Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 4
download
Mục đích của đề tài là phân tích quá trình giao đất lâm nghiệp và đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã vùng đệm nhằm đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý Nhà nước về đất Lâm nghiệp trên địa bàn của các xã vùng đệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Huế. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo PGS,TS. Dương Viết Tình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy giáo, cô giáo Phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Nông Lâm Huế cùng quí thầy cô trong Khoa Lâm nghiệp đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn đến các Lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, đơn vị, sở ban ngành và các xã thuộc vùng đệm, các hộ gia đình xã Trộng Hóa, Trung Hóa thuộc vùng đệm VQG PNKB đã hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra nghiên cứu luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và các bạn lớp lâm học K19C đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Huế, tháng 06 năm 2015 Tác giả: Đặng Châu Toàn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình „ là kết quả nghiên cứu của bản thân. Các số liệu nghiên cứu, kết quả diều tra, kết quả phân tích trung thực, chưa từng được công bố. Nếu có thừa kế các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã từng công bố của người khác. Huế tháng 06 năm 2015 Tác giả: Đặng Châu Toàn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................... Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................4 3.1. Ý nghĩa Khoa học .....................................................................................................4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................5 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu. ................................................................ 5 1.1.1. Một số khái niệm về đất và sử dụng đất lâm nghiệp .............................................5 1.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông lâm nghiệp ............................................................. 6 1.1.3. Vùng đệm ..............................................................................................................7 1.2. Cơ sở thực tiển các vấn đề nghiên cứu .....................................................................8 1.2.1. Tình hình giao đất, giao rừng ở trên thế giới......................................................... 8 1.3. Tình hình giao đất, giao rừng ở Việt Nam ............................................................. 11 1.3.1. Các giai đoạn giao đất giao rừng ở Việt Nam .....................................................12 1.3.2. Những thành quả của hoạt động giao đất, giao rừng ...........................................21 1.3.3. Tình hình giao đất giao rừng ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................23 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............26 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 26 2.1.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................26 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................26 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................26 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 26 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 26 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 26 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................27 2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác giao rừng trong thời gian qua ở vùng đệm Vườn Quốc Gia - PNKB, tỉnh Quảng Bình .............................................................................27 2.3.3. Đánh giá tiến trình công tác giao rừng cho CĐDC thôn và HGĐ trên địa bàn các xã vùng đệm huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.......................................................... 27 2.3.4. Đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện giao rừng cho CĐDC thôn và HGĐ .......................................................................................................................................27 2.3.5. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng đất rừng theo quan điểm phù hợp và bền vững ............................................................................................................................... 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27 2.4.1. Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu ............................................................. 27 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................28 2.4.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu ...................................................................29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................30 3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội .........................................30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 30 3.1.2. Vị trí địa lý ...........................................................................................................30 3.1.3. Địa hình ...............................................................................................................31 3.1.4. Khí hậu thủy văn ................................................................................................ 32 3.1.5. Tài nguyên rừng...................................................................................................34 3.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................35 3.2. Đánh giá thực trạng giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình ở vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ..............................................................................................................44 3.2.1. Kết quả giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình ......................................................44 3.2.2. Thực trạng giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình...........................................44 3.2.3. Đánh giá nhu cầu nhận đất lâm nghiệp của hộ gia đình ......................................50 3.2.4. Đánh giá trình tự giao đất lâm nghiệp tại các xã vùng đệm ở huyện Minh Hóa.51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 3.2.5. Trình tự thủ tục giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình. ..................................51 3.2.6. Trình tự, thủ tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn ......................................54 3.2.7. Nhận xét chung về trình tự giao đất lâm nghiệp cho CĐDC thôn, HGĐ vùng đệm vườn quốc gia PNKB ở huyện Minh Hóa ............................................................. 57 3.2.8. Phân tích vai trò các bên liên quan trong tiến trình giao đất lâm nghiệp ............58 3.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình giao đất lâm nghiệp ..................................62 3.4. Đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện sau giao đất lâm nghiệp ....................64 3.4.1. Hiệu quả về kinh tế sau khi giao đất lâm nghiệp.................................................64 3.4.2. Hiệu quả về xã hội sau khi giao rừng ..................................................................67 3.4.3. Sự thay đổi nhận thức của con người sau khi nhận rừng được giao ...................70 3.5. Đề xuất giải pháp quản lý đất lâm nghiệp theo hướng bền vững ........................... 80 3.5.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ...............................................................................80 3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................... 81 3.5.3. Giải pháp về chính sách đầu tư............................................................................81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 83 1. Kết luận......................................................................................................................83 2. Kiến nghị ...................................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 86 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GĐGR Giao đất giao rừng GĐLN Giao đất lâm nghiệp GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất BQL Ban quản lý VQG PNKB Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng KNKL Khuyến nông khuyến lâm NN &P TNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TN&MT Tài nguyên & Môi trường UBND Ủy ban nhân dân NLKH Nông lâm kết hợp LSNG Lâm sản ngoài gỗ BV&PTR Bản vệ và phát triển rừng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các yếu tố khí hậu khu vực vùng đệm VQG Phong Nha Kẻ Bàng .. 33 Bảng 3.2. Tình hình thu nhập của các xã trong vùng đệm năm 2014................. 36 Bảng 3.3. Số hộ nghèo và cận nghèo tại vùng đệm năm 2014 .......................... 37 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản năm 2014 .............................. 38 Bảng 3.5. Dân số, diện tích, mật độ dân số các xã vùng đệm năm 2014 ........... 40 Bảng 3.6. Lao động và cơ cấu lao động các xã vùng đệm năm 2014 ................ 42 Bảng 3.7. Kết quả giao đất lâm nghiệp tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ......................................................................................... 45 Bảng 3.8. Kết quả giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình ở các xã vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. ............................................................... 48 Bảng 3.9. Diện tích đất lâm nghiệp bình quân trên hộ ở các xã vùng đệm ........ 49 Bảng 3.10. Tình hình cơ bản và nhu cầu về đất lâm nghiệp ở 2 xã nghiên cứu . 50 Bảng 3.11. Đánh gia tầm quan trọng của các bước trong tiến trình giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng và các hộ gia đình ........................................................... 57 Bảng 3.12. Các loại sản phẩm khai thác trước và sau khi giao rừng của hộ gia đình trên ....................................................................................................................... 65 Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của các HGĐ sau khi giao rừng. ........................... 66 Bảng 3.14. Khả năng tiếp cận của hộ gia đình sau khi giao đất lâm nghiệp. ..... 68 Bảng 3.15. Công tác tuần tra bảo vệ rừng được giao cho CĐDC thôn và HGĐ. 70 Bảng 3.16. Sự thay đổi nhận thức của người dân trong hoạt động phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật....................................................... 71 Bảng 3.17. Sự thay đổi nhận thức của người dân trong hoạt động PCCCR. ...... 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Trình tự các bước giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình .................... 52 Sơ đồ 3.2. Trình tự các bước giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư: ........ 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ khu vực vùng lõi và vùng đệm VQG PNKB .......................... 30 Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình ............... 47 Hình 3.3. Các hộ hợp tác xây dựng đường băng cản lửa để PCCCR tại cộng đồng ..................................................................................................................... 73 Hình 3.4. Vẽ sơ đồ trồng rừng có sự tham gia của 69 hộ ở bản La Trọng 2 xã Trọng Hóa ............................................................................................................ 73 Hình 3.5. Một số hình ảnh các hộ chăm sóc rừng sau khi được giao ................. 76 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tài sản quan trọng nhất của mỗi quốc gia, gắn liền với mọi hoạt động của con người và tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai không những là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Cùng với thời gian, việc sử dụng đất nông nghiệp không còn đơn thuần là ngành kinh tế sinh vật, tạo ra lương thực, thực phẩm mà ngày nay còn được coi là nền kinh tế sinh vật – sinh thái, gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Việt Nam là nước trên 70% dân số cả nước, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số những người sống ở miền núi sống chủ yếu lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Bên cạnh đó, hiện nay, cùng với quá trình đô thị hóa, dân số thế giới ngày một gia tăng, nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng đa dạng, nền kinh tế - xã hội phát triển trong xu thế mở cửa, hội nhập đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông lâm nghiệp vốn đã hạn chế nay lại càng có xu hướng giảm mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, xu thế thoái hóa nguồn tài nguyên đất đai diễn ra khá phổ biến, môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa, thu hẹp dần, đặc biệt là đối với đất đồi núi. Vì thế, việc bảo vệ, sử dụng bền vững đất nông, lâm nghiệp giữ một vai trò vô cùng quan trọng, là điều thiết yếu với toàn thể người dân Việt Nam - những người sống phụ thuộc vào rừng để bảo vệ đất nước, đồng thời cũng là vấn đề sống còn của nền nông nghiệp Việt Nam. Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, chủ trương đúng đắn phù hợp mà công tác giao đất nông – lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông – lâm nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt là một chủ trương lớn của Đảng từ nhiều năm nay, nhằm gắn lao động với đất đai, tạo động lực phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, từng bước ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường an ninh – quốc phòng. Ở nước ta, trong suốt khoảng thời gian từ sau năm 1954 khi có Luật Đất đai năm 1988, các chính sách, Luật Đất đai chưa phản ánh được vai trò và ý nghĩa của đất đai để đất trở thành một loại hàng hoá hay tư liệu đặc biệt trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Thời kỳ này chính sách ruộng đất khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của hợp tác xã và sở hữu của tư nhân. Do đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả thấp, chưa thực sự khai thác được tiềm năng đất đai. Đối với đất lâm nghiệp việc khai thác rừng bừa bãi làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, tài nguyên rừng bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Từ khi có Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, nhất là Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp thì quyền sử dụng đất của nông dân mới đựơc xác lập. Nghị quyết TW 6 khóa VII với việc khẳng định hộ nông dân là một đơn vị tự chủ, đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai, tạo đà cho sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển và bước đầu cơ bản đã giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý đất đai. Luật Đất đai sửa đổi năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 đã thừa nhận 05 quyền cơ bản của người sử dụng đất, quan hệ sản xuất trong nông, lâm nghiệp được xác lập trên cơ sở giao đất cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình sản xuất nông, lâm phát triển, hiệu quả sử dụng đất đã được nâng lên so với giai đoạn trước. Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 và Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 và Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ: “Về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp” và Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 quy định: “Về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp”, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về “Giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp”. Các chính sách đất đai nêu trên về giao đất lâm nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc nâng diện tích rừng nước ta tăng lên khá nhanh, từ 13,38 triệu ha năm 1990 lên 13,38 triệu ha năm 2010; đồng thời, đã thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Sau khi giao đất nông - lâm nghiệp cho các hộ gia đình theo các Nghị định trên, kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tài nguyên rừng ở nước ta rất phong phú và đa dạng. Hàng năm rừng cung cấp nhiều loại hàng hóa phục vụ cho các ngành kinh tế như gỗ và các loại lâm sản khác. Ngoài những vai trò to lớn đó, rừng còn có nhiều tác dụng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo cảnh quan. Có thể nói, rừng có vai trò và tác dụng quan trọng không gì thay thế được trong nhiều lĩnh vực, rừng luôn gắn bó với đời sống con người. Tuy nhiên, trong vài thập niên gần đây khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, Việt nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề suy thoái môi trường và sự mất đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Việc bảo vệ rừng và đất rừng là một vấn đề cấp bách đòi hỏi sự nổ lực rất lớn từ các tổ chức lâm nghiệp và các tổ chức liên quan. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Xu thế đổi mới của chính sách lâm nghiệp Việt Nam hiện nay là chuyển từ nền lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hội. Do vậy trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách lâm nghiệp trong đó chú trọng vấn đề giao đất, giao rừng. Đây là một chủ trương có ý nghĩa chiến lược quan trọng, lâu dài của Đảng và Nhà nước, thể hiện đường lối phát triển Lâm nghiệp dựa vào sức dân, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên rừng, tạo công ăn việc làm cho những nông dân vùng nông thôn, tăng thêm sản phẩm sản xuất đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái bền vững lâu dài. Mặc dù đã có chính sách và văn bản hướng dẫn trong việc giao đất, giao rừng, nhưng trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, do đặc điểm đa dạng của các vùng sinh thái nhân văn khác nhau, việc triển khai thực hiện những chính sách giao đất lâm nghiệp ở mỗi địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn như: Việc quy hoạch và sử dụng đất đai chưa có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương và người dân. Tuy xã là đơn vị cơ sở quy hoạch để giao đất lâm nghiệp, nhưng giao chưa khép kín, còn manh mún, chưa phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của huyện và tỉnh. Tiến độ giao chưa phù hợp theo năng lực quản lý, còn nóng vội giải quyết chủ trương. Vì vậy, tác động của những chính sách này tới sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương cũng có sự khác nhau và còn phụ thuộc vào đặc thù của mỗi vùng. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới (tháng 7/2003) vì những giá trị địa mạo và phong cảnh. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được các nhà khoa học chứng minh cụ thể về những giá trị nổi bật toàn cầu đối với đa dạng sinh học. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, vấn đề chất lượng của các hệ sinh thái và cảnh quan, hệ động vật và thực vật giàu có của các Vườn quốc gia bị suy thoái do sức ép của nhân dân sinh sống ở phía ngoài các Vườn quốc gia nói chung và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng đã được nhiều người quan tâm. Việc xây dựng vùng đệm, tạo thành một vành đai bảo vệ bổ sung cho Vườn quốc gia để loại trừ các ảnh hưởng từ phía ngoài đã được đặt ra. Tuy nhiên, việc thành lập Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng. Vì vậy cần phải có những chính sách, những chương trình, chủ trương áp dụng đúng đắn cho địa phương để cải thiện đời sống, đem lại cuộc sống ổn định sung túc cho người dân trong vùng đệm và sự phát triển bền vững cho cả Vườn quốc gia. Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tổng diện tích tự nhiên là 344.526,30 ha bao gồm 13 xã thuộc 3 huyện: Bố trạch, Minh Hóa và Quảng Ninh, trong đó diện tích đất Lâm nghiệp của các xã vùng đệm là 322.104 ha, tuy nhiên trong những năm qua việc sử dụng đất Lâm nghiệp của các xã chưa được quan tâm đúng mức. Hơn 65 ngàn dân vùng đệm bao quanh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có cuộc sống gắn chặt với rừng hàng bao đời nay. Trong đó có nhiều người dân sống lệ thuộc hoàn toàn vào rừng, do đó công tác quản lý bảo vệ rừng của Kiểm lâm vô cùng gian nan, vất PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 vả. Trình độ dân trí của người dân, điều kiện kinh tế rất thấp, hiểu biết về pháp luật hạn chế. Người dân tộc và dân Công giáo có tập quán sinh nhiều con, nhưng diện tích đất canh tác hoa màu ít nên đời sống của họ rất khó khăn đây chính là tác nhân đe dọa tài nguyên rừng. Trong thời gian qua, UBND các huyện, các xã vùng đệm đã triển khai thực hiện giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Tuy nhiên đánh giá lại hiệu quả sử dụng đất của các hộ gia đình sau khi giao có thực sự mang lại hiệu quả hay không? công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao cho các hộ gia đình như thế nào? Cần tiến hành khảo sát, tìm hiểu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao cho các hộ gia đình tại các xã vùng đệm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội cho người dân vùng đệm và bảo tồn đa dạng sinh học cho VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp ở vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình" 2. Mục đích của đề tài Trên cơ sở phân tích quá trình giao đất lâm nghiệp và đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã vùng đệm nhằm đề xuất một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý Nhà nước về đất Lâm nghiệp trên địa bàn của các xã vùng đệm. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa Khoa học Góp phần làm rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác giao đất lâm nghiệp ở địa bàn miền núi, áp dụng tại vùng đệm vườn quốc gianhằm quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá đúng hiệu quả, thực trạng sử dụng đất của hộ gia đình sau giao đất lâm nghiệp. Đề xuất hướng đổi mới công tác giao đất gắn với giao rừng cho hộ gia đình có sự tham gia, phù hợp trên địa bàn 3 huyện thuộc vùng đệm vườn quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng đồi núi. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu sau này tại 3 huyện thuộc vùng đệm nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung về công tác giao đất lâm nghiệp. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Một số khái niệm về đất và sử dụng đất lâm nghiệp Khái niệm đất lâm nghiệp: Theo điều 1 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991: Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất có rừng và đất không có rừng. - Đất có rừng: Là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng phục hồi. Bao gồm các thành phần quần lạc sinh địa (hay hệ sinh thái) rừng như: Trữ lượng lâm sản và đất đai mà trên đó có rừng, sản phẩm phụ của rừng và các lâm phần có các yếu tố bảo vệ, điều tiết nước, vi sinh vật... Tức là những lợi ích của đất có rừng mang lại. - Đất không có rừng: Là đất được quy hoạch để gây trồng rừng nhưng chưa có rừng [13]. * Sử dụng đất lâm nghiệp Đất đai được sử dụng vào mục đích phát triển lâm nghiệp. Trước tiên phải phân loại sử dụng đất lâm nghiệp. Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp nhằm mục đích phục vụ kiểm kê đất đai, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất và trình độ quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương. Phân loại sử dụng đất lâm nghiệp theo chức năng của rừng, hệ thống phân loại này được đề cập trong quyết định 08/2001/ QĐ – TTg ngày 11/1/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ về “ Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên”. Theo Quyết định này thì rừng tự nhiên được chia làm 3 loại chính theo mục đích sử dụng sau đây: - Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. - Rừng phòng hộ: Loại rừng này được xác định với mục đích sử dụng chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai (chống gió bão, cản sóng bảo vệ đê ngăn nước mặn vùng ven biển…), điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 - Rừng sản xuất: Loại rừng này được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất kinh doanh lâm sản và kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sinh thái. Bao gồm: Đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất. + Đất có rừng tự nhiên sản xuất: Là đất rừng sản xuất có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. + Đất có rừng trồng sản xuất: Là đất rừng sản xuất có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. + Đất khoanh nuôi phục hồi (KNPH) rừng sản xuất: Là đất rừng sản xuất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hỏa hoạn nay đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm khôi phục rừng bằng hình thức tự nhiên là chính. + Đất trồng rừng sản xuất: Là đất rừng sản xuất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng [22]. 1.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông lâm nghiệp Việc sử dụng đất đai phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, sử dụng đất có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Quốc hội, luật đất đai, năm 2003) [11]. Việc sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên quan điểm áp dụng quản lý rừng bền vững với tất cả các khu rừng ở việt nam. Đây là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển rừng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển lâm nghiệp (Quốc hội, luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004) [12]. Quản lý sử dụng đất rừng là một khái niệm tương đối rộng nó bao gồm ba lĩnh vực: Quản lý, bảo vệ và sử dụng, mỗi lĩnh vực đều quan tâm đến nhau bằng mối liên hệ biện chứng nếu liên hệ này có chặt chẽ và khoa học thì đối tượng quản lý mới cho hiệu quả cao và mang tính bền vững thực sự (Nguyễn Xuân Quát, sử dụng đất tổng hợp và bền vững, cục khuyến nông, khuyến lâm, NXBNN 1996) [15]. Quan điểm quản lý, sử dụng tài nguyên đất bền vững là "Sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai". Bảo vệ và phát triển tài nguyên đất bền vững phải đồng thời phát triển ổn định về kinh tế, tiến bộ về xã hội và giữ được môi trường sinh thái (Thuật ngữ phát triển bền vững chiến lược bảo tồn thế giới công bố bởi hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 a. Sử dụng đất hợp lý và đầy đủ Thực chất của nguyên tắc này là cần phải huy động tối đa diện tích đất đai tự nhiên hiện có vào sản xuất kinh doanh nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản... Sử dụng tiết kiệm và hợp lý đất đai đòi hỏi việc lựa chọn và bố trí những cây trồng, vật nuôi, áp dụng công nghệ phải phù hợp với điều kiện vùng sinh thái, như vậy mới có thể khai thác tối đa độ phì nhiêu của đất. Bên cạnh đó luôn luôn phải chú ý đến các biện pháp cải tạo và bồi dưỡng đất. b. Sử dụng đất phải đạt hiệu quả cao Sử dụng đất hợp lý phản ánh tính hợp lý về mặt định tính. Còn sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao phản ánh tính thích hợp về mặt định lượng. Nó yêu cầu khi sử dụng là phải tăng sức sản xuất của đất hay tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất. c. Sử dụng đất đai phải đảm bảo tính bền vững Nguyên tắc này đòi hỏi khi sử dụng đất đai phải kết hợp giữa hiệu quả kinh tế với bảo vệ đất, bảo vệ bền vững sinh thái cả ở trước mắt và trong tương lai. Phải lấy nguyên lý sinh thái học, các quy luật sinh thái làm căn cứ để kinh doanh tổng hợp. Đặc biệt khi sử dụng đất đai phải luôn luôn kết hợp giữa lợi ích sinh thái, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Sản phẩm của việc sử dụng đất không phải chỉ là ở những sản phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi mà còn cả sản phẩm của môi trường sinh thái. 1.1.3. Vùng đệm Theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng thì Điều 3 Khoản 15 nêu: “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng”. 27. Theo Luật Đa dạng sinh học quy định tại Điều 3, Khoản 30 thì “Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn”. 28. Đến năm 2006, ranh giới vùng đệm với được quy định trong Quyết định 186/2006/QĐTTg tại Điều 24, Khoản 2 “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên”. 29. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 1.2. Cơ sở thực tiển các vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tình hình giao đất, giao rừng ở trên thế giới Nghiên cứu về chính sách GĐGR, đối tượng hưởng lợi và các chính sách liên quan trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các nước đang phát triển. Đối với vấn đề quyền sở hửu đất đai, do đặc điểm và lịch sử bản chất của giai cấp thống trị nên ở hầu hết các nước trên thế giới quyền sở hửu về rừng và đất rừng phần lớn thuộc quyền sở hửu của tư nhân. * Tại Indonesia, Các nghiên cứu về Lâm nghiệp xã hội do FAO và các trường Đại học Gadjah Mada và Đại học Wageningen đã làm rõ những thay đổi của chính phủ nhằm hỗ trợ giải pháp lâm nghiệp xã hội thông qua việc vận dụng những kinh nghiệm của các nước khác và thử nghiệm bằng điều kiện thực tế của đất nước mình. Nghiên cứu và đào tạo về quản lý rừng có sự tham gia đã rất được coi trọng tại Indonesia [30]. * Nhật Bản Tháng 12/1945 Nhật Bản ban hành Luật Cải cách ruộng đất xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, buộc địa chủ có trên 5,0 ha phải chuyển nhượng đất, phải thanh toán địa tô bằng tiền mặt. Cải cách ruộng đất lần thứ hai với nội dung thực hiện chuyển quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô. Mức hạn điền mới không vượt quá 1,0ha (đối với vùng ít ruộng) và 4,0 ha (đối với vùng nhiều ruộng), nếu phú nông có 3,0 ha mà sử dụng không hợp lý sẽ bị trưng thu. Các luật về bảo đảm quyền sở hữu đất của nông dân, luật cải tạo đất nông nghiệp... được ban hành. * Thái Lan: Hiện nay Thái Lan đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng, đã giao khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư, nhà nước trợ cấp cho mỗi họ tối đa 50 rai và tối thiểu là 5 rai (1rai = 1.600m2). Thái Lan dự kiến áp dụng một chính sách nông lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi trường và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở 30. * Tại Philipin, Áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo đó Chính phủ giao quyền quản lý đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần chúng và cộng đồng địa phương trong 25 năm và gia hạn thêm 25 năm nữa, thiết lập rừng cộng đồng và giao cho nhóm quản lý. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng, nếu được giao dưới 300 ha thì năm đầu tiên phải trồng 40% diện tích, 5 năm sau phải trồng được 70% diện tích và 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên diện tích được giao[32]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 * Phần Lan Ở Phần Lan hiện nay có 2/3 tổng diện tích rừng thuộc quyền sở hữu tư nhân. Cả nước có trên 430 nghìn chủ rừng và trung bình mỗi chủ rừng có khoảng 33 ha. Sở hữu cá nhân về rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống và liên quan chặt chẽ đến sản xuất nông nghiệp. * Tại Nepal. Chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể các khu rừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng dân cư địa phương, thông qua sử dụng các tổ chức chính quyền ở cấp cơ sở để quản lý rừng. Chính phủ yêu cầu các tổ chức đó phải thành lập một ủy ban về rừng và cam kết quản lý những vùng rừng ở địa phương theo kế hoạch đã thỏa thuận. Tuy nhiên sau một thời gian người ta nhận ra các tổ chức đó không phù hợp với việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có các nhu cầu, sở thích khác nhau. Tiếp theo, Nhà nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng. quyền sở hữu rừng chia làm hai loại là sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước. Trong sở hữu nhà nước chia rừng thành các quyền sử dụng khác nhau như: rừng cộng đồng theo các nhóm sử dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng Nhà nước. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng rừng. Trong vòng 14 năm, Nhà nước giao khoảng 9000 ha rừng quốc gia cho các cộng đồng. Từ năm 1993, chính sách lâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ các nhóm sử dụng rừng, thay đổi chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn[31]. * Trung Quốc Từ năm 1979 đến năm 1992, Trung Quốc đã ban hành 26 văn bản về pháp luật, nghị định, Thông tư và quy định về rừng. Trung Quốc xác định hai hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân. Như vậy đối với đất đai thuộc quyền sở hữu của tập thể. Tất cả đất có rừng và không có rừng điều được giao cho cộng đồng. Đầu những năm 80 Nhà nước bắt đầu cấp GCNQSDĐ cho tất cả các chủ rừng là các tổ chức nhà nước, tập thể và tư nhân. Mỗi hộ nông dân được cấp một diện tích đất để sử dụng cho cá nhân. Luật sử dụng Lâm nghiệp quy định đơn vị tập thể và nông dân trồng cây trên đất mình làm chủ thì hoàn toàn được hưởng sản phẩm trên mảnh đất đó. Nông dân trồng cây quanh nhà hoặc trên đất được giao sử dụng cho cá nhân thì hoàn toàn được hưởng hoa lợi trên đất đã giao. Nếu tập thể hay cá nhân hợp đồng trồng rừng trên đất trống đồi trọc của Nhà nước hay tập thể thì những sản phẩm đó thuộc về chủ hợp đồng hoặc xử lý theo hợp đồng. Tuyệt đối không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của chủ rừng, đất rừng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 * Tại Ghana. Một cơ chế khá cân bằng giữa khuyến khích lợi ích vật chất và qui luật cung cầu hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa người sử dụng và người quản lý tài nguyên rừng đã được thử nghiệm. Cơ chế này đã khuyến khích việc quản lý tài nguyên rừng hướng tới sự bền vững về sinh học, sự công bằng về xã hội và hiệu quả về mặt kinh tế. Cơ chế rừng cộng quản đã được thực hiện đến cấp huyện. Các khuyến khích về chính sách có thể được sử dụng để tăng cường hiệu lực cho việc hỗ trợ sự hài hoà và đảm bảo giữa quyền lợi và trách nhiệm cho những nhóm sử dụng đặc biệt trong hệ thống quản lý sinh học, đặc biệt các địa phương, các loài nhất định[33]. * Những kinh nghiệm ở một số nước khác. Đều có một xu hướng chung là cho phép một nhóm người ở các địa phương có nhiều rừng quyền sử dụng các lợi ích từ rừng và quy định rõ trách nhiệm của họ tương xứng với lợi ích được hưởng, thông thường các nước đều chú ý tăng cường quyển sử dụng gỗ, củi, thức ăn gia súc cần thiết… để người dân tự cung, tự cấp cho nhu cầu hàng ngày của họ, tạo điều kiện cho họ có thêm thu nhập từ rừng và điều kiện thuê nhân công địa phương đảm bảo quyền sử dụng đất canh tác, tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ. Nhìn chung, Trong thế kỷ 20, nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ này, việc quản lý rừng và xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp trên thế giới đã có nhiều chuyển biến. Có thể tóm tắt những xu hướng chủ yếu trong quản lý rừng trong thời gian gần đây như sau: - Chuyển mục tiêu quản lý từ sử dụng rừng sản xuất gỗ chủ yếu sang thực hiện mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: Kinh tế, sinh thái và xã hội. Nhiều nước đã tuyên bố thực hiện, hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp quản lýrừng theo hướng tăng cường bảo vệ rừng như: Đình chỉ khai thác gỗ tự nhiên, nâng cao diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát huy tác dụng sinh thái của rừng. - Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp (phi tập trung hóa), xu hướng là chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ các cấp trung ương xuống các cấp địa phương và cơ sở. - Xúc tiến GĐGR cho nhân dân và cộng đồng, giảm bớt can thiệp của nhà nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và các cơ sở kinh doanh lâm nghiệp, tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn. - Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư được hưởng lợi trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng, khuynh hướng chung là khi xây dựng kế hoạch quản lý PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 rừng, chủ rừng rất quan tâm thu hút sự tham gia của các bên có liên quan đến quyền lợi từ rừng. - Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý rừng, xu hướng là phát triển các hình thức tổ chức để thu hút cộng đồng địa phương vào quản lý rừng như: Liên kết quản lý rừng, phát triển các chương trình lâm nghiệp cộng đồng, các công trình bảo tồn thiên nhiên theo làng… Về vấn đề hưởng lợi trong quản lý sử dụng rừng, phân tích của Hobley (1996) cho thấy các hệ thống Taungya được áp dụng tại Myanmar từ năm 1850 đã cho phép những người dân du canh được chiếm một diện tích rừng khoảng 3 – 4 ha với điều kiện họ phải trồng và chăm sóc cây con khi chăm sóc cây nông nghiệp. Do vậy, cơ quan lâm nghiệp địa phương có thể kiểm soát những người du canh thông qua hoạt động canh tác của họ cùng với việc tái sinh rừng với các loài cây có giá trị. 1.3. Tình hình giao đất, giao rừng ở Việt Nam Theo tài liệu của Trung tâm thông tin - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 31/12/2009, cả nước có 13.258.843 ha đất có rừng; trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha và rừng trồng là 1.919.538 ha. Trước năm 1991, quản lý rừng được tiếp cận từ trên xuống với hệ thống kiểm soát của Chính phủ, qua các doanh nghiệp Nhà nước. Sau đó hệ thống quản lý và Luật lâm nghiệp của Việt Nam thay đổi nhanh do Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng, chuyển dần từ hình thức quản lý nhà nước sang phương thức quản lý bởi nhiều thành phần xã hội. Chính sách quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến này là giao đất giao rừng cho hộ gia đình cá nhân và cộng đồng quản lý (NĐ 02/CP, NĐ 163/CP, Thông tư 06 LN/KN về giao đất lâm nghiệp). Chính sách này cho phép các cộng đồng, hộ gia đình được quyền nhận đất lâm nghiệp để gây trồng, phát triển các loài cây lâm nghiệp. Bên cạnh đó cộng đồng hoặc hộ gia đình cũng được hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên với kinh phí hỗ trơ là 50.000đ/ha và có quyền thu hái các loại lâm sản ngoài gỗ trong khu rừng mà họ nhận. Chính sách này đã tạo sự chuyển biến trong kiểm soát, quản lý rừng và đất rừng. Sự chuyển biến này đã phản ánh quyền lực và khả năng của UBND các tỉnh và huyện để phát triển các chính sách chương trình và luật lệ riêng của địa phương, cũng như để lựa chọn những nội dung chính sách phù hợp với nhu cầu của địa phương. Thông qua đó, công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất diễn ra mạnh mẽ, mọi người dân nói chung và nông dân nói riêng rất phấn khởi yên tâm đầu tư sản xuất trên diện tích được giao khoán. Tiến độ thực hiện giao rừng cho hộ gia đình trên các vùng miền, các tỉnh rất khác nhau ở miền núi phía Bắc giao được nhiều nhất 2,068 triệu ha, chiếm tỷ lệ 56% tổng diện tích rừng đã giao cho hộ, có nhiều tỉnh trong vùng đã hoàn thành việc giao PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn