Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố Hải Phòng và biện pháp phòng trị
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là nghiên cứu bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng thỏ ở các huyện, quận của thành phố Hải Phòng có hiệu quả cao, từ đó xây dựng quy trình phòng trị bệnh cầu trùng cho thỏ. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố Hải Phòng và biện pháp phòng trị
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------- TRƢƠNG THỊ TÍNH “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH CẦU TRÙNG ĐƢỜNG TIÊU HÓA THỎ Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60 62 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Minh Thái Nguyên, 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong bài luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên ngày 20 tháng 10 năm 1011 Tác giả Trƣơng Thị Tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn TS. Lê Minh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ to lớn về cơ sở vật chất của khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình cán bộ trạm thú y và nhân dân của các huyện Thuỷ Nguyên, Tiên Lãng, Kiến Thuỵ, Vĩnh Bảo…TP. Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng nhận được sự quan tâm, động viên sâu sắc của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 Tác giả Trương Thị Tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ tại một số địa phương của thành phố Hải Phòng .................................................................... 55 Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo lứa tuổi...................... 59 Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo mùa vụ ...................... 62 Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y .................................................................................................... 64 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ bình thường và thỏ bị tiêu chảy ............................................................................................... 66 Bảng 3.6. Các loài cầu trùng ký sinh ở thỏ tại thành phố Hải Phòng ........ 68 Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm từng loài cầu trùng đã được phát hiện tại thành phố Hải Phòng ............................................................................................ 70 Bảng 3.9. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng nuôi thỏ ..................... 74 Bảng 3.10. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở mẫu đất khu vực xung quanh chuồng và lồng nuôi thỏ ...................................................................... 75 Bảng 3.11. Thời gian Oocyst phát triển thành Oocyst có sức bệnh trong phân thỏ ............................................................................................... 77 Bảng 3.12. Thời gian sống của Oocyst cầu trùng thỏ có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh................................................................................ 79 Bảng 3.13. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của thỏ nhiễm cầu trùng ......... 81 Bảng 3.14. Tỷ lệ thỏ có bệnh tích do cầu trùng gây ra .................................... 83 Bảng 3.14. Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ ...................... 85 Bảng 3.15. Hiệu lực của thuốc trị cầu trùng cho thỏ trên diện rộng ................ 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Cầu trùng giống eimeria ký sinh ở thỏ ................................................... 3 1.1.1. Thành phần loài cầu trùng thỏ ...................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm, hình thái, kích thước các loài cầu trùng thỏ đã được nghiên cứu ............................................................................................................................. 