intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu bã sắn lên men trong khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà Ri nuôi tại trại Thủy An, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu sự thay thế một phần thức ăn hỗn hợp tự phối trộn bằng bã sắn lên men đến sinh trưởng của gà Ri. Đánh giá một số chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thịt của gà Ri khi sử dụng khẩu phần ăn hỗn hợp tự phối trộn có chứa bã sắn lên men. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng bã sắn lên men trong chăn nuôi gà Ri.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu bã sắn lên men trong khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà Ri nuôi tại trại Thủy An, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố. Tác giả luận văn Hoàng Quốc Hùng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhà trường, quý thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Nhân đây, tôi cũng chân thành gởi lời cám ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Thu Hồng, thạc sĩ Đào Thị Phượng, TS. Võ Thị Kim Thanh, đã động viên, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu này tôi cũng đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y; phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y; Viện Nghiên cứu Phát triển; Trung tâm Thông tin Thư Viện; Phòng Đào tạo sau Đại học đã có những thảo luận, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu phục vụ cho học tập, xây dựng đề cương nghiên cứu và triển khai thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin cảm ơn thạc sĩ Trần Ngọc Liêm quản lý trại Thủy An thuộc Viện nghiên cứu và phát triển, Phạm Gia Hữu, Vương Kỳ Nam sinh viên lớp Chăn nuôi Thú y khóa 45, tập thể lớp cao học Chăn nuôi khóa 20 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Lãnh đạo Phân Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp miền Trung đã có những chia sẻ kịp thời và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Huế, ngày 04 - 09 - 2016 Tác giả luận văn Hoàng Quốc Hùng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Ảnh hưởng của các mức bã sắn lên men trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt đã được tiến hành trên 240 con gà Ri lúc 4 tuần tuổi, được bố trí theo phương pháp phân lô hoàn toàn ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm có 60 con, được lập lại 3 lần (20 con/ô chuồng/lần lập lại; trong đó có 13 con mái và 7 trống). Khẩu phần thí nghiệm gồm có: ĐC (đối chứng, thức ăn hỗn hợp gồm cám đậm đặc, ngô, cám gạo), BSLM10 (thức ăn hỗn hợp gồm cám đậm đặc, ngô, cám gạo + 10% bã sắn lên men), BSLM20 (thức ăn hỗn hợp gồm cám đậm đặc, ngô, cám gạo + 20% bã sắn lên men), BSLM30 (thức ăn hỗn hợp gồm cám đậm đặc, ngô, cám gạo + 30% bã sắn lên men). Kết quả cho thấy khẩu phần ăn có chứa các mức khác nhau của bã sắn lên men đã không làm ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà Ri khi so sánh với khẩu phần ĐC. Lượng ăn vào thấp nhất ở lô ăn khẩu phần ĐC và khẩu phần BSLM10. Hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn/kg tăng trọng là không khác nhau giữa các khẩu phần thí nghiệm (P>0,05). Từ đó có thể thay thế 30% BSLM trong khẩu phần ăn của gà Ri mà không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và thành thành phần hóa học của thịt gà Ri. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................. iii MỤC LỤC ...................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.....................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN ................................................... vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN ..............................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................3 CHƯƠNG 1 .................................................................................................................4 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................4 1.1.1. Đặc điểm của cây sắn .....................................................................................4 1.1.2. Đặc điểm của bã sắn (Cassava Bagasse) ........................................................5 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN NGHIÊN CỨU ...................................................................7 1.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam ........................7 1.2.2. Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở gia cầm ...................................12 1.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng .........................14 1.2.4. Một số phụ phẩm sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi gà ..........................21 1.2.5. Một số yếu tố kháng dinh dưỡng có trong các nguồn phế phụ phẩm...........23 1.2.6. Một số phương pháp chế biến phế phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi ..........25 1.2.7. Tình hình nghiên cứu sử dụng bã sắn lên men trong chăn nuôi ...................29 CHƯƠNG 2 ...............................................................................................................36 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................36 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................36 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................36 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................36 2.3.1. Lên men bã sắn .............................................................................................36 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 2.3.2. Động vật và thiết kế thí nghiệm....................................................................37 2.3.3. Khẩu phần thí nghiệm và cách cho ăn ..........................................................37 2.3.4. Ghi chép và lấy mẫu .....................................................................................38 2.3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................................39 2.3.6. Xử lý số liệu ..................................................................................................41 CHƯƠNG 3 ...............................................................................................................42 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................42 3.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA BÃ SẮN VÀ BÃ SẮN LÊN MEN .........................................................................................................42 3.2. TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ THÍ NGHIỆM..................................................43 3.3. KHỐI LƯỢNG GÀ THÍ NGHIỆM QUA CÁC TUẦN TUỔI ..........................44 3.5. HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN CỦA GÀ THÍ NGHIỆM ..........................46 3.6. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC BÃ SẮN LÊN MEN ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỊT GÀ RI .....................47 3.6.1. Năng suất thịt ................................................................................................48 3.6.2. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt ......................................................................48 3.6.3. Thành phần dinh dưỡng của thịt ...................................................................49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................50 KẾT LUẬN ................................................................................................................50 ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................................50 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................53 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt A. oryzae Aspergillus oryzae ANOVA Analyses of Variance Phân tích phương sai C. utilis Candida utilis CF Crude Fibre Xơ thô BSLM Bã sắn lên men CP Crude Protein Protein thô CT Công thức DM/VCK Dry Matter Vật chất khô ĐC Đối chứng EE Ether Extract Mỡ thô FCR Feed Conversion Ratio Hệ số sử dụng thức ăn FAO Food and Agricultural Organization Tổ chức Nông lương thế of the United Nations giới G Gam Kg Ki lô gam KPCS Khẩu phần cơ sở LĂV Lượng ăn vào LTĂ Lượng thức ăn LTĂĂV Lượng thức ăn ăn vào ME Metabolizable Energy Năng lượng trao đổi NFE Nitrogen Free Extractive Dẫn xuất không đạm P Probability Xác suất SEM Standard Error of Mean Sai số của số trung bình S. cerevisiae Sacckaromyces cerevisiae SSF Solid substrate fermentation Lên men bề mặt rắn TĂ Thức ăn VND Việt Nam đồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 1.1. Thành phần lý hóa của bã sắn (g/100g trọng lượng khô) ............................6 Bảng 1.2. Số lượng gà thế giới và các châu lục giai đoạn 2004 - 2013 .......................7 Bảng 1.3. Sản lượng thịt các loại trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016 ........................8 Bảng 1.4. Sản lượng thịt gà thế giới giai đoạn 2012 - 2016 ........................................8 Bảng 1.5. Sản lượng trứng thế giới giai đoạn 2000 - 2013 ..........................................9 Bảng 1.6. Đàn gia cầm, sản lượng thịt, trứng ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ....10 Bảng 1.7. Số lượng gia cầm phân theo khu vực giai đoạn 2005 - 2015 ....................12 Bảng 1.8. Nhu cầu acid amin không thay thế cho gà thịt ..........................................18 Bảng 1.9. Làm giàu protein sắn bằng cách lên men trạng thái rắn ............................31 Bảng 1.10. Thành phần dinh dưỡng của bã sắn có hoặc ............................................32 không có sự lên men của vi sinh vật ..........................................................................32 Bảng 1.11. Các chất kháng dinh dưỡng của bã sắn có hoặc không có sự lên men vi sinh vật .......................................................................................................................33 Bảng 1.12. Hàm lượng khoáng của bã sắn chưa lên men và lên men .......................34 Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................37 Bảng 2.2. Các nguồn nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm (g/kg VCK) ...............38 Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm (g/kg VCK) .......................38 Bảng 3.1. Giá trị dinh dưỡng của bã sắn và bã sắn lên men ......................................42 Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .........................43 Bảng 3.3. Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam/con/tuần) ....................44 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các mức bã sắn lên men đến tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà Ri (g/con/ngày) ...............................................................................................45 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các mức bã sắn lên men đến lượng ăn vào của gà Ri (g/con/ngày) ...............................................................................................................45 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các mức bã sắn lên men đến hệ số chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng, theo VCK), chi phí thức ăn/kg tăng trọng (đồng/kg tăng trọng) ..........................................................................................................................46 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các mức bã sắn lên men đến năng suất thịt gà Ri ............47 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các mức bã sắn lên men đến chất lượng thịt gà Ri ..........48 Bảng 3.9. Thành phần dinh dưỡng của thịt gà Ri khi bổ sung bã sắn lên men ..........49 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi gà nói riêng và gia cầm nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng, gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân Việt Nam qua nhiều thế hệ và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên hiện nay, trong khi ngành chăn nuôi gia cầm thế giới đang phát triển mạnh, thì chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015). Một trong những vấn đề đáng quan tâm đối với ngành chăn nuôi ở nước ta là nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn. Trong thời gian tới, cùng với việc tăng sức tiêu thụ các sản phẩm gia cầm trên thế giới, thì nhu cầu về các loại nguyên liệu thức ăn chính như ngô, khô dầu đậu tương, bột thịt và bột cá cũng tăng cao (Oboh và cs, 2002). Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, cuộc sống người dân được nâng lên thì nhu cầu tiêu thụ những thực phẩm sạch, có chất lượng cao như thịt gà đặc sản, đặt biệt gà Ri là một trong những loại thực phẩm đã trở thành món ăn được nhiều người ưa thích hơn gà công nghiệp. Vì nhu cầu của người tiêu dùng lớn, nên giá thịt gà lông màu đặc biệt là gà Ri luôn có giá trị cao hơn gà công nghiệp từ 30 - 40%. Gà Ri là một trong những giống gà có phẩm chất thịt tốt, khả năng chống chịu bệnh tật cao hơn so với các giống gà khác. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng, khối lượng cơ thể thấp hơn so với các giống gà công nghiệp và các giống gà lông màu khác. Thức ăn dùng trong chăn nuôi gà chủ yếu là từ hạt ngũ cốc, hạt của cây bộ đậu và thức ăn giàu protein. Các loại thức ăn này có giá cao và có sự cạnh tranh với con người. Đây chính là yêu cầu đặt ra khi lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp với khẩu phần ăn của gà. Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực, thường được sử dụng làm thức ăn gia súc, chế biến tinh bột và hiện là cây nguyên liệu chính để chế biến nhiên liệu sinh học có lợi thế cạnh tranh cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sản xuất sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn được xếp hạng là cây lương thực thứ sáu quan trọng nhất của thế giới và là thức ăn cơ bản cho hơn 700 triệu người dân ở một số quốc gia (Cereda và cs, 1996; Souza, 1987; Soccol, 1996). Sắn có khả năng dễ thích ứng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Năm 2012, toàn thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tích đạt 20,82 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 12,92 tấn/ha, sản lượng 269,12 triệu tấn (Fao, 2013). Sắn là một loại thức ăn giàu năng lượng, được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 2 tích trồng sắn cả nước năm 2015 đạt 565 ngàn ha, năng suất bình quân 18,76 tấn/ha, sản lượng 10,6 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2015). Hiện nay, sắn chủ yếu được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột. Bã sắn công nghiệp là phụ phẩm của quá trình sản xuất tinh bột sắn, chiếm khoảng 45% so với khối lượng sắn nguyên củ. Hàm lượng các chất trong bã sắn tươi tính theo vật chất khô như sau: protein thô 3,6%, lipit thô 0,3%; NDF 31,2%, khoáng tổng số 2,8%, HCN là 240mg/kg, pH là 4,21 và năng lượng thô 4.180 Kcal/kg, (Nguyễn Hữu Văn và cs, 2008). Có rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng sắn và phụ phẩm từ cây sắn bằng các phương pháp chế biến khác nhau để làm thức ăn cho chăn nuôi. Theo Chaurynarong và cs, (2009) phương pháp phơi khô củ sắn đã làm giảm hàm lượng HCN một cách đáng kể trong vòng 3 ngày phơi nắng. Các tác giả này cho rằng có thể là do sự bay hơi của cyanide tự do ở 280C. Theo các kết quả đã nghiên cứu trước đây, có thể sử dụng phương pháp ủ chua bã sắn để dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ (Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Xuân Bả, 2008; Nguyễn Hữu Văn và cs, 2008). Tuy nhiên, bã sắn có hàm lượng protein thô rất thấp nên khi sử dụng cần bổ sung nguồn thức ăn giàu protein để cân đối dinh dưỡng và mức bổ sung không nên vượt quá 40% so với tổng chất khô trong khẩu phần (Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Xuân Bả 2008). Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng nồng độ acid hydrocyanic (HCN) trong bã sắn được giảm đi đáng kể bằng phương pháp phơi khô, ủ chua và đồng thời kéo dài thời gian sử dụng của bã sắn (Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, 2001; Mai Thị Thơm, Bùi Quang Tuấn, 2006; Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Xuân Bả, 2008; Nguyễn Hữu Văn và cs, 2008; Ashok Pandey và cs, 2000). Phương pháp lên men phụ phẩm nhờ các vi sinh vật có ích để làm tăng gía trị dinh dưỡng, giảm độc tố, và tăng thời gian bảo quản như là một giải pháp để giải quyết các vấn đề nêu trên. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men bã sắn là Saccharomyce cerevisiae, Mucor sp., Rhizopus sp., Aspergillus niger hoặc Candida utilis (Aro và cs, 2008; Thongkratok và cs, 2010) đã làm tăng hàm lượng protein từ 2,03 đến 18,05% (Nwafor và Ejukonemu, 2004). Một số tác giả đã nghiên cứu sử dụng bã sắn lên men trong khẩu phần ăn cho gà với tỷ lệ 10-16% đã không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng (Kompiang và cs, 1995; Nur, 1995). Xuất phát từ những lý do trên và để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ thông qua sử dụng bã sắn bằng phương pháp ủ chua làm thức ăn cho gia cầm, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu bã sắn lên men trong khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà Ri nuôi tại trại Thủy An, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá giá trị dinh dưỡng của bã sắn lên men tại các thời điểm 0, 7, 14, 21 và 28 ngày ủ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 3 Nghiên cứu sự thay thế một phần thức ăn hỗn hợp tự phối trộn bằng bã sắn lên men đến sinh trưởng của gà Ri. Đánh giá một số chỉ tiêu về năng suất và chất lượng thịt của gà Ri khi sử dụng khẩu phần ăn hỗn hợp tự phối trộn có chứa bã sắn lên men. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng bã sắn lên men trong chăn nuôi gà Ri. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá giá trị dinh dưỡng của bã sắn lên men qua các thời gian khác nhau và ảnh hưởng của sự thay thế một phần thức ăn hỗn hợp tự phối trộn bằng bã sắn lên men đến sức sản xuất của gà Ri nuôi ở Thừa Thiên Huế. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là tiền đề để đưa vào sử dụng đại trà, ứng dụng rộng rãi cho người dân tận dụng nguồn phụ phẩm bã sắn lên men làm thức ăn cho gà, giảm chi phí thức ăn, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Đặc điểm của cây sắn Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô, Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2015, tổng diện tích sắn cả nước là 561.000 ha, sản lượng đạt hơn 10,60 triệu tấn. Sắn dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, vốn đầu tư thấp, phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều hộ gia đình nông dân nghèo, thiếu lao động. Các sản phẩm từ cây sắn bao gồm củ, thân, lá đều có thể sử dụng được, củ sắn dùng để chế biến tinh bột sắn, sắn lát phơi khô, bột sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi. Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco, xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bún, miến, phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo (cellulose), làm nấm, làm củi đun. Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu đạm, dùng để nuôi tằm, nuôi cá, bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê,… (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2003). Củ sắn và lá sắn là sản phẩm chính từ cây sắn, là nguồn dinh dưỡng có giá trị, củ sắn có tỷ lệ vật chất khô 27,7%; protein thô 0,9%; lipit thô 0,4%; dẫn xuất không đạm 24,7%; khoáng tổng số 0,7%; canxi 0,05%; photpho 0,04% và năng lượng trao đổi (ME) 968 Kcal (Viện Chăn nuôi, 2001). Theo Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An, (2008) khi nghiên cứu một số giống sắn trồng phổ biến ở miền Trung có thành phần hoá học của củ và lá như sau: 31,8-36,1% và 26,8-28,7% VCK; 2,4-3,1% và 25,3- 29,4% protein thô; 0,4-1,2% và 0,67-0,74% mỡ thô; 2,1-2,7% và 10,9-13,5% xơ thô; 2-2,8% và 6,0-7,5% khoáng tổng số, tương ứng. Hàm lượng methionine trong protein củ rất thấp (0-1,69%). Hàm lượng HCN trong củ từ 175,3-489,6 mg/kg VCK, HCN trong lá sắn từ 717,6-1.575,1 mg/kg VCK. Bột củ sắn là nguồn thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo protein, tỷ lệ các acid amine không cân đối, nghèo methionine và tryptophan, các chất khoáng, vitamin cũng ít. Một loại phụ phẩm từ củ sắn sau khi chế biến là bã sắn, đây là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất tinh bột của các nhà máy chế biến tinh bột sắn, chiếm khoảng 45% so với khối lượng sắn nguyên củ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 5 Lá sắn được coi là nguồn protein lý tưởng, được sử dụng làm thức ăn giàu đạm cho vật nuôi. Hàm lượng protein thô trong vật chất khô của lá sắn tương đối cao, dao động từ 22,6 - 29,9% (Từ Quang Hiển, 1982; Nguyễn Văn Thưởng, 1993; Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An, 2008). Hàm lượng protein biến động tùy theo giống sắn, tuổi thu hoạch, độ phì nhiêu của đất trồng và khí hậu vùng canh tác. Theo hội chăn nuôi, (2003), thành phần hóa học của bột lá sắn như sau: Vật chất khô 93%; protein thô 16% (16,7 - 39,9%); lipit 5,5% (3,8 - 10,5%); xơ thô 20% (4,8 - 29%); khoáng tổng số 8,5% (5,7 - 12,5%); canxi 1,45%; photpho 0,45%; kẽm 149 mg/kg; mangan 52 mg/kg; sắt 259 mg/kg; đồng 12 mg/kg. Trong lá sắn giàu vitamin C và A, có hàm lượng riboflavin đáng kể, giàu lysine nhưng thiếu methionin. Việc thu hoạch, chế biến, bảo quản và sử dụng lá sắn làm thức ăn cho gia súc sẽ tận dụng được nguồn protein khá lớn, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong cho người nông dân. Trong các bộ phận của cây sắn có chứa độc tố acid hydrocyanic (HCN) hình thành do thủy phân xyanogen glucoside (C6H17O6N), chất này gây độc cho cơ thể con người và động vật nói chung. Tùy theo từng giống sắn, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN chứa trong các bộ phận thân, lá và củ sắn sẽ khác nhau. Hàm lượng HCN trong củ sắn ít hơn trong lá sắn thường tập trung ở vỏ và lõi củ. Dựa vào hàm lượng HCN người ta chia ra hai giống sắn: giống sắn ngọt có chứa khoảng 20 - 30mg/kg củ tươi; giống sắn đắng chứa 60 - 150 mg/kg củ tươi (Mai Thạch Hoành, 2004). Theo tác giả Phạm Sỹ Tiệp, (1999) lá sắn càng già thì hàm lượng HCN càng thấp, ở những lá non hàm lượng HCN trong cuống lá cao hơn trong phiến lá, còn trong lá già thì ngược lại. Hàm lượng HCN ở những phiến lá búp là 330 - 790 ppm (khối lượng tươi), ở những lá bánh tẻ là 340 - 1.040 ppm và ở những lá già là 210 - 730 ppm. Nồng độ HCN trong củ và lá sắn có thể được giảm đi đáng kể bằng các phương pháp như bóc vỏ, nấu chín, thái lát ngâm nước, muối dưa lá, phơi khô và ủ chua. Khi sử dụng các sản phẩm từ sắn làm thức ăn cho vật nuôi cần áp dụng các biện pháp chế biến phù hợp để làm giảm hàm lượng độc tố và bảo quản nguồn thức ăn này được tốt. Việc nghiên cứu các biện pháp chế biến, dự trữ rất cần được thực hiện và phổ biến cho người chăn nuôi. Tận dụng nguồn phụ phẩm từ cây sắn là bã sắn và lá sắn để chăn nuôi gia súc nhai lại cũng đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và đạt được một số kết quả có ý nghĩa nhất định, là tiền đề để tiếp tục nghiên cứu và phát huy được lợi thế của phụ phẩm này trong chăn nuôi. 1.1.2. Đặc điểm của bã sắn (Cassava Bagasse) Để sản xuất được 50 tấn tinh bột sắn cần tới 200 tấn củ tươi. Hiện nay ở Việt Nam có trên 65 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất khoảng 42 triệu tấn củ tươi/năm. Theo ước tính một nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất 30 - 100 tấn/ngày sẽ sản xuất được 7,5 - 25 tấn tinh bột, kèm theo đó là 12 - 48 tấn bã. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 6 Quá trình sản xuất tinh bột sắn sẽ thải ra môi trường một lượng lớn nước thải và hai loại bã thải. Loại thứ nhất là bã thải do quá trình rửa và bóc vỏ gỗ chiếm tỷ trọng ít và thành phần chủ yếu là cellulose, hemicellulose và cát, sạn. Loại này thường được chôn lấp hoặc làm phân bón. Loại thứ hai là phần bã còn lại sau khi tách tinh bột và được gọi là bã sắn, nó chiếm khoảng 45% so với khối lượng nguyên củ. Một số ít được tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Xác bã sắn là một dư lượng chất xơ, trong đó có khoảng 50% tinh bột trên cơ sở trọng lượng khô (Carta và cs, 1999). Bảng 1.1 cho thấy các thành phần của bã sắn được xác định bởi các tác giả khác nhau. Những phân tích (bảng 1.1) đã được tiến hành trên các mẫu bã sắn thu được từ các đơn vị chế biến khác nhau ở các thời điểm khác nhau ở bang Parana, Brazil. Thành phần hóa học của bã sắn thay đổi do các phương pháp chế biến được thực hiện dưới điều kiện công nghệ kiểm soát kém. Ngoài ra, thành phần cũng có thể khác nhau do việc sử dụng các giống cây trồng khác nhau. Tinh bột là thành phần chính được xác định là carbohydrate. Tuy nhiên, hàm lượng protein của bã sắn rất thấp làm cho nó kém hấp dẫn để làm thức ăn gia súc. Bảng 1.1. Thành phần lý hóa của bã sắn (g/100g trọng lượng khô) Thành phần Soccol (1994) Cereda (1994) Sterz (1997) Vandenberghe (1998b) Độ ẩm 5,02 9,52 10,70 11,20 Protein 1,57 0,32 1,60 1,61 Mỡ thô 1,06 0,83 0,53 0,54 Xơ thô 50,55 14,88 22,20 21,10 Khoáng 1,10 0,66 1,50 1,44 Carbohydrates 40,50 63,85 63,40 63,00 (Nguồn: Carta và cs, 1999) Bã sắn có hàm lượng khoáng thấp, do đó có thể cung cấp rất nhiều lợi thế so với phụ phẩm cây trồng khác như rơm rạ và rơm lúa mì, có 17,5% và 11,0% khoáng, tương ứng, để sử dụng trong quá trình lên men sinh học của vi sinh vật. Theo Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn, (2006), trong bã sắn chứa khoảng 8% tinh bột, 15 - 20% xơ thô. Theo Nguyễn Hữu Văn và cs, (2008), hàm lượng các chất trong bã sắn tươi tính theo vật chất khô: giá trị protein thô 3,6%, lipit thô 0,3%; năng lượng thô 4.198 Kcal/kg; hàm lượng HCN 240mg/kg và pH là 4,21. Việc dự trữ, bảo quản và đồng thời làm giảm hàm lượng HCN trong bã sắn để sử dụng trong chăn nuôi cần có các biện pháp xử lý phù hợp, hiệu quả. Để tránh cho gia súc, gia cầm không bị ngộ độc HCN, đồng thời làm tăng giá trị sử dụng sắn và phụ phẩm từ cây sắn thì cần thiết phải nghiên cứu các biện pháp khử HCN ra khỏi sắn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sắn, bã sắn, lá sắn thông qua nhiều phương chế biến như sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 7 - Ngâm vào nước nhằm tạo môi trường đủ lớn phù hợp cho sự lên men và cho phép loại trực tiếp glucoside cũng như một lượng nhỏ HCN hòa tan trong nước. Sau khi ngâm sắn tươi trong 4 giờ có thể làm giảm 20% lượng HCN tự do trong sắn. - Phân giải cyanogenic glucoside thành aceton và acid hydrocyanic dưới tác dụng của các enzyme linamarase trong sắn, sau đó loại bỏ HCN bằng cách cho bốc hơi hoặc rửa trôi. Nguyên tắc này được áp dụng nhiều trong kỹ thuật chế biến sắn như sắn thái lát, nghiền mài, phơi khô, ủ chua lên men vi sinh vật. Trong quá trình cắt, sấy, phơi đã làm thay đổi hình thái, cấu trúc sinh thái tế bào đồng thời xảy ra sự tiếp xúc giữa glucoside và enzyme dẫn đến HCN tự do được giải phóng và bay hơi. Phơi khô là phương pháp rẻ nhất và hiệu quả nhất ở vùng nhiệt đới. Theo Chaurynarong và cs, (2009) cho biết bằng phương pháp phơi khô củ sắn trong vòng 3 ngày đã làm giảm hàm lượng HCN đáng kể. Các tác giả này cho rằng có thể là do sự bay hơi của cyanide tự do ở 280C. Nghiền, mài là phương pháp phá vỡ tế bào giải phóng linamarase do đó HCN dạng liên kết được chuyển thành HCN dạng tự do nên dễ bị khử. - Ủ chua là phương pháp gây nên sự phá vỡ tế bào, làm tăng sự tiếp xúc giữa glucoside và enzyme tạo ra HCN tự do dễ bay hơi, làm giảm pH môi trường, tăng sự sinh nhiệt, giảm lượng HCN xuống còn 36 % so với HCN ban đầu sau khi ủ 26 tuần. - Nấu chín ở nhiệt độ 1000C hoặc sấy ở nhiệt độ lớn hơn 720C để vô hiệu hóa hoạt động của enzyme linamarase xúc tác sự phân giải glucoside. Tuy nhiên, những glucoside đó vẫn có thể bị phá hủy và giải phóng ra HCN bởi các enzyme do các vi sinh vật ruột tiết ra. Do vậy, chế biến sắn theo nguyên tắc này ít được áp dụng. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN NGHIÊN CỨU 1.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi gà trên thế giới Theo số liệu của FAO, (2013), tổng đàn gia cầm thế giới năm 2013 là 23.961 triệu con trong đó gà chiếm 21.744 triệu con. Tốc độ tăng trưởng về số lượng gia cầm hàng năm của thế giới giai đoạn 2004 - 2013 đạt 2,54 %/mỗi năm. Chăn nuôi gia cầm có mặt ở hầu hết các nước và khu vực trên toàn thế giới. Tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn về số lượng gia cầm ở các châu lục trên thế giới cũng như tốc độ tăng trưởng ở các khu vực (bảng 1.2). Bảng 1.2. Số lượng gà thế giới và các châu lục giai đoạn 2004 - 2013 (ĐVT: triệu con) Khu vực 2004 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thế giới 18.609 21.053 21.822 22.433 23.035 23.400 23.961 Châu Phi 1.403 1.611 1.690 1.785 1.828 1.878 1.910 Châu Mỹ 4.932 5.556 5.467 5.609 5.620 5.634 5.664 Châu Á 10.140 11.735 12.443 12.768 13.244 13.525 13.959 Châu Âu 2.023 2.028 2.098 2.160 2.222 2.232 2.299 Châu Đại Dương 111 124 124 112 120 131 130 (Nguồn: http://faostat.fao.org, 2013) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 8 Qua bảng 1.2 cho thấy, số lượng gia cầm lớn nhất là khu vực châu Á với 13.959 triệu con năm 2013 (chiếm 58% so với tổng đàn của toàn thế giới); Tiếp theo là châu Mỹ (chiếm 24%) và thấp nhất là châu Đại Dương (0,5%). Tốc độ tăng trưởng về số lượng đàn gia cầm ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương giai đoạn 2004 - 2013 lần lượt là 2,9%, 2,2%, 2,9%, 1,6%, 0,4% mỗi năm. Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới phát triển khá mạnh trong những năm qua. Sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt trâu bò và thịt lợn. Từ năm 2012 đến 4/2016, sản lượng thịt gà thế giới tăng bình quân 1,78%/năm trong đó sản lượng thịt lợn và thịt bò chỉ tăng tương ứng 0,57% và 0,2%/năm (bảng 1.3). Bảng 1.3. Sản lượng thịt các loại trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016 (ĐVT: triệu tấn) Năm Thịt gà Thịt lợn Thịt bò 2012 83.534 106.868 58.537 2013 84.588 108.823 59.482 2014 86.700 110.559 59.730 2015 88.712 110.321 58.389 4/2016 89.655 109.306 59.001 Tăng bình quân (%) 1,78 0,57 0,20 (Nguuồn: USDA April 2016) Đến tháng 4/2016 sản lượng thịt gà thế giới đạt 89,66 triệu tấn, tăng 0,32 triệu tấn so với dự báo; trong đó tăng trưởng mạnh ở 4 quốc gia là Mỹ, Brazin, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ (bảng 1.4). Xuất khẩu thịt gà thế giới đạt 10,7 triệu tấn tăng trên 300 nghìn tấn so với dự báo (USDA April 2016). Bảng 1.4. Sản lượng thịt gà thế giới giai đoạn 2012 - 2016 (ĐVT: triệu tấn) Quốc gia 2012 2013 2014 2015 10/2016* 4/2016 Mỹ 16.621 16.976 17.306 17.971 18.365 18.443 Brazil 12.645 12.308 12.692 13.146 13.480 13.565 China 13.700 13.350 13.000 13.400 13.100 12.700 European Union 9.565 9.910 10.280 10.620 10.845 10.760 Ấn Độ 3.160 3.450 3.725 3.900 4.200 4.200 Nga 2.830 3.010 3.260 3.550 3.650 3.700 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 9 Quốc gia 2012 2013 2014 2015 10/2016* 4/2016 Mexico 2.958 2.907 3.025 3.196 3.160 3.300 Argentina 2.014 2.060 2.050 2.080 2.100 2.200 Thổ Nhĩ Kỳ 1.723 1.758 1.894 1.900 1.990 2.050 Thái Lan 1.550 1.500 1.570 1.690 1.650 1.720 Indonesia 1.540 1.550 1.565 1.625 1.640 1.640 Khác 15.228 15.809 16.333 15.634 15.156 15.377 Tổng số 83.534 84.588 86.700 88.712 89.336 89.655 *: Dự báo năm 2016 (Nguồn: USDA April 2016) Từ năm 2000 đến năm 2010 sản lượng trứng gia cầm thế giới tăng 2,5% mỗi năm, từ 51 triệu tấn đến 68,3 triệu tấn (bảng1.5). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng trứng gia cầm khác nhau theo từng khu vực. Khu vực châu Phi vào khoảng 3,95%/năm; châu Á là 2,58%/năm; châu Mỹ là 2,1% và châu Âu đạt 1%/năm. Sản lượng trứng gia cầm của châu Đại Dương chiếm tỉ lệ thấp nhất so với các khu vực khác trên thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000-2010 là 4,14%/năm. Bảng 1.5. Sản lượng trứng thế giới giai đoạn 2000 - 2013 ĐVT: triệu tấn Khu vực 2000 2005 2006 2009 2010 2011 2012 2013 Châu Phi 1,9 2,2 2,4 2,6 2,8 2,9 3,0 3,1 Châu Mỹ 10,4 11,7 12,3 12,6 13,1 13,5 13,2 14,0 Châu Á 29,0 32,6 33,0 37,2 37,5 38,1 39,2 40,0 Châu Âu 9,5 9,9 10,1 10,3 10,5 10,7 10,6 10,9 Châu Đại Dương 0,2 0,2 0,2 0,2 0,3 0,3 0,3 1,3 Thế Giới 51,0 56,6 57,9 62,8 64,2 65,4 66,3 68,3 (Nguồn: Faostat, 2013) 1.2.1.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ chuyển dần sang trang trại quy mô lớn, chất lượng con giống và thức ăn cũng tốt hơn nhiều, mang lại hiệu quả tương đối cao. Trong những năm gần đây số lượng đàn gia cầm của nước ta ngày càng tăng (bảng 1.6). Tốc độ tăng đàn 2000 - 2003 là 9,94%/năm. Giai đoạn 2004 - 2009, tổng đàn gia cầm của cả nước giảm đáng kể so với năm 2003 do PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 10 chụi tác động không nhỏ của dịch cúm gia cầm. Từ năm 2010 đến năm 2015 số lượng đàn gia cầm đã tăng trở lại, tốc độ tăng đàn bình quân đạt 2,62%/năm, bên cạnh đó số lượng các loại sản phẩm chăn nuôi gia cầm cũng ngày một tăng. Bảng 1.6. Tổng đàn gia cầm, sản lượng thịt, trứng ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 Tổng đàn Sản lượng thịt hơi Sản lượng Năm (triệu con) xuất chuồng (1.000 tấn) trứng (1.000 quả) 2000 196,1 292,9 3.708,6 2001 281,1 322,6 4.161,8 2005 279,9 321,9 3.948,0 2009 280,2 518,3 3.062,2 2010 300,5 615,8 4.873,4 2014 327,7 874,9 8.270,8 2015 341,9 908,1 8.874,6 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015) Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015 đàn gia cầm của cả nước có 341,9 triệu con, tăng 4,3% so với năm 2014; trong đó đàn gà có 259,3 triệu con, tăng 5,4% so với năm 2014. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 908,1 nghìn tấn tăng 3,8% và sản lượng trứng các loại đạt 8.874,6 nghìn quả tăng 7,3% so cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp năm 2015, ngành chăn nuôi gà của Việt Nam năm 2015 gặp nhiều khó khăn, giá gà sống tại các trang trại chăn nuôi giảm mạnh. Nguyên nhân của việc giảm giá là nguồn cung tăng mạnh trong khi sức tiêu thụ giảm, gia cầm nhập lậu vào Việt Nam được bán với giá thấp và thịt gà Mỹ giá rẻ ồ ạt tràn về khiến giá gà trong nước giảm mạnh. Từ năm 2015 các sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng ở nước ta sẽ không được bảo hộ thuế, chính sách trợ cấp trong cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), (Chiou Y, 2010). Khi chính sách bảo hộ bị dỡ bỏ, sản phẩm thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm của Thái Lan, Indonesia hay Malaysia có thể xuất khẩu tự do vào thị trường Việt Nam mà không bị bất cứ rào cản nào. Với thực trạng con giống, công nghệ, quy mô đàn, giá thành, như hiện nay, chắc chắn sản phẩm chăn nuôi trong nước khó cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Ngay cả khi bỏ qua cạnh tranh đến từ AFTA, nhiều năm trở lại đây ngành chăn nuôi trong nước cũng phải đối mặt sức ép lớn từ sản phẩm nhập khẩu ngoài khu vực; như Mỹ, Brazil, EU, (USDA, 2011; USDA, 2016). Chính vì vậy, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung hay chăn nuôi gà nói riêng sẽ còn gặp nhiều thách thức trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 11 Tuy vậy trong thời gian gần đây ngành chăn nuôi đang có dấu hiệu phục hồi. Giá bán sản phẩm tăng cùng với thời gian quay vòng ngắn đã kích thích các hộ chăn nuôi trước đây bỏ trống chuồng chăn nuôi trở lại. Dự báo tổng lượng thịt gia cầm (bao gồm gà thịt và gà tây) tiêu thụ ở Việt Nam giai đoạn 2012-2021 sẽ tăng 37%. Tổng sản lượng thịt các loại sẽ tăng 27%; trong đó tổng lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng khoảng 49% (USDA, 2012). Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm thế giới, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Hàng năm cung cấp khoảng 350 - 450 nghìn tấn thịt và hơn 2,5 - 3,5 tỷ quả trứng. Mặc dầu vậy, ngành chăn gia cầm của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hóa còn nhỏ bé. Bình quân sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5 - 5,4 kg/người/năm và 35 quả trứng/người/năm (Cục chăn nuôi, 2007). Chúng ta phải thừa nhận rằng ngành chăn nuôi gia cầm đã cung cấp một lượng thực phẩm lớn cho con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm. Góp phần tăng thu nhập nông hộ nhờ tận dụng nguồn thức ăn rẻ tiền, phụ phẩm nông nghiệp, nguồn thức ăn sẵn có. Sau hơn 20 năm đổi mới ngành chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển đáng kể. Qua số liệu thống kê cho thấy số lượng đàn gia cầm của nước ta ngày càng tăng cụ thể: Năm 2000 là 196,1 triệu con, năm 2005 là 279,9 triệu con tăng 1,42 lần so với năm 2000. Đặc biệt giai đoạn 2004 - 2006 số lượng gia cầm của cả nước đã giảm đi đáng kể, cụ thể năm 2004: 218,2 triệu con, năm 2005: 279,9 triệu con, năm 2006: 214,6 triệu con, nguyên nhân do dịch bệnh có diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 (Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Giai đoạn 2005-2010 tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng trở lại so với năm 2004 từ 279,9 triệu con năm 2005 tăng lên 300,5 triệu con năm 2010. Tốc độ tăng đàn của giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1,43%/năm, giai đoạn 2010 - 2015 tốc độ tăng đàn bình quân đạt 2,62%/năm với 341,9 triệu con (Tổng cục thống kê, 2015). Hiện nay, phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu ở nước ta là: (1) Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông; (2) Chăn nuôi bán công nghiệp và (3) Chăn nuôi công nghiệp, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm ưu thế. Tỷ trọng của ngành chăn nuôi đóng góp vào GDP là 1,5% (chăn nuôi gia cầm thả rông đóng góp khoảng 75% đàn gia cầm). Chăn nuôi gia cầm thả rông, nhỏ lẻ chiếm 2/3 sản lượng, 1/2 thị trường và có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược sinh kế của người dân nông thôn (Vũ Chí Cương và cs, 2010). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 12 Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ gia đình vẫn chiếm 68,5% ở gà và chăn nuôi vịt chạy đồng chiếm 73,6% đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh. Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp chỉ chiếm 31,5% ở gà và 26,4% ở vịt. Chăn nuôi công nghiệp có thể cho sản lượng thịt cao nhưng do công tác vệ sinh phòng dịch chưa được người chăn nuôi chú trọng, công tác kiểm dịch chưa được triển khai thực hiện tốt ở nông thôn nên còn gặp phải nhiều khó khăn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra thường xuyên và đe dọa sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam (Phùng Đức Tiến và cs, 2008). Bảng 1.7. Số lượng gia cầm phân theo khu vực giai đoạn 2005 - 2015 (ĐVT: triệu con) Khu vực 2005 2009 2010 2011 2014 2015 Đồng bằng Sông Hồng 75,46 72,52 76,54 83,17 89,03 90,95 Trung du và miền núi phía Bắc 60,83 61,22 67,00 65,93 66,93 70,57 Bắc Trung Bộ và DHMT 62,39 61,09 64,19 68,73 67,99 71,14 Tây Nguyên 10,73 11,89 11,59 14,27 15,51 16,49 Đông Nam Bộ 16,14 17,65 20,48 24,12 30,04 34,31 Đồng bằng sông Cửu Long 54,35 55,8 60,70 66,36 58,25 58,46 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015) Số lượng đàn gia cầm phân bố không đồng đều ở các vùng trong cả nước. Số lượng đàn gia cầm tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng với 90,95 triệu con, thứ hai là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với 71,14 triệu con, ít nhất là khu vực Tây Nguyên có 16,49 triệu con (bảng 1.7). Tốc độ tăng đàn trung bình giai đoạn 2005 - 2010 cao nhất là ở khu vực Đông Nam bộ đạt 4,88%/năm; Đồng bằng sông Cửu Long 2,24%/năm; Trung du và miền núi phía Bắc 1,95%/năm; Tây Nguyên 1,55%/năm; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 0,57%/năm và Đồng bằng sông Hồng đạt 0,28%/năm. Giai đoạn 2010 - 2015 tăng đàn bình quân khu vực Đông Nam bộ đạt 10,87%/năm; Tây Nguyên 7,31%/năm; Đồng bằng sông Hồng 3,51%/năm; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,08%/năm; Trung du và miền núi phía Bắc 1,04%/năm và Đồng bằng sông Cửu Long giảm 0,75%/năm (Tổng cục thống kê, 2015). 1.2.2. Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng ở gia cầm 1.2.2.1. Đặc điểm tiêu hóa ở gia cầm Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có vú. Cường độ tiêu hóa mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hóa. Ở gà con, tốc độ này là 30- 39 cm trong 1 giờ, ở gà lớn hơn là 32 -40 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 13 cm và ở gà trưởng thành là 40 - 42 cm. Chiều dài của ống tiêu hóa gia cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác. Do đó, để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù hợp với tuổi và trạng thái sinh lý, được chế biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở mức ít nhất (Nguyễn Thị Mai, 2009). Quá trình tiêu hóa ở gia cầm diễn ra rất nhanh, ở gà khoảng 8 giờ, ở vịt khoảng 16 - 26 giờ (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Thức ăn vào miệng đến thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già và tận cùng là hậu môn. - Tiêu hóa ở miệng Miệng gia cầm không có răng nên không nhai thức ăn, nhờ nhu động của lưỡi mà thức ăn được đưa nhanh xuống hầu, nước bọt của gia cầm ít, thành phần chủ yếu của nước bọt là dịch nhầy có tác dụng thấm ướt thức ăn cho dễ nuốt. Gà mái có thể tiết 7 - 12 ml nước bọt trong 1 ngày đêm (Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994). Bình quân một ngày đêm gà tiết khoảng 12 ml (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992). Gia cầm nuốt thức ăn nhờ động tác chuyển động rất nhanh của lưỡi, động tác ngẩng đầu lên và đưa về trước, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào thực quản do những co bóp nhu động của thành thực quản, nó được đẩy vào diều. - Tiêu hóa ở diều Ở gà, diều chứa được 100 - 120g thức ăn. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hóa từng phần bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật. Khi gia cầm ăn, một phần thức ăn dừng lại ở diều, phần còn lại đi thẳng xuống dạ dày. Diều co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày, khi dạ dày đầy thức ăn thì diều ngừng co bóp. - Tiêu hóa ở dạ dày Dạ dày gia cầm gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thức ăn từ diều được chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. + Tiêu hóa ở dạ dày tuyến: Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có acid clohidric, enzyme và musin. Sự tiết dịch dạ dày ở gia cầm là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên. Độ pH của dịch dạ dày ở gia cầm trung bình là 3,0. Độ pH sẽ giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất kiềm, cacbonat canxi, bột xương. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs, (1994), dịch vị tiết ra ở dạ dày tuyến (men enzyme pepsin và acid clohydric) có độ pH = 3,1 - 4,5. Lượng dịch vị tiết ra sau khi ăn 30 phút của gà là 11,3ml, nhiều nhất là một giờ sau khi ăn. Dịch vị do dạ dày tuyến tiết ra sẽ theo thức ăn xuống dạ dày cơ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2