Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
lượt xem 8
download
Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đưa ra những nhận xét và đánh giá cụ thể về những mặt đạt được, cũng như những hạn chế, tồn tại hiện nay ở địa phương. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÙNG NHƯ TRUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý đất đai HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÙNG NHƯ TRUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THANH BỒN HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phùng Như Trung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biêt ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Lê Thanh Bồn - người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin được chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Huế; Phòng Đào tạo sau Đại học; Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp cùng toàn thể các Cô giáo, Thầy giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế đã trực tiếp giảng dạy và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy; UBND xã Mô Rai và các hộ gia đình ở xã Mô Rai được tiến hành điều tra, đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo để cuốn Luận văn này được hoàn thiện. Huế, tháng 06 năm 2015 Học viên thực hiện Phùng Như Trung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BVTV : Bảo vệ thực vật CCN : Cây công nghiệp ĐX : Đông xuân : Food and Agriculture Organization (Tổ chức LHQ về lương thực và FAO nông nghiệp) GTGT : Giá trị gia tăng GTNC : Giá trị ngày công GTSX : Giá trị sản xuất LĐ : Lao động LUT : Land use type (Loại hình sử dụng đất) NTTS : Nuôi trồng thủy sản SDĐ : Sử dụng đất TB : Trung bình UBND : Ủy ban nhân dân VAC : Vườn ao chuồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang 1. Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp cả nước năm 2013 ................... 18 2. Bảng 3.1. Các nhóm đất của xã Mô Rai.............................................................. 27 3. Bảng 3.2. Hiện trạng lao động xã Mô Rai năm 2013 ......................................... 29 4. Bảng 3.3. Thống kê hiện trạng các công trình thủy lợi xã Mô Rai ..................... 31 5. Bảng 3.4 . Diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa qua các năm tại huyện Sa Thầy và xã Mô Rai ............................................................................... 34 6. Bảng 3.5 . Diện tích, năng suất, sản lượng cây ngô qua các năm tại huyện Sa Thầy và xã Mô Rai ............................................................................... 35 7. Bảng 3.6 . Diện tích, năng suất, sản lượng cây sắn qua các năm tại huyện Sa Thầy và xã Mô Rai ............................................................................... 37 8. Bảng 3.7. Tình hình chăn nuôi huyện Sa Thầy và xã Mô Rai ............................. 38 9. Bảng 3.8. Cơ cấu sử dụng đất năm 2013 huyện Sa Thầy và xã Mô Rai ............. 42 10. Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của vùng nghiên cứu năm 2013.............................................................................................................. 43 11. Bảng 3.10. Biến động đất nông nghiệp xã Mô Rai ............................................. 45 12. Bảng 3.11. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại xã Mô Rai.................................................................................................................. 46 13. Bảng 3.12. Mức đầu tư chi phí cho các kiểu sử dụng đất xã Mô Rai năm 2013.............................................................................................................. 48 14. Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất xã Mô Rai năm 2013 ..................................................................................................................... 49 15. Bảng 3.14. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất tại xã Mô Rai năm 2013.............................................................................................................. 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Trang 1. Hình 1.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất ..................................................... 9 2. Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Sa Thầy và xã Mô Rai .............................................. 24 Biểu đồ 3.1. Năng suất lúa qua các năm tại huyện Sa Thầy và xã Mô 3. 35 Rai ........................................................................................................................ Biểu đồ 3.2. Năng suất ngô qua các năm tại huyện Sa Thầy và xã Mô 4. 36 Rai ........................................................................................................................ Biểu đồ 3.3. Năng suất sắn qua các năm tại huyện Sa Thầy và xã Mô 5. 37 Rai ........................................................................................................................ 6. Biểu đồ 3.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Sa Thầy và xã Mô Rai ............................ 41 Biểu đồ 3.5. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Mô Rai 7. và huyện Sa Thầy .................................................................................................. 44 Biểu đồ 3.6. So sánh hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của xã Mô 8. Rai năm 2013 ........................................................................................................ 51 Biểu đồ 3.7. Hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất của xã Mô Rai năm 9. 2013 ...................................................................................................................... 52 10. Biểu đồ 3.8. Hệ số sử dụng đất của vùng nghiên cứu ........................................... 53 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................................3 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .........................................................................................3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất đai .......................................................................................3 1.1.2. Khái niệm về đánh giá đất ....................................................................................................4 1.1.3. Khái niệm về đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp ...............................................5 1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ..........................................................6 1.1.5. Hiệu quả sử dụng đất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................9 1.1.6. Quan điểm về phát triển nền nông nghiệp bền vững .........................................................12 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu .............................................................................15 1.2.1. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ...........15 1.2.2. Những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .............17 CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................................22 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................22 2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................................22 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................................22 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................22 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu ..............................................................22 2.4.2. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu .............................................23 CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................................................24 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................................................................24 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của điểm nghiên cứu .....................................................24 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................................24 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................................28 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của điểm nghiên cứu ................32 3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Sa Thầy và xã Mô Rai.....................................34 3.2.1. Ngành trồng trọt ..................................................................................................................34 3.2.2. Ngành chăn nuôi .................................................................................................................37 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.2.3. Ngành lâm nghiệp ...............................................................................................................39 3.2.4. Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng của xã Mô Rai .............................................39 3.2.5. Tình hình bảo quản và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp .............................................40 3.2.6. Tình hình ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp................................40 3.3. Hiện trạng sử dụng đất và đất nông nghiệp tại xã Mô Rai....................................................41 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Mô Rai ................................................................................41 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Mô Rai ..........................................................43 3.3.3. Biến động đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp tại xã Mô Rai ..........................44 3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Mô Rai ...................................45 3.4.1. Các kiểu sử dụng đất nông nghiệp chính...........................................................................46 3.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất ................................................47 3.5. Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý .....................................................54 3.5.1. Căn cứ của các đề xuất .......................................................................................................54 3.5.2. Đề xuất các loại hình có triển vọng tại vùng nghiên cứu..................................................57 3.5.3. Đề xuất các giải pháp ..........................................................................................................58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................68 PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia tăng dân số, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững để đảm bảo an ninh lương thực đang là vấn đề bức thiết được tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Từ một nền kinh tế nông nghiệp tập trung mang nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó nâng cao đời sống người dân, cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Sa Thầy là một huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Kon Tum. Đất đai của huyện Sa Thầy đa dạng về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới 87,67% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, xã Mô Rai là một xã thuộc huyện Sa Thầy, với diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 67,88% đất nông nghiệp toàn huyện. Cho thấy vai trò quan trọng của xã Mô Rai trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Những năm qua ngành nông nghiệp của xã Mô Rai có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu sử dụng đất thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng đất trồng cây lâu năm và giảm tỷ trọng đất lâm nghiệp kém hiệu quả, ưu tiên phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy có diện tích tương đối lớn nhưng địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, trình độ dân trí chưa cao nên khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phục vụ sản xuất còn hạn chế. Sản xuất kém phát triển, hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất, từ đó đưa ra các biện pháp sử dụng đất đai một cách hợp lý nhất, khai thác hiệu quả tiềm năng mà đất đai mang lại, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân là vấn đề rất cần thiết. Do đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum”. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đưa ra những nhận xét và đánh giá cụ thể về những mặt đạt được, cũng như những hạn chế, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 tồn tại hiện nay ở địa phương. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. b. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu thuộc huyện Sa Thầy. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tại vùng nghiên cứu thuộc huyện Sa Thầy trên 3 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường. Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý của vùng nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp cơ sở lý luận của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Góp phần bổ sung tư liệu khoa học về đánh giá các loại hình sử dụng đất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về quy hoạch sử dụng đất. b. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng đất hiệu quả hơn, góp phần chuyển đổi thích hợp cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Sa Thầy. Đề xuất một số loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao và cơ cấu sử dụng đất hợp lý. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sa Thầy. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất đai 1.1.1.1. Khái niệm về đất đai Theo học thuyết sinh học cảnh quan, đất đai được coi là vật mang của hệ sinh thái. Đất đai được định nghĩa như sau: Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt trái đất với những diện tích tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó, như là không khí, đất (soild), điều kiện thủy văn, địa chất, thực vật, động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính đó ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng đất hiện nay và trong tương lai của con người (Christian và Stewat, 1968; Smyth, 1973). Hội nghị quốc tế về môi trường ở Rip de Janerio, Brazil, 1993 đưa ra định nghĩa về đất đai như sau: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa,…). Hai định nghĩa trên đều chỉ ra rằng, đất đai là một khoảng không gian được xác định theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) và theo chiều ngang (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng với nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người [14]. 1.1.1.2. Đặc điểm của đất đai Các đặc điểm tự nhiên của đất đai: Xét về mặt tự nhiên, trong đất luôn có đặc điểm tự nhiên được hình thành nhờ vào các tính chất lý học, hóa học của đất đai. Tính chất vật lý của đất đai thể hiện qua các yếu tố như tỷ trọng, dung trọng, độ xốp, tính tương co, tính dẻo, độ chặt của đất. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến các đặc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 tính của đất đai, đặc biệt là đặc tính thành phần cơ giới, ảnh hưởng đến phương thức canh tác và các loại hình sử dụng đất được lựa chọn. Trong đất đai có nhiều tính chất hóa học đặc trưng, bởi vì bản thân trong đất đai có nhiều nguyên tố hóa học và sự phản ứng giữa các yếu tố hóa học này sẽ tạo nên các tính chất hóa học. Các yếu tố thể hiện các tính chất hóa học có trong đất như độ chua, các nhóm mùn, keo đất, tính đệm, dung dịch đất,… các yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng đất rất lớn, quyết định đến loại hình sử dụng đất [12]. Các đặc điểm về kinh tế - xã hội của đất đai: Xét về mặt kinh tế - xã hội, đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động. Đất đai là một vật thể tự nhiên mang tính lịch sử. Đất đai là một sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện và tồn tại ngoài ý chí và sự nhận thức của con người. Qua quá trình lao động, con người tác động vào đất đai để thu lại sản phẩm, chính trong quá trình này, con người đã chuyển tải vào đất đai giá trị sức lao động của mình và làm cho đất đai tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do đó, từ vật thể tự nhiên, đất đai đã mang tính lịch sử. Tính chất quan trọng nhất của đất đai làm cho nó trở thành một tư liệu sản xuất đặc biệt, đó chính là độ phì của đất. Độ phì là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng thức ăn, nước và những điều kiện khác, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất đai có tính giới hạn về số lượng, tính cố định về không gian, tính không thay thế và có khả năng tăng tính sản xuất [15]. 1.1.2. Khái niệm về đánh giá đất Có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá đất: - Theo học thuyết Docutraiev, đánh giá đất là đi so sánh, đánh giá theo khả năng của đất theo từng khoanh đất dựa trên độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất. - Theo Sôbolev, đánh giá đất là học thuyết về sự đánh giá có tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển. - Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất so với những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên,…) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên. - Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế xã hội như nhau. - Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới sử dụng khái niệm đánh giá đất của FAO để nghiên cứu về đánh giá đất và tài nguyên đất đai, đây là khái niệm mang tính PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 khái quát. Theo quan điểm của tổ chức nông lương thế giới (FAO, 1976), đánh giá đất là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Như vậy đánh giá đất đai được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm đánh giá đất đai của FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng - định lượng được. Cần thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu [10]. 1.1.3. Khái niệm về đất nông nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp - Đất nông nghiệp (NNP): là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. - Đất sản xuất nông nghiệp (SXN): là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm. - Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. + Đất trồng lúa (LUA): là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương. Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai vụ lúa mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa không quá một năm. Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): là ruộng lúa nước không phải chuyên trồng lúa nước. Đất trồng lúa nương (LUN): là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên. + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC): là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo. Đất trồng cỏ (COT): là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu hoạch như các loại cây hàng năm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Đất cỏ tự nhiên có cải tạo (CON): là đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã được cải tạo, khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi gia súc. + Đất trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất trồng cây hàng năm không phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác. Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất bằng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác. Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất nương, rẫy ở trung du và miền núi để trồng cây hàng năm khác. - Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thăng long, Chuối, Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): là đất trồng cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sư dụng được gồm chủ yếu là Chè, Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Điều, Ca cao, Dừa, v.v. + Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): là đất trồng cây lâu năm không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm [1]. 1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên Việc sử dụng đất đai luôn chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, do vậy, khi sử dụng đất đai ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản trong lòng đất,… Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác. - Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác nhiệt độ về thời gian không gian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian có sương dài hoặc ngắn,… trực tiếp ảnh hưởng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh,… Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng ức chế đối với sinh trưởng, phát dục và quá trình quang hợp của cây trồng. Chế độ nước vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng khả năng đảm bảo cung cấp cho sự sinh trưởng của động thực vật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yếu tố khí hậu có các đặc trưng rất khác biệt giữa các mùa trong năm cũng như các vùng lãnh thổ khác nhau. - Yếu tố địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất của các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đối với sản xuất nông nghiệp, sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn,… thường dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông - lâm nghiệp, hình thành sự phân biệt địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp từ đó đặt ra yêu cầu cần phải đảm bảo thủy lợi hóa và cơ giới hóa cho đồng ruộng nhằm thu lại hiểu quả sử dụng đất là cao nhất. - Yếu tố thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hoá riêng biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất đều có những yêu cầu sử dụng đất cụ thể. Do vậy, yếu tố thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lượng cao hay thấp. Độ dày tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng. - Yếu tố thủy văn: Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao hồ,… với các chế độ thủy văn cụ thể như lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy, chế độ thủy triều,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất. Đặc thù của nhân tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực. Vị trí của vùng cùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt được hiệu ích cao nhất về xã hội, môi trường và kinh tế [14]. 1.1.4.2. Biện pháp kỹ thuật canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích lũy năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra. Với biện pháp canh tác thô sơ, con người chỉ có thể khai thác và sử dụng lớp đất bề mặt. Việc ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ sẽ góp phần đẩy mạnh khai thác chiều sâu của đất và nâng cao năng suất cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu về nông sản ngày càng cao của con người trong điều kiện quỹ đất có hạn. Như vậy, các biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất, sử dụng đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [5]. 1.1.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố về chế độ xã hội, dân số và lao động, mức độ phát triển khoa học - kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất. Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau đã tác động đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, khống chế phương thức và hiệu quả sử dụng đất. Trình độ phát triển xã hội và kinh tế khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất nông nghiệp cũng khác nhau. Nền kinh tế và khoa học kỹ thuật nông nghiệp càng phát triển thì khả năng sử dụng đất nông nghiệp của con người càng được nâng cao. Ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội góp phần tạo ra năng suất kinh tế trong nông nghiệp và được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp liên quan đến lợi ích kinh tế của người sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu có chính sách ưu đãi sẽ có điều kiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mỗi nhân tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc nhất đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất. Điều kiện xã hội tạo ra những khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đai được bền vững [14]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 1.1.5. Hiệu quả sử dụng đất và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 1.1.5.1. Hiệu quả sử dụng đất Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước đây, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, người ta nhận thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Đối với lĩnh vực sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất. Bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. - Về mặt kinh tế là lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền hay hiện vật thông qua việc sử dụng đất trên một đơn vị diện tích cụ thể. - Về mặt xã hội thể hiện mức thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống,… trong hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. - Về mặt môi trường thể hiện mức độ tác động của quá trình sử dụng đất đến môi trường sinh thái như đất, nước, không khí và hệ sinh học. Hình 1.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất Trong đó, trước hết và quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh là nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, nhưng không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không vững chắc. Chỉ khi đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường thì việc sử dụng đất mới trở nên hiệu quả và bền vững. 1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất a. Hiệu quả kinh tế Để đánh giá được hiệu quả kinh tế sử dụng đất trước hết ta cần phải hiểu rõ khái niệm hiệu quả kinh tế. Có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan niệm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị. Hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật là mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg,…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu,…). Còn hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị là mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền. Từ các quan điểm trên ta có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế sử dụng đất là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ vận dụng các nguồn lực của đất đai nhằm đạt được mục tiêu mà ta đã đề ra. Hiêu quả kinh tế sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: - Hiệu quả tính trên 1ha đất nông nghiệp + Tổng giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong sản xuất, trong một thời gian nhất định thường là một năm. + Chi phí trung gian (CPTG): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ trong quá trình sản xuất. + Giá trị gia tăng (GTGT): là kết quả cuối cùng sau khi trừ đi chi phí trung gian của các hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. - Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi GTSX/LĐ, GTGT/LĐ. b. Hiệu quả xã hội Trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế mang lại thì cần xác định hiệu quả về việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, khả năng thu hút lao động. Hiệu quả xã hội liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu kinh tế của con người. Việc tách hiệu quả kinh tế - xã hội của từng loại sử dụng đất làm hai chỉ tiêu riêng biệt (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội) chỉ có ý nghĩa tương đối, song ở nhiều trường hợp (nhất là khi đánh giá chi tiết) thì cách làm này lại rất cần thiết vì nó đảm bảo độ chính xác, giúp đưa ra những quyết định đúng đắn hơn [10]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Hiệu quả xã hội phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng. Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như sau: - Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người. - Khả năng tạo việc làm trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp. - Thu nhập bình quân đầu người ở vùng nông thôn. - Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân. - Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội. c. Hiệu quả môi trường Để xác định hiệu quả môi trường trong sử dụng đất cần tiến hành tính toán các chỉ tiêu thông dụng như: độ che phủ, hệ số sử dụng đất, tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm xấu đến tương lai, gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu phân tích trong một thời gian dài để có thể kiểm chứng và đánh giá [10]. Hiệu quả môi trường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: - Hệ số sử dụng đất: Là tỷ số giữa diện tích gieo trồng và diện tích canh tác hàng năm của địa bàn nghiên cứu. Đây là chỉ tiêu cho biết số vòng quay của đất canh tác trong năm. Nếu hệ số sử dụng đất cao là biểu hiện của việc khai thác tận dụng tốt đất nông nghiệp. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải nâng cao tổng diện tích gieo trồng trên một đơn vị canh tác. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm Hệ số sử dụng đất (lần) = Tổng diện tích đất trồng cây hằng năm - Năng suất cây trồng: đây là chỉ tiêu chất lượng biểu hiện kết quả sản xuất ngành trồng trọt. Sản lượng thu hoạch Năng suất tính trên diện tích gieo trồng = Diện tích gieo trồng Sản lượng thu hoạch Năng suất tính trên diện tích thu hoạch = Diện tích thu hoạch Trong đó: Diện tích thu hoạch = Diện tích gieo trồng - Diện tích mất trắng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn