intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

46
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định hiệu quả của ba chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với ba liều dùng khác nhau đến sức sản xuất và hội chứng hô hấp ở gà thịt; Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược so với việc sử dụng kháng sinh và không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế

  1. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhà trường, quý Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lã Văn Kính - chủ trì đề tài cấp Bộ “ Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị hội chứng hô hấp trên gà và lợn” đã hỗ trợ kinh phí cũng như đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã góp ý và chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành. Tôi xin cảm ơn Ông Vũ Văn Tú đã tạo điều kiện, cũng như gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp Chăn nuôi - Thú y khóa 46 trường Đại học Nông Lâm Huế đã cùng tôi thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp cao học Chăn nuôi, cao học Thú y khóa 19 trường Đại học Nông Lâm Huế đã đồng hành, giúp đỡ tôi trong thời gian học cũng như hoàn thành đề tài. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong thời gian vừa qua. Thừa Thiên Huế ngày 10 - 08 - 2015 Tác giả luận văn Phạm Ngọc Trung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những công bố trong luận văn này là trung thực và là một phần trong đề tài “Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị hội chứng hô hấp trên gà và lợn” thuộc đề tài cấp bộ do PGS.TS. Lã Văn Kính làm chủ nhiệm. Những số liệu trong luận văn được phép công bố với sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài. Học viên Phạm Ngọc Trung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................ vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ....................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................... 2 Ý nghĩa khoa học................................................................................................... 2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 3 1.1.1. Thảo dược (phytogenic, phytobiotic, botanical) ......................................... 3 1.1.2. Đặc điểm các thành phần trong chế phẩm thảo dược ................................. 9 1.1.3. Hội chứng hô hấp trên gà .......................................................................... 13 1.1.4. Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở gia cầm................................ 16 1.1.5. Nhu cầu dinh dưỡng gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng ............................ 18 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 25 1.2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới và trong nước ......................... 25 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong chăn nuôi ........................ 29 1.2.3. Tình hình nghiên cứu các thảo dược là đối tượng nghiên cứu của đề tài . 33 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 38 2.1. MỤC TIÊU CỤ THỂ ................................................................................... 38 2.2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................... 38 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 38 2.2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .............................................................. 38 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 39 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 39 2.4.1. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 39 2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 41 2.4.3. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu ....................................................... 44 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 45 3.1. TỈ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM ............................................ 45 3.2. TỈ LỆ MẮC BỆNH HÔ HẤP CỦA GÀ THÍ NGHIỆM ............................. 46 3.3. KHỐI LƯỢNG GÀ QUA CÁC TUẦN TUỔI ............................................ 48 3.5. LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO CỦA GÀ THÍ NGHIỆM ........................... 52 3.6. HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN CỦA GÀ THÍ NGHIỆM ................... 54 3.7. NĂNG SUẤT GIẾT MỔ GÀ THÍ NGHIỆM .............................................. 56 3.8. CHỈ SỐ SẢN XUẤT .................................................................................... 58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 60 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 60 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61 TÀI LIỆU TIẾNG ANH ..................................................................................... 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 ACIAR Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Ôxtrâylia 2 CRD Chronic Respiratory Disease: Hội chứng hô hấp trên gà 3 CP Chế phẩm thảo dược 4 Ctv Cộng tác viên 5 DC Đối chứng 6 DE Năng lượng tiêu hóa 7 DM Vật chất khô 8 ĐVT Đơn vị tính 9 EU Liên minh châu Âu 10 FAO Tổ chức Lương thực – Nông nghiệp của liên hợp quốc 11 FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn 12 KPCS Khẩu phần cơ sở 13 L Lượng mỡ tích lũy 14 LTĂĂV Lượng thức ăn ăn vào 15 NEm Năng lượng thuần cho duy trì 16 PN Chỉ số sản xuất của gà 17 T Nhiệt độ 18 VTM Vitamin 19 WHO Tổ chức Y tế Thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thành phần hóa học và cơ chế kháng khuẩn của chất chiết thực vật ... 5 Bảng 1.2. Ảnh hưởng của tinh dầu thảo dược đến năng suất sinh trưởng của gà thịt .......................................................................................................................... 8 Bảng 1.3. Nhu cầu axit amin không thay thế cho gà thịt .................................... 22 Bảng 1.4. Số lượng gia cầm thế giới và các châu lục giai đoạn 2004 - 2013 ..... 26 Bảng 1.5. Số lượng gia cầm theo khu vực giai đoạn 2004 - 2013 ...................... 29 Bảng 2.2.Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở cho gà ......................... 39 Bảng 2.3. Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 40 Bảng 2.4. Loại kháng sinh sử dụng ..................................................................... 40 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi (%) .......... 45 Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ....... 47 Bảng 3.3. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) ................... 48 Bảng 3.5. Lượng thức ăn ăn vào của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi(g/con/ngày) . 52 Bảng 3.6. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cho 1 kg khối lượng tăng .............. 54 của gà thí nghiệm ................................................................................................ 54 Bảng 3.7.1. Năng suất thịt gà thí nghiệm lúc 9 tuần tuổi .................................... 56 Bảng 3.7.2. Kết quả phân tích kháng sinh tồn dư trong thịt ............................... 57 Bảng 3.8. Chỉ số sản xuất (PN) của gà khi kết thúc thí nghiệm (9 tuần tuổi) .... 58 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1. Số lượng gia cầm thế giới giai đoạn 2004 - 2013 ............................. 26 Đồ thị 1.2. Số lượng gia cầm của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013 ................... 28 Biểu đồ 3.1: Khối lượng của gà ở lô đối chứng và các chế phẩm ...................... 50 Biểu đồ 3.2. Tốc độ sinh trưởng của gà ở lô đối chứng và các chế phẩm .......... 51 Biểu đồ 3.3. Lượng thức ăn ăn vào của gà ở lô đối chứng và các chế phẩm...... 54 Biểu đồ 3.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở lô đối chứng và các chế phẩm 55 Biểu đồ 3.5. Chỉ số sản xuất của gà giữa các nghiệm thức ................................. 58 Biểu đồ 3.6. Chỉ số sản xuất của gà giữa lô đối chứng so với các chế phẩm ..... 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 1 MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi gà nói riêng và gia cầm nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng, gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân Việt Nam qua nhiều thế hệ, là ngành kinh tế không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Vấn đề tồn dư thuốc kháng sinh trong thực phẩm nói chung và trong thịt gia cầm nói riêng đang là mối lo ngại cho cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và người tiêu dùng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, sức khỏe cộng đồng mà còn là rào cản khắc nghiệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu thịt động vật. Tại các nước EU Avoparcin đã bị cấm sử dụng năm 1997, Tylosin, Virginiamycin, Sporamicin, Carbadox và Olaquindox bị cấm sử dụng cho gia cầm năm 1999 (Janie Martitz, 2004). Ở nước ta kết quả điều tra thịt gà sản xuất từ 18 cơ sở chăn nuôi tại miền Bắc cho thấy có 5 mẫu chiếm 27,78% có kháng sinh tồn dư quá ngưỡng từ 13,8 – 30,3 lần. Tại các cơ sở miền Nam cũng nhận thấy có 4 cơ sở chiếm 22,2% các loại thịt gà có tồn dư các loại kháng sinh Tetracyline, Amoxycillin, Erofloxacine với hàm lượng cao gấp từ 1,4 – 30,9 lần so với ngưỡng cho phép. Cũng trong kết quả khảo sát của trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: trong 149 mẫu thịt gà được kiểm tra có 44,96 mẫu có hàm lượng kháng sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 đến 1100 lần so với tiêu chuẩn cho phép. (Phùng Đức Tiến, 2010) Bởi thế, huynh hướng “thực phẩm sạch”, “thực phẩm gần tự nhiên” là mong ước mà nhân loại đang muốn đạt được. Nhưng nếu nuôi kiểu công nghiệp, sử dụng nhiều loại chất kích thích: các hormone, các kháng sinh… gây tăng trọng nhanh một cách giả tạo, đánh mất đi các tập tính sinh lý sinh trưởng, miễn dịch c ủa vật nuôi đồng thời các yếu tố bất lợi còn tồn dư trong thịt, trứng làm giảm tính thơm ngon của thực phẩm và gây hại đến sức khỏe con người… Trong bối cảnh tồn tại rất nhiều biện pháp thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh trưởng như cân bằng dinh dưỡng, bổ sung acid hữu cơ, khoáng hữu cơ, bổ sung enzyme thức ăn, bổ sung các chế phẩm trợ sinh (probiotic) và tiền sinh (prebiotic), bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể và sử dụng kháng sinh có nguồn gốc thảo dược (Banerjee,1998; Fulton và ctv, 2002; Vũ Duy Giảng, 2009). Trong các biện pháp trên thì hướng sử dụng các chế phẩm thảo dược trong thiên nhiên để thay thế kháng sinh, các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi nhằm cải thiện nâng cao năng suất gia súc gia cầm và sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn là biện pháp hiệu quả, rẻ tiền và đặc biệt không tồn dư trong sản phẩm (Windisch và ctv, 2007). Đã có những nghiên cứu sản xuất các chế phẩm từ thảo dược ứng dụng ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Đan mạch. Các công ty đa quốc gia như PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 2 Alltech, Biomin… cũng đã sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược (Biomin P.E.P, Biomin C-EX). Sau một số năm nghiên cứu, PGS. TS. Lã Văn Kính – Giám đốc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, cùng các nhóm nghiên cứu gần đây đã giới thiệu một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược bổ sung vào thức ăn nhằm mục đích thay thế kháng sinh trong quá trình chăn nuôi. Tuy vậy, để hoàn thiện và đưa vào thực tế, các chế phẩm cần được kiểm chứng qua các đề tài nghiên cứu trên các đối tượng vật nuôi và điều kiện nhất định. Để kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các chế phẩm thảo dược đến một số chỉ tiêu sản xuất của gà nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Được sự cho phép của trường Đại học Nông Lâm Huế, sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Đức Hưng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược đến sức sản xuất của gà nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế”. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định hiệu quả của ba chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với ba liều dùng khác nhau đến sức sản xuất và hội chứng hô hấp ở gà thịt; - Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược so với việc sử dụng kháng sinh và không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà thịt. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá được tác động của các chế phẩm thảo dược đến sức sản xuất của gà, mở ra triển vọng cho việc sử dụng thảo dược vào thực tiễn chăn nuôi. - Đánh giá khả năng thay thế của chế phẩm cho việc sử dụng các loại kháng sinh trên gà. Ý nghĩa thực tiễn - Chế phẩm thảo dược bao gồm các thành phần tự nhiên, có ý nghĩa lớn trong chăn nuôi sinh học. - Kết quả của quá trình nuôi thí nghiệm là tiền đề để đưa vào sử dụng đại trà, ứng dụng rộng rãi cho người dân. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 3 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Thảo dược (phytogenic, phytobiotic, botanical) 1.1.1.1. Định nghĩa Theo Windisch và ctv (2007), thảo dược là các hợp chất từ thực vật được bổ sung vào thức ăn để nâng cao năng suất vật nuôi thông qua sự cải thiện khả năng chuyển hóa thức ăn, tăng năng suất và tăng chất lượng thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Một định nghĩa khác, thức ăn bổ sung từ thực vật là nhóm các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên hoặc các chất kích thích sinh trưởng không kháng sinh có nguồn gốc từ thảo mộc, cây gia vị và những cây khác (Hashemi và ctv, 2010). Theo định nghĩa của cơ quan Y Tế Thế Giới (WHO), một sản phẩm được coi là thảo dược khi hoạt chất của thảo mộc nằm trên không hay dưới đất, trong hình dạng nguyên thủy hay được chế biến. Khi có pha lẫn bất cứ hóa chất hay khoáng chất thì thuốc không còn là dược thảo nữa. 1.1.1.2. Phân loại thảo dược Theo Phạm Thanh Kỳ và ctv (2002); Windisch và ctv (2007), nếu xét về khía cạnh nguồn gốc sinh học, mô tả hóa học và độ tinh khiết thì thảo dược được chia thành 4 phân nhóm chính bao gồm: (1) Thảo mộc (herb) gồm những sản phẩm từ hoa, cây thân thảo có đặc tính chữa bệnh. (2) Cây gia vị gồm các loại thảo mộc có mùi, vị thường được dùng làm thực phẩm cho con người. (3) Tinh dầu là dung dịch có mùi thơm được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của cây như lá, rễ, trái và hoa và thường được chiết bằng phương pháp bay hơi nước. (4) Nhựa dầu là chất chiết bằng phương pháp chiết khô từ các bộ phận khác nhau của cây. Hiện nay có khoảng 250.000 - 500.000 loại thảo dược (Borris, 1996) trong đó khoảng 1-10 % được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc (Cowan, 1999). So với các chất kháng sinh tổng hợp hay các chất hóa vô cơ khác thì sử dụng thảo dược an toàn hơn, hiệu quả hơn, rẻ tiền hơn, ít độc tố và ít tồn dư (Hashemi và ctv, 2008). Một thảo dược có chất lượng tốt hay xấu chủ yếu là do hàm lượng hoạt chất chứa trong thảo dược nhiều hay ít. Bao gồm các nhóm hoạt chất hóa học chính như: tinh dầu, alkaloid, acid, steroid, tannin, saponin... Hoạt chất trong thảo dược thay đổi bởi các yếu tố như trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản (Hashemi và ctv, 2010). 1.1.1.3. Tác dụng của thảo dược Chức năng chính của các chất thảo dược là: (1) kiểm soát hoặc đề kháng lại sự gây bệnh của vi sinh vật và nấm mốc (Guo và ctv, 2004), (2) Hoạt động chống oxy hóa (Hashemi và ctv, 2009), kiểm soát các stress mà nguyên nhân bởi các gốc tự do trong PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 4 máu trong quá trình trao đổi chất (Chattopadhyay và ctv, 2005), (3) Chống lại các độc tố như mycotoxin và đảm bảo tốt chức năng hoạt động của gan (Clayton, 1999[11]), (4) tăng tính ngon miệng và trợ giúp tiêu hóa như kích thích hoạt động của các enzyme nội sinh, đảm bảo duy trì tốt các chức năng sinh lý và sinh hóa của cơ thể từ đó kích thích sinh trưởng và nâng cao năng suất (Franco và ctv, 2007; Hashemi và ctv, 2009) và (5) tăng cường miễn dịch (Guo và ctv, 2004). Sử dụng thảo dược có nhiều tác dụng có lợi hơn khi dùng kháng sinh. Thảo dược có khả năng kích thích sinh trưởng nâng cao năng suất như khi dùng acid hữu cơ hay các chế phẩm trợ sinh (probiotic). Thảo dược được xem là chất kích thích sinh trưởng không kháng sinh dùng cho gia súc gia cầm. Dùng thảo dược cho gà thịt, gà giống và đặt biệt gà đẻ trứng thương phẩm rất tốt, sử dụng với thời gian dài mà không sợ bị tồn dư trong sản phẩm (Windisch và ctv, 2007; Hashemi và ctv, 2010). * Chức năng chống oxy hóa của thảo dược Một số loài thực vật có khả năng sản sinh ra các thành phần chống oxy hóa. Trong đó, tinh dầu từ họ Labiatae (cây bạc hà) được quan tâm nhiều nhất, kế đến là những sản phẩm có nguồn gốc từ cây hương thảo (Nakatani 2000). Theo Cavin và ctv (1998), xác định được 3 hợp chất: N-cis-feruloyltyramine, N-trans-feruloyltyramine và secoisolariciresinol có tính chống oxy hóa được thu thập tại Indonesia từ thân cây cóc. Gia vị của một số loài thực vật từ họ Zingiberaceae (gừng và nghệ) và họ Umbelliferae (hồi và rau mùi) và những loại cây giàu flavonoids (trà xanh) và anthocyans (các loại trái cây) cũng có khả năng chống oxy hóa rất tốt (Nakatani, 2000). Khả năng chống oxy hóa của nhiều hợp chất thảo dược đóng vai trò quan trọng nhằm bảo vệ những lipit của thức ăn tránh khỏi sự hư hoảng của quá trình oxy hóa, chẳng hạn như bổ sung những chất có khả năng chống oxy hóa (α – tocopheryl acetate, butylated hydroxytoluene) vào khẩu phần thức ăn của heo và gia cầm. * Chức năng kháng khuẩn của thảo dược Thảo dược được chiết suất từ thực vật bằng cách hòa tan trong dung môi hay chưng cất. Những chiết này có thể hoạt động trợ lực nhau để kiểm soát vi khuẩn, virus và nấm mốc. Các chất này gồm terpene, phenol, acid hữu cơ, alchohol, aldehyde, ketone và dẫn xuất flavon, chúng có đặc tính và nồng độ thấp và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài việc kiểm soát sự sinh trưởng của vi khuẩn, nấm mốc, nấm men, các chất này còn có tác dụng kích thích tiết dịch tụy, dịch tiêu hóa, cũng như kích thích tăng tiết men nội sinh, cải thiện sự tích lũy nitơ, tăng cường hoạt động của nhung mao đường ruột (Silvia và ctv, 2002). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 5 Hoạt tính kháng khuẩn chủ yếu của một số thảo dược tương tự như khả năng chống oxy hóa tập trung vào hoạt chất chính là phenolic trong chất chiết của chúng (Burt, 2004). Bảng 1.1. Thành phần hóa học và cơ chế kháng khuẩn của chất chiết thực vật Nhóm Phân nhóm Cơ chế hoạt động Phenol đơn và phenolic - Bất hoạt enzyme (phenol đôi) Quinone - Gây biến tính màng tế bào Flavonoids, flavone và - Kết dính làm bất hoạt polypeptide và flavonol enzyme của màng tế bào - Bất hoạt enzyme - Gây biến tính màng tế bào Hợp chất phenol Tanin - Kết dính làm bất hoạt polypeptide và enzyme của màng tế bào - Chất kiềm giữ kim loại Tương tác với DNA của eukaryote Coumarin (kháng virus). Terpenoid Gây biến tính màng tế bào Chèn vào thành tế bào hoặc Alkaloid trong cấu trúc DNA Lectins và Làm cản trở sự hợp nhất các thành polypeptide phần và tạo cầu nối disulphur. (Nguồn: Cowan, 1999). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 6 Cách thức kháng khuẩn xảy ra khi có sự xuất hiện của điện thế kỵ nước chủ yếu là tinh dầu, cho phép chúng đi vào bên trong tế bào vi khuẩn thông qua màng phospholipids sau đó xâm nhập vào màng tế bào vi khuẩn làm phá vỡ cấu trúc màng tế bào làm thay đổi khả năng thẩm thấu màng tế bào và gây nên sự mất các ion từ bên trong tế bào ra môi trường bên ngoài. Sự tiêu biến các ion là nguyên nhân hàng đầu làm suy yếu các quá trình thiết yếu trong tế bào, tạo ra những khe hở để thẩm thấu các cation làm mất cân bằng nước dẫn đến cái chết của vi khuẩn. Ngoài ra, tinh dầu còn có vai trò kiểm soát năng lượng hay quá trình tổng hợp cấu trúc tế bào vi khuẩn (Burt, 2004). * Chức năng kích thích sinh trưởng của thảo dược Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh với mục đích kích thích sinh trưởng đang tăng cao do những ưu điểm của thảo dược là an toàn, hiệu quả, rẻ tiền và đặc biệt là ít độc tố và ít tồn dư trong sản phẩm. Vì vậy, đây là hướng nghiên cứu đầy tiềm năng nhằm thay thế phần nào kháng sinh trong chăn nuôi, đặc biệt ở các nước Châu Âu khi mà kháng sinh bị cấm sử dụng hoàn toàn. Chức năng kích thích sinh trưởng của thảo dược tương tự kháng sinh nhưng phương thức tác động thì khác nhau. Phương thức tác động của kháng sinh với mục đích kích thích sinh trưởng chủ yếu là khả năng chống khuẩn của một vài loại vi khuẩn đặc hiệu. Còn thảo dược tác động rộng hơn, tổng hợp hơn, chúng tác động gián tiếp cung cấp cho gia súc hàng rào bảo vệ cơ học nội sinh để chống lại nhiều yếu tố nguy hại tiềm ẩn trong thời gian dài mà không gây nguy hại cho gia súc cũng như người tiêu thụ sản phẩm từ gia súc. Thảo dược đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng vệ gia súc gia cầm bằng cách cải thiện điều kiện sinh lý của ruột và tăng cường chức năng miễn dịch do đó kiểm soát được mầm bệnh. Hệ vi sinh vật gây bệnh ở đường ruột ít sẽ làm tăng khả năng loại trừ các nhiễm trùng và giảm sự sản sinh độc tố gây giảm trọng lượng và giảm hấp thu chất dinh dưỡng trong đường ruột vật nuôi (Roth và ctv, 1998; Hashemi và ctv, 2010). Điều này đặc biệt quan trọng đối với heo con sau cai sữa và gà mới nở. Bởi vì hệ đường ruột khỏe, con vật sẽ ít bị nhiễm độc tố do vi khuẩn tiết ra, khả năng phòng bệnh cao, kết quả là khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt con vật sẽ sinh trưởng phát triển tối đa như tiềm năng vốn có của con vật. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 7 Thảo dược Cải thiện Tăng Thay đổi Hệ vi sinh vật Khả năng tiêu hóa Tiết dịch tiêu hóa đường ruột Helander và ctv (1998) Mitsch và ctv (2004) Williams và Losa (2001) Mitsch và ctv (2004) Kroismayr (2008) Kreydiyueh và ctv (2003) Kroismayr (2008) Jamroz và ctv (2003) Peric và ctv (2008) Nâng cao khả năng tiêu hóa Giảm bớt sự cạnh tranh các chất dinh dưỡng Giảm độc tố do vi khuẩn sinh ra Giảm nhu cầu miễn dịch Windisch và ctv (2008) Peric và ctv (2008) Steiner và ctv (2006) Tăng năng suất (Steiner và ctv (2006); Silabo và ctv (2007); Kroismayr và ctv (2008) Hình 1.1: Phương thức tác động của thảo dược đến năng suất và sức khỏe gia súc (Nguồn: Hashemi và ctv, 2010) Thảo dược có tác dụng kháng khuẩn và nấm rất tốt nhờ vào hoạt chất thực vật có trong chúng (Cowan, 1999). Hoạt động kháng khuẩn chính của chúng là chống lại thành tế bào vi khuẩn bằng cách làm biến tính và làm đông vón protein trong cấu trúc màng tế bào. Phenol tương tác với màng tế bào chất bằng cách làm thay đổi sự thẩm thấu các cation như H+ và K+. Sự tiêu biến các thang nồng độ là nguyên nhân hàng đầu làm suy yếu các quá trình thiết yếu trong tế bào tạo ra những kẽ hở để thẩm thấu các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 8 cation. Kết quả làm mất cân bằng nước và tế bào vi khuẩn sẽ chết. Một điểm đặc trưng nữa của thảo dược là chúng có tác dụng sinh học nhờ vào sự ảnh hưởng hoạt động của hỗn hợp nhiều phân tử có trong thảo dược. Ví dụ như quả táo tàu có tác dụng kích thích tiêu hóa và kích thích sinh trưởng chứa hơn 70 loại hóa chất hữu cơ, các chất chưa xác định và các thành phần hoạt động sinh học (Wang và ctv, 1998). Đa số thảo dược dùng để bổ sung vào thức ăn có tác dụng kích thích dây thần kinh khứu giác và vị giác, kích thích con vật ăn nhiều, kích thích tiết enzyme nội sinh và dịch tiêu hóa làm tiêu hóa tốt thức ăn và có tính kháng khuẩn tốt từ đó tăng khả năng miễn dịch, kích thích sinh trưởng và nâng cao năng suất cho gia súc, gia cầm (Windisch và ctv, 2007; Hashemi và ctv, 2010). Bảng 1.2. Ảnh hưởng của tinh dầu thảo dược đến năng suất sinh trưởng của gà thịt Lô Lô Lô Chỉ tiêu bổ sung bổ sung đối chứng kháng sinh tinh dầu Garcia -Tăng trọng bình quân ngày/gà (g) 68,9 66,5 68,8 và ctv (2007) -Hệ số chuyển hóa thức ăn 1,92 1,54 1,59 Ertase - Tăng trọng bình quân ngày/gà (g) 61,3 65,8 71,3 và ctv (2005) - Hệ số chuyển hóa thức ăn 1,61 1,50 1,41 Jamroz - Tăng trọng bình quân ngày/gà (g) 48,1 48,9 49,2 và ctv (2003) - Hệ số chuyển hóa thức ăn 1,85 1,81 1,79 Nguồn: Yang và ctv (2009) 1.1.1.4. Nhược điểm của thảo dược Thảo dược cũng có một số hạn chế như khó tiêu chuẩn hóa về mặt chất lượng, khó kiểm soát các thành phần trong cây cỏ, đồng thời hiệu quả sử dụng còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian thu hái, bảo quản, chế biến thảo dược. Nhìn chung, đa số các loại thảo dược rất an toàn khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, một số loại thảo dược chỉ an toàn với liều nhất định, nếu quá liều sẽ gây độc cho gan, thận và các cơ quan nội tạng khác. Khác với kháng sinh có tác động nhanh và thời gian ngắn, thảo dược có tác động chậm và lâu dài, do đó thảo dược thường không dùng cho các trường hợp bệnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 9 cấp tính thể nặng mà dùng trong các trường hợp bệnh cấp tính nhẹ, mãn tính, phòng bệnh hoặc kích thích sinh trưởng. 1.1.1.5. Sự tương tác của các loại thảo dược Hiệu quả sử dụng thảo dược phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sử dụng các bộ phận khác nhau của cây, giống cây, tuổi của cây, liều dùng, phương pháp chiết xuất, thời gian thu hoạch và sự tương hỗ cũng như tỷ lệ phối trộn khi phối hợp với các loại thảo dược khác. Vì thế khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho gà các loại thảo dược khác nhau thì kết quả đạt được về tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, khả năng thu nhận thức ăn cũng khác nhau (Yang và ctv, 2009). Thêm vào đó, hiệu lực của thảo dược còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tình trạng dinh dưỡng, tình hình bệnh tật, thành phần của khẩu phần cơ sở và điều kiện môi trường ảnh hưởng đến vật nuôi (Giannenas và ctv, 2003; Lee và ctv, 2004). Sự phối hợp nhiều loại thảo dược với nhiều thành phần hoạt chất khác nhau, có tác dụng vào nhiều bộ phận cơ thể hơn một thảo dược đơn lẽ chỉ tác dụng vào một bệnh chỉ định. Có rất nhiều thí nghiệm chứng minh rằng không có sự tương tác trái ngược nhau khi sử dụng phối hợp các chế phẩm thảo dược với nhau hay giữa thảo dược với các chất bổ sung có tác dụng kích thích sinh trưởng như acid hữu cơ, kháng sinh hay probiotic... (Sarica và ctv, 2005) đã báo cáo rằng không có tác dụng đối kháng của tỏi và cỏ xạ hương với enzymes dùng cho gà thịt. Tuy nhiên, (Anadon và ctv 2005) cho biết thảo dược có tương tác âm với thức ăn bổ sung có protein do có chứa chất làm se niêm mạc ruột vì vậy nó làm biến chất một phần protein. 1.1.2. Đặc điểm các thành phần trong chế phẩm thảo dược 1.1.2.1. Đặc điểm của Xạ Can - Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC. - Tên khác: Rẻ quạt, Lưỡi dòng. - Tên nước ngoài: Leopard lily, dwarf tiger – lily, leopard flower, blackberry lily (Anh). - Họ: La dơn (Iridaceae). - Xạ can thuộc họ lá đơn, là cây thảo sống nhiều năm, cao 0,5-1m. Thân rễ, mọc bò, phân nhánh nhiều. Thân ngắn bao bọc bởi những bẹ lá. Lá hình dải, dài 30cm, rộng 2cm, gốc ốp lên nhau, đầu nhọn, gân song song, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu; Toàn bộ các lá xếp thành một mặt phẳng và xòe ra như cái quạt. Cụm hoa phân nhánh, dài 30-40cm. Lá bắc dạng vảy, hoa có cuống dài, xếp trên nhánh như những tán đơn, màu vàng cam điểm những đốm tía, đài có răng nhỏ hình mũi mác. Tràng có cánh rộng và dài hơn lá đài, nhị 3, đính ở gốc cánh hoa. Quả nang hình trứng, hạt nhiều, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 10 màu đen bóng. Mùa hoa quả vào tháng 7-10. Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng như cây cảnh, ưa nắng nên thuận lợi cho việc trồng ở các tỉnh phía Nam có tỷ lệ hoa quả cao. Bộ phận dùng làm thuốc là thân, rễ. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu trồng cây này. - Chất estrogen thực vật chiết cây xạ can có tác dụng trị ung thư tuyến Tiền liệt (Morrissey C và ctv 2004; Paul Thelen và ctv 2005; Paul Thelen và ctv 2007). YU Jun 2001 phát hiện ra tác dụng kháng khuẩn của xạ can. Kwang SeokAhn và ctv 2006 phát hiện ra khả năng chống viêm nhiễm bằng cách tác động lên các đại thực bào (in vitro), hạn chế suy giảm miễn dịch ở chuột. 1.1.2.2. Đặc điểm của Quế - Tên khoa học: Cinnamomum cassia Blume. - Tên khác: Quế đơn, quế bì, quế Trung Quốc, nhục quế mạy quẻ (Tày), kía (Dao). - Tên nước ngoài: Chinese cassia, Chinese cinnamon, cassia bark (Anh); cannellier, cannellier casse, laurier casse, cinnamone (Pháp). - Họ: Long não (Lauraceae). - Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể đạt đến 40cm. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Aldehyt Cinamic chiếm khoảng 70 – 90%. Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4,5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than, quả mọng trong chứa một hạt, quả dài 1 đến 1,2 cm, hạt hình bầu dục, 1 kg hạt quế có khoảng 2500 – 3000 hạt. Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt, càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 – 4 năm trồng thì cây quế hoàn toàn ưa sáng. Tinh dầu quế có vị thơm, cay, ngọt rất được ưa chuộng. Trên thế giới quế phân bố tự nhiên và được gây trồng trở thành hàng hoá ở một số nước châu Á và châu Phi như Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Xrilanca và Madagaxca. Ở nước ta cây quế tự PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 11 nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên cho đến nay quế tự nhiên đã không còn nữa va thay vào đó cây quế đã được thuần hoá thành cây trồng. Có 4 vùng quế chính ở Việt nam là quế Yên Bái, quế Trà My, Trà Bồng (Quảng Nam), quế Quế Phong, Thường Xuân (Nghệ An), quế Quảng Ninh. - Tính kháng sinh của tinh dầu quế được nghiên cứu và phát hiện qua các thí nghiệm invitro trên E.coli, Salmonella, Campylobater jejuni Listeria monocytogenes, Campylobacter jejuni, Salmonella enteritidis, Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Listeria monocytogenes (Friedman và ctv 2002; Inouye, S và ctv 2001. Quế còn có tính kháng nấm mốc (Lima, E. O. và ctv 1993; Cheng, S. S., Liu và ctv 2006). Premanathan, M.,và ctv 2000 đã dựa vào nghiên cứu lâm sàng, chất chiết từ vỏ thân cây Quế Cinnamomum cassia có hiệu quả kháng virus HIV. 1.1.2.3. Đặc điểm của Dâu Tằm - Tên tiếng Việt: Dâu tằm - Tên khác: Tang, Dâu cang, Dâu ta - Tên khoa học: Morus alba L., - Tên nước ngoài: White mulberry (Anh) - Họ Dâu tằm (Moraceae). - Cây Dâu ưa khí hậu mát và khoẻ nên mọc được ở nhiều vùng đất, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới, còn vùng ôn đới thì mọc vào mùa hè. Là cây lâu năm thân gỗ, sống lâu năm, tuổi thọ 8-12 năm, cho năng suất từ năm thứ 2 đến năm thứ 8. Nếu đất tốt, chăm sóc tốt tuổi thọ 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc hình trứng rộng, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30 cm và rộng theo tán cây. Nhiệt độ thích hợp 25-32°C còn trên 40°C hoặc dưới 12°C hạn chế sinh trưởng. Là cây ưa ánh sáng, phân bố rộng rãi ở Việt Nam. - Lá Dâu chứa Flavonoid và những hợp chất polyphenol khác là những nhóm hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn. Chín flavonoid được phân lập từ lá cây dâu tằm và hai trong số đó là quercetin-3-O-β-D-glucopyranosyl- (1→6)-β-D-glucopyranoside và quercetin có khả năng chống oxy hóa. Các flavonoid moralbanone, kuwanon S, mulberroside C, cyclomorusin, eudraflavone B hydroperoxide, oxydihydromorusin, leachianone G và α-acetyl-amyrin được phân lập từ vỏ rễ cây dâu tằm có khả năng kháng vi rút Herpes simplex 1. Cao methanol từ nhánh con của cây dâu tằm có khả năng ức chế quá trình peroxide hóa lipid ở chuột và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 12 một số hợp chất chống oxy hóa cũng đã được phân lập, công thức của chúng được xác định là 6-geranylapigenin, 6-geranylnorartocarpetin, quercetin thông qua các phương pháp hóa lý và quang phổ. Nghiên cứu mới về lá cây dâu tằm đã chứng minh khả năng chống loét niêm mạc dạ dày từ cao ethanol thử nghiệm trên chuột thể hiện ở việc giảm sự tổn hại niêm mạc dạ dày và chứng phù. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá dâu làm thuốc giảm sốt trong bệnh cảm lạnh. Ở Ấn Độ, lá dâu được dùng làm thuốc ra mồ hôi và làm dịu. Nước sắc lá dùng súc miệng trị sưng họng. 1.1.2.4. Đặc điểm của Bọ Mắm - Tên tiếng Việt: Bọ mắm; Thuốc dòi - Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn, từ đồng nghĩa: Parietaria cochinchinensis Lour. - Tên khác: Parietaria zeylanica L., Pouzolzia cochinchinensis Lour, Pouzolzia indica (L.) Gaudich - Tên tiếng Anh: Tuia - Bọ mắm là một loài thực vật dạng cây thảo mọc hoang. Cây Bọ mắm mọc bò lan trên mặt đất ở những cánh đồng ẩm thấp, bản địa trải dài từ Ấn Độ và bán đảo Đông Dương xuống Malaysia và quần đảo Philippin. Lá cây mỏng, hình trứng thon, nhọn đầu, dài 4-9 cm, ngang khoảng 2 cm. Mặt lá lốm đốm chấm trắng. Hoa nhỏ nở thành chùm ở nách nhánh. Trái Bọ mắm hình trứng nhọn có khía dọc như chia ra từng múi. Cây này dễ tìm do mọc hoang ở Việt nam nhưng sản lượng có thể khai thác thấp. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu trồng cây này. - Thành phần hóa học: Lã Văn Kính và ctv (2006) đã xác định thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của Bọ mắm gồm: Quercetin, vitexin, isovitexin, phylanthin, metyl stearate, β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside. Kết quả khảo nghiệm chứng mính tằng vitexin và isovitexin có tính kháng khuẩn mạnh đối với các chủng vi khuẩn Staphylococus aureu, Escherichia coli và Streptococcus haemonlyticus. Từ đó tác giả cho thấy Bọ mắm cần được phát triển và được sử dụng rộng rãi để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. - Theo tài liệu Ấn Độ, Bọ mắm được dùng toàn cây, chiết bằng cồn 50o, bốc hơi dịch chiết, rồi cô dưới áp lực giảm được cao khô. Cao khô này nghiên cứu có hệ thống các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, tác dụng trên amip, giun sán, virus, tác dụng hạ đường huyết, tác dụng trên hô hấp, huyết áp, tác dụng trên hoạt động tự nhiên, tác dụng giảm đau trên mô hình kẹp đuôi chuột, tác dụng chống co giật do sốc điện, tác dụng lợi tiểu và tác dụng trên một số loại tế bào ung thư in vitro. Nhưng chưa thấy có kết quả, có thể các tác giả đã dùng liều tương đối thấp. Cho chuột uống chỉ dùng cao khô đến liều 250mg/kg, tính ra dược liệu khô khoảng 2,5g/kg. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 13 1.1.2.5. Đặc điểm của Viễn Chí - Tên khoa học: Polygala japonica Houtt. - Tên nước ngoài: Common indian milkwort (Anh); polygala, herbe af lait (Pháp). - Họ: Viễn chí (Polygalaceae). - Cây Viễn chí Polygala japonica Houtt, còn gọi là nam Viễn chí, hay Tiểu thảo. Cây thảo, cao 10-20cm, cành có ngay từ gốc. Cành nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có lông mịn. Lá mọc so le, nhiều dạng: lá phía dưới hình bầu dục, rộng 4- 5mm; lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3-5mm, mép lá cuốn xuống mặt dưới. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn. Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang, nhẵn, hình bầu dục. Ở Việt Nam có nhiều loài Viễn chí như Polygala japonica Houtt., Polygala sibirica L… mọc hoang ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Nam… nhưng chúng chưa được khai thác. Hiện nay, chưa có nhiều công trình nào nghiên cứu trồng cây này. - Năm chất saponin mới thuộc họ oleanane được Zhang D. và ctv 1996 phát hiện từ củ của cây Viễn chí. Qing-Chun Xue và ctv 2009 đã tìm ra 3 chất Xanthone mới trong củ cây Viễn chí là 1,3-dihydroxy-2,5,6,7-tetramethoxyxanthone (1), 3- hydroxy-1,2,5,6,7-pentamethoxyxanthone (2), and 3,8-dihydroxy-1,2,6- trimethoxyxanthone (3). Chất chiết từ rể Viễn chí trị bệnh thiếu máu cục bộ ở tim và cơ. Hye-Kyung Park và ctv 2005 đã phát hiện ra rằng lá cây Viễn chí có thể trị bệnh hen suyễn, bệnh bạch hầu và cúm. 1.1.3. Hội chứng hô hấp trên gà - Căn bệnh: Bệnh hô hấp mãn tính (Chronic respiratory Disease: CRD) ở gia cầm với biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là một bệnh rất phổ biến ở cầm trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra trên mọi lứa tuổi, nhưng gà 3-6 tuần tuổi và gà mái sắp đẻ mẫn cảm hơn các nhóm gà khác. - Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Mycoplasma sống chủ yếu trong cơ thể của gia cầm và gây bệnh, khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi hoặc tồn tại được 4-5 ngày ở trong dịch nhày. - Đường truyền lây: Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, do thức ăn nước uống, do dụng cụ chăn nuôi hoặc do không khí có chứa mầm bệnh. Bệnh còn lây qua trứng nếu đàn gà giống bị bệnh CRD, mầm bệnh truyền qua trứng, khi ấp nở gà con sẽ bị bệnh CRD. Bệnh rất dễ nổ ra khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao hoặc do tiêm phòng, cắt mỏ, chuyển chuồng... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0