4 1.1.3. Cấu trúc của Oocyst cầu trùng .................................................................... 8 1.1.4. Vòng đời phát triển của cầu trùng thỏ ....................................................... 10 1.1.5. Cơ chế sinh bệnh ......................................................................................... 13 1.1.6. Tính chuyên biệt của cầu trùng .................................................................. 15 1.1.6. Tính chuyên biệt của cầu trùng .................................................................. 16 1.1.7. Dịch tễ học bệnh cầu trùng ......................................................................... 18 1.1.7.1. Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến sức sống của Oocyst cầu trùng ....... 18 1.1.8. Miễn dịch học trong bệnh cầu trùng .......................................................... 23 1.2. Bệnh cầu trùng ở thỏ ............................................................................ 29 1.2.1. Những thiệt hại kinh tế do cầu trùng gây ra .............................................. 29 1.2.2. Dịch tễ học của bệnh cầu trùng thỏ............................................................ 30 1.2.3. Đường truyền lây ......................................................................................... 32 1.2.4. Cơ chế sinh bệnh của cầu trùng thỏ ........................................................... 32 1.2.5. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh cầu trùng thỏ .................................... 34 1.2.6. Chẩn đoán bệnh cầu trùng .......................................................................... 36 1.2.7. Phòng và điều trị bệnh cầu trùng thỏ ......................................................... 37 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................... 40 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài........................................................... 41 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................................42 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ......................................................... 42 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................ 42 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 43 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng thỏ ở một số huyện của thành phố Hải Phòng ............................................................................................. 43 2.3.2. Xác định thành phần loài cầu trùng ký sinh ở thỏ của thành phố Hải Phòng....................................................................................................................... 43 2.3.3. Nghiên cứu Oocyst cầu trùng thỏ ở ngoại cảnh ...................................... 43 2.3.4. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh cầu trùng thỏ ..................................... 43 2.3.5. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho thỏ......................... 43 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 44 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................... 44 2.4.2.6. Phương pháp xác định hiệu lực thuốc điều trị cầu trùng cho thỏ........ 52 2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 53 2.5.1. Đối với các tính trạng định tính như: tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm Oocyst cầu trùng, hiệu lực của thuốc.... được tính theo công thức ................... 53 2.5.2. Đối với các tính trạng định lượng như: số lượng Oocyst ... cầu trùng được tính theo công thức ....................................................................................... 54 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................55 3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ .............. 55 3.1.1. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ nuôi tại một số địa phương thuộc thành phố Hải Phòng..................................................................... 55 3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ .............................. 59 3.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ ..................................... 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y .... 63 3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo trạng thái phân............... 66 3.2. Xác định loài cầu trùng ký sinh ở thỏ tại thành phố hải phòng ........... 67 3.2.1. Xác định thành phần loài cầu trùng ký sinh ở thỏ của thành phố Hải Phòng .............................................................................................................. 67 3.2.2. Xác địnhtỷ lệ nhiễm theo loài cầu trùng ở thỏ .......................................... 70 3.3. Nghiên cứu sự ô nhiễm oocyst cầu trùng thỏ ở ngoại cảnh ................. 71 3.3.1. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi thỏ ................................... 71 3.3.1. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng nuôi thỏ .............................. 73 3.3.3. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở mẫu đất khu vực xung quanh chuồng và lồng nuôi thỏ ........................................................................................................... 75 3.3.4. Thời gian Oocyst cầu trùng phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh ........................................................................................ 77 3.3.4.Thời gian sống của Oocyst cầu trùng thỏ có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh ............................................................................................................... 78 3.4. Tỷ lệ thỏ có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh cầu trùng .... 81 3.4.1. Tỷ lệ thỏ có biểu hiện lâm sàng trong số thỏ nhiễm cầu trùng ............... 81 3.4.2. Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng....................................................... 82 3.4.3. Biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng cho thỏ ............................................ 84 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thỏ là loài động vật cung cấp nhiều nguồn sản phẩm hàng hoá có giá trị. Thịt thỏ là loại thực phẩm dễ tiêu hoá, thơm ngon, có hàm lượng protein cao (21,5%), mỡ thấp (6,5 - 7,7%), lại có tác dụng điều dưỡng một số bệnh cho con người. Lông, da thỏ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu như mũ, áo len, đồ trang sức và mỹ nghệ, ngoài ra thỏ còn là động vật được sử dụng nhiều trong thí nghiệm (Nguyễn Quang Sức, (1994) [28]. Chăn nuôi thỏ có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng. - Thỏ mắn đẻ, lại không tranh chấp lương thực với người, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất ra những mặt hàng quý giá. - Nuôi thỏ không cần nhiều vốn đầu tư, có thể sử dụng được nguồn nhiên liệu sẵn có ở địa phương, tạo thêm việc làm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân…Nuôi thỏ không những góp phần cải thiện bữa ăn mà còn có thể giúp người nông dân thoát nghèo. Song song với những ưu điểm đó thì những bệnh tật ở thỏ cũng gây thiệt hại đáng kể, trong đó cầu trùng là một bệnh phổ biến nhất. Bệnh do đơn bào giống Eimeria gây nên, các triệu chứng điển hình của bệnh là giảm ăn, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, viêm mũi, viêm mí mắt, thiếu máu (Lê Văn Năm, 2006 [24]). Đánh giá về tác hại của bệnh, Johan và cs (1988) [53] cho biết: “Bệnh có thể làm thỏ hấp thụ thức ăn kém hơn 7 - 8% và tăng trọng thấp hơn 40 - 350g trong suốt thời gian vỗ béo, cuối cùng làm thỏ chết”. Bệnh cầu trùng thỏ có thể phát sinh thành những ổ dịch lớn có tính chất hủy diệt gây ra những thiệt hại to Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, tỷ lệ chết lên tới 70 - 100% (Phạm Sỹ Lăng, 2006) [16]. Những năm gần đây, nghề chăn nuôi thỏ ở Hải Phòng khá phát triển. Trong khi đó việc nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng thỏ và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy ở thỏ tại Hải Phòng chưa được chú ý, vì vậy cũng chưa có biện pháp phòng trị cầu trùng cho thỏ. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tế chăn nuôi thỏ ở thành phố Hải phòng chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố Hải Phòng và biện pháp phòng trị”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng thỏ ở các huyện, quận của thành phố Hải Phòng có hiệu quả cao, từ đó xây dựng quy trình phòng trị bệnh cầu trùng cho thỏ. 3. Ý nghĩa khoa học * Ý nghĩa khoa học Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về bệnh cầu trùng thỏ ở thành phố Hải Phòng. * Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Xây dựng được quy trình phòng trị bệnh cho thỏ có hiệu quả. Từ đó, góp phần hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi thỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Cầu trùng là động vật đơn bào có hình tròn, hình trứng, hình bầu dục (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng). Cầu trùng ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu mô ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm và cả ở người. Phân loại cầu trùng ở gia súc, gia cầm chủ yếu dựa vào đặc điểm về hình thái, kích thước, màu sắc, vị trí kýsinh, thời gian sinh bào tử [75]. 1.1. Cầu trùng giống eimeria ký sinh ở thỏ 1.1.1. Thành phần loài cầu trùng thỏ Theo Kolapxki N. A., Paskin P. I. (1980) [39], vị trí của cầu trùng trong hệ thống động vật nguyên sinh như sau: Ngành Protozoa Lớp Sporozoa Lớp phụ Coccidiomorpha Bộ Coccidia Họ Eimeridae Giống Eimeria Loài Eimeria stiedae (Lindemann, 1864) Eimeria perforans (Leuckart, 1879) Eimeria media (Kessel, 1929) Eimeria magna (Perard, 1925) Eimeria irresidua (Kessel và Jankiewicz, 1931) Eimeria coecicola (Cheissin, 1947) Eimeria intestinalis (Kheisin, 1948) Eimeria exigua (Yakimoff, 1934) Giống Isospora Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện được 25 loài Eimeria ký sinh và gây bệnh cho thỏ. Theo Toula F. H. và cs (1998) [68], tỷ lệ các loài cầu trùng gây bệnh cho thỏ như sau: E. perforans (65%), E. magna (45%), E. stiedae (25%), E. exigua (20%) và E. piriformis (10%). Có 90% thỏ bị nhiễm 2 hoặc 3 loài cầu trùng. Grés V. và cs (2003) [49] đã kiểm tra 254 thỏ hoang tại Pháp phát hiện thấy 10 loài cầu trùng ký sinh là: E. perforans, E. flavescens, E. pirifomis, E. exigua, E. media, E. magna, E. coecicola, E. stiedae, E. roobroucki, E. intestinalis. Ở Brazil, De Almeida A. J. và cs (2006) [41] cho biết, có 10 loài cầu trùng ký sinh ở thỏ giống thịt là E. perforans, E. magna, E. coecicola, E. irresidua, E. media, E. flavescens, E. nagpurensis, E. intestinalis, E. exigua và E. stiedae và tỷ lệ nhiễm chung là 81,82%. Theo Lê Văn Năm (2006) [24], có ít nhất 5 loài cầu trùng ký sinh và gây bệnh cho thỏ là: E. perforans, E. media, E. magna, E. stiedae, E. irresidua. Nguyễn Hữu Hưng và cs (2008) [11] đã xác định có 5 loài cầu trùng ký sinh trên thỏ nuôi tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng là: E. perforans, E. media, E. magna, E. stiedae, E. irresidua. 1.1.2. Đặc điểm, hình thái, kích thước các loài cầu trùng thỏ đã được nghiên cứu Eimeria stiedae (Lindemann, 1864; Kisskalf và Hartmann, 1907) Các nang trứng hình bầu dục hay hình elip mầu vàng nâu, vỏ nang trứng trơn nhẵn, có lỗ noãn ở phần hẹp của nang trứng. Sau giai đoạn sinh sản bào tử trong nang trứng và trong bào tử có những thể cặn. Kích thước nang trứng 31- 42 x 17 - 25µm, trung bình là 37 x 20 µm. Sinh bào tử kéo dài tối đa là 3 - 4 ngày. Chu kỳ nội sinh tiến triển trong biểu bì ống dẫn mật Eimeria perforans (Leuckart, 1879; Sluiter và Swllengrebel, 1912) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 Nang trứng có dạng elip hay tròn. Lỗ noãn trông rõ ở những nang trứng lớn, còn nang trứng bé thì không rõ. Vỏ nang trứng không mầu, kích thước 15 - 30 x 11 - 20 µm. Loài cầu trùng này thường hay gặp nhất trong ruột thỏ. Sau thời kỳ sinh bào tử các thể cặn hình thành trong nang trứng và trong bào tử. Thời gian sinh bào tử 24 - 48 giờ. Eimeria media (Kessel, 1929) Nang trứng hình bầu dục, có thể có dạng elip. Lỗ noãn trông rất rõ có thể thấy bề dầy lớp vỏ ngoài. Vỏ nang trứng mầu vàng sáng hay nâu vàng, kích thước 19 - 37 x 13 - 22 µm. Sau thời kỳ sinh bào tử, các thể cặn hình thành trong nang trứng và trong bào tử. Thời gian sinh bào tử là 2 - 3 ngày. Cầu trùng phát triển nội sinh trong tá tràng và phần trên ruột non. Eimeria magna (Perard, 1925) Nang trứng hình bầu dục, lỗ noãn trông rất rõ, trong lỗ noãn thấy được vỏ ngoài đầy. Vỏ nang trứng mầu vàng da cam hay nâu. Sau thời kỳ sinh bào tử có thể cặn trong nang trứng và bào tử. Kích thước nang trứng 27 - 41 x 17 - 29 µm. Thời gian sinh sản bào tử từ 3 - 5 ngày. Phát triển nội sinh ở phần giữa và phần dưới ruột non. Đôi khi các bào tử loài này còn thấy trong manh tràng và trực tràng. Eimeria irresidua (Kessel và Jankiewicz, 1931) Các nang trứng hình elip hay bầu dục, phần cuối nang trứng mở rộng ở đó có lỗ noãn. Nang trứng mầu nâu sáng hay nâu tối. Kích thước 35 - 42 x 19 - 28 µm, trung bình là 38 x 23 µm. Sau thời kỳ sinh sản bào tử chỉ trong bào tử có thể cặn, thời gian sinh bào tử là 3 - 4 ngày. Chu kỳ phát triển nội sinh ở phần giữa ruột non. Eimeria piriformis (Kotlan và Pospesch, 1934) Nang trứng hình quả trứng hay hình quả lê, mầu nâu vàng. Ở phần hẹp của nang trứng có lỗ noãn trông rất rõ. Kích thước nang trứng 26 - 33 x 15 - 21 µm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 trung bình là 29 - 32 x 18 - 19 µm. Chỉ có thể cặn trong bào tử sau khi sinh bào tử. Phát triển nội sinh trong ruột già, chủ yếu là những khe biểu bì. Thời gian sinh bào tử 2 - 6 ngày. Eimeria coecicola (Cheissin, 1947) Trong một thời gian dài người ta coi cầu trùng này như loài Eimeria magna hay Eimeria media, sau những nghiên cứu của Khâyxin E. M. (1967) cho thấy các nang trứng của Eimeria coecicola khác với hai loài kể trên về mặt hình thái và sinh vật học. Nó có hình trụ hay hình bầu dục. Lỗ noãn trông rất rõ. Nang trứng mầu vàng sáng hay nâu sáng. Kích thước 25,3 - 39,9 x 14,6 - 21,3 µm, trung bình là 33,1 - 35,5 x 16,9 - 19,6 µm. Hình thành thể cặn trong bào tử và nang trứng sau thời kỳ sinh sản bào tử. Thời gian sinh bào tử gần 3 ngày. Cầu trùng phát triển nội sinh ở phần dưới ruột non. Các giao tử cầu trùng này có thể gặp cả trong manh tràng. Eimeria intestinalis (Kheisin, 1948) Loài cầu trùng này trước đây người ta coi như Eimeria pirifomis, sau đó Khâyxin E. M. (1967) phân nó thành một loài độc lập. Nang trứng Eimeria intestinalis có dạng quả lê hay quả trứng, lỗ noãn trông rất rõ, xung quanh có màng dầy, mềm. Vỏ nang trứng mầu nâu sáng hay vàng sáng. Kích thước 21 - 36 x 15 - 21 µm, trung bình 27 - 32 x 17 - 20 µm. Thời gian sinh bào tử từ 1 - 6 ngày, sau thời kỳ sinh sản bào tử cầu trùng sinh sản nội sinh trong biểu bì nhung mao, các khe ở phần dưới ruột non và ruột già. Eimeria exigua (Yakimoff, 1934) Nang trứng có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Vỏ nang trứng màu vàng nhạt hoặc không mầu. Kích thước 12 - 21 x 10 - 18 µm. Thời gian hình thành bào tử là 36 - 48 giờ. Sau thời kỳ sinh sản bào tử, cầu trùng sinh sản nội sinh trong biểu bì ruột non Eimeria flavescens (Marotel and Guilhon, 1941) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 Loài này gây bệnh rất nặng cho thỏ. Ký sinh ở đoạn ruột non, manh tràng và kết tràng. Oocyst có hình trứng, kích thước 25 - 37 x 14 - 24 µm với hai lớp vỏ. Lớp ngoài nhẵn mầu vàng dầy 1,4 µm. Lớp trong sậm mầu dầy 0,4 µm với Micropyle nhô lên ở đầu rộng. Không có hạt cực hay thể cặn. Sporocyst có hình trứng dài 13 - 17 x 7 - 10 µm nằm dài từ đầu đến cuối của Sporocyst. Thời gian hình thành bào tử ít hơn38 giờ. Hình 1.1. Hình thái các Oocyst gây bệnh cầu trùng thỏ (Sophia Renaux, 2001) [71] Hình 1.2. Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng trên thỏ (Sophia Renaux, 2001) [71] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 1.1.3. Cấu trúc của Oocyst cầu trùng Oocyst cầu trùng có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình gần tròn, hình trứng, hình bầu dục,… kích thước cũng khác nhau thay đổi tùy theo loài. Tuy nhiên, phần lớn Oocyst cầu trùng có đặc điểm cấu tạo như sau: Oocyst màu vàng sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Vỏ ngoài của Oocyst thường nhẵn, cũng có loài xù xì (E. spinosa). Vỏ chia làm hai lớp vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng. Vỏ ngoài và vỏ trong có thể tách rời nhau bằng cách làm nóng Oocyst ở trong nước hoặc xử lý bằng axit H2SO4 hoặc bằng cách làm nóng Oocyst trong nước. Về mặt cấu tạo hóa học: vỏ ngoài là lớp quinonon protein, vỏ trong là lớp lipit kết hợp với protein để tạo nên khúc xạ kép (lipoprotein). Nghiên cứu về bản chất hóa học của thành Oocyst, Ryley J, F. và cs (1976) [65] cho biết: lớp ngoài của vỏ Oocyst chiếm 20%, có chứa carbohydrat và một protein đặc trưng. Nyberg và Knapp (1976) khi quan sát trên kính hiển vi điện tử thấy lớp ngoài của vỏ Oocyst có thể bị khử bằng dung dịch sodium hypochlorid 2 – 3% trong 15 phút. Stotish R.L., Wang C. C (1978) [67] khi nghiên cứu về bản chất hóa học của màng Oocyst bằng cách sử dụng Sodium hypochlorid 5% cho biết: Sodium hypochlorid 5% không tác động được đến màng Oocyst còn nguyên vẹn mà chủ yếu tác động đến Micropyle. Lớp trong của vỏ Oocyst chiếm 80% gồm: một lớp glycoprotein dày 90 µm, được bao bọc bởi một lớp lipit dày 10 µm. Lớp lipit chủ yếu là phospho lipit, chính lớp này bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hóa học. Một số loài cầu trùng ở phía đầu nhỏ của Oocyst có một cái “nắp” khúc xạ được gọi là Micropyle (lỗ noãn). Micropyle là vị trí có khe hở của màng bao quanh Macrogamete khi thụ tinh. Sau khi thụ tinh thì khe hở đóng lại và vì vậy nhiều loài cầu trùng không thấy Micropyle nữa (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [14]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 Goodrich H. P. (1994) [48] khi nghiên cứu cấu trúc vỏ Oocyst cho rằng, lớp ngoài là vỏ bọc liên tục kể cả khi có Micropyle và sau khi thụ tinh Micropyle đóng lại và nó không bao giờ mở ra, và đây không phải là con đường mà Sporozoite thoát ra khỏi Oocyst. Ryley J.F. và cs (1976) [65] đưa ra giả định về hiện tượng Sporozoite thoát khỏi Oocyst như sau: nhờ tác động hoạt hóa của CO2 nên Sporozoite đã hoạt động và chui ra khỏi Sporocyst. Men Trypsin và mật cũng là những yếu tố kích thích cho Sporozoite được “nở” ra. CO2 còn làm biến đổi thành vách Oocyst để giúp cho Trypsin và mật thấm vào làm tiểu thể Stieda và Sporozoite hoạt động, CO2 chỉ có tác động này trong điều kiện nhiệt độ của cơ thể. Ngoài ra, tác động cơ học cũng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho Trypsin và mật thấm qua vỏ Oocyst. Như vậy, tuy vỏ Oocyst có tác dụng đề kháng với một số hoát chất nhưng lại nhạy cảm với tác động cơ học. Đó là lý do tại sao gần đây trong thí nghiệm người ta thường phải dùng đến các hạt bi thủy tinh và máy lắc để phá vỏ Oocyst giải phóng Sporocyst Cấu tạo Oocyst giống Eimeria gây bệnh 1. Nắp Oocyst (Micropyle cap) 2. Lỗ Oocyst ( Micropyle) 3. Hạt cực (Polar granule) 4. Thể Stieda (Stieda Body) 5. Hạt triết quang nhỏ trong Sporozoite 6. Hạt triết quang lớn trong Sporozoite 7. Bào tử trùng (Sporocyst) 8. Thể cặn Sporocyst (Sporocyst residuum) 9. ThÓ cÆn Oocyst 10. Lớp vỏ trong 11. Lớp vỏ ngoài Hình 1.2. Cấu tạo noãn nang Oocyst Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 1.1.4. Vòng đời phát triển của cầu trùng thỏ Vòng đời của cầu trùng thỏ không cần ký chủ trung gian, vòng đời của cầu trùng được tính từ khi thỏ nuốt phải noãn nang có sức gây bệnh, qua quá trình sinh trưởng, phát triển trong và ngoài cơ thể cho đến khi chúng tạo ra những noãn nang có sức gây bệnh. Sự lưu truyền rộng khắp của cầu trùng trên hành tinh của chúng ta là nhờ vào cấu trúc và vòng đời phức tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên (Lê Văn Năm, 2006) [24]. Chu trình phát triển sinh học của các loài cầu trùng thỏ giống như ở các loài động vật khác. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], vòng đời giống Eimeria phức tạp và đã được tập trung nghiên cứu nhiều, nó đặc trưng bằng 3 giai đoạn phát triển. 2 3 1 Hình 1.3. Vòng đời Eimeria ở thỏ 1. Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogony) 2. Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony) 3. Giai đoạn sinh bào tử (Sporogony) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 Vòng đời cầu trùng gồm: thời kỳ nội sinh và thời kỳ ngoại sinh. Thời kỳ nội sinh (hay còn gọi là nội sinh sản): Thời kỳ này diễn ra trong cơ thể ký chủ bao gồm 2 giai đoạn: sinh sản vô tính (Schizogony) và giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony). Thời kỳ ngoại sinh (tiến hành ngoài cơ thể) là giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony). * Giai đoạn sinh sản vô tính Schizogony: Lê Văn Năm (2006) [24] cho biết, sau khi thỏ ăn, uống phải Oocyst có sức gây bệnh, dưới tác động của dịch dạ dày, ruột, dịch mật, vỏ cứng của Oocyst bị phá vỡ và giải phóng ra 4 bào tử cầu trùng (Sporozoite). 4 bào tử được giải phóng ra, lập tức chui vào các tế bào biểu bì ruột để ký sinh. Trong mỗi bào tử đã hình thành 2 thể bào tử, chúng lớn lên rất nhanh, có hình bầu dục, hình tròn và biến thành thể phân lập (Schizont). Nhân của mỗi thể phân lập tự chia đôi nhiều lần để tạo thành các tế bào nhiều nhân và được gọi là thể phân lập thế hệ 1 (Schizont 1). Ở thể phân lập thế hệ 1, xung quanh mỗi nhân, nguyên sinh chất xuất hiện và bao quanh để hình thành dạng ký sinh trùng nhỏ hình bầu dục. Lúc này chúng được gọi là thể phân lập trung gian (Merozoite). Thể phân lập trung gian phát triển làm phá vỡ tế bào biểu bì ruột nơi chúng cư trú và giải phóng ra nhiều Merozoite trưởng thành. Các Merozoite lập tức xâm nhập ngay vào tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển trở thành thể phân lập thế hệ mới gọi là Schizont 2. Quá trình sinh sản vô tính như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo ra thể phân lập thế hệ 3, 4, 5… Mỗi chủng cầu trùng khác nhau có giai đoạn sinh sản vô tính khác nhau, để hình thành nên các thể phân lập và số thế hệ thể phân lập tuỳ theo loài. Sau khi kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính, chúng chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính. * Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony): Giai đoạn sinh sản hữu tính bắt đầu phát triển từ thể phân lập thế hệ cuối cùng của cầu trùng. Từ thể phân lập thế hệ cuối cùng, chúng phân chia thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 các thể phân đoạn và xâm nhập vào các tế bào biểu bì ký chủ, biến thành các thể sinh dưỡng. Các thể sinh dưỡng này lại tiếp tục phát triển tạo nên các giao tử đực (Microgametogony) và giao tử cái (Macrogametogony). Sau đó các tế bào giao tử cái biến thành những tế bào sinh dục cái lớn, ít hoạt động và có lỗ noãn. Giao tử đực nhỏ hơn và nhân của nó cũng nhỏ hơn, chúng chuyển động nhanh nhờ 2 lông roi. Qua lỗ noãn (Micropyle) của giao tử cái, giao tử đực chui vào và thực hiện quá trình thụ tinh tạo ra hợp tử. Hợp tử được bao bọc bởi một lớp màng bọc gọi là noãn nang (Oocyst) chúng có hình bầu dục, hình tròn, hình quả trứng, hình quả lê hoặc hình elip (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng). Đến đây, các Oocyst rơi vào lòng ruột và kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính. Màng vỏ bọc của Oocyst cầu trùng gồm 2 lớp, còn nguyên sinh chất ở dạng hạt. Đôi khi ở một số loài cầu trùng riêng biệt, một trong 2 cực của nang trứng có cả nắp trứng, lỗ noãn, điểm sáng hay hạt cực. Như vậy, tuỳ loài cầu trùng mà hình dạng và kích thước nang trứng khác nhau, có hay không có nắp trứng, lỗ noãn, điểm sáng (hạt cực), cũng như khi sinh sản bào tử (hình thành bào tử hay túi bào tử), có hay không có thể cặn trong nang trứng hay trong bào tử (Kolapxki N. A., Paskin P. I., 1980) [38]. Sau khi noãn nang rơi vào lòng ruột và được thải ra ngoài cùng phân, chúng bắt đầu giai đoạn phát triển mới ở ngoài môi trường (giai đoạn ngoại sinh sản). Theo Bhurtei J. E. (1995) [45], có từ 70 - 80% Oocyst thải ra vào ban ngày, tập trung khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều, mặc dù lúc này chỉ có 25% lượng phân thải ra. Trong điều kiện môi trường bên ngoài cơ thể khắc nghiệt hoàn toàn khác với môi trường bên trong cơ thể ký chủ, các noãn nang muốn tiếp tục duy trì được sự sống buộc phải thích nghi với điều kiện mới của nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, không khí… luôn thay đổi. Nang trứng tự bảo vệ bằng cách nhanh chóng tạo vỏ cứng dầy, gồm một đến hai lớp với màu sắc khác nhau phụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 thuộc vào loài cầu trùng. Tiếp theo, Oocyst hình thành 4 nguyên bào tử (Sporoblast), hình bầu dục, xung quanh nguyên bào tử được bọc một màng mỏng và trở thành túi bào tử. Trong mỗi túi bào tử, nhân lại chia đôi về hai phía được ngăn cách bởi một màng mỏng và hình thành thể bào tử, hình lưỡi liềm gọi là bào tử con (Sporozoit) Như vậy, trong quá trình sinh sản bào tử, đối với cầu trùng thuộc giống Eimeria, từ một nang trứng (Oocyst) hình thành 4 túi bào tử, trong mỗi túi bào tử lại chứa hai thể bào tử (Sporoblast). Tất cả 8 thể bào tử được bao bọc xung quanh bởi một vỏ cứng dày gồm 2 lớp gọi là bào tử nang (Sporocyst), kết thúc giai đoạn 3 của quá trình phát triển cầu trùng. Chỉ có các Oocyst hoặc sau khi trở thành Sporocyst mới có khả năng gây bệnh và truyền bệnh từ gia súc này sang gia súc khác. 1.1.5. Cơ chế sinh bệnh Cầu trùng (bộ Coccidia, họ Eimeridae) là những bào tử trùng có hình trứng hay hình cầu, giữa nguyên sinh chất có một nhân tương đối to; thông thường ký sinh ở các tế bào biểu bì của súc vật. Sự tiến triển của cầu trùng gồm hai phương thức sinh sản: Một là vô tính, hai là hữu tính. Phương thức sinh sản vô tính hay liệt thực sinh thực (Schizogony) thực hiện theo cách sau: Cầu trùng non lớn dần trong tế bào biểu bì, cuối cùng tế bào này mất đi; khi đã thành thục nhân của cầu trùng trở thành một số các nhân khác, nhiều dần thêm, xung quanh nhân bọc một khối nguyên sinh chất và chẳng bao lâu những thể nhỏ và dài có nhân được giải phóng ra. Đó là những liệt thực thể (merozoit) sẽ tấn công các tế bào biểu bì mới, và như thế phân tán ký sinh trong cơ thể ký chủ. Phương thức sinh sản liệt thực này có thể nhắc lại rất nhiều lần. Phương thức sinh sản hữu tính hay bào tử sinh thực (sporogony) hình như xuất hiện khi khả năng sinh sản bằng liệt thực sinh thực đã cạn; nó cho phép ký sinh trùng được truyền bá ngoài cơ thể ký chủ của nó một số cầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn