intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nghệ thuật trong “Bão biển” của Chu Văn (trong so sánh với “Đất vỡ hoang” của Sôlôkhôp)

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn hi vọng sẽ thâm nhập sâu hơn vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm Bão biển. Từ đó khẳng định cá tính sáng tạo và đóng góp của Chu Văn trong tiến trình phát triển của văn học nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nghệ thuật trong “Bão biển” của Chu Văn (trong so sánh với “Đất vỡ hoang” của Sôlôkhôp)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------- NGHIÊN THỊ HỒ THU THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG “BÃO BIỂN”CỦA CHU VĂN (TRONG SO SÁNH VỚI “ĐẤT VỠ HOANG” CỦA SÔLÔKHÔP) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả lao động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Nghiêm Thị Hồ Thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi được sự hướng dẫn tận tình của TS, Nguyễn Thị Vượng - khoa Ngữ Văn - trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, cô đã có những định hướng ban đầu, những lời nhận xét và chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của tôi tới cô về những ý kiến quý báu và thời gian mà thầy đã dành cho tôi. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả những thầy cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học chương trình thạc sĩ Ngôn ngữ khóa 2008 - 2010 tại trường Đại học Sư phạm - ĐHTN cũng như quá trình bắt tay vào viết và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người than trong gia đình, những bạn bè khác đã hết lòng động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có kết quả cuối cùng ngày hôm nay. Thái Nguyên, tháng 08 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 13 5. Phương pháp nghiên cứu 14 6. Đóng góp của luận văn 14 7. Cấu trúc của luận văn 15 NỘI DUNG Chương1 :ĐỀ TÀI CỦA TIỂU THUYẾT BÃO BIỂN (CHU VĂN) VÀ ĐẤT VỠ HOANG (SÔLÔKHÔP) 1.1. Chu Văn và Bão biển 16 1.2. Sôlôkhôp và Đất vỡ hoang 19 1.3. Khái niệm đề tài văn học 22 1.4. Đề tài trong Bão biển (Chu Văn) và Đất vỡ hoang (Sôlôkhôp) 23 1.4.1. Đề tài hợp tác hoá nông nghiệp 27 1.4.2. Đề tài xây dựngcon người mới , xã hội mới 34 Chương 2 :CỐT TRUYỆN TRONG BÃO BIỂN (CHU VĂN) VÀ ĐẤT VỠ HOANG (SÔLÔKHÔP) 2.1. Khái niệm cốt truyện 47 2.2. Cốt truyện Bão biển(Chu Văn) và Đất vỡ hoang (Sôlôkhôp) 50 2.2.1. Cốt truyện đa tuyến 50 2.2.2. Cốt truyện xây dựng trên những sự kiện mang tính cộng đồng 66 2.2.3. Cốt truyện xây dựng gắn với những xung đột 80 Chương 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG BÃO BIỂN (CHU VĂN) VÀ ĐẤT VỠ HOANG (SÔLÔKHÔP) 3.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học 92 3.2. Thế giới nhân vật trong Bão biển(Chu Văn)và Đất vỡ hoang(Sôlôkhôp) 94 3.2.1. Nhân vật gắn với tư tưởng tiến bộ cách mạng 95 3.2.2. Nhân vật gắn với tư tưởng phản cách mạng, bảo thủ, lạc hậu 115 3.2.3. Nhân vật lưỡng tính gắn với niềm tin của sự cảm hoá 123 KẾT LUẬN 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Mỗi nền văn học muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh việc kế thừa, phát huy và gìn giữ những tinh hoa của văn học dân tộc, luôn phải vươn lên chiếm lĩnh, chia sẻ những hệ thống giá trị chung của nhân loại. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, nghiên cứu so sánh - lịch sử là một hướng nghiên cứu hiện đại có nhiều ý nghĩa và giá trị. Ở lĩnh vực nghiên cứu này, Việt Nam mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng thành tựu chưa nhiều, hướng nghiên cứu và lực lượng nghiên cứu còn phân tán. Đó là địa hạt còn ẩn chứa nhiều tiềm năng cho giới nghiên cứu và phê bình văn học. 1.2 Văn học Việt Nam đã trải qua một quá trình vận động và phát triển cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Trong đời sống văn học Việt Nam đã diễn ra một thực tế: có sự giao lưu, ảnh hưởng của văn học nước ngoài. Những nền văn học lớn như văn học Trung Quốc, văn học Pháp, văn học Nga đã có mặt và tác động nhiều đến quá trình phát triển của văn học Việt Nam. Đặc biệt, trong hoàn cảnh lịch sử vì thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng một xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, quan hệ và ảnh hưởng của văn học Xô Viết với văn học Việt Nam là sự ảnh hưởng, tiếp nhận mang tính chủ động tích cực như “một cần thiết lịch sử” và là “một ưu tiên hàng đầu”. Nền văn học ấy cũng đã ảnh hưởng to lớn tới việc phát triển văn học Việt Nam hiện đại trên con đường lịch sử cùng mục tiêu chung là giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (XHCN). Do đó, việc nghiên cứu về mối quan hệ, giao lưu giữa văn học Việt Nam với văn học Nga - XôViết là điều cần thiết. 1.3 Chu Văn và Sôlôkhôp là hai nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học hai dân tộc. Các sáng tác của họ đều đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, nhạy cảm của thời cuộc như số phận con người trong những hoàn cảnh gay cấn, phức tạp, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong và sau chiến tranh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. Qua tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của Chu Văn và Sôlôkhốp, đặc biệt là qua hai tiểu thuyết Bão biển và Đất vỡ hoang, chúng tôi thấy có sự gặp gỡ về tư tưởng giữa hai tác giả trong quá trình sáng tác. Đây là hai tác phẩm văn học mặc dù không có những ảnh hưởng quan hệ trực tiếp nhưng chúng có nhiều nét tương đồng về loại hình do đặc điểm lịch sử - xã hội giống nhau tác động. Trải qua thời gian thử thách nhưng đọc lại hai tác phẩm, độc giả vẫn trân trọng và đánh giá cao tài năng của hai tác giả và giá trị của tác phẩm. Đó là những sáng tạo của những ngòi bút hiện thực mang tính sử thi vừa mang những giá trị dân tộc đặc thù vừa mang giá trị phổ quát của một thời kỳ lịch sử quan trọng của hai dân tộc. Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm ra những giá trị riêng và chung của hai tác phẩm, đồng thời góp phần khẳng định quy luật phát triển chung của văn học . 1.4. Mặc dù đã có nhiều bài viết nghiên cứu đánh giá về tài năng của hai tác giả và giá trị của hai tác phẩm song chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về Bão biển và Đất vỡ hoang dưới góc nhìn của văn học so sánh. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc đánh giá toàn vẹn về giá trị của hai tác phẩm. Từ đó, chúng tôi hy vọng, luận văn sẽ có ý nghĩa nhất định về lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học. 1.5 Chu Văn và Sôlôkhôp là hai tác giả đều được đưa vào chương trình giảng dạy của khoa học giáo dục Việt Nam. Trong các giáo trình giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại và chương trình văn học Việt Nam ở bậc phổ thông, Chu Văn đều được đánh giá cao với tư cách là một nhà văn tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Sôlôkhôp là tác giả từ lâu đã được giới thiệu và tìm hiểu khá chi tiết trong chương trình văn học nước ngoài bậc trung học phổ thông (nay cụ thể ở sách giáo khoa văn học nước ngoài lớp 12 hiện hành) và tìm hiểu sâu hơn ở chương trình đào tạo một số nghành khoa học xã hội nhân văn, cử nhân sư phạm văn. Từ thực tế giảng dạy về hai tác giả và tác phẩm của họ, dựa trên gợi ý của các tác giả đi trước, với mong muốn được khám phá sâu sắc hơn vẻ đẹp vẻ đẹp của văn chương giúp cho người giáo viên tự trau dồi kiến thức chuyên môn trong quá trình giảng dạy văn học, chúng tôi chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật của Bão biển (Chu Văn) trong so sánh với Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp ” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Bão biển là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Chu Văn và là một thành công trong tiểu thuyết dài của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tác phẩm đã có nhiều đóng góp về nội dung nghệ thuật và tư tưởng cho lịch sử phát triển của văn học nước ta. Song hành cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc, Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp đã đến với bạn đọc Việt Nam từ những năm 1959 – 1962. Sự gần gũi giữa Đất vỡ hoang và Bão biển về nhiều mặt cho phép chúng ta đặt ra vấn đề về mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng giữa hai nền văn học Xô -Việt nói chung và giữa hai tác giả, tác phẩm nói riêng. Nghiên cứu về tài năng của hai tác giả Sôlôkhôp, Chu Văn cùng hai tác phẩm Đất vỡ hoang và Bão biển đã có những ý kiến đánh giá, bài viết của các nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi quan tâm đến những ý kiến sau: 2.1. Tác phẩm “Bão biển” của Chu Văn 2.1.1. Giá trị của tác phẩm Bão biển Tiểu thuyết Bão biển của Chu Văn vừa mới ra đời (1969) đã thu hút ngay được sự chú ý của đông đảo bạn đọc và sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ,phê bình văn học. Phan Cự Đệ đánh giá: “Bão biển không những là một cuốn tiểu thuyết có giá trị nhận thức tốt mà còn nâng cao được tư tưởng tình cảm cho bạn đọc”… Đó là “một tác phẩm giàu chất sống và tính chiến đấu”. Ý kiến đó được thể hiện rõ trong bài viết Một tác phẩm giàu chất sống và tính chiến đấu, tháng 5/1970 [10,620] Qua gần chín trăm trang tiểu thuyết, Chu Văn đã dẫn người đọc về một thực tế đầy sóng gió của cuộc đấu tranh giai cấp ở một vùng nông thôn công giáo. Hà Minh Đức với bài Bão biển – một thành công của Chu Văn trên báo văn nghệ tháng 5/1970 đã nhận xét: “Với Bão biển, Chu Văn đã tiến một bước dài trong quá trình sáng tác. Vốn sống phong phú qua những năm tháng lăn lộn trong thực tế công tác cộng với sự hiểu biết và trình độ chính trị của một cán bộ lãnh đạo ở địa phương đã góp phần quyết định giá trị tác phẩm. Bão biển đặt ra nhiều vấn đề lý thú và cung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. cấp nhiều kinh nghiệm. Có thể xem đây là một thành công trong tiểu thuyết dài từ sau cách mạng” [32,tr687] Trên tạp chí văn học số 6-1970, Xuân Trường đánh giá Bão biển là “hiện tượng văn học thật lý thú” [34,tr22]. “Với Bão biển Chu Văn đã đóng góp cho nền tiểu thuyết xã hội chủ nghĩa của ta một tác phẩm có giá trị” [34tr29]. Trong tạp chí văn học số 1/1971, Trần Trọng Đăng Đàn có bài Một vài vấn đề lý luận nảy ra, nhân đọc Bão biển, tác giả viết :“Tiểu thuyết Bão biển đặt ra khá nhiều vấn đề lý luận [7,tr94]. Chu Văn đã thu được nhiều thành công lớn trong việc phản ánh hiện thực xã hội ta ngày nay”. [7,tr111] Nhân lần in thứ hai tiểu thuyết Bão biển (1978), Lữ Huy Nguyên viết bài Mười năm tác phẩm Bão biển( sau in trong cuốn “Ấn tượng văn chương” NXB VH, 2004) :“Bão biển đã đánh một cái mốc quan trọng trong sự phát triển của tiểu thuyết ta trong những năm gần đây” ... “Những ý kiến đánh giá phần thành công và mặt hạn chế của tác phẩm Bão biển có khía cạnh và mức độ khác nhau, nhưng tựu chung đều khẳng định đó là một tác phẩm tốt, gây được dư luận sôi nổi và được đón nhận ngay từ lúc mới ra đời [28,tr18]) ...Chu Văn “ đã thu được nhiều thành công trong quá trình sáng tạo nhằm phản ánh hiện thực xã hội ta ngày nay bằng hình tượng nghệ thuật sinh động có tiếng vang nhanh chóng và sức cuốn hút mạnh mẽ.” [28,tr 187] Phong Lê là người chuyên tâm và có nhiều cống hiến lớn với việc nghiên cứu, đánh giá tác gia văn xuôi hiện đại trong đó có Chu Văn. Trong bài Chu Văn ,tác giả Bão biển( viết năm 1985-1999), ông nhận xét: “ Đó là cuốn tiểu thuyết thuộc trong số không nhiều cuốn đạt một chiều sâu đáng kể trong phản ánh hiện thực-hiện thực một vùng đất ,với tất cả những gì cấu thành màu sắc riêng, đặc thù riêng của nó , cũng đồng thời là hiện thực nông thôn Việt Nam , trong một chuyển động lớn lao và dự dội của lịch sử”.[18,tr 369]... “Tác phẩm không dừng lại ở một bức tranh , mà là một bức tranh có hồn, có sức lôi cuốn con người nhập cuộc . Đâu phải cuốn sách chỉ cho ta biết, mà còn cho ta sống với nó, để từ sự sống mà chiêm nghiệm biết bao lẽ đời và tình người”.[18,tr371] Vũ Quốc Anh, trên tạp chí văn học số 3 (1990) có bài viết “Tiểu thuyết Bão biển của Chu Văn” . Tác giả đánh giá: “Nếu chỉ xét riêng về mảng đề tài nông thôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nó là tác phẩm có giá trị” [1,tr68] .“Bằng vốn sống và sự am hiểu nhiều mặt, Chu Văn có nhiều trang viết hết sức sinh động và đặc sắc về sinh hoạt tôn giáo, về nhà thờ, về bộ mặt thực của những tên quỷ dữ giả danh chúa từ những tư liệu đáng tin cậy…”. “Bão biển được coi là có nhiều thành công, không chỉ ở giá trị nhận thức mà còn ở sức hấp dẫn của nghệ thuật viết tiểu thuyết” [1,tr69]. Như vậy, qua một số ý kiến, nhận định nêu trên, các tác giả đã phát hiện và khẳng định giá trị của tác phẩm trong giai đoạn lịch sử văn học cùng vai trò của tác giả. Đánh giá chung, Bão biển là tiểu thuyết có những đóng góp có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật. Đó cũng là tác phẩm có giá trị thẩm mĩ cao và có đóng góp lớn cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. 2.1.2. Về phương diện đề tài Đề tài của tác phẩm văn học là phương diện nội dung được quan tâm hàng đầu và có ý nghĩa quan trọng khi sáng tác cũng như nghiên cứu, khám phá giá trị tác phẩm. Tìm hiểu các bài viết về tác phẩm Bão biển, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều gặp nhau ở một điểm chung khi nhận xét về đề tài trọng tâm của tác phẩm: Vạch trần bộ mặt phi nghĩa của bọn phản động chống phá cách mạng và phản ánh công cuộc xây dựng nông thôn mới trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. “Chu Văn đã phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp gay go, căng thẳng, đầy tính chất phức tạp của một vùng nông thôn công giáo miền biển trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”… Đọc tác phẩm, “ta có cảm tưởng như vừa tắm mình ở một dòng sông cuồn cuộn đầy sức sống, một cuộc sống phong phú và nhiều mặt, đa dạng và phức tạp với những mâu thuẫn, những xung đột dữ dội, quyết liệt với những biến cố dồn dập, những sự kiện mang hơi thở nóng hổi của cuộc đời”. [10,tr726] Hà Minh Đức cũng nhận xét: “Qua gần chín trăm trang tiểu thuyết, Chu Văn đã dẫn người đọc về một thực tế đầy sóng gió của cuộc đấu tranh giai cấp ở một vùng nông thôn công giáo toàn tòng … Viết Bão biển Chu Văn đã chọn đề tài hấp dẫn và phức tạp, đòi hỏi người cầm bút vượt qua nhiều thử thách về quan điểm nhận thức và vốn sống để phát hiện được bản chất của những mối quan hệ luôn bị lẫn lộn, ngụy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. trang dưới những bức màn bí ẩn, phân tích, đánh giá một cách sáng tỏ triệt để mọi hiện tượng phức tạp. Trên những nét lớn, Chu Văn đã làm được điều đó”. [32,tr674] “Bão biển thu hút ngay được sự chú ý của bạn đọc vì nó đi thẳng vào những vấn đề phức tạp của đời sống ngày nay thông qua những việc, những người, nhiều vẻ, nhiều mặt, mà tác giả rất quen thuộc ở một địa phương. Chu Văn trình bày một bức tranh xù xì, gai góc của cuộc đấu tranh ở một xã công giáo vùng ven biển tiến lên chủ nghĩa xã hội” [34,tr22]. Trần Trọng Đăng Đàn trong bài Một vài vấn đề lý luận nảy ra nhân đọc Bão biển (TCVH số 1/1971) nhận định: Tác phẩm đã “phản ánh hiện thực xã hội chủ nghĩa với những góc cạnh của nó” [7,tr94] ….. “Qua Bão biển, ta thấy Chu Văn vừa phác họa ra bức tranh chung của xã hội miền Bắc hồi 1960 – 1962, một xã hội đang trên đà tiến lên mạnh mẽ, vừa chú ý khá đầy đủ đến những nét đặc thù của vùng nông thôn công giáo mà anh đã lấy làm không gian cụ thể cho tác phẩm”. (tr97) “Trong Bão biển, cuộc đấu tranh giữa cái mới, cái tốt, cái anh hùng với cái cũ, cái xấu, cái lạc hậu cũng được miêu tả khá sâu sắc” [7,tr99]. Với những ý kiến đánh giá tiêu biểu trên, chúng tôi nhận thấy đề tài hợp tác hóa nông nghiệp và đề tài xây dựng cuộc sống mới, con người mới là yếu tố cơ bản làm nên giá trị nội dung cơ bản của tác phẩm. Nghiên cứu hai nội dung lớn này chúng ta sẽ thấy rõ hơn chiều sâu của tác phẩm. 2.1.3. Cốt truyện của tiểu thuyết Bão biển Cuộc sống trong tiểu thuyết bao giờ cùng là một cuộc sống toàn diện, phong phú và nhiều mặt. Với vốn sống khá phong phú, cuộc sống đã được Chu Văn phản ánh với tất cả màu sắc thẩm mĩ đa dạng của nó. “Nói đến thành công của Bão biển chúng ta không thể không nói đến nghệ thuật xử lý mối quan hệ giữa các tuyến nhân vật và tuyến sự kiện trong tiểu thuyết của Chu Văn”.[10,tr731]. Tác phẩm được xây dựng “với một khối lượng nhân vật đông đảo, sự kiện chống chất, nhiều chủ đề, nhiều tuyến cốt truyện”…. “Câu chuyện hấp dẫn nối tiếp nhau” [10,tr 735] Tác phẩm được kết cấu bởi hai tập với những sự kiện xoay quanh chủ đề lớn của tác phẩm. “Tập I có nhiều xung đột, nhiều tình huống căng thẳng …. Sức lôi cuốn của mạch truyện không phải chỉ ở tính chất ly kỳ của xung đột và tình huống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. mà chủ yếu là ở sự va chạm của những xung đột bộc lộ khi âm thầm, khi quyết liệt … Ở tập II, Chu Văn nhiệt tình khi miêu tả những hoạt động của quần chúng trên mặt trận sản xuất và xây dựng cuộc sống mới tạo được không khí và tránh cho câu chuyện khỏi rơi vào kể lể hoặc tường thuật một cách tẻ nhạt [32,tr 677, 678 ]. Tác giả Xuân Trường viết: “Sự kiện phong phú trong tiểu thuyết là một ưu điểm”[ 32,tr28 ]. Trần Trọng Đăng Đàn trên TCVH số 1/1971 cho rằng: “Bão biển là một cuốn tiểu thuyết đậm tính chất lịch sử xã hội, do đó vai trò của sự kiện xã hội, sự kiện lịch sử tất yếu phải được đề cập đến. Những sự kiện mà Chu Văn đưa vào Bão biển, về căn bản là những sự kiện cần đưa vào tiểu thuyết… Sự kiện trong Bão biển nhìn chung không phải là những sự kiện riêng lẻ tách ra khỏi cái khung chung chung của tác phẩm. Nó đã được nhà văn chọn lọc, tổng hợp, khái quát và điển hình hóa – nó là sự kiện của tiểu thuyết” . [7,tr105 – 106]. Chu Văn đã tái hiện trước mắt người đọc cả một vùng nông thôn công giáo đầy những thế lực phản động và những tàn tích hủ tục. “Thành công lớn nhất của Chu Văn là đã chuyển hóa được những mâu thuẫn có thực hết sức gay gắt trong đời sống xã hội ở một địa bàn mà anh có được vốn hiểu biết hết sức phong phú thành những xung đột văn học gay gắt và đầy kịch tính vào tác phẩm của mình”. Đó là đánh giá của Vũ Quốc Anh trong bài “Tiểu thuyết Bão biển của Chu Văn đăng trên tạp chí văn học số 3/1990. Bên cạnh những ý kiến đánh giá về sự thành công trong việc xây dựng cốt truyện Bão biển là một số ý kiến về hạn chế trong tác phẩm như: có một số chi tiết rườm rà, sự kiện giải quyết chưa tự nhiên có bàn tay sắp đặt của tác giả, một số chương sự kiện chưa thật gắn với tính cách. Tuy nhiên, những hạn chế đó không làm giảm sút nhiều đến sức sống của tác phẩm. Từ những đánh giá trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều công nhận Bão biển là tác phẩm có cốt truyện được xây dựng gắn với nhiều tuyến sự kiện, nhiều tuyến nhân vật, các sự kiện tạo nên cốt truyện đều ít nhiều liên quan đến lịch sử - xã hội – những sự kiện mang tính cộng đồng. Những mâu thuẫn xung đột là cơ sở để tác giả làm đầy tác phẩm qua việc tái hiện cuộc sống trong các chi tiết, hình ảnh, số phận, tính cách nhân vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 2.1.4. Nhân vật trong tiểu thuyết Bão biển Thế giới nhân vật trong Bão biển của Chu Văn đã được các nhà nghiên cứu dành cho nhiều trang viết. “Bão biển đã xây dựng được nhiều nhân vật có bản sắc” (Hà Minh Đức). Ngòi bút sắc sảo của tác giả đã “xây dựng được những nhân vật điển hình có số phận và tính cách riêng” (Phan Cự Đệ). Đó là một trong những thành công lớn của tác giả. Lữ Huy Nguyên trong bài Trao đổi ý kiến về tiểu thuyết Bão biển đã nhận xét : “Tác giả đã cho ngươì đọc thấy được đời sống thực của một vùng công giáo với những mâu thuẫn, nhiều khi rất dữ dội,với những con người mang bản chất khác nhau ,một thế giới nhân vật đa dạng và phức tạp...Nhìn về toàn cục, trong tiểu thuyết Bão biển các nhân vật được xây dựng có sức sống nội tại ,có cá tính không thể trộn lẫn được...và nói chung có nhiều màu sắc Việt Nam.”[27,tr13] “Chu Văn có khả năng nhập thân vào nhiều loại nhân vật khác nhau và rất thuộc ngôn ngữ quần chúng. Ngoài hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện, tác giả đã xây dựng được những nhân vật trung gian có chiều sâu nội tâm, những nhân vật phụ cũng có những nét điển hình hấp dẫn” [10,tr733] “Các nhân vật phản diện của Chu Văn hiện lên khá sắc sảo, có cá tính, có góc cạnh, có bản chất giai cấp rõ rệt …Đối diện với bọn phản động đội lốt thầy tu là hình ảnh nhân vật chính diện, khỏe, giàu chất lý tưởng nhưng không đơn giản” [10,tr731, 732 ]. Có thể nói, dưới ngòi bút của Chu Văn, các nhân vật hiện lên khá sinh động. “Chu Văn dẫn dắt câu chuyện hấp dẫn, thể hiện các nhân vật với một thái độ yêu, ghét rõ ràng. Đối với kẻ xấu, tác giả vào tận sào huyệt của chúng, bóc trần những thủ đoạn bóc lột dã man… Điều đáng quý trong Bão biển là Chu Văn có nhiều thành công trong xây dựng điển hình cán bộ. Tiêu biểu là nhân vật Tiệp” [34,tr26- 27]. Đứng về ý nghĩa chính trị và ý nghĩa nghệ thuật, ngòi bút Chu Văn đã “đánh trúng đích” khi xây dựng thế giới nhân vật trong Bão biển”. Tập hợp ý kiến từ các bài viết của Xuân Trường (TCVH số 6/1970), Trần Trọng Đăng Đàn (TCVH số 1/1971), Lữ Huy Nguyên - Ấn tượng văn chương (1978),Vũ Quốc Anh (TCVH số 3-1990, Phong Lê (Chu Văn -tác giả Bão biển in Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. trong cuốn “Một số gương mặt văn chương –học thuật Việt Nam hiện đại” ,NXBGD,2001), chúng tôi thấy các tác giả đều khẳng định: Trong tiểu thuyết Bão biển các nhân vật được xây dựng có sức sống nội tại, có cá tính không trộn lẫn và có màu sắc Việt Nam. Những hạn chế về mặt này mặt kia của Chu Văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật là điều không tránh khỏi nhưng Chu Văn đã đem lại cho người đọc hứng thú, những suy nghĩ, cảm xúc bổ ích. Sự gắn bó với đời sống, sự quyết tâm đi theo con đường văn học của Đảng, dũng cảm đi vào những vấn đề khúc mắc của đời sống mà cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đặt ra, tác giả đã cho người đọc thấy được đời sống thực của một vùng công giáo với nhiều mâu thuẫn. Nhân vật phản động, nhân vật cách mạng, nhân vật quần chúng đã được ghi lại dưới con mắt của một nhà văn vốn là cán bộ tuyên huấn dân vận. Điều đó cũng lý giải tại sao Bão biển lại hấp dẫn bạn đọc đến vậy. 2.2. Tác phẩm Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp Trải qua bao sóng gió, nhiều tác phẩm của Sôlôkhôp ngày càng sáng giá và được bạn đọc khắp thế giới yêu thích. Có thể nói trong đời riêng cũng như trong sáng tác, Sôlôkhôp đã thể hiện một bản lĩnh kiên cường, tinh thần cộng sản dũng cảm, nhân cách và văn hóa lớn. Trong đó Sông Đông êm đềm và Đất vỡ hoang có thể coi là hai tác phẩm kinh điển minh chứng cho điều đó. Ngay từ khi tác phẩm mới ra đời, ở Liên Xô đã có nhiều bài nghiên cứu về Đất vỡ hoang. Song do hạn chế về ngoại ngữ, người viết không tham khảo được trực tiếp tất cả các tài liệu nghiên cứu mà chỉ tiếp cận được những tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt và chủ yếu là tiếp thu ý kiến của các tác giả Việt Nam. Xét tác phẩm trong mối tương quan với tác phẩm Bão biển của Chu Văn, chúng tôi quan tâm các ý kiến sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 2.2.1. Giá trị của tác phẩm Đất vỡ hoang Ra đời trong bối cảnh lịch sử quê hương nhà văn cũng như trên toàn nông thôn Liên Xô diễn ra phong trào tập thể hóa nông nghiệp, với tác giả sáng tác Đất vỡ hoang chính là hành động tham gia cách tích cực vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trước những khó khăn của công cuộc cách mạng, xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhà văn đã viết tác phẩm với ý thức “Cần phải tiếp sức cho cách mạng vượt qua mọi trở ngại tiến lên, cần phải tiếp sức cho con người trong cuộc đời đấu tranh gay go, quyết liệt này”. Quả thực tác phẩm đã làm được điều ấy. Báo sự thật, cơ quan ngôn luận của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã xác nhận thành công của nhà văn qua lời nhận xét về tác phẩm trong số báo ngày 3/3/1933:“Cuốn tiểu thuyết của Sôlôkhôp có thể xem như là một cuốn sách giáo khoa đặc biệt về nông thôn”. Thành công ấy được thể hiện ở sự đón đọc nồng nhiệt của quần chúng. Họ đọc tác phẩm một cách say mê ở mọi nơi, mọi lúc. Đất vỡ hoang đến với bạn đọc Việt Nam vào những năm 1959 – 1962 và cũng được đón nhận nồng nhiệt. Giá trị của tác phẩm được Nguyễn Duy Bính nhấn mạnh trong lời giới thiệu bản dịch của tiểu thuyết :“Đất vỡ hoang tuy phản ánh một khoảnh khắc của lịch ở một thôn vùng Sông Đông mà đã vượt qua được thử thách của thời gian và sự sàng lọc của lịch sử để trở thành tài sản tinh thần chung của nền văn hóa XHCN”. [33,tr9]. Qua tác phẩm, Sôlôkhôp đã thể hiện là một nhà tư tưởng sâu sắc, một nghệ sĩ lớn, ông không minh họa các biến cố lịch sử. Trong giáo trình lịch sử văn học Nga NXB GD 1998, các tác giả khẳng định: “Tiếp theo Sông Đông êm đềm, tiểu thuyết Đất vỡ hoang đem lại nhiều phát hiện táo bạo và quan trọng về thời đại và con người, tính nhân đạo và chủ nghĩa cộng sản, về vấn đề tình yêu và đạo đức của con người mới, về nghệ thuật điển hình và nghệ thuật tâm lý …” [5,tr832]. Với những gì Đất vỡ hoang đã đem đến cho độc giả đương thời, tác giả đã không phụ lòng tác giả, đã thể hiện được điều Sôlôkhôp hằng mơ ước “tôi mong muốn những cuốn sách của mình giúp được cho con người trở nên tốt hơn, tâm hồn họ trong sáng hơn, khơi dậy được tình yêu thương đối với con người, khát vọng chiến đấu tích cực vì lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa, vì sự tiến bộ của nhân loại ”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 2.2.2. Đề tài của tác phẩm Đất vỡ hoang Tâm hồn nhạy cảm, kính Đảng của người nghệ sĩ đã thôi thúc nhà văn đến với sự kiện của phong trào cách mạng tập thể hóa nông nghiệp bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là động lực thôi thúc Sôlôkhôp đi tới nhiều vùng thăm nhiều nông trang tập thể, tìm hiểu những sự việc, những con người …”Để phản ánh bước ngoặt lịch sử khi những người nông dân cá thể, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, dứt khoát từ bỏ chế độ tư hữu cùng nhau xây dựng nông trang tập thể”. [39,tr25] . “Từ những trang sách hiện lên sự thật phong phú đa dạng, đầy mâu thuẫn rất phức tạp….Nhưng đó là sự thật lịch sử đang vận động tiến lên, không gì cản lại được sự thật của những nỗi đau vĩ đại và chủ nghĩa anh hùng cao đẹp, từ đó đang nảy sinh cái mới cộng sản chủ nghĩa đầy hứa hẹn tươi sáng”. [39,tr6] Với quy mô sử thi rộng lớn bao quát toàn diện đời sống của nhân dân, tác giả khắc họa những mâu thuẫn biến chuyển của thời đại cùng thế giới tâm hồn phong phú của con người Xô Viết những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2.2.3. Cốt truyện của tác phẩm Đất vỡ hoang Tuy hai tập của tác phẩm ra đời cách nhau hơn 20 năm nhưng ngày nay đọc tập 1 và tập 2 liền mạch, độc giả khó biết được điều ấy. Tác phẩm có sự hoàn chỉnh thống nhất chung song mỗi tập cũng có nét đặc sắc riêng. Mặc dù vậy, “tính nhân dân đã đem lại sự đổi mới với nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Đất vỡ hoang…Cơ sở của cốt truyện là những biến cố có ý nghĩa lịch sử to lớn và những chuyển biến cách mạng trong đời sống nhân dân. Đó là những nét tạo nên âm hưởng sử thi quán xuyến trong cả hai tập của Đất vỡ hoang” [5,tr 832]. Đồng thời ,những mối xung đột căng thẳng được coi là cơ sở cho cốt truyện phát triển. Ở tập 1, “chất sử thi trong việc khắc họa đời sống ở nông thôn kết hợp với việc triển khai mối xung đột cũng thẳng và quyết liệt” [5,tr32]. Song “Nếu như ở tập 1 dồn dập những sự kiện bề bộn sôi động của những ngày đầu thành lập nông trang, nổi bật lên những biến đổi xã hội, những sự kiện chính trị thì sang tập 2 dòng tự sự chậm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. lại, đi sâu vào khám phá ngóc ngách của lòng người, những vấn đề xã hội hiện ra qua những lời tâm sự âm hưởng trữ tình nổi bật lên” [39,tr28] Như vậy với những sáng tạo của Sôlôkhôp, cốt truyện Đất vỡ hoang đã đem lại sự hấp dẫn và vị trí riêng khác biệt với tiểu thuyết của Liên Xô và phương Tây thế kỷ X 2.2.4. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Đất vỡ hoang Với một số lượng nhân vật khá nhiều, Đất vỡ hoang đã xây dựng một thế giới nhân vật mang hơi thở của thời đại. “Bước vào tập thể hóa nông nghiệp ấp Grêmiatri đã lồng lộn như con ngựa bất kham nó chỉ vừa ra khỏi nội chiến chưa được bao lâu, kẻ thù tuy thất bại thảm hại vẫn chưa cam chịu bó tay, nhiều người dân Côzăc lầm lạc còn nhớ những bài học nóng hổi nhưng vẫn chưa thật dứt khoát đi với chính quyền Xô Viết, biết bao nhiêu thành kiến, thói tục lỗi thời đang đè nặng lên người nông dân …Những con người mới cũng đã xuất hiện, nhưng họ còn quá ít. Hơn nữa tuy đã được rèn luyện qua thực tiễn chiến đấu nhưng mỗi người vấn có những chỗ non yếu của mình và trước mặt họ là những công việc hoàn toàn mới” [39,tr6-7]. Trong tác phẩm, “Đavưnôp, Nagunôp, Anđrây đều trưởng thành về ý thức, đạo đức và trở thành những người con anh hùng của nhân dân. Ba hình tượng này cũng cho thấy sự phát triển mới của tài năng Sôlôkhôp và những cống hiến quan trọng của tác giả đối với việc sáng tạo điển hình con người mới xã hội chủ nghĩa” [5,tr838]. Tác giả giáo trình cũng khẳng định: “Trong Đất vỡ hoang do chiều sâu về tư tưởng và sức hấp dẫn về nghệ thuật, những điển hình con người mới có thể nói đã trở thành những kết tinh về ý thức và thẩm mĩ của cả một thời đại”[ 5,tr 838]. Như vậy, qua các nhận xét trên, chúng ta nhận thấy Sôlôkhôp đã thành công trong việc xây dựng thế giới nhân vật trong tác phẩm. Đó là những con người giữa cuộc đời mang âm hưởng sử thi và sắc màu của cuộc sống. Những đánh giá trên là cơ sở để chúng ta khám phá sự phong phú của thế giới nhân vật trong tác phẩm. Trong khi xem xét các tư liệu, chúng tôi thấy có một số ý kiến đã quan tâm đến việc so sánh giữa hai tác phẩm Bão biển và Đất vỡ hoang. Có thể kể đến là bài “Bão biển – một thành công của Chu Văn” của Hà Minh Đức đăng trên báo văn nghệ 5/1970, (sau in trong tuyển tập Hà Minh Đức, NXB GD 2004) đã có sự liên hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. đạt ngang về tính cách nhân vật Tiệp và Nagunôp.“Ở nhân vật này có đôi nét giống với Nagunôp trong Đất vỡ hoang nhưng Tiệp mang bản lĩnh và sắc thái dân tộc rõ nét” [32,tr679]. Bên cạnh đó, trong bài Chu Văn,tác giả Bão biển(viết năm 1985-1999), nhận xét về một số nhân vật trong đó có bõ Sức,Ba Bơ, tác giả viết :” Một bõ Sức sống dơ dáy, khùng điên mà có lúc tỉnh táo và chỉ nhờ vào phút đó mà hiểu ra sự đời!Một Ba Bơ nghễnh ngãng ,chỉ thấp thoáng đâu đó mà ta còn nhớ ,với cái hài hước có dạng của Suca trong Đất vỡ hoang”.[18,tr 370] Mặc dù, hai nhận xét trên đây chỉ là sơ lược, mới dừng lại ở nêu vấn đề nhưng đây chính là những gợi ý quý báu cho chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. Tóm lại, về hai tác phẩm Bão biển và Đất vỡ hoang, các nhà nghiên cứu lý luận và phê bình văn học đã có những đánh giá cao về tài năng của tác giả và giá trị nội dung, nghệ thuật ở các phương diện cụ thể như: Đề tài, cốt truyện, thế giới nhân vật. Song những bài viết đó đều dừng lại ở mức độ khái quát về nội dung tư tưởng hoặc bước đầu đề cập đến nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm. Đặc điểm thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Bão biển và đặc biệt “thế giới nghệ thuật trong Bão biển của Chu Văn trong so sánh với Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp” vẫn còn là khoảng trống tạo cơ hội cho chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu. Từ những ý kiến đánh giá của những người đi trước, chúng tôi tìm thấy những chỉ dẫn tích cực để lựa chọn, khai thác vào nghiên cứu đề tài. Tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần đưa đến cái nhìn toàn vẹn để khẳng định giá trị của tiểu thuyết Bão biển. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bão biển của Chu Văn”. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ mở rộng so sánh với tác phẩm “Đất vỡ hoang” của Sôlôkhôp. Về tác phẩm Bão biển, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên văn bản của NXB Hội nhà văn, 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. Về tác phẩm Đất vỡ hoang, chúng tôi sử dụng văn bản dịch từ tiếng Nga do NXB VH xuất bản năm 2005, dịch giả Vũ Trần Thủ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học bao gồm nhiều yếu tố như đề tài, cốt truyện, nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ ,giọng điệu...Trong khuôn khổ đề tài này, luận văn tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Bão biển (Chu Văn) ở ba phương diện là đề tài, cốt truyện và thế giới nhân vật trong sự so sánh với tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp. Những yếu tố khác được xem như những tương hỗ cho ba vấn đề trên. 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong Bão biển của Chu Văn ( trong so sánh với Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp)”, chúng tôi xác định nhiệm vụ trọng tâm tương ứng với việc thực hiện ba chương của luận văn là: - Đề tài của tiểu thuyết Bão biển (Chu Văn) và Đất vỡ hoang(Sôlôkhôp). - Cốt truyện trong Bão biển (Chu Văn) và Đất vỡ hoang(Sôlôkhôp). - Thế giới nhân vật trong Bão biển (Chu Văn) và Đất vỡ hoang (Sôlôkhốp). Nếu giải quyết tốt các nhiệm vụ trên, luận văn sẽ góp thêm tiếng nói cụ thể hơn trong việc khám phá giá trị của Bão biển (Chu Văn) và trở thành tư liệu trong việc tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm dưới góc độ thi pháp học trong nghiên cứu và giảng dạy tác giả ,tác phẩm . 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: 5.1 Phương pháp lịch sử Với tư cách phương pháp luận, phương pháp này kết hợp bình diện lý luận và lịch sử vấn đề. 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Luận án sử dụng phương pháp này để phân tích cụ thể đối tượng nghiên cứu và khái quát các nét tương đồng và khác biệt về loại hình khi so sánh hai tác phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 5.3. Phương pháp so sánh loại hình Phương pháp này nhằm tiến hành so sánh hai tác phẩm Bão biển và Đất vỡ hoang trên một số cấp độ và bình diện cụ thể, để từ đó chỉ ra những nét tương đồng mang tính phổ quát và cả những nét mang tính đặc thù của hai tác phẩm. 5.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Áp dụng phương pháp này, luận văn sẽ tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm dưới góc nhìn của thi pháp học . Ngoài ra để thực hiện đề tài, chúng tôi còn sử dụng các thao tác: Khảo sát văn bản nghệ thuật, thống kê tư liệu, xử lý tư liệu. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Thực hiện nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn hi vọng sẽ thâm nhập sâu hơn vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm Bão biển. Từ đó khẳng định cá tính sáng tạo và đóng góp của Chu Văn trong tiến trình phát triển của văn học nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. 6.2 Đồng thời, luận văn góp phần chứng minh tính quy luật trong việc phản ánh hiện thực khách quan của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa . 6.3 Qua kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ chứng minh hiệu quả tích cực của quan hệ, giao lưu văn hoá, văn học giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô. 6.4 Kết quả của luận văn ít nhiều sẽ góp phần gợi mở một hướng tiếp cận tác phẩm văn học. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho học sinh, sinh viên và giáo viên trong quá trình học tập,nghiên cứu và giảng dạy hai tác giả và tác phẩm của họ. 7. Cấu trúc của luận Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1- Đề tài của tiểu thuyết Bão biển (Chu Văn) và Đất vỡ hoang (Sôlôkhôp) Chương 2-Cốt truyện trong Bão biển (Chu Văn)và Đất vỡ hoang (Sôlôkhôp) Chương 3 -Thế giới nhân vật trong Bão biển (Chu Văn)và Đất vỡ hoang(Sôlôkhôp) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. NỘI DUNG CHƢƠNG 1- ĐỀ TÀI CỦA TIỂU THUYẾT “ BÃO BIỂN ” ( CHU VĂN ) VÀ “ ĐẤT VỠ HOANG ” ( SÔLỐ KHỐP ) 1.1. Chu Văn và Bão biển Chu Văn tên khai sinh là Nguyễn Văn Chữ, sinh ngày 22/12/1922 tại quê gốc xã Trực Hội, Huyện Thái Ninh ( nay là Đông Hưng ), Tỉnh Thái Bình trong một gia đình nhà Nho nghèo. Thuở nhỏ, Chu Văn sống ở quê. Ông sớm được học chữ Hán từ nhỏ. Cụ thân sinh của Chu Văn là nhà Nho nghèo, từng đi thi Hương nhưng không đỗ. 14 tuổi, Chu Văn mồ côi cha, gia đình túng thiếu, ông phải bỏ học, giúp mẹ làm ruộng. Mẹ ông vốn là con nhà Nho và giỏi chữ Hán – Nôm. Do đó, thời gian sống với mẹ, Chu Văn đã được tiếp nhận vốn Hán – Nôm khá phong phú và các tác phẩm Nôm kinh điển như: Truyện Kiều, Nhị độ mai, Tống Trân Cúc Hoa, Phan Trần… Đó cũng là ngọn nguồn nghệ thuật thắp sáng cho tài năng của Chu Văn về sau. Chu Văn cũng từng theo học chữ Hán ở một thầy đồ và học thêm chương trình trung học, đọc các sách báo tiếng Việt. Sau vài lần đến Hải Phòng, Nam Định tìm việc làm, được tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng tiến bộ, Chu Văn có cảm tình với cách mạng. Ông đã tìm đọc sách báo tiến bộ rồi trở về hoạt động Việt Minh ở địa phương. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia cướp chính quyền ở huyện nhà, sau đó phụ trách xã, làm cán bộ huyện, tỉnh với các hoạt động thanh niên, dân vận, địch vận, tuyên huấn ở Thái Bình và liên khu III. Từ năm 1950, ông phụ trách toà soạn báo Cứu quốc liên khu III. Từ 1957, Chu Văn chuyển về công tác ở Nam Định, là trưởng ty văn hoá Nam Định. Năm 1969, ông tình nguyện đi chiến trường B. Từ 1977 – 1979, ông là chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nam Ninh. Ông cũng là uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn khoá III. Trải qua bước đầu viết báo, viết kịch, làm thơ, từ năm 1955, Chu Văn đi thẳng vào văn xuôi với những truyện ngắn đầu tiên đăng tải trên các báo: Cứu quốc, Văn nghệ Những sáng tác tiêu biểu của Chu Văn có thể kể đến : Ai qua Phát Diệm - Truyện thơ; Cô gái làng Dương - Kịch ; các tập truyện ngắn: Cô lái đò sông Ninh, Ánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2