Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra, giám sát huyết thanh học và định type virus lở mồm long móng ở trâu bò phía Bắc tỉnh Quảng Bình
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài là giám sát sự lưu hành, phát hiện, định type virus LMLM gây bệnh; xác định một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM ở trâu bò trên địa bàn 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra, giám sát huyết thanh học và định type virus lở mồm long móng ở trâu bò phía Bắc tỉnh Quảng Bình
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG THỊ HUẾ ÂIÃÖU TRA, GIAÏM SAÏT HUYÃÚT THANH HOÜC VAÌ ÂËNH TYPE VIRUS LÅÍ MÄÖM LONG MOÏNG ÅÍ TRÁU BOÌ PHÊA BÀÕC TÈNH QUAÍNG BÇNH LUÁÛN VÀN THAÛC SÉ KHOA HOÜC NÄNG NGHIÃÛP Chuyãn ngaình: THUÏ Y Maî säú: 60.64.01.01 NGÆÅÌI HÆÅÏNG DÁÙN KHOA HOÜC TS. TRÁÖN QUANG VUI HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học công nghệ tỉnh Quảng Bình năm 2014 - 2015 do TS. Nguyễn Xuân Hòa làm chủ nhiệm. Toàn bộ số liệu, kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn là trung thực, do tôiphối hợp với các cơ quan, các đồng nghiệp thực hiện và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Đặng Thị Huế PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii Låìi Caím Ån Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Huế đã giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốtquá trình học tập, nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo trình độ Thạc sỹ tại trường; đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Quang Vui, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình,Cơ quan Thú y Vùng III đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình. Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Bình đã tạo điều kiện cho tôi tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2014 - 2015 do TS. Nguyễn Xuân Hòa làm chủ nhiệm và đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu này. Trạm thú y huyện Bố Trạch, Trạm thú y huyện Quảng Trạch, Trạm thú y thị xã Ba Đồn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài ở cơ sở. Người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè -những người luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày 25 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Đặng Thị Huế PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu chung của đề tài ............................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 5. Những điểm mới của đề tài ......................................................................................... 3 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................4 1.1. ĐỊNH NGHĨA BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG....................................................4 1.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ...........................................................................................................4 1.2.1. Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng trên thế giới...........................................4 1.2.2. Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng ở Việt Nam ...........................................5 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG ........................... 10 1.3.1. Một số đặc điểm cơ bản của virus .......................................................................10 1.3.2. Một số đặc điểm của virus thuộc họ Picornaviridae ...........................................15 1.3.3. Đặc điểm của virus lở mồm long móng .............................................................. 16 1.4. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG ......................................................21 1.4.1. Loài vật mắc bệnh ............................................................................................... 21 1.4.2. Tỉ lệ ốm, chết .......................................................................................................22 1.4.3. Chất chứa mầm bệnh ........................................................................................... 21 1.4.4. Đường truyền lây .................................................................................................22 1.4.5. Đường xâm nhập .................................................................................................23 1.4.6. Cơ chế sinh bệnh .................................................................................................23 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 1.4.7. Triệu chứng, bệnh tích ......................................................................................... 24 1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG ...........26 1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng............................................................................................. 26 1.5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm .....................................................................27 1.6. VACXIN PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG ...........................................28 1.6.1. Vacxin vô hoạt formon keo phèn ........................................................................29 1.6.2. Vacxin vô hoạt nuôi cấy trên môi trường tế bào .................................................29 1.6.3. Vacxin nhược độc ................................................................................................ 29 1.6.4. Vacxin được sản xuất theo công nghệ gen .......................................................... 30 1.6.5. Những điểm cần chú ý khi sử dụng vacxin lở mồm long móng ......................... 30 CHƯƠNG 2.MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........31 2.1. MỤC TIÊU CỤ THỂ.............................................................................................. 31 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................31 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................31 2.3.1. Trang thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, hóa chất nghiên cứu .................................31 2.3.2. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu xét nghiệm ...................................................33 2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin ..........................................................................34 2.3.4. Phương pháp giám sát sự lưu hành virus lở mồm long móng trong tự nhiên .....34 2.3.5. Phương pháp định type virus LMLM ..................................................................44 2.3.6. Phương pháp phân tích các yếu tố nguy làm phát sinh, lây lan dịch lở mồm long móng ........................................................................................................50 2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................51 CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................52 3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ TẠI 3 HUYỆN, THỊ XÃ PHÍA BẮC TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 .....................................52 3.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TẠI 3 HUYỆN, THỊ XÃ PHÍA BẮC TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2/2015 ....................53 3.2.1. Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2010 - 2014 ......................... 53 3.2.2. Tình hình tiêm phòng vacxin lở mồm long móng năm 2014 .............................. 56 3.3. KẾT QUẢ GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG Ở TRÂU BÒ TẠI 3 HUYỆN, THỊ XÃ PHÍA BẮC TỈNH QUẢNG BÌNH ................57 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 3.3.1. Kết quả xét nghiệm kháng thể 3ABC kháng virus lở mồm long móng ..............57 3.3.2. Kết quả xét nghiệm virus lở mồm long móng từ mẫu probang ........................... 66 3.4. KẾT QUẢ ĐỊNH TYPE VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG .................................68 3.4.1. Kết quả phân lập và định type virus lở mồm long móng từ mẫu probang ..........68 3.4.2. Kết quả phát hiện và định type virus lở mồm long móng từ mẫu biểu mô .........68 3.5. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM PHÁT SINH VÀ LÂY LAN DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG .............................................70 3.5.1. Yếu tố ở gần hộ có trâu bò bị bệnh lở mồm long móng ......................................70 3.5.2. Yếu tố hộ chăn nuôi không tiêm phòng đầy đủ cho trâu bò ................................ 70 3.5.3. Yếu tố hộ mua trâu bò không rõ nguồn gốc ........................................................ 71 3.5.4. Yếu tố hộ đã từng xảy ra dịch trong vòng 3 năm ................................................72 3.5.5. Yếu tố gần đường giao thông ..............................................................................73 3.5.6. Yếu tố nguy cơ hộ ở gần điểm mổ gia súc .......................................................... 74 3.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Ở TRÂU BÒ TẠI 3 HUYỆN, THỊ XÃ PHÍA BẮC TỈNH QUẢNG BÌNH ................74 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...……………………..73 PHỤ LỤC ......................................................................................................................78 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ (-) Âm tính (+) Dương tính BHK Baby Hamster Kidney CI Confident Interval CPE Cytopathogen Efect Ct Cycle of threshold DNA Desoxyribonucleic Axit DOE Double Oil Emulsion ELISA Enzyme Linked Imunosorbent Assay FMD Foot and Mouth Disease FMDV Foot and Mouth Disease Virus LMLM Lở mồm long móng MAB Monoclonal Antibodies MEM Modified Eagles Medium OD Optical Density OIE World Organisation for Animal Health PBS Phosphate Buffered Saline PCR Polymerase Chain Reaction PI Percent Inhibition RNA Ribonucleic Axit rRT-PCR Realtime Reverse Transcription- Polymerase Chain Reaction RT-PCR Reverse Transcription- Polymerase Chain Reaction TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VP Virion Protein PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bố trí lấy mẫu huyết thanh trên địa bàn nghiên cứu ..................................35 Bảng 2.2. Thành phần phản ứng realtime RT-PCR ...................................................40 Bảng 2.3. Chu trình luân nhiệt cho phản ứng rRT-PCR trên máy Smart Cycler .......43 Bảng 3.1. Tổng đàn trâu bò của 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................................52 Bảng 3.2. Tình hình dịch bệnh LMLM trâu bò tại 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2014 .....................................53 Bảng 3.3. Tình hình dịch bệnh LMLM trâu bò tại 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình năm 2014 - 02/2015 ........................................55 Bảng 3.4. Kết quả tiêm phòng vacxin LMLM năm 2014 ..........................................57 Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm kháng thể 3ABC ở cấp độ cá thể ............................... 59 Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm kháng thể 3ABC ở cấp độ hộ ....................................61 Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm kháng thể 3ABC theo thời gian .................................64 Bảng 3.8. So sánh kết quả dương tính với kháng thể 3ABC giữa các đối tượng trâu bò ........................................................................................................65 Bảng 3.9. Kết quả xét nghiệm phát hiện virus LMLM trâu bò từ mẫu probang........67 Bảng 3.10. Kết quả xét định type virus LMLM trong mẫu bệnh phẩm biểu mô .........69 Bảng 3.11. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ ở gần hộ có trâu bò bị bệnh LMLM ....70 Bảng 3.12. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ hộ không tiêm phòng đầy đủ cho trâu bò..................................................................................................71 Bảng 3.13. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ hộ mua trâu bò không rõ nguồn gốc ....72 Bảng 3.14. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ hộ có trâu bò đã từng bị dịch LMLM trong vòng 3 năm ....................................................................................... 72 Bảng 3.15. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ hộ ở gần đường giao thông ..................73 Bảng 3.16. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ hộ ở gần điểm giết mổ gia súc .............74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ phân bố dịch LMLM ở Việt Nam giai đoạn 2006-2012 [35]..........8 Hình 1.2. Bản đồ phân bố ổ dịch LMLM ở Việt Nam năm 2014 [9] ........................ 10 Hình 1.3. Hình thái và cấu trúc của virus LMLM .....................................................17 Hình 1.4. Hình ảnh lâm sàng, bệnh tích bệnh LMLM ở trâu bò ............................... 25 Hình 2.1. Hình ảnh minh họa phản ứng phát hiện kháng thể LMLM 3ABC bằng phương pháp ELISA, bộ kit PrioCHECK ® FMD NS .....................36 Hình 2.2. Sơ đồ phản ứng ELISA phát hiện kháng thể 3ABC ..................................37 Hình 2.3. Hình ảnh minh họa phản ứng trong ELISA ...............................................46 Hình 2.4. Sơ đồ pha loãng rabbit antiserum serotype O, A, C và Asia1 ...................46 Hình 2.5. Sơ đồ đĩa phản ứng ELISA phát hiện kháng nguyên virus LMLM ..........47 Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ xã có dịch và tỉ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM tại 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2014........54 Hình 3.2. Bản đồ phân bố dịch bệnh LMLM tại 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình năm 2014 và 2 tháng đầu năm 2015 ...............56 Hình 3.3. Bản đồ phân bố các xã lấy mẫu nghiên cứu ..............................................58 Hình 3.4. Biểu đồ so sánh tỉ lệ mẫu huyết thanh dương tính với kháng thể 3ABC ở các xã giám sát ........................................................................................ 60 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh tỉ lệ hộ có trâu bò dương tính với kháng thể 3ABC ở các xã giám sát ........................................................................................ 62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh lở mồm long móng (LMLM) được Tổ chức Thú y thế giới OIE (World Organisation for Animal Health) coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong tất cả các bệnh truyền nhiễm ở gia súc. Sự nguy hiểm của bệnh là do khả năng lây lan rất nhanh và mạnh. Sự lây lan không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe và động vật mắc bệnh mà còn qua nhiều đường khác nhau, kể cả qua không khí. Bệnh LMLM xảy ra sẽ ảnh hưởng đến giao lưu thương mại quốc tế về động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật [51]. Bệnh xảy ra ở động vật móng guốc chẵn [59]. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác qua biên giới theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa...). Bệnh thường phát thành đại dịch gây thiệt hại về chăn nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của nhiều nước thuộc nhiều châu lục trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự bùng phát dịch bệnh LMLM có tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực, thu nhập nông thôn, nền kinh tế quốc gia và bảo vệ môi trường. Phòng chống dịch bệnh LMLM luôn là chính sách ưu tiên của mỗi quốc gia trên thế giới. Tỉnh Quảng Bình nằm ở vị trí trung độ của cả nước. Các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn có vị trí địa lý nằm liền kề nhau (gọi là 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình); trong đó phía Nam có huyện Bố Trạch tiếp giáp thành phố Đồng Hới - trung tâm của tỉnh Quảng Bình, phía Bắc có huyện Quảng Trạch tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh. Ba huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam xuyên suốt địa bàn; có đường Hồ Chí Minh đi qua; có quốc lộ 12 và các tỉnh lộ chạy từ Đông sang Tây nối liền với nước CHDCND Lào, có cảng biển Hòn La. Hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc vận chuyển buôn bán gia súc, gia cầm trong và ngoài tỉnh, giữa các tỉnh, thành phố trong nước; giữa Việt Nam với Lào, Thái Lan và các nước khác. Hệ thống giao thông này kích thích chăn nuôi phát triển nhưng cũng chính là nguy cơ lây lan các dịch bệnh gia súc, gia cầm qua con đường vận chuyển. Ba huyện, thị xã phía Bắc tỉnh có điều kiện chăn nuôi tương tự nhau, có tổng đàn trâu bò chiếm gần 50% tổng đàn trâu bò của tỉnh nên đây được coi là vùng trọng điểm về phát triển chăn nuôi trâu bò của tỉnh Quảng Bình. Thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh trâu bò ở 3 huyện, thị xã phía Bắc sẽ góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn trâu bò của toàn tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Trong thời gian gần đây, tình hình diễn biến của bệnh LMLM xảy ra ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày cảng trở nên phức tạp và khó kiểm soát [38], [40], [51], [53]. Tại khu vực Bắc Trung bộ, dịch LMLM đã xảy ra liên tục ở nhiều tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện thêm virus type A vào năm 2013 ngoài type O lưu hành từ trước đến nay. Huyện Quảng Trạch là cửa ngõ chính ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình nên đàn trâu bò ở đây luôn đứng trước nguy cơ bị lây lan dịch bệnh LMLM từ các tỉnh, thành phố phía Bắc. Trên thực tế, việc khống chế bệnh LMLM đã gặp không ít khó khăn, đôi khi công tác phòng chống dịch bệnh chưa nhận được sự tham gia và hưởng ứng tích cực của cộng đồng. Do tính đa type và không có miễn dịch chéo giữa các type virus gây bệnh LMLM nên việc xác định type virus lưu hành tại vùng có dịch là tối cần thiết trong việc lựa chọn vacxin có chủng phù hợp để nâng cao hiệu quả phòng bệnh. Thông tin về giám sát dịch tễ học phân tử của bệnh LMLM, xác định type lưu hành và phát hiện type mới là quan trọng đối với mỗi địa phương có dịch và cần được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược sử dụng vacxin [19]. Từ những lý do cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra, giám sát huyết thanh học và định type virus lở mồm long móng ở trâu bò phía Bắc tỉnh Quảng Bình”. 2. Mục tiêu chung của đề tài Giám sát sự lưu hành, phát hiện, định type virus LMLM gây bệnh; xác định một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh LMLM ở trâu bò trên địa bàn 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tàisẽ cung cấp các luận chứng khoa học, giúp hiểu sâu thêm về dịch bệnh LMLM ở trâu bò trên địa bàn 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung; là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về bệnh LMLM gia súc. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan quản lý, người chăn nuôiđưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh LMLM có hiệu quả hơn, lựa chọn loại vacxin LMLM có chứa thành phần kháng nguyên phù hợp với type virus gây bệnh đang lưu hành ở địa phương để đưa vào tiêm phòng có hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trâu bò nuôitrên địa bàn các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn của tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình; Cơ quan Thú y Vùng III, Cơ quan Thú y Vùng VI. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2015. 5. Những điểm mới của đề tài Đây là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về sự lưu hành, định type virus và xác định các yếu tố nguy cơ xảy ra dịch LMLM trên đàn trâu bò nuôi tại 3 huyện, thị xã phía Bắc tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ĐỊNH NGHĨA BỆNHLỞ MỒM LONG MÓNG Bệnh LMLM (foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu và một số động vật hoang dã khác như hươu, nai. Bệnh do Apthovirus thuộc họ Picornaviridae gây nên. Có 7 type huyết thanh (serotype) gồm: A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1.Mỗi serotype lại có nhiều subtype căn cứ vào sự khác biệt về gen và cấu trúc kháng nguyên. Bệnh có triệu chứng lâm sàng giống nhau nhưng các serotype khác nhau không gây miễn dịch chéo cho nhau [29]. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, ở phạm vi rộng, không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển... có mang mầm bệnh mà còn lây lan qua đường hô hấp. Bệnh LMLM do virus hướng thượng bì gây ra, có đặc điểm là sốt và hình thành mụn nước ở miệng, chân và vú [7]. 1.2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNHLỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng trên thế giới Năm 1898, hai nhà bác học Đức Loefler F. và Frosch F. lần đầu tiên phát hiện ra virus gây bệnh LMLM ở gia súc có sừng [28]. Bệnh LMLM xuất hiện ở nhiều nước thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Châu Âu. Điển hình là trong những năm 1981 - 1985, dịch xuất hiện ở 80 nước, gây nên những tổn thất lớn về kinh tế ở những nước này. Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước từ lâu không có bệnh LMLM nhưng đến năm 2000 đã xuất hiện bệnh. Tại Châu Âu năm 2001, dịch xảy ra đầu tiên tại Anh, sau đó lan ra Pháp, Hà Lan, Ireland qua con đường vận chuyển gia súc. Trung Quốc thường xuyên có dịch LMLM nên việc buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là việc buôn bán vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật là nguyên nhân lây lan dịch giữa hai nước [7]. Ở khu vực Đông Nam Á, một số nước có dịch như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam là những nước có dịch xảy ra hàng năm.Tại Lào, dịch LMLM xảy ra chủ yếu là type O. Riêng đối với type A, từ năm 2008, không thấy xuất hiện nữa. Ở Myanmar, dịch LMLM đã xảy ra ở hầu hết các vùng trên cả nước, chủ yếu là type O. Tại tỉnh Kayah, type Asia được tìm thấy vào năm 2005, type A được tìm thấy vào năm 2010. Tại Philippines, ổ dịch cuối cùng được báo cáo từ tháng 12 năm 2005. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Vào năm 2011, vùng 3 thuộc đảo Luzon là vùng cuối cùng được công nhận là vùng an toán dịch bệnh; cho đến nay, Philippines trở thành quốc gia không có bệnh LMLM [7]. Trong cùng một ổ dịch có thể đồng thời xuất hiện nhiều type nhưng thông thường chỉ một type chiếm ưu thế [57]. 1.2.2. Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng ở Việt Nam Ở Việt Nam, bệnh LMLM được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1898 tại Nha Trang [12],[41].Sau đó, bệnh lan rộng ra cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đến nay, bệnh đã xảy ra ở nhiều địa phương trong phạm vi cả nước với hàng trăm ổ dịch, làm hàng chục vạn trâu bò và lợn bị bệnh. Bệnh LMLM xuất hiện sớm, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua. Từ đó đến nay bệnh thường xuyên xảy ra với quy mô khác nhau, có khi tạm lắng xuống trong vài năm, sau đó lại bùng phát. Đặc biệt là từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, quá trình lưu thông động vật và sản phẩm động vật cả trong nước và qua biên giới phát triển, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng kể cả về phạm vi, số lượng gia súc mắc bệnh, tốc độ lây lan và số loài gia súc mắc bệnh (thêm hươu và dê). Năm 2006, dịch LMLM xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Năm 2007, dịch LMLM ở trâu bò xảy ra tại 225 xã của 91 huyện thuộc 27 tỉnh với tổng số gia súc mắc bệnh 7.442 con, chết và xử lý 1.047 con; ở lợn xảy ra tại 172 xã của 71 huyện thuộc 24 tỉnh với tổng số 10.851 con, chết và xử lý 10.763 con [5]. Năm 2008, dịch LMLM ở trâu bò xảy ra tại 122 xã của 43 huyện thuộc 14 tỉnh với tổng sốmắc bệnh 2.408 con, chết và xử lý 218 con; ở lợn xảy ra tại 12 xã của 9 huyện thuộc 5 tỉnh với tổng số mắc bệnh 67 con, xử lý và tiêu hủy 39 con [5]. Năm 2009, dịch LMLM ở trâu bò xảy ra tại 231 xã của 87 huyện thuộc 27 tỉnh với tổng số mắc bệnh 7.231 con, chết và xử lý 408 con; ở lợn xảy ra tại 35 xã của 23 huyện thuộc 16 tỉnh với tổng số mắc bệnh 499 con, chết và xử lý 429 con [5]. Năm 2010, dịch LMLM ở trâu bò xảy ra tại 213 xã của 85 huyện thuộc 24 tỉnh với tổng số mắc bệnh 12.826 con, chết và xử lý 225 con; ở lợn xảy ra tại 38 xã của 29 huyện thuộc 16 tỉnh với tổng số mắc bệnh 1.472 con, chết và xử lý 818 con [5]. Năm 2011, dịch LMLM xảy ra ở 1.809 xã thuộc 239 huyện của 35 tỉnh với tổng số gia súc mắc bệnh là 140.979 con; trong đó có 74.256 con trâu, 22.965 con bò, 42.134 con lợn, 1.624 con dê (nguồn: Phòng Dịch tễ - Cục Thú y). Năm 2012, cả nước có 57 xã của 30 huyện thuộc 12 tỉnh đã xảy ra dịch LMLM. Tổng số gia súc mắc bệnh là 3.317 con (226 con trâu, 112 con bò, 2.927 con lợn) [8]. Năm 2013, dịch LMLM đã xảy ra tại 145 xã của 44 huyện thuộc 9 tỉnh với tổng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 số gia súc mắc bệnh 5.648 con và số gia súc tiêu hủy 1.193 con (683 con trâu, 2.820 con bò, 2.145 con lợn) [8]. Dịch LMlM vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt là virus type A đã xuất hiện từ đầu tháng 3 năm 2013 tại Hà Tĩnh. Dịch bùng phát khi thời tiết chuyển lạnh và mưa ẩm, mưa lũ gây ngập lụt tại nhiều tỉnh khu vực miền Trung làm cho mầm bệnh phát tán rộng. Virus LMLM type A đã tìm thấy tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam… gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch [7]. Năm 2014, cả nước đã xuất hiện 81 ổ dịch tại 81 xã thuộc 31 huyện, thị xã của 13 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Lào Cai, Thanh Hóa, Yên Bái, Đắc Nông làm 2.978 con gia súc mắc bệnh (gồm 1.438 con trâu, 1.365 con bò, 144 con lợn và 31 con dê). Số gia súc chết và tiêu hủy là 172 con [8]. So với năm 2013, dịch LMLM năm 2014 xảy ra ở diện hẹp hơn (số xã có dịch và số gia súc mắc bệnh giảm gần 2 lần, số gia súc bị tiêu hủy giảm gần 7 lần); dịch chủ yếu trên trâu bò. Theo thời gian, cũng như kết quả Cục Thú y theo dõi trong nhiều năm trước đây, trung bình cứ 2 - 3 năm lại xuất hiện các đợt dịch LMLM trầm trọng. Cụ thể, từ năm 2006 - 2012, dịch trầm trọng xảy ra vào các năm 2006, 2009 và 2011 mặc dù ở các năm khác, dịch vẫn xảy ra các tháng trong năm. Dịch LMLM tập trung vào các tháng 3 - 7 (năm 2006) và từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (các năm 2009, 2011). Các đợt dịch trầm trọng thường kéo dài khoảng 2,5 tháng [35]. Theo không gian, từ năm 2006 - 2012, dịch LMLM xuất hiện tập trung tại các tỉnh phía Bắc, Nam Trung bộ, Tây nguyên và Đông Nam bộ, nhất là tại các địa phương giáp biên giới với Trung Quốc và Lào. Phân tích rà soát thống kê chùm không gian cho thấy chùm không gian ổ dịch LMLM là rất rõ nét và dịch có tính chất lây lan cục bộ là chủ yếu. Năm 2006, nguy cơ xuất hiện dịch LMLM phân bố rải khắp các miền trong cả nước, có tập trung tại các tỉnh phía bắc, Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Năm 2007 - 2009, phân bố không gian của các ổ dịch ít hơn nhưng vẫn tập trung ở các tỉnh Nam Trung bộ. Năm 2009, phân tích rà soát thống kê cho thấy chùm không gian ổ dịch LMLM là rất rõ nét tại các tỉnh Lạng Sơn và Lai Châu. Năm 2010, dịch đã xuất hiện rõ nét tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên và Lai Châu. Phân tích rà soát thống kê không gian cho thấy chùm không gian ổ dịch LMLM là rất rõ nét tại các tỉnh này. Tương tự như các năm trước, dịch vẫn còn lưu trú tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Năm 2011, dịch đã xuất hiện và xuất hiện chùm không gian các ca bệnh rất rõ nét tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và kéo dài lên tận Hà Giang. Năm 2012, dịch có xu hướng giảm dần về phạm vi không gian [35]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Từ 2006 - 2012 Hình 1.1. Bản đồ phân bố dịch LMLM ở Việt Nam giai đoạn 2006-2012 [35] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Theo đối tượng gia súc mắc bệnh, từ năm 2006 - năm 2012, số lượng các ổ dịch xảy ra trên trâu chiếm tỉ lệ cao nhất. Sau đó là bò, lợn và số lượng ổ dịch đồng thời xảy ra trên nhiều loài (trâu, bò, lợn) tại cùng một thời điểm là tương đối thấp. Số lượng trâu bị bệnh nhiều nhất, sau đó đến bò và lợn [35]. 1.2.3. Các type virus gây bệnhlở mồm long móng ở Việt Nam Ở Việt Nam, virus gây bệnh LMLM trên gia súc được xác định thuộc các serotype O, A và Asia1 [14]; trong đó type O vẫn phổ biến nhất [48],[52], [60] và chủ yếu thuộc các topotype SEA và ME - SA [14]. Khi các ổ dịch đã xảy ra liên tiếp nhau trong khi đã sử dụng vacxin rộng rãi hàng năm thì phải nghĩ đến một chủng virus gây bệnh khác xuất hiện, đặc tính kháng nguyên không giống với chủng virus vacxin]. Mặc dù các nghiên cứu giám sát tình hình dịch bệnh LMLM hiện nay đang được thực hiện tại Việt Nam nhưng vẫn còn rất ít dữ liệu về các type virus LMLM lưu hành được thu thập và công bố [25]. Giai đoạn 2006 - 2010, hầu hết các ổ dịch LMLM do virus chủng O gây nên. Đầu năm 2014, dịch xuất hiện rãi rác trên địa bàn một số xã của các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ (Hà Tĩnh) và Cao Bằng; bệnh xảy ra chủ yếu trên trâu, bò (chiếm gần 95%); lợn và dê cũng bị mắc nhưng số lượng ít. Nhiều ổ dịch do type A gây ra, một số địa phương xuất hiện cả ổ dịch do type O và type A. Các ổ dịch phát sinh chủ yếu là do gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ, được đưa từ vùng có ổ dịch cũ vào địa bàn hoặc được vận chuyển bất hợp pháp qua biên giới vào trong nước tiêu thụ trong khi đó việc tiêm phòng vacxin LMLM cho đàn gia súc trên địa bàn chưa đảm bảo tạo điều kiện cho dịch lây lan…[7]. Trong năm 2014, cả nước có 13 tỉnh bị dịch LMLM do virus type A, vius type O gây nên. Các tỉnh có ổ dịch do virus type O gây ra gồm: Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kon Tum. Các tỉnh có ổ dịch do virus type A gây ra gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Đăk Nông, Kon Tum [8]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Hình 1.2. Bản đồ phân bố ổ dịch LMLM ở Việt Nam năm 2014 [9] 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG 1.3.1. Một số đặc điểm cơ bản của virus 1.3.1.1. Những đặc trưng của virus Virus là một nhóm lớn các vi sinh vật rất nhỏ, có những thuộc tính của vật sống (sinh vật) và vật không sống (vật vô sinh), chúng bé về kích thước, đơn giản về thành phần và cấu trúc, có tính di truyền nhưng không có tính trao đổi chất, sinh sản nhờ tínhtổng hợp mới và lắp ráp các thành phần dựa vào các cơ cấu trao đổi chất và năng lượng của tế bào vật chủ [28]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Virus có tính hướng đối với một tổ chức nhất định, do đó thường gây những biểu hiện giống nhau ở những động vật khác loài. Bệnh do virus gây nên thường lây lan mạnh, có hiện tượng mang trùng và làm trỗi dậy những bệnh ghép khác nhưng cũng thường gây nên miễn dịch mạnh và bền [27]. Tất cả các virus đều không có trao đổi chất, nhưng chúng sinh sản được trong tế bào kí chủ nhờ lợi dụng bộ máy trao đổi chất và năng lượng của tế bào kí chủ. Chúng là những vi sinh vật kí sinh nội bào tuyệt đối.Virus có hai dạng tồn lại khác nhau: dạng genome hòa tan trong tế bào kí chủ và dạng hạt ổn định và tương đối trơ gọi là virion hay thể virus, hạt virus. Khi virus ở dạng hòa tan (dạng “tái tạo” - replicatetive form) không thể nghiên cứu được kích thước cũng như hình thái. Chỉ khi virus ở trạng thái hạt (virion) người ta mới có thể nghiên cứu các thuộc tính hình thái, kích thước và cấu tạo. Một số virus có thể kết tinh do cấu trúc đơn điệu của chúng [28]. Virus kích thước từ hàng chục đến hàng trăm nanomet. Thành phần của virus phức tạp nhất (là các “virus có áo ngoài”), từ trong ra ngoài, bao gồm lõi (core) gồm một loại acid nucleic, hoặc DNA hoặc RNA (không có hai loại acid nucleic trong cùng một lõi), vỏ protein (gọi là capsid) cấu tạo từ một số ít đơn vị hình thái đơn điệu cấu tạo từ protein (gồm một hoặc một số polypeptide) và ngoài cùng là màng bọc ngoài hay “áo ngoài” (envelope) có nguồn gốc từ cấu trúc màng phospholipid kí chủ. Virus đơn giản hơn (các “virus trần”)chỉ gồm lõi và vỏ capsid. Tổ hợp lõi và capsid của virus thường được gọi là nucleocapsid [28}. Bên cạnh các virus “thông thường” có đủ các thành phần lõi và vỏ (áo ngoài), trong tự nhiên còn có các yếu tố “virus không thông thường” có cấu trúc đơn giản hơn, đó là viroid (là các acid nucleic trần, phân tử lượng thấp, rất đề kháng với nhiệt, tia tử ngoại và bức xạ ion hóa), virusoid (giống vioid nhưng phụ thuộc các virus trợ giúp trong quá trình sinh sản), prion (các protein biến dạng có tính cảm nhiễm) [28]. 1.3.1.2. Thành phần hóa học và cấu tạo của virus Virus chưa có cấu tạo tế bào, mỗi virus không thể gọi là một tế bào mà được gọi là một hạt virus hay virion. Đó là một virus thành thục có kết cấu hoàn chỉnh. Thành phần chủ yếu của hạt virus là acid nucleic (DNA hoặc RNA) được bao quanh bởi một vỏ protein. Ngoài các dạng virus trần, những virus có áo ngoài (màng bọc ngoài) còn chứa lipid với một số loại glycoside hoặc/và glycoprotein. Có thể phân loại theo cấu trúc nucleocapsid thành 3 nhóm chính: (1) các virus có cấu trúc đối xứng xoắn, (2) các virus có cấu trúc đối xứng 20 mặt (đối xứng đẳng trục) và (3) các virus cấu trúc đối xứng phức hợp, là tổ hợp của hai loại trên. Mỗi loại đối xứng lại phân thành loại có áo ngoài (màng bao ngoài) và loại không có áo ngoài (envelope) [28]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn