intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

114
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu trình bày về văn xuôi của một nhà thơ; truyện ngắn của Xuân Diệu; ký của Xuân Diệu. Mời các bạn tham khảo luận văn để hiểu rõ hơn về những nội dung này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ THU THỦY VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA XUÂN DIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH – 2003
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................... 3 DẪN NHẬP ....................................................................................................................... 6 1 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 6 2-GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 7 3-LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. .............................................................................................................. 8 3.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỆN NGẮN. ................................ 8 3.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KÝ CỦA XUÂN DIỆU. .................... 13 3.4. Nhận định chung về những công trình nghiên cứu, phê bình. .................................... 16 4 -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................................................................... 17 5- ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ......................................................................................... 18 6- CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .......................................................................................... 18 CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI CỦA MỘT NHÀ THƠ ...................................................... 20 1.1.XUÂN DIỆU - NHÀ THƠ VIẾT VĂN XUÔI. ............................................................... 20 1.1.1.Xuân Diệu viết văn xuôi khi nào ? ............................................................................ 20 1.1.2.Nguyên nhân nào khiến Xuân Diệu viết văn xuôi ? .................................................. 24 1.1.2.1.Sáng tác để kiếm sống ? ..................................................................................... 24 1.1.2.2.Sáng tác do chịu ảnh hưởng của văn chương lãng mạn Pháp - văn hoá thời Phục Hưng: .................................................................................................................... 25 1.2.VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA XUÂN DIỆU MANG TÂM HỒN LÃNG MẠN CỦA NHÀ THƠ: ............................................................................................................................. 32 1.2.1.Cách nhìn cuộc sống:................................................................................................. 34 1.2.2.Cách nhìn con người:................................................................................................. 36 1.2.3.Cách sống: ................................................................................................................. 39 3
  3. 1.2.4.Bộc lộ cái "tôi" nội tâm của người nghệ sĩ. ............................................................... 44 1.3.VĂN XUÔI CỦA XUÂN DIỆU LÀ VĂN XUÔI CỦA MỘT NGƯỜI NGHỆ SĨ ĐI TÌM CÁI ĐẸP. ................................................................................................................................ 47 1.3.1.Quan niệm của Xuân Diệu về cái đẹp: ...................................................................... 47 1.3.2.Hành trình đi tìm cái đẹp của Xuân Diệu: ................................................................. 50 CHƯƠNG 2: TRUYỆN NGẮN CỦA XUÂN DIỆU.................................................... 53 2.1.CẢM HỨNG, ĐỀ TÀI VÀ CHỦ ĐỀ: ............................................................................. 53 2.1.1.Cảm hứng: ................................................................................................................. 53 2.1.2.Đề tài và chủ đề: ........................................................................................................ 56 2.2.Cốt truyện, nhân vật và kết cấu: ..................................................................................... 62 2.3.NGÔN NGỮ. .................................................................................................................... 69 CHƯƠNG 3: KÝ CỦA XUÂN DIỆU ........................................................................... 75 3.1.Cảm hứng, đề tài và chủ đề. ............................................................................................ 76 3.1.1.Cảm hứng. ................................................................................................................. 76 3.1.2.Đề tài và chủ đề. ........................................................................................................ 80 3.2.Nhân vật, kết cấu: ............................................................................................................ 91 3.2.1.Nhân vật:.................................................................................................................... 91 3.2.2.Kết cấu: ...................................................................................................................... 94 3.3.Ngôn ngữ. ......................................................................................................................... 96 3.3.1.Giọng điệu. ................................................................................................................ 97 3.3.2.Biện pháp nghệ thuật tu từ:...................................................................................... 101 3.3.2.1.So sánh: ............................................................................................................ 101 3.3.2.2.Đồng nghĩa kép: ............................................................................................... 103 3.3.2.3.Phép lặp (phép điệp): ....................................................................................... 103 4
  4. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 107 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 111 THƯ MỤC THAM KHẢO .......................................................................................... 122 5
  5. DẪN NHẬP 1 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các nhà văn Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu nổi lên như một điểm sáng văn chương. Tên tuổi, sự nghiệp, những đóng góp của Xuân Diệu đã in dấu trong tâm trí người Việt Nam. Vì vậy mà Xuân Diệu luôn được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Hoài Thanh nhận thấy Xuân Diệu là nhà thơ ''mới nhất trong các nhà thơ mới" và còn coi ông là "Ông hoàng của thơ tình". Chế Lan Viên tìm thấy sự nổi trội của Xuân Diệu trong lĩnh vực bút ký và gọi ông là "Ông chúa bút ký". Riêng Lưu Khánh Thơ đã khẳng định ông là người có "đôi mắt xanh" trong phê bình, tiểu luận . Tuy vậy, đọc lại những bài viết về Xuân Diệu, ta thấy hầu như các nhà nghiên cứu chỉ xoay quanh về sáng tác thơ, đặc biệt là thơ tình của Xuân Diệu. Còn vãn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu, chỉ được nhìn nhận rải rác, chưa hệ thống, chưa trọng điểm... mà chỉ coi như là sự tô điểm cho ngòi bút tài năng đa dạng của ông. Phải chăng ông chỉ có một tập truyện ngắn, chưa đủ để thẩm định? Phải chăng nó là một dạng văn xuôi ngọt ngào giàu âm thanh, màu sắc? Vậy vấn đề đặt ra là: Phải chăng Xuân Diệu chỉ thành công trong lĩnh vực thơ ca mà ít thành công trong sáng tác văn xuôi nghệ thuật? Phải chăng văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu chỉ là một dạng thơ văn xuôi mà thôi? Với suy nghĩ trên, chúng tôi thấy đây là một đề tài đáng để nghiên cứu. Luận văn này của chúng tôi mong muốn làm rõ những đóng góp của Xuân Diệu cho văn xuôi nghệ thuật Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu giàu chất thơ, chất trữ tình. Đó là kiểu văn được viết bằng cảm xúc, ý tưởng từ những nỗi niềm...nên thấm đẫm chất nhân văn, màu sắc văn chương. Dạy văn, học văn là quá trình khám phá, tìm hiểu, cảm nhận cái đẹp qua những áng văn chương. Đây là công việc khó khăn nhưng vô cùng hứng thú. cần phải giúp học sinh ngoài việc tiếp thu kiến thức còn phải có kỹ năng cảm thụ vãn chương. Vì vậy, việc nghiên cứu này giúp chúng tôi xem xét lại, bổ sung những kiến thức còn thiếu về văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu trong quá trình giảng dạy trong nhà trường. 6
  6. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Văn xuôi nghệ thuật cửa Xuân Diệu để nghiên cứu trong luận văn này. 2-GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu vừa đồ sộ về khối lượng, vừa phong phú về thể loại và chia làm hai giai đoạn : - Trước 1945: Xuân Diệu sáng tác chủ yếu là thơ và văn xuôi (Tập truyện ngắn Phấn thông vàng và bút ký Trường ca). Nếu với tập "Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Xuân Diệu đã mang đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới cùng với sự đằm thắm, nồng nàn của chiều sâu cảm xúc thì trong Phấn thông vàng và Trường ca dường như là nối dài, mở rộng những ý tưởng nghệ thuật mà Xuân Diệu đã nhiều lần nói tới trong Thơ thơ và Gửi hương cho gió"(Lưu Khánh Thơ). - Sau 1945: Xuân Diệu viết nhiều bút ký, ký sự và tiểu luận phê bình, bên cạnh vẫn tiếp tục sáng tác thơ. Những bài ký của Xuân Diệu giờ đây vẫn là những trang viết của một tâm hồn con người ham sống, thiết tha với đời... được đổi đời. Có thể thấy "Xuân Diệu trải lòng mình và gởi gắm biết bao tình ý trong những trang viết cửa mình..."( Lưu Khánh Thơ ). Vì vậy mà Xuân Diệu vừa được coi là "người thư ký trung thành của thời đại, vừa là người nghệ sĩ". Bởi lẽ, những trang ký ấy chứa đựng "phần hồn" những phút giây thăng hoa của cảm xúc và một cái gì đó rất thật, rất sâu, rất Việt Nam. Qua những tác phẩm văn chương nghệ thuật của Xuân Diệu, chúng tôi nhận thấy: tuy sáng tác ở hai giai đoạn khác nhau, nhưng những tác phẩm ấy lại có nét giống nhau, thể hiện sở trường và bút pháp của Xuân Diệu. Để đạt được mục đích khoa học đã đề ra, trong luận văn này, chúng tôi không đi sâu, tìm hiểu các sáng tác về thơ và tiểu luận phê bình của Xuân Diệu, mà chỉ dùng các tác phẩm ấy để soi sáng cho nghiên cứu của luận văn. Như vậy, đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu (truyện ngắn và ký ), ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng Tháng Tám. 7
  7. 3-LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. Xuân Diệu bắt đầu viết văn khi còn rất trẻ, khi còn là một cậu học sinh trường trung học. Nhưng những sáng tác văn xuôi của Xuân Diệu chưa gây được ảnh hưởng lớn như những tác phẩm thơ ca của ông, mặc dù nhà văn đã cố gắng đi tìm một hình thức thể hiện mới, bên cạnh thơ của mình. Dù sao thì với tập truyện ngắn đầu tay, Xuân Diệu cũng bắt đầu được giới nghiên cứu lưu ý đến. Nhưng trước Cách mạng Tháng Tám, sự tìm hiểu ấy cũng mới chỉ ở dạng phác thảo sơ lược. Sau 1945, số lượng những sáng tác văn xuôi của Xuân Diệu cũng nhiều hơn trước, và những sáng tác ấy cũng được quan tâm nhiều hơn, nhất là vào những năm sau khi nhà thơ qua đời. Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận án, sau đây chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua một số công trình nghiên cứu, phê bình có đề cập đến văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu trước và sau 1945( về truyện ngắn, ký). Tất nhiên do khuôn khổ có hạn của luận án, chúng tôi không thể xem xét được tất cả, mà chỉ đề cập đến những công trình quan trọng, theo sự nhìn nhận của chúng tôi. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tổng kết, đưa ra một vài nhận định chung về các công trình nghiên cứu này. Để hình dung cụ thể có hệ thống những công trình nghiên cứu, phê bình có liên quan đến luận án, chúng tôi phân ra hai loại ý kiến sau: 3.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỆN NGẮN. Trước Cách mạng Tháng Tám, Hoài Thanh- Hoài Chân trong Thi nhânViệt Nam là người đầu tiên phát hiện ra phong cách viết văn của Xuân Diệu bên cạnh những sáng tác thơ của ông "Lời văn Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi. Xuân Diệu viết văn tựa trẻ con học nói hay người ngoại quốc võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng thơ bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn. Ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu vãn phải lung lay."(104,tr.l08). Chỉ một thời gian sau, Vũ Ngọc Phan với tác phẩm Nhà văn hiện đại (91,tr.20) đã có một bài viết khá dài nghiên cứu cả về thơ và văn xuôi của Xuân Diệu. Đặc biệt, nhà nghiên cứu cũng đã đi sâu, tìm hiểu về tập truyện ngắn Phấn thông vàng. Cảm nhận đầu tiên của Vũ Ngọc 8
  8. Phan khi đọc Phấn thông vàng khác với quan niệm của Xuân Diệu "Trong quyển Phấn thông vàng mà Xuân Diệu gọi là một tập truyện tiều thuyết ngắn, tôi chỉ thấy rặt thơ là thơ. Không phải thơ ở những câu có vần có điệu, không phải thơ ở những lời đẽo gọt, mà thơ ở lối diễn tính tình cùng tư tưởng...Nó là những bài thơ trường thiên không vần, không điệu, nó là những bài thơ tự do để phô diễn hết cả cảm tưởng của tác giả về những người, những vật, tuy chỉ là những cuộc đời rất nhỏ, nhưng gợi hứng cho thi nhân rất nhiều" (96,ư.25-26). Để lý giải cho quan điểm của mình, khi nhận xét về tập truyện ngắn Phấn thông vàng, nhà nghiên cứu tìm thấy cảm hứng sáng tác của Xuân Diệu trong truyện ngắn Phấn thông vàng "Đó là tất cả cái náo nức, cái rùng rợn, cái thê lương trong tâm hồn một con ngươi đa cảm, trước những con người, những vật như Cái giây không đứt, Chó mèo hoang, Truyện cái giường..." (96,tr.25). Chính cảm hứng nghệ thuật ấy khiến cho truyện ngắn của ông “rặt thơ là thơ”. Về nghệ thuật viết văn, Vũ Ngọc Phan cũng thấy văn xuôi của Xuân Diệu chưa hay "Cớ lẽ Xuân Diệu đã chú trọng về ý nghĩa, về tình cảm thái quá, nên không nghĩ đến sự lựa lời. Lời chẳng qua chỉ là những dấu hiệu để ghi ý nghĩa và tình cảm, vậy cứ gì lời thanh, lời thô, lời nào phô diễn được hết tình, hết ý, đều có thể dùng được cả...đến cả những chữ rất thô bạo, ông cũng không từ...Ngoài những câu thô bạo lại có những đoạn réo rắt như khúc bi ca"(96,tr.26). Ở đây Vũ Ngọc Phan đã có suy nghĩ giống với Hoài Thanh-Hoài Chân về cách viết văn của Xuân Điệu: chưa hay, chưa chú trọng đến dùng từ và đặt câu. Mặc dù vậy, cả hai nhà nghiên cứu đều nhận thấy đó là phong cách viết văn khác người của Xuân Diệu. Có thể thấy, trước 1945, những công trình nghiên cứu, phê bình về truyện ngắn của Xuân Diệu còn quá ít. Các nhà nghiên cứu cũng còn e dè, thận trọng trong việc đánh giá truyện ngắn của Xuân Diệu - một thể loại mới xuất hiện trong thời đại mới. Sau 1945(vào năm 1967), Mai Quốc Liên có bài viết Qua thi hào dân tộc Nguyễn Du(126, tr.239). Trong bài nghiên cứu này, mặc dù Mai Quốc Liên chỉ chủ yếu nghiên cứu về mảng văn xuôi phê bình của Xuân Diệu, nhưng ông cũng nhận thấy điều mà hơn hai mươi năm trước đây, Hoài Thanh đã từng nhận xét "Cũng vì sự dồn ép của nhiệt tình mà câu văn Xuân Diệu ít khi mực thước. Câu văn của anh bị xô đẩy, dài ngắn không thường; kể đó cũng là một phong cách trong ngôn ngữ văn xuôi” của Xuân Diệu (126,tr.243). 9
  9. Năm 1970, Phạm Văn Diêu trong Việt Nam Văn học giảng bình, trên cơ sở bình giảng truyện ngắn toả nhị kiều (96,tr.72), cho rằng "Văn xuôi của Xuân Diệu là cả một lối thơ trá hình thành tản văn... Văn xuôi Xuân Diệu cũng giống như thơ ông, bát ngát một hồn thơ mơ màng. Điều ấy, thấy rõ trong sự vận động từ ngữ, trong nhạc câu văn, lại càng thây nhiều hơn trong hình ảnh câu vấn."(96,tr.73). Nhận xét của Phạm Văn Diêu tuy không mới, nhưng nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra vẻ khác lạ trong truyện ngắn của Xuân Diệu "Văn xuôi Xuân Diệu cũng giống như thơ ông, bát ngát một hồn thơ mơ mộng"(96,tr.73). Đến 1979, Hà Minh Đức trong bài nghiên cứu Xuân Diệu- nhà thơ- nhà nghiên cứu và phê bình văn học(96,tr.33), đã có hướng nghiên cứu khác tìm hiểu về kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Xuân Diệu như Chú lái khờ, Người lệ ngọc...và cho rằng "thực ra họ chỉ là những biểu tượng mà Xuân Diệu vay mượn để tự thể hiện "mình với ta tuy hai mà một" (96,tr.33). Nhận xét trên, chưa thật rõ ý nhưng đó cũng là một phát hiện về nghệ thuật xây dựng nhân vật trữ tình trong văn xuôi của ông. Vào 5/1982, trong lời giới thiệu Tuyển tập Xuân Diệu (tập l),(111, tr.64), Hoàng Trung Thông tìm thấy cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Xuân Diệu. Đó là cảm hứng hướng về con người, cuộc đời "Mọi người yêu thiết tha con người, loài người, cuộc sống và sự sống", nên "Tấm lòng yêu thương rộng lớn của nhà thơ tất yếu phải hướng về quần chúng lao động chứ không thể hướng về những kẻ kè kè một túi tiền. "(111, tr.65).Đây là một phát hiện mới mà những bài nghiên cứu trước đây chưa nói tới. Đặc biệt sau khi Xuân Diệu qua đời, trên văn đàn xuất hiện nhiều bài viết về Xuân Diệu (về truyện ngắn, ký). Đáng chú ý là bài viết "Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu" của Nguyễn Đăng Mạnh(126,tr.98) vào cuối thu 1986. Khác với những công trình nghiên cứu trước đây, Nguyễn Đăng Mạnh dành cả bài nghiên cứu để viết về văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu. Có thể coi đây là bài viết mang tính chất nghiên cứu đầu tiên, khá đầy đủ về văn xuôi của Xuân Diệu. Trong một chừng mực nào đây, bài viết đã khám phá được một vài đặc điểm trong văn xuôi của Xuân Diệu (truyện ngắn và ký), cả về nội dung và nghệ thuật, ở hai giai đoạn trước và sau 1945. Trước hết, với truyện ngắn Phấn thông vàng, Nguyễn Đăng Mạnh không cho đó là tập truyện ngấn (Truyện ý tưởng) như Xuân Diệu quan niệm, mà gọi nó là tập "Tùy bút tâm tình". 10
  10. Có lẽ ông cho rằng Phấn thông vàng không mang đặc tính "tự sự" của truyện. Bởi ở trong đó "cái tôi cá nhân của nhà văn lấn át hình ảnh của hiện thực"(126,tr. 105). Ngoài ra, nhà nghiến cứu còn thấy cách nhìn đời, nhìn người của .Xuân Diệu trong truyện ngắn "Đời trong con mắt của Xuân Diệu hồi ấy thực ra chỉ giới hạn ở cái môi trường chật hẹp và tù túng của những tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, nên càng nhìn đời, càng thấy ngán cho đời. Toả nhị Kiều đã làm cho ta hít thở trong bầu không khí của cái đời ấy...Trong đó vật vờ ngoi ngóp những kiếp sống mở mờ nhạt nhạt, cử động lặng lẽ, ngơ ngác như những kẻ không hồn."(126, tr.101). Dù vậy, Nguyễn Đăng Mạnh cũng có suy nghĩ giống như Hoàng Trung Thông về ngòi bút nhân đạo của Xuân Diệu trong văn xuôi, nhà văn đã "Mở rộng tâm hồn về phía những lớp người cùng khổ...Hình ảnh một bà lão nhà quê nghèo khó"(126,tr.l02). Trên cơ sở đó, nhà nghiên cứu nhận thấy: bên cạnh khuynh hướng lãng mạn trữ tình, trong Phấn thông vàng xuất hiện khuynh hướng hiện thực trữ tình "như một dòng phụ lưu trong sáng tác thơ văn của Xuân Diệu hướng về những khiếp người mờ mờ nhân ảnh...những sinh mệnh nhỏ bé tội nghiệp cần được thương."(126,tr. 102-103). Và đây cũng chính là sự phát hiện kỹ hơn về nhân vật trong truyện ngắn của Xuân Diệu. Năm 1994, Nguyễn Thị Hồng Nam trong bài viết Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Xuân Diệu (111, tr.339) đã tìm thấy trong Phấn thông vàng "quan niệm sống, quan niệm tình yêu mang tính nhân văn cao cả...Phấn thông vàng là hình ảnh điển hình cho khao khát được hòa nhập với ngoại giới, cho trái tỉm đầy tình cảm được san sẻ, dạng hiến cho mọi người, cho tất thầy, như những hạt phấn thông vàng vung vãi muôn nơi..."(111,tr.343). Để chứng minh cho ỹ kiến của mình, nhà nghiên cứu nhận thấy Xuân Diệu có một quan niệm sống đẹp, một tình yêu cuồng nhiệt với cuộc sống. Ông ghét cay, ghét đắng sự hờ hững, lạnh lùng, lối sống thụ động, đơn điệu. Trong Tỏa nhị Kiều, ông bực bội với nhân vật Phan, ông xót thương cho hai cô gái Quỳnh và Giao "Họ như hai hột cơm...họ thua hai cái cây, bởi cây còn ra hoa, ra trái, chứ đời con gái của họ, họ biết làm gì?"(111, tr.346). 11
  11. Năm 1997, Lê Bảo trong bài Thời đại, con người và văn nghiệp Xuân Diệu (12,tr.5), đã nghiên cứu về một biểu hiện khác trong nghệ thuật viết truyện ngắn Phấn thông vàng (về cách viết, cách xây dựng nhân vật). "Người viết đã không tuân thủ những phép tắc, những luật lệ thông thường. Trước hết, nó hầu như không cổ cốt truyện. Nhân vật trong đó hầu hết là cái tôi trữ tình. Chất liệu hiện thực cuộc đời không phải là không có, nhưng nó nhuộm màu sắc tâm trạng. Vì thế có thể gọi nó là một thứ truyện ý tưởng, một thứ chủ nghĩa hiện thực trữ tình, một cách tự biểu hiện của nhà thơ"(12,tr.23). Đặc biệt, nhà nghiên cứu phân tích khá kỹ cái tôi trữ tình trong truyện ngắn của Xuân Diệu, đó là cái tôi giao cảm với đời, cái tôi bơ vơ lạc lõng. Năm 1999, Lưu Khánh Thơ viết bài Xuân Diệu- một tài năng đa dạng (111, tr.11), đã nhắc đến những vấn đề mà các nhà nghiên cứu trước đó đã đề cập về truyện ngắn Phấn thông vàng “giống như một tập tùy bút tâm tình; Tác giả lại hướng ngòi bút của mình vào một cảnh ngộ, những số phận”(111, tr.l4 -15). Nhưng tác giả bài viết đã nhận ra thái độ của Xuân Diệu, khi ông đứng trước những số phận, cuộc đời “Thể hiện sự hòa cảm xót xa với những người sống vất vả, tối tăm, bị hắt hủi...nên nhà văn dễ dàng đồng cảm với những kiếp người nhỏ bé khi bước vào đời”(111, tr.l5). Riêng Đỗ Lai Thúy có hướng nghiên cứu khác về yếu tố thời gian trong sáng tác của Xuân Diệu, qua bài viết Xuân Diệu-Nỗi ám ảnh thời gian (126, tr.l86). Nhà nghiên cứu viết "Chỉ với Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh...Xuân Diệu nhìn đời bằng con- mắt- thời- gian" (126, tr.l86). Vì vậy mà "chỉ có Xuân Diệu là cứ ở trong đời, bám riết lấy trần thể, níu cuộc sống mà chống lại thời gian..." Nhưng mọi vật đều không chống lại được với thời gian, và chỉ có "Tình yêu có khả năng chiến thắng thời gian, bởi vì tình yêu là sự sống, sự sống bất tử, sự sống chẳng bao giờ chán nản". Vì vậy, Đỗ Lai Thúy nhận thấy trong Phấn thông vàng có một thứ tình yêu đẹp "Tình yêu của loài cây xa xôi, viễn vọng như thế, không toan tính gần gũi như loài người''(126,,tr. 197). Trong bài viết Cái nhìn nghệ thuật mới về thế giới và con người của Lê Tiến Dũng (126, tr.l41), nhà nghiên cứu xuất phát từ quan niệm về "Mĩ học của chủ nghĩa lãng mạn nói chung là phủ nhận thực tại. Phủ nhận hiện tại để hoặc là quay về quá khứ, hoặc hướng đến tương lai, đem lý tưởng để đối lập với thực tại", nên "Cả Xuân Diệu trong văn xuôi cũng là một Xuân Diệu da diết với ngày xưa". Truyện Cái giường tả một hoài vọng về quá khứ. Cái giường 12
  12. mong lửa hồng thiêu mình để thành khói mà bay về rừng xưa..”(126, tr.147). Tuy đề cập đến vấn đề không mới trong văn chương lãng mạn trước 1945, nhưng nhà nghiên cứu cũng tìm thấy nét đẹp trong sáng tác của Xuân Diệu, ông không nuối tiếc để mà nuối tiếc, mà mong được trở lại cuộc sống ban đầu như nó đã có. Quan niệm này của Lê Tiến Dũng giống với quan niệm củaVũ Ngọc Phan "Cái giường của Xuân Diệu là cái giường đang ôm tương tư, đang nhớ nhung cây bạn và đang khao khát được biến ra khói biếc đề bay về xứ sở, bay về chốn rừng xanh"(96, tr.27). Trên đây là một số công trình nghiên cứu, phê bình trước và sau 1945 đề cập đến truyện ngắn của Xuân Diệu. số lượng các công trình vừa được điểm qua chưa thật đầy đủ, nhưng qua đó, có thể thấy rõ những vấn đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm trong truyện ngắn Phấn thông vàng. Có thể tóm gọn lại ở những điểm sau: về cảm hứng sáng tác; khuynh hướng sáng tác; về nhân vật; về cái tôi cá nhân; về kiểu truyện và cách viết truyện ngắn. 3.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KÝ CỦA XUÂN DIỆU. Ngày 14/7/1985, trên báo Nhân dân đăng bài viết Sự đa dạng của Xuân Diệu của Mã Giang lân(126, tr.225). Trong bài nghiên cứu này, Mã Giang Lân bên cạnh những nhận xét về văn xuôi, có nhận thấy :"Các tập bút ký Trường ca (1945), Việt Nam ngàn dặm (1946), Ký sự thăm nước Hung (1946), Triều lên (1958) cùng với nhiều bài ký khác đã khẳng định ở anh một "sự mẫn cảm dồi dào"(126,tr.229). Và nhà nghiên cứu cũng chưa đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nào về nội dung, cũng như về nghệ thuật trong các sáng tác ký của Xuân Diệu. Vào tháng 12/1986, Nam Chi- một Việt kiều ở Pháp cũng viết bài nghiên cứu với tựa đề Trường hợp Xuân Diệu (126, tr.207). Trong bài viết này Nam Chi cho rằng "Trường hợp Xuân Diệu là trường hợp điển hình cho sự chuyển mình lớn lao của lịch sử”. Cách mạng Tháng Tám thành công đã làm chuyển đổi bao vấn đề của xã hội Việt Nam, trong đó có sự chuyển đổi về tư tưởng con người, và Xuân Diệu là một điển. hình. Nên dù ở đâu, làm việc gì, Xuân Diệu đều sống rất thật với mình, với người. "Với Việt kiều ở Pháp, Xuân Diệu có chút tình riêng. Năm 1946, vài tư cách nhà báo, anh tham dự phái đoàn Phạm Văn Đồng sang Pháp... về nước anh viết ngay Việt Nam nghìn dặm để nói về cuộc tranh đấu của Việt kiều-đặc biệt là các bác lính thợ, lính chiến- cho nước nhà độc lập?"(126,tr.217). 13
  13. Vào cuối mùa thu 1986, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh có bài viết Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu (126,tr.98). Xuất phát từ những nhận xét chung về văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu, nhà nghiên cứu có đề cập đến những tác phẩm ký "Thơ Xuân Diệu hay văn Xuân Diệu cũng có hàng loạt bài nói về vẻ đẹp hùng mạnh, tràn đầy sức sống của thanh niên, cái tuổi "tay chân bằng mầm, mắt bằng hồ, lòng bằng lửa, miệng bằng hoa"(126,tr.99). Như vậy theo Nguyễn Đăng Mạnh, trước 1945, với Trường ca, thể ký của Xuân Diệu đã tạo được nhiều hình ảnh đẹp. Những hình ảnh ấy lại chính là đối tượng nghệ thuật mà nhà văn quan tâm như: một Chú lái khờ "người ta gọi chú là khờ...nhưng chú chính thực là thi sĩ"(126, tr.100); chỉ một Đóa hồng nhung mà Xuân Diệu tưởng "những bông hồng nhung thành những cặp môi hôn và gọi là những "đóa hôn"(126, tr.l01). Ngoài ra trong bài viết này, nhà nghiên cứu đã lý giải để tìm nguyên nhân vì sao sau 1945, Xuân Diệu lại hướng ngòi bút của mình về thể loại mới -bút ký, ký sự, tuy bút. Vì sau 1945, "Cánh cửa nhìn đời của Xuân Diệu bỗng được mở toang về phía cuộc sống rộng lớn của nhân dân...Trước mắt Xuân Diệu, cuộc đời lớn cứ mở ra thêm mãi...Đâu đâu cũng toàn cảnh tượng lớn, những sự kiện lớn...lối tuy bút trữ tình trước kia không làm nổi công việc ấy, văn xuôi Xuân Diệu chuyển sang thể bút ký, ký sự. Một dòng bút ký chảy xiết, liên tục từ sau Cách mạng Tháng Tám trở đi, tạo thành một cuốn phim thời sự- chính trị phong phú...ghi lại một phần bộ mặt cửa lịch sử cách mạng Việt Nam trong ngót 40 năm"(126, tr.l05). Ý kiến trên đây của Nguyễn Đăng Mạnh đã thâu tóm khá kỹ những vấn đề về nội dung cũng như về cảm hứng sáng tác trong các tác phẩm ký của Xuân Diệu. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu nhận ra sự chuyển hướng về Cái tôi trong sáng tác của Xuân Diệu "cái tôi ấy trở lại trong bút ký Xuân Diệu với một bản chất khác... ngày xưa chỉ biết "quấn quít cả mình xuân"(Thanh niên) nay luôn quấn quít bên "mình" cửa Tổ quốc, cửa nhân dân, của cách mạng"(126, tr.l08). Đó là "Cái tôi công dân, cái tôi chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa tư tưởng...Cái tôi công dân ây cũng là cái tôi rất vui vẻ, rất trẻ...Ngày xưa, cái tôi ây đã muốn gắn bó với cuộc sống, với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. Nhưng rút cục vẫn thấy mình cô độc giữa cuộc đời lạnh giá...Vì thế cái tôi Xuân Diệu trong bút ký của ông sau Cách mạng Tháng Tám còn là cái tôi chính luận... "(126, tr.l06-107). 14
  14. Đặc biệt, Nguyễn Đăng Mạnh nói nhiều về nghệ thuật viết ký của Xuân Diệu "Nhiều kỹ thuật thơ được vận dụng" chẳng hạn như kỹ thuật cấu tứ, kỹ thuật điệp khúc, kỹ thuật đưa đẩy văn chương kim cổ, kỹ thuật chuyển đổi giọng điệu...những biện pháp nghệ thuật ấy đã giúp cho những bài ký thực sự là những bài thơ văn xuôi. Mặc dù vậy, nhà nghiên cứu vẫn chưa thỏa mãn với suy nghĩ của mình, ông lại thấy sở dĩ Xuân Diệu sáng tác được những tác phẩm ký hay, xuất sắc thì ngoài những kinh nghiệm viết của riêng mình, còn phụ thuộc vào "những kỷ niệm riêng, từng trải riêng của người cầm bút có quan hệ nhiều ít thế nào với đất nước, với quê hương, với những sự kiện lớn của lịch sử và những con người tiêu biểu cho thời đại"(126, tr.112). Cũng trong thời gian này, Lê Bảo có viết bài Thời đại, con người và nghiệp văn Xuân Diệu (12, tr.5). Với bài viết này, nhà nghiên cứu cũng nói về cái tôi trữ tình trong các tác phẩm ký sau 1945 của Xuân Diệu "Cái tôi trữ tình của Xuân Diệu đã hồi sinh trong biển lớn của nhân dân"(12, tr.26). Ý kiến này của Lê Bảo đồng một quan điểm với Nguyễn Đăng Mạnh. Điều đó cũng khẳng định trong ký của Xuân Diệu có một cái tôi mới- cái tôi chiến sĩ. Để mở đầu cho tác phẩm Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Lưu Khánh Thơ viết bài Xuân Diệu - một tài năng đa dạng (111, tr.11). Nhà nghiên cứu nhận xét về tập Trường ca của Xuân Diệu "Có thể coi tập Trường ca là một kiểu thơ văn xuôi" (111. tr. 13). Đối với những tác phẩm ký của Xuân Diệu, Lưu Khánh Thơ nhận thấy "Xuân Diệu vừa là người nghệ sĩ, vừa là một thư ký trung thành cửa thời đại. Bút ký cửa Xuân Diệu đã ghi lại hàng loạt những sự kiện lớn của đất nước..."(111, tr.l6). Để minh chứng cho ý kiến của mình, nhà nghiên cứu khẳng định "bí quyết lớn nhất dẫn đến thành công của Xuân Diệu là ở trái tim có sức yêu mãnh liệt và một tâm hồn luôn rộng mở, gắn bó với cuộc đời, với đất nước... Và Xuân Diệu đã viết tháng công bút ký về lại quê Nam, Cùng xương thịt với nhân dân..."(111, tr.18). Tóm lại, trong các bài nghiên cứu, phê bình về ký của Xuân Diệu, chúng tôi thấy: mặc dù số lượng các bài viết chưa nhiều, không đa dạng như các bài viết về truyện ngắn của Xuân Diệu, nhưng cũng phần nào giúp chúng tôi thấy được đặc điểm thể ký của Xuân Diệu. Đặc điểm ấy thể hiện qua nghệ thuật viết ký của Xuân Diệu; vẻ đẹp trong ký của Xuân Diệu; cái tôi trữ tình của nhà văn. 15
  15. 3.4. Nhận định chung về những công trình nghiên cứu, phê bình. Như chúng tôi đã trình bày, trong các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX, Xuân Diệu nổi lên như một "Tài năng đa dạng" (Lưu Khánh Thơ) ; Xuân Diệu như một "Trường hợp" khá đặc biệt (Nam Chi) ; "Mọi thi sĩ rất giàu lòng yêu dấu" (Vũ Ngọc Phan). Đặc biệt trong lĩnh vực văn xuôi nghệ thuật, các nhà nghiên cứu đã phần nào thấy được những đóng góp của Xuân Diệu cho văn xuôi nghệ thuật Việt nam. Đó là thứ văn xuôi rất gần với thơ và tạo nên "tính trữ tình lãng mạn" như một đặc điểm nổi bật của văn xuôi nghệ thuật. Bởi văn xuôi Xuân Diệu in đậm mầu sắc chủ quan của một cái tôi trữ tình "Đời đã thu gọn lại gần như tiêu tán, để nhường chỗ cho tâm hồn tự do xâm chiếm tràn lan không biết đâu là bờ bến" (Xuân Diệu). Vì vậy mà Nguyễn Đăng Mạnh đã có lý khi định danh cho bút pháp văn xuôi của Xuân Diệu là "Chủ nghĩa hiện thực trữ tình". Ý kiến này của Nguyễn Đãng Mạnh trùng với ý kiến của Lưu Khánh Thơ "Xu hướng văn chương lãng mạn nhưng không tách rời hiện thực, đã tạo cho văn xuôi của ông một bộ mặt đầy đủ và hoàn chỉnh hơn”. Với những sáng tác ký của Xuân Diệu, "Xuân Diệu vừa là người nghệ sĩ, vừa là một người thư ký trung thành của thời đại" và tập Trường ca là "mọi kiểu thơ văn xuôi" (Lưu Khánh Thơ). Với truyện ngắn Phấn thông vàng, Xuân Diệu gọi là tập "Truyện ý tưởng". Còn Nguyễn Đăng Mạnh gọi là tập "Tuỳ bút tâm tình". Riêng Vũ Ngọc Phan lại thấy "rặt thơ là thơ" . Về đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Xuân Diệu, Nguyễn Đăng mạnh thấy Xuân Diệu vận dụng nhiều “kỹ thuật làm thơ” vào sáng tác ký; nhân vật trong văn xuôi có hai kiểu nhân vật "nhỏ bé, cô đơn, mờ ảo" (trong truyện ngắn)và là những "tập thể quần chúng nhân dân” (trong ký). Lời văn của Xuân Diệu: trau chuốt, chứa đầy thơ "với một giọng điệu trữ tình đầy nhạc tính". Từ các công tành nghiên cứu, phê bình về văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu nêu trên, chúng tôi nhận thấy: ngoại trừ các bài nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh, Lưu Khánh Thơ, thì hầu hết các công trình nghiên cứu khác phần lớn còn mang tính chất khái quát, giới thiệu dưới dạng phác thảo một chân dung văn học. Và chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu. Cho nên theo sự nhìn nhận 16
  16. riêng của chúng tôi, các ý kiến đã được nêu ra chỉ mới soi sáng một phần trong sáng tác văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu. Điều này có nghĩa là: nếu coi những sáng tác văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu là một bộ phận trong văn chương của nhà thi sĩ này, thì phải đặt nó trong một chỉnh thể và một hệ thống. Chỉ như vậy, mới có thể nắm bắt được những đặc điểm trong văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu (truyện ngắn và ký). 4 -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để thực hiện luận văn này, chúng tôi lấy phương pháp luận mác-xít làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Trong quá trinh triển khai đề tài, hai phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp khảo sát văn bản và phương pháp phân tích- tổng hợp. Bởi vì để tìm ra phong cách sáng tác riêng của Xuân Diệu về văn xuôi, không thể khống đi sâu vào việc khảo sát các văn bản văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu. Và chỉ xuất phát từ văn bản, chúng tôi mới có thể nít ra những nhận xét, những điểm khác biệt trong cách viết văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích- tổng hợp và hệ thống hóa các kết quả phân tích ở từng thể loại (truyện ngắn, ký); ở từng vấn đề mà các thể loại văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu đặt ra. Trong quá trình khảo sát văn bản cũng như phân tích- tổng hợp, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những hiện tượng , những yếu tố lặp đi lặp lại trong từng văn bản, của từng thể loại văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu, đồng thời không bỏ qua những yếu tố đơn lẻ, cá biệt. Ngoài ra chúng tôi còn đặt đối tượng nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật ương mối quan hệ giữa thơ và văn xuôi; giữa các sáng tác văn xuôi với quá trình chuyển biến tư tưởng của nhà văn; giữa các sáng tác văn xuôi với người đọc đương thời, để qua đó thấy được ý nghĩa, giá trị mà văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu mang lại cho con người, cuộc đời. Song song với hai phương pháp trên, trong một chừng mực nhất định, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thống kê. Đây cũng là hai phương pháp được xem như là hai phương pháp hỗ trợ. Phương pháp so sánh được sử dụng kết hợp ngay trong quá trình, phân tích, giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. Đồng thời phương pháp này còn được sử dụng khi liên hệ đến một số những nhà văn lãng mạn cùng thời như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh...Phương pháp thống kê giúp chứng tôi thông kê lại một cách có hệ thống những sáng tác ký nằm rải rác ương hệ thống văn chương của Xuân Diệu. Ngoài ra 17
  17. phương pháp này còn thống kê các hình thức nghệ thuật biểu đạt nội dung tư tưởng tác phẩm như từ ngữ, các biện pháp tu từ...để phát hiện ra qui luật, những vấn đề về thi pháp tác giả. Các phương pháp trên được sử dụng phối hợp với nhau trong quá trinh nghiên cứu. 5- ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn tập trung nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu nhằm: - Tìm ra phong cách của Xuân Diệu trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật nói chung và hai thể loại (truyện và ký) nói riêng của Xuân Diệu. - Khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa tư tưởng, cảm hứng với bút pháp nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu . Làm được những điều trên, chúng tôi hi vọng đề tài sẽ mang lại những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu. Điều này cũng có nghĩa là luận văn góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng và công lao của Xuân Diệu đối với văn xuôi Việt Nam hiện đại ở thế kỷ XX. Việc nghiên cứu vãn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu hy vọng sẽ góp một tiếng nói khiêm tốn vào việc nghiên cứu và giảng dạy văn xuôi của Xuân Diệu trong trường học. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có thể liên hệ đến những sáng tác thơ của Xuân Diệu nhằm mục đích soi sáng thêm cho nghiên cứu. Chúng tôi đã tiếp thu có chọn lọc những nhận định, đánh giá có liên quan từ các bài viết, cấc công trình nghiên cứu về văn xuôi nghệ thuật của Xuân Diệu mà chúng tôi đã sưu tầm được. 6- CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, thư mục tham khảo, phụ lục và mục lục, luận văn chia làm 3 chương với các tiêu đề sau: Chương I : Văn xuôi của một nhà thơ . Chương II: Truyện ngắn của Xuân Diệu . Chương III: Ký của Xuân Diệu . 18
  18. 19
  19. CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI CỦA MỘT NHÀ THƠ 1.1.XUÂN DIỆU - NHÀ THƠ VIẾT VĂN XUÔI. Trong những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự biến đổi của xã hội, trên văn đàn Việt Nam, ngoài những cây bút cũ -những nhà Nho, lại xuất hiện một thế hệ những người cầm bút mới- những thanh niên trí thức Tây học. Những nhà văn, nhà thơ này là những người đi tiên phong, đặt nền móng cho quá trình hiện đại hoa văn học nước nhà- Xuân Diệu là một trong những người ấy. Ngay từ thuở còn đi học, Xuân Diệu là một người "yêu thơ vô hạn, rất mê thích văn học... tôi nhìn miệng ông giáo Quốc văn đọc, say mê uống từng lời du dương êm ái”(25, T 3 , tr. 175- 176). Xuân Diệu làm thơ và gởi in báo bài thơ đầu tiên Với bàn tay ấy. Để rồi gần một năm sau, Xuân Diệu được Thế Lữ giới thiệu là "một nhà thi sĩ mới" trên báo Ngày nay. Kể từ ngày ấy, Xuân Diệu hiện diện với đời, in đậm trong tâm tó mọi người trong ngôi vị của một nhà thơ- một thi sĩ mới, nhà thơ của tình yêu và lòng khát khao giao cảm với đời. Chất thơ có sẩn trong huyết quản Xuân Diệu, đã trở thành dòng chảy tưởng chừng như duy nhất. Nhưng Xuân Diệu không chỉ làm thơ mà còn viết văn- thứ văn xuôi ngọt ngào giàu chất thơ, mà ở một đôi tác phẩm ta tưởng như là một kiểu thơ không có xuống dòng. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy thời điểm sáng tác bài thơ đầu tiên của Xuân Diệu và cũng tìm hiểu khá kỹ về đặc điểm thơ Xuân Diệu. Thế nhưng họ lại chưa tìm thây thời điểm sáng tác truyện ngắn đầu tiên của Xuân Diệu, cũng như chưa thấy hết được đặc điểm truyện ngắn của Xuân Diệu. Đó là vấn đề chúng tôi sẽ trình bày ở phần dưới đây. 1.1.1.Xuân Diệu viết văn xuôi khi nào ? Theo Nguyễn Đăng Mạnh, trong Nhà văn tư tưởng và phong cách(78,tr.20), thì Xuân Diệu "đã tập viết văn làm thơ từ năm 15 tuổi (1934).., làm rất nhiều, làm đủ loại: thất ngôn lục bát, từ khúc, bút ký, truyện ngắn... năm 1935 có thơ đăng báo và bắt đầu nổi tiếng"(78, tr.25). Với tập truyện ngắn Phấn thông vàng được xuất bản năm 1939 trên báo Ngày nay, căn cứ vào hai mốc thời gian: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0