Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người Ma Coong tại tỉnh Quảng Bình
lượt xem 4
download
Mục đích của đề tài là bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa của cộng đồng người Ma Coong trong việc sử dụng bền vững tài nguyên rừng, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người Ma Coong tại tỉnh Quảng Bình
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THÀNH NAM NGHIÊN CỨU TẬP QUÁN VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MA COONG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN MINH ĐỨC HUẾ – 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là chương trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được người khác công bố. Những luận điểm mà luận văn kế thừa của những tác giả đi trước đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Huế, ngày 01 tháng 08 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thành Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể giúp tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Minh Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến UBND huyện Bố Trạch, UBND xã Thượng Trạch, Phòng Hợp tác Quốc tế thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Đồn Biên phòng Cà Roòng, Đồn Biên phòng Cồn Roàng, Ủy Ban Dân Tộc Miền Núi tỉnh Quảng Bình, Chi Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, là những đơn vị đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại Thượng Trạch. Trên hết tất cả, tôi xin chân thành cảm ơn những người dân đã vui lòng và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của tôi. Họ đã cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn. Huế, ngày 01 tháng 08 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thành Nam PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1 I. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2 III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 IV. Những điểm mới của đề tài ....................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................................ 4 1.1.1. Khái quát về cộng đồng người Ma Coong tại Quảng Bình ...................................4 1.1.2. Khái niệm và vai trò của tập quán trong quản lí, khai thác tài nguyên rừng ........4 1.1.3. Khái niệm và vai trò của kiến thức bản địa trong việc khai thác tài nguyên rừng 6 1.1.4. Khái niệm về tài nguyên rừng và vai trò của rừng ..............................................13 1.2. Cở sở thực tiễn của đề tài ....................................................................................... 17 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về kiến thức bản địa trong việc sử dụng tài nguyên rừng 17 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tập quán của cộng đồng dân tộc thiểu số trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng ................................................................ 19 1.2.3. Tình hình nghiên cứu về tập quán sử dụng rừng của cộng đồng người Ma Coong .......................................................................................................................................23 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........25 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 25 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 25 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................25 2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 25 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 25 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 26 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27 2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ..........................................................................27 2.4.2. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo ................................................................ 28 2.4.3. Phương pháp so sánh, phân tích và xử lý thông tin .............................................28 2.4.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn bán định hướng người dân ............................ 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................31 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ......................................... 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 31 3.1.2. Tình hình dân cư và điều kiện kinh tế xã hội ......................................................35 3.2. Nghiên cứu nét đặc trưng của cộng đồng người Ma Coong trong mối quan hệ với rừng, đất rừng trên địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 42 3.2.1. Nguồn gốc cộng đồng người Ma Coong ............................................................. 42 3.2.2. Tổ chức và duy trì những văn hóa sinh hoạt cộng đồng .....................................44 3.2.3. Ngành nghề chính và địa bàn sản xuất ................................................................ 50 3.2.4. Mức độ phụ thuộc vào tài nguyên rừng ............................................................... 51 3.2.5. Vai trò của rừng đến đời sống của người Ma Coong ..........................................52 3.3. Kiến thức bản địa liên quan tới hoạt động quản lý, bảo vệ khai thác và sử dụng tài nguyên sinh vật rừng và đất rừng .................................................................................. 56 3.3.1. Quan niệm và tín ngưỡng khi chọn đất cư trú và sản xuất ..................................56 3.3.2. Nhu cầu về gỗ gia dụng và những kinh nghiệm, tập quán khai thác và sử dụng gỗ gia dụng ....................................................................................................................64 3.3.3. Kiến thức bản địa trong quản lý và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ........................... 72 3.3.4. Kiến thức về sử dụng cây thuốc ..........................................................................76 3.3.5. Đối với cây làm rau rừng .....................................................................................82 3.3.6. Kiến thức bản địa trong săn bắt động vật hoang dã ............................................86 3.3.7. Kiến thức bản địa trong việc đánh bắt cá ............................................................ 88 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 3.4. Phân tích đánh giá chung về kiến thức bản địa của cộng đồng người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ................................................... 92 3.4.1. Đánh giá chung về công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma của cộng đồng người Ma Coong .......................................................................................... 92 3.4.2. Phân tích, đánh giá đặc điểm tín ngưỡng của cộng đồng người Ma Coong .......93 3.4.3. Phân tích những kinh nghiệm truyền thống của cộng đồng người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình........................................................94 3.4.4. Đặc điểm văn hóa trong vấn đề sử dụng tài nguyên, quản lý bảo vệ rừng .........97 3.4.5. Vận dụng kiến thức bản địa trong quản lý bảo vệ rừng ......................................98 3.5.Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất rừng trên cơ sở kiến thức bản địa và sự tham gia của cộng đồng người Ma Coong tại tỉnh Quảng Bình........................................................................................................... 101 3.5.1. Giải pháp ổn định và phát triển kinh tế .............................................................101 3.5.2. Giải pháp về xã hội ............................................................................................102 3.5.3. Giải pháp ổn định tài nguyên rừng ....................................................................103 3.5.4. Giải pháp giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn kiến thức bản địa có lợi trong khai thác sử dụng tài nguyên rừng ......................................................................................104 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................107 PHỤ LỤC ....................................................................................................................115 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BVR Bảo vệ rừng CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân ĐVR Động vật rừng GĐGR Giao đất giao rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng LSNG Lâm sản ngoài gỗ UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn Quốc gia VQG PNKB Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng tổng hợp dân số, dân tộc xã Thượng Trạch năm 2014 ........................37 Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Thượng Trạch .....................................................41 Bảng 3.3. Thống kê diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng xã Thượng Trạch .................54 Bảng 3.4. Kinh nghiệm chọn đất làm nương rẫy của người Ma Coong .......................57 Bảng 3.5. Tỷ lệ % loài gỗ chủ yếu được sử dụng của người Ma Coong.......................68 Bảng 3.6. Thu nhập từ một số loại lâm sản ngoài gỗ của người Ma Coong .................72 Bảng 3.7. Một số loài lâm sản ngoài gỗ được khai thác, sử dụng thường xuyên .........73 Bảng 3.8. Mối quan tâm ưu tiên đối với lâm sản ngoài gỗ, rau rừng theo giới ............74 Bảng 3.9. Số lượng bài thuốc theocông dụng chữa bệnh của đồng bào Ma Coong......79 Bảng 3.10. Ý thức của người dân trong khai thác sử dụng cây thuốc ........................... 81 Bảng 3.11. Cách chế biến 10 loại rau rừng chủ yếu hiện nay .......................................83 Bảng 3.12. Tập quán khai thác cây rau rừng của người Ma Coong .............................. 84 Bảng 3.13. Ý thức của người dân trong khai thác sử dụng cây rau rừng ......................85 Bảng 3.14. Hiện trạng tài nguyên cá suối của cộng đồng người Ma Coong .................91 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính xã Thượng Trạch ............................................................ 35 Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng rừngxã Thượng Trạch ......................................................42 Hình 3.3. Lễ hội đập trống của cộng đồng người Ma Coong ........................................46 Hình 3.4. Lễ tế trâu của cộng đồng người Ma Coong ...................................................50 Hình 3.5. Sơ đồ quá trình phát nương làm rẫy của người Ma Coong ........................... 58 Hình 3.6. Nương rẫy của cộng đồng Ma Coong ........................................................... 59 Hình 3.7. Nhân chứng cùng tác giả tại Lễ hội đập trống năm 2015.............................. 62 Hình 3.8. Khu “rừng ma”của tộc người Ma Coong tại bản Cóc và bản Cà Roòng 2 ...63 Hình 3.9. Ngôi nhà sàn của người Ma Coong ............................................................... 66 Hình 3.10. Dụng cụ bằng gỗ của tộc người Ma Coong .................................................67 Hình 3.11. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của người Ma Coong....................68 Hình 3.12. Đồng bào Ma Coong dự trữ củi ở trong nhà ...............................................71 Hình 3.13. Các vật dụng từ lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng người Ma Coong...........75 Hình 3.14. Kinh nghiệm đánh bắt cá bằng cây thuốc....................................................89 Hình 3.15. Kinh nghiệm đánh bắt cá của người Ma Coong bằng chi ruốc ...................90 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có một vị trí tự nhiên thuận lợi, nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Theo giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật phong phú nhất Đông Nam Á, hiện có trên 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong thời gian gần đây nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng bị suy giảm và cạn kiệt do các hoạt động của con người. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ và khôi phục lại nguồn tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Việt Nam là nước đông dân và phụ thuộc rất lớn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó quan trọng nhất là tài nguyên rừng. Với đặc thù, đồi núi chiếm ¾ diện tích đất đai trên lãnh thổ Việt Nam, là khu vực nhiều rừng, được xem là nơi có tiềm năng phát triển rừng của vùng và quốc gia, tuy vậy người dân vùng cao chủ yếu là những người nghèo. Đối với họ, rừng và đất rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, đặc biệt cho việc cải thiện sinh kế và thu nhập. Song hành cùng với sự tác động của các ngành khoa học kĩ thuật tiên tiến ngày nay, kiến thức bản địa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu vùng xa. Kiến thức bản địa đã gắn liền với đời sống và sinh hoạt của người dân đặc biệt là các dân tộc ít người. Người dân miền núi có hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú. Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về mặt văn hóa, tinh thần mà còn trong sản xuất và đời sống của người dân. Không những thế, hệ thống kiến thức bản địa còn góp phần duy trì và bảo tồn giá trị đa dạng sinh học cho từng địa phương. Huyện Bố Trạch có 3 dân tộc chính đó là dân tộc Kinh, Vân Kiều và Chứt. Trong đó người Ma Coong là một nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều, cư trú chủ yếu tại 18 bản làng của xã Thượng Trạch, nằm rải rác dọc biên giới Việt - Lào. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2014, cộng đồng Ma Coong nơi đây có 471 hộ với 2.223 người [34]. Địa bàn cư trú của người Ma Coong bị chia cắt, heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn. Đời sống của đồng bào cho đến nay còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu dựa vào nương rẫy, săn bắt, hái lượm; kinh tế tự cung tự cấp vẫn là cơ bản. Thượng Trạch là xã miền núi thuộc huyện Bố Trạch, tiếp giáp với nước CHDCND Lào, tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 72.572,51 ha. Thượng Trạch là một trong 13 xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn 98,03% diện tích tự nhiên, địa bàn đi lại hết sức khó khăn. Kinh tế của người dân trên địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó canh tác PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 nương rẫy mang lại nguồn thu nhập và lương thực là cơ bản nhất, chăn nuôi và sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu thu nhập của người dân. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và thông qua các chính sách đầu tư đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống vật chất và văn hóa của người Ma Coong tại vùng nghiên cứu đã có nhiều nét khởi sắc và ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế và thiếu định hướng cho sự phát triển bền vững trong tương lai, nhất là trong lĩnh vực khai thác, sử dụng và quản lý bảo vệ rừng bền vững phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng người Ma Coong ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng của cộng đồng người Ma Coong tại tỉnh Quảng Bình”. II. Mục đích nghiên cứu Bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa của cộng đồng người Ma Coongtrong việc sử dụng bền vững tài nguyên rừng, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của người dân địa phương. III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học - Là tài liệu có thể tham khảo để nghiên cứu sâu hơn về tập quán và kiến thức bản địa của cộng đồng dân tộc thiểu số Bru Vân Kiều nói chung và cộng đồng người Ma Coong nói riêng trong khai thác và sử dụng tài nguyên rừng. - Cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học làm cơ sở quản lý bền vững tài nguyên rừng, góp phần bảo tồn tri thức bản địa và cải thiện đời sống người dân, làm cơ sở để khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng của xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Về mặt kinh tế: Có thể ứng dụng một số kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu số trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng vào việc phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương. - Về mặt xã hội: Góp phần bảo tồn, giữ gìn và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 khai thác những tri thức và kinh nghiệm quý đồng thời bài trừ những phong tục, tập quán lạc hậu trong khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên rừng. IV. Những điểm mới của đề tài - Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm đến kiến thức bản địa, văn hóa của đồng bào Bru Vân Kiều nói chung và tri thức bản địa của cộng đồng người Ma Coong nói riêng tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Đề tài này khái quát những tri thức bản địa của cộng đồng người Ma Coong ở miền núi xã Thượng Trạch, khai thác những giá trị lịch sử, văn hóa mà họ đã sáng tạo ra trên chiếc nôi của nền văn hóa dân tộc. Qua đó phát huy được những mặt tích cực, hữu ích của tri thức bản địa, từng bước bài trừ những hủ tục lạc hậu trong việc khai thác sử dụng rừng nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng người Ma Coong tại tỉnh Quảng Bình. Qua đó giới thiệu nguồn tư liệu khảo sát từ thực tiễn và đề xuất một số ý kiến làm cơ sở bảo lưu các giá trị văn hóa tộc người Ma Coong, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái quát về cộng đồng người Ma Coong tại Quảng Bình Quảng Bình là một tỉnh có đa tộc người, trong đó người Việt, bao gồm cả nhóm Nguồn, chiếm hơn 97% dân số, phân bố ở các vùng đồng bằng, vùng ven biển, trung du và miền núi, còn nhiều dân tộc thiểu số cư trú ở vùng miền núi với 19.871 người, chiếm khoảng 2,3% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc thiểu số ở Quảng Bình bao gồm dân tộc Chứt bao gồm các nhóm: Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng và nhóm dân tộc Bru - Vân Kiều với các nhóm Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong [1], [2]. Người Ma Coong tại Quảng Bình là một bộ phận của tộc người Bru Ma Coong từ Lào di cư sang[25], là một nhóm địa phương của dân tộc Bru-Vân Kiều.Theo các già làng người MaCoong, trước đây tổ tiên của họ không phải ở vùng này, mà ở cách đây mấy ngày đường đi bộ, nơi đó có thể là khu vực đường 9 (Quảng Trị) sát biên giới với Lào hay khu vực bên kia biên giới thuộc tỉnh Sanavakhet ngày nay [26]. Tập quán sinh sống của người Ma Coong là lập làng bản và tìm đất canh tác dọc theo các con suối, hai bên bờ khe và triền núi thấp. Hiện nay người Ma Coong sinh sống trải dài trên các bản dọc theo biên giới Việt - Lào, chủ yếu thuộc địa phận xã Thượng Trạch, là một xã vùng đệm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Phương thức sản xuất chủ yếu của người Ma Coong là phát, đốt, chọc, trỉa trên các triền dốc. Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, phụ thuộc vào tài nguyên rừng là chính. Nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp gồm cây lương thực chính là ngô và lúa nếp nương. Từ năm 1955, trong một nghị quyết của Đảng bộ huyện Bố Trạch về hướng dẫn, sắp xếp lại nơi ăn chốn ở, cách thức sản xuất, chăn nuôi của đồng bào Ma Coong đã làm thay đổi cuộc sống của họ [14]. Người Ma Coong đã làm quen dần với việc định canh và biết trồng thêm các cây hoa màu, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm như lợn, gà... Nhờ vậy, đời sống của họ đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên mức sống vẫn còn rất thấp và phong tục tập quán sống dựa vào tài nguyên rừng nên hàng ngày họ vẫn tiến hành thu hái lâm sản và săn bắt chim thú... trái phép từ những khu vực rừng tự nhiên của các Công ty Lâm nghiệp quản lý và tài nguyên rừng trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. 1.1.2. Khái niệm và vai trò của tập quán trong quản lí, khai thác tài nguyên rừng 1.1.2.1. Khái niệm Tập quán là những thói quen được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư và được coi là một hình thức pháp luật sơ khai. Hiện nay đã có nhiều khái niệm tập quán được nêu ra. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Theo Từ điển Triết học giản yếu, tập quán là “phương thức hành vi theo kiểu mẫu sẵn có, được lặp lại trong một tập đoàn xã hội, một xã hội nhất định, trong một thời kỳ lịch sử lâu dài, và là thói quen, truyền thống của các thành viên trong xã hội ấy. Tập quán là hình thức xưa nhất để truyền thụ kinh nghiệm xã hội (kinh nghiệm lao động, các hình thức quan hệ xã hội, quan hệ đạo đức…được mọi người công nhận) từ thế hệ này sang thế hệ khác và từ xã hội đến cá nhân; tập quán cũng là hình thức đơn giản nhất để thực hiện sự kiểm soát xã hội, khuyến khích hay cấm đoán một hành vi nào đó. Những tập quán tương đối bền vững của một xã hội nhất định và có ý nghĩa về mặt đạo đức hợp thành phong tục của xã hội ấy. Trong quá trình phát triển lịch sử, những tập quán lỗi thời được thay thế bằng những tập quán mới, tạo điều kiện hình thành ra những quan hệ xã hội mới, tiến bộ” [24]. Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ định nghĩa tập quán như sau: “Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng” [20]. Như vậy, tập quán là những quy tắc xử sự trong xã hội, được hình thành trong đời sống xã hội và đang được cộng đồng thừa nhận như những nguyên tắc xử sự chung. 1.1.2.2. Các loại hình của tập quán Theo lĩnh vực hoạt động của con người tập quán được phân thành 03 loại như sau [13]: Tập quán trong lao động sản xuất:là các tập quán trong sản xuất gồm các hoạt động chủ yếu: sản xuất lương thực; sản xuất thủ công và trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tập quán trong quan hệ xã hội:là cáctập quán trong quan hệ xã hội gồm: tập quán về nhà ở; trang phục; nhạc cụ dân tộc; Phong tục, tập quán hỏi, cưới, lễ, hội: các làn điệu dân ca, điệu múa, tang lễ và quản lý xã hội. Tập quán trong bảo vệ môi trường, gồm: Phong tục, tập quán về vệ sinh môi trường nông thôn và bảo vệ, khai thác, phát triển rừng; bảo vệ nguồn nước, khai thác tài nguyên thiên nhiên. 1.1.2.3. Vai trò của tập quán trong quản lý tài nguyên rừng Cùng với quy phạm pháp luật, phong tục, tập quán là công cụ điều chỉnh hữu hiệu các hoạt động quản lý tài nguyên rừng và môi trường. Trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người các hoạt động đó đồng thời chịu sự điều chỉnh của cả quy phạm pháp luật và tập quán. Để điều chỉnh tốt nhóm quan hệ xã hội này, cần có sự kết hợp hài hòa, hỗ trợ, bổ sung giữa các quy phạm pháp luật và tập quán của người dân. Việc áp dụng các phong tục, tập quán trong quản lý tài nguyên rừng cũng cần có những nguyên tắc nhất định như: Các phong tục tập quán được áp dụng không trái với PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 các nguyên tắc cơ bản của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản pháp quy của Nhà nước [31]. Điểm chung giữa quy phạm pháp luật và phong tục, tập quán về lâm nghiệp, đặc biệt về quản lý, bảo vệ rừng là cùng thực hiện mục tiêu điều chỉnh và điều tiết quá trình khai thác, sử dụng lâm sản trong rừng. Mặc dù vậy, nếu xét về đối tượng, phạm vi, cấp độ điều chỉnh giữa chúng có sự khác biệt khá lớn. Với chính sách, pháp luật hiện nay, các quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh hữu hiệu, có hiệu lực cao, được ban hành một cách chính thống, có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội ở tầm rộng hơn và khái quát hơn. Phong tục, tập quán đi vào chi tiết, cụ thể tại cộng đồng địa phương. Vì vậy, các phong tục bản địa dễ áp dụng, phù hợp thực tiễn và cũng dễ dàng được cộng đồng chấp nhận. Do mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng của người dân qua nhiều thế hệ đúc kết lại và có sự điều chỉnh trong cuộc sống hiện tại nên các thành viên cộng đồng rất tin tưởng vào tính công bằng, chính xác của các quy tắc xử sự này, nhất là khi những phong tục, tập quán được ghi lại thành hương ước, quy ước. Phong tục, tập quán còn giúp giải quyết tranh chấp, khiếu kiện giữa các cộng đồng một cách ôn hòa, tích cực bởi các cộng đồng sống gần nhau sẽ có những nét tương đồng nên có thể dễ dàng hòa giải [13]. 1.1.3. Khái niệm và vai trò của kiến thức bản địa trong việc khai thác tài nguyên rừng 1.1.3.1. Khái niệm Khi nói đến tri thức bản địa, đầu tiên chúng ta cần thiết phải xác định khái niệm về dân tộc bản địa. Trên thực tế, đây là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa và mang tính tương đối. Công ước 169 của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO Convention 169) định nghĩa về người dân và bộ tộc bản địa “là những người có các điều kiện xã hội, văn hóa và kinh tế phân biệt họ với các bộ phận khác của một cộng đồng quốc gia và địa vị của họ được quy định toàn bộ hoặc một phần bởi phong tục hay truyền thống, hoặc bởi những luật lệ đặc biệt hay quy định riêng của họ”[47]. Ngoài khái niệm ở trên cũng có những cách hiểu khác: Ví dụ, trong một quốc gia, nhiều khi những tộc người thiểu số được gọi là bản địa. Trên phạm vi toàn cầu, đôi khi người ta gọi những dân tộc có lịch sử sinh sống lâu đời trên một vùng đất là dân tộc bản địa. Như vậy, người Việt có thể được coi là dân tộc bản địa ở phương diện thế giới, nhưng không được coi là dân tộc bản địa trong phạm vi quốc gia. Bên cạnh đó, khi nghĩ về người bản địa, nhiều khi chúng ta nghĩ rằng họ là hiện thân của những giá trị văn hóa truyền thống, hoặc đôi khi, không ít trong chúng ta cũng quan niệm họ là những người lạc hậu, hay là những người cộng đồng chậm tiến hoặc cản trở sự phát triển của cả một quốc gia. Khi nói đến người bản địa hay tri thức bản địa, chúng ta ngụ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 ý nói đến quá trình lịch sử cộng cư, chia sẻ văn hóa và những kinh nghiệm đi kèm với nó, mang tính đặc thù của địa phương. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là, bản thân văn hóa là một tiến trình tiếp nhận và biến đổi. Nó tích hợp trong nó cả văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Người bản địa ngày nay cũng vậy, họ không còn là người bản địa của 50 năm về trước. Bản thân họ không sống cuộc sống giống như cha ông họ. Văn hóa của họ cũng không còn là văn hóa thuần chất truyền thống. Và tất nhiên, không phải bất kỳ tri thức nào của họ ngày hôm nay cũng được xem như tri thức bản địa. Tri thức bản địa mà lâu nay chúng ta đề cập tới là một dạng tri thức truyền thống, gắn liền với kinh nghiệm trong sinh hoạt và ứng xử với môi trường của người dân địa phương. Trong quá khứ, các cộng đồng dân tộc bản địa sống phụ thuộc rất nhiều vào môi trường trực tiếp để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ. Chính vì lẽ đó, họ có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường ở địa phương và thu nhận được nhiều kiến thức và hiểu biết hợp lý về môi trường ấy. Tri thức bản địa hiểu theo nghĩa rộng cũng nằm trong nội hàm của khái niệm “văn hóa”, nhưng nó ở dạng văn hóa phi vật thể, cũng có thể coi dạng văn hóa này như là một “nguồn lực” có thể trực tiếp huy động cho sự phát triển ở từng vùng, từng cộng đồng[47]. Có nhiều khái niệm về tri thức bản địa: - Theo Brokensha và cộng tác viên,1980; Compton, 1989; Gupta, 1992; Niamir, 1990; Warren, 1991, ngày nay tri thức bản địa được xem như là một trong những vấn đề then chốt trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững và sự cân bằng trong phát triển[28]. - Theo Warren, 1991, tri thức bản địa là tri thức địa phương - dạng kiến thức duy nhất cho một nền văn hoá hay một xã hội nhất định. Đây là kiến thức cơ bản cho việc ra quyết định ở mức địa phương về nông nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, chế biến thức ăn, giáo dục, quản lý tài nguyên thiên nhiên, và các hoạt động chủ yếu của cộng đồng nông thôn [40]. - Theo Johnson, 1992, tri thức bản địa là nhóm tri thức được tạo ra bởi một nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên trong một vùng nhất định [28]. - Cựu Tổng giám đốc UNESCO, Frederico Mayor, 1997, đã định nghĩa tri thức bản địa như sau: “Dựa vào hàng thế kỷ sống gần gũi với thiên nhiên, các dân tộc bản địa trên thế giới sở hữu những kho tàng tri thức khổng lồ về môi trường. Sống trong tự nhiên và lớn lên cùng sự giàu có và đa dạng của hệ sinh thái phức tạp, họ có sự hiểu biết về những đặc tính của cây cối và động vật, các chức năng của hệ sinh thái và những kỹ thuật sử dụng và quản lý chúng một cách đặc thù và phù hợp. Ở các cộng đồng nông thôn ở các nước đang phát triển, người dân địa phương thường (có khi là hoàn toàn) sống dựa vào những sản vật địa phương từ thức ăn, thuốc chữa bệnh, nhiên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 liệu, vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác. Tương thích với điều kiện đó, kiến thức và quan niệm của người dân về môi trường và mối quan hệ của họ với môi trường trở thành những thành tố quan trọng hình thành nên bản sắc văn hoá”[28]. - Theo Langil và Landon, 1998, tri thức bản địa (nói một cách rộng rãi), là tri thức được sử dụng bởi những người dân địa phương trong cuộc sống của một môi trường nhất định. Như vậy, tri thức bản địa có thể bao gồm môi trường truyền thống, tri thức sinh thái, tri thức nông thôn và tri thức địa phương…Tri thức bản địa là những tri thức được rút ra từ môi trường địa phương, vì vậy nó gắn liền với nhu cầu của con người và điều kiện địa phương[28]. - Tri thức bản địa là tri thức của cộng đồng cư dân trong một cộng đồng nhất định phát triển vượt thời gian và liên tục phát triển (IIRR, 1999). Tri thức bản địa được hình thành dựa vào kinh nghiệm, thường xuyên kiểm nghiệm trong quá trình sử dụng, thích hợp với văn hoá và môi trường địa phương, năng động và biến đổi[36]. - Theo Ngô Đức Thịnh trong luận án tiến sĩ với đề tài về tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá 2011, thuật ngữ tri thức truyền thống, tri thức địa phương, tri thức dân gian hay còn gọi là “tri thức bản địa”…Đó là toàn bộ những hiểu biết của cộng đồng (dân tộc, nhóm dân tộc, cộng đồng địa phương) về tự nhiên, xã hội và bản thân con người. “Tri thức bản địa ấy được trao truyền cho các thế hệ kế tiếp thông qua trí nhớ, truyền miệng và qua thực hành xã hội. Nó giúp cho con người có được những ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, điều hoà các quan hệ xã hội, những hiểu biết cần thiết trong sản xuất, trong dưỡng sinh và trị bệnh. Tri thức bản địa của mỗi cộng đồng tương thích với môi trường tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và trình độ văn hoá nhất định”[25]. - Theo định nghĩa chung của tổ chức UNESCO: “thuật ngữ tri thức bản địa (indigenous knowledge) hay tri thức địa phương (local knowledge) dùng để chỉ những thành phần tri thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên. Đó là một phần của tổng hoà văn hoá, tập hợp những hiểu biết tri thức bao gồm hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các hoạt động sản xuất, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan ... Những tri thức này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với những thay đổi củamôi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống, những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất hiếm khi được ghi chép lại” [41]. - Định nghĩa tri thức bản địa theo quan điểm tri thức kỹ thuật bản địa là: “Hệ thống tri thức bản địa là bao gồm tổ hợp tri thức, kỹ năng, công nghệ hiện tồn tại và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 phát triển trong một phạm vi nhất định mang tính đặc hữu của một dân tộc, cộng đồng địa phương trong vùng địa lý nhất định. Hệ thống tri thức bản địa của một dân tộc được trao truyền trong cộng đồng trải qua thử thách thời gian và vẫn duy trì phát triển (CEFIKS)’’ [19]. Tóm lại, tri thức bản địa là những nhận thức, những hiểu biết và kinh nghiệm thuần thục của cộng đồng cư dân địa phương về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường lao động và môi trường sinh sống. Được hình thành và phát triển trong một thời gian dài, được xác định chắc chắn ở một vùng, một dân tộc bản địa hay ở một cộng đồng địa phương. Tri thức bản địa được bảo lưu trong ký ức cộng đồng và hoàn thiện qua kế thừa phát triển của các thế hệ trong cộng đồng. 1.1.3.2. Đặc trưng của tri thức bản địa Tri thức bản địa có đặc tính phân cấp độ thuộc lứa tuổi, giới tính và đặc điểm của nhóm xã hội. Có những tri thức chung, được tất cả mọi người trong cộng đồng hiểu biết; có những tri thức bản địa tồn tại theo gia đình, dòng họ chỉ phạm vi một số người hiểu biết; lại có những tri thức chuyên nghiệp, chuyên biệt, chỉ có ở một số ít người mang tính đặc thù, ví dụ: bà đỡ đẻ, thợ phác ghè làm gốm, thợ rà che nấu đường muỗng…Tri thức bản địa được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người dân trong cộng đồng được hoàn thiện củng cố dần và truyền lại cho thế hệ sau bằng truyền khẩu, bằng các bài hát, ngôn ngữ, luật tục [30]. Tri thức bản địa có các đặc tính và đặc trưng cơ bản sau: + Đặc tính của tri thức bản địa [35]: - Tính hệ thống là đặc tính cơ bản của tri thức bản địa, khả năng bao hàm rộng lớn ở nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp (kỹ thuật xen canh, chăn nuôi, quản lý sâu bệnh, đa dạng cây trồng, chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, chọn giống cây trồng); sinh học (thực vật học, kỹ thuật chăn nuôi); chăm sóc sức khoẻ con người (bằng các phương thuốc truyền thống); sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên… nên việc nghiên cứu tri thức bản địa phải xem xét trong mối liên quan tổng thể trong cộng đồng, các vấn đề đều có mối liên quan. - Tính tiếp biến và tích hợp, luôn vận động thích ứng với hoàn cảnh môi trường là đặc tính quan trọng của tri thức bản địa. Chính đặc tính này khiến cho tri thức bản địa luôn tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh. - Tính đồng quy cũng là một đặc tính của tri thức bản địa, hầu hết đó là sự đồng quy về kỹ thuật bản địa, do đó đôi khi rất khó xác định một kỹ thuật hoặc một phương pháp là bản địa; nó được nhập từ bên ngoài, hay đó là một sự kết hợp giữa các yếu tố địa phương và kiến thức được đưa đến địa phương đó. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 + Đặc trưng cơ bản [31]: - Đặc thù cho mỗi khu vực, mỗi cộng đồng nhất định. - Tri thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong một cộng đồng địa phương nhất định. - Tri thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng địa phương, nơi đã hình thành và phát triển tri thức đó. - Tri thức bản địa do toàn thể cộng đồng trực tiếp sáng tạo ra qua lao động trực tiếp dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy, kế thừa từ đời này qua đời khác qua những kênh thông tin thầm lặng. - Tri thức bản địa không được ghi chép bằng văn bản cụ thể (Mundy và Compton, 1992) mà được lưu giữ bằng trí nhớ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca, hò vè, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau (thông qua các hình thức văn hóa đặc trưng mang tính địa phương). - Tri thức bản địa luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương. - Tri thức bản địa có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển nông thôn bền vững. - Tính dạng của tri thức bản địa rất cao. 1.1.3.3. Các loại hình của tri thức bản địa Thông thường, tri thức bản địa được phân thành hai nhóm: Một nhóm là các tri thức dưới dạng kỹ thuật; nhóm khác là các tri thức dưới dạng văn hoá tín ngưỡng, luật tục…Trong quá trình phát triển các khu vực nông thôn và miền núi, nhóm thứ nhất (các tri thức về kỹ thuật) được kết hợp với các tri thức khoa học hiện đại để thiết lập các dự án kinh tế - xã hội; nhóm thứ hai (các tri thức về văn hoá - xã hội) được sử dụng cho mục đích quản lý các nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực cộng đồng [19]. Theo IIRR, 1999, tri thức bản địa có thể phân ra các loại hình như sau [36]: - Thông tin: Hệ thống thông tin về cây cỏ, thực vật có thể được trồng trọt hay canh tác tốt cùng tồn tại với nhau trên cùng một diện tích canh tác nhất định hay những chỉ số về thực vật. Các câu chuyện, thông điệp được truyền lại bằng các vết đục, chạm khắc hay viết trên các thẻ trúc, các dạng lưu truyền dân gian, hệ thống trao đổi thông tin truyền thống [35]. - Kỹ thuật công nghệ: Tri thức bản địa bao gồm kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, phương pháp lưu trữ giống, chế biến thức ăn, kỹ năng chữa bệnh cho người và gia súc, gia cầm [35]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 - Tín ngưỡng: Tín ngưỡng có thể đóng vai trò cơ bản trong sinh kế, chăm sóc sức khỏe và quản lý môi trường của con người. Những cánh rừng thiêng (rừng ma) được bảo vệ với những lý do tôn giáo. Những lý do này có thể duy trì những lưu vực rộng lớn đầy sức sống. Những lễ hội tôn giáo có thể là cơ hội bổ sung thực phẩm, dinh dưỡng cho những cư dân địa phương khi mà khẩu phần thường nhật của họ là rất ít [35]. - Công cụ: Tri thức bản địa được thể hiện ở những công cụ lao động trang bị cho canh tác và thu hoạch mùa màng. Công cụ nấu nướng cũng như sự thực hiện các hoạt động đi kèm. - Vật liệu: Tri thức bản địa được thể hiện với vật liệu xây dựng, vật liệu làm đồ gia dụng cũng như tiểu thủ công nghiệp truyền thống. - Kinh nghiệm: Người nông dân thường tích lũy kinh nghiệm trong quá trình canh tác, giới thiệu các nguyên liệu giống mới cho hệ thống canh tác đặc hữu. Nhiều kết quả chữa bệnh đặc biệt được tích lũy qua kinh nghiệm sử dụng nguồn thực vật địa phương. - Tài nguyên sinh học: Tri thức bản địa được thể hiện thông qua quá trình chọn giống vật nuôi và các loại cây trồng. - Tài nguyên nhân lực: Nhiều chuyên gia có chuyên môn cao như thầy lang, thợ rèn ... có thể coi như đại diện của dạng tri thức bản địa. Tri thức bản địa trong dạng này có thể thấy ở các tổ chức địa phương như nhóm họ tộc, hội đồng già làng trưởng tộc, các nhóm tổ chia sẻ hoặc đổi công. - Giáo dục: Phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống, cách truyền nghề cho các thợ học việc, học hỏi thông qua sự quan sát và những thực nghiệm, thực hành tại chỗ. 1.1.3.4. Nguồn cung cấp và mối quan hệ của nguồn và tri thức bản địa [31] Không phải tất cả mọi người trong cộng đồng có cùng chung và giống nhau về tri thức kỹ thuật bản địa. Thông thường những người già cả có khi kiến thức phong phú hơn người trẻ tuổi. Tuy nhiên trong thực tế các thành phần khác nhau của xã hội có thể biết những tri thức khác nhau và được phân biệt với các dạng, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ văn hóa... Tri thức thông thường, phổ biến thì được mọi giới mọi loại người biết được ví dụ cách nấu cơm, hay làm thức ăn thông thường đơn giản. Tuy nhiên đối với những tri thức đặc hữu, sự chia sẻ kiến thức không được phổ cập mà chỉ cho một vài giới hay người trong cộng đồng. Ví dụ: Những trẻ chăn thả gia súc thường có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc gia súc hơn những trẻ khác. Một số bài thuốc chữa bệnh được truyền lại cho trưởng nam (người Kinh và người các dân tộc thiểu số Trung bộ) hoặc trong phạm vi những người con gái trong gia đình (Người Thái ở Sơn La và Nghệ An). Một số ngành nghề truyền thống được truyền lại chặt chẽ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn