Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra, phân lập nấm đạo ôn Pyricularia oryzae Cav. gây hại trên một số giống lúa ở Thừa Thiên Huế và kiểm tra tính gây bệnh
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là điều tra tình hình quản lý bệnh đạo ôn, phân lập và kiểm tra tính gây bệnh của các chủng nấm đạo ôn trên một số giống lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế. Góp phần cung cấp những dữ liệu về tình hình bệnh đạo ôn trên một số giống lúa ở tỉnh Thừa thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Điều tra, phân lập nấm đạo ôn Pyricularia oryzae Cav. gây hại trên một số giống lúa ở Thừa Thiên Huế và kiểm tra tính gây bệnh
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ MINH TRÍ ĐIỀU TRA, PHÂN LẬP NẤM ĐẠO ÔN PYRICULARIA ORYZAE CAV. GÂY HẠI TRÊN MỘT SỐ GIỐNG LÚA Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ KIỂM TRA TÍNH GÂY BỆNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 862.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. TRẦN THỊ THU HÀ NĂM 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, biểu đồ và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn và các thông tin tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ tác giả và nguồn gốc./. Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 8 năm 2018 Học viên thực hiện Lê Minh Trí PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Thu Hà-Phó trưởng khoa Nông học- trường Đại học Nông lâm Huế đã tận tình giúp đỡ, định hướng, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ nông nghiệp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ đồng nghiệp trong Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học-trường Đại học Nông lâm Huế, cùng toàn thể quý thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bà con nông dân tại xã Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương đã tận tình giúp đỡ cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Xin gửi tấm lòng tri ân tới những người thân yêu trong gia đình tôi, là những người truyền nhiệt huyết, luôn dành cho tôi sự quan tâm, động viên lớn lao để tôi yên tâm công tác cũng như học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn./. Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 8 năm 2018 Học viên thực hiện Lê Minh Trí PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh hại chính trên cây lúa vì phân bố rộng và tác hại nghiêm trọng (Viện Bảo Vệ Thực Vật,1983), (OU SH,1985). Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae Cav. gây ra, bệnh gây hại nghiêm trọng trên cả lá và cổ bông, mức độ tác hại của bệnh liên quan đến nhiều yếu tố như giống lúa, thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, chế độ canh tác, mùa vụ, phân bón, thời tiết,... Bệnh gây hại trên lá làm cho bộ lá bị lụi, khô cháy, trổ kém, nấm xâm nhập vào cổ bông, cổ gié làm cho bông gãy, hạt bị lép, lửng, làm giảm nghiêm trọng đến năng suất, thậm chí không cho thu hoạch. Nấm Pyricularia oryzae Cav. tồn tại rất nhiều nòi sinh lý khác nhau trong cùng một vùng sinh thái, mỗi vùng sinh thái, tồn tại một số chủng nhất định và có mức độ gây hại khác nhau. Đối với hầu hết những diện tích trồng lúa trên thế giới, việc quản lý bệnh đạo ôn đều dựa vào sự du nhập thường xuyên của những giống lúa trồng kháng bệnh mới. Tuy nhiên, tính kháng bệnh của các giống lúa không kéo dài hơn hai hoặc ba năm. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do sự xuất hiện thường xuyên những thay đổi di truyền của nấm gây bệnh hình thành nên những dạng tính độc mới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu cơ cấu giống lúa của 3 vùng Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương trong vụ Đông Xuân 2017-2018 tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy cơ cấu giống lúa tương đối đa dạng, nhưng giống Khang dân chiếm diện tích lớn (> 60%), các giống khác chiếm tỷ lệ còn lại. Điều tra diễn biến bệnh đạo ôn trên các giống cho thấy: giống Nếp bị bệnh đạo ôn lá gây hại trung bình, tuy nhiên đạo ôn cổ bông lại không gây hại trên giống này. Giống Xi23 ở Quảng Công vừa nhiễm nặng đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông. Các giống còn lại bệnh đạo ôn gây hại ở mức độ nhẹ. Trên cùng một vùng, bệnh đạo ôn có thể gây hại nặng trên lá nhưng lại không gây hại trên cổ bông. Điều đó chứng tỏ rằng các chủng nấm gây hại trên lá và trên cổ bông không giống nhau. Tình hình sử dụng thuốc của người nông dân không theo nguyên tắc “4 đúng”. Điều này dẫn đến hiện tượng quen thuốc ở các chủng nấm đạo ôn làm phát sinh các nòi mới, chủng mới. Về phân lập và kiểm tra tính gây bệnh: Chúng tôi đã thu thập tổng cộng 188 mẫu bệnh đạo ôn hại lúa (trong đó gồm 131 mẫu đạo ôn lá và 57 mẫu đạo ôn cổ bông) và đã phân lập được 82 mẫu nấm đạo ôn, trong đó (60 mẫu nấm đạo ôn lá và 22 chủng nấm đạo ôn cổ bông) tại 3 vùng nghiên cứu Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương. Các mẫu đã được phân lập và định danh nấm đạo ôn gây hại bằng phương pháp hình thái. Kiểm tra tính gây bệnh của các chủng nấm đạo ôn của 3 vùng Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương để đánh giá khả năng kháng bệnh đạo ôn của các giống lúa Xi23, Nếp, Khang Dân và đánh giá tính độc và tính không độc của các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv chủng nấm tại 3 vùng nghiên cứu đối với các giống này bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo. Về khả năng kháng của các giống, kết qủa cho thấy giống Xi23 mẫn cảm với tất cả các chủng nấm đạo ôn của Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương. Giống Khang dân có biểu hiện kháng với các chủng nấm đạo ôn của Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương. Giống Nếp kháng với chủng nấm đạo ôn của Hương Phong nhưng lại bị nhiễm bệnh bởi các chủng nấm đạo ôn của Quảng Công và Phú Lương. Về tính độc và không độc của các chủng nấm bệnh đạo ôn ở Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương, kết qủa cho thấy các chủng nấm đạo ôn của Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương đều có biểu hiện tính độc đối với giống Xi23. Chủng nấm đạo ôn của Quảng Công, Hương Phong và Phú Lương có biểu hiện không độc với giống Khang dân. Chủng nấm đạo ôn của Hương Phong có biểu hiện không độc với giống Nếp nhưng các chủng nấm đạo ôn của Quảng Công và Phú Lương lại biểu hiện độc với giống Nếp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... xi MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 2 3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 2 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ........ 3 1.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.............................................................. 3 1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam .............................................................. 5 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ........................................................................................................................... 8 1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 8 1.2.2. Ở Việt nam........................................................................................................19 CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................................25 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................25 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................25 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................25 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................26 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu ...........................................................................................26 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................26 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................34 2.4. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2017-2018 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................................................34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................37 3.1. ĐIỀU TRA CƠ CẤU CÁC GIỐNG LÚA TẠI 3 VÙNG QUẢNG CÔNG, HƯƠNG PHONG, PHÚ LƯƠNG ..............................................................................37 3.2. ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN 06 GIỐNG LÚA TẠI 3 VÙNG QUẢNG CÔNG, HƯƠNG PHONG, PHÚ LƯƠNG ...................................................40 3.2.1. Diễn biến bệnh đạo ôn trên lá ............................................................................40 3.2.2. Diễn biến bệnh đạo ôn cổ bông .........................................................................43 3.3. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC HOÁ HỌC PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN LÚA TẠI 3 VÙNG QUẢNG CÔNG, HƯƠNG PHONG, PHÚ LƯƠNG ...46 3.4. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LẬP NẤM ĐẠO ÔN ...................................52 3.4.1. Thu mẫu và phân lập các chủng nấm đạo ôn lá..................................................52 3.4.2. Thu mẫu và phân lập các chủng nấm đạo ôn cổ bông ........................................56 3.5. KIỂM TRA TÍNH GÂY BỆNH CỦA NẤM ĐẠO ÔN BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÂY BỆNH NHÂN TẠO ...........................................................................................57 3.5.1. Lây bệnh nhân tạo bằng bào tử nấm Pyricularia oryzae phân lập tại Quảng Công (QC02) .......................................................................................................................58 3.5.2. Lây bệnh nhân tạo bằng bào tử nấm Pyricularia oryzae phân lập tại Hương Phong (HP28) .............................................................................................................58 3.5.3. Lây bệnh nhân tạo bằng bào tử nấm Pyricularia oryzae phân lập tại Phú Lương (PL15) ........................................................................................................................59 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................62 4.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................62 4.1.1. Điều tra tình hình quản lý bệnh đạo ôn hại lúa vụ Đông Xuân 2017-2018 tại 3 vùng nghiên cứu .........................................................................................................62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 4.1.2. Thu thập mẫu bệnh đạo ôn trên 6 giống lúa tại 3 vùng, phân lập và làm thuần nấm.............................................................................................................................62 4.1.3. Kiểm tra tính gây bệnh của các chủng nấm đạo ôn bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo. .....................................................................................................................62 4.2. ĐỀ NGHỊ.............................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64 PHỤ LỤC ...................................................................................................................67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC VIẾT TẮT HTX : Hợp tác xã FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp quốc tế ĐVT : Đơn vị tính P. oryea : Pyricularia oryzae Cav. KD : Giống lúa Khang dân BT7 : Giống lúa Bắc thơm 7 WA : Môi trường nước cất PDA : Môi trường thạch khoai tây BVTV : Bảo vệ thực vật WP : Wettable Powder PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới từ giai đoạn 2006 đến 2016............................................................................................................................. 3 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa của một số quốc gia trên thế giới năm 2014 .............. 4 Bảng 1.3. Tình hình xuất khẩu và dự trữ gạo của một số nước trên thế giới từ năm 2010-2011 ................................................................................................................... 5 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam qua các năm ....................................... 6 Bảng 1.5. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm .................................... 8 Bảng 2.1. Địa điểm và các giống lúa nghiên cứu .........................................................25 Bảng 2.2. Các chủng nấm được sử dụng để lây nhiễm nhân tạo................................33 Bảng 2.3. Khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2017-2018 của tỉnh Thừa Thiên Huế........34 Bảng 3.1. Cơ cấu các giống lúa tại Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương ..............37 Bảng 3.2. Diễn biến bệnh đạo ôn lá trên 06 giống lúa ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương ..................................................................................................................40 Bảng 3.3. Đường cong tiến triển bệnh đạo ôn trên lá của các giống lúa ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương (AUDPC)..........................................................................41 Bảng 3.4. Diễn biến bệnh đạo ôn cổ bông trên 06 giống lúa ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương ......................................................................................................43 Bảng 3.5. Đường cong tiến triển bệnh đạo ôn cổ bôngcủa các giống lúa ở Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương (AUDPC)..........................................................................44 Bảng 3.6. Loại thuốc người nông dân thường sử dụng để phun phòng trừ bệnh đạo ôn tại 3 vùng ...................................................................................................................46 Bảng 3.7. Loại thuốc thường được sử dụng để phòng trừ đạo ôn tại mỗi vùng ............47 Bảng 3.8. Số lần phun trung bình mỗi giống lúa trên vụ đông xuân 2017-2018 ...........48 Bảng 3.9. Liều lượng phun các hoạt chất phòng trừ bệnh đạo ôn 2017 – 2018 ...........49 Bảng 3.10. Các quyết định sử dụng thuốc BVTV phòng trừ đạo ôn ............................50 Bảng 3.11. Thời điểm phun thuốc trong ngày tại 3 vùng .............................................51 Bảng 3.12. Kết quả thu thập và phân lập các mẫu bệnh đạo ôn trên lá.........................53 Bảng 3.13. Kết quả thu thập và phân lập các mẫu bệnh đạo ôn trên cổ bông ...............56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x Bảng 3.14. Đường kính vết bệnh trên các giống lúa lây bệnh nhân tạo bằng bào tử nấm Pyricularia oryzae (QC02) .........................................................................................58 Bảng 3.15. Đường kính vết bệnh trên các giống lúa lây bệnh nhân tạo bằng bào tử nấm Pyricularia oryzae (HP28) ..........................................................................................58 Bảng 3.16. Đường kính vết bệnh trên các giống lúa lây bệnh nhân tạo bằng bào tử nấm Pyricularia oryzae (PL15) ..........................................................................................59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Quy trình cấy đơn bào tử và thao tác lựa chọn bào tử đúng cách. ...............30 Hình 2.2. Vết bệnh đạo ôn điển hình trên lá, cổ bông ..................................................32 Hình 2.3. Mẫu bệnh đạo ôn để ẩm trong vòng 2-3 ngày ..............................................32 Hình 2.4. Soi mẫu dưới kính hiển vi để kiểm tra bào tử ..............................................32 Hình 2.5. Cấy đơn bào tử bằng phương pháp pha loãng ..............................................33 Hình 3.1. Tản nấm, bào tử phân sinh của nấm Pyricularia oryzae..............................53 Hình 3.2. Thu thập mẫu bệnh đạo ôn trên lá tại Hương Phong ....................................54 Hình 3.3. Tản nấm nấm đạo ôn trên lá của giống Nếp tại Hương Phong .....................54 Hình 3.4. Bào tử nấm đạo ôn lá chụp tại phòng thí nghiệm của Chi cục TT và BVTV Thừa Thiên Huế..........................................................................................................54 Hình 3.5. Tảng nấm đạo ôn phân lập được trên giống lúa BT7 ở Phú Lương ..............55 Hình 3.6. Tảng nấm thu được trên giống Nếp tại Hương Phong ..................................55 Hình 3.7. Tảng nấm đạo ôn thu được trên giống lúa Xi23 tại Quảng Công..................55 Hình 3.8. Mẫu bệnh, tảng nấm đạo ôn cổ bông và bào tử phân sinh ............................57 Hình 3.9. Lây nhiễm nhân tạo bằng phương pháp phun bào tử nấm ............................60 Hình 3.10. Các giống lúa trước (trái) và sau khi lây bệnh nhân tạo (phải) ...................61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực lâu đời nhất, phổ biến nhất. Trên thế giới, về mặt diện tích gieo trồng, lúa đứng thứ hai sau lúa mì, về tổng sản lượng lúa đứng thứ ba sau lúa mì và ngô. Lúa được trồng ở 112 nước, là lương thực của hơn 54% dân số thế giới. Ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Việt Nam, ... lúa là cây lương thực chính (Ngô Anh Đào và các cộng sự,1997). Về giá trị kinh tế, lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu của một số nước, do lúa gạo là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng cao (Nguyễn Công Minh và các cộng sự, 2005), (Đinh Văn Lữ,1978). Ở Việt Nam lúa gạo là cây lương thực quan trọng bậc nhất hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Công Thương lượng gạo xuất khẩu năm 2017 đạt 5,86 triệu tấn tăng 1,05 triệu tấn so với năm 2016. Trong những năm gần đây Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, nhiều tiến bộ khoa học về giống, cơ cấu sản xuất, biện pháp canh tác,... được áp dụng vào sản xuất đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất lúa gạo. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu nên những năm gần đây tình hình sinh vật gây hại diễn biến ngày càng phức tạp, thường xuyên và đe dọa đến năng suất và sản lượng lúa gạo. Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh hại chính của lúa vì phân bố rộng và tác hại nghiêm trọng (Viện Bảo Vệ Thực Vật,1983), (OU SH,1985). Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae Cav. gây ra, bệnh gây hại nghiêm trọng trên cả lá và cổ bông, mức độ tác hại của bệnh liên quan đến nhiều yếu tố như giống lúa, thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, chế độ canh tác, mùa vụ, phân bón, thời tiết,... Bệnh gây hại trên lá làm cho bộ lá bị lụi, khô cháy, trổ kém, nấm xâm nhập vào cổ bông, cổ gié làm cho bông gãy, hạt bị lép, lửng, làm giảm nghiêm trọng đến năng suất, thậm chí không cho thu hoạch. Nấm Pyricularia oryzae Cav. tồn tại rất nhiều nòi sinh lý khác nhau trong cùng một vùng sinh thái, mỗi vùng sinh thái, tồn tại một số chủng nhất định và có mức độ gây hại khác nhau. Đối với hầu hết những diện tích trồng lúa trên thế giới, việc quản lý bệnh đạo ôn đều dựa vào sự du nhập thường xuyên của những giống lúa trồng kháng bệnh mới. Tuy nhiên, tính kháng bệnh của các giống lúa không kéo dài hơn hai hoặc ba năm. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do sự xuất hiện thường xuyên những thay đổi di truyền của nấm gây bệnh hình thành nên những dạng tính độc mới (Xia JQ, Correll JC, Lee FN, Marchetti MA, Rhoads DD, 1993). Tỉnh Thừa Thiên Huế với điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, nắng mưa xen kẽ rất thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại. Đặc biệt nghiêm trọng là bệnh đạo ôn đã tấn công mạnh trên các giống lúa được trồng trong vụ Đông Xuân. Bệnh làm giảm năng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 suất và phẩm chất lúa ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra, phân lập nấm đạo ôn Pyricularia oryzae Cav. gây hại trên một số giống lúa ở Thừa Thiên Huế và kiểm tra tính gây bệnh”. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Điều tra tình hình quản lý bệnh đạo ôn, phân lập và kiểm tra tính gây bệnh của các chủng nấm đạo ôn trên một số giống lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu cơ cấu các giống lúa, tình hình gây hại của bệnh đạo ôn và tình hình sử dụng thuốc hóa học phòng trừ bệnh đạo ôn trên các giống lúa chủ lực trồng ở 3 vùng Quảng Công, Hương Phong, Phú Lương tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thu thập mẫu bệnh, phân lập, làm thuần nấm bệnh đạo ôn gây hại trên các giống lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - Kiểm tra tính gây bệnh của các chủng nấm đạo ôn và đánh giá tính kháng bệnh của một số giống lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp những dữ liệu về tình hình bệnh đạo ôn trên một số giống lúa ở tỉnh Thừa thiên Huế. - Đề tài tạo hướng chuyên sâu về việc nghiên cứu nấm Pyricularia oryzae Cav. gây hại trên cây lúa. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài nghiên cứu về tình hình bệnh đạo ôn gây hại trên các giống lúa ở tỉnh Thừa thiên Huế. - Kết quả góp phần cung cấp những thông tin về cơ cấu sản xuất các giống lúa trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế - Kết quả phân lập các chủng nấm đạo ôn Pyricularia oryzae Cav. tại các vùng nghiên cứu để thực hiện lây bệnh nhân tạo nhằm đánh giá khả năng kháng bệnh đạo ôn của một số giống lúa và kiểm tra tính độc và không độc của các chủng nấm tại các vùng nghiên cứu đối với các giống lúa nhằm bố trí cơ cấu giống lúa và có biện pháp quản lý phòng trừ bệnh đạo ôn hợp lý, hiệu quả. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO (2015), cây lúa chiếm một vị trí quan trọng trên Thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Hiện có 114 nước trên thế giới trồng lúa, nhưng chỉ 18 nước có diện tích sản xuất lớn hơn 1.000.000 ha và đều tập trung ở Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines, ... Đồng thời với việc gia tăng về diện tích thì năng suất lúa cũng không ngừng tăng nhanh nhờ việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chọn giống và thâm canh, năng suất bình quân trên thế giới đã tăng thêm khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965-1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không cảm quang, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới từ giai đoạn 2006 đến 2016 Diện tích Sản lượng Năm Năng suất (tạ/ha) (1.000 ha) (triệu tấn) 2006 155,581 41,21 640,92 2007 155,040 42,38 656,78 2008 159,992 43,03 688,04 2009 158,130 43,44 686,93 2010 161,188 43,53 701,65 2011 162,799 44,40 721,45 2012 162,317 45,30 733,23 2013 164,721 44,98 738,06 2014 160,660 45,39 740,96 2015 162,200 45,59 739,70 2016 163,100 46,00 748,00 (Nguồn: Số liệu thống kê của FAOSTAT, 2017) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Diện tích trồng lúa ở châu Á dẫn đầu về thế giới, nhưng năng suất lúa vẫn chưa cao so với các khu vực khác. Từ năm 1990 đến nay, năng suất lúa thế giới vẫn liên tục tăng và đạt 4,6 tấn/ha năm 2016. Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp, nhưng do có diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là khu vực đóng góp lúa gạo chủ yếu và quan trọng trên thế giới (trên 90%). Dựa trên số liệu từ bảng 1.1 trên ta thấy rằng: Từ năm 2006 đến nay, diện tích sản xuất lúa tăng theo mỗi năm, đây là hệ quả của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu buộc các nhà nước phải chú tâm đảm bảo an ninh lương thực bằng cách trồng lúa. Về năng suất, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như công tác chọn tạo giống mới, năng suất lúa từ năm 2006 đến năm 2016 liên tục tăng từ 41,21 tạ/ha lên 46,00 tạ/ha. Về sản lượng, nhìn chung trong 10 năm từ năm 2006 đến năm 2016 thì sản lượng lúa vẫn tăng đều mỗi năm , năm 2016 tăng 8,3 triệu tấn so với năm 2015 và tăng 107,08 triệu tấn so với năm 2006 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa của một số quốc gia trên thế giới năm 2014 Diện tích Năng suất Sản lượng Tên nước (nghìn ha) (kg/ha) (nghìn tấn) Thế giới 160,660 45,39 740,96 Trung Quốc 30,871 67,455 208,239 Ấn Độ 43,400 36,221 157,200 Inđônêxia 13,797 51,348 70,846 Bănglađet 1,182 44,189 52,231 Thái Lan 10,834 30,108 32,620 Việt Nam 7,816 57,538 44,974 Hàn Quốc 846 75,809 6,420 Brazin 2,340 52,013 12,175 Pa-kits-tan 2,891 24,230 7,005 Ai cập 629 95,299 6,000 (Nguồn: FAOSTAT, 2016) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Thông qua bảng 1.2 ta thấy Ấn Độ có diện tích trồng lúa lớn nhất nhưng sản lượng không đứng đầu, điều này chứng tỏ việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của Ấn Độ còn nhiều hạn chế. Khiến năng suất và sản lượng lúa ở đây thấp. Trung Quốc có diện tích trồng lúa ở vị trí số 2 nhưng sản lượng lại dẫn đầu do năng suất khá cao. Ai Cập là nước có năng suất cao nhất khẳng định những tiến bộ vượt trội của họ trong việc vận dụng các phương pháp canh tác công nghệ cao. Bảng 1.3. Tình hình xuất khẩu và dự trữ gạo của một số nước trên thế giới từ năm 2010-2011 ĐVT: triệu tấn Sản lượng gạo Xuất khẩu Dự trữ Quốc gia Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 Thế giới 466,6 480,1 31,5 34,5 140,6 Trung Quốc 134,0 137,0 0,6 0,7 75,2 Ấn Độ 89,1 94,1 2,1 3,8 19,1 Indonesia 43,2 44,3 - - 5,4 Việt Nam 25,9 26,6 6,9 7,3 2,8 Thái Lan 21,3 20,9 9,0 10,5 5,2 Brazil 8,6 8,0 0,4 1,0 2,0 Mỹ 7,6 6,8 3,9 3,4 1,7 Pakistan 6,9 5,5 3,8 3,0 0,4 (Nguồn: FAO & USDA, 2011) Trong những thập niên gần đây do áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến có hiệu quả vào nông nghiệp do nên sản lượng lúa trên thế giới có mức tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, với tốc độ tăng dân số như hiện nay và nhất là các nước đang phát triển thì cần nghiên cứu để nâng cao năng suất và sản lượng hơn nữa mới đảm bảo nhu cầu lương thực của thế giới. 1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Việt Nam là nước có truyền thống trồng lúa lâu đời với nền văn minh lúa nước có trên 4.000 năm lịch sử. Nước ta nằm trong vùng địa lý - được xem như là khởi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 nguyên của cây lúa, chạy dài từ chân núi Hi Mã Lạp Sơn cho đến bờ biển Đông, nằm trên kinh tuyến 15 và giữa vĩ độ 80’B – 230’B được chia thành 7 vùng sinh thái nông nghiệp (miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long). Lúa gạo là nguồn thức ăn căn bản của dân tộc Việt Nam. Cây lúa có thể sinh sống và thích nghi trong nhiều điều kiện khác nhau mà không phải loài cây lương thực nào cũng có thể có những tính trạng vô cùng đa dạng như vậy. Lúa gạo cung cấp nguồn lương thực chủ yếu, tạo việc làm cho hàng triệu người, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và chính trị trong lịch sử phát triển đất nước. Trong quá trình sản xuất lúa đã hình thành nên 2 vùng sản xuất rộng lớn đó là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1945, diện tích trồng lúa của cả nước chỉ đạt 4,73 triệu ha, năng suất bình quân là 13 tạ/ha. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người dân đã được tiếp cận với các phương thức sản xuất tiên tiến nên họ đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, … kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Cho đến nay sản lượng lương thực của chúng ta đạt 43,6 triệu tấn và giá trị xuất khẩu gạo đạt 6.754 nghìn tấn đã thu về 3.250 triệu USD. Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam qua các năm Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) 2006 7,32 4,89 35,8 2007 7,21 4,98 35,9 2008 7,41 5,22 38,7 2009 7,44 5,23 38,9 2010 7,51 5,32 39,9 2011 7,66 55,4 42,39 2012 7,76 56,4 43,74 2013 7,90 55,8 44,07 2014 7,81 57,6 44,98 2015 7,80 57,60 45,10 2016 7.79 56,00 43,60 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2017) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Kết quả ở bảng 1.4 cho thấy, từ năm 2006 đến nay, diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng tăng đều mỗi năm, năm 2006 diện tích 7,32 triệu ha, năng suất 4,89 tấn/ha và sản lượng 35,8 triệu tấn, thì đến năm 2016 diện tích 7,79 triệu ha, năng suất đạt 56 tấn/ha, sản lượng 43,6 triệu tấn. Sở dĩ năng suất và sản lượng tăng lên chính là nhờ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Sử dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng, ít sâu bệnh, kỹ thuật bón phân hợp lý, đầu tư thâm canh tốt, ... Theo kết quả Do điều kiện thuận lợi về thị trường và thời tiết nên sản lượng lúa cả năm 2010 đã đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay là 39,9 triệu tấn. Theo ngành Nông Nghiệp năm 2010, Việt Nam đạt gần 40 triệu tấn lúa, về đích trước 5 năm (theo kế hoạch của Chính phủ, năm 2015 mới đạt 40 triệu tấn). So với năm 2000 thì sản lượng lúa cả nước năm 2010 tăng 22,7%, tương đương với mức tăng 7,4 triệu tấn. Qua thống kê từ năm 2006-2015, sản lượng xuất khẩu gạo của chúng ta có biến động và tăng đều trong các năm, nhưng nhìn chung thì sản lượng xuất khẩu gạo giữa các năm vẫn biến động không lớn, thể hiện ở bảng 1.5. Năm 2007, sản lượng xuất khẩu đạt 3,729 nghìn tấn thấp nhất trong các năm, tuy nhiên giá trị thu lại đạt 726 triệu USD vẫn cao hơn so với năm 2006 và năm 2008. Năm 2010 được đánh giá là năm sản xuất, dự trữ và xử lý thông tin tốt, thông tin kịp thời để đưa lại một năm xuất khẩu gạo Việt Nam từ 4,059 nghìn tấn trong năm 2009 tăng lên đến 5,250 nghìn tấn trong năm 2010. Theo phân tích thì kim ngạch xuất khẩu năm này đạt mức khả quan do đóng góp từ tăng cả giá và lượng trước sự phục hồi phần nào của kinh tế thế giới so với năm 2009. Do đó giá trị xuất khẩu gạo năm 2010 cao hơn 33,36% so với năm 2009. Năm 2015, sản lượng xuất khẩu đạt 6,754 nghìn tấn đạt cao nhất trong 10 năm từ năm 2006 -2015 và thu về 3.250 triệu USD. Vì lúa gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nó không chỉ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước mà còn mang lại đời sống ấm no hơn cho người dân. Trước kia, việc tiêu thụ khó khăn người nông dân chịu thiệt đủ đường thậm chí “bỏ ruộng treo ao” thì nay, sau khi đưa ra những rào cản bắt buộc đối với hoạt động xuất khẩu gạo, các chính sách được áp dụng linh hoạt người dân tích cực sản xuất và việc tiêu thụ thuận lợi hơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Bảng 1.5. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm Chỉ tiêu Sản lượng Giá trị Năm (Nghìn tấn) (Triệu USD) 2006 3,729 625 2007 3,240 726 2008 3,813 721 2009 4,059 950 2010 5,250 1.279 2011 4,643 1.276 2012 4,560 1.490 2013 4,680 2.663 2014 6,006 2.437 2015 6,754 3.250 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016) Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tăng giá trị trên đơn vị diện tích thì song song với việc tăng năng suất là chúng ta phải tăng phẩm chất gạo để đủ sức cạnh tranh với thị trường gạo trên thế giới. Năm 2012 được định hình sẽ là năm xuất khẩu gạo chuyển biến mạnh về lượng và chất, cơ chế điều hành chính sách linh động để gắn kết thị trường trong nước và thế giới. Tiếp theo những năm kế tiếp sản lượng và giá trị của tình hình xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng. Lúa gạo của Việt Nam tiếp tục hứa hẹn những mùa vàng bội thu. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐẠO ÔN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Trên thế giới Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và gây hại có ý nghĩa kinh tế nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Italia năm 1560, sau đó là ở Trung Quốc năm 1637, Nhật Bản năm 1760, Mỹ năm 1906 và Ấn Độ năm 1913, ... đây là bệnh có phạm vi phân bố rộng, có mặt ở hơn 80 quốc gia trồng lúa nước trên thế giới, Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (2001). Ở Nhật Bản, số PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn