intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn khác nhau đến khả năng tăng trưởng và thành phần hóa học của Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) nuôi thương phẩm tại tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định khẩu phần ăn phù góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Lăng chấm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phục vụ thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của người dân miền núi và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn khác nhau đến khả năng tăng trưởng và thành phần hóa học của Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) nuôi thương phẩm tại tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ÂINH XUÁN THÆÅNG AÍNH HÆÅÍNG CUÍA KHÁØU PHÁÖN ÀN KHAÏC NHAU ÂÃÚN KHAÍ NÀNG TÀNG TRÆÅÍNG VAÌ THAÌNH PHÁÖN HOÏA HOÜC CUÍA CAÏ LÀNG CHÁÚM HEMIBAGRUS GUTTATUS (LACEÏPEÌDE, 1803) NUÄI THÆÅNG PHÁØM TAÛI TÈNH QUAÍNG BÇNH LUÁÛN VÀN THAÛC SÉ KHOA HOÜC NÄNG NGHIÃÛP Chuyãn ngaình: NUÄI TRÄÖNG THUÍY SAÍN Maî säú: 60.62.03.01 NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC TS. NGÄ HÆÎU TOAÌN HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Huế, ngày tháng 8 năm 2015 Học viên Đinh Xuân Thương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học cũng như hoàn thành đề tài “c”, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn, quý thầy cô giáo, các địa điểm thực tập, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Huế, tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Thủy sản, Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Đào tạo sau đại học và quý Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Nuôi trồng thủy sản khóa 19 đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Ngô Hữu Toàn - người đã dành nhiều thời gian để định hướng, truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn các đơn vị: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Quảng Bình, Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư, Trung tâm giống thủy sản, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tuyên Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình những người thân yêu luôn là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyết, luôn dành cho tôi sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án./. Huế, ngày tháng 8 năm 2015 Học viên Đinh Xuân Thương PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1 1.2. Mục đích của đề tài...................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................2 1.4. Tính mới ...................................................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..............................................3 1.1. Đặc điểm sinh học của cá Lăng chấm ......................................................................3 1.1.1. Phân loại và phân bố.............................................................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm hình thái.................................................................................................3 1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................ 5 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................................ 6 1.1.5. Đặc điểm sinh sản ..................................................................................................6 1.2. Tình hình nghiên cứu cá Lăng chấm trên thế giới và Việt Nam .............................. 7 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng chấm trên thế giới ............................................7 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng chấm tại Việt Nam...........................................8 1.3. Tình hình nuôi thương phẩm cá Lăng chấm tại Việt Nam .....................................11 1.4. Các nghiên cứu về nhu ầu dinh dưỡng cá Lăng chấm ở nước ta ........................... 14 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của cá ..........................................16 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............19 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 19 2.2. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 19 2.3. Nội dung nghiên cứu và theo dõi các chỉ tiêu theo dõi ..........................................19 2.3.1. Sự biến động các yếu tố môi trường nước trong thí nghiệm ............................... 19 2.3.2. Tốc độ tăng trưởng của cá Lăng chấm khi cho ăn các loại khẩu phần ăn khác nhau. .............................................................................................................................. 19 2.3.3. Hiệu quả chuyển đổi thức ăn trong thí nghiệm ...................................................19 2.3.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm .........................................20 2.3.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến thành phần hóa học của cá Lăng Chấm .................20 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 20 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iv 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................20 2.4.2. Kỹ thuật nuôi .......................................................................................................21 2.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................22 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................26 3.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm .................................................26 3.1.1. Nhiệt độ ...............................................................................................................27 3.1.2. pH ........................................................................................................................ 28 3.1.3. Oxy hòa tan (DO) ................................................................................................ 29 3.2. Tốc độ tăng trưởng .................................................................................................30 3.2.1. Tăng trưởng về khối lượng ..................................................................................30 3.2.2. Tăng trưởng về chiều dài .....................................................................................35 3.3. TỶ LỆ SỐNG .........................................................................................................39 3.4. HIỆU QUẢ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN ............................................................... 41 3.4.1. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) .........................................................................41 3.4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) .........................................................................42 3.4.3. Hiệu quả protein (PER) ....................................................................................... 42 3.5. Hiệu quả kinh tế của các loại thức ăn trong thí nghiệm .........................................44 3.6. Thành phần hóa học của cá thí nghiệm ..................................................................45 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................47 4. Kết luận......................................................................................................................47 4.1. Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm .................................................47 4.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá Lăng chấm ..........47 4.3. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống của cá Lăng chấm ........................ 47 4.4. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ..................................................................................48 4.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) ............................................................................48 4.6. Hiệu quả sử dụng protein (PER) ............................................................................48 4.7. Hiệu quả kinh tế của các công thức thức ăn ........................................................... 48 4.8. Thành phần hóa học của cá thí nghiệm ..................................................................48 4.9. Kiến nghị ................................................................................................................49 Chương 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................50 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADG Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ANOVA Phân tích phương sai Ash Hàm lượng khoáng CF Xơ thô CP Protein thô CT Công thức CTV Cộng tác viên ĐC Đối chứng DM Hàm lượng vật chất khô EE Lipid thô FCE Hiệu quả sử dụng thức ăn FCR Hệ số tiêu tốn thức ăn MAX Giá trị lớn nhất MIN Giá trị nhỏ nhất NT Nghiệm thức P/E Tỷ lệ nhu cầu Proteim/nhu cầu năng lượng PER Hiệu quả sử dụng protein ROI Tỷ lệ hoàn vốn TĂ Thức ăn TB Trung bình TCN Tiêu chuẩn ngành TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Biến động một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ..............26 Bảng 3.2. Khối lượng của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi ..................................30 Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá qua các đợt theo dõi (g/con/ngày) 32 Bảng 3.4. Chiều dài của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi .....................................35 Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi ......36 Bảng 3.6. ỷ lệ sống của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi ......................................40 Bảng 3.7. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá Lăng chấm thí nghiệm ...............41 Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm (tính trên 12 m2) .............44 Bảng 3.9 Thành phần hóa học của cá ở các nghiệm thức .........................................45 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Sự biến động của nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm .................27 Biểu đồ 3.2. Sự biến động của pH trong quá trình thí nghiệm ..................................28 Biểu đồ 3.3. Sự biến động oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm ........................... 29 Biểu đồ 3.4. Khối lượng của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi ............................. 31 Biểu đồ 3.5. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá qua các đợt theo dõi .................33 Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên SGRW (%/ngày) ........................... 34 Biểu đồ 3.7. Chiều dài của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi .................................36 Biểu đồ 3.8. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá qua các đợt theo dõi ....................37 Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên SGRL (%/ngày) ............................ 39 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi ............................... 40 Biểu đồ 3.11. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Lăng chấm thí nghiệm......................42 Biểu đồ 3.12. Hiệu quả sử dụng protein của cá thí nghiệm .........................................43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) ..................................3 Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................20 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tuyên Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có diện tích tiềm năng mặt nước ngọt rộng lớn (khoảng 1.000ha), là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong những năm gần đây nghề nuôi cá nước ngọt trong ao hồ, ruộng lúa, lồng bè tương đối phát triển với tổng sản lượng nuôi nước ngọt năm 2013 là 380 tấn, năm 2014 là 400 tấn và những tháng đầu năm 2015 là 270 tấn chiếm 50.3% kế hoạch năm. Hiện tại, nuôi thuỷ sản nước ngọt chủ yếu là những đối tượng cá truyền thống (Trắm, Mè, Chép, Rô phi đơn tính ….), những loài này đã phát triển tốt với điều kiện nuôi tại địa bàn, đã tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, do nhu cầu đời sống của người dân nói chung, thị hiếu tiêu dùng và thực phẩm nói riêng ngày càng cao, đòi hỏi cần phải đa dạng hóa đối tượng nuôi. Vì vậy cần phải nghiên cứu và sản xuất một số đối tượng cá có tính chất đặc sản và giá trị cao để đáp ứng nhu cầu và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Qua tìm hiểu các đối tượng nuôi đặc sản nước ngọt Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) là loài cá có giá trị kinh tế cao của hệ thống sông Hồng, thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giá bán cao, được xem là loại cá đặc sản nước ngọt hàng đầu của miền Bắc, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Trong những năm 1960-1970, sản lượng cá Lăng Chấm chiếm tỷ lệ đáng kể trong sản lượng cá đánh bắt tự nhiên của một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những năm gần đây, do điều kiện môi trường bị suy thoái, khai thác quá mức bằng những phương tiện huỷ diệt như dùng xung điện, thuốc nổ, chất độc, thuốc cá và những phương tiện khai thác bừa bải khác nên sản lượng cá Lăng Chấm đã giảm sút nghiêm trọng. Hiện tại, cá Lăng chấm được xếp vào mức nguy cấp bậc V, có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Thời gian gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn nguồn gen loài cá quý hiếm và tái tạo nguồn cá Lăng Chấm, tại nhiều cơ sở Thủy sản trong và ngoài nước đã nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công cá Lăng chấm trong điều kiện ao nuôi, đã sản xuất cá giống phục vụ nhu cầu nuôi của người dân và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, công nghệ sản xuất giống cá Lăng chấm đã được Viện I chuyển giao thành công cho các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... Công nghệ nuôi thương phẩm đã được chuyển giao cho một số địa điểm nuôi thành công như Trạm Thuỷ sản Chương Mỹ - Hà Nội, Trung tâm giống thuỷ sản cấp 1, Bắc Giang, Hoà Bình, Hải Dương,… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 Ở Quảng Bình, phong trào nuôi cá Lăng Chấm thương phẩm cũng bắt đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, việc lựa chọn khẩu phần thức ăn, xác định hệ số thức ăn, thành phần hóa học của cá Lăng chấm, cũng như đánh giá hiệu quả kinh tế cho đối tượng nuôi chưa được đánh giá cụ thể. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của khẩu phần ăn khác nhau đến khả năng tăng trưởng và thành phần hóa học của Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) nuôi thương phẩm tại tỉnh Quảng Bình. 1.2. Mục đích của đề tài Xác định khẩu phần ăn phù góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Lăng chấm nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phục vụ thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của người dân miền núi và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Là cơ sở lý luận cho việc sử dụng các loại thức ăn vào khẩu phần ăn cá Lăng Chấm. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt ở miền núi và nâng cao hiệu quả cho người nuôi. - Là cơ sở cho các cơ quan quản lý, các ban ngành chuyên môn xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá Lăng chấm với các khẩu phần ăn thích hợp. 1.4. Tính mới Hiện nay chưa có tài liệu nào công bố kết quả nghiên cứu về sử dụng khẩu phần ăn khác nhau trong nuôi thương phẩm cá Lăng chấm. Đề tài nghiên cứu khẩu phần ăn khác nhau cho cá Lăng chấm để từ đó chọn ra khẩu phần thức ăn thích hợp, mang lại hiệu quả kinh tế hơn cho người nuôi là hướng nghiên cứu mới trong giai đoạn hiện nay. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 Chương 1. TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm sinh học của cá Lăng chấm 1.1.1. Phân loại và phân bố a. Phân loại Khóa phân loại: Ngành: Chordata Phân ngành: Vertebrata Ngành phụ có hàm: Gnathostomata Lớp: Osteichthyes Lớp phụ: Actinopterygii Bộ: Siluriformes Họ cá Lăng: Bagridae Giống: Hemibagrus Loài: Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803). Tên thường gọi: cá Lăng (lúc lớn), cá Quất (lúc nhỏ). b. Phân bố Trong nước: Các sông lớn ở phía Bắc: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng, sông Mã, sông Lam tới sông Trà Khúc - Quảng Ngãi. Thế giới: Trung Quốc và Lào. [12] 1.1.2. Đặc điểm hình thái Hình 1.1: Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 Thân dài, đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên; da trần không vảy, có bốn đôi râu: Một đôi râu mũi, một đôi râu hàm và hai đôi râu cằm, râu hàm rất dài. Miệng ở dưới rộng, hướng ra phía trước; hàm trên dài hơn hàm dưới; viền môi trên dày hơn viền môi dưới; hai hàm đều có vành răng nhỏ nhọn; mắt bé, hướng lên, khoảng cách hai hố mắt rộng; khe mang rộng; da trần không phủ vảy. [8] Vây lưng cao, tia gai vây lưng dài, cạnh sau phía răng cưa rỏ; tia gai vây ngực có răng cưa ở cả hai mặt trước và sau; vây mỡ dài chiếm gần hết khoảng cách sau vây lưng; vây đuôi thùy trên dài hơn thùy dưới và chẻ sâu; lỗ hậu môn gần vây bụng hơn vây hậu môn. Lưng màu xám hơi vàng, bụng màu trắng nhạt. Trên cơ thể, vây đuôi, vây mỡ có nhiều chấm đen to, nhỏ, sắp xếp không có quy tắc; viền sau vây lưng, vây mỡ, vây đuôi và vây hậu môn xám đen. Cá cỡ lớn, thân trần dài, phần trước dẹp bằng, sau dẹp bên. Đầu rộng, bẹt và tương đối dài. Mõm rộng, phía trước hơi bằng. Mắt ở phía trên và nửa trước của đầu. Khoảng cách 2 mắt rộng bằng. Lỗ mũi trước và sau xa nhau. Có 4 đôi râu. Râu hàm dài nhất tới mút sau vây bụng. Miệng to, kề dưới, hình cung nông. Hai hàm có răng dạng lông nhung xếp thành dải. Răng trên xương vòm xếp thành dải hình cung nông, giữa nhỏ và 2 bên to hơn. Vây lưng cao, tia gai vây lưng dài, phía sau có răng cưa. Hậu môn gần vây bụng hơn vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu. Đường bên hoàn toàn, bằng thẳng. Bóng hơi 2 ngăn. Lưng xám đen, bụng trắng nhạt, bên thân có nhiều chấm đen to nhỏ. Vây lưng, vây mỡ và vây đuôi màu hơi đen. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn màu nhạt [15]. Giá trị: Là loài cá quý, có giá trị kinh tế cao, thịt ngon. Sản lượng cá ở trung và thượng lưu các sông lớn khá cao. Cá có triển vọng trở thành cá nuôi. Tình trạng: Nơi cư trú của cá bị thu hẹp trên 20% do xây dựng các hồ chứa thủy lợi và thủy điện. Nhiều sông suối bị lũ lớn, vùng sinh thái nơi sống và bãi đẻ bị đảo lộn, hạn chế việc khôi phục số lượng. Cá lăng chấm bị săn lùng nhiều để cung cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu. Sản lượng Cá lăng chấm ở sông Hồng từ 26 - 30 tấn/năm: hồ chứa Hoà Bình 8 - 9 tấn, sông Lô - Gâm 9 - 10 tấn, sông Thao 5 - 6 tấn, hồ Thác Bà 4 - 5 tấn. Sản lượng hiện nay chỉ còn 2,2% so với những năm 1960 -1970 (Phạm Báu & Nguyễn Đức Tuân, 1998). Thân trần dài. Viền lưng hơi nhô lên. Phần trước vây lưng dẹp bằng. Phần sau vây lưng dẹp bên dần dần. Đầu rộng bẹt và tương đối dài. Mõm rộng, mé trước hơi bằng. Mắt ở phía trên và nửa trước của đầu. Khoảng cách 2 mắt rộng, bằng. Lỗ mũi trước và sau cách nhau không xa. Miệng to kề dưới, hình cung nông. Môi trên dày hơn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 môi dưới. Hai hàm có răng kiểu lông nhung, xếp thành dải dài. Răng trên xương vòm xếp thành dải hình cung nông, liên tục nhưng không đều, giữa nhỏ còn hai bên to hơn. Có 4 đôi râu. Râu mũi nhỏ ở ngay trước lỗ mũi sau và kéo dài quá viền sau của mắt. Râu hàm kéo dài đến giữa chiều dài vây bụng. Râu cằm ngoài dài tới gốc vây ngực. Râu cằm trong ngắn hơn. Màng mang không liền với eo mang. Vây lưng có viền ngoài hơi nhô lên, khởi điểm tới mút mõm bằng tới ½ của chiều dài gốc vây mỡ. Tia vây lưng cuối là gai cứng, phía trước trơn, phía sau có răng cưa rõ. Vây mỡ dày, dài gấp 3 lần chiều dài gốc vây lưng, viền sau tự do. Vây hậu môn có viền ngoài lồi, khởi điểm tới gốc vây ngực gần hơn tới mút sau tia giữa của vây đuôi. Vây ngực phát triển ngang bằng; viền trước và sau gai cứng đều có răng cưa. Vây bụng có khởi điểm sau mút cuối của vây lưng, kéo dài tới lỗ sinh dục nhưng chưa tới vây hậu môn. Vây đuôi phân thùy sâu, thùy trên dài hơn thùy dưới và mút cuối đều hơn tày. Gai xương chẩm ngắn, chỉ bằng ½ khoảng cách từ đỉnh chẩm tới gốc vây lưng, trên phủ một lớp da. Hậu môn gần lỗ niệu sinh dục và gần vây bụng hơn vây hậu môn. Đường bên hoàn toàn, bằng phẳng và không rõ nét. Bóng hơn 2 ngăn, ngăn trước to, ngăn sau nhỏ, giữa 2 ngăn thắt lại. Lưng xám đen, bụng trắng nhạt. Bên thân có nhiều chấm đen to nhỏ không theo qui tắc. Vây lưng, vây mỡ, vây hậu môn và vây đuôi, viền sau xám đen. Trên vây lưng, vây mỡ và vây đuôi cũng có nhiều chấm đen nhỏ. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn mờ nhạt, rất ít khi có chấm. [19]. 1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng Cá sống ở tầng đáy, có kích thước lớn, tối đa tới 40kg/con, thường gặp cỡ 1 - 4kg/con. Vòng tuổi của cá trên đốt thân và lát cắt gai cứng vây ngực. Cá Lăng chấm thuộc loại cá sinh trưởng nhanh. Trong bốn năm đầu, cá tăng về chiều dài, đạt 13 - 17cm/năm, sau đó giảm dần, ở tuổi 9+ - 12+ còn 4 - 7 cm/năm. Cá Lăng chấm ở sông Hồng sau một năm có thể dài 22-25cm, sau hai năm chiều dài tăng gấp đôi, những năm sau cá tăng trưởng chiều dài giảm nhưng tăng về khối lượng nhanh. Cá có tuổi lớn nhất tới 13 - 15 năm. [8] Là loài dặc trưng cho khu hệ cá các tỉnh phía Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Bơi lội hoạt bát, thích sống ở vùng trung lưu và đồng bằng. Là loài cá cỡ lớn, có con nặng đến 30 kg (Tạ Khoa). Theo Mai Đình Yên, 1963, cá Lăng cỡ lớn tối đa tới 40kg. Cá 1 tuổi có chiều dài 22 – 25cm 2 tuổi chiều dài tăng gấp đôi. Xác định tuổi bằng lát cắt vây ngực, đốt sống thân. Vòng năm là vòng màu trong, đồng tâm nằm giữa vùng đục mờ và sáng mờ. Phân tích 246 mẫu cá có chiều dài từ 14 – 152cm, khối lượng 15 – 20.000g từ 0+ - 12+ tuổi và nhận thấy: Cá Lăng chấm thuộc loại sinh trưởng tương đối nhanh. Trong 4 năm đầu tăng nhanh về chiều dài đạt 13 – 17cm/năm, sau giảm dần, ở lứa 9+ - 12+ tuổi còn 4-7cm/năm. Về khối lượng năm đầu tăng 30 – 60g, năm thứ 2 tăng 190 – 240g, từ năm thứ 5 tăng 1.000 – 1.400g/năm[19]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Cá Lăng chấm thuộc loài cá dữ. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá. Phân tích dạ dày cỡ cá nhỏ còn gặp các động vật không xương sống ở nước như giun, côn trùng, tôm, tép,… Ống tiêu hóa của cá Lăng chấm rất ngắn, dạ dày rất to. Cá nhỏ có phổ thức ăn khá rộng gồm: ấu trùng artermia, giun chỉ... Cá lớn ăn chủ yếu là cá tươi, tôm tươi... Cá bố mẹ sử dụng cá loại tôm tươi như tôm thẻ chân trắng, tép, các loại cá tươi như cá Mè trắng, cá Rô phi, cá biển băm nhỏ kích thước khoảng 1,5 - 2cm. Cá Lăng chấm thường vào ven bờ kiếm ăn hoặc đến các bãi đẻ của cá nhỏ để bắt cá bố mẹ ăn. [8]. Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: cá tạp, cắt khúc vừa cỡ miệng cá. Thức ăn tự chế 50% cám + 50% cá. Thức ăn viên độ đạm ít nhất 35%. Cho ăn 3 lần/ngày (sáng, chiều và tối). Cữ tối chiếm 40 – 50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng, tiêu hóa tốt, lớn nhanh hơn như: các loại Vitamin C; chế phẩm vi sinh vật, men tiêu hóa (Aqualact 1g/kg thức ăn); các sản phẩm chứa axit amin, sorbitol (Hepatofish 2,5g/kg thứ ăn) ; khoáng vi lượng (Vitatech F liều lượng 1 – 2g/kg thức ăn [8]. Cá Lăng chấm là loài cá dữ điển hình. Cá có kích thước nhỏ, phổ thức ăn khá rộng; chủ yếu là côn trùng và côn trùng nước (ấu trùng Chironomidae, Pleucoptera, Tricoptera, Ephemeroptera, Cà Niễng…), giun ít tơ (Oligochaeta), rễ cây. Cá lớn chủ yếu ăn cá, các loại tôm, cua…, với dạ dày lớn. Phân tích 25 mẫu ruột cá, thành phần thức ăn với tần số gặp và tỷ lệ khối lượng như sau: cá 28% (15,8%), tôm 36% (26,2%), côn trùng 60%(36%), cua 4% (4%), giun đất 4% (3,2%), động vật trên cạn 4% (3,6%), mùn bã hữu cơ 20% (3,2%), hạt thực vật 12% (8%)[19]. 1.1.5. Đặc điểm sinh sản * Đặc điểm sinh sản của cá Lăng chấm trong tự nhiên : Tuổi thành thục: Qua nghiên cứu tuổi cá bằng lát cắt gai cứng vây ngực và trên đốt sống thân cho thấy: 100% cá Lăng cái tuổi 0+, 1+, 2+ chưa phát dục, 25% cá cái 3+ tuổi có noãn sào ở giai đoạn IV, V, VI , cỡ cá cái nhỏ nhất có khả năng thành thục có chiều dài là 61 cm, trọng lượng 1,6 kg. 100% cá Lăng đực tuổi 0+, 1+, 2+, 3+ chưa phát dục, 20% cá đực 4+ tuổi có tinh sào ở giai đoạn IV, cỡ cá đực nhỏ nhất thành thục có chiều dài là 72 cm, trọng lượng 2,7 kg. Hệ số thành thục của cá đực và cá cái tăng dần từ tháng 4 đạt cực đại vào tháng 6 sau đó giảm dần vào những tháng tiếp theo. Sức sinh sản của cá Lăng chấm thấp, hệ số thành thục trung bình là 7,84. Sức sinh sản tuyệt đối tăng theo tuổi, cá từ 3 - 11 tuổi số lượng trứng đạt: 6.342- 54.575 hạt trứng. Sức sinh sản thực tế có số lượng trứng trung bình là 3.750 hạt /kg cá cái [11]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 Tập tính sinh sản: Cá Lăng chấm đẻ theo từng con lũ, nhiệt độ nước 26-29oC. Cá đẻ trứng vào các hang, hốc đá ở ven sông, suối. Hầu hết cá lớn đẻ vào tháng 6, cá nhỏ đẻ muộn hơn vào tháng 7, 8. Trứng cá chìm và dính, cá Lăng đẻ trứng tại vùng trung lưu nước chảy. Trứng cá Lăng hơi tròn, hình quả lê, có màu vàng với độ đậm nhạt khác nhau, đường kính trứng trong các pha lớn, dao động 2.500- 3000 µm. [11]. Cá Lăng chấm cái thành thục vào tuổi 3+, dài 61cm, nặng 1,6kg. Cá đực thành thục vào 4 tuổi, dài 72cm, nặng 2,7kg. Mùa sinh sản từ tháng 4 - 6, đẻ muộn có thể tới tháng 8. Khi sinh sản cá di cư lên vùng trung và thượng lưu các sông, nơi nước chảy, đáy nhiều sỏi đá. Bãi Cá lăng đẻ trên sông Hồng tập trung từ Yên Bái lên Lào Cai, trên sông Đà từ Tạ Khoa (Sơn La) lên Lai Châu; trên sông Lô - Gâm từ Tuyên Quang đến Hà Giang. Cá đẻ trứng trong hang đá, hốc ngầm tự nhiên hoặc đào thành hố để đẻ. Cá bố mẹ có tập tính chăm sóc con cái. [15]. Cá Lăng cái thành thục 3+ tuổi, L0 = 61cm, P = 1,6kg; còn cá đực thành thục 4+ tuổi, L0 = 72cm, P = 2,7kg. Tuyến sinh dục ở giai đoạn IV bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9. Hệ số phát dục tăng dần vào tháng 4, cực đại vào tháng 6 và sau đó giảm dần. Cá Lăng chấm có sức sinh sản thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48%, sức sinh sản tuyệt đối ở lứa 3 – 11 tuổi từ 6.340 – 54.580 trứng và sức sinh sản tương đối từ 2,7 – 4,5 trứng/ g khối lượng cá. Cá đẻ tập trung từ tháng 5-6, đẻ muộn có thể tới tháng 7-8. Khi sinh sản cá di cư lên vùng trung lưu nước chảy đáy nhiều đá sỏi. Cá đẻ trứng trong hang đá, hốc ngầm tự nhiên, hoặc đào thành vùng đẻ. Trứng chìm và dính. Cá bố mẹ biết chăm sóc con. Trên hệ thống sông Hồng nơi cá đẻ tập trung là ngòi Đum, ngòi Nhù, ngòi Thia. Từ tháng 7 – 8 đã bắt gặp cá con có kích thước 5-7cm gần bãi đẻ. Phạm Báu và Nguyễn Đức Tuân, 1998 đã bắt cá thành thục trên bãi đẻ tiến hành thụ tinh nhân tạo. Trứng thành thục có đường kính 3-3,5cm tròn căng, rời và màu mỡ gà. Trứng mới đẻ ra hơi dính, có xoang bao trứng nhỏ và noãn hoàng lớn. Trứng nở sau khi thụ tinh từ 60 – 64 giờ ở nhiệt độ 27-290C. Khai thác cá Lăng chấm có 2 mùa: Mùa chính từ trước mùa lũ tháng 3-6 (cá di cư sinh sản) và mùa phụ từ tháng 9 – 10 (cá đi trú đông). Ngư cụ khai thác chính là xung điện, các loại câu, lưới thưa. [19]. 1.2. Tình hình nghiên cứu cá Lăng chấm trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng chấm trên thế giới Trên thế giới, cá Lăng chấm phân bố trên sông Tây Dương, sông Nguyên (Vân Nam – Trung Quốc). Các đặc điểm hình thái, phân loại đã được công bố trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả: Chevey et lemasson (1937) Ngũ Hiến Văn (1963); Chu Xinluo, Chen Yinrui (1989). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 Từ năm 1997 đến năm 2000, Trại cá giống đặc sản Long Phát ở Thuận Đức tỉnh Quảng Đông đã cho đẻ nhân tạo thành công cá Lăng chấm ở quy mô sản xuất thử nghiệm bước đầu. Báo cáo tổng kết của tác giả Hứa Chấn Bình (2003) cho rằng kỹ thuật đẻ cá Lăng rất khó, yêu cầu kỹ thuật cao, báo cáo này đã được công bố trong tạp chí Nghề cá nước ngọt của Trung Quốc số 2 năm 2001. Theo báo cáo của Hứa Chấn Bình, việc nuôi vỗ thành thục cá Lăng chấm đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá Lăng chấm. Thuốc dùng tiêm kích thích cho cá bố mẹ là LRHa + Dom với liều lượng rất thấp, cho cả 2 lần tiêm là 3,5 µg LRHa + 4mg Dom. Thụ tinh nhân tạo cho trứng bằng phương pháp thụ tinh khô. Kỹ thuật ấp trứng cá Lăng Chấm tương tự với kỹ thuật ấp trứng cá trê ở Việt Nam là rải trứng trên giá thể. Có thể ương cá bột bằng động vật phù du hoặc ấu trùng Artemia, luân trùng, giun chỉ, thức ăn của cá Chình [2]. Hiện nay, cá Lăng chấm đang được nuôi phổ biến tại tỉnh Quảng Đông, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho các thị trường Hồng Kông, Ma Cao và Nhật [2]. Sau thành công về nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo tại Trung Quốc, năm 2000 tác giả Dương Gia Kiên thuộc Viện nghiên cứu thuỷ sản tỉnh Quảng Tây đã công bố tài liệu hướng dẫn nuôi thương phẩm Cá Lăng chấm. Theo tác giả, những khâu kỹ thuật quan trọng trong nuôi thương phẩm Cá Lăng chấm bao gồm: điều kiện ao nuôi phải tốt, nước sạch đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan trên 6mg/l, diện tích ao dao động 0,10-0,25 ha, độ sâu nước tối thiểu 1,6m và cần lắp máy quạt nước; mật độ thả cá giảm dần theo sự tăng về trọng lượng của cá, dao động từ 23.000-30.000 con/ha đối với cỡ cá 50-75 gram và giảm xuống 6.000-7.500 con/ ha đối với cỡ cá 750-1.000gram. Trong ao nuôi Cá Lăng có thể ghép thêm Cá Mè Trắng và Cá Mè Hoa làm sạch nước. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong thức ăn của Cá Lăng và nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của 100 gram cá gồm 1,2-1,3 gram protein, 0,18-0,75 gram chất béo, 0,24 gram chất xơ, 0,1 gram muối khoáng và chất bổ sung dinh dưỡng. Một số bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn cá giống và cá thương phẩm gây thiệt hại nặng bao gồm bệnh trùng mỏ neo, bệnh xuất huyết. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cá Lăng chấm tại Việt Nam Ở nước ta, Cá Lăng chấm đã được các tác giả Nguyễn văn Hảo (1967, 1993), Mai Đình Yên (1978, 1983) nghiên cứu về hình thái, phân loại, phân bố. Kết quả cho thấy Cá Lăng chấm thuộc bộ Cá Nheo Siluriformes, họ Cá Lăng Bagridae, giống Cá Lăng Hemibagrus và tên là Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803), Cá Lăng còn có tên khác là Mystus elongatus (Gunther, 1865), Macrones elongatus. Tên thường gọi của Cá Lăng là Cá Lăng (lúc lớn) và Cá Quất (lúc nhỏ). Họ Cá Lăng Bagridae ở Việt nam có 18 loài thuộc 7 giống trong đó giống Hemibaggrus có ba loài.[4]. Trong các loài thuộc họ Bagridae thì Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus là loài có kích thước PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 lớn nhất, phân bố rộng rãi ở thượng lưu và trung lưu các sông suối lớn ở miền Bắc nước ta [4]. Trong hai năm 1997 – 1998, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã tiến hành một số thử nghiệm sinh sản nhân tạo đối với cá Lăng chấm bố mẹ thành thục trong điều kiện tự nhiên tại sông Lô, sông Gâm thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang và tại lòng hồ thủy điện Hòa Bình thuộc địa bàn tỉnh Hòa Bình. Cá bố mẹ thành thục được thu thập, chọn lọc từ các hộ, thu mua cá trên lòng hồ hoặc trên sông sau đó nhốt trong các lồng bằng gỗ hoặc bằng nhựa. Thử nghiệm sử dụng một số loại kích dục tố LRHa, HCG, não thùy cá, Domperidon tiêm kích thích cho cá bố mẹ rụng trứng, tiết tinh, bố thí một số thí nghiệm về phương pháp thụ tinh như thụ tinh ướt, thụ tinh khô và thụ tinh bán ướt, bố trí thí nghiệm về phương pháp ấp trứng. Kết quả cho thấy tỷ lệ rụng trứng khá cao tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở rất thấp, thậm chí trứng của nhiều cá cái đẻ ra không nở, tổng số cá bột thu được của các đợt thí nghiệm khoảng 30 con. Trước thực trạng suy giảm nguồn lợi một số loài cá quý hiếm tự nhiên, năm 1997-1999 Bộ Thuỷ sản đã giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 thực hiện đề tài "Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (oshima, 1926); Cá Lăng Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803), Cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841)”. Nghiên cứu này đã nêu lên được những đặc điểm sinh học của Cá Lăng như về sinh trưởng: Cá Lăng chấm thuộc loại cá sinh trưởng tương đối nhanh. Trong bốn năm đầu, cá tăng nhanh về chiều dài đạt 13 - 17 cm, sau đó giảm dần, ở tuổi 9+ - 12+ còn 4 - 7cm/năm. Cá tăng chậm về khối lượng trong những năm đầu: năm 1 tuổi 30-60 gam/năm, 2 tuổi 190-240 gam/năm. Tăng nhanh từ năm thứ tư đạt 1000-1400 gam/năm, những năm cuối giảm. Là loài cá dữ điển hình, tỷ lệ chiều dài ruột /chiều dài thân bằng 89,35%. Thức ăn chủ yếu của cá Lăng là cá, tôm, côn trùng, giun, cua chiếm 28-60% về tần số gặp, 15,8-36,0% về khối lượng. Cá cái thành thục ở tuổi 3+, cỡ nhỏ nhất chiều dài là 61 cm, trọng lượng 1,6 kg. Cá đực thành thục ở tuổi 4+, cỡ cá nhỏ nhất chiều dài là 72 cm, trọng lượng 2,7 kg. Tuy nhiên chỉ có 25% cá cái và 20% cá đực thành thục ở cỡ tuổi đó. Sức sinh sản cá Lăng thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48; sức sinh sản tuyệt đối của cá tuổi 3+ - 11+ đạt 6342 - 54575 hạt, sức sinh sản thực tế trung bình đạt 3750 hạt/kg. Trong tự nhiên, Cá Lăng sinh sản từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 9. Cũng trong khuôn khổ của đề tài này, do kinh phí và thời gian hạn hẹp nên chỉ tiến hành thu thập được một số lượng nhỏ cá bố mẹ đã thành thục ngoài tự nhiên cho sinh sản nhân tạo và đã thu được cá bột, tuy nhiên các chỉ tiêu như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở còn rất thấp. [13]. Năm 2000 - 2001 đề án: Lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản bước đầu thuần hóa cá Lăng chấm trong điều kiện ao nuôi. Đề án đã thu thấp được 25 cá bố mẹ và hậu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 bị có trọng lượng 1,0 - 4,0 kg khai thác tại hồ thủy điện Hòa Bình về nuôi trong ao nước tĩnh có diện tích 500m2, độ sâu 0,7 - 0,8 m. Kết quả cho thấy cá Lăng Chấm có khả năng sinh trưởng, phát dục và thành thục trong điều kiện ao nuôi nước tĩnh. Thử nghiệm một số loại kích dục tố như LRHa, HCG, não thùy cá, Domperidon tiêm kích thích cho cá bố mẹ rụng trứng, tiết tinh. Trong quá trình sinh sản nhân tạo đã thu được trứng của 5 con cá cái nhưng tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Thử nghiệm một số biện pháp ấp trứng như: ấp trong chậu có sục khí, trong khay ấp trứng Rô phi nhưng phôi chỉ phát triển đến 56 giờ chứ không nở thành cá bột. Trong thời gian từ đầu năm 2002 tới 2004, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo Cá Lăng Chấm trong điều kiện nuôi” và đã thu được những kết quả khả quan. Năm 2003 Viện đã sản xuất được 7.800 cá bột, 5.000 cá giống. Năm 2004 sản xuất được 20 vạn cá bột, trên 12 vạn cá hương và cá giống Cá Lăng Chấm. Các chỉ tiêu khoa học kỹ thuật về sản xuất giống như tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống khi ương nuôi cá bột, cá hương và cá giống đạt tương đối cao. Một số khâu kỹ thuật sẽ được khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa các chỉ tiêu sinh sản nhưng nhìn chung đã làm chủ được kỹ thuật sinh sản đối tượng này và có thể chủ động cung cấp giống cũng như chuyển giao kỹ thuật tới các địa phương khi nghề nuôi Cá Lăng đã được phát triển trên quy mô rộng rãi. Thử nghiêm ban đầu về nuôi cá thương phẩm Cá Lăng chấm cho thấy cá có thể sinh trưởng, phát triển trong điều kiện nuôi ao. Cá ăn được thức ăn chế biến dạng viên chìm và tăng trưởng nhanh khi ăn thức ăn có tỷ lệ protein cao. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo về kỹ thuật nuôi thương phẩm Cá Lăng trong thời gian sắp tới.[7]. Một trong những nghiên cứu có tính thực tiễn cao đó là nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa động vật thủy sản, giúp đánh giá sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống cũng như việc xác định bệnh cho cá, năm 2008, Nguyễn Văn Hóa đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa của cá Ghé (Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 2000) và cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803) trên lưu vực sông Hiếu - Nghệ An”. Kết quả cho thấy đối với cá Lăng chấm số lượng hồng cầu cá Lăng chấm dao động trong khoảng 0,97 × 106 tb/mm3 đến 1,52 × 106 tb/mm3; hàm lượng hemoglobin máu cá là từ 2,81g% đến 4,65g%; số lượng bạch cầu máu cá từ 28,1 × 103 tb/mm3 đến 46,5 × 103 tb/mm3; tần số hô hấp ổn định nhất trong khoảng nhiệt độ từ 25 - 30oC; trong cùng loài, cá nhỏ có lượng tiêu hao oxy lớn hơn cá lớn, cá Lăng chấm cỡ 0,45 kg lượng tiêu hao oxy là 88,4 mg/kg/giờ, cá cỡ 0,75 kg là 75,8 mg/kg/giờ; hàm lượng protein và lipit trong thịt cá cỡ 0,45 kg là 61,0% và 9,95%, cá cỡ 0,75 kg là 59,3% và 10,93%. Từ đó có thể đánh giá trạng thái sinh lý trong quá trình nuôi, tạo môi trường thuận lợi khi thuần hóa và gây nuôi cá Lăng chấm, từ chỉ số hàm lượng protein, lipid của thịt cá có thể sử dụng làm dẫn liệu cho việc thiết lập khẩu phần dinh dưỡng và lựa chọn thức ăn cho các loài cá. [12]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 Một trong những đơn vị đi đầu nhân giống loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao là Trung tâm giống Thủy sản cấp I, xã Phi Mô (Lạng Giang). Năm 2009, Trung tâm phối hợp với Viện NTTS I sinh sản thử nghiệm cá Lăng chấm. Thực hiện dự án này, Trung tâm sửa chữa, xây mới một số bể xi măng, sử dụng hệ thống bơm nước tạo dòng chảy trong ao và phun mưa nhân tạo, trang bị lồng kính ấp trứng cá, tiếp nhận và bố trí nuôi vỗ thành thục 78 con cá Lăng chấm bố mẹ trên diện tích 800m2 mặt nước. Ông Thân Văn Thủy, giám đốc Trung tâm cho biết: “Khó nhất trong việc nhân giống cá Lăng chấm là kỹ thuật mổ lấy tinh ở cá đực để thụ tinh. Chỉ cần sơ suất nhỏ có thể làm cá bị chết, thiệt hại lớn. Để hạn chế rủi ro, chúng tôi cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm về kỹ thuật lấy trứng cá, phương pháp thụ tinh khô, ấp trứng cải tiến cho cá Lăng chấm sinh sản. Trong 2 năm qua, cơ sở đã cung cấp ra thị trường hơn 2 vạn con cá giống bảo đảm chất lượng. Dự kiến năm 2011, Trung tâm tiếp tục sản xuất hơn 1 vạn con cá giống nữa”. [12]. Kết quả thuần hoá cá bố mẹ nuôi trong ao nước tĩnh cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá bố mẹ đã được thuần hoá có trọng lượng trên 2-3kg/con được cho ăn thức ăn t- ươi sống đạt trung bình 1.100-1.400 gram/năm và hệ số tiêu tốn thức ăn khoảng 12- 13kg cá tạp/kg cá bố mẹ tăng trọng. Đề tài cũng đã nuôi thử nghiệm Cá Lăng giống cỡ 50 gram/con bằng thức ăn chế biến có hàm lượng đạm thô lên đến 45% trong thời gian 8 tháng nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm và do ảnh hưởng của Cá Rô phi trong ao nên chưa tính được chính xác hệ số thức ăn. Trong khi những đối tượng thuỷ sản nước ngọt được nhập nội gần đây chưa mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt do những ảnh hưởng về sự khác nhau về điều kiện khí hậu, ứng dụng công nghệ thì việc sử dụng những đối tượng thuỷ sản hoang dã có giá trị kinh tế cao mang những gen chống chịu tốt đã được gia hoá là việc cần thiết làm phong phú tập đoàn cá nuôi nước ngọt. Với những thành công trong nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo Cá Lăng trong thời gian vừa qua có thể chủ động cung cấp giống cho nghề nuôi. Tuy nhiên, để có thể phát triển nuôi rộng rãi những đối tượng này thì việc xây dựng công nghệ nuôi là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu. 1.3. Tình hình nuôi thương phẩm cá Lăng chấm tại Việt Nam Cá Lăng chấm là loài có giá trị kinh tế cao trong hệ thống sông Hồng. Với việc thành công trong sản xuất giống cá Lăng Chấm nhiều nơi đã thử nghiệm mô hình nuôi thương phẩm đạt được một số kết quả khả quan. Để phát triển mô hình nuôi cá chất lượng cao này, được sự quan tâm của tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2009, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh đã thực hiện đề tài nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá Lăng chấm. Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh cho biết: Sau một năm nuôi thử, cá Lăng chấm sinh trưởng và phát triển tốt, khối lượng trung bình đạt khoảng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2