intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Về nhân vật cuồng si của Honoré De Balzac qua một số tác phẩm đã dịch ở Việt Nam

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

90
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Về nhân vật cuồng si của Honoré De Balzac qua một số tác phẩm đã dịch ở Việt Nam sau đây tập trung nghiên cứu về thời đại Balzac và bộ bách khoa toàn thư xã hội Pháp nửa đầu thế kỷ XIX; nhân vật cuồng si - sản phẩm của thời đại Balzac; nghệ thuật xây nhân vật và hiệu quả của các điền hình nhân vật cuồng si trong Bộ tấn trò đời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Về nhân vật cuồng si của Honoré De Balzac qua một số tác phẩm đã dịch ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ ĐAN DUY VỀ NHÂN VẬT CUỒNG SI CỦA HONORÉ DE BALZAC QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ DỊCH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2003
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các ý kiến của tôi trong luận văn là trung thực, chưa được công bố trong công trình nào trước đây. Trần Thị Đan Duy
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến: - Tiến sĩ Thái Thu Lan, người hướng dẫn khoa học, đã chỉ dẫn tận tình trong suốt thời gian làm luận văn. - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, - Phòng nghiên cứu Khoa học Công nghệ -Sau đại học, - Khoa Ngữ văn Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh - Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận. - Gia đình và Bạn bè Đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn. Trần Thị Đan Duy
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. 3 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 4 MỤC LỤC ......................................................................................................................... 5 DẪN NHẬP ....................................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................................. 9 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (giới hạn đề tài) ......................................................... 10 3. Lịch sử vấn đề: ................................................................................................................... 11 3.1 Hệ thống các ý kiến bàn về vấn đề liên quan đến đề tài: ............................................. 11 3.2 Nhận xét:....................................................................................................................... 21 4.Nhiệm vụ khoa học: ............................................................................................................ 22 4.1.Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................... 22 4.2.Đóng góp của luận văn: ................................................................................................ 22 4.2.1.Giá trị khoa học: ................................................................................................... 22 4.2.2.Giá trị thúc tiễn: .................................................................................................... 23 5.Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................. 23 6.Cấu trúc luận văn: .............................................................................................................. 24 Chương 1: THỜI ĐẠI BALZAC VÀ BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ XÃ HỘI PHÁP NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ................................................................................... 25 1.1.Thời đại Balzac - Thời đại của Đồng tiền và Dục vong:................................................ 25 1.1.1.Thời đại xã hội "xây dựng tượng đài cho đồng tiền" ................................................ 25 1.1.1.1.Những chính biến lịch sử củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản............. 25 1.1.1.2.Cách mạng tư sản thúc đẩy quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. ........... 27 1.1.1.3.Đồng vàng thống trị xã hội. ............................................................................... 29 5
  5. 1.1.2.Thời đại của mâu thuẫn giai cấp và dục vọng cá nhân. ............................................. 31 1.1.2.1.Mâu thuẫn giai cấp đên hồi gay gắt. ................................................................. 32 1.1.2.1.1.Mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc và giai cấp tư sản. ........................... 33 1.1.2.1.2.Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và quần chúng vô sản ........................ 34 1.1.2.2.Dục vọng cá nhân – biểu hiện tâm lý xã hội Pháp trong thời đại nhiễu loạn. .. 37 1.1.2.2.1.Nguồn gốc phát sinh. ........................................................................... 37 1.1.2.2.2.Tính cách xã hội .................................................................................. 39 1.2.Honoré de Balzac (1799-1850): Cuộc đời và tác phẩm: ................................................ 40 1.2.1.Đứa con của thời đại: ................................................................................................. 40 1.2.1.1.Một cậu bé đam mê và một thanh niên hãnh tiến: ............................................. 40 1.2.1.2.Đứa con của thời đại và người khởi xướng Tấn trò đời: ................................... 42 1.2.2.Tấn trò đời - "Bộ bách khoa toàn thư xã hội Pháp nửa đầu thế kỉ XIX ".................. 44 1.2.2.1.Pho lịch sử phong tục phong phú, đa dạng, xác thực:....................................... 46 1.2.2.2.Pho lịch sử trái tim con người: .......................................................................... 48 Chương 2: NHÂN VẬT CUỒNG SI - SẢN PHẨM CỦA THỜI ĐẠI BALZAC ..... 50 2.1.Thế nào là "nhân vật cuồng si"? .................................................................................... 50 2.1.1.Lý do chọn thuật ngữ: ................................................................................................ 50 2.1.2.Khái niệm nhân vật cuồng si: .................................................................................... 51 2.2.Nhân vật cuồng si trong sáng tác của Balzac. ................................................................ 54 2.2.1.Tiêu chí xác định nhân vật cuồng si trong tác phẩm của Balzac ............................... 54 2.2.2.Các kiểu dạng nhân vật cuồng si trong Tấn trò đời của Balzac. ............................... 55 2.2.2.1.Vài nét về các nhân vật ...................................................................................... 55 2.2.2.1.1.Nhân vật Jean Joachim Goriot trong tác phẩm Lão Goriot. ................ 55 2.2.2.1.2.Nhân vật Félix Grandet trong Eugénie Grandet. ................................. 57 6
  6. 2.2.2.1.3.Nhân vật Jean-Ether-Van-Gobseck trong tác phẩm Gobseck. ............ 58 2.2.2.1.4.Nhân vật Lucien Chardon trong Ảo tưởng tiểu tan hay Lucien de Rubempré trong Vinh và nhục của những người kỹ nữ. ............................................. 59 2.2.2.1.5.Nhân vật Raphaẽlde Valentin trong Miếng da lừa. ............................. 59 2.2.2.1.6.Nhân vật Hulot d'Ervy trong Bà chị họ Bette...................................... 61 2.2.2.1.7.Nhân vật Henriette de Mortsau/ trong tác phẩm Hoá Huệ trong thung. ..................................................................................................................................... 63 2.2.2.1.8.Nhân vậtAdeline trong tác phẩm Bà chị họ Bette ............................... 63 2.2.2.1.9.Nhân vật Charles Grandet trong tác phẩm Eugénie Grandet. ............. 64 2.2.2.2.Một số kiểu - dạng nhân vật cuồng si trong Tấn trò đời.................................... 66 2.2.2.2.1.Kiểu nhân vật cuồng si tiền - vàng. ..................................................... 66 2.2.2.2.2.Kiểu nhân vật cuồng si danh-lợi .......................................................... 67 2.2.2.2.3.Kiểu nhân vật cuồng si tình cảm. ........................................................ 70 2.2.2.2.4.Kiểu nhân vật cuồng si hưởng thụ: ...................................................... 72 2.2.2.2.5.Kiểu nhân vật cuồng si tín ngưỡng: .................................................... 73 2.3.Nhân vật cuồng si - sản phẩm của thời đại Balzac ........................................................ 75 2.3.1.Bức tranh xã hội thời đại qua một số tác phẩm của Balzac....................................... 75 2.3.2.Nhân vật cuồng si - đặc sản của xã hội "vàng thay kiếm". ....................................... 78 2.3.3.Nhân vật cuồng si - sản phẩm của "căn bệnh thời đại": ............................................ 82 2.3.4.Nhân vật cuồng si - sản phẩm của thời đại tôn sùng cái tôi. ..................................... 87 Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY NHÂN VẬT VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC ĐIỀN HÌNH NHÂN VẬT CUỒNG SI TRONG BỘ TẤN TRÒ ĐỜI .................................. 93 3.1.Nghê thuật xây dựng nhân vật cuồng si của Balzac ...................................................... 93 3.1.1.Khắc hoạ chân dung chi tiết, chân thật, sắc sảo. ....................................................... 93 7
  7. 3.1.2.Xây dựng tính cách tiểu biểu với tâm lý logic, nội tại. ........................................... 105 3.1.3.Đặt nhân vật trong mối quan hệ với môi trường, hoàn cảnh. .................................. 119 3.2.Hiệu quả của các điển hình nhân vật cuồng si trong bộ Tấn trò đời. ........................ 131 3.2.1.Chức năng: ............................................................................................................... 131 3.2.1.1.Trước hết, với các nhân vật cuồng si, Balzac đã phản ánh dục vọng điên cuồng và tâm lý si mê của con người trong giai đoạn giao tranh dữ dội giữa hai giai cấp tư sản và quý tộc. .............................................................................................................. 132 3.2.2.Hiệu quả:.................................................................................................................. 133 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 140 THƯ MỤC THAM KHẢO .......................................................................................... 144 PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................................... 149 8
  8. DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài: Honoré de Balzac (1799-1850), nhà tiểu thuyết lớn thế kỉ XIX, nhà văn vĩ đại của Văn học Pháp cũng như Văn học thế giới, dẫu sớm ra đi ở tuổi 51 nhưng đã làm được điều kì diệu cho nhân loại. Tấn trò đời, công trình văn học đồ sộ và quý báu của nhà văn thiên tài ấy, đã được lấy làm điển hình cho một khuynh hướng văn học khai sinh khi nhà văn đã qua đời: Khuynh hướng văn học hiện thực mang sắc thái phê phán. Giá trị của bộ sách lớn lao ở chỗ không chỉ vẽ lên được cả một nước Pháp nửa đâu thê kỉ XIX với đây đủ vẻ sống động, phức tạp cũng như những xâu xa của thời đại kim tiền, mà cho đến bây giờ, ở bất cứ một xã hội công nghiệp và tư bản nào, sáng tác của Balzac vấn còn là những quyên sách có tính thời sự và ý nghĩa nhân văn. Sự vĩ đại của nhà văn là đã nắm bắt thực tế bằng năng lực đặc biệt của "một nhà lính giác'' hơn là một người quan sát đơn thuần. Việt Nam tiếp xúc với Văn học Phương tây khá sớm, đặc biệt là văn học Pháp thế kỉ XIX có một vị trí khá lớn trong sự phát triển văn học dân tộc. Balzac là một trong những nhà tiểu thuyết lớn của Pháp đã được độc giả Việt Nam mến mộ. Sáng tác của Balzac được đưa vào giảng dạy ở chương trình phô thông, Đại học và được đồng đảo giới nghiên cứu quan tâm sâu sắc. Là người nghiên cứu Văn học Phương tây, người viêt luận văn đã đến với tác gia này trước hết là sự say mê một con người thiên tài, sau nữa là mong muốn khám phá những giá trị tiềm ẩn của bộ sách Tấn trò đời, chủ yếu là giá trị xây dựng xã hội dựa trên quan điểm phê phán. Chúng tôi nhận thây có một vấn đề chưa được giới nghiên cứu quan tâm đối với bộ sách của Balzac là dụng ý xây dựng một kiểu nhân vật- mà luận văn này gọi là nhân vật cuồng si. Điều thú vị là khi đi sâu nghiên cứu về kiểu nhân vật này trong sáng tác của Honoré de Balzac sẽ mang lại những giá trị hết sức thiết thực cho một thực trạng xã hội đang trên đà phát triển với vô vàn điều đáng quan ngại đối với đời sông văn hoá-tinh thân của con người. Đứng giữa sự phát triển đến chóng mặt của khoa học công nghệ và những hậu quả khôn lường của chính sự phát triển đó, con người như bị ném vào vòng xoáy của cơn lốc cuộc đời để rồi nảy sinh 9
  9. không biết bao nhiêu điều nan giải mang tính xã hội. Vấn đề đạo đức của con người trong gia đình và trong mối quan hệ xã hội đang là vấn đề nhức nhối của không ít đất nước hiện nay trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nhà văn thường đem con người ra bàn luận để giáo dục con người. "Văn học là nhân học" chính là vì thế. Làm người nghiên cứu văn học cũng không đi ra ngoài mục đích tìm thấy ở tác phẩm văn học những giá trị nhân văn. Tìm hiểu nhân vật cuồng si trong bộ Tấn trò đời của H. de Balzac, người viết luận văn hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu giá trị nội dung, nghệ thuật sáng tác của nhà văn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (giới hạn đề tài) Tấn trò đời của Honoré de Balzac là một công trình đồ sộ với 91 tác phẩm truyện và tiểu thuyết. Ở Việt Nam, năm 1999, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của văn hào, Nhà xuất bản Thế giới đã bắt đầu cho ra mắt độc giả bộ sách Tần trò đời tập hợp tất cả các sáng tác đã được dịch từ trước đến nay và tóm tắt trích dịch nhiều sáng tác còn lại. Bộ sách hoàn thành năm 2001 gồm 15 tập, giới thiệu 69 sáng tác của Balzac. Tính luôn bản dịch tác phẩm Người con gái có đôi mắt kiều diễm của Đinh Xuân Hiền do Nhà xuất bản Tổng hợp Tiền Giang ấn hành năm 1988, và truyện ngắn En Vecđuygô do Đặng Anh Đào dịch, có 29 tác phẩm đã được dịch ở Việt Nam (xem phụ lục). Theo Lê Phong Tuyêt (Tạp chí văn học sô 6/1999) thì riêng bộ Tấn trò đời của Nhà xuất bản Thế giới có đến 99 tác phẩm của Tấn trò đời được giới thiệu với 30 tác phẩm được dịch, chúng tôi chưa tìm được căn cứ cho sự thống kê trên. Do những hạn chế khách quan và chủ quan, chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu những sáng tác đã được dịch nên dùng 29 tác phẩm kể trên làm đối tượng nghiên cứu, nhưng đặt trọng tâm vào các tác phẩm có kiểu nhân vật cuồng si với những biểu hiện rõ ràng nhất, thê hiện tính cách toàn vẹn nhất (theo quan điểm của luận văn). Đó là các tác phẩm: Miếng da lừa (La peau de chagrin), Lão Goriot (Le Père Goriot), Eugénie Grandet, Ảo tưởng tiểu tan (Illusions perdues), Vinh và nhục của người kỹ nữ (Splendeurs et misères des Courtisanes), Hoá Huệ trong thung (Le Lys dans la vallée), Gobsecky Bà chị họ Bette (La cousine Bette). Trong số các tác phẩm vừa kể trên, đã có 6 tác phẩm được xuất bản thành một quyển sách rời (trừ Gobseck và Hoá Huệ trong thung) của các nhà xuất bản khác nhau. Tuy nhiên, để thống nhất trong cách phiên âm tên gọi, địa danh từ tiềng Pháp sang tiềng Việt, chúng tôi lây toàn bộ tư 10
  10. liệu từ bộ Tấn trò đời của Nhà xuất bản Thế giới từ năm 1999-2001(15 tập). Cũng xin nói thêm, trên tinh thần sử dụng từ nguyên gốc Pháp khi dùng cho tên nhân vật, địa danh nhưng khi trích lại lời bình luận, phê bình hoặc kể tên các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt nam trước đây chúng tôi vẫn giữ nguyên cách phiên âm của tác giả đó. Khi khảo sát sáng tác của Balzac chúng tôi không chú ý đến thể loại của các sáng tác mà vừa sử dụng thể loại tiểu thuyết vừa cả truyện vừa. về cách dịch, tác phẩm splendeurs et misères des Courtisanes, chúng tôi chọn cách dịch là Vinh và nhục của những người kỹ nữ thay cho Bước thăng trầm của người kỹ nữ trong bộ Tấn trò đời nói trên. Như tên gọi của luận văn, đê tài hướng đến đôi tượng là kiêu nhân vật cuồng si trong các tác phẩm đã dịch trong bộ Tan trò đời. Nghiên cứu đối tượng này chúng tôi cố gắng đưa ra được khái niệm, khảo sát các loại nhân vật cuồng si và những thủ pháp đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật này của tác giả với mục đích làm nổi bật giá trị xã hội và tính thực tiễn trong sáng tác của Balzac. Đề tài cũng chỉ có thể dừng lại ở mức độ khảo sát một số tác phẩm trong 29 tác phẩm đã dịch, do đó các nhân vật được liệt kê với số lượng có hạn, là những nhân vật có tính điển hình. 3. Lịch sử vấn đề: Honoré de Balzac là tác gia vĩ đại của văn học thê giới và bộ Tấn trò đời của ông cho đến nay không còn xa lạ gì với độc giả khắp năm châu. Ở luận văn này chúng tôi chỉ điểm qua những nhận định có liên quan đến đê tài. 3.1 Hệ thống các ý kiến bàn về vấn đề liên quan đến đề tài: Balzac là tác giả được giới nghiên cứu - phê bình và các cây bút khác ở Pháp cũng như ở các nước khác quan tâm ngay từ lúc sinh thời và có lẽ chưa có tác giả nào được quan tâm lâu dài như Balzac. Người ta bàn về Balzac ngay từ lúc cái tên Honoré Balzac (chưa có tiểu từ De) ra mát độc giả (1829 với "Những người bảo hoàng"). Ngày nay nhiều nước trên thế giới đã có Hội nghiên cứu Balzac 3.1.1 Khi Balzac xuất hiện trên văn đàn văn học Pháp đã gây một làn sóng phản ứng dữ dội trong đội ngũ các nhà văn nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình cùng thời. "Lamartine ngạc nhiên, Vigny thì khinh thị, Musset thì giễu cợt" [59,162]. Sainte-Beuve thì không cần che giấu 11
  11. thái độ, không ngần ngại thừa nhận : "Mỗi nhà phê bình ưa săn một loài thú riêng, để xông vào băm vàm, Với tôi, đó là Balzac”[59,162]. Theo Baudelaire "Tài năng chủ yếu của Balzac ở cho ông là con người ảo tưởng và ảo tưởng một cách say mê", "tất cả các nhân vật của ông đều mang sức sống hắng say của bản thân ông" [Dẫn theo 51,23-23]. Các nhà văn cùng thời chỉ phản ứng trước một cái tên mới xuất hiện trên văn đàn chứ chưa đề cập đến chủ nghĩa hiện thực. Điều này cũng dễ hiểu là vì thời kì Balzac sáng tác chưa có chủ nghĩa hiện thực, mãi đến sau này (1850-1857) người ta đã dùng sáng tác của Balzac để minh họa cho một khuynh hướng sáng tác nghệ thuật và Balzac được xép vào các nhà văn hiện thực phê phán thế kỉ XIX từ đó. 3.1.2.Balzac được quan tâm theo dõi trong suốt hai mươi năm cầm bút nhưng rất ít người ủng hộ ông bởi lẽ người ta không hiêu được ông. Ngươi cùng thời đã có những nhận định sâu sắc nhất về Balzac là Victor Hugo. Khi đến thăm Balzac trước khi mất, trở về ông nói với mọi người: "Thưa các ngài, Châu Âu sắp mất một con người vĩ đại". Trong điếu văn ông viết: "Tất cả những cuốn sách của Balzac tạo thành một cuốn sách, một cuốn sách sinh động, tỏa sáng, sâu sắc, ở đó người ta thấy đi và đến, và đi lại và tự cừ động với cải gì đó tôi không rõ, sợ hãi và kỉnh khủng trộn lân với thực tại tất cả nền văn mình đương đại của chúng ta"[Theo Hoàng Nhân, Văn học Pháp, tập 2, tr.154]. "Cuốn sách kì diệu mà nhà thơ ấy đặt tên là tân kịch mà lẽ ra ông có thể gọi nó là lịch sử..."[21, 114]. Nhận định về tư tưởng, Hugo viết "Dù muốn hay không muốn (...) ông thuộc về nòi giống cường tráng của những nhà văn cách mạng"[Dẫn theo 59, 193]. 3.1.3.Cuối thế kỷ XIX, Pierre Larousse trong Tự điển Bách khoa nhận xét về tài năng của Balzac "năng khiếu quan sát, được một trí nhớ quảng bác giúp đỡ, khiến ông tạo nên những hiệu quả hiện thực đáng kinh ngạc”[Dẫn theo 51, 23]. Ferdinand Brunetière cho rằng "thái độ của Balzac trước các nhân vật và các vẩn đề là thái độ của nhà tự nhiên học (...) không có thiên kiên cả nhân. Ông không trình bày với ta cảm tưởng của ông: Ông cố gắng nắm bắt hiện thực, hiện thực toàn vẹn”[Dẫn theo 51, 24]. Còn Emile Zola tuyên bố trong Những điều khác biệt giữa Balzac và tôi "Thay vì các nguyên lý, tôi sẽ có các quy luật"[Dẫn theo 51, 24]. Tuyên bố đó xuất phát từ chỗ Zola cho rằng Balzac miêu tả xã hội dựa trên một sự quan sát thiêu khoa học, gò bó bởi các nguyên lý. Zola đã thu nạp Balzac vào các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa để bảo vệ cho khuynh hướng này đang bị công kích. 12
  12. 3.1.4 Sang đầu thế kỉ XX, Phương Tây đánh giá rất cao Balzac, nhất là các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học như Marx, Engels và các nhà văn, nhà nghiên cứu Nga khác. Engels viết thư cho Lô-ra La-phac-gơ có khen ngợi Balzac "Khi tôi nằm trên giường bệnh, tôi hầu như không đọc gì hết trừ Balzac và tôi rất khoai ông già tuyệt diệu này[36, 363]. Khi bàn về Chủ nghĩa hiện thực trong bức thư viêt cho văn sĩ M.Hac-cơ-nét, Engels lây dân chứng từ tác phẩm của Balzac và đi đến nhận xét: "Balzac, người mà tôi cho là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực lớn hơn hẳn tất cả mọi Zola quá khứ, hiện tại và tương lai" [36, 385]. Cũng trong lá thư này Engels nhìn thấy giá trị tổng hợp giữa lịch sử, kinh tế và xã hội trong bộ Tấn trò đời của Balzac. Ông viết: "Tấn trò đời cho ta cái hiện thực tuyệt diệu nhất của xã hội Pháp, bởi cách miêu tả, dưới hình thức biên niên sử, gần như từng năm một từ 1816 - 1848(...).Ở đây tôi đã biết được, ngay cả theo ý nghĩa kinh tế học, nhiều chỉ tiết (chẳng hạn về sự phân phối lại động sản và bất động sản sau các cuộc cách mạng) hơn ở các quyển sách của tất cả những nhà chuyên môn:các sử gia, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê của các thời kỳ này gộp lại”[36, 385-386]. Marx gọi ông là "một bác sĩ khoa học xã hội" và "Balzac xuất sắc ở sự am hiểu sâu các quan hệ hiện thực"[Dẫn theo 50, 299]. Plekhanov thì cho rằng Balzac là "một nhà hiện thực chủ nghĩa theo cái nghĩa sâu sắc nhất của từ đó"[50, 55]. Gorki coi Balzac là "đề tài vô tận và trên sức mình", và đánh giá tài năng của Balzac với thái độ ca ngợi rất rõ "chiều rộng của tầm mắt, sự táo bạo của tư tưởng, tính chân xác của ngôn từ và những điêu tiền đoán thiên tài vê tương lai mà trong đó có nhiêu điêu ngày nay đã được xác nhận-khiến Balzac trở thành một trong những người thầy vĩ đại của nhân loại" [36,298]. Gorki cũng nhìn thấy ở tác phẩm của Balzac giá trị nhân văn sâu sắc. Ông viết "Sách của Balzac đối với tôi thân thiêt hơn cả vì tình thương yêu đối với con người, và sự hiểu biết kỳ diệu đối với cuộc sống mà tôi bao giờ cũng cảm thấy có trong sáng tác của ông với một niềm xúc động mạnh và một niềm vui lớn?"[Dẫn theo 59, 190]. Trong Chống Sainte - Beuve, Marcel Proust chế giễu nhà phê bình nhưng là cách ca ngợi Balzac: "Dường như lên án Balzac vì chính tính bao la của dự định, tính đa dạng của miêu tả"[51, 24], Mặc dù ca ngợi Balzac ở tài thể hiện sự thật một cách tinh vi qua nhân vật nhưng 13
  13. Proust lại không đồng ý ở chổ Balzac không phân ranh giới giữa cuộc sống thực và cuộc sống trong tiểu thuyết. Nhà phê bình Pháp H. Taine, đánh giá cao Balzac nhưng không tán thành việc nhà văn miêu tả sự thật một cách sát thực đến như vậy trong tiểu thuyết. Taine cho rằng Balzac "không nắm bắt được những điều tế nhị, bàn tay nhà giải phẫu của ông làm nhơ nhớp những con người e lệ, ông bôi xấu thêm cái xấu. Nhưng khi tả cái thấp hèn thì ông thắng lợi, ông cảm thấy dể chịu trong sự bẩn thỉu, ông sống ở đó không hề ghê tởm"[Dẫn theo 50, 297].Tuy nhiên, Taine cũng công nhận đó là thành công của Balzac khi ông viết trong. Thế giới của Balzac "Sức mạnh cổ hệ thống và tình yêu chân thành của ông đối với mặt xấu của nhân loại đã xây dựng nên anh hùng ca của các vụ kinh doanh và của Đồng tiền"[53, 3](phụ lục). Taine cũng cho rằng ở Balzac có khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa khi nhận xét trong bài viết trên "Đó là một nghệ sĩ sung sức và có trọng lượng, là chủ nhân đồng thời cũng là tôi đòi của những thị hiếu và những năng khiếu của một nhà tự nhiên chủ nghĩa"[53, l](phụ lục). 3.1.5 Ở chuyên luận số phận lịch sử của Chủ nghĩa hiện thực, Bôrix Xuscôv điểm qua tên của Balzac như một gương mặt góp phần vào tiến trình phát triển của Chủ nghĩa hiện thực. Về bút pháp của Balzac, Bôrix Xuscôv cho rằng "ông đã xen kẻ vào sự vận động của cốt truyện những đoạn miêu tả cồng kềnh... "[67, 212], "không ý thức được một số mặt không kém phần quan trọng của thực tế, phương pháp hiện thực của Balzac đôi khi bị biến dạng, dẫn tới chỗ khuynh hưởng lãng mạn nảy sinh trong sáng tác của ông, thi pháp của tiểu thuyết gô-tích đầy rẫy" những chuyện huyền bí và hãi hùng" thâm nhập vào thỉ pháp hiện thực của ông..."[67, 218]. Tác giả chuyên luận cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực của Tấn trò đời đối với lĩnh vực nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực ở chỗ "không phải chỉ nhờ sự mãnh hệt của các tính cách các nhân vật của ông, không phải chỉ nhờ vào những dục vọng được nhà văn mô tả phơi trần cái bí mật của những bí mật trong tâm hồn những đứa con của thế giới tư hữu, mà còn do trong Tấn trò đời sự vận động của cuộc sống sinh động với tất cả sự sung mãn và sự căng thẳng của nó đã được truyền đạt tập trung, với một chủ nghĩa hiện thực cao độ"[679 2 1 4]. Bôrix Xuscôv chỉ ra tính "nhất nguyên" trong tính cách nhân vật của Balzac, là những con người khát vọng điên cuồng thực hiện lợi ích cá nhân. Từ đó đi đến kết luận "miêu tả những nhân vật trong Tấn trò đời hoàn toàn chỉ bỉêt đến lợi ích riêng tư, đối lập vối lợi ích công hoặc 14
  14. lợi ích của người khác, Balzac đã truyền đạt một quan điểm khách quan của sự phát triển xã hội tư sản"[67,214]. 3.1.6 Trong Chủ nghĩa hiện thực phê phán, Pêtơrôp lưu ý trong cách lí giải sự khác nhau giữa Chủ nghĩa hiện thực và Chủ nghĩa lãng mạn trong lí tưởng của một vài nhà văn hiện thực cỡ lớn như sau "Nếu như lí tưởng của các nhà văn lãng mạn và hiện thực có liên quan đến chủ nghĩa xã hội không tưởng và mang tính ảo tưởng vào thời kỳ đó thì trong ý nghĩa lịch sử toàn thế giới nó cũng dựa vào tiến trình của chính cuộc sống, ...thí dụ Bandăc, lại hoàn toàn là lí tưởng hiện thực, có thể thực hiện được trên quan điểm tiền trình chung của lịch sử loài người..."[48, 79]. Balzac đã được công nhận thuộc khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực lịch sử cùng với Dickens, Dotoievski, Tolstoi bởi vì có mối quan tâm sâu sắc tới các vấn đề xã hội. Pêtơrôp đã viện dẫn rất nhiều câu nói của Marx và Engels nhận xét về Balzac cũng như trong việc xây dựng các điển hình trong tác phẩm của Balzac. Pêtơrôp cũng chỉ ra rằng "trong các tiểu thuyết của Balzac, cái dục vọng của con người không chiêm vị trí kém hơn trong các bi kịch của Sêchxpia hay ở các nhà văn lãng mạn. Nhưng trong cách mô tả của nhà văn Pháp vĩ đại, ngay bản chất con người cũng được giải thích một cách lịch sử..."[48, 54]. Như vậy Pêtơrốp vừa gián tiếp nhắc đến các nhân vật cuồng si vừa đề cập đến môi quan hệ giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh. 3.1.7 Giáo trình Văn học Pháp (La Littérature francaise) của C.de.Ligny và M. Rousselot được viết một cách ngắn gọn có dành cho Balzac một trang nhưng nhận xét được nhiều khía cạnh. Về phương pháp sáng tác, giáo trình viết: "chia sẻ tham vọng của các nhà văn lãng mạn, Balzac thể hiện toàn bộ xã hội..."[64, 94]. Về Tấn trò đời: "Balzac mong muốn viết lịch sử các phong tục. Sự phân tích của ông dựa trên ý tưởng là nhân loại có thể so sánh với loài vật, được xác định bởi bề ngoài thể chất và bởi những xử sự thể hiện các cách sống, các cách nghĩ và bản chất các cá nhân".[64, 94]. Trong giáo trình này có một tiểu mục "các nhân vật cuồng si" gồm Grandet, bà de Mortsauf, César Birotteau, Chabert... với luận điểm "Các nhân vật cuồng si của Balzac bị thúc đẩy bởi một sức mạnh mà họ không hoàn toàn chế ngự được và cuốn họ đì tới mức trở thành định mệnh”[64, 95]. Khi chỉ ra được con đường dẫn tới sự sa sút trong nhân cách của con người từ các thói hư, tật xấu hoặc sự bảo thủ mù quáng và những xáo trộn về chính trị, giáo trình cho rằng "Những hành trình này biểu lộ sự bi quan của tác giả"[64, 95]. Ở giáo trình này Balzac và Stendhal được xếp ở mục Giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa 15
  15. hiện thực. Mặc dù gọi Balzac là "viên thư lại của thời đại ông" nhưng giáo trình chỉ ra rằng tác phẩm của Balzac gắn với chủ nghĩa hiện thực ở bút pháp nghệ thuật nhưng nó lại gần chủ nghĩa lãng mạn ở nội dung phản ánh. Trong giáo trình này Flaubert mới là tác giả thực thụ của Tiểu thuyết hiện thực 3.1.8.Quan điểm của Xavier Darcos khi viết giáo trình Lịch sử văn học Pháp cũng tương tự giáo trình trên. Trong giáo trình không có mục Chủ nghĩa hiện thực, chỉ có mục Lãng mạn và tiểu thuyết và Balzac được đặt trong mục này. Trong giáo trình này, Xavier Darcos có những nhận xét về cách xây dựng tính cách nhân vật trong bộ Tần trò đời: "Đối mặt với một xã hội quay cuồng trong trò chơi quyền lợi, nhân vật của Balzac phản ứng bằng một thứ ý chí quyền lực không gì lay chuyển được, năng nổ, ngoan cường và đầy tham vọng. Sức mạnh đó cuốn hút nhân vật đến trở thành một lực đẩy không cưởng lại được. Đó là bản năng độc quyền như thói ha tiện của Grandet, thói nghiện việc của Lucỉen de Rubempré, hoặc tình phụ tử của lão Goriot... [14, 402] (..). Tù nhân của những ý tưởng cố định của mình, các nhân vật của Balzac tự nguyện sa đoa, miễn thực hiện được ám ảnh của mình"[l4, 403]. Từ đó đi đến tổng kết "Thế giới của Balzac là thế giới của những mưu mô, phối hợp từ các giới ngân hàng, chính trị, bảo chí. Trong đó tất thảy đều quay cuồng với thủ đoạn, với tham vọng, với gian mưu hiểm kề''[14, 403]. Xavier Darcos cũng cho rằng "Bức tranh vẽ ra những "hài kịch nhân loại" là bức tranh rất bỉ quan về cuộc đời"[14, 403]. 3.1.9.Trong Bậc thầy Doxtoievxki- Balzac - Dickens, Stefan Zweig đánh giá cao Balzac trong nghệ thuật tiểu thuyết, trong cách nhà văn đưa khoa học vào trong tác phẩm văn học, tài năng "ngoại cảm" trong khả năng nắm bắt cuộc sống...Zweig giới thiệu Balzac như một kiểu người được gọi là "cuồng si độc ý" (monomane) và những nhân vật của Balzac như một sự phản chiếu của chính tác giả. Zweig nhìn thấy ở Balzac một sự quan tâm đặc biệt cho kiểu nhân vật này. Ông viết: "Những người hững hờ lạnh nhạt không làm cho Balzac quan tâm. Ông chỉ thấy những hứng thú với những người toàn tâm toàn ý hiến mình cho một cái gì đó, gần bó tất cả những dây thân kinh, những cơ bắp, những ý nghĩ của mình với một ảo tưởng của cuộc đời, dù ảo tưởng đó là cái gì: tình yêu, nghệ thuật, sự hà tiện, chính trị, tình bạn, Biểu tượng được lựa chọn có hệ trọng gì miên là sự chi phối của nó phải tuyệt đối"[66,132]. Zweig cũng chỉ ra nét đặc thù trong tính cách của nhân vật "cuồng si độc ý": "một tình cảm đã được làm cho tăng lên gay gãi đã trở thành một chứng "cuồng sỉ độc ý" sẽ hà hiếp các tình cảm khác, làm khô cạn 16
  16. nguồn nước chảy của chủng và làm chủng bị tiểu diệt vì hạn hán, chỉnh là đế hấp thu vào mình tất cả những kích thích của chúng" [66, 133]. 3.1.10.Trong Thập đại tùng thư do Hầu Duy Thuỵ biên soạn, Balzac được đưa vào Mười đại văn hào thế giới, trong đó có nhận xét "ông là một trong những người đặt nền tảng cho chủ nghĩa hiện thực; ông cũng là người đã đề xuất hàng loạt những nguyên tắc mỹ học cho Chủ nghĩa hiện thực"[56,21l]. Trịnh Khắc Lỗ, người viết về Balzac, cho rằng "Thành tựu nghệ thuật của ông được tập trung vào việc xây dựng điển hình.( ...) Balzac thường nhấn mạnh đến "tình cảm đặc thù" của con người, thật ra là ông dừng cách tập trung cao độ và thủ pháp khái quát để khắc hoá cả tỉnh điển hình"[56, 212-213]. Ở Việt Nam đầu những năm 60 của thế kỉ XX đã có những công trình nghiên cứu về tác giả, phong cách, bút pháp và một số tác phẩm của Balzac. 3.1.11.Phần V, quyển 2 bộ sách Mười thế kỷ văn chương Pháp (2 tập) do Đoàn Rạng- Vũ Quý Mão- Trần Như Thuần- Đỗ Quang Giai biên soạn viết về thế kỷ XIX. Ở chương X:Tiểu thuyết, có nhận xét về Balzac một cách sơ lược, cho rằng "Honoré de Balzac là một nhà văn tả chân. (....) Nhân vật tiểu thuyết của ông, cũng như ông, giàu tưởng tượng, ham tiền tài, bận rộn, vô độ"[65, 894]. "Về phương diện nghệ thuật, tiểu thuyết của ông có vẻ rất tự nhiên, và vì thế, hấp dẫn độc giả, nhưng gây ra cảm giác yếm thế, khi miêu tả bản chất không đẹp của nhân loại”[65, 895]. Cách nhìn nhận trên có nhiều tương đồng với các giáo trình văn học Pháp của Xavier Darcos và Ligny -Rousselot. Ở tài liệu này cũng có bàn về bút pháp của nhà văn khi xây dựng và thể hiện tâm lí nhân vật "về phương diện tâm lí, ông quan sát mọi hoàn cảnh với con mắt thực tả, nhưng ông phóng đại tính nết của các nhân vật trong truyện, khiến họ cũng cuồng si và phi thường như những nhân vật của Molière bị định kiến ám ảnh đến nổi gặp hậu quả tai hại"[65, 895]. 3.1.12.Từ năm 1966, Đỗ Đức Dục liên tiếp có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về Balzac và Văn học hiện thực Phương tây thế kỷ XIX. Công trình nghiên cứu sâu về Balzac là Hônôrê đơ Bandăc, một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Ngay tên công trình đã thể hiện quan điểm nhìn nhận của Đỗ Đức Dục về phương pháp sáng tác của Balzac. về nhân vật cuồng si, ông đã đưa ra những nhận xét xác đáng: Những nhân vật điển hình của Balzac mà đạt tới mức như Vôtơranh thì đã trở thành những kẻ si cuồng (monomane) tức là những con người 17
  17. khổng lồ, những thứ quái nhân được Balzac nhập xác cho một dục vọng điên cuồng, phóng đại, cường điệu, như được soi qua một ống kính hiển vi cỡ mạnh"[16, 137]. "Balzac thường hay dừng phương pháp cường điệu, phóng đại để làm tăng thêm sức sống cho nhân vật của ông, nhất là những nhân vật si cuồng" [16, 148]. 3.1.13.Tự điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài do Hữu Ngọc chủ biên, viết về Balzac vẫn không có gì thay đổi so với các nhận xét đánh giá của Marx- Engels: "Balzac là nhà văn sáng lập và là đại biểu tiểu biểu của chủ nghĩa hiện thực phê phán của giai cấp tư sản với quan niệm: hoàn cảnh xã hội tạo ra con người và con người ảnh hưởng lại đến xã hội (...) Toàn bộ tác phẩm của Balzac là một bản án tố cáo sâu sắc xã hội tư bản Pháp" [41, 57]. Người viết cũng cho rằng Balzac có cái nhìn bi quan về cuộc sống, có những tư tưởng bảo thủ và đề cao tôn giáo. 3.1.14.Văn học lãng mạn và hiện thực Phương Tây thế kỉ XIX của Đặng Thị Hạnh và Lê Hồng Sâm là một công trình nghiên cứu công phu, đưa ra nhiều nhận định khác nhau về Balzac và đi đến kết luận "vấn đề Balzac về thực chất là vấn đề đấu tranh giữa các nhận định, các quan điểm khác nhau xung quanh chủ nghĩa hiện thực phê phán. (...), chúng ta hết sức trân trọng di sản của Balzac, nhưng sự tiếp thu đúng nhất, có hiệu quả nhất phải là một sự tiếp thu tích cực, sáng tạo, có phê phán"[50, 304]. Ở chuyên luận tuy không trực tiếp bàn đến nhân vật cuồng si nhưng trong quyển sách hầu như có nhắc đến các nhân vật mà luận văn này đề cập đến. Theo tài liệu, những nhân vật này được gọi là nhân vật tham vọng cá nhân. Mặc dù dùng chữ "tham vọng" không khái quát được tất cả các khía cạnh của khái niệm cuồng si nhưng phần nào đi gần sát đến khái niệm này. Khi nói về nhân vật Grandet, tài liệu nhận xét như sau "lòng tham vô hạn độ đã huy diệt Grằng-đê những tình cảm bình thường tự nhiên của con người, phát triển bản năng và thú tính"[50, 351]. Với Gobseck thì "chính y cũng không phải là ông chủ mà là nô lệ cho đồng tiền ấy" [50, 311]. Còn César Birotteau thì được gọi là "kẻ tuần tiết vì danh dự, vì lương tâm kẻ buôn bán"[50, 318]. Tài liệu đã khái quát được một vấn đề liên quan đến đề tài đó là "tham vọng cá nhân thôi thúc các nhân vật không phải là tham vọng chung cho mọi thời đại mà là sản phẩm của xã hội tư sản thế kỉ XIX"[50, 340]. Tác giả tài liệu cho rằng Balzac đã chọn tham vọng cá nhân như một trong hai chủ đề cơ bản của Tấn trò đời đó là "Đồng tiền và tham vọng cá nhân''[50, 337]. 18
  18. 3.1.15.Năm 1999, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của đại văn hào Honoré de Balzac nhiêu nhà nghiên cứu đã viêt vê nhà văn ở nhiêu góc độ trong đó có bài Balzac ...đó...đây của Đỗ Đức Hiểu có đề cập đến chủ đề tham vọng trong sáng tác của Balzac: "động lực của mọi bước đi của nhân loại là Ham muốn và đó là khởi nguyên của Đam mê", từ đó khái quát "Tấn trò đời là một bức họa của nhân loại đam mê”[28,9]. Đào Duy Hiệp trong bài viết Cấu trúc bên trong- bi kịch môi trường và nhân vật trong Lão Goriot của Balzac đã chỉ ra phương thức xây dựng loại nhân vật cuồng si tuy không trực tiếp: “Như cách làm thường thấy ở Balzac là bao giờ cũng cấp cho nhân vật của mình một tầm vóc khổng lồ của tham vọng hay ham muốn. Tất cả phải mãnh liệt, sục sôi, hướng tới một mục tiêu duy nhất với một ý chí không hề lay chuyển....Nhân vật của ông nhất phiến ở chổ tập trung toàn bộ sức lực, năng lực sống vào một Dục vọng duy nhất: tình yêu, sự keo kiệt, tham vọng địa vị, tiền bạc, nghệ thuật, chính trị, tình bạn... "[47, 119]. 3.1.16.Lê Nguyên Cẩn khẳng định bút pháp hiện thực của Balzac qua chuyên luận Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac. Tác giả chuyên luận không đồng ý với ý kiến của một số người cho rằng cái kì ảo trong sáng tác của Balzac là dấu vết của chủ nghĩa lãng mạn mà đó là một thủ pháp thể hiện hiện thực của Balzac. Ông viết "Chủ nghĩa hiện thực Balzac không phải chỉ đơn giản, thuần túy là hợp thể của các yếu tố hiện thực, mà còn là sự đan dệt nhiều chiều của cải kỳ ảo, phi hiện thực. (...). Phải chăng Balzac đã đi trước thời đại trong việc khám phá hiện thực tâm linh"[12, 10]. Lê Nguyên Cẩn cho rằng phương thức “bán linh hồn cho quỷ sứ” là một mô típ kỳ ảo đặc trưng trong thế giới nghệ thuật của Balzac. "Nó là một phương tiện nghệ thuật khá đắc dụng góp phần tạo nên giá trị phê phán "chủ nghĩa ích kỷ cá nhân được văn minh hoá". Nó được dùng để thể hiện con người dục vọng"[12, 57]. Ông đã thống kê mô típ này trong tác phẩm Miếng da lừa và đưa ra kết luận "Balzac khai thác mô típ Faust từ góc độ nghiêng về tội ác, nhằm làm nổi bật dục vọng bản năng thấp hèn của các nhân vật. Ông đã chứng mình rằng đây là một sự sa đoạ có ý thức, một sự trao đổi, bán chác linh hồn hoàn toàn tự nguyện giữa con người với quỷ sứ để hy vọng được giàu sang" [12, 70] 3.1.17.Tiếp nối luận điểm đó, trong Chân dung các nhà văn thế giới, thông qua phân tích một số các nhân vật như Eugène de Rastignac, Lucien de Rubempré... Lê Nguyên Cẩn khẳng định lại "thế giới của Tấn trò đời là thế giới những kẻ bán linh hồn cho quỷ sứ", và "phương thức bán linh hồn cho quỷ sứ mà Rastignac lựa chọn để giải quyết bài toán cuộc đời là phương 19
  19. tiện nghệ thuật quan trọng mà Balzac sử dụng để xây dựng Tấn trò đời" [5 9, 177]. Trong tài liệu này có đề cập đến thế giới nhân vật cuồng si và tác giả cho rằng ma lực của tính cách cuồng si ở các nhân vật là "Paris - gái đẹp - tiền tài -danh vọng". "Ông tạo dựng một thế giới con người dục vọng, thế giới nhân vật cuồng si độc ý (monomanie). Kiểu nhân vật này có một dục vọng chủ đạo, chỉ có một định hưởng tập trung duy nhất (...) các nhân vật cuồng si chỉ có một điểm nhìn, một ma lực thu hút họ".[59, 181-182]. 3.1.18.Lê Huy Bắc trong bài viết Nghệ thuật tự sự trong Lão Goriot đã cho rằng "Nghệ thuật xây dựng tương phản kết hợp với bút pháp phóng đại đã đẩy nhân vật của Balzac về các thái cực: tốt ra tốt, xấu ra xấu, đam mê thì quá đỗi đam mê" [47, 126]. Ông nhìn thấy ở Balzac có điểm nhìn giống triết lí của tôn giáo, nhất là Phật giáo khi cho rằng dục vọng là nguồn gốc mọi tội lỗi, khổ ải. Tác giả rút ra kết luận "Thì ra khi xây dựng nhân vật dục vọng, Balzac muốn hướng đến triết lí: đấy là cội nguồn tồn tại, băng hoại và hủy diệt của con người"[47, 133]. 3.1.19.Đặng Anh Đào trong bài viết Cây bút còn vượt lên lưỡi kiếm cho rằng mọi dục vọng đam mê ở các nhân vật cuối cùng đều phải đi đến kết quả hủy diệt, vì đó là quy luật nên không thể khác được. Bà đã lấy ví dụ ở các nhân vật đam mê thuộc nhân vật chính diện để khái quát "ngay những đam mê vì nghệ thuật, khoa học, tình yêu không thể tách khỏi nền tảng xã hội nên có lẽ vì thế mà ở cả những nhân vật chính diện của Balzac, đam mê vẫn mang sắc thái hủy diệt" [47, 160]. 3.1.20.Viết về Balzac trong Các tác gia lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX, Thái Thu Lan gọi Balzac là Người sáng lập Chủ nghĩa hiện thực với sắc thái phê phán với nhận xét "qua văn phẩm của mình, Balzac bộc lộ rõ ý tưởng và cảm xúc nồng nhiệt của một nhà văn lớn, ở hàng đầu của chủ nghĩa hiện thực mang sắc thải phê phán, với những tư liệu văn học vỗ cùng giá trị, làm sống dậy cả một thời đại lịch sử có nhiều biến động trong xã hội Pháp nửa đầu thê kỷ XIX”[33, 158]. Vấn đề chi tiết hoá, điển hình hoá trong tiểu thuyết Balzac được Thái Thu Lan đề cập đến như một đặc điểm bút pháp của Balzac. Tác giả cho rằng "Ông chủ trương cá thể hoá điển hình và điển hình hoá cá thể, nhằm chọn lọc các chỉ tiết tiểu biểu và đặt nhân vật trong mối quan hệ của hoàn cảnh xã hội”.[33, 165]. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2