intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài Trám trắng (Canarium album Lour. Raeusch) tại huyện Đông giang, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nhằm giúp phần giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến tái sinh của Trám trắng làm cơ sở cho xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng bằng loài cây này huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài Trám trắng (Canarium album Lour. Raeusch) tại huyện Đông giang, tỉnh Quảng Nam

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đề tài nào khác. Tác giả Nguyễn Đình Trường PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học này được hoàn thành tại trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới BGH trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, phòng Đào tạo Sau đại học, đặc biệt là TS Hoàng Văn Dưỡng đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài Trám trắng (Canarium album Lour. Raeusch) tại huyện Đông giang, tỉnh Quảng Nam" Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các Nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Lâm nghiệp cho bản thân tác giả trong những năm, tháng qua. Xin gửi tới: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, Ban lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Đông Giang, Phòng NN&PTNT Đông Giang, Ban lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ A Vương, Trung tâm quy hoạch Nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Nam, anh chị em lớp cao học Lâm học K20C lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Có thể khẳng định sự thành công của luận văn này, trước hết thuộc về công lao của tập thể, của Nhà trường, cơ quan và xã hội. Đặc biệt là sự quan tâm động viên, khuyến khích cũng như sự thông cảm sâu sắc của gia đình. Nhân đây tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Lâm nghiệp. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của Quý Thầy Cô, các Nhà khoa học, độc giả và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Huế, ngày 10 tháng 04 năm 2016 Tác giả Nguyễn Đình Trường PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm giúp phần giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến tái sinh của Trám trắng làm cơ sở cho xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng bằng loài cây này huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: Để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng, đề tài sử dụng phương pháp điều tra trên ô tiêu chuẩn điển hình. Tổng số gồm 3 ô tiêu chuẩn đại diện cho khu vực nghiên cứu. Mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích là 2.000m2 (40mx50m) . Điều tra tầng cây cao, độ tàn che tầng cây cao, đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi, tỷ lệ che phủ của lớp thảm tươi cây bụi, đặc điểm cây tái sinh, điều kiện thổ nhưỡng. Điều tra cây tái sinh trên 15 ô dạng bản. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu: Việc chỉnh lý số liệu, lập các dãy phân bố thực nghiệm, tính toán các đặc trưng mẫu được xử lý đồng bộ trên máy vi tính theo chương trình ứng dụng phần mềm "Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Lâm - Nông nghiệp trên máy vi tính" 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Trám trắng có các trị số cao về tổ thành loài với chỉ số IV% là cao nhất. 3.2. Trám trắng có mặt ở cả 3 tầng từ giai đoạn tái sinh đến giai đoạn trưởng thành. 3.3.Phân bố N/D; N/H có dạng một đỉnh được mô phỏng bởi phân bố Weibull. 3.4. Phương trình hồi quy tuyến tính 1 lớp biểu thị mối quan hệ H/D và Dt/D13 3.5. Số loài cây tái sinh của khu vực nghiên cứu là 17 loài trong đó, loài Trám trắng chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất 26,9. 3.6. Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao của rừng Trám trắng có dạng phân bố giảm. 3.7. Trám trắng phục hồi tự nhiên có tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt là cao nhất, đạt 39,81%. Số cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi nhiều hơn số cây có nguồn gốc tái sinh từ hạt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 3.8. Độ cao so với mực nước biển ảnh hưởng không rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao cây tái sinh. 3.9. Độ tàn che thích hợp nhất để phát triển chiều cao nằm trong phạm vi 0,60,7. 3.10. Trám trắng tái sinh tăng dần theo độ sâu tầng đất. 3.11. Độ pHKCL đất thích hợp để phát triển chiều cao cây Trám trắng tái sinh là 45. 3.12. Sinh trưởng chiều cao cây Trám trắng tái sinh tăng dần theo hàm lượng mùn hàm lượng đạm độ ẩm đất. 3.13. Tổng hợp 5 nhân tố gồm: Độ tàn che, hàm lượng mùn, độ sâu tầng đất, hàm lượng đạm và độ pH ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng chiều cao cây tái sinh Trám trắng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... v CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN .................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. xi DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................xii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 2 CHƯƠNG I LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 1.1. CƠ SỞ VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 3 1.2. TRÊN THẾ GIỚI ..................................................................................................... 3 1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................................. 3 1.2.2. Nghiên cứu tái sinh rừng ....................................................................................... 8 1.3. Ở VIỆT NAM ......................................................................................................... 10 1.3.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ...................................................................... 10 1.3.2. Nghiên cứu tái sinh rừng ..................................................................................... 13 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY TRÁM TRẮNG ............................................ 16 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 18 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................. 18 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 18 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 19 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 20 2.2.1.Điều tra tình hình cơ bản khu vực nghiên cứu ..................................................... 20 2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc lâm phần ............................................................ 20 2.2.3. Đặc điểm tái sinh loài cây Trám trắng ................................................................ 20 2.2.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến tái sinh loài cây Trám trắng ........ 20 2.2.5. Đề xuất một số giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng cây tái sinh Trám trắng ..................................................................................................................... 20 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 20 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 20 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 23 2.3.2.1 Kiểm tra sự thuần nhất của các giá trị quan sát ................................................. 24 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 29 3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........ 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 29 3.1.2. Thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội ................................................................ 33 3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LÂM PHẦN CÓ TÁI SINH TRÁM TRẮNG ............. 40 3.2.1. Tổ thành loài cây tầng cao ................................................................................... 40 3.2.2. Cấu trúc tầng thứ ................................................................................................. 42 3.2.3. Đặc điểm phân bố N-D1.3, N-Hvn ......................................................................... 43 3.2.4. Đặc điểm tương quan Hvn- D1.3, Dt- D1.3 ............................................................. 47 3.2.5. Đặc điểm tái sinh Trám trắng ở các ô tiêu chuẩn điển hình ................................ 49 3.2.6. Tầng cây bụi thảm tươi ........................................................................................ 59 3.2.7. Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu ................................................................. 59 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HOÀN CẢNH ĐẾN TÁI SINH LOÀI CÂY TRÁM TRẮNG ................................................................................................... 61 3.3.1. Ảnh hưởng đơn lẻ của một số yếu tố hoàn cảnh đến tái sinh trám trắng ............ 61 3.3.2. Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng chiều cao cây Trám trắng tái sinh ......................................................................................................... 73 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH ................................................... 75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii 3.4.1. Lựa chọn rừng với tổ thành nhóm loài ưu thế thích hợp để xúc tiến tái sinh hoặc làm giàu rừng trám trắng. .............................................................................................. 75 3.4.2. Trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế để nâng cao chất lượng rừng Trám trắng ở khu vực nghiên cứu .................................................................................................... 76 3.4.3. Điều chỉnh phân bố cây tái sinh trên mặt đất khi làm giàu rừng ........................ 76 3.4.4. Điều chỉnh tàn che để cải thiện sinh trưởng của cây tái sinh trám trắng ............. 77 3.4.5. Chọn đất có tầng sâu để phát triển Trám trắng.................................................... 77 3.4.6. Bón phân để cải thiện hàm lượng đạm, mùn có thể được xem là biện pháp kỹ thuật cần thiết khi trồng cây con Trám trắng làm giàu rừng. ........................................ 78 3.4.7. Công tác bảo vệ rừng ........................................................................................... 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 79 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 82 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ANOVA: Phân tích phương sai Coefficients: Các hệ số COM: Hàm có dạng Y=bo*b1t hoặc lnY=lnbo+lnb1*t Constant: Hằng số Correlations: Tương quan F: Chỉ tiêu Fisher INV: Hàm có dạng Y=bo+b1/t LIN: Hàm có dạng Y=bo+b1*t LOG: Hàm có dạng Y=bo+b1*ln(t) Model: Mô hình POW: Hàm có dạng Y=bo*tb1 hoặc Y=lnbo+b1*ln(t) QUA: Hàm có dạng Y=bo+b1*t+b2*t2 S: Hàm có dạng Y=e(bo+b1/t) hoặc lnY=bo+b1/t OTC: Ô tiêu chuẩn ODB: Ô dạng bản D1.3: Đường kính ngang ngực (cm) Hvn: Chiều cao vút ngọn (m) N: Mật độ (cây/ha) Dt: Đường kính tán cây (m) D: Đường kính trung bình (cm) H: Chiều cao trung bỡnh (m) G: Tiết diện ngang lâm phần (m2) V: Thể tích thân cây (m3) M/ha: Trữ lượng rừng trên hecta (m3/ha) N/D: Phân bố số cây theo cỡ đường kính N/H: Phân bố số cây theo cỡ chiều cao n: Dung lượng mẫu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix m: Số tổ k: Cự li tổ Di: Giá trị giữa tổ thứ i Ni: Tần số xuất hiện tổ thứ i X: Giá trị trung bình Max: Giá trị lớn nhất Min: Giá trị nhỏ nhất S2: Phương sai mẫu R: Hệ số tương quan tuyến tính Sx : Sai số chuẩn của số trung bình mẫu S%: Hệ số biến động P% : Hệ số chính xác Exp: Cơ số logarit Neper fli: Tần số lý thuyết ở tổ thứ i fti: Tần số thực nghiệm ở tổ thứ i C/ha: Cây/ha G%: Phần trăm tiết diện ngang N%: Phần trăm số cây C: Độ tàn che (0.0) N/ha: Mật độ lâm phần (cây/ha) N%: Tỷ lệ phần trăm mật độ  t2 : Chỉ số khi bình phương ta, tb, tr: Trị số kiểm tra tham số hồi quy a, b và R IV%: Chỉ số quan trọng của loài H0: Giả thuyết thống kê b0, b1,b2 các hệ số hồi quy phương trình t: biến số TC: Độ Tàn che PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x PhKCL: Độ pH đất Mun: Hàm lượng mùn Dam: Hàm lượng đạm Do-am: Độ ẩm đất DS: Độ sâu tầng đất DS1: Biến mới độ sâu tầng đất TC1: Biến mới độ tàn che pH1: Biến mới độ pH đất Mun1: Biến mới hàm lượng mùn Dam1: Biến mới hàm lượng đạm Do-am1: Biến mới độ ẩm đất Độ che phủ BQ: Độ che phủ bình quân (%): Tỷ lệ phần trăm TT: Trám trắng LX: Lim xanh X: Xoài Ng: Ngát D: Dẻ B: Bứa DG: Dung giấy R: Re K: Kháo SS: Sau sau Vk: Vàng kiên VC: Vối chim LK: Loài khác PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu dân số, dân tộc và lao động huyện Đông Giang ............................... 29 Bảng 3.2. Tình hình sản xuất Nông nghiệp huyện Đông Giang .......................................... 34 Bảng 3.3. Thống kê đàn gia súc, gia cầm hiện có tại Đông giang ....................................... 34 Bảng 3.4.Thống kê công trình thuỷ lợi hiện có trên địa bàn huyện Đông Giang ............... 38 Bảng 3.5. Kết cấu tổ thành loài cây gỗ .................................................................................. 41 Bảng 3.6. Phân bố thực nghiệm và mô phỏng phân bố n/D1.3 ............................................. 45 Bảng 3.7. Phân bố thực nghiệm và mô phỏng phân bố n/Hvn .............................................. 46 Bảng 3.8. Tổ thành cây tái sinh .............................................................................................. 50 Bảng 3.9. Mật độ cây tái sinh ................................................................................................. 52 Bảng 3.10. Phân bố thực nTS ~ H cây tái sinh ....................................................................... 54 Bảng 3.11. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao ............................................................. 55 Bảng 3.12. Tần suất phân bố cây tái sinh .............................................................................. 56 Bảng 3.13. Số lượng và tỷ lệ tái sinh theo cấp chất lượng ................................................... 57 Bảng 3.14. Số lượng và tỷ lệ tái sinh theo nguồn gốc .......................................................... 58 Bảng 3.15. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi ........................................................................ 59 Bảng 3.16. Xác định hệ số C và độ tàn che thích hợp cho các cấp chiều cao .................... 66 Bảng 3.17. Liên hệ của chiều cao Trám trắng tái sinh với các yếu tố hoàn cảnh đơn lẻ và biến mới ................................................................................................................................... 73 Bảng 3.18. Phương trình liên hệ của các mô hình và hệ số tương quan.............................. 75 Bảng 3.19. Xác định độ tàn che cần thiết cho mỗi cấp chiều cao Trám Trắng ................... 77 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ................................................ 45 Hình 3.2. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao .......................................................... 47 Hình 3.3. Biểu đồ phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao. ............................................ 55 Hình 3.4. Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao cây tái sinh và độ tàn che .................................... 63 Hình 3.5. Phân bố số cây ở các cấp chiều cao khác nhau theo độ tàn che .......................... 64 Hình 3.6. Liên hệ giữa độ chiều cao và độ tàn che tầng cây cao qua biến X ...................... 65 Hình 3.7. Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và độ sâu tầng đất ................................................ 66 Hình 3.8. Phân bố số cây ở các cấp chiều cao khác nhau theo sâu tầng đất........................ 67 Hình 3.9. Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và độ pHKCL ......................................................... 68 Hình 3.10. Phân bố số cây ở các cấp chiều cao khác nhau và độ pHKCL............................. 69 Hình 3.11. Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và hàm lượng mùn ............................................ 70 Hình 3.12. Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao và hàm lượng đạm ............................................ 71 Hình 3.13. Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao cây tái sinh và độ ẩm đất .................................. 72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong một thời gian dài, diện tích rừng Việt nam giảm đi liên tục (năm 1943 là 14,3 triệu ha và năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng có xu hướng tăng rõ rệt. Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn tính đến năm 2014 tổng diện tích rừng cả nước là 13.796.506 ha, độ che phủ là 39 %. Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm sút. Đối với rừng trồng, tỷ lệ thành rừng thấp, năng suất không cao và chất lượng rừng còn chậm được cải thiện. Trước thực tế mất rừng và các nhu cầu về gỗ, đảm bảo an ninh môi trường cũng như nhu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt nam bằng nỗ lực của mình và sự trợ giúp của các Tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ đã đầu tư khá lớn vật tư, tiền vốn để trồng, phục hồi và phát triển rừng thông qua các Chương trình như: Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các nguồn vốn khác... đồng thời đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, nhưng không phải làm bằng bất cứ giá nào, mà đòi hỏi phải lựa chọn những giải pháp có tính hiệu quả cao. Chính vì vậy, thực hiện công việc này bằng các giải pháp lâm sinh như khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, trên cơ sở sinh thái lại càng cấp thiết. Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng nam, có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 65.329,26 ha. Đây là một trong những tiềm năng kinh tế quan trọng và thế mạnh của nhiều xã vùng cao. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế hiện tại của các loại rừng này rất thấp. Theo kết quả khảo sát của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng nam thì thu nhập từ rừng tự nhiên hiện nay cho người dân là rất thấp. Chủ yếu từ nguồn vốn khoanh nuôi bảo vệ rừng với mức trung bình 200.000 đ/ha/năm và một phần nhỏ khác từ gỗ, củi cho nhu cầu gia dụng. Vì vậy, để phát huy tiềm năng của rừng tự nhiên góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội miền núi nói chung và nâng cao mức sống người dân miền núi trong tỉnh. Quảng nam đã xác định nuôi dưỡng và làm giàu rừng tự nhiên là một nhiệm vụ quan trọng. Hiện nay, một trong những loài cây được khuyến nghị sử dụng cho tái sinh làm giàu rừng tự nhiên ở Đông giang, Quảng nam là Trám trắng (Canarium album Lour. Raeusch). Đây là cây bản địa đa tác dụng phân bố phổ biến ở địa phương. Với khả năng cho thu nhập ổn định đồng thời cả quả, nhựa và gỗ. Trám trắng đang được nhiều hộ gia đình quan tâm phát triển. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 Tuy nhiên, vì thiếu những nghiên cứu cần thiết về đặc điểm tái sinh của loài cây này trong hoàn cảnh cụ thể ở địa phương mà nhiều người còn rất lúng túng về kỹ thuật xúc tiến tái sinh Trám trắng để làm giàu rừng. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần Trám trắng trong điều kiện cụ thể của Đông giang, Quảng nam làm cơ sở cho các biện pháp xúc tiến tái sinh làm giàu rừng được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài hướng vào: "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần và tái sinh tự nhiên loài Trám trắng (Canarium album Lour. Raeusch) tại huyện Đông giang, tỉnh Quảng nam" Đề tài này được tiến hành nhằm góp phần giải quyết nhiệm vụ trên. Đề tài hướng vào nghiên cứu cấu trúc lâm phần có Trám trắng, nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến tái sinh của Trám trắng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp cho việc xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng bằng loài cây này huyện Đông giang, tỉnh Quảng nam trong thời gian trước mắt cũng như trong tương lai, đồng thời lấy cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu cho một số loài cây rừng tự nhiên khác khu vực Duyên hải miền Trung và Tây nguyên Việt nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là góp phần nâng cao hiệu quả của xúc tiến tái sinh loài Trám trắng dưới rừng tự nhiên ở Đông giang, Quảng nam 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được quan hệ định lượng giữa chất lượng tái sinh loài cây Trám trắng với một số yếu tố hoàn cảnh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các giải pháp lâm sinh xúc tiến tái sinh tự nhiên cũng như trồng rừng bằng loài Trám trắng ở khu vực nghiên cứu. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung thêm phương pháp nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm tái sinh một loài cây cụ thể trong quần thể các loài cây trong rừng tự nhiên dưới ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở kết quả thực nghiệm, xây dựng cơ sở dữ liệu và đề xuất giải pháp cải tạo tu bổ và làm giàu rừng tự nhiên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 CHƯƠNG I LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Cải thiện hoàn cảnh là một trong những con đường để nâng cao chất lượng và khả năng tái sinh của cây rừng. Trong sinh thái rừng và sinh thái học nói chung người ta coi sinh vật là sản phẩm của hoàn cảnh. Sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của thực vật rừng phụ thuộc vào đặc điểm của hoàn cảnh. Vì vậy, tác động làm thay đổi điều kiện hoàn cảnh là một trong những con đường để nâng cao năng xuất, chất lượng của cây rừng nói chung và khả năng cũng như chất lượng tái sinh của cây rừng nói riêng. Tuy nhiên, những biến đổi của hoàn cảnh có thể ảnh hưởng tích cực hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật. Vì vậy, để đề xuất được giải pháp lâm sinh tác động vào hoàn cảnh có hiệu quả cần phải nghiên cứu về quan hệ ảnh hưởng của các yếu tố hoàn cảnh đến năng suất, chất lượng cây rừng. Trong đề tài này việc xác định việc nghiên cứu quan hệ tác động của các yếu tố hoàn cảnh đến chất lượng tái sinh loài cây Trám trắng là nhiệm vụ quan trọng. Là cơ sở để đề xuất những giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng tái sinh cây Trám trắng cũng như đảm bảo tỷ lệ thành rừng cao đối với rừng trồng loài cây Trám trắng. Trên cơ sở khảo sát để thu thập có lựa chọn các thông tin, các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến những nội dung nghiên cứu của đề tài. 1.2. TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng 1.2.1.1.Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng Nghiên cứu cơ sở sinh thái cấu trúc rừng điển hình là Baur G.N.(1964) 1 đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Catinot (1965) 4 nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến... Tác giả cho rằng muốn ổn định hệ sinh thái rừng nhất thiết phải nắm vững quy luật vận động, biết cách điều tiết mối quan hệ trong sự phức tạp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 Odum E.P (1971) 23 đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. 1.2.1.2.Về mô tả hình thái cấu trúc rừng Rừng mưa nhiệt đới Catinot R. (1965) 4, Plaudy J... Các tác giả đã biểu diễn hình thái cấu trúc rừng bằng những phẫu diện đồ ngang và đứng. Các nhân tố cấu trúc được mô tả theo các khái niệm: Dạng sống, tầng phiến... Rollet (1971) 16 đã đưa ra hàng loạt phẫu đồ mô tả cấu trúc hình thái rừng mưa, như tương quan giữa chiều cao với đường kính, tương quan giữa đường kính tán với đường kính và biểu diễn chúng bằng các hàm hồi quy. 1.2.1.3. Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng Với xu thế chuyển từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng, thống kê toán học đã trở thành công cụ cho các Nhà khoa học lượng hóa các quy luật của tự nhiên. Trong các nghiên cứu về rừng tự nhiên, nghiên cứu định lượng quy luật phân bố số cây theo đường kính, phân bố số cây theo chiều cao, phân chia tầng thứ được nhiều tác giả thực hiện có hiệu quả, ngoài việc phản ánh cấu trúc nội tại của lâm phần làm căn cứ đề xuất các biện pháp kinh doanh còn làm cơ sở để điều tra, thống kê tài nguyên rừng. 1.2.1.3. Phân bố số cây theo đường kính (N/D) Phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật kết cấu cơ bản của lâm phần và được các Nhà Lâm học, điều tra rừng quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Meyer (1934), ông đã mô phỏng phân bố số cây theo đường kính bằng phương trình toán học (hàm Meyer), mà dạng của nó là đường cong giảm liên tục, về sau phương trình này lấy tên Ông. Ngoài ra còn có khá nhiều tác giả khác đề xuất một số hàm toán học như: Loetsch (1973) dùng hàm Beta để nắn phân bố thực nghiệm. J.L.F Batista và H.T.Z. Docuto (1992) 21 , khi nghiên cứu 19 ô tiêu chuẩn với 60 loài cây của rừng nhiệt đới ở Maranhoo - Brazin đã dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố N/D. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 1.2.1.4. Phân bố số cây theo chiều cao (N/H) Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của cấu trúc rừng nhiệt đới là hiện tượng phân chia thành tầng. Phương pháp kinh điển được nhiều Nhà khoa học sử dụng là vẽ phẫu diện đồ. Qua đó sẽ nhận thấy sự phân bố, sắp xếp trong không gian của các loài cây điển hình là Richards (1952) 40. Để nghiên cứu sự phân tầng trong rừng mưa ở Guana, Davis và Richard đã dùng phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng, phương pháp này được đánh giá có giá trị nhất về mặt nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn sản xuất. Kết quả đã phân rừng hỗn giao nguyên sinh ở sông Moraballi tại Guana thành năm tầng với ba tầng cây gỗ (A, B, C), tầng cây bụi (D)và tầng mặt đất (E). Catinot. R (1965) 4cũng cho rằng rừng ẩm nhiệt đới có sự phân hóa mạnh, những tầng trong quần thụ rõ nét, cụ thể là có một tầng vượt tán với những cây có chiều cao trên 40 m và những tầng bên dưới. Tóm lại, mặc dù có các ý kiến trái ngược về sự phân tầng và phương pháp thể hiện tầng tán trong rừng mưa nhiệt đới, nhưng quan điểm có sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới được nhiều Nhà khoa học xác nhận. Có nhiều dạng hàm toán học khác nhau để mô tả phân số này, tùy thuộc vào điều kiện và kinh nghiệm mà các tác giả sử dụng các hàm toán học khác nhau. 1.2.1.5. Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao với đường kính thân cây Đây cũng là một trong những quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống các quy luật cấu trúc lâm phần. Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi cỡ kính cho trước luôn tăng theo tuổi, đó là kết quả tự nhiên của sự sinh trưởng. Trong một cỡ kính xác định, ở các cấp tuổi khác nhau sẽ có cây thuộc cấp sinh trưởng khác nhau. Cấp sinh trưởng càng giảm khi tuổi lâm phần tăng lên dẫn đến tỷ lệ H/D tăng theo tuổi. Từ đó đường cong quan hệ giữa H và D có thể bị thay đổi dạng và luôn dịch chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng lên. Tiurin.Đ.V (1927) 9 đã phát hiện hiện tượng này khi ông xác lập đường cong chiều cao các cấp tuổi khác nhau. Prodan.M (1965) 9 lại phát hiện độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên và Prodan.M (1944) khi nghiên cứu kiểu rừng “Plenterwal” đã kết luận đường cong chiều cao không bị thay đổi do vị trí của các cây ở một cỡ kính nhất định là như nhau. Curtis.R.O 9 đã mô phỏng quan hệ chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng phương trình: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 Log h = d + b1*1/d + b2*1/A + b3*1/d.A (1.1) Và đã nắn theo đường định kì 5 năm tương ứng với định kì kiểm kê tài nguyên ở rừng Lĩnh Sam, tại từng tuổi nhất định phương trình sẽ là: Log h = b0 + b1*1/d (1.2) Theo Curtis các dạng phương trình khác cho kết quả không khả quan bằng hai dạng nêu trên. Kennel.R kiến nghị một cách khác, mô phỏng sự biến đổi tương quan h/d theo tuổi là: Trước hết tìm một phương trình thích hợp cho lâm phần, sau đó xác lập mối liên hệ của các tham số phương trình theo tuổi. Hohenadl; Krenn; Michailoff; Naslund, M; Anoutchin, NP; Eckert, KH; Korsun, F; Levakovic, A; Meyer, H.A; Muller; V. Soest,J 21 đã đề nghị các phương trình dưới đây: h = a0 + a1d + a2d2 (1.3) h -1,3 = d2/(a + bd)2 (1.4) h = a.db ; logh = a + b.logd (1.5) h = a (1 - e-cd) (1.6) h = a + b.logd (1.7) h -1,3 = a. (d/(1+d))b (1.8) h -1,3 = a.e-b/d (1.9) log(h-1,3) = loga - b.((loge)/d) (1.10) h = a(blnd - cl(lnd)^2) (1.11) h = a0 + a1d + a2logd (1.12) h = a0 + a1d + a2d2 + a3d3 (1.13) Để biểu thị tương quan giữa chiều cao với đường kính có thể sử dụng nhiều dạng phương trình. Việc lựa chọn phương trình thích hợp nhất cho những đối tượng nào thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hai phương trình được sử dụng nhiều để biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Parabol và phương trình Logarit. 1.2.1.6. Nghiên cứu quan hệ giữa đường kính tán cây với đường kính ngang ngực Tán cây thể hiện sức sống, khả năng sinh trưởng, tăng trưởng của cây nên nó có quan hệ mật thiết đến sinh trưởng đường kính ngang ngực. Điều đó đã được các tác giả nghiên cứu và khẳng định như: Zieger, Itvessalo, Willingham 21 ,.... Mối liên hệ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 này được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất là dạng phương trình đường thẳng: Dt = a + b.D1.3 (1.14) 1.2.1.7. Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rừng tự nhiên có rất nhiều quan điểm Trong quần xã thực vật rừng sự phân tầng là một trong những đặc trưng nổi bật của rừng nhiệt đới là kết quả của chọn lọc tự nhiên mà ở đó có sự chung sống giữa loài cây ưa sáng và loài cây chịu bóng, giữa chúng là những loài thực vật trung tính. Do sự đa dạng, phức tạp trong cách thể hiện sự phân tầng thứ của rừng nên có nhiều ý kiến không đồng nhất trong việc phân chia, có tác giả cho rằng ở loại rừng này chỉ có một tầng cây gỗ. Ngược lại, có nhiều tác giả lại cho rằng rừng lá rộng thường xanh có từ 3 đến 5 tầng. Richards (1939) 26 phân chia rừng ở Nigieria thành 5 - 6 tầng. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu tầng thứ rừng tự nhiên đều nhắc đến sự phân tầng nhưng mới dừng lại ở mức nhận xét hoặc đưa ra những kết luận mang tính định tính. Việc phân chia các tầng theo chiều cao cũng mang tính chất cơ giới, chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. Rừng tự nhiên có tầng tán không phân biệt rõ ràng, nên việc phân chia tầng tán còn hạn chế: Đối với rừng mưa nhiệt đới nhiều tác giả chia 3 tầng: Tầng cây cao (tầng vượt tán), tầng tán chính, tầng dưới tán. Một số tác giả khác chia tầng tán rừng thành 5 tầng: Tầng trội, tầng chính, tầng dưới tán, tầng cây bụi và trảng cỏ (Walton, Myutt Smith 1955). Một nghiên cứu khác, Raunkiaer (1934) 9 đã đưa ra công thức xác định phổ dạng sống chuẩn được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của từng dạng sống so với tổng số cá thể trong một khu vực. 1.2.1.8. Cấu trúc tổ thành Richard P.W (1952) 16 , cho rằng trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi hecta luôn có hơn 40 loài cây gỗ, có trường hợp còn trên 100 loài. Nhiều loài cây gỗ lớn sinh trưởng hỗn giao với nhau theo tỷ lệ khá đồng đều, nhưng cũng có khi có một hoặc hai loài chiếm ưu thế. Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân cây, cành cây. “Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 Trong rừng ẩm nhiệt đới châu Phi, Catinot. R (1965) 4 thống kê tới vài trăm loài thực vật, còn trong tổ thành thực vật của rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á thường có một nhóm loài ưu thế chiếm đến 50% quần thụ (nhóm loài cây họ Dầu). 1.2.2. Nghiên cứu tái sinh rừng Các chuyên gia sinh thái học đã khẳng định rừng là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nhất. Thực vật rừng có sự biến động cả về số lượng và chất lượng khi yếu tố ngoại cảnh thay đổi, rừng và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì lý do đó cây rừng được con người quan sát, xem xét, nghiên cứu từ xa xưa và một trong những khía cạnh con người đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đó là phục hồi lại rừng thông qua tái sinh rừng. Trên thế giới việc nghiên cứu tái sinh rừng đã trải qua hàng trăm năm, nhưng riêng đối với rừng nhiệt đới vấn đề này mới chỉ được đề cập đến từ khoảng những năm 1930 trở lại đây. Do sự phát triển công nghiệp ở thế kỷ XIX, trong lâm nghiệp đã hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng nhân tạo có năng suất cao đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Nhưng sau những thất bại về tái sinh nhân tạo ở Đức và một số nước ở vùng nhiệt đới, nhiều nhà khoa học đã nêu khẩu hiệu “Hãy qua trở lại với tái sinh tự nhiên”. Đặc điểm tái sinh rừng được nhiều Nhà khoa học quan tâm đến là thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hay khác biệt với tổ thành tầng cây cao (Mibbread, 1930; Richards, 1933; Baur, 1964; Aubrerille, 1938) 20. Qua đó đã làm sáng tỏ thêm khái niệm về tái sinh rừng, góp phần tạo cơ sở khoa học cho nghiên cứu tái sinh rừng. Ở rừng nhiệt đới số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích khá lớn, tổ thành loài cây phức tạp, nên kinh doanh những loài cây đó rất khó có thể mang lại hiệu quả mong muốn. Trong thực tiễn lâm sinh người ta chỉ tập trung nghiên cứu những loài đáp ứng được mục đính kinh doanh và nhu cầu của thị trường. Vấn đề tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả của các phương thức sử lý lâm sinh đến tái sinh rừng của các loài cây mục đích trong các kiểu rừng. Qua đó các Nhà Lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh, công trình của Kennedy (1935), Lancaster (1953) Taylor (1854), Jones (1960), Foggie (1960), Rosevear (1974) ở Nigiêria và Gana, Schultz (1960) ở Xurinam với phương thứ chặt dần tái sinh dưới tán rừng, Brooks (1941), Ayoliffe (1952) với phương thức chặt dần nhiệt đới (T.S.S) ở Trinidat. Griffith (1947), Barnerji (1959) với phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2