intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng cua xanh Scylla serrata giai đoạn Zoea đến giai đoạn Megalope

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu tìm ra mức nhiệt độ và độ mặn cho tỷ lệ sống cao nhất và thời gian biến thái ngắn nhằm nâng hiệu quả trong sản xuất nhân tạo giống cua xanh Scylla serrata tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng cua xanh Scylla serrata giai đoạn Zoea đến giai đoạn Megalope

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYÃÙN ÂÆÏC THAÌNH AÍNH HÆÅÍNG CUÍA NHIÃÛT ÂÄÜ VAÌ ÂÄÜ MÀÛN LÃN TYÍ LÃÛ SÄÚNG VAÌ THÅÌI GIAN BIÃÚN THAÏI CUÍA ÁÚU TRUÌNG CUA XANH SCYLLA SERRATA GIAI ÂOAÛN ZOEA ÂÃÚN MEGALOPE LUÁÛN VÀN THAÛC SÉ KHOA HOÜC NÄNG NGHIÃÛP Chuyãn ngaình: NUÄI TRÄÖNG THUÍY SAÍN Maî säú: 60.62.03.01 NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC TS. NGUYÃÙN DUY QUYÌNH TRÁM HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Đức Thành PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm Huế, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích và quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Những kiến thức đó sẽ là hành trang mang theo trong suốt sự nghiệp sau này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn với lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Duy Quỳnh Trâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này trong thời gian qua. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Viện Nghiên cứu và phát triển - Trường Đại học Nông Lâm Huế, KS. Nguyễn Khoa Huy Sơn - Phó Viện trưởng cùng toàn thể kỹ sư, công nhân đang công tác tại trung tâm đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nghiên cứu. Sau cùng tôi dành lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, động viên quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng song vẫn còn những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đọc giả. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày…tháng…năm 2015 Học viên Nguyễn Đức Thành PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.2.Mục tiêu chung của đề tài ................................................................................ 2 1.3.Ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn .............................................................. 2 1.4.Điểm mới của đề tài ......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 1. Đặc điểm phân loại, hình thái giải phẩu............................................................. 3 1.1. Hệ thống phân loại .......................................................................................... 3 1.2. Hình thái giải phẩu .......................................................................................... 3 1.3. Vòng đời của cua xanh Scylla serrata ............................................................ 5 1.4. Phân bố và môi trường sống ........................................................................... 8 1.5 Tính ăn của loài ................................................................................................ 8 1.6. Đặc điếm sinh trưởng ...................................................................................... 9 1.7 Nghiên cứu về mùa vụ sinh sản ..................................................................... 11 1.8. Đặc điểm sinh sản tự nhiên ........................................................................... 12 1.8.1. Kích thước thành thục sinh dục.................................................................. 12 1.8.2. Hoạt động giao vỹ và đẻ trứng ................................................................... 13 1.8.3. Sự phát triển của phôi và ấu trùng cua xanh .............................................. 14 1.9. Một số nghiên cứu sinh sản nhân tạo ............................................................ 16 1.9.1. Nghiên cứu nuôi vỗ cua bố mẹ và cho đẻ .................................................. 16 1.9.2. Nghiên cứu về thức ăn ương ấu trùng cua ................................................. 18 1.10. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ lên ấu trùng cua xanh ...................................................................................................................... 19 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 2.1.Mục tiêu.......................................................................................................... 22 2.2.Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 22 2.3.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22 2.3.1.Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iv 2.3.2.Phương pháp pha độ mặn ............................................................................ 23 2.3.3.Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 23 2.4.Quản lý chăm sóc ........................................................................................... 25 2.4.1.Thu nhận ấu trùng từ cua mẹ....................................................................... 25 2.4.2.Xử lý nước biển trước khi đưa vào ương ấu trùng...................................... 25 2.4.3.Ương ấu trùng ............................................................................................. 25 2.4.4.Thức ăn nuôi ấu trùng ................................................................................. 26 2.4.5.Vệ sinh thay nước........................................................................................ 27 2.5.Chỉ tiêu và phương pháp xác định ................................................................. 28 2.5.1.Các yếu tố môi trường ................................................................................. 28 2.5.2.Nhận biết các giai đoạn ấu trùng ................................................................. 28 2.5.3. Xác định thời gian biến thái của ấu trùng .................................................. 29 2.5.4.Tình trạng sức khỏe và tỷ lệ sống của ấu trùng .......................................... 29 2.5.6.Định lượng ấu trùng trong bể ...................................................................... 29 2.5.7. Xử lý số liệu ............................................................................................... 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 3.1.Sự biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ................... 31 3.2.Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua xanh.... 34 3.3.Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến thời gian biến thái ấu trùng cua xanh40 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 4.1.Kết luận .......................................................................................................... 46 4.2.Kiến nghị ........................................................................................................ 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc điểm tuyến sinh dục cua cái các giai đoạn thành thục..................... 12 Bảng 1.2. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng cua giống scylla........................... 15 Bảng 2.1. Một số thuốc và hóa chất sử dụng trong quá trình ương ấu trùng cua.... 26 Bảng 2.2. Lượng cho ăn trong qua trình ương ấu trùng thí nghiệm........................ 26 Bảng 2.3. Thời gian ấp artemia cho các giai đoạn ấu trùng cua.............................. 27 Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp f1.............................. 27 Bảng 2.5. Các yếu tố môi trường, dụng cụ và tần xuất đo trong quá trình thí nghiệm .................................................................................................................................. 28 Bảng 3.1a. Chỉ số đo một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm........... 31 Bảng 3.1b. Chỉ số đo một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm............ 33 Bảng 3.2a. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống của ấu trùng cua xanh đến giai đoạn megalope........................................................................................... 34 Bảng 3.2.b. Ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống của ấu trùng cua xanh đến giai đoạn megalope ................................................................... 35 Bảng 3.3a. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên thời gian biến thái của ấu trùng cua xanh đến giai đoạn megalope ............................................................................ 40 Bảng 3.3b. Ảnh hưởng đồng thời của nhiệt độ và độ mặn lên thời gian biến thái của ấu trùng cua xanh đến giai đoạn megalope ............................................................. 41 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tỷ lệ sống của ấu trùng cua xanh giai đoạn megalope với nhân tố nhiệt độ và độ mặn................................................................................ 36 Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống của ấu trùng cua xanh qua các giai đoạn............................................................................................. 38 Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa thời gian biến thái ấu trùng cua giai đoạn megalope với yếu tố nhiệt độ và độ mặn.................................................................................. 42 Biểu đồ 3.4. Thời gian biến thái các giai đoạn ấu trùng cua xanh dưới tác động đồng thời của nhân tố nhiệt độ và độ mặn............................................................... 44 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Hình thái cấu tạo ngoài cua xanh scylla serrata.................................... 3 Hình 1.2.Vòng đời của cua xanh scylla serrata..................................................... 6 Sơ đồ 2.1.Bố trí các nghiệm thức thí nghiệm..................................................... 24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cua xanh Scylla serrata là loài có kích thước lớn nhất trong 4 loài thuộc giống Scylla. Chúng phân bố rộng từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương (Keenan 1998; Keenan 1999a) [26][27]. Cua xanh có tiềm năng phát triển nuôi rất tốt do chất lượng thịt thơm ngon và tốc độ sinh trưởng nhanh (Lavina 1980) [31]. Chúng có thị trường tiêu thụ rộng lớn và trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho ngư dân ở những vùng chúng phân bố. Do đó, có rất nhiều nước đã đầu tư trang trại nuôi loài cua này như ở Úc, Trung Quốc, Philipin, Thái Lan, Việt Nam …(Fortes 1997; Cholic 1999; Keenan 1999b) [15][14][28]. Ở Việt Nam, nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu cua xanh S. serrata ngày càng gia tăng, do đó việc đánh bắt và nuôi đối tượng này diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Tuy nhiên nguồn giống cung cấp cho người nuôi vẫn còn hạn chế khiến nghề nuôi cua chưa phát triển như các đối tượng giáp xác khác (Thạch 2004) [7]. Năm 1998, Nguyễn Cơ Thạch đã nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo cua xanh Scylla serrata ở Việt Nam mở ra hướng mới trong nghiên cứu và sản xuất cua giống [5]. Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng tại Khánh Hòa và một số tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên tỷ lệ sống không giống nhau ở các địa phương do điều kiện khí hậu khác nhau, tỷ lệ sống cao nhất đạt được là 7,5% (Thạch 2004) [7]. Tỷ lệ sống của ấu trùng các loài thủy sinh vật chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nước. Đối với các loài sinh vật biển như cua xanh, nhiệt độ và độ mặn là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, đặc biệt ở các giai đoạn phát triển của ấu trùng (Gunter 1957; Kinne 1970; Kinne 1971) [17], [29], [30]. Các yếu tố môi trường nước của thủy vực khác nhau bị chi phối bởi điều kiện khí hậu của các vùng địa lý khác nhau. Tỉnh Thừa Thiên Huế có khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40 – 41oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 10oC. Biên độ nhiệt nhiều năm chênh lệch hơn 20 oC (Nguyễn Thanh 2005)[8]. Do đó việc áp dụng quy trình sản xuất nhân tạo cua xanh của Nguyễn Cơ Thạch có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương khác trong cả nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 2 Trong khuôn khổ nghiên cứu cải tiến quy trình sinh sản nhân tạo cua xanh Scylla serrata phù hợp với điều kiện khí hậu của Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng cua xanh Scylla serrata giai đoạn Zoea đến giai đoạn Megalope” 1.2. Mục tiêu chung của đề tài Đề tài nghiên cứu với mục tiêu tìm ra mức nhiệt độ và độ mặn cho tỷ lệ sống cao nhất và thời gian biến thái ngắn nhằm nâng hiệu quả trong sản xuất nhân tạo giống cua xanh Scylla serrata tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.3. Ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng cua xanh giai đoạn Zoea đến Megalope trong điều kiện thí nghiệm. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng trong các trại sản xuất cua giống trong cả nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhờ vào sự gia tăng tỷ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn Megalope. 1.4. Điểm mới của đề tài Tính đến thời điểm thực hiện đề tài này, tại Việt Nam chưa có công bố khoa học nào về ảnh hưởng đồng thời của hai nhân tố độ mặn và nhiệt độ lên tỷ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng cua xanh Scylla serrata giai đoạn Zoea đến Megalope. Ngoài ra, nghiên cứu này có mức thiết kế thí nghiệm với khoảng chênh lệch giữa các mức độ mặn và nhiệt độ so sánh là nhỏ nhất (2 đơn vị). Các nghiên cứu tương tự đã công bố trước đây trên thế giới có mức lớn hơn (trên 3 đơn vị và phổ biến ở mức 5 đơn vị và lớn hơn). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm phân loại, hình thái giải phẩu 1.1. Hệ thống phân loại Loài Scylla serrata phân bố ở Việt Nam được gọi theo nhiều tên: cua xanh, cua bùn, cua sú. Theo khóa phân loại của Forsskal, 1775 loài Scylla serrata có hệ thống phân loại như sau: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Portunidae Giống: Scylla Loài: Scylla serrata Tên tiếng Anh: mud- crab, green crab, mangrove crab 1.2. Hình thái giải phẩu Loài cua xanh có kích thước tương đối lớn, có thể đạt trọng lượng 2kg. Cua có màu xanh lục hoặc màu vàng sẫm. Mặt bụng thường có màu sáng hơn mặt lưng. Có thể cua dẹp theo hướng lưng bụng và chia làm 2 phần. Phần đầu ngực lớn nằm trong giáp đầu ngực (mai cua). Phần bụng nhỏ và gập lại dưới giáp đầu ngực (yếm cua) (Đạt 2004) [2] Hình1.1. Hình thái cấu tạo ngoài cua xanh Scylla serrata PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 4 Phần đầu ngực Phần đầu và phần ngực ở cua dính liền với nhau, ranh giới giữa các đốt không rõ ràng. Căn cứ vào phần phụ mang trên đó mà biết được số đốt tạo thành. Đầu gồm 5 đốt mang mắt, anten và các phần phụ miệng. Ngực gồm 8 đốt mang các chân hàm và các chân bò. Mặt lưng của đầu ngực được bao bọc trong phần giáp đầu ngực (mai cua). Mé trước của giáp đầu ngực có hai hố mắt mang, hai mắt nằm trên cuống mắt. Giữa hai hố mắt, mỗi bên mép trước của giáp đầu ngực có 9 gai nằm liên tiếp nhau. Mặt trên của giáp đầu ngực phân chia thành từng vùng nhỏ, ngăn cách bởi rãnh và gờ rõ rệt. Phía trước là vùng tráng, kế tiếp là vùng dạ dày ngăn cách với nhau bởi hai gờ. Tiếp theo là vùng tim, sau vùng tim đến vùng ruột. Hai bên vùng dạ dày là vùng gan. Ngoài cùng là vùng mang. Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng. Các tấm bụng làm thành vùng lõm ở giữa chứa phần bụng gập vào. Ở con cái có đôi lỗ sinh dục nằm ở tấm bụng thứ ba được phần bụng gập lại che lấp. Phần bụng Phần phụ gồm bảy đốt gồm các phần phụ bị tiêu giảm nằm gấp lại dưới phần đầu ngực làm cho cua thu ngắn và gọn lại giúp cua bò dễ dàng. Phần bụng của cua đực và cua cái có sai khác. Ở con cái chưa trưởng thành sinh dục (trước thời kỳ lột xác tiền giao vỹ) phần bụng (yếm cua) hơi vuông (thường gọi là cua yếm vuông hay cua cái so). Sau khi lột xác tiền giao vỹ yếm trở nên tròn, kích thước yếm lớn che phủ phần lớn mặt bụng phần đầu ngực. Phần bụng của cua đực hẹp, ngang hẹp dần về phía sau có hình tam giác và cũng nằm gọn trong phần lõm của các tấm bụng phần đầu ngực. Ở con cái các đốt bụng I, II và VII khớp động với nhau, các đốt bên, các đốt khác bất động, các chân bụng chẽ đôi biến thành các chùm lông yếm để trứng đẻ ra bám vào đó mà phát triển. Lỗ hậu môn nằm ở cuối cùng. Ở con đực các đốt I, II, V và VI khớp động với các đốt bên. Các chân bụng thoái hóa biến thành đôi gai giao cấu, lỗ hậu môn nằm ở cuối cùng. Các phần phụ Anten I nằm trong rãnh xiên với trán. Ở đốt gốc anten I có lỗ bình nang. Anten II nằm ở gốc cuống mắt và có hình sợi nhỏ. Ở đốt gốc anten II có lỗ của tuyến anten. Hàm trên là tấm kitin lớn, rất khỏe, bờ trong sắt, không có răng. Hàm dưới I gồm phần gốc 2 lá, trên đầu 2 lá có nhiều lông. Nhánh trên của phần PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 5 ngọn dạng bảng mỏng gồm 2 đốt có lông ở cạnh trong. Hàm dưới II gồm phần gốc 2 lá, lá trong hình lưỡi dao, đầu có nhiều lông, lá ngoài hai nhánh đầu loe rộng và có nhiều lông. Chân hàm I gồm phần gốc 2 lá, lá trong nhỏ và trên đầu có nhiều lông cứng, lá ngoài đầu loe rộng và mép ngoài có lông ngắn. Phần ngọn gồm 2 nhánh, nhánh trong hình lá cờ, mép trong có nhiều lông dài, nhánh ngoài gồm 3 đốt. Ở phần gốc còn có tấm kitin nhỏ hình lá lúa có tơ dài theo hướng phía ngoài và lui về sau gọi là mang khỏa nước. Chân hàm II có nhiều phần gốc nhỏ, phần ngọn 2 nhánh, nhánh trong 5 đốt, mép trong có nhiều lông, nhánh ngoài gồm 3 đốt. Phía ngoài từ phần gốc có mang khớp hình lông chim và ngoài cùng phía dưới có mang khỏa nước. Chân hàm III đã kitin hóa rất mạnh, gồm phần gốc 2 đốt. Phần ngọn có 2 nhánh. Chân ngực gồm 5 đôi: Đôi thứ nhất phát triển lớn, đầu có kẹp (càng cua). Ở con đực kích thước 2 càng khác nhau rõ rệt, thường càng bên phải lớn hơn càng bên trái. Càng cua vừa để bắt mồi vừa là cơ quan tự vệ và tấn công kẻ thù lợi hại. Các đôi chân 2, 3, 4 là chân bò có 5 đốt, đốt cuối cùng vuốt nhọn. Đôi chân thứ 5 các đốt có dạng hình bảng biến thành bơi chèo, là động lực chính khi cua bơi. Chân bụng: Ở cua cái có 4 đôi chân bụng, từ đốt bụng thứ nhất đến đốt bụng thứ 4 biến thành cơ quan giữ trứng. Các chân bụng có cấu tạo giống nhau, gồm 1 đốt gốc và phần ngọn gồm 2 nhánh hình lá lúa mép mỏng có lông dài đủ phủ, nhánh trong phân đốt, nhánh ngoài không phân đốt. Ở cua đực chỉ còn lại đôi chân bụng thứ nhất và thứ 2 biến thành chân giao cấu. Phần gốc gồm 3 đốt, phần ngọn chỉ còn nhánh trong, không phân đốt. 1.3. Vòng đời của cua xanh Scylla serrata Cua xanh Scylla serrata có vòng đời phức tạp, trải qua nhiều lần lột xác và biến thái từ thời kỳ ấu trùng đến giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành. Vòng đời của cua xanh thường được chia làm các giai đoạn: Phôi (Embryo), ấu trùng (Larvae), cua giống (Juvernile) và trưởng thành (Adult). Đa số các loài cua đều trải qua các giai đoạn trên để hoàn tất chu kỳ sống. Theo Ong (1964) ấu trùng cua Xanh trải qua 5 giai đoạn Zoea (Zoea1 đến Zoea 5) với 4 lần lột xác vào khoảng thời gian 17 - 20 ngày và Zoea 5 biến thái PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 6 thành Megalope khoảng 8 - 11 ngày, sau đó ấu trùng trở thành cua con. Cua con trải qua 16 - 18 lần lột xác trước khi thành thục, thời gian này ít nhất khoảng 338 - 523 ngày. Trước mùa vụ sinh sản cua di cư ra vùng biển ven bờ lột xác tiền giao vĩ rồi di cư ra biển, trong quá trình di cư trứng sẽ dần dần phát triển đến chín. Cua đẻ trứng và ấp trứng dưới bụng cho đến khi nở ra ấu trùng Zoea1, rồi chúng tiến hành lột xác, sinh trưởng, sinh sản và lập lại vòng đời của chúng [38]. Hình1.2. Vòng đời của Cua Xanh Scylla Serrata Giai đoạn phôi (Embryo) Theo sự phát triển của phôi, màu sắc trứng phôi từ màu vàng chuyển sang màu xanh, về sau chuyển thành màu đen. Sau thời gian từ 11- 13 ngày thì ấu trùng nở. Khi trứng chuyển sang màu xám là lúc bắt đầu xuất hiện mầm chân và mắt. Khi hình thành mắt, tim bắt đầu hoạt động và các cơ quan khác cũng tiếp tục hình thành. Lúc tim đập khoảng 200-240 lần/phút thì ấu trùng phá màng vỏ chui ra ngoài bước vào thời kỳ ấu trùng Zoea. Gặp điều kiện thuận lợi cua ấp trứng tốt, phôi phát triển đồng đều thì ấu trùng nở ra đồng loạt, thường khoảng 3- 6h ấu trùng nở xong. Giai đoạn Zoea(Larvae) Ấu trùng vừa mới nở ra có màu đen (đôi mắt kép to có nhiều sắc tố đen) làm cho người quan sát cảm thấy ấu trùng có màu đen bơi lội trong tầng nước, giữa và trên tầng mặt. Ấu trùng sống phù du có đặc tính hướng quang mạnh hoạt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 7 động nhờ chân hàm và sự co giãn của phần bụng. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng lột xác và phát triển khoảng 26-30oC (trung bình 28oC), độ mặn 28-31‰ (trung bình 30‰), pH là 7,5-8,5. Sau 16-18 ngày ấu trùng Zoea trải qua 5 lần lột xác đã thành ấu trùng Megalope. Thức ăn của ấu trùng Zoea là tảo: Chaetoceros và Sketonema costatum, luân trùng (loài luân trùng nước lợ: Branchionus plicatilis), ấu trùng Nauplius của Artemia. Trong ương ấu trùng có thể sử dụng tảo bột Spirulina, thức ăn tổng hợp dạng vi nang. Giai đoạn Megalope(Larvae) Sau lần lột xác thứ 5 ấu trùng Zoea biến thái thành ấu trùng Megalope. Ấu trùng Megalope có đôi mắt kép to, cùng 5 đôi chân ngực: đôi thứ nhất to phát triển thành càng, 4 đôi sau biến thành chân bò. Phần bụng dài và hẹp có 7 đốt đuôi, đuôi không chẻ đôi, có 4 đôi chân bụng dạng mái chèo để bơi lội, đôi thứ 5 nhỏ liền với đuôi nên gọi là chân đuôi. Megalope sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ. Megalope lột xác chuyển thành cua bột 1 sau 8-10 ngày. Megalope bơi lội nhanh nhẹn, có khả năng bò trên nền đáy hoặc bám vào giá thể có trong nước. Megalope bắt mồi tích cực, thức ăn của chúng là Artemia, thức ăn chế biến gồm thịt nghiền, tôm xay nhuyễn. Giai đoạn cua giống (Juvernile) Cua giống vừa lột xác từ Megalope có vỏ mềm nằm ở đáy, sau 2 giờ vỏ cứng và bắt đầu bò bơi lội trong nước. Khi mới lột xác có chiều rộng mai dao động từ 2,5-3mm. Các phần phụ đầu ngực phân ra đầy đủ, bụng thu nhỏ lại và gập vào phần ngực (yếm cua). Cua bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang hay chui vào gốc cây bụi rậm, đồng chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn hay cửa sông. Thức ăn của nó bao gồm: thịt cá, tôm, nghêu, thực vật thủy sinh, mảnh vụn hữu cơ, động vật nhỏ, râu ngành, động vật thân mềm. Cua bột 3 ngày tuổi lột xác lần thứ nhất và chiều rộng mai đạt 5mm, chiều dài 3,5mm. Cua giống có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh, phân biệt được đực cái, có sức sống cao, bò nhanh, đào hang, bơi lội nhanh, kiếm ăn tích cực khả năng tự vệ cao. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 8 Giai đoạn cua trưởng thành (Adult) Cua trưởng thành sống ở vùng nước lợ ven biển như rừng ngập mặn, cửa sông, đầm phá…. và ngay cả thủy vực nước ngọt ven cửa sông. Khi đến tuổi thành thục chúng di cư ra vùng nước mặn để sinh sản. Có 2 nguyên nhân dẫn đến sự di cư này, do bản năng nhằm đảm bảo sự cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường nước và cơ thể trong quá trình phát triển của tuyến sinh dục, đảm bảo điều kiện cho trứng nở và phát triển của ấu trùng. 1.4. Phân bố và môi trường sống Theo nghiên cứu của Keenan và cộng sự (1998) cua xanh phân bố ở vùng biển Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, biển Đỏ, Vịnh Rchard, Nam Phi, Đông và Tây Úc, Biển Aurafura, Darwin, Timor, Indonesia, biển Fiji, Solomon Island, New Caledonia, Philippines, Okinawa Nhật Bản, Đài Loan, biển Nam Trung Hoa, Singapore, Malaysia, Cambodia, Việt Nam…[26]. Cua xanh thích nghi với môi trường rừng ngập mặn, vùng cửa sông, đầm phá, các nơi đó có chất đáy là bùn cát, bùn pha đất sét, thích hợp cho việc đào hang, sống vùi trong bùn vì thế người ta thường gọi cua xanh là cua bùn. Một số loài cua xanh sống thích nghi dọc theo bờ biển, nơi có thủy triều lên xuống như độ mặn cao ổn định như loài Scylla serrata. Các loài còn lại sống ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, nơi có độ mặn thay đổi (Keenan 1999b) [28]. Một nghiên cứu khác của Hill (1975) cho rằng: Cua xanh sống phần lớn thời gian trong vòng đời ở vùng nước lợ, mặn ở cửa sông hay trong rừng ngập mặn, khi thành thục sinh dục chúng di cư ra vùng biển sâu để đẻ trứng [20]. 1.5. Tính ăn của loài Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe (Phương and Hải 2009) [4]. Tuỳ theo giai đoạn biến thái tính ăn của cua có sự khác nhau nhưng phần lớn chúng thường ăn tạp thiên về động vật như: ấu trùng của giáp xác, luân trùng, Artemia, nhuyễn thể, giun, mực và ăn lẫn nhau. Riêng đặc tính ăn nhau có thể từ lúc chúng có đôi càng ở giai đoạn Megalope. Theo Hill (1979) đã quan sát PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 9 thấy rằng thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá của cua gồm 50% là nhuyễn thể, 21% là giáp xác, ít khi thấy cá xuất hiện trong ống tiêu hoá của cua [21]. Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển của chúng: Giai đoạn ấu trùng, cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Trong điều kiện nuôi cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như tảo, luân trùng, Artemia và cả thức ăn viên có kích thước nhỏ. Giai đoạn cua con, tiền trưởng thành và trưởng thành: chuyển dần sang ăn tạp như rong, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật biển. Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm, chủ yếu trên nền đáy, tuy nhiên đôi khi cũng bơi trên mặt nước. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10 - 15 ngày ở trên cạn trong điều kiện ẩm ướt (Hill 1975) [20]. Ở một nghiên cứu khác của Hill, cua con có kích thước 2 – 7 cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua sắp trưởng thành kích thước cơ thể từ 7 – 13 cm ăn nhiều loài 2 mảnh vỏ, trong khi đó cua lớn hơn thường ăn cua con và cá. Ngoài ra trong giai đoạn ấu trùng cua thường sử dụng thức ăn phù du do chúng có tập tính sống trôi nổi trong nước và có tính hướng quang trong giai đoạn này (Hill 1979; Hill 1984) [21], [22]. 1.6. Đặc điếm sinh trưởng Cua cũng như các loài giáp xác khác, chúng lột xác để biến thái và tăng trưởng. Cua đực tăng trưởng nhanh hơn cua cái và tốc độ tăng trưởng của cua đực khoảng 1,3 g/ngày, trong khi đó cua cái tăng trưởng 0,9 g/ngày (Mangapa 1987) [34]. Sự sinh trưởng của cua chịu ảnh hưởng rất nhiều vào các điều kiện môi trường (nhiệt độ, pH, độ mặn, chất lượng nước...) cho đến thành phần thức ăn trong thủy vực. Tăng trưởng trung bình của cua Scylla serrata ở điều kiện tự nhiên nhanh hơn so với điều kiện ương nuôi trong phòng thí nghiệm, mặc dù chất lượng nước trong phòng thí nghiệm tốt hơn (Ong 1966) [39]. Lột xác và tái sinh Quá trình phát triển cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn, ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2 - 3 hoặc 3 - 5 ngày /lần. Cua lớn lột xác chậm hơn, thường từ nửa tháng hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 10 kích thích tố: kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hút nước lột xác (Phương and Hải 2009) [4]. Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng…Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỹ thuật nuôi cua lột (Phương and Hải 2009) [4]. Sinh trưởng và lớn lên Chu kì sống của các loài cua biển theo Heasman (1980) được trích dẫn bởi Lee (1992) gồm 4 giai đoạn: giai đoạn ấu trùng, giai đoạn cua con (chiều rộng mai 20 - 80 mm), giai đoạn tiền trưởng thành (chiều rộng mai 70 - 150 mm) và giai đoạn trưởng thành (chiều rộng mai 150 mm trở lên) (Lee 1992) [32]. Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20 - 50%. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19 - 28cm với trọng lượng từ 1 -3kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5 - 10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng thì cua đực nặng hơn cua cái (Phương and Hải 2009) [4]. Tập tính sống Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau. - Giai đoạn ấu trùng Zoea và Megalope, chúng có tập tính sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con. - Giai đoạn cua con, chúng bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn, vùng cửa sông hay ngay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên. - Giai đoạn cua thành thục, chúng có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản. - Ấu trùng Zoea thích hợp với độ muối từ 25 – 30‰, cua con và cua trưởng thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2 – 38ppt. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng đòi hỏi độ mặn từ 22 – 32‰. Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 - 300C. Cua chịu đựng pH từ 7,5 – PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 11 9,2 và thích hợp nhất là 8,2 – 8,8. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0,06 – 1,6m/s (Phương and Hải 2009) [4]. 1.7. Nghiên cứu về mùa vụ sinh sản Từ năm 1940, Arriola đã nghiên cứu vòng đời cua xanh và nhận thấy: Cua xanh sinh trưởng và phát triển ở vùng nước lợ có độ mặn thấp, sau khi giao vĩ và đẻ trứng ấu trùng di cư đến vùng cửa sông, ấu trùng Zoea sống ở biển. Trong thời gian nuôi thử nghiệm 186 ngày đã trãi qua 12 đến 15 lần lột xác. Hoạt động đẻ trứng xảy ra quanh năm với mùa vụ sinh sản chính xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7. Sự thụ tinh xảy ra nội tại bên trong cơ thể (Arriola 1940)[10]. Ở vùng biển nhiệt đới cua đẻ quanh năm và ở vùng vĩ độ càng thấp mùa vụ sinh sản càng dài. Cua thường di cư ra biển để tiến hành lột xác, giao vĩ và sinh sản. Sự di cư sinh sản của cua thường theo chu kỳ âm lịch và sự thay đổi độ mặn. Sở dĩ cua buộc phải di cư từ vùng cửa sông ra biển là do yêu cầu về điều kiện môi trường ở giai đoạn đầu tiên của ấu trùng Zoea (Hill 1975) [20]. Cua di cư ra biển chủ yếu tìm môi trường thuận lợi cho quá trình sinh sản và ấp trứng như: nhiệt độ, độ mặn, ánh sáng và cả nguồn thức ăn cho ấu trùng (Prasad and Neelakantan 1980)[40]. Ở những vùng, do điều kiện tự nhiên của mỗi nước khác nhau cho nên có sự khác nhau về đỉnh cao mùa vụ sinh sản của cua. Chẳng hạn như Ấn Độ mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 2 năm sau (Marichemy and Rajapackiam 1991)[35]. Ở Srilanka từ tháng 4 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 (Jayamanne and Jinadasa 1991) [25]. Công trình nghiên cứu của Hoàng Đức Đạt (1997) về mùa vụ sinh sản cua xanh ở Việt Nam cho thấy: Ở vùng biển phía Nam Việt Nam cua xanh bắt đầu di cư vào tháng 7 -8 và mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Ở vùng biển phía Bắc Việt Nam mùa sinh sản của cua xanh tập trung từ tháng 4 đến tháng 7 (Đạt 1997)[1]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Cơ Thạch (2000) cho thấy: Cua xanh Scylla serrata đẻ trứng quanh năm nhưng mùa vụ sinh sản tập trung từ tháng 2-3 và tháng 7-8 [6]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 12 1.8. Đặc điểm sinh sản tự nhiên 1.8.1. Kích thước thành thục sinh dục Công trình của Ong (1964) đã nghiên cứu về sự thành thục giới tính và quá trình phát triển từ giai đoạn phôi đến giai đoạn Megalope. Từ kết quả nghiên cứu tác giả kết luận: Cua xanh thành thục ở 5 tháng tuổi, ứng với chiều rộng của giáp đầu ngực là 11,42cm. Trong khi đó Anon, 1984 nghiên cứu vòng đời cua xanh cho rằng: Tuổi thành thục giới tính của cua xanh là từ 1,5 đến 2,5 năm [38]. Kích thước và trọng lượng của cua xanh ở giai đoạn thành thục: Cua đực có trọng lượng từ 350gram ứng với chiều rộng giáp đầu ngực từ 10 đến 11cm trở lên, cua cái đạt trọng lượng trên 250gram và chiều rộng giáp đầu ngực 11,5 đến 12cm (Norman and Barbara 1987) [36]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Cơ Thạch (1998) cho thấy cua nhỏ hơn 8 cm thì chưa thành thục và hầu như toàn bộ cá thể trên 10 cm tương ứng với trọng lượng trung bình toàn thân ≥ 267gram đều thành thục và có khả năng tham gia sinh sản [5]. Nguyễn Cơ Thạch (2004) đã mô tả các giai đoạn thành thục của cua cái như sau [7]: Bảng 1.1. Đặc điểm tuyến sinh dục cua cái các giai đoạn thành thục Giai đoạn Đặc điểm tuyến sinh dục thành thục Chưa thành thục, tuyến sinh dục mỏng và trong suốt, bụng có hơi Giai đoạn I dạng tam giác. Đường kính trứng 0,01- 0,06 mm. Chỉ số thành thục sinh dục (GSI) thấp và dưới 0,5% Tuyến sinh dục đang phát triển, noãn sào có màu trắng kem hay Giai đoạn II vàng. Chiếm 1/4 diện tích gan tụy. Đường kính trứng 0,10- 0,30mm. GSI dao động 0,5 - 1,5% PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2