Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Địn
lượt xem 5
download
Mục đích của đề tài là đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ thời gian qua; tác động của chính sách, pháp luật đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Địn
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Thông tin, số liệu trích dẫn từ các nguồn tài liệu đều có ghi dẫn nguồn gốc rõ ràng. Huế, ngày ... tháng … năm 2016 Tác giả luận văn Huỳnh Ngọc Bảo PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của Phòng đào tạo sau đại học và các Thầy, Cô trong Khoa Lâm nghiệp, Trường đại học Nông Lâm - Đại học Huế; của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định: Chi cục Lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, các Hạt kiểm lâm và cộng đồng dân cư thôn tại các xã thuộc địa bàn nghiên cứu. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn trong suốt thời gian qua. Đặ c b i ệ t , tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Đắc Thái Hoàng, người đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn của mình. Huế, ngày 17 tháng 3 năm 2016 Tác giả PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT 1. Mục đích nghiên cứu của Đề tài Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ thời gian qua; tác động của chính sách, pháp luật đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Định. 2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. - Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích vấn đề SWOT. - Phỏng vấn lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan. - Sử dụng các phần mềm tin học thống kê để tính toán, thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu thu thập được. 3. Kết quả nghiên cứu a) Đánh giá được thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Định, về hiện trạng rừng chung tỉnh Bình Định và hiện trạng rừng cụ thể của 3 địa bàn nghiên cứu (đại diện cho 3 vùng sinh thái: vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng ven biển); thực trạng tổ chức bộ máy, hoạt động của các Ban quản lý rừng phòng hộ; ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các địa bàn nghiên cứu đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. b) Đánh giá tác động của chính sách, pháp luật đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Những bất cập, hạn chế của cơ chế, chính sách chậm được tháo gỡ, tạo nên những rào cản trong thực tế triển khai thực hiện... c) Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, cũng như xu thế phát triển của công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................... iiv MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................ 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 3 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 5 1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 5 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 10 1.2.1. Nguy cơ rừng tiếp tục bị xâm hại .............................................................. 10 1.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ .................................................. 10 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 13 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 13 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 13 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 13 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 13 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 14 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 15 3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ THỜI GIAN QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH .. 15 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuộc địa bàn nghiên cứu .................. 15 3.1.2. Hiện trạng rừng phòng hộ của 3 Ban quản lý rừng phòng hộ thuộc 3 huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Phù Mỹ ....................................................................... 29 3.1.3. Thực trạng chung công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ và công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của 3 Ban quản lý rừng phòng hộ đại diện cho 3 vùng sinh thái của tỉnh ........................... 34 3.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ THỜI GIAN QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ...................................................................................... 44 3.2.1. Đánh giá chung.......................................................................................... 44 3.2.2. Những hạn chế, bất cập của chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng............................................................................................ 45 3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ...... 55 3.3.1. Giải pháp thứ nhất: Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động của các Ban quản lý rừng phòng hộ ................................................................................. 56 3.3.2. Giải pháp thứ hai: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý và lực lượng chuyên môn của các Ban quản lý rừng phòng hộ ............................... 61 3.3.3. Giải pháp thứ ba: Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng .......................................... 63 3.3.4. Giải pháp thứ tư: Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ....................................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 70 1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 70 2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72 Tiếng Việt ............................................................................................................ 72 Tiếng nước ngoài................................................................................................. 79 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 80 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý từ 13o30’45” đến 14o42’15” vĩ độ Bắc; từ 108o36’30” đến 109o18’15” kinh độ Đông, có hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với tất cả các vùng miền trên cả nước nhờ có cảng biển Quy Nhơn, sân bay Phù Cát, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và Quốc lộ 19 nối tỉnh Bình Định với vùng Bắc Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp Biển Đông. Nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn Nam, hướng dốc chủ yếu nghiêng dần từ phía Tây sang phía Đông, tỉnh Bình Định có diện tích đất tự nhiên là 605.057 ha, trong đó có 383.580 ha đất lâm nghiệp (chiếm 63,4% diện tích tự nhiên), trong đó, diện tích đất có rừng là 316.645 ha; độ che phủ rừng đạt 49,9% [64]. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã góp phần làm tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh hằng năm. Trên thực tế, rừng đã phát huy nhiều chức năng hữu ích như phòng hộ vùng đầu nguồn, bảo vệ môi trường; bảo tồn đa dạng loài động vật, thực vật; chống xói mòn, điều tiết nguồn nước phục vụ đời sống và sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương, góp phần tăng nguồn thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, miền núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định đã đạt được nhiều kết quả, góp phần làm tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh hằng năm (Độ che phủ rừng từ 45,8% năm 2010, tăng lên 48,8% năm 2013 và năm 2014 đạt 49,9%). Trên thực tế, diện tích rừng của tỉnh Bình Định đã phát huy được vai trò, chức năng hữu ích như: phòng hộ vùng đầu nguồn, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường; hấp thụ khí CO2, loại khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến quá trình biến đổi khí hậu trên trái đất; bảo tồn đa dạng loài động vật, thực vật rừng; duy trì, điều tiết nguồn nước phục vụ các nhà máy thủy điện hoạt động, cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân; đặc biệt, thông qua nhiều chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 góp phần tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn, miền núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại không ít hạn chế, bất cập làm giảm hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Giữa chính sách của Nhà nước đã ban hành và thực tế triển khai ở địa phương cơ sở còn một khoảng cách rất lớn, nhiều nội dung trong chính sách rất thiếu thực tế nên không khả thi, không thể thực hiện được… Một trong những khó khăn rất lớn cần giải quyết là công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ còn nhiều bất cập, hạn chế làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, làm tài nguyên rừng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, chức năng phòng hộ của rừng bị suy yếu; đây cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay mà chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các ngành chức năng liên quan của tỉnh rất quan tâm tìm hướng giải quyết nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp hiệu quả để khắc phục [66]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh thời gian qua và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ là hết sức cấp thiết nhằm góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của tỉnh Bình Định một cách bền vững, phát huy tốt chức năng phòng hộ vùng đầu nguồn, ven biển, bảo vệ môi trường; bảo tồn đa dạng loài động vật, thực vật; chống xói mòn, điều tiết nguồn nước phục vụ đời sống và sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương, góp phần tăng nguồn thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, miền núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn. Với những căn cứ trên, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Định” nhằm tìm các giải pháp thiết thực, có tính khả thi cao để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là các Ban quản lý rừng phòng hộ có điều kiện thuận lợi tổ chức thực hiện nhiệm vụ, khắc phục được các hạn chế khó khăn hiện nay trên cơ sở thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, phát huy tính năng động, sáng tạo của đơn vị; nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành ở địa phương với công tác bảo vệ rừng; đồng thời thúc đẩy quản lý rừng bền vững theo hướng giải quyết hài hòa, hợp lý giữa nghĩa vụ và trách nhiệm với quyền hưởng lợi tương xứng để khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài được thực hiện từ ngày 01/6/2015 đến ngày 31/12/2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định với ba mục tiêu sau: Phân tích và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đánh giá được tác động của hệ thống chính sách, pháp luật đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Từ kết quả nghiên cứu của Đề tài góp phần làm cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh một cách bền vững, đảm bảo mục tiêu đặt ra, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống sản xuất của người dân địa phương. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có những ý nghĩa thực tiễn như sau: Phản ánh đúng hiện trạng rừng và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung, của các Ban quản lý rừng phòng hộ nói riêng. Tác động của chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; những hạn chế, bất cập tồn tại cản trở khi triển khai thực hiện trong thực tế. Là cơ sở tham khảo điều chỉnh, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ. Là cơ sở để xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng phù hợp với thực tế hiện nay, góp phần ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật,…; đồng thời bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững thông qua các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho bảo PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 vệ và phát triển rừng gắn với hoạt động sinh kế, tăng thêm thu nhập để cải thiện, nâng cao mức sống cho người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ rừng trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Quản lý rừng Nhu cầu quản lý rừng đã có sự biến động theo thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cư dân sống gần rừng cũng như thể chế của mỗi quốc gia. Theo sự gia tăng dân số thế giới, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho đô thị hóa, sức ép lên tài nguyên rừng cũng ngày càng lớn để thỏa mãn như cầu đất sản xuất lương thực, lâm sản phục vụ tiêu dùng của con người. Vì vậy phương thức quản lý rừng cũng phải thay đổi theo nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các vấn đề xã hội nảy sinh, cũng như đảm bảo cho tài nguyên rừng được bảo vệ, duy trì một cách bền vững. Việc quản lý rừng theo hướng chỉ biết lợi dụng khai thác gỗ một cách ồ ạt để đáp ứng mục tiêu lợi ích kinh tế như trước đây không còn phù hợp, làm tăng nguy cơ mất rừng. Như vậy tất yếu phải có phương thức quản lý rừng mới phù hợp hơn, đó là quản lý rừng bền vững: Đòi hỏi việc quản lý rừng phải đảm bảo lợi ích hài hòa cả 3 yếu tố, đó là kinh tế, xã hội và môi trường; và 3 yếu tố này phải được đảm bảo duy trì ở hiện tại và tương lai [48]. Chính vì trước đây con người chỉ chú trọng việc khai thác được nhiều gỗ và lâm sản khác, phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp, làm nương rẫy… nên diện tích rừng và chất lượng rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Trước đây, quản lý rừng mang tính chất tập trung, chủ yếu do nhà nước thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, không đem lại hiệu quả vì không có sự tham gia của người dân. Trong khi đó, một trong những nhân tố chính tác động trực tiếp cũng như chịu ảnh hưởng rõ rệt của rừng chính là người dân địa phương; vì vậy theo nhận thức mới, người ta thấy được vai trò, tầm quan trọng của người dân, cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý tài nguyên rừng. Phương thức quản lý rừng cộng đồng xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khau nhau, như lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội ở Nêpan, Thái Lan, Philippin,… [49]. Ở Nam Phi, tại Vườn quốc gia Richtersveld việc nghiên cứu tìm ra phương thức quản lý rừng cộng đồng dựa vào hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình, còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác đã đóng góp rất tích cực cho việc thực hiện quản lý rừng tại Vườn quốc gia [58]. Sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách về phát triển kinh tế, xã hội có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý rừng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của công tác quản lý rừng đó là sự rõ ràng trong quyền sử dụng, sở hữu rừng và đất rừng đối với người dân. Một số nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ truyền thống trong xã hội có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề về sở hữu, sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel, 1993) [68]. Ở Trung Quốc, Chính phủ khuyến khích sự tham gia của người dân thông qua hệ thống hợp đồng quản lý đất (dẫn theo Vương Văn Quỳnh và cộng sự, 2000) [53]. Ngoài ra, thông qua các chính sách đất đai cũng đã giải quyết được vấn đề như thúc đẩy kinh tế, bình đẳng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng đất bền vững (Ulrich,1996) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [40]. Như vậy, với sự tác động của các bên liên quan trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất hệ thống chính sách quản lý rừng cùng với mối quan hệ cộng đồng cư dân địa phương đã có những chuyển biến tích cực trong định hướng quản lý rừng và sử dụng đất bền vững. 1.1.1.2. Sử dụng đất vùng phòng hộ Nhu cầu sử dụng đất của con người là rất lớn, trong khi đất nông nghiệp không thể mở rộng thì việc tác động, xâm lấn đến đất rừng phòng hộ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao việc sử dụng đất vùng phòng hộ đầu nguồn vừa mang lại hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo vai trò, chức năng phòng hộ đầu nguồn của rừng. Mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn (Conklin, 1957) (dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [47]. Du canh còn đang được xem xét như một góc nhìn để quản lý tài nguyên rừng, trong đó có đất đai được luân canh nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật - đất của hiện trường canh tác (Mc Grath, 1987) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [40]. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số thì chu kỳ bỏ hóa đất đai trong phương thức du canh ngày càng ngắn dần, con người bóc lột tiềm năng của đ ất mà không cung cấp trở lại nhằm duy trì tiềm năng sản xuất đó, mặt khác phương thức du canh dẫn theo hiện tượng phá rừng làm nương rẫy hậu quả là diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng, giảm độ che PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 phủ và tăng diện tích đất trống đồi núi trọc làm suy giảm nghiêm trọng vai trò phòng hộ môi trường của rừng. Phát triển lên một bước nữa trong phương thức sử dụng đất là sự ra đời của phương thức Taungya. Phương thức Taungya được ra đời sau phương thức du canh ở vùng nhiệt đới (Blanford, 1958) (dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [47]. Đây là phương thức được U. Pankle đề xuất năm 1806, theo đó đã trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày vào rừng Tếch (Tectona grandis) chưa khép tán. Sau này, hệ thống Taungya cải tiến dần và được coi như là một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái trên thế giới (Nair, 1987) (dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [47]. Một phương thức sử dụng đất khác được King (1977) đưa ra thay thế phương thức Taungya ở Myanmar trên điều kiện đất dốc đồi núi đó là phương thức canh tác nông lâm kết hợp. Đây là phương thức sử dụng đất hợp lý theo một hệ canh tác: Trồng cây nông nghiệp xen với cây lâm nghiệp và cây làm thức ăn gia súc trên cùng một khoảnh đất (Landgreen và T.B.Raintree, 1983; King, 1979; Hurley, 1983; Nair, 1989; Chun K.Lai, 1991) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [40]. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, mỗi châu lục việc áp dụng phương thức này có khác nhau, ví dụ: Châu Á, trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng mới trồng trong mấy năm đầu; New Zealand và Australia, dưới dạng rừng và đồng cỏ; Châu Phi và Châu Mỹ la tinh, dưới dạng trồng xen rừng phòng hộ, cây lấy củi và cây nông nghiệp,... Ngoài ra, mỗi quốc gia còn nghiên cứu và đề xuất các mô hình thích ứng riêng như: Ở Ấn Độ, phương thức sử dụng đất chủ yếu là mô hình trồng xen giữa các loài cây công nghiệp, lương thực, gỗ, tre nứa theo hệ thống nông lâm kết hợp được bố trí rất khoa học và chặt chẽ có xem xét đến điều kiện kinh tế xã hội cụ thể nơi gây trồng. Ở Inđônêxia, công ty Lâm nghiệp nhà nước chọn đất và hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm nông dân sử dụng sản phẩm nông nghiệp và bàn giao lại rừng cho Công ty, mô hình làng lâm nghiệp “Ladang” rất được chú ý (dẫn theo Bùi Đức Luân, 2010) [47]. Bên cạnh đó còn có hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử dụng đất dốc bền vững của Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao - Philippines năm 1970 xây dựng gồm 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc, đó là mô hình SALT1, SALT2, SALT3, SALT4, đây là những mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực - kỹ thuật canh tác nông nghiệp, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 lâm nghiệp và chăn nuôi trên đất dốc [52]. Tóm lại, vấn đề quản lý rừng và sử dụng đất vùng phòng hộ đã được các tác giả đề cập, nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều nơi trên thế giới. Từ thực tiễn quản lý rừng, sử dụng đất theo hướng tập trung chủ yếu trong tay nhà nước không còn phù hợp với những vấn đề môi trường, xã hội nảy sinh trong những năm gần đây nên đã xuất hiện một số phương thức quản lý rừng, sử dụng đất mới hiệu quả hơn, phù hợp với thực tế. Kết quả những nghiên cứu trên góp phần tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để tiếp tục thúc đẩy các nghiên cứu mới nhằm bổ sung, hoàn thiện các phương thức quản lý rừng, sử dụng đất tốt hơn. 1.1.2. Ở Việt Nam Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước; nhiều cơ chế, chính sách được ban hành tạo thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên rừng, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong công tác bảo vệ và phát triển rừng theo hướng quản lý rừng bền vững, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 quy định giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức, cá nhân để bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài; giao rừng và đất rừng phòng hộ [25], [26]; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng [54]. Nhằm đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ rừng, ngoài tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định rõ thêm cộng đồng dân cư thôn, bản cũng trở thành đối tượng được giao rừng (Điều 29); quy định đối với việc quản lý rừng phòng hộ: Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng. Những khu rừng phòng hộ không đủ điều kiện như trên thì Nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng [54]; Quy chế quản lý rừng [23]… Để thực hiện một cách hiệu quả quản lý rừng bền vững cần phải giải quyết một cách hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người dân, cộng đồng dân cư. Việc xác định cơ chế chia sẻ lợi ích gắn l i ề n v ớ i quyền và nghĩa vụ của người dân đối với rừng rất được nhà nước ta quan tâm trong thời gian qua và đã được cụ thể hóa thông qua hệ thống văn bản chính sách, pháp luật, như PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 chính sách trồng mới 5 triệu ha rừng [18]; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng nhằm tạo động lực kinh tế khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng [20]; …; chính sách hưởng lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng khi tham gia trồng rừng sản xuất “được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành” [24]; chính sách và giải pháp tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng [32]; cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 [29]… Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020 là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng [31]. Tóm lại, những chính sách của Đảng, Nhà nước thời gian qua đã đem lại những chuyển biến tích cực về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên rừng được quản lý tốt hơn, đời sống của người dân gắn với rừng từng bước được cải thiện, tạo thêm việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước có nhiều vấn đề phức tạp phát sinh cần giải quyết như: nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng trong khi đất sản xuất có giới hạn không thể tự “phình thêm”, dẫn đến tình trạng người dân phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp để lấy đất trồng trọt, canh tác nương rẫy; ngân sách nhà nước không đáp ứng đầy đủ được so với yêu cầu thực tế nên gây khó khăn, hạn chế cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các ban quản lý rừng phòng hộ; chính sách hưởng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 lợi đối với đối tượng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng còn bất cập, không phù hợp nên thiếu khả thi trong thực tế vì chưa tạo được động lực mạnh mẽ nhằm khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng... Từ đó rất cần nghiên cứu những giải pháp hữu hiệu về bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với thực tiễn, nhất là về chính sách, pháp luật được người dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nguy cơ rừng tiếp tục bị xâm hại Mặc dù ngày nay cuộc sống của người dân nông thôn đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt, nhiều loại vật liệu thay thế gỗ, các loại thực phẩm thay thế sản phẩm động vật, thực vật rừng… ra đời để phục vụ nhu cầu cuộc sống, nhưng không thể phủ nhận rừng vẫn có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế, đời sống sản xuất hằng ngày của nhiều người dân, nhất là người dân sống nơi gần rừng và đồng bào dân tộc thiểu số cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn. Do vậy tình trạng xâm hại rừng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh còn tiếp tục xảy ra thông qua các hoạt động như: phá rừng để lấy đất sản xuất nương rẫy, trồng rừng nguyên liệu giấy; khai thác trái phép lâm sản (chủ yếu là gỗ), săn bắt trái phép động vật rừng… làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng rừng giảm sút, chức năng phòng hộ của rừng bị suy yếu. Trong 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 457 vụ phá rừng, diện tích rừng bị phá là 419 ha; 153 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy là 821,35 ha [34]. Như vậy từ thực tế có thể thấy tài nguyên rừng vẫn còn đứng trước nguy cơ bị xâm hại rất cao, nếu chính quyền các cấp, các ngành chức năng và các bên liên quan không có những giải pháp kịp thời, khả thi thì công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn. 1.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Thời gian qua, các Ban quản lý rừng phòng hộ của tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Các Ban quản lý rừng phòng hộ đã xây dựng phương án phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bên nhận khoán bảo vệ rừng kiểm tra rừng, phát hiện ngăn chặn các vụ phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp nên đã hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, hạn chế tình trạng khai thác rừng trái phép và cháy rừng. Tuy nhiên do diện tích rừng quản lý quá lớn, địa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 bàn rộng, phần lớn ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn; phương tiện đi lại, làm việc còn thiếu thốn, hạn chế, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách quá mỏng,… nên tình tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp và cháy rừng hằng năm vẫn còn diễn biến phức tạp, diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm còn lớn nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bảo vệ rừng của các đơn vị [60]. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu trên, đòi hỏi tất yếu phải có những giải pháp hiệu quả để quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng, đặc biệt là đối với rừng phòng hộ. Khi rừng được quản lý, bảo vệ tốt thì chất lượng rừng tăng lên tương ứng với diện tích rừng, và quan trọng là phát huy tối đa vai trò, tác dụng phòng hộ bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước, hạn chế lũ lụt, đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường; đồng thời, nâng cao giá trị của rừng về mặt kinh tế - xã hội, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, sản xuất của người dân địa phương. Từ những lý do nêu trên mà Đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề tồn tại cụ thể như sau: - Tình trạng phá rừng để làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi. - Tình trạng phá rừng để lấy đất trồng rừng nguyên liệu giấy: Từ nhu cầu cao về nguyên liệu dăm gỗ để sản xuất bột giấy, ván gỗ nguyên liệu để sản xuất gỗ ván ép, ván ghép thanh của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lâm sản xuất khẩu, cơ sở sản xuất hàng mộc gia dụng; những năm qua, phong trào trồng rừng trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu trên. Nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định, lâu dài và đã đầu tư kinh phí trồng rừng sản xuất cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ xuất khẩu, một số gỗ đạt quy cách thì cung cấp cho các cơ sở sản xuất gỗ ván ép, gỗ ván ghép thanh… Bên cạnh mặt tích cực là đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người trồng rừng, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn, thì cũng nảy sinh vấn đề khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Bởi vì để có đất trồng rừng, nhiều người đã bất chấp pháp luật lén lút phá rừng tự nhiên, lấn chiếm đất lâm nghiệp, trong đó có diện tích rừng phòng hộ để lấy đất trồng rừng, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 - Tình trạng khai thác gỗ trái phép còn xảy ra phức tạp, nhất là những khu rừng còn nhiều loại gỗ quý, hiếm… - Khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ. - Thiếu các cơ chế, chính sách của Nhà nước để các Ban quản lý rừng phòng hộ chủ động tháo gỡ khó khăn, tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từ trước đến nay luôn là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Yêu cầu nhiệm vụ đặt ra là phải quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách hiệu quả và bền vững vừa có tính vừa cấp bách, vừa lâu dài. Tính cấp bách thể hiện trong những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, giữ gìn và bảo tồn được nguồn tài nguyên rừng quý giá; đồng thời, về lâu dài là làm cho rừng được bảo tồn và phát triển bền vững, phát huy những giá trị to lớn của rừng đối với môi trường, kinh tế, xã hội, đời sống sản xuất của nhân dân. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 13 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định với 3 phân vùng đặc trưng miền núi, trung du và đồng bằng ven biển, áp dụng cho 3 loại hình rừng phòng hộ điển hình của toàn tỉnh Bình Định cũng như toàn bộ các tỉnh khu vực Miền Trung Việt Nam. a) Hiện trạng rừng của 3 Ban quản lý rừng phòng hộ, gồm Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh (Vùng núi), Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Sơn (Vùng trung du) và Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ (Vùng đồng bằng ven biển). b) Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của 3 Ban quản lý rừng phòng hộ, gồm: - Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh (đại diện Vùng núi); - Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Sơn (đại diện Vùng trung du); - Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ (đại diện Vùng đồng bằng ven biển). c) Hệ thống chính sách, pháp luật, văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung tại địa bàn 3 huyện của tỉnh Bình Định, đại diện cho 3 vùng sinh thái của tỉnh, gồm huyện Vĩnh Thạnh (Vùng núi), huyện Tây Sơn (Vùng trung du) và huyện Phù Mỹ (Vùng đồng bằng ven biển). 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1) Hiện trạng rừng phòng hộ của 3 Ban quản lý rừng phòng hộ đại diện cho 3 vùng sinh thái (Vùng núi, Trung du và Đồng bằng ven biển). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 14 2) Thực trạng chung công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ và công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của 3 Ban quản lý rừng phòng hộ đại diện cho 3 vùng sinh thái của tỉnh (vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng ven biển). 3) Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuộc địa bàn nghiên cứu đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. 4) Chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. 5) Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bình Định. Thông qua điều tra thu thập thông tin từ các cơ quan nhà nước, lãnh đạo địa phương, các đơn vị chủ rừng, các hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng,… đồng thời từ thực tế công tác trong ngành chuyên trách bảo vệ rừng để rút ra được các vấn đề thuận lợi, khó khăn, bất cập trong thực tế khi triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng nhằm đề xuất triển khai các giải pháp, chính sách có tình khả thi cao, đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo hướng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1) Thu thập thông tin điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Bình Định thời gian qua thông qua các cơ quan quản lý chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp và các tài liệu, báo cáo của các cấp, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh, huyện liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 2) Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích vấn đề SWOT (Strength: điểm mạnh – Weakness: điểm yếu – Opportunity: cơ hội – Threat: nguy cơ/thách thức). 3) Sử dụng các phiếu điều tra và phỏng vấn lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, tập thể, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn 3 huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Phù Mỹ. 4) Sử dụng các phần mềm tin học thống kê để tính toán, thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu thu thập được. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 15 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ THỜI GIAN QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Theo Báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình Định năm 2014 [67], tính đến 31/12/2014, tỉnh Bình Định có 383.580,43 ha đất lâm nghiệp (chiếm 63,40% diện tích tự nhiên); trong đó có 310.634,65 ha đất có rừng (chiếm 80,98% diện tích đất lâm nghiệp) và 72.945,78 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng , cụ thể như sau: - Đất lâm nghiệp có rừng (310.634,65 ha); trong đó, diện tích rừng tự nhiên 204.922,44 ha, diện tích rừng trồng 105.712,21 ha. Phân theo chức năng như sau: + Chức năng đặc dụng: 24.238,80 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên 22.796,90 ha, diện tích rừng trồng 1.441,90 ha. + Chức năng phòng hộ: 155.577,68 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên 127.876,81 ha, diện tích rừng trồng 27.700,87 ha. + Chức năng sản xuất: 130.818,17 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên 54.248,73 ha, diện tích rừng trồng 76.569,44 ha. - Đất lâm nghiệp chưa có rừng (72.945,78 ha); trong đó quy hoạch chức năng đặc dụng 9.259,20 ha; chức năng phòng hộ 39.200,17 ha; và chức năng sản xuất 24.486,41 ha. Độ che phủ rừng của tỉnh Bình Định tính đến 31/12/2014 đạt 49,9%. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuộc địa bàn nghiên cứu (3 huyện: Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Phù Mỹ) 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Vĩnh Thạnh a) Điều kiện tự nhiên: Vĩnh Thạnh là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Định, có diện tích tự nhiên là 72.251,25 ha [67]; phía Bắc giáp huyện An Lão phía Đông và Đông Nam giáp huyện Hoài Ân và Phù Cát, phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã An Khê và huyện K’Bang (tỉnh Gia Lai), phía Nam giáp huyện Tây Sơn. Huyện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn