trình làng Thơ tuổi hai mươi (in chung), Hoàng Nhuận Cầm không nhận được nhiều sự chú ý từ giới nghiên cứu, phải đến khi tập thơ thứ ba của anh ra đời mới có một loạt bài đăng trên các báo giới thiệu Xúc xắc mùa thu: Ngô Vĩnh Bình viết Có một loài hoa nở hoài trên mũ quân nhân, đăng trên báo Quân đội nhân dân, số 106, ra ngày 11/7/1992. Nguyễn Việt chiến giới thiệu Xúc xắc mùa thu trên báo Hà Nội mới số 8421, ra ngày 27/6/1992. Vân Long có bài Xúc xắc mùa thu - Sự không chừng mực ở Hoàng Nhuận Cầm, trên báo Văn nghệ số 32, ra ngày 8/8/1992. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 Đoàn Minh Tuấn viết về Nỗi buồn khoẻ khoắn và niềm cô đơn âm vang đăng trên báo Phụ nữ Hà Nội số 14, ra ngày 22/8/1992. Năm 1993, tập thơ Xúc xắc mùa thu được nhận giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam và một lần nữa Hoàng Nhuận Cầm lại được giới nghiên cứu quan tâm: Hồ Thế Hà viết Xúc xắc mùa thu ru trong cỏ, đăng trên báo Thừa Thiên Huế, số 338, ra ngày 19/10/1993. Ngay sau đó, Khả Xuân có bài Viên xúc xắc xoay tròn, trên báo Bình Định, số 429, ra ngày 22/10/1993. Nguyễn Ngã nhận xét về Thơ Hoàng Nhuận Cầm trên báo Giáo dục và Thời đại ngày 11/2/1996. Nguyễn Hoàng Sơn đăng bài Hoàng Nhuận Cầm - tiếng thơ riêng khó lẫn trên báo Tiền phong ngày 10/11/2002. Thu Hà có bài Hoàng Nhuận Cầm “Không ai cho mình hạnh phúc” trên báo điện tử vnexpress.net ngày 23/12/2004. Minh Trường có bài Nhà thơ tình – Nhà biên kịch, hai trong một con người trên trang web 100years.vnu.edu.vn. Phạm Khải viết Cuộc hò hẹn bốn mươi năm của người cầm bút trên trang vnca.cand.vn/tulieuvanhoa, ngày 8/1/2008/ Đặc biệt, trong những năm gần đây, giới nghiên cứu quan tâm thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng đề cập khá nhiều đến hiện tượng thơ Hoàng Nhuận Cầm, những dấu ấn trong sáng tác của anh về cả nội dung và hình thức nghệ thuật: Trong bài viết: Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm “Người làm vườn cần mẫn” trên báo điện tử Giadinh.net.vn, ngày 02/12/2006, có ghi lại ấn tượng thơ Hoàng Nhuận Cầm đến với bạn đọc: “Cách đây mấy chục năm, đêm nào Hoàng Nhuận Cầm đọc thơ là cả kí túc xá Mễ Trì hầu như không ngủ. Nữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 sinh viên mê thơ (có khi mê cả người) Hoàng Nhuận Cầm như điếu đổ. Đúng là trong thơ anh chất sinh viên đậm đặc, tinh khiết… Có ánh đèn giảng đường, có tiếng lá sân trường, có cái nhìn đắm đuối, có cơn đói khi hết tiền…”[84]. Trần Hoàng Thiên Kim trong cuốn sách Ánh đèn và ô cửa, Nhà xuất bản Văn học 2010, với 33 chân dung như 33 nét vẽ. Trong cuốn sách, chị đã ghi lại những cảm nhận về con người Hoàng Nhuận Cầm: “Gần gũi Hoàng Nhuận Cầm, cảm giác gia tài của Hoàng Nhuận Cầm chả có gì ngoài những vần thơ. Những vần thơ như lửa đốt và mê hoặc sự yêu tin của bao trái tim thiếu nữ đang vào tuổi yêu thương, mơ mộng, những vần thơ lãng mạn, bay bổng với một tình yêu chưa kịp nói nên lời…”. Dù trong bất kì trạng thái nào, Hoàng Nhuận cầm vẫn luôn khẳng định bản ngã và tình yêu thơ của mình: “Không có thơ là chết, không thở được, sẽ chết dần chết mòn cho hết màu xanh…”[20]. Mai Anh Tuấn trong bài viết Chân dung thơ Hoàng Nhuận Cầm trên trang web http://evan.vnexpess.net có ghi: “Khởi sự, Hoàng Nhuận Cầm đã là con người tài hoa lãng mạn, bởi tố chất này, ít nhiều ông tiếp nhận từ cha mình, nhạc sĩ Hoàng Giác, người, trước ngày nổ ra chiến tranh Việt – Pháp, đã làm xao động Hà Nội bởi nhạc phẩm đầu tay Mơ hoa. Hoàng Cầm, về sau, như là một định phận, cũng làm xao động tuổi hoa niên kinh kì bởi những thi phẩm viết về phố, về kỉ niệm sân trường… Thể như, Hà Nội, đã và mãi là giai điệu phong cầm trữ tình êm dịu chảy tràn từ thuở ấu thơ đến tận bây giờ nơi gác nhỏ phố Hàng Bạc của Hoàng Nhuận Cầm. [60] Quả thật, Hoàng Nhuận Cầm là thi sĩ của những cung bậc trong trẻo, thơ mộng, lãng mạn. Anh không thể - ngay cả khi “chán những lời vu vơ, giả dối” làm đau, làm già đi cảm xúc của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 Không chỉ vậy, Lê Thiếu Nhơn trong bài Hoàng Nhuận Cầm và vần thơ thơm “Mùi cỏ cháy” trên trang web evan.vnexpress.net cập nhật ngày 1/4/2012 có nhận xét về thơ Hoàng Nhuận Cầm “Giọng điệu hào sảng của Hoàng Nhuận Cầm lẫn vào dàn đồng ca thơ chống Mỹ giục giã cho tương lai một dân tộc đang bị chia cắt giữa hờn căm”, và “Thơ Hoàng Nhuận Cầm vừa trọng âm vận vừa trọng nhạc tính, nên lời thơ thường tràn qua cả ý thơ”. [67] Phạm Khải với bài viết Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: sáu mặt đời lắc cắc tiếng thơ anh trên báo An ninh Thế giới cuối tuần, số ra tháng 4/2012 đã ghi lại những trạng thái cảm xúc, những dấu ấn nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm: “Có thể nói, Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ của những trạng huống xao xuyến, bâng khuâng… rất khó biểu đạt. Thơ anh giầu nhạc tính, có sức ngân vang. Với anh ngoài phần hình ảnh (là phần mà anh có nhiều tìm tòi) thì nhạc giữ một vai trò quan trọng, tạo nên sức nặng và sức chinh phục”. Có phải thế chăng mà trong rất nhiều chương trình thơ, Hoàng Nhuận Cầm thường thích trực tiếp đọc thơ mình chứ ít chịu để người khác đọc. Hay cũng trong bài viết này Phạm Khải nhận xét: “Một điều đáng nói nữa, trong sự nâng lên, đặt xuống của nhịp điệu từng khổ thơ, Hoàng Nhuận Cầm rất chú ý lựa chọn … điểm rơi của ý tưởng”. “Thơ Hoàng Nhuận Cầm cứ nửa truyền thống, nửa hiện đại. Âu đó cũng là cái duyên góp phần làm nên sức hấp dẫn của thơ anh”[58]. Nguyễn Đức Mậu trong bài Đêm pháo hoa ở Huế đăng trên tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam số 4 – 2012 có viết “Thơ Hoàng Nhuận Cầm giàu nhạc điệu và giàu sức ám ảnh người đọc”. Bài viết cũng đề cập đến việc Hoàng Nhuận Cầm sáng tác trường ca Giữa hai hàng lục bát - trường ca đầu tiên và duy nhất trong đời anh. “Hoàng Nhuận Cầm viết rất nhanh, viết cho kịp những điều đang trào dâng, thổn thức”[83]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Thảo An trong bài viết Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm: tuổi 60 của bác sĩ Hoa súng đã nhận xét: “Nhiều người cho rằng, tuổi Nhâm Thìn là tuổi có tài thì Hoàng Nhuận Cầm là một người như thế. Dù gần anh, cảm giác gia tài của Hoàng Nhuận Cầm chẳng có gì ngoài những vần thơ. … Ngay đến bây giờ, trong thời buổi thơ ca đã trượt giá tới mức báo động, thì gặp Hoàng Nhuận Cầm, bao giờ anh cũng đọc thơ, nói lên tình yêu thơ da diết và luôn khẳng định rằng, không có thơ, Hoàng Nhuận Cầm sẽ vô nghĩa trong cuộc đời này”[44]. Với Hoàng Nhuận Cầm, “sự khoẻ khoắn và đam mê lao động mới là ngọn lửa tuổi 20”, “Nếu cho anh tự phác hoạ chân dung mình, Hoàng Nhuận Cầm sẽ nói: Mê thơ đến muốn chết, yêu điện ảnh đến phát mệt, cả hai làm nên tình yêu, cuộc sống của tôi”[84] . Không ồn ào, Hoàng Nhuận Cầm như người làm vườn cần mẫn với chiếc cuốc trên cánh đồng nghệ thuật. Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết Thơ Hoàng Nhuận Cầm - cảm nhận qua sáu mặt có nhận xét: “Thơ Hoàng Nhuận Cầm hàm chứa một lẽ gì vu vơ, chung chiêng, hư ảo, định hình rõ nét một giọng điệu thống nhất – nhưng không dễ nắm bắt. Các dòng mạch cảm xúc, ý thơ, tứ thơ, hình ảnh …cứ như những con sóng gối tiếp vào nhau, giao hoà trong nhau, ào ạt đến mênh mang, bất định”[77]… Như vậy, vấn đề nghiên cứu thơ Hoàng Nhuận Cầm đã gây sức hút trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về “Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm”. Vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống “Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm” để làm sáng tỏ thêm những thành công của thơ chống Mỹ nói chung, thơ Hoàng Nhuận Cầm nói riêng là một hướng nghiên cứu mới, góp phần nhìn nhận một cách nghiêm túc những đóng góp của thơ Hoàng Nhuận Cầm trong dòng chảy thơ trẻ chống Mỹ nói riêng và thơ hiện đại nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 3. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện việc nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm, chúng tôi đi vào khảo sát và trích dẫn các tập thơ sau: - Thơ tuổi hai mươi (in chung), Nxb Quân đội Nhân dân, 1974. - Những câu thơ viết đợi mặt trời, Nxb Tác phẩm mới, 1983. - Xúc xắc mùa thu, Nxb Hội Nhà văn, 1993 Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, chúng tôi có thể đối sánh thơ Hoàng Nhuận Cầm với thơ của một số nhà thơ trước, sau hoặc cùng thời với Hoàng Nhuận Cầm, để rút ra những nét khác biệt trong thơ Hoàng Nhuận Cầm. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau: - Khảo sát, nhận diện thơ Hoàng Nhuận Cầm. - Nghiên cứu tác phẩm trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. - Tìm hiểu những nguồn cảm hứng chủ đạo và những đặc sắc nghệ thuật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp tiếp cận hệ thống: chúng tôi coi thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm là một chỉnh thể toàn vẹn bộc lộ quan điểm thống nhất về thế giới và con người của tác giả. - Phương pháp so sánh văn học: Luận văn sử dụng phương pháp này để làm rõ Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm với những nét độc đáo trong phong cách sáng tạo của nhà thơ. - Phương pháp khảo sát thống kê và phân tích, chứng minh văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 6. Đóng góp của luận văn. - Khảo sát, lí giải một cách có hệ thống, thuyết phục đối với những yếu tố nghệ thuật chính làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm. - Khẳng định sự tiếp nối và cách tân trong nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm. - Chỉ ra những đóng góp đáng kể của thơ Hoàng Nhuận Cầm trong dòng chảy thơ đương đại. 7. Cấu trúc của luận văn. Phần Mở đầu. Phần Nội dung. Chương 1. Diện mạo thơ chống Mỹ và hành trình sáng tác của Hoàng Nhuận Cầm. Chương 2. Quan niệm nghệ thuật và những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Hoàng Nhuận Cầm. Chương 3. Đặc sắc nghệ thuật trong thơ Hoàng Nhuận Cầm Phần Kết luận. Tài liệu tham khảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 II. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. DIỆN MẠO THƠ CHỐNG MỸ VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA HOÀNG NHUẬN CẦM 1.1. Diện mạo thơ chống Mỹ 1.1.1 Sự xuất hiện của thơ trẻ thời kì chống Mỹ. Trong một thời gian không dài (1964 - 1975), văn học Việt Nam phát triển với một nỗ lực phi thường để đáp ứng được yêu cầu của lịch sử văn học dân tộc, của thời đại chống Mỹ. Thực tế cho thấy, văn học Việt Nam trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ và đồng đều nhiều thể loại. Truyện, ký, thơ, kịch bản văn học … tất cả đều nở rộ. Trong sự phát triển đó, thơ chống Mỹ nổi lên và nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Sự xuất hiện của đội ngũ các nhà thơ trẻ trong nền thơ chống Mỹ có một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Với lý tưởng cách mạng, sự nhạy cảm, sự hiểu biết, tài năng và vốn sống thực tế ở chiến trường, các nhà thơ trẻ đã có những đóng góp to lớn, góp phần phát triển nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ của họ ngời sáng ngọn lửa nhiệt tình cách mạng, giầu chất sống chiến trường, rất sôi nổi giục giã nhưng cũng đằm sâu tâm trạng và nghĩ suy. Thơ của họ đánh dấu một bước phát triển về nghệ thuật, đã thực sự “tạo thành một vùng sáng rất đẹp trong thơ” [11]. Những đóng góp của thơ trẻ thời chống Mỹ đã được dư luận đương thời, kể cả trong và ngoài nước ủng hộ, khẳng định. Các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ - theo quan niệm của chúng tôi – là những nhà thơ tuổi đời còn trẻ. Họ đến với thơ ca do sự thôi thúc của cuộc sống chiến đấu chống xâm lược Mỹ của dân tộc, do nhu cầu muốn biểu lộ những tình cảm cao đẹp của mình đối với Tổ quốc, với nhân dân. Được đào luyện trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, khi đến với thơ họ đã có một vốn kiến thức văn hoá nói chung và hiểu biết một cách hệ thống về văn học dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 tộc. Họ đã “thâu thái thêm tinh thần nhân văn, đã hiểu thêm cái chân, thiện, mỹ trong kho tàng văn hoá dân tộc” [39]. Đa số trong số họ là những người chiến sĩ trực tiếp cầm súng ở chiến hào đánh Mỹ. Lửa chiến trường đã tôi luyện ý chí, đã nung nấu những nghĩ suy và tác động mạnh mẽ vào cảm xúc thúc đẩy nhanh quá trình trưởng thành và chín muồi của những tâm hồn thi sĩ trẻ. Sáng tác của họ xuất hiện và thực sự được khẳng định trong những năm chống Mỹ anh hùng của toàn dân tộc. Nhìn một cách tổng quát, nền thơ chống Mỹ được hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: Thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trước cách mạng (Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh…), thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Pháp (Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…), và thế hệ nhà thơ xuất hiện trong thời kì chống Mỹ - thế hệ nhà thơ sinh ra, lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa (Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hoàng Nhuận Cầm, Trần Đăng Khoa…). Họ đều là những gương mặt tiêu biểu đem lại vinh quang cho cả thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ. 1.1.2 Các chặng đường thơ trẻ thời kì chống Mỹ. Nhìn một cách tổng quát, thơ trẻ thời kì chống Mỹ có thể chia thành ba chặng đường. Mỗi chặng đường có những nét riêng gắn liền với sự xuất hiện của những nhà thơ tiêu biểu. Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối, vì thực chất thơ trẻ thời kì chống Mỹ là một dòng chảy liên tục. 1.1.2.1 Chặng thứ nhất: từ 1964 đến 1968. Ở chặng đầu tiên này, có thể kể tên các tác giả tiêu biểu: Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân… Tiếng thơ của họ trẻ trung, tươi tắn, sôi nổi. Cảm xúc của họ còn mang nhiều dấu ấn của sách vở nhà trường: thiêng liêng, trong trẻo và đầy tin cậy. Ở thời điêm này, với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 những dự cảm vào cuộc, khát vọng ra trận, chia tay, cuộc hành quân, “sự sống át cái chết” là những mô típ điển hình. Đêm hành quân, Qua sông Thương, Gửi tới các anh (Lưu Quang Vũ), Gửi Bến Tre (Lê Anh Xuân), Tiếng gà trưa, Chiến hào (Xuân Quỳnh), Tình yêu và báo động, Trở lại trái tim mình (Bằng Việt)… là những bài thơ đáng chú ý. Những rung cảm chân thành đối với cuộc sống, quê hương, đất nước được thể hiện rõ trong những vần thơ đậm chất trữ tình của những nhà thơ trẻ. Thơ của họ tràn ngập chất men say nồng của tuổi trẻ khát khao được cầm súng trực tiếp chiến đấu: Ôi ta thèm được cầm khẩu súng Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè Nằm chờ giặc trên quê hương anh dũng Ta cay nồng mùi lá rụng bờ tre. (Gửi Bến Tre – Lê Anh Xuân) Những năm đầu cuộc chiến tranh, thơ của các nhà thơ trẻ còn bồng bột, mang đậm cái nhìn lãng mạn. Hình ảnh thế hệ cầm súng chỉ thấp thoáng trong thơ họ. Có chăng đó chỉ là hình ảnh những bước chân du kích, những anh giải phóng: Phía trước chúng tôi cả miền Nam ruột thịt Đang hành quân mải miết đêm ngày Bước chân biểu tình, bước chân du kích Anh giải phóng quân đuổi giặc không giầy. (Hành quân - Lữ Huy Nguyên) Thơ trẻ thời kì này cũng thường đề cập cuộc chia ly đầy lưu luyến và thơ mộng, nhưng thấm đẫm tinh thần lạc quan của thời đại: Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 (Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ) Trong những năm cuối của chặng đường thứ nhất, thơ trẻ bắt đầu giàu có thêm nhờ chất suy nghĩ và khả năng khái quát. Ấy là những suy tư khá già giặn, sâu sắc trong thơ Bằng Việt; là những khái quát về Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ của anh giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất trong thơ Lê Anh Xuân... Không khí cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được gợi lên một phần trong thơ, hình ảnh con người và thời đại chống Mỹ chủ yếu được nhấn mạnh ở cái thanh tao, đường hoàng, hay cái bình thường của cuộc sống và con người trong lửa đạn. Các nhà thơ trẻ ở chặng đường này đều có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong mảng đời sống trong trẻo của chiến tranh. Mặc dù không tránh khỏi những non nớt nhưng đây là chặng mở đầu đầy ý nghĩa, rất đáng ghi nhận, tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của thơ trẻ chống Mỹ ở những chặng đường sau. 1.1.2.2 Chặng thứ hai: từ 1969 đến 1972. Cùng với những tác giả xuất hiện ở chặng thứ nhất, đến chặng thứ hai này, đội ngũ thơ trẻ được bổ sung thêm nhiều cây bút tài năng khác: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Đức Mậu, Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mĩ Dạ…Chính sáng tác của những nhà thơ trẻ này đã góp phần quan trọng đưa nền thơ chống Mỹ phát triển đến đỉnh cao, làm thay đổi bộ mặt của cả nền thơ chống Mỹ. Ở chặng này, những nhà thơ trẻ đã thực sự khẳng định được tiếng nói riêng của thế hệ mình qua những vần thơ giàu tính chân thực, sinh động như còn vương bụi đất chiến trường và mùi khét lẹt của đạn bom, mang khí thế hừng hực của cuộc chiến đấu. Nếu ở chặng đường trước, các nhà thơ trẻ có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong mảng hiện thực đời sống có vẻ nên thơ, trong trẻo; thì ở chặng đường này, họ lại có khuynh hướng đi tìm chất thơ trong mảng hiện thực trần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 trụi, thô nhám, dữ dội, đầy ác liệt của cuộc sống chiến trường. Cảm hứng vì thế càng trở nên mãnh liệt, sôi nổi, khác hơn ở chặng đường trước. Thơ trẻ giai đoạn này đã vươn tới tầm khái quát những mảng hiện thực lớn của cuộc chiến tranh chống Mỹ với tính chất dữ dội, ác liệt của nó, làm ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các thế hệ trẻ trong thời đại chống Mỹ. Những chi tiết chân thực của đời sống chiến trường như ùa vào các trang thơ. Chỉ đọc thơ thôi, người ta cũng có thể hình dung được cuộc sống thực của những người lính ở ngoài mặt trận: Ghi chép ở chiến trường, Nằm hầm (Nguyễn Đức mậu), Thư mùa thu (Hoàng Nhuận Cầm), Thung lũng tiếng chim (Lâm Huy Nhuận), Khoảng trời và hố bom (Lâm Thị Mĩ Dạ)… Điều đáng chú ý là những dòng thơ ấy không chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh, biểu hiện những bức tranh, những nét sinh hoạt cụ thể ở chiến trường và những con người ở chiến trường; mà đã vươn lên tầm cao hơn: tầm khái quát. Chính sự vươn lên tầm khái quát ấy đã cho phép thơ trẻ nói được những vấn đề cơ bản của đời sống dân tộc. Từ một tiếng chim kể chuyện trên đối chốt : “Mẹ ơi đất nước cắt chia - Tiếng kêu con cuốc vọng về quả tim”, Hoàng Nhuận Cầm đã nói lên được tình cảm của một dân tộc, một đất nước từng bị chia cắt. Từ một “Hơi ấm ổ rơm”, Nguyễn Duy đã nói lên được bản chất của tình quân dân. Từ một trái cây chín, từ một ngọn “Lửa đèn”, Phạm Tiến Duật đã nói về sức mạnh truyền thống, sức sống lâu đời bất diệt của đất nước và con người Việt Nam… Thơ trẻ chặng đường này vẫn tiếp tục viết về đề tài quê hương, đất nước nhưng với một ý thức tự giác cao hơn và tình cảm sâu nặng hơn. Sự thống nhất cao độ giữa ý thức của nhà thơ với trách nhiệm công dân, tư cách người chiến sĩ cầm súng đã tạo nên những trang thơ của các nhà thơ một chiều sâu mới trong nhận thức và trong tình cảm. Thấm thía hơn trong thực tế chiến tranh, các nhà thơ trẻ càng nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, càng thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 mình gắn bó sâu nặng hơn với nhân dân, với đất nước. Thơ họ chính là tiếng lòng của những con người trực tiếp cầm súng chiến đấu, lấy máu mình để gìn giữ bảo vệ non sông: Hơi ấm ổ rơm (Nguyễn Duy), Âm điệu đồng bằng (Nguyễn Đức Mậu), Vùng làng (Phạm Tiến Duật), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt (Hoàng Nhuận Cầm) … Có thể nói, cũng cùng một lớp viết trẻ, nhưng so với các tác giả ở chặng đường trước, các tác giả ở chặng đường này có những nét khác biệt, tuy không thành ranh giới thật rõ ràng nhưng cũng dễ nhận thấy. Điều đó càng làm tăng thêm diện mạo thơ của lực lượng trẻ. Thơ viết trong điều kiện chiến tranh khắc nghiệt nhưng vẫn được chắt lọc, gọt rũa kỹ càng, phản ánh nhiều mặt và phản ánh sâu hơn hiện thực chiến trường. 1.1.2.3 Chặng thứ ba: từ 1973 đến 1985. Ở chặng cuối này, đội ngũ các nhà thơ ngày càng đông đảo. Bên cạnh những nhà thơ đã xuất hiện ở hai giai đoạn trước, là sự góp mặt của các cây bút: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Anh Ngọc… Họ đều là những nhà thơ chiến sĩ. Thuận lợi lớn đối với họ là có một cái nhìn xuyên suốt toàn bộ cuộc kháng chiến của dân tộc. Từ đỉnh cao của những chiến thắng liên tục ở những năm cuối cùng của cuộc chiến đấu, tầm nhìn và nhận thức của các anh được mở rộng, sâu sắc hơn trước. Thực tế của cuộc chiến đấu gay go, ác liệt đòi hỏi nhà thơ phải có một bước phát triển nào đó mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Thời đại không cho phép thơ rơi vào cảm xúc nhạt nhẽo, nông cạn, những suy nghĩ hời hợt. Do vậy mà đến với hiện thực đời sống để khám phá, sáng tạo và đúc kết nên chân lý của cuộc sống, có được những hình tượng thơ giàu ý nghĩa khái quát, đó là hướng đi chính của thơ trẻ giai đoạn này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 409 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn