Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 3
download
Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng phát triển của các loại hình sử dụng đất trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức. Từ đó, có được sự đánh giá về sự phát triển của các loại hình này dưới ba tiêu chí là: hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về xã hội và hiệu quả về môi trường. Đồng thời, đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng đất cho các loại hình trang trại của huyện theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn của huyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRÁÖN HOAÌI NAM ÂAÏNH GIAÏ HIÃÛU QUAÍ SÆÍ DUÛNG ÂÁÚT TRANG TRAÛI TAÛI HUYÃÛN MÄÜ ÂÆÏC, TÈNH QUAÍNG NGAÎI LUÁÛN VÀN THAÛC SÉ KHOA HOÜC NÄNG NGHIÃÛP Chuyãn ngaình: Quaín lyï âáút âai Maî säú: 60.85.01.03 NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC TS. TRÁÖN THANH ÂÆÏC HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Hoài Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đề tài, bản thân tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ các tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm Huế. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Trần Thanh Đức, đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Thầy giáo, Cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường Nông nghiệp và Phòng Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi, 13 xã/thị trấn và các chủ trang trại ở những địa phương nơi tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu, đã tạo điều kiện cho tôi thu thập thông tin, số liệu, cần thiết để hoàn thành đề tài này. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới những người thân trong gia đình, đã luôn tạo điều kiện về mọi mặt và luôn động viên, giúp đỡ tôi trong học tập cũng như trong nghiên cứu đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Hoài Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 1. Lý do đề tài ..................................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .....................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................................2 4. Những điểm mới của đề tài .......................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 4 1.1. Cở sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................4 1.1.1. Những lý luận về hiệu quả sử dụng đất .................................................................4 1.1.2. Những lý luận về trang trại ....................................................................................6 1.1.3. Vai trò của sản xuất trang trại để hỗ trợ cho phát triển nông thôn mới...............12 1.1.4. Vai trò của sản xuất trang trại đối với ngành nông nghiệp. ................................ 13 1.2. Cở sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu...................................................................14 1.2.1. Tình hình phát triển của các loại hình trang trại trên thế giới ............................. 14 1.2.2. Tình hình phát triển của các loại hình trang trại ở Việt Nam .............................. 22 1.2.3. Tình hình phát triển các loại hình trang trại ở tỉnh Quảng Ngãi ......................... 27 1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan .................................................................29 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 31 2.1. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ....................................................................................31 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 31 2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................31 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 31 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 31 2.3.2.1. Phạm vi về không gian .....................................................................................31 2.3.2.2. Phạm vi về thời gian ......................................................................................... 31 2.3.2.3. Phạm vi về nội dung ......................................................................................... 32 2.4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 32 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................32 2.4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ........................................................ 33 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.4.3. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia ........................................................... 33 2.4.4. Phương pháp so sánh ........................................................................................... 33 2.4.5. Phương pháp đánh giá ......................................................................................... 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 34 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mộ Đức ........................................34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 34 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Mộ Đức trong năm 2013 .......................... 39 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ........................................55 3.2. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Mộ Đức ................................................56 3.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp .....................................................................59 3.2.2. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp ............................................................... 61 3.2.3. Thực trạng đất chưa sử dụng ...............................................................................62 3.3. Thực trạng phát triển các loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức giai đoạn 2011 - 2014 ....................................................................................................64 3.3.1. Các loại hình trang trại trên địa bàn huyện ......................................................... 64 3.3.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất của các trang trại ...............................................68 3.3.3. Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại .................................................69 3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sản xuất trang trại ở huyện Mộ Đức ................................................................................................................................ 72 3.4.1. Hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại ...............................................72 3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại huyện Mộ Đức ...............................................................................................................82 3.5. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trang trại theo hướng phát triển bền vững ................................................................................................................84 3.5.1. Giải pháp chung cho các loại hình trang trại ....................................................... 84 3.5.2. Những giải pháp riêng cho từng loại hình trang trại ...........................................90 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 93 1. Kết luận......................................................................................................................93 2. Đề nghị ......................................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 96 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v CHÚ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BNNPTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BVTV : Bảo vệ thực vật CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CP : Chính phủ CT : Chỉ thị HTX : Hợp tác xã NQ : Nghị quyết TCTK : Tổng cục Thống kê TT : Thông tư TW : Trung ương VAC : Vườn, ao, chuồng VACR : Vườn, ao, chuồng, rừng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình phát triển trang trại của nước Pháp qua các năm ......................... 15 Bảng 1.2. Tình hình phát triển trang trại của nước Mỹ qua các năm ............................ 16 Bảng 1.3. Tình hình phát triển trang trại của nước Nhật Bản qua các năm ..................17 Bảng 1.4. Tình hình phát triển trang trại của nước Thái Lan qua các năm ...................18 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Mộ Đức ............................ 40 Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng huyện Mộ Đức ................41 Bảng 3.3. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi huyện Mộ Đức ............................. 42 Bảng 3.4. Tình hình sản xuất lâm nghiệp của huyện Mộ Đức ......................................43 Bảng 3.5. Tình hình phát triển công nghiệp - xây dựng của huyện Mộ Đức ................45 Bảng 3.6. Hiện trạng dân số của huyện Mộ Đức năm 2013..........................................48 Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu dân số, lao động huyện Mộ Đức năm 2013 ......................... 49 Bảng 3.8. Hiện trạng các công trình giáo dục của huyện Mộ Đức ............................... 51 Bảng 3.9. Hiện trạng trạm y tế xã trên địa bàn huyện Mộ Đức ....................................53 Bảng 3.10. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Mộ Đức năm 2013 ...................56 Bảng 3.11. Thực trạng sử dụng đất huyện Mộ Đức năm 2013 theo đơn vị hành chính58 Bảng 3.12. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mộ Đức giai đoạn 2010- 2013 ............................................................................................................................... 60 Bảng 3.13. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Mộ Đức giai đoạn 2010- 2013 ............................................................................................................................... 61 Bảng 3.14. Tình hình sử dụng đất chưa sử dụng của huyện Mộ Đức giai đoạn 2010- 2013 ............................................................................................................................... 62 Bảng 3.15. Tình hình phát triển trang trại ở huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014 .......64 Bảng 3.16. Quy mô trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức năm 2014 .......................... 66 Bảng 3.17. Tình hình sử dụng đất các trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức giai đoạn 2011 - 2014 ....................................................................................................................68 Bảng 3.18. Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức giai đoạn 2011 - 2014 ....................................................................................................70 Bảng 3.19. Tổng giá trị sản xuất của các trang trại tại huyện Mộ Đức giai đoạn 2011- 2014 ............................................................................................................................... 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii Bảng 3.20. Tổng chi phí sản xuất của các trang trại tại huyện Mộ Đức giai đoạn 2011- 2014 ............................................................................................................................... 75 Bảng 3.21. Tổng giá trị tăng thêm của các loại hình trang trại tại huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014 .............................................................................................................76 Bảng 3.22. Loại hình sử dụng lao động của các trang trại tại huyện Mộ Đức ..............78 giai đoạn 2011-2014 ......................................................................................................78 Bảng 3.23. Hệ số sử dụng lao động của các trang trại tại huyện Mộ Đức ....................78 giai đoạn 2011-2014 ......................................................................................................78 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Mộ Đức ............................................................................ 34 Hình 3.2. Cơ cấu các loại đất chính năm 2013 của huyện Mộ Đức .............................. 59 Hình 3.3. Biểu đồ tình hình biến động số lượng trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014 ...................................................................................................... 65 Hình 3.4. Biểu đồ so sánh các loại hình sử dụng lao động tại huyện Mộ Đức giai đoạn 2011-2014 ...................................................................................................................... 80 Hình 3.5. Các nguồn phát sinh chất thải rắn trong hoạt động sản xuất ......................... 82 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do đề tài Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ xưa nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu hết, các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế xuất phát từ phát triển nông nghiệp, dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Điều mà các nhà khoa học trên thế giới quan tâm là làm thế nào để sản xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu trong khuôn khổ xã hội và kinh tế có thể thực hiện được? Hay nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế - xã hội, môi trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp toàn diện là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai. Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì nông nghiệp là mặt trận hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, theo dòng chảy của nền kinh tế thị trường, xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa mạnh kéo theo sự gia tăng hàng loạt các nhu cầu khác như: lương thực, thực phẩm, chất lượng của các sản phẩm công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, nhu cầu về nhà ở đã tạo nên sức ép đối với đất đai. Các hoạt động trên làm cho quỹ đất nhất là đất nông nghiệp ngày càng có nguy cơ giảm về diện tích, độ màu mỡ, giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu như ở Việt Nam, đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế của người nông dân, thì việc nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp nói chung, cụ thể hơn là việc sử dụng đất trang trại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Các loại hình sử dụng đất trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Nhờ đó, lượng nông sản hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn và tính chất sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa ngày càng thể hiện rõ. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Mộ Đức nói riêng, việc sử dụng đất trang trại được coi là nhân tố mới góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa và đó là con đường phù hợp để người nông dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, sử dụng đất trang trại ở đây vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ để tiếp tục phát triển ổn định và bền vững đó là: quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, phát triển tự phát là chủ yếu không theo quy hoạch chung, đất sử dụng để phát triển trang trại chủ yếu là đất xấu, đất bạc màu, hiệu quả sản xuất không cao, giao thông kém thuận lợi. Đất cho thuê để phát triển kinh tế trang trại được sử dụng như thế nào? có hiệu quả hay không? Diện tích đất thuê có đáp ứng được tiêu chí xác định kinh tế trang trại hay không?… đó là những vấn đề từ trước đến nay chưa được quan tâm, đánh giá trên địa bàn huyện Mộ Đức. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của lãnh đạo Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thanh Đức, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi” nhằm bước đầu nhìn nhận lại việc sử dụng đất của người dân trên địa bàn huyện Mộ Đức, giúp cho địa phương và nhân dân hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trang trại theo hướng bền vững. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng phát triển của các loại hình sử dụng đất trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức. Từ đó, có được sự đánh giá về sự phát triển của các loại hình này dưới ba tiêu chí là: hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về xã hội và hiệu quả về môi trường. Đồng thời, đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng đất cho các loại hình trang trại của huyện theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn của huyện. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ các quan điểm và cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất trang trại cũng như những tiêu chí xác định trang trại ở Việt Nam. - Góp phần hoàn thiện các luận điểm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất. - Làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về sau. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài giúp cho tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Mộ Đức nói riêng đánh giá lại hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trang trại đã phát triển trên địa bàn trong PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 những năm qua. Từ đó, có sự chấn chỉnh kịp thời, nhằm đẩy mạnh các loại hình kinh tế trang trại theo hướng phát triển bền vững. 4. Những điểm mới của đề tài Trong những năm qua, việc phát triển các loại hình trang trại theo kiểu tự phát khá nhiều ở các địa phương. Tuy nhiên, chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng đất của các trang trại đó. Vì vậy, đề tài này sẽ có những tổng kết cụ thể, giúp cho địa phương có cơ sở hoạch định chiến lược phát triển sát, đúng với điều kiện thực tế và định hướng cho người dân nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất của các trang trại. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cở sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những lý luận về hiệu quả sử dụng đất 1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất đai trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị (lợi nhuận) thu được bằng tiền. Về mặt xã hội, đây là chỉ số thể hiện hiệu quả lực lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm trong việc khai thác đất đai. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về mặt giá trị qua giá trị sản lượng và hiệu quả về mặt sử dụng lao động của nông dân, công nhân, trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu được, nhất là các loại nông sản cơ bản, có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế và xã hội của đất nước. Hiệu quả sử dụng đất là kết quả của một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học – kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên. Trong những hoàn cảnh thực tế nhất định, cần gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế… Cùng với các biện pháp kĩ thuật thâm canh truyền thống, phải coi trọng việc vận dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới, tiến hành mạnh mẽ việc bố trí lại cơ cấu kinh tế theo hướng khắc phục tính tự cấp tự túc về lương thực từ lâu đời, biến đổi mạnh nông nghiệp thành một nền kinh tế hàng hóa, chỉ trên cơ sở đó mới có điều kiện thực tế vận dụng các tiềm năng phong phú sẵn có về đất đai và lao động của Việt Nam. Khái niệm về hiệu quả được sử dụng trong đời sống xã hội, nói đến hiệu quả là người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Như vậy, hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả là cái mà con người mong đợi và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm hoặc số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 1.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một loại hình nào đó người dân đánh giá chúng trên ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. * Đánh giá về hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu mô tả mối quan hệ giữa lợi ích mà người sử dụng đất nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích đó. Trong một nền sản xuất thì hiệu quả kinh tế là một động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất canh tác của các nông hộ, người ta sử dụng một số chỉ tiêu đó là: - Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong nông nghiệp qua 1 thời gian nhất định, thường là một năm. GO = ∑ QiPi Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn vị giá sản phẩm loại i - Chi phí trung gian (IC): Bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ phục vụ cho sản xuất. IC = Chi phí vật chất trực tiếp + Chi phí dịch vụ thuê ngoài - Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là một bộ phận mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). VA = GO - IC * Đánh giá về hiệu quả xã hội. Để đánh giá hiệu quả xã hội cho một loại hình sử dụng đất nào đó người dân thường xét đến chỉ tiêu là loại hình đó giải quyết được bao nhiêu lao động/ha/năm, khả năng bố trí lao động, mức độ đáp ứng vấn đề an sinh xã hội, khả năng thu hút và sử dụng nguồn vật chất tại chỗ. * Đánh giá hiệu quả môi trường. Trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng thì con người đã tác động một cách không hợp lý vào đất gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Để đánh giá chính xác về mặt môi trường người ta thường sử dụng công thức tính như sau [10]: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Độ che phủ (%) = (Diện tích rừng hiện có/Tổng diện tích tự nhiên) 100% 1.1.2. Những lý luận về trang trại 1.1.2.1. Khái niệm về trang trại Ngày nay mô hình sản xuất trang trại đang được nhiều nước trên thế giới phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng nhằm chuyển đổi nền nông nhiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có xuất khẩu và có tích lũy. Kinh tế trang trại phát triển đáp ứng được nhu cầu thâm canh cao và khả năng áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về trang trại được đưa ra, tuy nhiên tùy từng quốc gia, từng vùng và từng quan điểm nghiên cứu của các nhà khoa học mà người ta đưa ra khái niệm về trang trại. Thuật ngữ Farm (tiếng Anh) được dịch ra tiếng Việt là trang trại, là cơ sở sản xuất nông – lâm nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân. Thuật ngữ trên được hiểu là nông dân, chủ trang trại, người nông dân gắn với ruộng đất và với đất đai nói chung [17]. Theo C.Mác thì: “Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết sản phẩm làm ra. Vì vậy, thị trường hoàn lại tất cả các yếu tố sản xuất của anh ta cho đến cả hạt giống; còn người tiểu nông thì tiêu dùng trực tiếp đại bộ phận sản phẩm của mình, anh ta càng mua ít thì càng tốt và chừng mực có thể anh ta còn tự chế tạo được công cụ, quần áo… Đặc điểm cơ bản của trang trại là tính sản xuất hàng hóa, không phải là sản xuất tự túc. Trang trại là sản phẩm của nền kinh tế thị trường cạnh tranh trong xã hội đi lên công nghiệp hàng hóa, hiện đại hóa” [17]. Ở Việt Nam, khái niệm về trang trại cũng đã được đưa ra trên những quan điểm cụ thể khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu. Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa khái quát như sau: “Trang trại là trại lớn sản xuất nông nghiệp”. Theo Trần Hữu Quang thì: “Trang trại là hình thức sản xuất nông – lâm nhiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có chức năng chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình và đáp ứng cho nhu cầu của xã hội”. Từ kết quả hội thảo về kinh tế trang trại trong cả nước được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2000, qua kiểm chứng thực tế và Ban Kinh Tế Trung ương đã đưa ra khái niệm: “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa lớn trong nông – lâm – ngư nghiệp của các thành phần khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trính sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra năng suất lợi nhuận cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa ra những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hóa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Nghị quyết 3 đã chỉ rõ: “Kinh tế trang trại là hình PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 thức tổ chức sản xuất hàng hóa nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình…” [8],[17]. Thời gian qua, có rất nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề trang trại để đưa ra định nghĩa một cách chính xác, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một ý kiến thống nhất về khái niệm trạng trại được đưa ra. Tuy nhiên, quan điểm và nhận thức về bản chất và đặc trưng của kinh tế trang trại về cơ bản là đã gần gũi và thống nhất mặc dù vẫn còn những nhận thức khác nhau về tích lũy ruộng đất hay tích tụ vốn, quy mô hạn điền, các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ các loại hình công ty có phải là trang trại hay không… Từ những nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, nhận định thực chất về kinh tế trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh doang nông nghiệp, được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật… nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn, với lợi nhuận cao hơn theo yêu cầu của kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [17]. 1.1.2.2. Lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình sản xuất trang trại * Lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình sản xuất trang trại ở các nước tư bản phát triển châu Âu và châu Mỹ Khi kinh tế hàng hóa bắt đầu xuất hiện và phát triển ở châu Âu thông qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và cuộc cách mạng tư sản diễn ra lần lượt ở các nước. Điển hình nhất, triệt để nhất là cuộc Đại cách mạng Tư sản Pháp 1789 đã kéo theo sự ra đời của hình thức sản xuất trang trại đầu tiên trên thế giới thay thế cho kiểu sản xuất nhỏ của tầng lớp tiểu nông và hình thức điền trang, thái ấp của các thế lực phong kiến quý tộc đương thời. Hình thức sản xuất trang trại này ra đời vào cuối chế độ phong kiến, đầu chế độ tư bản, đã mang lại yếu tố tích cực hơn hẳn hình thức kinh tế điền trang, thái ấp phong kiến. Sự tiến bộ này thể hiện ở số lượng nông sản hàng hóa được tạo ra nhiều hơn, chất lượng nông sản tốt hơn, được xã hội chấp nhận và nhanh chóng được nhà nước tư bản khuyến khích phát triển. Thấy được lợi ích cũng như giá trị mang lại của sản xuất trang trại, các nước tư bản phát triển như Anh, Mĩ, Canada, Úc… đều có xu hướng tích tụ đất đai vào các trang trại lớn để thành lập những đồn điền tư bản và như vậy số lượng các trang trại giảm dần về số lượng nhưng lại tăng về quy mô. Khi nghiên cứu kinh tế - chính trị học Anh, C.Mác đã dự báo trong nông nghiệp và nông thôn nước Anh rồi cũng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung như công nghiệp, Ông viết: “Ở nước Anh đã hình thành nên một giai cấp fermier tư bản chủ nghĩa… hình thức lĩnh canh đã nhanh chóng nhường chỗ cho các fermier chính cống”. Thực tế ở nước Anh lúc đó đã hình thành hai loại sản xuất trang trại là trang trại tư bản tư nhân và trang trại gia đình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Trang trại tư bản tư nhân là xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn được quản lý tập trung và mọi điều hành hoạt động đều giống như một xí nghiệp công nghiệp, tất cả các khâu từ quản lý điều hành đến trực tiếp sản xuất đều được nhà tư bản tổ chức chặt chẽ. Việc thuê mướn lao động và trả công lao động như một thứ hàng hóa đặc biệt. Tất cả hàng hóa tạo ra từ các trang trại tư bản tư nhân này đều được bán hết ra thị trường. Những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là thành tựu công nghiệp hóa được áp dụng triệt để nhằm đạt được năng suất lao động cao nhất, tạo ra giá trị thống nhất cho nhà tư bản. Trang trại gia đình là những trang trại được hình thành và phát triển từ những hộ gia đình sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, sở hữu một diện tích đất nhỏ hơn và dùng lao động gia đình là chính. Loại trang trại gia đình tỏ ra thích hợp và hiệu quả hơn những đồn điền tư bản có quy mô lớn vì họ chủ động tân dụng được nguồn lực của gia đình, chỉ thuê mướn nhân công trong những công việc cần thiết, lại quản lý điều hành trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại gia đình. Bên cạnh đó, họ có thể chọn lọc và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ theo ý muốn. Do đó, giá trị sản phẩm của trang trại gia đình thấp hơn giá thành sản phẩm cùng loại do đồn điền tư bản tư nhân và nông dân tự do khác tạo ra trong cùng một thời điểm. Một số nước như Hà Lan, Anh, Pháp… sau khi làm cách mạng tư sản đã phát hiện ra nhưng khía cạnh văn minh, tiến bộ của sản xuất trang trại trong nông, lâm, ngư nghiệp mà nhanh chóng ban hành một số chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất trang trại thời đó cụ thể là: - Cho phép chủ trang trại tự do lựa chọn ngành kinh doanh, lựa chọn vật nuôi và có ưu tiên về cung cấp phân bón. - Khuyến khích các chủ trang trại xuất khẩu nông sản đã tái chế, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Phương châm mà nhà nước Pháp áp dụng cho các chủ trang trại Pháp đương thời là tiêu thụ như thề nào thì sản xuất như thế ấy để xuất khẩu. - Ưu đãi thuế cho nông nghiệp, nông thôn, chủ trang trại… chứ không ưu đãi cho quý tộc, tăng nữ và nhà buôn. - Có chính sách đầu tư cho đường xá, cầu cống ở nông thôn, giúp cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa nông sản được dễ dàng. Ở châu Mỹ, đặc biệt là Bắc Mỹ, kinh tế trang trại phát triển có chậm hơn ở châu Âu nhưng đến cuối thế kỷ XIX thì gia tăng mạnh mẽ và quy luật phát triển cũng như châu Âu. Đó là, từ cuối thế kỷ XIX đến cuối những năm 40 của thế kỷ XX, số lượng trang trại vẫn phát triển nhanh với quy mô diện tích đất đai nhỏ nhằm tạo ra cơ sở ban đầu cho việc tích tụ đất đai để lập ra các xí nghiệp nông nghiệp với quy mô lớn. Từ năm 1950 trở lại đây, khi nền công nghiệp phát triển mạnh thì số lượng trang trại giảm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 nhưng quy mô trang trại lại tăng lên. Bình quân diện tích một trang trại ở Mỹ năm 1940 là 70 ha nhưng đến năm 1985 là 180 ha. Còn số lượng trang trại thì năm 1935 là 6.814.000 nhưng đến năm 1990 chỉ còn 2.140.000. Nếu tính riêng nước Mỹ, kinh tế trang trại đã sản xuất ra một số lượng nông sản chiếm 41% dự trữ lúa mì và 87% dự trữ ngô trên thế giới. Loại hình kinh tế mới mẻ này trong nông nghiệp theo thời gian đã nhanh chóng lan sang các nước tư bản và thuộc địa khác để trở thành một hình thức sản xuất tiến bộ có lực lượng lớn mạnh trên thế giới [8],[17]. * Lịch sử và điều kiện ra đời của loại hình sản xuất trang trại ở các nước châu Á Ở các nước châu Á, nơi mà các phương thức sản xuất còn là một vấn đề gây nhiều trang luận thì hầu như không diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp hay cách mạnh tư sản nào mà hầu hết là chịu sự tác động từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội phương Tây. Chế độ phong kiến mà điển hình là phong kiến Trung Quốc đã khống chế hầu như toàn bộ phương thức sản xuất của châu Á vào những năm châu Âu đang dồn dập nổ ra các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng tư sản, mở đường cho sự phát triển. Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở phương Tây đã bành chướng thế lực của mình vào châu Á bằng nhiều con đường, làm thay đổi dần phương thức sản xuất châu Á, nảy sinh nhiều mầm mống kinh tế hàng hóa ở lục địa này. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), nhiều nước châu Á mới tiến hành cải cách ruộng đất theo những nội dung và mức độ khác nhau để chuyển giao quyền sở hữu đất đai cho nông dân trực tiếp sản xuất. Việc xúc tiến cải cách ruộng đất đã tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các trang trại gia đình theo hướng sản xuất hàng hóa. Song, do điều kiện thực tế ở châu Á đất chật, người đông, bình quân đất canh tác chỉ có 0.15 ha/người (trong khi đó ở Đài Loan chỉ có 0,047 ha; Hàn Quốc 0,053 ha; Nhật Bản 0,035 ha…) nên các trang trại ở châu Á chủ yếu là trang trại gia đình với quy mô đất đai bình quân trên dưới 1 ha. Bên cạnh đó, cũng tồn tại hình thức đồn điền của các chủ tư bản nước ngoài hoặc các quý tộc trong nước quy mô lớn hàng trăm ha. Đến thời kỳ hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, một số nước như: Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Trung Quốc, Việt Nam…tổ chức thêm mô hình nông trại, nông lâm trường quốc doanh, sản xuất và giao nộp sản phẩm theo kế hoạch của nhà nước. Có thể nói, lịch sử ra đời của hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp ở tất cả các nước trên thế giới châu Âu, châu Mỹ đến châu Á và các châu lục khác là lịch sử tất yếu đi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa ngày càng cao theo quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường [12],[17]. 1.1.2.3. Những đặc trưng của loại hình sản xuất trang trại Ở nhiều địa phương, quan niệm kinh tế trang trại là hình thức phát triển cao của kinh tế hộ là chủ yếu, ngoài ra còn thu hút một số thành phần khác như công chức, hưu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 trí đầu tư sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, dù thành phần chủ sở hữu như thế nào thì trang trại vẫn mang bản chất là kinh tế hộ. Xuất phát từ bản chất của trang trại như vậy nên trang trại mang một số đặc trưng sau: Một là, trang trại là một loại hình kinh tế trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, kết quả của bước phát triển mới từ kinh tế hộ nông dân đi lên sản xuất hàng hóa lớn. Kinh tế trang trại hình thành với tư cách là một hình thức thuộc kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, trang trại có quy mô diện tích nhất định (lớn hơn mức hạn điền cho một hộ nông dân), đó là kết quả của sự tích tụ, tập trung ruộng đất qua quyền chuyển nhượng hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất của các hộ khác. Ba là, chủ trang trại là người lao động tại chỗ (chủ hộ nông dân) hoặc có thể từ nơi khác đến đầu tư, có đầu óc kinh doanh và có vốn đầu tư ban đầu. Bốn là, lực lượng lao động chủ yếu là thành viên trong gia đình và mướn thêm một số lao động (thường xuyên hoặc theo thời vụ) làm theo hợp đồng với tiền công theo thỏa thuận và đúng luật lao động. Năm là, trang trại hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ phát luật, tương tự như một doanh nghiệp, có thể huy động cổ phần và tham gia các hình thức liên kết phù hợp. Chủ trang trại trực tiếp điều hành sản xuất và tiểu chủ, người lao động, là công nhân nông nghiệp… Đó là những đặc trưng của trang trại, qua các đặc trưng đó có thể hình dung trang trại như một doanh nghiệp vừa và nhỏ với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần trong nông, lâm, ngư nghiệp khi có đầy đủ điều kiện pháp lý. Đây cũng là những đặc trưng để xác định các tiêu chí của trang trại [1],[2]. 1.1.2.4. Đặc điểm của loại hình sản xuất trang trại: Thứ nhất, trang trại do người nông dân làm chủ, phù hợp với đặc thù sản xuất nông nghiệp, người nông dân - chủ trang trại gia đình là người chủ thật sự của đối tượng sản xuất, trực tiếp theo dõi và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Hiệu quả sản xuất mang lại là động lực để kích thích sự ham mê và sức sáng tạo của người lao động. Thứ hai, trang trại là một doanh nghiệp thực sự bao gồm một tập thể lao động có mối quan hệ huyết thống là chủ yếu. Với tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, dễ điều hành, dễ quản lý và có bổ sung thêm một số lao động từ bên ngoài. Thứ ba, trang trại sản xuất phân tán trên diện rộng nhưng vẫn có khả năng sản xuất ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn, tập trung vào những vùng sản xuất chuyên canh, chuyên môn hóa. Đồng thời, trang trại cũng có khả nằng thích ứng dễ dàng với những biến động của thị trường, có thể điều hành linh hoạt kế hoạch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường theo từng giai đoạn khác nhau. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Thứ tư, trang trại có thể phân thành nhiều loại hình khác nhau, từng theo mục đích quản lý, nghiên cứu. Thứ năm, trang trại có sự tích tụ nhất định về đất đai, vốn, kỹ thuật,… nên sản xuất trong trang trại thường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thứ sáu, sản phẩm sản xuất ra từ trang trại thường phục vụ cho nhu cầu của thị trường. 1.1.2.5. Phân loại trang trại Có nhiều cách để phân loại trang trại, tuy nhiên tùy theo từng mục đích khác nhau mà người ta phân loại trang trại thành nhiều loại khác nhau. Một là, phân loại theo chuyên ngành sản xuất: Trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản. Trong sản xuất, trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa trong năm thì được phân loại theo ngành đó. Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp. Hai là, phân loại theo phương thức sản xuất và quản lý lao động: - Trang trại gia đình: là loại hình trang trại do các gia đình làm chủ và đồng thời lao động chính sử dụng trong quá trình sản xuất cũng là của gia đình, có hoặc không thuê mướn lao động tạm thời và lao động thường xuyên ngoài gia đình. Trang trại gia đình được phân làm 2 loại: - Trang trại gia đình - cá thể: Là loại hình trang trại thuộc kinh tế nông hộ từ phương thức sản xuất tiểu nông tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hóa với khối lượng nông sản khá và chỉ sử dụng lao động trong gia đình. - Trang trại gia đình tiểu chủ: là trang trại gia đình thuộc loại hình kinh tế hộ nông dân, sản xuất nông sản hàng hóa với khối lượng nhiều, có sử dụng lao động thuê mướn bên ngoài nhiều hơn lao động trong gia đình. - Trang trại tư bản tư nhân: Là loại hình trang trại quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý lao động theo phương thức tư bản chủ nghĩa, hoàn toàn sử dụng lao động thuê mướn không sử dụng lao động gia đình. Ba là, phân loại theo quy mô sản xuất kinh doanh: Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong nền kinh tế thị trường, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì phân loại trang trại theo quy mô sản xuất kinh doanh đều tồn tại với dưới dạng: quy mô nhỏ, quy mô trung bình và quy mô lớn [7]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn