Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng phát triển cao su tiểu điền tại địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu những rủi ro và các giải pháp thích ứng với rủi ro trong phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HƯƠNG LIÊN NGHIÊN CỨU NHỮNG RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60.62.01.16 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VIẾT TUÂN HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nào trước đây. Huế, ngày 22 tháng 6 năm 2015 Học viên Nguyễn Hương Liên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo ở trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Viết Tuân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các phòng, ban thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bố Trạch, các cán bộ UBND thị trấn Nông trường Việt Trung, cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Mặc dù cũng đã có nhiều cố gắng, song do trình độ kiến thức và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, đồng nghiệp và những bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Huế, ngày 22 tháng 6 năm 2015 Học viên Nguyễn Hương Liên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CSTĐ Cao su tiểu điền ĐVT Đơn vị tính NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PTBV Phát triển bền vững PTNT Phát triển nông thôn TBKT Tiến bộ kỹ thuật TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTNT Thị trấn Nông trường UBND Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.........................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................4 1.1. Một số khái niệm ......................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm về rủi ro và phân loại rủi ro .................................................................4 1.1.2. Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất .......................................................................5 1.1.3. Khái niệm và nội dung về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững .................................................................................................................................5 1.1.4. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành, phát triển mô hình cao su tiểu điền ........................................................................................................................... 6 1.2. Đặc điểm, vai trò của cây cao su trong phát triển kinh tế - xã hội ........................... 7 1.2.1. Đặc điểm của cây cao su tiểu điền.........................................................................7 1.2.2. Vai trò và giá trị kinh tế của cây cao su ............................................................... 8 1.2.3. Phát triển cây cao su đại điền và cây cao su tiểu điền ...........................................9 1.2.4. Ý nghĩa của việc phát triển cây cao su tiểu điền .................................................10 1.3. Một số nghiên cứu về rủi ro trong sản xuất cao su ................................................11 1.3.1. Tác động của thiên tai đến cao su tiểu điền tại Quảng Trị ..................................11 1.3.2. Tác động của thiên tai đến cao su tiểu điền tại một số địa phương khác ............11 1.3.3. Rủi ro về thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.................................................12 1.4. Tình hình phát triển cây cao su ở Việt Nam và diễn biến giá mủ cao su ...............13 1.4.1. Tình hình phát triển cao su ở Việt Nam .............................................................. 13 1.4.2. Tình hình biến động sản lượng cao su trên thế giới ............................................15 1.4.3. Diện tích cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình....................................................15 1.4.4. Hình thức tổ chức, quản lý sản xuất cao su ở Quảng Bình .................................17 1.4.5. Tình hình phát triển mô hình CSTĐ ở Quảng Bình ............................................19 1.4.6. Đặc điểm đất trồng cao su tiểu điền ở Quảng Bình .............................................21 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.4.7. Quy mô phát triển cao su tiểu điền tại tỉnh Quảng Bình .....................................21 1.4.8. Một số giống cao su đang sử dụng ......................................................................22 1.4.9. Định hướng quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Quảng Bình........................... 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 25 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 25 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 26 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu ......................................................................................... 26 2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu .............................................................. 26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................28 3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu ...................................28 3.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Bố Trạch.....................................28 3.1.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội thị trấn Nông trường Việt Trung .................37 3.2. Thực trạng sản xuất cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ............................................................................................................................... 46 3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su qua các năm của huyện Bố Trạch ..........46 3.2.2. Tình hình phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn thị trấn NT Việt Trung ..........48 3.2.3. Tình hình phát triển cao su tiểu điền tại các hộ điều tra ......................................49 3.3. Phân tích các rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền của nông hộ ........................... 61 3.3.1. Các loại rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền của nông hộ ................................ 61 3.3.1. Rủi ro về thị trường ............................................................................................. 62 3.3.2. Rủi ro về thiên tai ................................................................................................ 65 3.3.3. Rủi ro về sâu bệnh hại ......................................................................................... 69 3.3.4. Rủi ro về địa hình ................................................................................................ 72 3.3.5. Rủi ro về tổ chức quản lý sản xuất ......................................................................73 3.4. Một số giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch .......................................................................................................................................75 3.4.1. Một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất cao su tiểu điền .................75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.4.2. Các giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền ở địa bàn nghiên cứu ..........77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 86 KẾT LUẬN ...................................................................................................................86 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 88 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất mủ cao su của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2014 ....................................................................................................................... 14 Bảng 1.2: Tổng hợp diện tích cao su toàn tỉnh theo đơn vị quản lý đến năm 2014 ......16 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng CSTĐ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2014 .......................................................................................................................................19 Bảng 1.4. Đặc điểm đất trồng cao su tiểu điền ở Quảng Bình ......................................21 Bảng 1.5. Quy mô phát triển, thâm canh cao su nông hộ tại Quảng Bình ....................21 Bảng 1.6: Cơ cấu giống cao su trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ............................. 22 Bảng 3.1. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối trung bình ....................................................... 30 Bảng 3.2. Một số yếu tố khi hậu khác ...........................................................................31 Bảng 3.3: Phân loại đất huyện Bố Trạch .......................................................................33 Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009 – 2014 .......................................35 Bảng 3.5: Diễn biến cơ cấu kinh tế các năm giai đoạn 2009 -2014 .............................. 35 Bảng 3.6. Dân số, diện tích, mật độ dân số Bố Trạch năm 2014 .................................36 Bảng 3.7: Hộ nông thôn, nông nghiệp của Bố Trạch theo ngành sản xuất chính ........37 Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu xã hội chính của thị trấn Nông trường Việt Trung ..............40 Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất tại TTNT Việt Trung năm 2013 .............................. 41 Bảng 3.10. Diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày của TTNT Việt Trung ............42 Bảng 3.11. Tình hình chăn nuôi của TTNT Việt Trung từ năm 2012 đến 2014 ...........43 Bảng 3.12. Diện tích trồng cao su tiểu điền qua các năm của huyện Bố Trạch ............46 Bảng 3.13. Diện tích cao su tiểu điền theo đơn vị xã đến năm 2014 ............................ 47 Bảng 3.14. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su huyện Bố Trạch qua các năm ....48 Bảng 3.15. Đặc điểm nguồn nhân lực của các hộ điều tra ............................................50 Bảng 3.16. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra ..................................................52 Bảng 3.17. Thống kê tình hình chăn nuôi của hộ điều tra .............................................53 Bảng 3.18. Diện tích trồng cao su của các hộ điều tra năm 2014 .................................54 Bảng 3.19. Diện tích cao su phân theo loại đất ............................................................. 55 Bảng 3.20. Diện tích cao su phân nhóm theo quy mô diện tích ....................................55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii Bảng 3.21. Diện tích cao su phân theo độ dốc của đất ..................................................56 Bảng 3.22. Tình hình sử dụng giống cao su của các hộ điều tra ...................................58 Bảng 3.23. Biến động giá cả mủ cao su khô trong 5 năm trở lại đây............................ 63 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của biến động giá lên doanh thu trên 1 ha cao su KD .............64 Bảng 3.25. Các loại thiên tai ảnh hưởng đến cao su tiểu điền của nông hộ ..................67 Bảng 3.26. Thiệt hại của bão số 10 năm 2013 lên cây cao su tại các hộ điều tra .........68 Bảng 3.27. Rủi ro về sâu bệnh hại mà cao su của các hộ mắc phải .............................. 70 Bảng 3.28. Thống kê về độ dốc đất trồng cao su của các hộ điều tra ........................... 72 Bảng 3.29. Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư cho cây cao su của các hộ điều tra .................74 Bảng 3.30. Các giải pháp nông hộ đề xuất nhằm phát triển CSTĐ bền vững...............77 Bảng 3.31. Quy hoạch trồng cao su giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Quảng Bình ........81 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sản lượng cao su toàn cầu qua các năm ........................................................ 15 Hình 3.1: Vị trí địa lý thị trấn Nông trường Việt Trung ................................................37 Hình 3.2: Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người của TTNT Việt Trung từ năm 2012- 2014 ............................................................................................................................... 45 Hình 3.3: Sản lượng mủ cao su khô bình quân qua các năm của các hộ điều tra .........56 Hình 3.4: Các loại rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền của nông hộ .......................... 61 Hình 3.5. Tình hình thiệt hại cao su của huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình sau cơn bão số 10 năm 2013 ..............................................................................................................66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cây Cao su có tên gốc là cây Hêvê (Hévéa) mọc dọc theo sông Amazone ở Nam Mỹ và các vùng kế cận. Vào cuối năm 1840, hạt cao su được lấy ở lưu vực sông Amazone đem sang nước Anh ươm giống rồi trồng ở các nước Nam Á. Cây Cao su được du nhập vào nước ta năm 1897, trải qua hơn 100 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên cây cao su được nhiều nước có điều kiện kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển với quy mô diện tích lớn. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su được dùng làm nguyên liệu đầu vào quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, sản phẩm phụ của cây cao su như hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu ..., cây cao su còn có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái. [2] Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích cây cao su cả nước đạt 910.500 hecta, tăng 13,6% và sản lượng đạt 863.600 tấn, tăng 9,4%, diện tích thu hoạch cao su tăng 10% và đạt 505.800 hecta, còn năng suất ước đạt 1.707 kg/hecta. Năng suất cao su năm 2012 giảm 0,5% so với năm 2011 do diện tích vườn cây mới đưa vào thu hoạch năm đầu tiên khá lớn, khoảng 45.800 hecta (9%). Năng suất cây cao su trong những năm thu hoạch đầu tiên thường không cao. [16]. Tổng khối lượng cao su xuất khẩu năm 2012 đạt khoảng 1,01 triệu tấn, thu về hơn 2,85 tỷ USD, tăng 23,8 % về lượng, nhưng giảm 12,6 % về giá trị do giá giảm mạnh 29,4 % so với năm 2011 kim ngạch xuất khẩu cao su đạt trên 3,2 tỷ USD và là một trong 11 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Quảng Bình là tỉnh nằm ở phía bắc Bắc Trung bộ có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, trong đó phát triển cây cao su được xác định là cây trồng chủ lực để xóa đói giảm nghèo nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây cao su được đưa vào trồng tại tỉnh Quảng Bình từ những năm 1960, trải qua hơn 50 năm du nhập vào đất Quảng Bình với những điều kiện về kinh tế - xã hội khá thuận lợi; diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, chế độ khí hậu tương đối thích hợp, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Hiệu quả kinh tế của cây cao su mang lại cho người nông dân đã khẳng định được vị trí hàng đầu trong các loại cây công nghiệp dài ngày. Từ diện tích 60ha (năm 1960) thì đến năm 2014 diện tích cao su toàn tỉnh là 14.745 ha (khi chưa bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 10 năm 2013 là: 18.220ha), trong đó cao su đại điền là: 6.716,88 ha, cao su tiểu điền là 8.028,36 ha. Năng suất bình quân chung của tỉnh ta đạt 1,2 tấn/ha. Tổng sản lượng cao su năm 2012 là 6.423,1 tấn, với giá trị ước tính hơn 300 tỷ đồng, chiếm 11% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và gần 4% PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. [13] Bố Trạch là huyện năm ở phía bắc của trung tâm thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, phần lớn diện tích thuộc vùng gò đồi và trung du nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng. Diện tích cao su của huyện chiếm hơn 50% trên tổng diện tích toàn tỉnh, trong đó diện tích cao su tiểu điền chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. [19]. Cây cao su có hiệu quả cao trên vùng đất gò đồi, mang lại thu nhập cho người sản xuất, góp phần phát triển kinh tế. Giá trị kinh tế từ cây cao su đem lại đã làm đổi thay bộ mặt nông thôn và cuộc sống của người nông dân. Chính vì vậy cây cao su đã được người dân phát triển một cách tự phát trên nhiều vùng đất không phù hợp về địa hình, thổ nhưỡng và không thuận lợi về điều kiện khí hậu thời tiết cho việc trồng cây cao su. Phát triển tự phát không theo quy hoạch; chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật một cách nghiêm ngặt mà một số khâu bị bỏ qua như thiếu vành đai chắn gió; một số hộ dân khai thác cao su theo kiểu "vắt kiệt" khiến cây cao su phát triển kém; không chú trọng sử dụng các bộ giống phù hợp với vùng gió bão, sử dụng giống cao su không rõ chủng loại và nguồn gốc; bón phân không đầy đủ và thiếu cấn đối, công tác chăm sóc cao su chưa được chú trọng như tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh... [13] Một số bất cập nói trên cùng với sự tàn phá của thiên tai đã gia tăng thiệt hại đối với cây cao su đặc biệt là cơn bão số 10 năm 2013 đã gây thiệt hại nặng nề cho các vùng trồng cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng. Vậy, làm thế nào giảm thiểu các yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu, sâu bệnh cũng như giá cả đối cao su tiểu điền? Để góp phần nâng cao hiệu quả của việc sản suất cao su tiểu điền trên địa bàn, tìm ra những rủi ro việc phát triển cao su tiểu điền và giải pháp để khắc phục rủi ro đó, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu những rủi ro và giải pháp phát triển bền vững cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Nghiên cứu nhằm xác định những rủi ro trong sản xuất cao su tiểu điền, từ đó đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân trong sản xuất cao su tiểu điền. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng phát triển cao su tiểu điền tại địa bàn nghiên cứu. - Nghiên cứu những rủi ro và các giải pháp thích ứng với rủi ro trong phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đề tài nhằm góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển cây cao su tiểu điền. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Đề tài cũng góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn để hạn chế rủi ro nhằm phát triển bền vững cao su tiểu điền ở Thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Ý nghĩa thực tiễn: + Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro đối với cao su tiểu điền trên địa bàn nghiên cứu. + Kết quả nghiên cứu giúp đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cao su tiểu điền một các bền vững trên đị bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm về rủi ro và phân loại rủi ro Khái niệm rủi ro Theo Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2014) thì theo quan điểm truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh. [4] Theo Lữ Bá Văn (2007) thì theo quan điểm hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. [21] Phân loại rủi ro Có thể phân loại rủi ro như sau * Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán - Rủi ro thuần túy: Là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hay không tổn thất, trường hợp tốt nhất là tổn thất không xảy ra. [8] - Rủi ro suy đoán: là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hoặc sinh lợi. Phần sinh lợi gọi là phần thưởng cho rủi ro. [8] * Rủi ro đặc trưng và rủi ro thị trường - Rủi ro đặc trưng (rủi ro có thể đa dạng được hay còn gọi là rủi ro không có tính hệ thống): Đây là rủi ro thường xảy ra trong phạm vi hẹp, mang tính riêng có, cá thể và có thể phân chia, giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các nguồn quỹ góp chung. [21] - Rủi ro thị trường (rủi ro không thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro hệ thống): Đây là rủi ro nảy sinh từ tác động to lớn của thị trường nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp và không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ các yếu tố sau: + Những thay đổi trong cơ chế quản lý. + Những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng. + Tiến bộ khoa học công nghệ. + Chuyển dịch trong dòng vốn đầu tư. + Thay đổi và dịch chuyển lực lượng lao động, dân số. [21] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 1.1.2. Mối quan hệ giữa rủi ro và tổn thất Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hội mất hưởng, về con người tinh thần sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra. [21] Rủi ro không phải là nguy cơ xảy ra những bất lợi mà thực tế rủi ro là sự kiện bất lợi đã xảy ra và đã gây ra những thiệt hại về người và của. Rủi ro phản ánh mặt chất của những sự kiện không may xảy ra. [21] Còn tổn thất là những hậu quá xác định khi rủi ro đã xảy ra. Tổn thất phản ánh về mặt lượng của những sự kiện bất ngờ không may xảy ra, qua đó thấy được mức độ nghiêm trọng của rủi ro. [21] Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Rủi ro là nguyên nhân, tổn thất là hậu quả; rủi ro là mặt chất còn tổn thất là mặt lượng. Do vậy, khi nghiên cứu về tổn thất sẽ thấy được sự nguy hiểm, tác hại, mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với con người và cuộc sống của họ. Mặt khác, khi nghiêm cứu về tổn thất mà không nghiên cứu về rủi ro sẽ không biết thiệt hại đó có nguyên nhân từ đâu để từ đó có biện pháp phòng chống, hạn chế một cách có hiệu quả. [21] 1.1.3. Khái niệm và nội dung về phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp bền vững * Khái niệm về phát triển bền vững Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV – Sustainable Development) lần đầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là “đạt được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên đã đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về PTBV là: “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”. [7] Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Rio – 92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg – 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều người còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể. [7] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững được thể hiện như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. [10]. * Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững Hiện nay có nhiều tác giả đưa ra quan điểm về phát triển nông nghiệp bền vững ở những góc độ khác nhau. Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. [11] Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai. [11] * Nội dung của phát triển bền vững Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: Phát triển kinh tế, Phát triển xã hội và Bảo vệ môi trường. Tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. [6] Về mặt kinh tế, mục tiêu phát triển bền vững hàm ý rằng nền kinh tế phải có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng phải gắn với phát triển hiệu quả và đặc biệt phải ổn định, tránh gây những cú sốc lớn đối với nền kinh tế. [6] Mục tiêu xã hội trong phát triển bền vững có thể kể đến như: việc làm đầy đủ; công bằng xã hội; an ninh được đảm bảo; giáo dục, y tế được chú trọng; duy trì, bảo tồn bản sắc văn hóa. [6] Mục tiêu môi trường trong phát triển bền vững có thể kể đến như: Môi trường trong sạch cho con người; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được; bảo tồn các nguồn tài nguyên không tái tạo được. [6] 1.1.4. Khái niệm cao su tiểu điền và điều kiện hình thành, phát triển mô hình cao su tiểu điền * Khái niệm cao su tiểu điền Cao su tiểu điền là vườn cao su thuộc quyền sở hữu của nông dân, do nông dân tự bỏ vốn ra đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn phát triển cao su nhân dân. Cao su tiểu điền có diện tích nhỏ (dưới 4 ha/hộ) và trồng không tập trung, nằm rải rác quanh khu vực cư trú của nông dân. [17] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Hình thức phát triển cao su tiểu điền là việc gia quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân. Các hộ nông dân bỏ vốn ra bằng vốn tự có hoặc vốn vay để đầu tư thâm canh trồng cao su trên diện tích đất của mình. [17] * Điều kiện hình thành và phát triển mô hình cao su tiểu điền Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 7 đến 8 năm. Do vậy, vốn đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản lớn và trải dài qua nhiều năm, chu kỳ kinh doanh từ 25 - 30 năm. Lao động chủ yếu là lao động gia đình, lao động thuê ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ. Quá trình khai thác sản phẩm mủ cao su dài và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, quy trình kỷ thuật trồng, chăm sóc, khai thác. Sản phẩm sản xuất ra đều là sản phẩm hàng hóa nên yếu tố thị trường rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Từ những đặc điểm trên, để hình thành và phát triển mô hình cao su tiểu điền cần có các điều kiện như sau: - Quy mô diện tích đất tương đối lớn và ổn định lâu dài. - Yêu cầu về vốn đầu tư trung và dài hạn lớn. - Nhà nước có các chính sách phát triển mô hình này. - Có cán bộ kỷ thuật hỗ trợ tập huấn, chỉ đạo. - Có các Công ty, Nông trường sản xuất cao su và thương lái đóng vai trò là thị trường đầu ra cho các sản phẩm. - Các hộ nông dân có năng lực và tâm huyết để trồng cao su. 1.2. Đặc điểm, vai trò của cây cao su trong phát triển kinh tế - xã hội 1.2.1. Đặc điểm của cây cao su tiểu điền 1.2.1.1. Đặc điểm sinh học Cây cao su có nguồn gốc từ Brazil, mọc hoang dại ở vùng Amazon, thân cao khoảng 20-25 mét, rễ ăn sâu để giữ vững thân hấp thu chất dinh dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt, lá thuộc dạng lá kép mỗi năm rụng một lần và thời gian cây sống khoảng 40 năm. Trong sản xuất người ta trồng cây cao su với mật độ từ 500-550 cây/ha, chia làm 2 thời kỳ: - Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB): Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su là 7 năm, tính từ lúc trồng mới là năm đầu tiên. Thời kỳ này giao động từ 6-8 năm đầu tùy vào điều kiện đất đai thổ nhưởng và chăm sóc, chính vì vậy ngoài việc xác định mật độ thích hợp và kỹ thuật trồng thì việc bón phân cho cây cao su cũng cần được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 - Thời kỳ kinh doanh (TKKD): Là khoảng thời gian cây bắt đầu cho mủ, cây cao su được khai thác khi cây có vanh thân đạt 50cm trở lên đo cách mặt đất 1m, thời kỳ kinh doanh có thể kéo dài từ 25-30 năm. Trong giai đoạn kinh doanh cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển nhưng ở mức thấp hơn so với giai đoạn KTCB, trong những năm đầu của TKKD sản lượng mủ thấp, sau đó sản lượng mủ tăng dần đến năm thứ 6 thì bắt đầu cho mủ cao dần và ổn định. Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh… làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút. Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su. 1.2.1.2. Đặc tính của mủ cao su Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ mủ cao su. Mủ cao su là một chất lỏng phức hợp, có thành phần và tính chất khác biệt nhau tùy theo loại, có thể nói đó là một trạng thái nhũ tương (thể sữa trắng đục) của các hạt tử cao su trong môi trường phân tán lỏng mà chúng ta gọi là mủ cao su nước. Thành phần chủ yếu là nước từ 52-70%, protein 2-3%, acid béo và dẫn xuất 1-2%, glucid và heterosid khoảng 1%, khoáng chất 0,3-0,7%. Trong mủ nước có nhiều loại hạt như: phân tử cao su, hạt Lutoid, hạt Frey - Wyssling ... chứa trong một dung dịch gọi là mủ thanh. Mủ thanh có cấu tạo gồm nước có hoà tan nhiều chất muối khoáng, acid, đường, muối hữu cơ, kích thích tố, sắc tố, enzym, có PH = 6,9 và có điểm đẳng điện thấp. Kết quả theo dõi cho thấy mủ nước thu được vào buổi trưa có chứa hàm lượng đường, prôtein và tro là 300%, 100% và 50% so với mủ nước buổi sáng. 1.2.2. Vai trò và giá trị kinh tế của cây cao su Cây cao su từ khi trở thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được mở rộng. Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của Ngành công nghiệp thế giới, chỉ đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Cao su là nguyên vật liệu có vai trò quan trọng hàng đầu với hơn 50.000 công dụng được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày. Với đặc tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén... có thể dễ dàng bắt gặp các ứng dụng của cao su trong ngành công nghiệp với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng của các lĩnh vực sản xuất săm lốp xe, sản phẩm chống mài mòn, vỏ dây điện, dụng cụ y tế... Ngoài sản phẩm chính là mủ, nguồn gỗ từ việc chặt bỏ cây cao su hết thời kỳ kinh doanh để trồng mới là một nguồn thu đáng kể. Nếu như trước đây gỗ cây cao su chỉ để làm củi hoặc đóng bao bì thì nay gỗ cây cao su còn là nguồn nguyên liệu quý giá để sản xuất đồ gia dụng và nội thất, nhất là khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Hàng năm các công ty chế biến gỗ cao su thu về hàng trăm tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 Với những lợi thế đó, ngày nay, cây cao su được gọi là cây đa mục đích, nó vừa có giá trị về mặt kinh tế, vừa có giá trị về môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng sinh thái. Khi vào mùa lá rụng rừng cây được phủ một lớp lá dầy, tạo nguồn chất hữu cơ quý giá cho đất. Dưới tán lá của rừng cao su còn mở ra một diện tích mênh mông cho việc chăn nuôi bò, dê đem lại nguồn phụ thu đáng kể. Những nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của vườn cây cao su đối với môi trường đã nêu lên khả năng đóng góp về sinh khối và dưỡng chất của cây cao su sau một chu kỳ trồng - khai thác tương đương với rừng tự nhiên vùng nhiệt đới ẩm, giúp cho đất trồng cây cao su được cải thiện về lý tính và hoá tính. Đồng thời, cao su còn có khả năng hấp thu khí Carbonic góp phần cải thiện môi trường, 1 tấn cao su thiên nhiên được sản xuất có khả năng hấp thu 7 tấn CO2, trong khi đó, sản xuất 1 tấn cao su nhân tạo sẽ thải ra 10 tấn CO2. Hiện nay, tổ chức nghiên cứu cao su thế giới (IRSG) đang vận động các nước tăng cường sản xuất cao su thiên nhiên, giảm sử dụng cao su nhân tạo (từ sản phẩm dầu thô) để đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Cây cao su là loại cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao, nên trong thời gian qua cao su Việt Nam tăng nhanh chóng về diện tích, sản lượng mủ khai thác và có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích cây cao su cả nước đạt 910.500 hecta, tăng 13,6% và sản lượng đạt 863.600 tấn, tăng 9,4% so với năm 2011 và tiếp tục có diện tích lớn nhất trong các cây công nghiệp lâu năm. Tổng khối lượng cao su xuất khẩu năm 2012 đạt khoảng 1,01 triệu tấn, thu về hơn 2,85 tỷ USD, năm 2011 đạt 3,21 tỷ USD. Về giá trị thương mại cao su thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp săm lốp xe. Những năm gần đây cùng với thị trường Trung Quốc rộng lớn nhập khẩu cao su của Việt Nam trên 70%, kế đến là thị trường Nga, Hàn Quốc, Châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước khác, cũng như chất lượng mủ càng ngày càng được cải tiến nên giá cao su xuất khẩu bình quân tăng liên tục đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đất nước tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ. 1.2.3. Phát triển cây cao su đại điền và cây cao su tiểu điền Hiện nay ở nước ta việc phát triển cây cao su dựa vào hai mô hình phát triển sản xuất cây cao su, đó là cao su đại điền (cao su quốc doanh) và cao su tiểu điền. 1.2.3.1. Phát triển cây cao su đại điền Mô hình phát triển sản xuất cây cao su trên diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, việc phát triển sản xuất được thực hiện bởi các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Nhà nước (hay gọi là cao su Quốc doanh) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Mô hình tổ chức phát triển sản xuất tập trung, được chuyên môn hóa cao, sử dụng nhiều tài nguyên đất đai (diện tích đất lớn) và lao động. 1.2.3.2. Phát triển cay cao su tiểu điền Mô hình phát triển sản xuất cây cao su trên diện tích đất tự có thuộc sở hữu của các hộ nông, các cá nhân và các loại hình doanh nghiệp tư nhân và tổ chức tham gia trồng cao su,diện tích phát triển sản xuất thường từ một vài hécta đến vài chục héc ta. Mô hình tổ chức sản xuất dưới dạng nông hộ hoặc trang trại. 1.2.4. Ý nghĩa của việc phát triển cây cao su tiểu điền Cao su loài cây có lịch sử gắn bó với mảnh đất Việt Nam khá lâu, cây cao su phát triển mạnh ở phía Nam và hiện đang được phát triển ra phía Bắc trong những năm gần đây. Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một ngành nghề sản xuất mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh việc phát triển cây cao su đại điền với quy mô lớn theo chủ trương Nhà nước của các Tập đoàn, Tổng Công ty…, thì việc phát triển cây cao su tiểu điền có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các hộ dân về mặt hiệu quả kinh tế và xã hội Cây cao su là một loài cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất khó khăn, nghèo kiệt, những vùng rừng tạp cho kinh tế thấp… Vì thế, ngoài việc tận dụng những diện tích đất cằn cỗi, quá trình trồng, chăm sóc, khai thác đối với cây cao su là một quá trình đem đến nhiều lợi ích cho người dân sống trong vùng trồng, đó là giải quyết công ăn việc làm cho người dân từ việc trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây cao su. Có thể thấy những lợi ích rất rõ từ những vùng trồng cây cao su ở Nam Bộ, Tây Nguyên, khi mà trước đây nhiều diện tích đồi núi trọc nay đã được phủ bởi một màu xanh bạt ngàn của cây cao su. Cây cao su tiểu điền gắn với cao su đại điền đã giúp cho nhiều người nông dân trở thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với thu nhập ổn định. Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao su tiểu điền được nâng lên rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây cao su. Việc phát triển cây cao su tiểu điền của các hộ dân, trang trại gắn liền với các nông trường, công ty cao su và nhà máy chế biến mủ cao su đã thúc đẩy việc hình thành hàng loạt các thị trấn, thị tứ (trung tâm kinh tế - xã hội) tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi khó khăn qua đó điều hoà dân cư, thúc đầy quá trình định canh định cư các dân tộc ít người, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn