Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu sẽ đem lại cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về nội dung và nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn; từ đó góp phần tiếp tục khẳng định những đóng góp của nhà thơ Dương Thuấn đối với thơ ca dân tộc Tày và thơ hiện đại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHÙNG TRỌNG VĨNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHÙNG TRỌNG VĨNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn: TS. Lê Hồng My Thái Nguyên - Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Hồng My. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, mọi sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Phùng Trọng Vĩnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS: Lê Hồng My, người thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, ngày….tháng…. năm 2012 Tác giả Phùng Trọng Vĩnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4
- i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục ....................................................................................................................i Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................ii MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 NỘI DUNG .......................................................................................................... 12 Chương 1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN........................................................................ 12 1. “Khu vườn thiếu nhi” với những nhân vật gần gũi trẻ thơ .............................. 12 2. Không gian bản Hon và “Người xứ Mây” qua những khúc hát quê hương.............. 21 3. Không gian Trường Sa và những người lính biển qua “Mười bảy khúc đảo ca” .............................................................................................................. 42 4. Những miền đất mới và “người muôn phương” ............................................. 52 Chương 2. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH.................................................................. 56 1. “Chú bé bản Hon” với cái nhìn trong sáng tinh khôi ...................................... 56 2. “Chàng trai của núi” nặng tình với quê hương ............................................... 59 3. Anh - “Trái tim mang hình em/ Hiện thành câu thơ lấp lánh” ........................ 64 4. Người “Mơ ước một chân trời”- Một cái tôi nhiều khát vọng và trải nghiệm............ 70 Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC SẮC TRONG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ....... 76 1. Ngôn ngữ thơ Dương Thuấn mang đậm bản sắc Tày ..................................... 76 2. Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ........................................................................... 81 3. Kết cấu thơ độc đáo ....................................................................................... 83 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5
- ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung HN Hà Nội KHXH Khoa học xã hội NXB Nhà xuất bản VHTT Văn hóa thông tin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học các dân tộc thiểu số là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Những tác giả tiêu biểu như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Hoàng Văn Thụ, Nông Viết Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Vi Thị Kim Bình, Y Phương, Vi Thùy Linh.v.v...là những nhà thơ có nhiều sáng tạo, góp phần đưa nền văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hiện nay chúng ta đã có một đội ngũ những cây bút người dân tộc thiểu số vững vàng về tay nghề và có ý thức xây dựng thế giới nghệ thuật của mình, góp phần làm nở hoa kết trái cho nền văn học Việt Nam. 1.2. Trong số các tác giả văn học dân tộc thiểu số, Dương Thuấn là nhà thơ được nhiều độc giả biết đến. Sinh ra và lớn lên trên quê hương Bắc Kạn, tuổi thơ gắn liền với gió núi trăng ngàn, Dương Thuấn đã có một cuộc hành trình “từ bản Hon” đến với “muôn nơi”. Năm 1981, anh tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư Phạm Việt Bắc (nay là Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên). Sau một thời gian dạy học ở quê nhà, vốn “say” thơ Dương Thuấn đã dần chuyển sang sáng tác. Vừa miệt mài viết, anh vừa bền bỉ đọc và đi để làm giàu vốn sống và nguồn cảm hứng thơ. Với quãng thời gian 20 năm lao động nghệ thuật từ khi cầm bút đến nay, anh đã có 11 tập thơ (với số lượng khoảng tám trăm bài và hai trường ca), gồm: Cưỡi ngựa đi săn (viết cho thiếu nhi), năm 1991, Đi ngược mặt trời (1995), Bà lão và chích chòe (1997), Hát với sông Năng (2001), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với tuổi thơ (2005), Chia trứng công (2006), Soi bóng vào tôi (2009), Trường ca Mười bảy khúc đảo ca (2002); các tập thơ tiếng Tày: Lục pjạ hết lúa (1995); Slíp nhỉ tua khoăn (2002); Trăng Mã Pí Lèng (2002)...Anh đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng văn học. Trong những sáng tác đã xuất bản của anh, có những bài đã được phổ nhạc như: Đi tìm bóng núi, Tình ca bên suối, Lá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7
- 2 trầu, Khúc hát cao nguyên - Những ca khúc được nhiều người yêu mến. Thơ Dương Thuấn: “Hồn nhiên dẫn mọi người về tận nguồn cội của một đời sống thuần phác, giàu ân tình, giàu cốt cách của dân tộc anh, để mọi người cùng yêu cái anh yêu, cùng được tắm gội trên một vùng sông nước thật trong trẻo” (Nguyễn Khoa Điềm) [60; 4]. 1.3. Thơ Dương Thuấn được coi là một hiện tượng “lạ”, bởi anh có kiểu sáng tác rất riêng theo lối tự bạch, lời thơ thủ thỉ, tâm tình với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, đúng như có ý kiến đã từng đánh giá: “Thơ Dương Thuấn như rượu ủ men lá càng uống càng ngấm, càng để lâu càng dễ mềm môi người uống...” [26;32]. Dương Thuấn đã tiếp nối và mở mang con đường mà các thế hệ đi trước đã làm, góp phần khẳng định mạnh mẽ đời sống tinh thần phong phú, đẹp đẽ của dân tộc Tày trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thơ Dương Thuấn đã góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống của nền văn học dân tộc, đồng thời đưa nền văn học dân tộc phát triển ngày một phong phú, đa dạng hơn, đến được với bạn đọc không chỉ ở phạm vi trong nước mà cả ở nước ngoài. Chính vì vậy, thơ anh đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc trong và ngoài nước. Ở lĩnh vực nghiên cứu - phê bình văn học, cho đến nay đã có nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu khoa học (có cả những công trình chuyên sâu) về thơ anh. 1.4. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế những công trình nghiên cứu về thơ Dương Thuấn, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình chuyên biệt nào đi vào khảo sát, nghiên cứu toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Vì vậy, chúng tôi đi chọn triển khai đề tài “Thế giới nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn” với hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định những thành tựu thơ của Dương Thuấn trong thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam. Việc nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn” còn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu văn học ở địa bàn miền núi, nhất là địa phương Bắc Kạn. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tư liệu bổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8
- 3 ích đối với quá trình tìm hiểu văn học Bắc Kạn và văn học miền núi nói chung; đồng thời, bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào của bạn đọc gần xa đối với thơ Dương Thuấn - một nguồn suối trong mát của thơ ca Tày hiện đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Khái niệm “Thế giới nghệ thuật”. Khái niệm Thế giới nghệ thuật xuất hiện từ yêu cầu muốn tiếp cận tác phẩm văn học trong dạng chỉnh thể. Từ những góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu văn học đã phát biểu những quan niệm về Thế giới nghệ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu văn học. Nhà nghiên cứu Lý luận văn học Trần Đình Sử quan niệm: “Văn bản thơ không chỉ gồm những câu chữ, vần điệu, ngắt nhịp,... mà bao gồm cả thế giới hình tượng bên trong như một thế giới sống đặc thù” [48;6]. Nhà nghiên cứu văn học Lê Quang Hưng trong cuốn Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước 1945 có nêu: “Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một chỉnh thể thống nhất bào hàm các thành tố cấu trúc và các quy luật cấu trúc chung thể hiện quá trình cái tôi nhà thơ nội cảm hóa thế giới khách quan bằng tưởng tượng của mình. Một mặt thế giới nghệ thuật ấy gắn kiền với kinh nghiệm cá nhân, với phong cách sáng tác của bản thân nhà thơ, mặt khác nó phản ánh trình độ sáng tác của một giai đoạn lịch sử, một thời đại” [23; 9]. Trong chuyên đề Thế giới nghệ thuật của một nhà thơ trữ tình, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn có viết: “Xét đến cùng thế giới nghệ thuật của một nhà văn chính là một thế giới hình tượng hiện ra như một chỉnh thể sống động, chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ nào đó, được xây cất bằng vật liệu ngôn từ. Như vậy, thế giới nghệ thuật vừa là con đẻ, vừa là hiện thân của tư tưởng sáng tác. Đó không phải là một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, vừa vận động vừa phụ thuộc vừa phản ánh những biến chuyển trong tư tưởng của người nghệ sĩ” [45.11]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9
- 4 Khái niệm Thế giới nghệ thuật, được Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa là: “Khái niệm chỉ chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng, được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù là nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc xã hội riêng...chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [18; 201-202]. Như vậy, nhìn chung, về mặt lý luận, các khái niệm Thế giới nghệ thuật đã có đều chú trọng đến tính chỉnh thể trong sáng tác, coi trọng cấu trúc nội tại trong sáng tác của mỗi tác giả, tác phẩm. Thế giới nghệ thuật của mỗi thể loại văn học lại có các phương diện đặc thù. Ở thể loại tự sự (truyện ngắn, truyện vừa, truyện ngắn, sử thi, ngụ ngôn, tiểu thuyết..), các phương diện cơ bản làm nên thế giới nghệ thuật của tác giả (tác phẩm) là: Đề tài; Cốt truyện; Hệ thống nhân vật: Ngôn ngữ nghệ thuật...; Ở thể loại kịch (bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch tự sự), thế giới nghệ thuật gồm các yếu tố cơ bản: Xung đột - Hành động kịch; Nhân vật kịch; Ngôn ngữ kịch. Ở thể loại trữ tình (thơ, truyện thơ, ca trù, từ khúc, trường ca, trường thiên), những yếu tố có bản cấu thành thế giới nghệ thuật là: Hình tượng nhân vật trữ tình; Không gian - Thời gian nghệ thuật; Ngôn ngữ; Giọng điệu; Các biện pháp nghệ thuật.v.v…Đây cũng là các yếu tố có liên quan trực tiếp đến đối tượng chúng tôi triển khai nghiên cứu.. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, không gian nghệ thuật là “Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” [18;109]. Không gian nghệ thuật có thể đồng dạng nhưng không bao giờ trùng khít với không gian địa lý bởi nó là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10
- 5 do nhà văn sáng tạo ra để thể hiện mục đích nghệ thuật của mình. Ví dụ như không gian làng Đông Xá (Tắt đèn) là sáng tạo của Ngô Tất Tố, không gian làng Vũ Đại (Chí Phèo) là sáng tạo của Nam Cao.v.v... Không gian nghệ thuật cũng bao hàm các yếu tố thiên nhiên, con người như không gian thực song những yếu tố ấy có thể được tạo nên từ trí tưởng tượng, hư cấu của tác giả. Điều đó khiến không gian nghệ thuật mở ra nhiều chiều, nhiều kích cỡ trong cảm nhận của người đọc so với không gian địa lý. Không gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng trong chỉnh thể thế giới nghệ thuật của nhà văn. “Hình tượng nhân vật trữ tình là “con người đồng dạng” của tác giả - nhà thơ - hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình (một chùm thơ, toàn bộ trường ca, hay toàn bộ sáng tác thơ) như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung (mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật như trong tác phẩm tự sự hay kịch)” [18;162]. Trong thơ có thể có hoặc không có nhân vật nhưng bao giờ cũng có nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình giúp nhà thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình trước con người và cuộc sống. Qua nhân vật trữ tình, người đọc có thể cảm nhận rõ bức chân dung tâm hồn của nhà thơ. Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình mang tính thẩm mỹ, thể hiện rõ phong cách, tài năng và sự sáng tạo của nhà thơ. Cùng với ngôn ngữ, giọng điệu cũng phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Giọng điệu nghệ thuật thể hiện ở: “Thái độ, tình cảm, lập trưởng tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hình tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng sắc điệu, tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [….]. Giọng điệu trong tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11
- 6 phẩm thường “đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo chứ không đơn điệu” [44;112-113]…Đây cũng là những khái niệm công cụ giúp chúng tôi tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của đề tài. Trong thực tế nghiên cứu thế giới nghệ thuật, người ta thấy, mỗi tác giả, tác phẩm có thế giới nghệ thuật riêng được hình thành từ hoàn cảnh sáng tác, cội nguồn cảm hứng và cá tính sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân. Vì vậy, khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật của các tác giả văn học nói chung và thế giới nghệ thuật của mỗi nhà thơ nói riêng, người nghiên cứu phải vận dụng linh hoạt khái niệm công cụ và tùy thuộc vào thực tế sáng tác của tác giả để lựa chọn những phương diện cần đi sâu khám phá làm nổi bật những đóng góp của nhà thơ trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Chẳng hạn nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, người ta đã tập trung khai thác các phương diện: Quan niệm nghệ thuật, Tính triết lí trong thơ, Không gian và thời gian nghệ thuật, Các phương thức thể hiện [15]. Nghiên cứu thế giới thơ Nguyễn Trọng Tạo, người nghiên cứu tập trung khai thác: Hình tượng và quan niệm nghệ thuật về con người; Không gian và thời gian nghệ thuật; Ngôn ngữ và giọng điệu.v.v…[17]. Vấn đề cơ bản, cốt lõi cần chú ý khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật của một tác giả văn học là phải tìm hiểu, khám phá được các phương diện cấu thành chỉnh thể sáng tác nghệ thuật của tác giả; từ đó làm nổi bật cá tính sáng tạo và những đóng góp đối với đời sống văn học của tác giả. 2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn. Dương Thuấn là cây bút có nhiều đóng góp cho thơ. Trong thời gian hai mươi năm qua (1991-2011), anh lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi để có được những tập thơ đặc sắc, hấp dẫn. Đã có không ít những công trình nghiên cứu, phê bình, tiểu luận; những nhận định, đánh giá... về thơ Dương Thuấn; đem đến cho độc giả cảm tình và cái nhìn khoa học về thơ anh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12
- 7 Hiện nay, hầu hết những bài tiểu luận, phê bình văn học về thơ Dương Thuấn đã được đã được tập hợp tuyển chọn và giới thiệu trong cuốn Dương Thuấn hành trình từ bản Hon (Viện Văn học - năm 2009) gồm 54 bài viết. Những bài viết này đã tiếp cận thơ Dương Thuấn từ những khía cạnh khác nhau. Bài viết mở đầu cuốn sách của Đỗ Thị Thu Huyền mang tính chất khái quát, đem đến cho người đọc một cái nhìn bao quát về sự nghiệp cũng như con người Dương Thuấn. Kế tiếp là những bài viết đi vào nghiên cứu các mảng đề tài chủ yếu như: con người, thiên nhiên, quê hương, bản sắc dân tộc, tình yêu.v.v… Tìm hiểu mảng đề tài quê hương trong thơ Dương Thuấn, tiêu biểu có bài viết của Nguyễn Hưng Hải với tiêu đề Quê hương trong thơ Dương Thuấn. Tác giả tập trung phát hiện hình ảnh quê hương qua tập thơ Đêm bên sông yên lặng. Theo Nguyễn Hưng Hải: “cả tập thơ có 71 bài như 71 bông hoa rừng đều viết về quê hương và những vấn đề mà quê hương anh nhắn gửi. Bao trùm và ám ảnh xuyên suốt tập thơ là những hoài niệm về vẻ đẹp nhân cách, về bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng cao (…), đến với vui buồn, đau khổ của kiếp người ở những vùng cao, mà quê hương anh chỉ là một điển hình”[26;160]. Nguyễn Thị Hằng viết về Hình ảnh con người trong thơ Dương Thuấn. Tác giả đã khái quát: hình ảnh con người trong thơ Dương Thuấn chủ yếu là con người miền núi, đó là “những con người cụ thể trong cuộc đời”. Họ hiện lên trước hết ở “đức tính hồn nhiên, trong sáng, kiệm lời, có sức sống mãnh liệt”; “xây dựng hình ảnh con người miền núi, Dương Thuấn luôn chú ý đến việc đưa con người lên vị trí đại diện cho vẻ đẹp văn hóa của dân tộc”[ 26;151]. Mảng viết về thiên nhiên của Dương Thuấn cũng thu hút sự quan tâm của một số cây bút, trong đó có Hà Thị Duyên với bài viết có tiêu đề Thiên Nhiên trong thơ Dương Thuấn. Tác giả phát hiện tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng tươi sáng thể hiện tình cảm quê hương sâu đậm trong thơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn13
- 8 Dương Thuấn: “Đọc thơ Dương Thuấn ta thấy thiên nhiên núi rừng Việt Bắc hiện lên thật lung linh, tươi đẹp. Viết về thiên nhiên Việt Bắc, Dương Thuấn đã thể hiện tình cảm thật sâu đậm của anh với quê hương mình. Người con của núi rừng ấy viết về Bắc Kạn với một niềm tự hào, một tình yêu mãnh liệt” [ 26;160]. Một số cây bút khác quan tâm nghiên cứu về con người và phong cách thơ Dương Thuấn như các bài viết:Dương Thuấn nhà thơ miền núi nghĩ sâu, viết chắc của Hoàng Văn An; Nhà thơ Dương Thuấn nói lời cho quả sai của Vân Long; Sự thô mộc có học của Lò Ngân Sủn; Dương Thuấn đi tìm bóng núi của Chu Văn Sơn; Nhà Thơ Dương Thuấn của Đỗ Ngọc Thống; Người rong ruổi đi tìm bóng núi của Uông Thái Biểu; Ta là chàng trai của núi của Nguyễn Đăng Điệp.v.v…Ở những bài viết này, các tác giả nêu lên những nét điển hình trong phong cách sáng tác của Dương Thuấn, gắn với bản sắc văn hóa Tày sâu đậm. Một số tác giả khác lại đi khai thác nội dung và nghệ thuật của một số tập thơ như: Hát với sông Năng của Nguyễn Trọng Hoàn; Đi tìm bóng núi - Dương Thuấn đến cõi thơ của Tạ Duy Anh; Dương Thuấn và tập Thơ với tuổi thơ của Trần Thúy Hằng; Đọc Chia trứng công của Dương Thuấn của Phùng Ngọc Diễn... Bên cạnh đó một số bài viết đi sâu phân tích phát hiện vẻ đẹp trong những bài thơ cụ thể như Đi tìm bóng núi của Nguyễn Trọng Tạo; Bài hát tỏ tình của Lê Quốc Hán; Nhớ chị Thìn một bài thơ độc đáo của Dương Thuấn của Hồ Thủy Giang; Gửi Mường Dôn của Đào Vĩnh; Ăn theo nước của Bế Kiến Quốc.v.v… Vị trí sau cùng của cuốn sách là một số bài phỏng vấn nhà thơ Dương Thuấn được thực hiện ở nhiều thời điểm khác nhau, điển hình có: Nhà thơ Dương Thuấn: Tôi là con trai của núi cao rừng thẳm của Đường Thiên Huệ; Trò chuyện với nhà thơ Dương Thuấn của Vũ Ngọc Phượng; Trước hết phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn14
- 9 biết tự hào về dân tộc mình của Trần Hoàng Thiên Kim; Thơ Dương Thuấn - Dòng sông Tày chảy mãi của Trần Thị Nương.v.v…Những bài viết này cho ta thấy rõ hơn quan điểm của nhà thơ Dương Thuấn về nghệ thuật cũng như cuộc sống, giúp người đọc có cái nhìn định hướng trong việc tiếp cận với thế giới nghệ thuật trong thơ anh. Cuốn sách Dương Thuấn hành trình từ bản Hon của Đỗ Thị Thu Huyền đã giúp người đọc tiếp cận với thơ Dương Thuấn từ các góc độ khác nhau (trong đó chủ yếu khám phá đề tài và cá tính sáng tạo); từ đó, bước đầu cảm nhận được bức chân dung nghệ thuật của nhà thơ. Ngoài các bài viết được giới thiệu ở phần trên; gần đây, thơ Dương Thuấn cũng đã được nghiên cứu ở mức độ tập trung hơn. Năm 2008, Nguyễn Thị Thu Huyền chọn đề tài Bản sắc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn [27]. Ở luận văn này, tác giả đã đi sâu vào khảo sát nghiên cứu bản sắc văn hóa Tày trong thơ Y Phương và thơ Dương Thuấn trong qua hình ảnh thiên nhiên, con người, phong tục tập quán, hình ảnh thơ, ngôn ngữ, giọng điệu và khẳng định: “Nhà thơ Y Phương và Dương Thuấn đã góp phần bảo tồn, phát huy và lưu giữ nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày trong đời sống văn hóa, văn học Việt Nam hiện đại” [27;111]. Qua việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu thơ Dương Thuấn, soi chiếu vào nội hàm khái niệm Thế giới nghệ thuật đã xác định, chúng tôi thấy, một số phương diện của thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn cũng đã được đề cập đến song mới ở mức độ khai phá, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Vận dụng cơ sở lí luận và từ thực tế nghiên cứu nêu trên, tiếp tục hành trình nghiên cứu thơ Dương Thuấn, chúng tôi tập trung tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà thơ. 3. Mục đích nghiên cứu. Làm sáng rõ các phương diện cơ bản, nổi trội trong thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn trong suốt hành trình sáng tác của nhà thơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn15
- 10 4. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát, phân tích các phương diện phương diện cơ bản, nổi trội nhất trong hệ thống những yếu tố cấu thành nên thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn. Đó là: 1. Không gian nghệ thuật và hình ảnh con người. 2. Hình tượng nhân vật trữ tình. 3. Các phương thức thể hiện 5. Phạm vi nghiên cứu. Gồm các tập thơ: - Cưỡi ngựa đi săn (1991) - Đi ngược mặt trời (1995) - Bà lão và chích chòe (1997) - Hát với sông Năng (2001) - Đêm bên sông yên lặng (2004) - Thơ với tuổi thơ (2005) - Chia trứng công (2006) - Soi bóng vào tôi (2009) - Trường ca “Mười bày khúc đảo ca” (2002) - Thơ tiếng Tày “Lục pjạ hết lúa” (1995); Slíp nhỉ tua khoăn (2002) Các tập thơ trên đã được tập hợp thành “Tuyển tập Dương Thuấn” (song ngữ Tày - Việt) gồm ba tập: I, II, III - NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010. Phần thơ bằng tiếng Việt trong bộ tuyển tập này là đối tượng khảo sát chính trong quá trình triển khai nghiên cứu của tác giả luận văn. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn để có cách tiếp cận phù hợp với thơ anh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn16
- 11 7. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã xác định, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp thống kê, phân loại: Khảo sát các phương diện trong thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn, từ đó cung cấp cứ liệu để phân tích, chứng minh cho các luận điểm và rút ra kết luận. - Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra hiệu quả nghệ thuật mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm. - Phương pháp so sánh: Nhằm làm nổi bật những nét riêng trong thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn . - Phương pháp tổng hợp, khái quát: sử dụng để tổng hợp, khái quát vấn đề nghiên cứu. 8. Đóng góp của đề tài - Nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn”, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện về nội dung và nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn; từ đó góp phần tiếp tục khẳng định những đóng góp của nhà thơ Dương Thuấn đối với thơ ca dân tộc Tày và thơ hiện đại Việt Nam. - Cung cấp thêm một tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu văn học địa phương ở Bắc Kạn nói riêng và khu vực miền núi nói chung. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Dương Thuấn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Không gian nghệ thuật và hình ảnh con người Chương 2. Hình tượng nhân vật trữ tình Chương 3. Một số đặc sắc trong phương thức thể hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn17
- 12 NỘI DUNG Chương 1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ HÌNH ẢNH CON NGƯỜI TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN 1. “Khu vườn thiếu nhi” với những nhân vật gần gũi trẻ thơ Văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển phong phú, đa dạng về đề tài, thể loại và đã thực sự đã có những kết tinh nghệ thuật, những thành tựu đáng ghi nhận. Có thể kể đến Kim Đồng, Vừ A Dính của Tô Hoài; Hai làng Tà Phình, Đông Hía của Bắc Thôn, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa, Chú bò tìm bạn, Bạn trong vườn của Phạm Hổ...Các nhà thơ sáng tác thơ cho thiếu nhi đều có một điểm chung là miêu tả thế giới vạn vật bằng cái nhìn hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Nhà thơ hóa thân thành những “nghệ sĩ nhí” để cảm nhận, miêu tả cuộc sống. Thơ viết cho thiếu nhi thường có những câu hỏi, thắc mắc “ngây ngô” và cách lí giải hồn nhiên trong sáng phù hợp với tâm hồn trẻ thơ. Bên cạnh điểm chung ấy, mỗi nhà thơ lại có sáng tạo riêng để gửi gắm tâm hồn, tình cảm của mình với thiếu nhi; để tiếng thơ có thể hòa điệu với tiếng lòng của các em. Cùng nói về thế giới vạn vật và những tình cảm quen thuộc, gần gũi với trẻ thơ nhưng cách khai thác ở mỗi tác giả lại có những điểm khác nhau. Thơ Trần Đăng Khoa có không gian “Góc sân và khoảng trời”, gắn với khung cảnh làng quê có chú bướm vàng, chú gà liếp nhiếp, rặng tre, giàn trầu, luống rau…; xa hơn chút nữa là cánh đồng lúa vàng làm nên “Hạt gạo làng ta”. Tất cả tạo nên một bức tranh quê bình dị mà tươi tắn sắc màu. Bước vào không gian ấy, trẻ thơ được “tắm mình” trong không khí của làng quê, được làm quen với thiên nhiên, con người và phong tục của làng quê Việt. Chính điều đó đã sớm hình thành một tình yêu với quê hương ngay từ tấm bé. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn18
- 13 Thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ vẫn là chất liệu quen thuộc ít nhiều được các nhà thơ khác đề cập đến trong cuộc sống đời thường. Trong thơ ông, trẻ thơ bắt gặp tất cả những gì quen thuộc trong đời sống hàng ngày như con dao, cái kéo, cái chổi, cây cầu chì, con chó, con mèo, cây na. quả khế...Nhưng “điểm nhấn” trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là tình bạn trẻ thơ. Phạm Hổ muốn đem đến cho trẻ thơ những câu chuyện bổ ích về tình bạn. Dấu hiệu nhận biết chủ đề tình bạn được thể hiện ở việc đặt tên cho các tập thơ: Bạn trong vườn, Những người bạn im lặng, Những người bạn ồn ào, Chú bò tìm bạn...Chủ đề tình bạn gần như xuyên suốt mọi bài thơ, tập thơ viết cho thiếu nhi của ông. Đóng góp vào bước phát triển của thơ viết cho thiếu nhi, Dương Thuấn có các tập thơ Cưỡi ngựa đi săn (1991); Bà lão và chích chòe (1997); Chia trứng công (2006). Ba tập thơ trên được đưa vào Tuyển tập Dương Thuấn - Tập III với số lượng hơn 200 bài. Viết cho thiếu nhi, Dương Thuấn đã xây dựng thành công “Khu vườn thiếu nhi” (theo cách gọi của Chu Văn Sơn) - Một không gian sinh hoạt của đồng bào miền núi vừa rộng lớn, lãng mạn, nhưng lại rất gần gũi với các em. “Khu vườn” ấy được Dương Thuấn dày công xây đắp, tỉ mẩn tạo dựng từ những chất liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Tày ở vùng núi Bắc Kạn. Điều này làm nên nét khác biệt giữa thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn so với thơ của nhiều nhà thơ khác. Bước vào khu vườn đó, trẻ thơ được hòa mình vào thế giới tự nhiên, được hít thở bầu không khí trong lành, và được làm quen với thế giới vạn vật, thỏa thích ngắm các loài hoa, nếm các loại quả; nghe thổi khèn, nghe hát ru, nghe chuyện cổ tích, chơi ném còn, đánh quay, cười ngựa, đi săn, bắn nỏ, đuổi sương trên cỏ, bắt cá dưới khe... Vạn vật trong “khu vườn” ấy được nhìn bằng cái nhìn đầu đời “của một đứa bé lần đầu chớp chớp mắt nhận ra hình thù, màu sắc của mọi vật xung quanh mình” [26;13]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn19
- 14 Nhân vật của không gian “Khu vườn thiếu nhi” trong thơ Dương Thuấn chủ yếu là những con vật quen thuộc, gần gũi tâm hồn trẻ thơ miền núi. Dương Thuấn có tới 32 bài thơ miêu tả về đặc điểm, hình dáng, đời sống sinh hoạt, tình cảm của loài vật như: chèo bẻo, con sóc, con rết, hươu con, bầy khỉ, ngựa đen, ngựa đỏ, nòng nọc, rùa, gà, chú ngựa hồng, ngựa đơn, ngựa con, con nhím, con mèo, chú cún con, chim từ quy, con gấu, chú ếch, nai con, còng gió, con sóc, chích chòe.v.v…Bên cạnh các con vật còn có sự xuất hiện của các sự vật hiện tượng và những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Tất cả hợp lại tạo thành một thế giới sống động dành riêng cho trẻ thơ. Bước vào “khu vườn” đó các em thiếu nhi tha hồ chiêm ngưỡng, khám phá nguồn gốc, đặc điểm và vẻ đẹp của muôn loài. Viết cho các em, Dương Thuấn đã dùng hình thức đồng dao với phép nhân hóa quen thuộc để miêu tả một đặc điểm hay mối quan hệ của các con vật ngộ nghĩnh; nhưng lại thể hiện được đời sống tâm lí, tính cách của các em nhỏ khiến mỗi bài thơ của anh giống như một câu chuyện thú vị cuốn hút tâm hồn trẻ thơ: “Đọc bất cứ bài thơ viết cho thiếu nghi nào của Dương Thuấn ta cũng bất ngờ vì một cái gì đó vừa rất trong sáng, đáng yêu, vừa ngồ ngộ, vui vui lại được diễn đạt bằng cách nói dân tộc, độc đáo” (Trần Thị Đoàn - Mai Việt Hồng) [9]. Những tập thơ viết cho thiếu nhi là món quà quí giá mà Dương Thuấn dành tặng các em. Trước hết, nhà thơ giúp các em có thêm nhận thức về thế giới xung quanh mình. Mỗi loài cây, mỗi con vật một đặc tính. Loài con sâu róm đen xì, gớm ghiếc, con sâu cơi to bằng ngón tay “cặp mắt nổi vằn xanh vằn đỏ” dữ tợn, những con chèo bẻo dũng mãnh “thắng diều hâu” bảo vệ đàn vịt trời, con xấu hổ thì đúng như tên gọi của nó “Mỗi khi thấy người/ Tay che kín mặt/ Xấu hổ nhất đời”. Chúng cũng có những thói quen khác nhau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 258 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn