intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

34
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ nhiễm HCHH trên gà thịt và gà đẻ nuôi tại Thừa Thiên Huế; Đánh giá hiệu quả của 3 chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP3, CP4, CP5 với 2 liều lượng khác nhau của mỗi loại (CP3 tương ứng: 4,0 và 6,0 g/1 lit nước; CP4: 4,2g và 6,3 g/1 lit nước; CP5: 6,4 và 9,6 g/1 lit nước) trong điều trị HCHH trên gà thịt và gà đẻ trứng so sánh với điều trị bằng kháng sinh (KS) Baytril 10% liều 1ml/1 lit nước) đang được sử dụng hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại Thừa Thiên Huế

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin can đoan đây là công trình của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong một công trình nào khác. Nội dung này là một phần trong đề tài cấp bộ thực hiện năm 2015. Huế, tháng 6 năm 2016 Tác giả Đỗ Minh Dũng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lời kính trọng và biết ơn sâu sắc đến: • Thầy giáo PGS- TS. Nguyễn Đức Hưng – Giáo viên hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi định hướng nghiên cứu và góp ý chỉnh sửa trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. • Ban giám hiệu, Phòng ĐàoTạo sau đại học và tập thể giáo viên của Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại Học Huế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt và giúp đỡ tôi có thêm kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Bác sĩ Thú y trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. • Xin chân thành cảm ơn đến các cơ sở nuôi gà ở vùng chăn nuôi an toàn sinh học tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng gia đình và bạn bè đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này./. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT 1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại Thừa Thiên Huế 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu - Đánh giá mức độ nhiễm HCHH trên gà thịt và gà đẻ nuôi tại Thừa Thiên Huế - Đánh giá hiệu quả của 3 chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP3, CP4, CP5 với 2 liều lượng khác nhau của mỗi loại (CP3 tương ứng: 4,0 và 6,0 g/1 lit nước; CP4: 4,2g và 6,3 g/1 lit nước; CP5: 6,4 và 9,6 g/1 lit nước) trong điều trị HCHH trên gà thịt và gà đẻ trứng so sánh với điều trị bằng kháng sinh (KS) Baytril 10% liều 1ml/1 lit nước) đang được sử dụng hiện hành. 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Kết quả nghiên cứu cho phép sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong điều trị HCHH và giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. + Làm tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về sử dụng thảo dược trong phòng và trị bệnh gia súc, gia cầm. - Ý nghĩa thực tiễn Khuyến cáo các chế phẩm thảo dược với liều lượng thích hợp sử dụng trong điều trị HCHH. 4. Đối tượng vật liệu và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: gà Ri lai nuôi thịt và gà đẻ trứng công nghiệp, nuôi lồng giống Hisex. Khảo sát tỷ lệ mắc HCHH và gà bệnh được tách ra theo dõi, điều trị so sánh giữa dùng kháng sinh hiện hành và dùng chế phẩm thảo dược CP3, CP4, CP5 với mỗi loại 2 liều khác nhau. - Bố trí thí nghiệm: Khảo sát 7000 gà thịt và 5000 gà đẻ tại Thừa Thiên Huế về tỷ lệ mắc HCHH. Gà bệnh được tách ra, phân lô ngẫu nhiên điều trị HCHH bằng KS và thảo dược CP3, CP4, CP5 theo liều thí nghiệm. Lô Đối chứng (ĐC): diung Baytril 10% liều 1ml/1lit nước; các lô thí nghiệm (TN1, TN2) dung CP3 liều 4,0 và 6,0g/1lit nước; lô TN3, TN4 dùng CP4 liều 4,2 và 6,3 g/1lit nước và TN5, TN6 dùng CP5 liều 6,4 và 9,6 g/1lit nước. - Các chỉ tiêu theo dõi: khối lượng trước và sau điều trị; lượng ăn vào hàng ngày; tỷ lệ bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh sau 3,5,7 ngày điều trị; tỷ lệ đẻ, năng suất trứng ở gà đẻ; ... theo phương pháp theo dõi, ghi chép hàng ngày với phương pháp đang áp dụng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 5. Kết quả -Tỷ lệ gà mắc HCHH trên đàn gà khảo sát tại Thừa Thiên Huế là 10,44% (gà thịt) và 12,4% (gà đẻ), tương đương với các công bố đã có tại các vùng trong nước. - Gà thịt mắc HCHH điều trị bằng kháng sinh theo quy trình hiện hành cho tỷ lệ khỏi bệnh cao (90%) sau 1 liều trình điều trị. - Gà thịt mắc HCHH điều trị bằng các chế phẩm thảo dược cho kết quả tương đương và tốt hơn dùng KS hiện hành. Tỷ lệ sống sau điều trị ở ĐC (dùng KS) là 50,4%; dùng CP3 (TN1 và TN2) tương ứng là 45,4% và 51,4%; dùng CP4 (TN3 và TN4) là 50,9% và 52,8%; dùng CP5 (TN5 và TN6) là 72,7 và 64,4%. - Gà trứng mắc HCHH điều trị bằng chế các chế phẩm thảo dược cho kết quả tương đương và tốt hơn dùng KS hiện hành Tỷ lệ sống sau điều trị ở ĐC (dùng KS) là 66,6%; dùng CP3 (TN1, TN2) tương ứng là 79,2% và 66,6%; dùng CP4 (TN3, TN4) là 66,6% và 66,6%; dùng CP5 (TN5,TN6) là 91,7% và 83,3%. 6. Đề nghị : khuyến cáo sử dụng chế phẩm thảo dược trong điều trị HCHH ở gà đẻ trứng và gà thịt. Trong đó CP5 liều 6,4 và 9,6 g/1 lit nước cho hiệu quả điều trị cao nhất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................................... x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn .......................................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 1.1. LỊCH SỬ BỆNH....................................................................................................... 3 1.2.1. Ở trên thế giới ........................................................................................................ 4 1.2.2. Ở Việt Nam............................................................................................................ 5 1.3. ĐẶC ĐIỂM CĂN BỆNH ......................................................................................... 8 1.3.1. Đặc điểm bệnh ....................................................................................................... 8 1.3.2. Căn bệnh ................................................................................................................ 8 1.3.3. Truyền nhiễm học .................................................................................................. 9 1.3.4. Cơ chế sinh bệnh ................................................................................................. 10 1.3.5. Triệu chứng ......................................................................................................... 11 1.3.6. Bệnh tích .............................................................................................................. 12 1.3.7. Chẩn đoán ............................................................................................................ 13 1.3.8. Miễn dịch học ...................................................................................................... 15 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 1.3.9. Phòng và điều trị .................................................................................................. 15 1.4. THẢO DƯỢC (PHYTOGENIC, PHYTOBIOTIC, BOTANICAL) ..................... 16 1.4.1. Định nghĩa ........................................................................................................... 16 1.4.2. Phân loại thảo dược ............................................................................................. 17 1.4.3. Tác dụng của thảo dược....................................................................................... 17 1.4.4. Nhược điểm của thảo dược.................................................................................. 21 1.5. ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH PHẦN TRONG CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC CP3; CP4; CP5 .......................................................................................................................22 1.5.1. Đặc điểm của Xạ Can .......................................................................................... 22 1.5.2. Đặc điểm của Quế ............................................................................................... 23 1.5.3. Đặc điểm của Dâu Tằm ....................................................................................... 24 1.5.4. Đặc điểm của Bọ Mắm ........................................................................................ 25 1.5.5. Đặc điểm của Viễn Chí ....................................................................................... 26 1.6. CÁC KẾT QUẢ CHĂN NUÔI GÀ THỊT VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC TRONG PHÒNG HCHH TRÊN GÀ TẠI THỪA THIÊN HUẾ .....................26 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 30 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 30 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 30 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 32 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 32 2.3. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 34 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................................... 35 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ....................................................................... 36 3.1. TÌNH HÌNH NHIỄM HCHH TRÊN ĐÀN GÀ TẠI THỪA THIÊN HUẾ ................ 36 3.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ HCHH.......................................................... 37 3.2.1. Kết quả điều trị HCHH bằng thảo dược và kháng sinh (KS) trên gà thịt .................. 38 3.2.2. Kết quả tổng hợp 3 đợt điều trị HCHH trên gà thịt ............................................. 42 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii 3.2.3. Kết quả điều trị HCHH bằng thảo dược và kháng sinh (KS) trên gà đẻ trứng ... 45 3.2.4. Hiệu quả của điều trị HCHH bằng kháng sinh và CP thảo dược trên gà đẻ (bảng 3.9) ................................................................................................................................. 49 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 51 4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 51 4.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HCHH : Hội chứng hô hấp CRD : Chronic Respiratory Disease M. G : Mycoplasma Gallisepticum TD : Thảo dược KS : Kháng sinh TN : Thí nghiệm ĐC : Đối chứng CP : Chế phẩm NT : Nghiệm thức CPTD : Chế phẩm thảo dược TAAV : Thức ăn ăn vào KL : Khối lượng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần hóa học và cơ chế kháng khuẩn của chất chiết thực vật ........... 18 Bảng 1.2. Ảnh hưởng của tinh dầu thảo dược đến sinh trưởng của gà thịt ................... 21 Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn dùng cho gà trứng .............................. 30 Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn dùng cho gà thịt .................................. 31 Bảng 2.3. Thành phần của các chế phẩm thảo dược ..................................................... 31 Bảng 2.4. Các thành phần của kháng sinh ..................................................................... 32 Bảng 2.5. Bố trí thí nghiệm điều trị HCHH trên gà thịt và gà đẻ.................................. 33 Bảng 3.1. Tình hình nhiễm hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà nuôi tại Thừa Thiên Huế ....................................................................................................................................... 36 Bảng 3.2. Kết quả điều trị HCHH trên gà đẻ bằng kháng sinh hiện hành .................... 38 Bảng 3.3. Kết quả điều trị HCHH bằng kháng sinh (KS) và thảo dược (TD) trên gà thịt ....................................................................................................................................... 38 Bảng 3.4. Kết quả điều trị Hội chứng hô hấp (HCHH) bằng kháng sinh (KS) và thảo dược (TD) trên gà thịt .................................................................................................... 40 Bảng 3.5. Kết quả điều trị Hội chứng hô hấp (HCHH) bằng kháng sinh (KS) và thảo dược (TD) trên gà thịt .................................................................................................... 41 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả điều trị trên gà thịt............................................................ 43 Bảng 3.7. Kết quả điều trị Hội chứng hô hấp (HCHH) bằng kháng sinh (KS) và thảo dược (TD) trên gà đẻ trứng............................................................................................ 45 Bảng 3.8. Kết quả điều trị Hội chứng hô hấp (HCHH) bằng kháng sinh (KS) và thảo dược (TD) trên gà đẻ trứng............................................................................................ 47 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả điều trị trên gà đẻ ............................................................. 49 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Phương thức tác động của thảo dược đến năng suất và sức khỏe gia súc ..... 20 Đồ thị 3.1. Diễn biến gà bệnh HCHH (%) sau các ngày điều trị .................................. 44 Đồ thị 3.2. Diễn biến gà chết do HCHH (%) sau các ngày điều trị .............................. 50 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. xi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong vài năm gần đây, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng giữ một vị trí quan trong nghành nông nghiệp của Việt Nam. Chăn nuôi gà cung cấp phần lớn thực phẩm cho nhân dân và phân bón cho sản xuất nông nghiệp, đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình, gia trại cũng như các trang trại trên địa bàn và nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, một trong những trở ngại lớn nhất của chăn nuôi gà là dịch bệnh xảy ra khá phổ biến, gây nhiều thiệt hại cho đàn gà nuôi tập trung trong các gia trại, trang trại cũng như nuôi tập trung ở hộ gia đình. Đối với gà, nhất là gà nuôi thịt 1- 10 tuần tuổi và gà đẻ trứng thì tỷ lệ các bệnh về đường hô hấp xuất hiện khá nhiều do thời tiết khắc nghiệt của miền trung, mưa nắng thất thường, khả năng thích nghi của đàn gà kém, chế độ dinh dưỡng, cách phòng ngừa bệnh chưa tốt. Mặt khác trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện vệ sinh chưa tốt dễ bị các loại vi khuẩn như Mycoplasma gallisepticum, Salmonella typhimurium, E. coli xâm nhập và gây ra một số bệnh ở đường hô hấp dẫn đến gà bệnh ủ rũ, kém ăn, chảy nước mũi, hắt hơi (vẩy mỏ), thở khò khè, lông cánh xơ xác, chậm lớn. Nếu gà mắc bệnh ghép M. gallisepticum với bệnh E. coli thì phân loãng, có màu xanh, trắng, gà con chết cao. Đặc biệt hay gặp là bệnh CRD ở gà, đây là bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và phát triển. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn các bệnh kế phát như: viêm hô hấp, tiêu chảy dẫn đến lây lan nhiễm bệnh nặng và chết. Vì vậy hội chứng hô hấp, đặc biệt là bệnh CRD ở gà ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn gà giống nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả toàn nghành chăn nuôi gà nói chung. Để phòng và trị Hội chứng hô hấp ở gà, người chăn nuôi thường sử dụng kháng sinh, thậm chí dung liều cao và thời gian kéo dài. Kết quả là gà còi cọc chậm lớn, giảm đẻ, thậm chí gà trở nên kháng kháng sinh làm hiệu quả điều trị thấp, dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp. Gần đây thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị Hội chứng hô hấp ở lợn và gà. Phân viện chăn nuôi Nam Bộ đã giới thiệu ba chế phẩm có nguồn gốc thảo dược là: CP3, CP4, CP5 dùng trộn vào thức ăn nuôi gà thịt và gà trứng để phòng HCHH có hiệu quả (Nguyễn Đức Hưng và Cộng sự 2014)[22]. Để có thể áp dụng vào điều trị HCHH trên gà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) trên gà tại Thừa Thiên Huế” PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu - Đánh giá mức độ nhiễm HCHH trên gà thịt và gà đẻ nuôi tại Thừa Thiên Huế - Đánh giá hiệu quả của 3 chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP3, CP4, CP5 với 2 liều lượng khác nhau của mỗi loại trong điều trị HCHH trên gà thịt và gà đẻ trứng so sánh với điều trị bằng kháng sinh (KS) đang được sử dụng hiện hành. 3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu cho phép sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong điều trị HCHH và giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm cũng như trong chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Làm tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về sử dụng thảo dược trong phòng và trị bệnh gia súc, gia cầm. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Khuyến cáo các chế phẩm thảo dược với liều lượng thích hợp sử dụng trong điều trị HCHH. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. LỊCH SỬ BỆNH Hội chứng hô hấp nói chung và bệnh CRD nói riêng là bệnh truyền nhiễm, do Mycoplasma gallicepticum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi, nhiều nhất ở gà thịt 4 - 8 tuần tuổi. Vào năm 1938, bệnh được Dicikinson và Hinshow đặt tên là “Bệnh viêm xoang truyền nhiễm” của gà tây [45]. Năm 1930, Nelson tìm thấy lần đầu tiên Mycoplasma spp trên gà, cũng theo Nelson (1935)[55] đã mô tả những thể cầu trực khuẩn liên quan đến bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà. Sau đó ông đã liên kết chúng với bệnh sổ mũi nổ ra chậm và thời gian dài đồng thời thể cầu trực khuẩn này có thể tăng trưởng trên phôi trứng, mô nuôi cấy và môi trường không có tế bào. Năm 1943, J.P Delaplane và H.O Stuart[44] phân lập từ cơ quan hô hấp của gà con bị bệnh viêm xoang truyền nhiễm và thấy tác nhân gây bệnh giống Nelson đã tìm thấy, từ đó bệnh được gọi là “Viêm đường hô hấp mãn tính - CRD” Năm 1952, Markham, Wong, Olesiuk và Vanrokell[54][57] công bố việc nuôi cấy thành công vi sinh vật bệnh gây bệnh từ gà và gà tây bị nhiễm CRD và đề nghị xếp Mycoplasma ở gà vào nhóm vi sinh vật gây bệnh ở phổi- màng phổi (Pleuro Pleumonia Group) và mầm bệnh được D. G Edward, E.A Freundt (1956)[47] xếp vào giống Mycoplasma và gọi tên bệnh là “Bệnh viêm túi khí truyền nhiễm”. Công trình nghiên cứu của nhiều tác giả Mackham và Wong (1952)[54], Nelson (1960)[56], thừa nhận các cá thể Coccobacillaris được tìm thấy trước kia chính là P.P.L.O (Pleuro- Pleumonia- Like- Organissm ) về sau thống nhất gọi tên phổ thông là Mycoplasma. Edward và Freundt (1956)[47] đề nghị phân loại lại các chủng Mycoplasma và đặt tên theo tên giống Mycoplasma, những nghiên cứu về phân loại các type huyết thanh, độc lực, khả năng gây bệnh và những kết quả phân lập mới ở những loài thuộc lớp chim đã thống nhất được tên gọi các type huyết thanh và tên gọi các loài Mycoplasma ở gia cầm như ngày nay. H.E Adler và cộng sự (1954)[39], sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu cho thấy trong tự nhiên có nhiều chủng Mycoplasma nhưng chỉ có một chủng nhất định mới có khả năng gây bệnh và gọi tên khoa học của bệnh là Mycoplasma avium. Năm 1961, tại hội nghị lần thứ 29 về gia cầm đã thống nhất gọi tên bệnh Mycoplasma respyratoria, tác nhân gây bệnh được gọi tên là Mycoplasma respyratoria và Mycoplasma synoviae. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 H. E Adler và M. Shirine(1961)[40] có công trình nghiên cứu về hình thái học, tính chất nhuộm màu và kỹ thuật chẩn đoán Mycoplasma. Frey và cộng sự (1968)[49], nghiên cứu môi trường đặc hiệu để nuôi cấy và phân lập Mycoplasma. 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỘI CHỨNG HÔ HẤP Ở GÀ TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC 1.2.1. Ở trên thế giới Báo cáo về trình trạng nhiễm Mycoplasma ở Ai Cập và giá trị chẩn đoán khác nhau, Edin (1997)[46] đã cho thấy : - Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae ở các trại gà Ai Cập là 100% trên gà thịt, 66% trên gà đẻ và các đàn giống cha mẹ là 40%. - Về các thử nghiệm chẩn đoán, kỹ thuật PCR và nuôi cấy có giá trị trong chẩn đoán Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae. - Đối với kỹ thuật Elisa, HI chứng tỏ đặc hiệu hơn với các thử nghiệm huyết thanh học khác. Esendal (1997)[48] đã xác định kháng thể gà chống lại Mycoplasma gallisepticum bằng các phản ứng huyết thanh học như: ngưng kết nhanh trên phiến kính, HI, kết tủa khyếch tán trên thạch và Elisa cho thấy trong 900 mẫu huyết thanh gà gồm gà thịt, gà giống, gà đẻ thì có tỷ lệ dương tính 20,2 % trên phản ứng ngưng kết nhanh, 14,2% trên phản ứng HI, 5,7% ở phản ứng kết tủa khếch tán trên thạch và 60,3% ở phản ứng Elisa. Để kiểm soát Mycoplasma gallisepticum trên gà thịt của Ai Cập, đã dùng hai loại vaccin sống chủng F được dùng lúc 1 ngày tuổi bằng cách nhỏ mắt, phun sương, nhúng mỏ hay uống và vaccin chết nhũ dầu, làm từ chủng có độc lực S6, tiêm dưới da cho gà 14 ngày tuổi, kết quả cho thấy gà đã được chủng ngừa được bảo vệ không bị viêm túi khí, sụt ký, tỷ lệ sống sót cao và sự phối hợp hai loại vaccin này cho kết quả tốt nhất. Điều tra dịch tễ học bệnh gia cầm trên các trại giống thương phẩm ở Zambia. Hasegawa - M và ctv (1999)[51] đã báo cáo xét nghiệm 228 mẫu huyết thanh thu thập từ 7 trại thương phẩm ở Zambia để tìm kháng thể chống lại virut và vi khuẩn từ 9/1994 đến tháng 8/1995, kết quả như sau: - Kháng thể chống lại virut Gumnoro được tìm thấy trong tất cả các mẫu của 5 trại và 68%, 88% cho 2 trại còn lại. - Hai mẫu dương tính với vi rút hội chứng giảm đẻ EDS - 76, sự hiện diện của virut này lần đầu tiên được báo cáo ở Zambia. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 - Kháng thể chống lại Salmonella pullorum và S.gallinarum được xác định ở 3 trại lần lượt là 92%, 19%, 16%, các trại khác đều âm tính. - Kháng thể chống lại M. gallisepticum đã thấy ở tất cả các mẫu của 4 trại, tỷ lệ nhiễm M.synoviae thay đổi 8,3 - 100%. 1.2.2. Ở Việt Nam Đào Trọng Đạt và cộng sự (1975) [07] đã điều tra tình trạng mang kháng thể chống Mycoplasma trên 5 cơ sở chăn nuôi gà tập trung và gà nuôi trong dân ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma là 26,4% mà trong đó gà dưới 2 tháng tuổi không bị nhiễm, 3 - 5 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 55%, 5 - 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 66,6 % và gà trên 8 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm là 50%. Đồng thời tác giả cũng phát hiện được kháng thể Mycoplasma trong lòng đỏ trứng gà ở các trại xác định có bệnh với tỷ lệ mẫu dương tính 12,5% và phân lập được Mycoplasma từ các bệnh phẩm như khí quản, phổi, não, mắt và xoang mắt của gà bệnh với tỷ lệ 44%. Nguyễn Vĩnh Phước và ctv (1985)[33] đã báo cáo về điều tra cơ bản bệnh hô hấp mãn tính của gà công nghiệp ở một số tỉnh phía nam như sau: - Tỷ lệ nhiễm tại 8 cơ sở điều tra là 70,2%, Mycoplasma nhiễm cao ở trên gà Plymouth và các giống con lai. - Bệnh thường xuất hiện vào thời gian chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa nắng tháng 4 - 5 rồi giảm đi từ tháng 7 - 8. - Gà dưới 2 tháng tuổi ít phát hiện thấy kháng thể, từ 3 tháng tuổi trở lên phát hiện thấy kháng thể nhiều hơn và cao nhất là 6 - 8 tháng tuổi. Nguyễn Kim Oanh và ctv (1997)[32] khi điều tra về tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum ở gà nuôi tại các xí nghiệp chăn nuôi gia cầm trên địa bàn Hà Nội là khá cao (46%). Các giống gà khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, cao nhất là giống gà Goldline và thấp nhất là Ross 208. Tỷ lệ nhiễm tăng dần và cao nhất ở gà trưởng thành. Thời điểm bắt đầu đẻ (165 ngày) tỷ lệ nhiễm tới 72,5%, mặc dù các đàn gà này được phòng bệnh bằng thuốc như tylosin, tiamulin, syanovil, norflorxacin,... Nguyễn Ngọc Nhiên và ctv (1999)[31] đã công bố kết quả phân lập Mycoplasma gây bệnh hô hấp mãn tính trên gà: - Tỷ lệ phân lập trên môi trường canh trùng là 53,33% và môi trường thạch là 40%. - Dùng chủng Mycoplasma phân lập được gây bệnh thí nghiệm, gà có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích giống như bệnh ngoài tự nhiên. Hoàng Xuân Nghinh và ctv (2000)[30] đã nghiên cứu biến đổi bệnh lý ở biểu mô khí quản của 72 gà thí nghiệm 28 ngày tuổi được gây nhiễm thực nghiệm với PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 Mycoplasma gallisepticum qua khí quản và xoang mũi. Từ 2 - 4 tuần sau khi gây bệnh, biểu mô khí quản gà bệnh chết được kiểm tra bằng kính hiển vi thường và kính hiển vi điện tử cho thấy: - Bề mặt khí quản tổn thương rõ, xuất hiện ổ loét sâu và lớn, quá trình viêm cấp tính ảnh hưởng đến cấu trúc bề mặt tế bào của biểu mô khí quản. - Sự hồi phục của biểu mô khí quản rất nhanh sau quá trình viêm loét, từ màng đáy sau đến lớp tế bào biểu mô và lớp nhung mao của tế bào biểu mô. - Sự tăng sinh không định hướng của nhung mao tế bào biểu mô chứng tỏ bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Phạm Văn Đông, Vũ Đạt (2001)[11] điều tra tình hình nhiễm CRD ở 4 trại gà thường phẩm nuôi công nghiệp cho thấy: - Gà từ 1 - 60 ngày tuổi nhiễm 16,55%, gà 60 - 140 ngày tuổi nhiễm 41,21%, gà 140 - 260 ngày tuổi nhiễm 56,17%, tỷ lệ nhiễm chung là 38,27%, vậy cường độ nhiễm cũng tăng theo lứa tuổi. - Kết quả mổ khám cho thấy bệnh tích chủ yếu ở các cơ quan phủ tạng như mũi, thanh quản, phổi, túi khí và gan với tỷ lệ bệnh tích tương ứng là: 39,61%; 80,84%; 12,66%; 38,73; 34;80%. Trương Quang (2002)[35] nghiên cứu bệnh CRD liên quan đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đàn gà Isa bố mẹ hướng thịt, kết quả cho thấy: - Ở gà có hiệu giá kháng thể thấp (1/8) thì tỷ lệ đẻ đạt 73,3%, tỷ lệ trứng loại 1: 11,79%, chi phí thức ăn 3,13kg/10 trứng, tỷ lệ phôi chết 4,39%, tỷ lệ gà con loại 1: 77,51%. - Ở gà bị bệnh hiệu giá kháng thể cao (1/64) thì các chỉ tiêu trên thay đổi rõ rệt với các tỷ lệ tương ứng : 14,48%; 28,06%; 8,64kg; 21,54% và 38,46%. Trương Quang (2002)[34] sử dụng vaccin Nobivac-M.G để phòng bệnh CRD cho đàn gà Isa bố mẹ hướng thịt cho thấy: - Sau lần tiêm thứ nhất: 25,71% - 62,86% số gà kiểm tra có hiệu giá kháng thể 1/64; 17,14% - 54,29% số gà kiểm tra có hiệu giá kháng thể 1/128. - Sau lần tiêm thứ 2: 28,57% - 60,00% gà có hiệu giá kháng thể 1/128; 5,71% - 57,48% gà có hiệu giá kháng thể 1/256. - Gà con nở ra từ trứng của gà bố mẹ đã tiêm vaccin 2 lần có hiệu giá kháng thể thụ động tương đối cao và tồn tại đến 3 tuần tuổi. Nhữ Văn Thụ và công sự (2007)[37], sử dụng PCR và nested PCR để xác định hiệu quả sử dụng kháng sinh phòng chống Mycoplasma trên gà cho thấy: Tylosin và Erofloxacin được sử dụng với liều 50mg/kgP và 20mg/kgP x 3 ngày, sau khi sử dụng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 kháng sinh tỷ lệ bệnh giảm đáng kể, tuy nhiên thời gian duy trì tỷ lệ thấp không được lâu. M.gallisepticum nhạy cảm với kháng sinh hơn so với M. synoviae, vì vậy giá trị ức chế tối thiểu của M.S cao hơn so với M.G. Mycoplasma có khả năng tái nhiễm hoặc phục hồi sau 3 tuần sử dụng, sử dụng hai loại thuốc nói trên với đàn gà đẻ bị nhiễm Mycoplasma có tác dụng làm giảm khả năng tụt sản lượng trứng, tăng tỷ lệ gà loại 1. Đào Thị Hảo và cộng sự, 2007 [15], ứng dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau (nuôi cấy, PCR, RPA, HI) được dùng để xác định sự nhiễm M.gallisepticum ở gà từ 7 - 35 ngày sau gây nhiễm, gà được gây nhiễm lúc 6 tuần tuổi với các chủng phân lập M.G1 (từ Hà Tây), M.G2 (từ cơ sở 1- Hà Nội), M.G3 (từ cơ sở 2- Hà Nội) và M.G S6 (chủng chuẩn của Malaixia), kết quả cho thấy: - Tỷ lệ mẫu dương tính ở các chủng phân lập cơ sở cao hơn chủng M.GS6 trong phòng thí nghiệm, tỷ lệ các mẫu âm tính cao ở các mẫu đối chứng. - Dùng phương pháp huyết thanh học nhạy hơn phương pháp vi khuẩn học. - Hai chủng M.G1 và M.G2 có tính kháng nguyên điển hình và có hàm lượng kháng thể cao. Đào Thị Hảo và cộng sự (2008)[16], nghiên cứu quy trình chế tạo kháng nguyên M.G (Mycoplasma gallisepticum) dùng để chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) ở gà . Trương Hà Thái và cộng sự, 2009[36], xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum ở hai giống gà hướng thịt Ross 308 và Isa màu nuôi công nghiệp ở một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma gallisepticum trung bình là: 37,83% và không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giữa hai giống gà, tỷ lệ nhiễm có xu hướng tăng theo tuần tuổi của gà. Nguyễn Thị Tình và cộng sự (2009)[38], nghiên cứu chế kháng thể lòng đỏ dùng điều trị bệnh viêm hô hấp mãn tính (CRD) ở gà từ 3 quy trình gây tối miễn dịch cho biết kháng thể lòng đỏ thu được có hiệu giá ngưng kết cao (10log2) ở cả 3 lô thí nghiệm. Theo các tác giả, bằng phương pháp khuếch tán trên thạch giữa kháng nguyên đã dùng và kháng thể lòng đỏ thu được đều cho kết tủa rõ và và không có phản ứng chéo với kháng nguyên M.S. Kháng thể lòng đỏ đã chế đạt tiêu chuẩn được áp dụng điều trị bệnh CRD, mang hiệu quả cao trong sản xuất. Đào Thị Hảo và cộng sự (2010)[17], ứng dụng kháng nguyên Mycoplasma gallisepticum tự chế xác định tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp mãn tính tại một số cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp, kết quả cho thấy khả năng gây ngưng kết và thời gian xuất hiện của phản ứng kháng nguyên tự chế đều cho kết quả tương tự với kháng nguyên của Nhật Bản, đáp ứng được yêu cầu dùng chẩn đoán bệnh CRD bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên các đàn gà công nghiệp nuôi ở Việt Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 Đào Thị Hảo và cộng sự (2010)[17], kiểm tra các đặc tính sinh hóa, lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp giống vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum phân lập được. Các tác giả đã sử dụng các loại môi trường Mycoplasma Broth (MB) và Mycoplasma Agar (MA), tiến hành đo pH và làm đồng bộ các phản ứng để đánh giá, kết quả cả 4 chủng vi khuẩn M.G đều mọc tốt trên môi trường MB và MA, pH môi trường MB từ 7,8 ban đầu dao động xuống trong khoảng 5,87 - 6,28; Các chủng M.G đều lên men đường glucoza (100%), kết quả dương tính tương ứng khi sử dụng kỹ thuật PCR, kết quả sản phẩm trên gel Agarose của M.G là 530 bp. - Vi khuẩn M.G phát triển trên cả hai môi trường bổ trợ huyết thanh ngựa hoặc lợn, pH dao động từ 7,8 xuống 6,20 và 5,82. huyết thanh lợn (MT2) được chọn là chất bổ trợ cho môi trường dùng để nuôi cấy vi khuẩn M.G trong các nghiên cứu tiếp theo. 1.3. ĐẶC ĐIỂM CĂN BỆNH 1.3.1. Đặc điểm bệnh Mycoplasmosis là một bệnh truyền nhiễm của nhiều loại gia cầm, nhưng phổ biến hơn cả là ở gà. Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, gà con dưới 2 tháng tuổi bệnh xảy ra ở thể cấp tính, gà trưởng thành bệnh xảy ra ở thể mạn tính, tỷ lệ mắc bệnh trong đàn gà cao, gà bị bệnh sẽ giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm đẻ, còi cọc chậm lớn và giảm tăng trọng. 1.3.2. Căn bệnh Bệnh do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây ra song căn bệnh chủ yếu do Mycoplasma gallisepticum với đặc tính gây ngưng kết hồng cầu gà. Đặc biệt là M. Gallisepticum có nhiều biến chủng nhưng có đặc tính kháng nguyên đồng nhất. - Hình thái: Mycoplasma là loại đa hình thái có thể hình thoi, hình cầu hay hình sợi, hình bầu dục, hình xoắn… , đây là loại vi khuẩn cực nhỏ có thể đi qua màng lọc và có thể tái sinh trong môi trường nuôi cấy và nhuộm gram âm nhưng bắt màu kém với thuốc nhuộm gram, nhuộm tốt hơn với giemsa và romanowsky. Mycoplasma có cấu tạo tế bào chưa hoàn chỉnh, chỉ có màng nguyên sinh chất và thể nhân, không có màng tế bào nên chúng có hình thái dễ biến đổi như hình hạt nhỏ riêng lẻ hoặc kết thành đôi, hình chuỗi ngắn có thể hình vòng khuyên, hình ô van, hình ngôi sao. - Đặc tính nuôi cấy: Mycoplasma gallisepticum có thể sống hiếu khí hoặc yếm khí tuyệt đối hoặc tùy tiện, phát triển tốt trong điều kiện 37- 380 C, PH 7- 8, độ ẩm cao 80- 90% và có 4- 5% CO2 , có thể phát triển trong môi trường phôi thai gà. Mycoplasma gallisepticum cũng có khả năng nhân lên trong môi trường nhân tạo nhưng đòi hỏi độ dinh dưỡng cao cụ thể là phải có nước chiết tim bê, có 15 – 20% huyết thanh của ngựa, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 heo hay gia cầm. Mycoplasma gallisepticum phát triển thành những khuẩn lạc rất đặc trưng, bề mặt nổi vồng lên. Có thể cấy căn bệnh vào túi lòng đỏ phôi gà ấp 6 – 7 ngày tuổi, sau khi tiêm từ 4 – 8 ngày Mycoplasma gallisepticum giết chết phôi, mổ khám thấy các bệnh tích rõ cụ thể là tích tụ máu, viêm gan, sưng lách và viêm ngoại tâm mạc. - Sức đề kháng: Mycoplasma gallisepticum có sức đề kháng yếu, ngoài thiên nhiên căn bệnh bị giết chết rất nhanh, các chất sát trùng thông thường đều diệt dễ dàng căn bệnh, có thể dùng kháng sinh để tiêu diệt Mycoplasma gallisepticum. Nhưng căn bệnh không mẫn cảm với các chất kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào như Penicillin, Cephalosporin, Baxitraxin… Các chất kháng sinh có tác dụng ngăn cản quá trình tổng hợp protein có tác dụng ức chế Mycoplasma như Erythromycin, Tetracycline. Trong tự nhiên Mycoplasma có sức đề kháng kém, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 45 – 500C trong vòng 15 phút. Trong phân ở 37 0C tồn tại trong 3 ngày. M. gallisepticum ở trong phân gà sống được 1- 3 ngày ở 200 C, 1 ngày ở 370 C, trong lòng đỏ trứng 18 tuần ở 370 C và 6 tuần ở 200 C. Trên vỏ trứng chúng giữ được khả năng lây nhiễm và gây bệnh 4 ngày trong nhiệt độ của tủ ấm hay máy ấp, 6 ngày nhiệt độ phòng thí nghiệm và 32- 60 ngày trong tủ lạnh. Nếu trong lòng đỏ có thể sống suốt trong quá trình ấp vì thế bệnh có thể lây truyền được qua phôi. Các chất sát trùng thông thường có thể diệt được Mycoplasma nhanh chống. Hội chứng hô hấp thường là bệnh kế phát khi sức đề kháng cơ thể giảm xuống, do tác dụng của các yếu tố stress bất lợi, khi đã mắc các bệnh do virus thường hay gặp là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, đậu gà, Newcatle, Marek. Các bệnh do vi khuẩn thường gây kế phát với CRD là bệnh do E. coli, Salmonella và Pasteurella. Khi tiêm phòng vi khuẩn nhược độc cũng dễ dàng làm trỗi dậy bệnh CRD. Song các yếu tố về dinh dưỡng không đảm bảo như thiếu đạm, vitamin hay chuồng trại không đảm bảo vệ sinh cũng góp phần làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho bệnh xảy ra. 1.3.3. Truyền nhiễm học Loài mắc bệnh Trong thiên nhiên gà, gà tây, gà sao là dễ mắc bệnh. Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít cảm thụ. Ở gà tây bệnh này được mô tả dưới tên viêm xoang mũi truyền nhiễm và đã phân lập được bệnh từ gà tây. Ở gà chăn nuôi theo phương thức công nghiệp bệnh phổ biến hơn gà chăn nuôi theo phương thức tự nhiên. Do chăn nuôi tập trung mật độ gia cầm cao rất nhiều thuận tiện cho mầm bệnh lan truyền theo đường hô hấp, hơn nữa sức đề kháng tự nhiên của gà công nghiệp kém hơn gà địa phương. Mặt khác các yếu tố dinh dưỡng, điều kiện nuôi dưỡng đối với gà công nghiệp hầu hết có tính nhân tạo cho nên sức đề kháng của gà công nghiệp thường thấp hơn nhất là khi điều kiện khí PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2