Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Ứng dụng GIS trong quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên dịa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 11
download
Mục đích của đề tài là đánh giá được đặc điểm sinh thái, các nhân tố sinh thái ảnh hưởng và vùng phân bố đến cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Xây dựng được mô hình tối ưu hóa GIS trong quy hoạch, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Ứng dụng GIS trong quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên dịa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Ứng dụng GIS trong quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên dịa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” là của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố. Nếu có kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác thì đều được trích dẫn rõ nguồn gốc. Huế, tháng 04 năm 2016 Tác giả Đinh Văn Quỳnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Ứng dụng GIS trong quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” được sự giúp đỡ của UBND huyện Nam Trà My, hạt Kiểm lâm Nam Trà My, Phòng Tài nguyên Môi trường Nam Trà My, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh và UBND các xã của huyện Nam Trà My, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, do vậy đề tài đã hoàn thành đúng thời gian quy định. Nhân dịp này cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo khoa Lâm nghiệp, Phòng sau đại học và đặc biệt là cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Nam Trà My, Phòng Tài nguyên Môi trường Nam Trà My, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh, UBND các xã của huyện Nam Trà My và tất cả người dân địa phương của các xã trên địa bàn huyện Nam Trà My đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thực tế phục vụ cho luận văn. Xin cảm ơn tất cả những bạn bè, người thân, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi khắc phục những khó khăn, hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy, cô giáo và các bạn bè để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày tháng năm 2016 Tác giả Đinh Văn Quỳnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh thái, vùng phân bố của cây sâm Ngọc Linh để bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu dựa trên ứng dụng GIS, đặc điểm cây sâm Ngọc Linh để xây dựng các loại bản đồ: Bản đồ hiện trạng, bản đồ phân bố cây sâm Ngọc Linh, bản đồ độ dốc, bản đồ đai cao, bản đồ địa hình, bản đồ thích hợp tiềm năng loài sâm Ngọc Linh. Trên cơ sở các loại bản đồ ta chồng xếp các loại bản đồ đó ta được bản đồ quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu của đề tài đạt được một số kết quả như sau: Cây sâm Ngọc Linh phân bố chủ yếu trong rừng tự nhiên từ độ cao 1.200 m trở lên, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở độ cao 1.600 m trở lên với độ tàn che từ 0,7, độ ẩm từ 85,5% - 87,5%, nhiệt độ trung bình ban ngày là 20 – 250C, ban đêm từ 15-180C, hàm lượng mùn cao, đất không dốc quá 350. Diện tích vùng quy hoạch 16.735,03 ha nằm trên địa bàn 10 xã của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vùng đệm với diện tích 9.499,76 ha từ độ cao từ 1.200 – 1.600 m, vùng lõi với diện tích 7.235,27 ha từ độ cao 1.600 m trở lên. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích 2.249,65 ha, phân khu phục hồi sinh thái với diện tích 6.284,04 ha. Diện tích quy hoạch, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh 15.642,53 ha. Trong đó: Diện tích quy hoạch cho bảo tồn là 2.359,75 ha, diện tích quy hoạch cho phát triển sâm Ngọc Linh là 13.283 ha. Một số giải pháp trong quy hoạch, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh: Giải pháp về đất đai, giải pháp về Giải pháp về đất đai, giải pháp về sử dụng rừng, giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về lao động, giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng vùng quy hoạch, giải pháp về công nghệ và kỹ thuật, giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, giải pháp về vốn, giải pháp truyền thông. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT ............................................................................. viii DANH MỤC HỆ THỐNG BẢNG .................................................................................ix DANH MỤC HỆ THỐNG HÌNH ẢNH ........................................................................xi MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................2 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................3 1.1. Một số khái niệm và cơ sở lý luận ............................................................................3 1.1.1.Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu. .............................................................. 4 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ........................................................... 5 1.2. Quy hoạch lâm nghiệp .............................................................................................. 6 1.2.1. Khái niệm quy hoạch lâm nghiệp ..........................................................................6 1.2.2. Lịch sử phát triển của khoa học quy hoạch lâm nghiệp ........................................7 1.3. Ứng dụng GIS trong quy hoạch................................................................................9 1.3.1. Cấu trúc dữ liệu trong GIS ..................................................................................10 1.3.2. Các kiểu dữ liệu không gian ................................................................................10 1.3.3. Một vài chức năng sử lý dữ liệu trong GIS ......................................................... 11 1.4. Lâm sản ngoài gỗ....................................................................................................12 1.5. Lịch sử phát hiện ....................................................................................................14 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.6. Vai trò, giá trị của cây Sâm Ngọc Linh ..................................................................15 1.6.1 Dược tính ..............................................................................................................15 1.6.2. Tác dụng đối với sức khỏe ..................................................................................15 1.6.3. Giá trị về kinh tế ..................................................................................................15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................................17 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................17 1) Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 17 2) Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................17 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 17 1) Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu ........................ 17 2) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng huyện Nam Trà My ........................................17 3) Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và thực trạng phân bố của cây sâm Ngọc Linh. .......17 4) Thực trạng quản lý, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh ................................ 17 5) Nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố cây Sâm Ngọc Linh ......17 6) Thiết lập bản đồ thích hợp tiềm năng loài sâm Ngọc Linh ở địa bàn huyện Nam Trà My ........................................................................................................................... 18 7) Quy hoạch, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh ..............................................18 8)Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. ..........................................................................18 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 18 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................................18 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...................................................................19 2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ thích hợp tiềm năng loài sâm Ngọc Linh ở địa bàn nghiên cứu...............................................................................................................20 2.3.4. Phương pháp xử lý ảnh vệ tinh ............................................................................22 2.3.5. Phương pháp bản đồ ............................................................................................ 23 2.3.6. Phương pháp phân tích thống kê .........................................................................24 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25 13.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu....................25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 25 3.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội ..................................................................................27 3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Nam Trà My ....................................................30 3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và thực trạng phân bố của cây sâm Ngọc Linh .....37 3.3.1. Đặc điểm sinh học ............................................................................................... 37 3.3.2. Đặc điểm phân bố ................................................................................................ 39 3.4. Thực trạng quản lý, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh .............................. 40 3.4.1. Thực trạng bảo tồn và phát triển..........................................................................40 3.4.2. Đánh giá tình hình phát triển cây giống sâm Ngọc Linh.....................................44 3.4.3. Công tác nâng cao nhận thức của người dân ....................................................... 46 3.4.4. Công tác bảo vệ rừng vùng Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh ....47 3.4.5.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm sâm Ngọc Linh .....................................................47 3.5. Nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố cây sâm Ngọc Linh. ...48 3.5.1. Ảnh hưởng của địa hình ......................................................................................48 3.5.2. Ảnh hưởng của thảm thực vật rừng .....................................................................52 3.5.3. Ảnh hưởng của khí hậu ....................................................................................... 55 3.6. Thiết lập bản đồ thích hợp tiềm năng loài Sâm Ngọc Linh ở địa bàn huyện Nam Trà My ........................................................................................................................... 56 3.6.1. Xác định trọng số và điểm thích hợp của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự dụng đất phát triển sâm Ngọc Linh ...............................................................................56 3.6.2. Thiết lập bản đồ thích nghi sử dụng đất phục vụ quy hoạch, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh...............................................................................................................57 3.7. Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh ............................................62 3.7.1. Phạm vi, quy mô vùng quy hoạch .......................................................................62 3.7.2.Quy hoạch phân khu chức năng rừng đặc dụng trong vùng quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh. ............................................................................................. 69 3.7.3. Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh .........................................71 3.8. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ...........................................................................78 3.8.1. Giải pháp về đất đai ............................................................................................. 78 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.8.2. Giải pháp về sử dụng rừng ..................................................................................78 3.8.3. Giải pháp về cơ chế chính sách ...........................................................................79 3.8.4. Giải pháp về lao động .......................................................................................... 79 3.8.5. Các giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng vùng quy hoạch............................... 80 3.8.6. Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật .............................................................. 80 3.8.7. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng .......................................................................81 3.8.8. Giải pháp về vốn ..................................................................................................81 3.8.9. Giải pháp truyền thông ........................................................................................ 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 83 1. Kết luận......................................................................................................................83 2. Kiến nghị ...................................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên GIS Hệ thống thông tin địa lý VQG Vườn quốc gia HST Hệ sinh thái UBND Uỷ ban nhân dân CP Cổ phần FAO Tổ chức Nông lương Thế giới CSDL Cơ sở dữ liệu Ctv Cộng tác viên LSNG Lâm sản ngoài gỗ ÔTC Ô tiêu chuẩn DD Đặc dụng PH Phòng hộ SX Sản xuất ĐVT Đơn vị tính BQL RPH Ban quản lý rừng phòng hộ DA Dự án PTNT Phát triển nông thôn QLBVR Quản lý bảo vệ rừng HĐND Hội đồng nhân dân GPS Hệ thống định vị toàn cầu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC HỆ THỐNG BẢNG Bảng 3.1: Dân số, lao động và các hộ nghèo năm 2014................................................28 Bảng 3 .2: Dân số phân theo thành phần dân tộc năm 2014 .........................................29 Bảng 3.3: Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Nam Trà My ..........................................31 Bảng 3.4: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên theo đơn vị hành chính .......................... 34 Bảng 3.5: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên phân theo chủ quản lý ........................... 36 Bảng 3.6: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên phân theo đai cao ...................................37 Bảng 3.7: Diện tích Sâm Ngọc Linh đang được bảo tồn và phát triển.......................... 40 Bảng 3. 8: Thống kê số chốt, các hộ và số lượng cây Sâm được chọn để bảo tồn .......42 Bảng 3.9: Đánh giá khả năng cung cấp giống ............................................................... 46 Bảng 3.10: Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên phân theo đai cao & hành chính ..........48 Bảng 3.11. Hiện trạng diện tích rừng tự nhiên phân theo độ tàn che &đơn hành chính ....... 53 Bảng 3.12: Điểm số và trọng số phục vụ đánh giámức độ thích nghi sử dụng đất .......57 phát triển Sâm Ngọc Linh.............................................................................................. 57 Bảng 3.13: Tổng hợp diện tích phân hạng phù hợp đất phát triển sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My........................................................................................................58 Bảng 3.14: Mức độ thích nghi sử dụng đất phân theo đơn vị hành chính.....................60 Bảng 3.15: Mức độ thích nghi sử dụng đất phân theo chức năng .................................61 Bảng 3.16: Mức độ thích nghi sử dụng đất phân theo chủ quản lý ............................... 61 Bảng 3.17: Mức độ thích nghi sử dụng đất phân theo đai cao ......................................62 Bảng 3.18: Diện tích quy hoạch vùng đệm bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh........65 Bảng 3.19: Diện tích quy hoạch vùng lõi bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh ..........67 Bảng 3.20: Diện tích vùng lõi phân theo đơn vị hành chínhvà chức năng 3 loại rừng .69 Bảng 3.21: Diện tích quy hoạch vùng lõi phân theo chức năng 3 loại rừng và chủ quản lý.................................................................................................................. 69 Bảng 3.22: Diện tích các phân khu chức năng rừng đặc dụng trong vùng quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh ......................................................................70 Bảng 3.23: Diện tích quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh phân theo đơn vị hành chính......................................................................................................................72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x Bảng 3.24: Diện tích quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh phân theo chức năng rừng ....................................................................................................................... 72 Bảng 3.25: Diện tích quy hoạch bảo tồn sâm Ngọc Linh phân theo đơn vị hành chính ....... 74 Bảng 3.26: Diện tích quy hoạch bảo tồn sâm Ngọc Linh phân theo chức năng rừng ...74 Bảng 3.27: Diện tích quy hoạch bảo tồn sâm Ngọc Linhphân theo chủ quản lý ..........75 Bảng 3.28: Diện tích quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh phân theo đơn vị hành chính.... 75 Bảng 3.29: Diện tích quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh phân theo mức độ ưu tiên ......76 Bảng 3.30: Diện tích quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh phân theo chức năng rừng .....76 Bảng 3.31: Diện tích quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linhphân theo giai đoạn ...........77 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xi DANH MỤC HỆ THỐNG HÌNH ẢNH Hình 1.1. Mô hình Vector và Raster..............................................................................10 Hình 2.1. Sơ đồ lập ÔTC ............................................................................................... 19 Hình 2.2. Sơ đồ phân tích đa nhân tố ............................................................................21 Hình 2.3. Sơ đồ xử lý ảnh vệ tinh ..................................................................................22 Hình 2.4. Sơ đồ các bước ứng dụng GIS trong quy hoạch, bảo tồn phát triển cây sâm Ngọc Linh ......................................................................................................................24 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Nam Trà My ....................................................................25 Hình 3.2. Ảnh vệ tinh Spot5 xử lý bằng phần mềm EcognitionDeveloper ...................32 Hình 3.3.Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng huyện Nam Trà My ................................ 33 Hình 3.4. Đặc điểm của cây sâm Ngọc Linh(chụp 9/2015 ở độ cao trên 1600m) ........38 Hình 3.5. Phân bố của cây sâm Ngọc Linh(chụp 9/2015 ở độ cao trên 1600m)...........39 Hình 3.6. Sơ đồ kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm....................................................... 47 Hình 3.7. Bản đồ hiện trạng vùng quy hoạch sâm ........................................................ 52 Hình 3.8. Bản đồ độ tàn che của thảm thực vật ở vùng quy hoạch ............................... 55 Hình 3.9. Bản đồ phân cấp mức độ thích nghi sử dụng đất ..........................................59 Hình 3.10. Bản đồ phân vùng chức năng quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh .....................................................................................................................64 Hình 3.11. Bản đồ vùng đệm quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh .....66 Hình 3.12. Bản đồ vùng lõi quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh........68 Hình 3.13. Bản đồ phân cấp chức năng rừng đặc dụng và 3 loại rừng ......................... 71 Hình 3.14. Bản đồ quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh ......................73 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng đối với sản xuất lâm nghiệp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và đời sống xã hội. Để phương án quy hoạch đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất đòi hỏi phải thu thập được toàn bộ thông tin về các khía cạnh của tự nhiên, kinh tế và xã hội, đồng thời phải có những phân tích về mối quan hệ giữa các yếu tố thành phần để đề xuất các giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp phù hợp nhất [42]. Như chúng ta đã biết ở châu Á, nhân sâm được coi là thần dược có thể chữa bách bệnh từ hàng ngàn năm nay (Hong, 1978). Ngay từ những năm 435-546, đã có việc xuất khẩu nhân sâm tự nhiên (không phải do người ta trồng) từ Koguryo (Hàn Quốc ngày nay) sang Trung Quốc. Hiện nay Hàn Quốc việc mở rộng sản xuất, những chương trình nghiên cứu rất tốt trong phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng, việc phát triển sản phẩm, hệ thống tiếp thị được tổ chức tốt trên toàn thế giới sẽ tiếp tục đảm bảo vị trí dẫn đầu của ngành nhân sâm Hàn Quốc. Thị trường sẽ còn rộng mở hơn nhờ sự dịch chuyển dần trong cách tiếp cận của y học phương Tây. Còn đối với trên thế giới, hiện nay nhân sâm đang được phân phối ở 35 nước trên thế giới với mức độ tiêu thụ khác nhau ở từng nước. Tuy nhiên, do không có thống kê chính xác về việc sản xuất và phân phối nhân sâm của mỗi nước nên rất khó dự đoán thị trường nhân sâm thế giới. Nhìn chung, 4 nước sản xuất nhân sâm lớn nhất là Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada và Mỹ; chiếm hơn 99% sản lượng nhân sâm toàn thế giới (88.080 tấn). Thị trường nhân sâm có giá trị ước khoảng 2.084 triệu USD, trong đó, thị trường Hàn Quốc vào khoảng 1.140 triệu USD là thị trường phân phối nhân sâm lớn nhất thế giới. Đặc biệt, cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) là loại dược phẩm quý hiếm, được xếp vào một trong bốn cây sâm quý nhất trên thế giới (sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên, sâm Việt Nam), đã được các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao không những về giá trị kinh tế, mà còn về công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Hiện nay, cây sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh), được phân bố nhiều nhất ở huyện Nam Trà My của Tỉnh Quảng Nam, huyện TuMơRông của tỉnh Kon Tum. Theo các nhà nghiên cứu dược học, xu hướng tới của thế giới là dùng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên vì nó có tác dụng trị liệu cao, không gây tác dụng phụ được các công ty dược chế biến thành các loại thuốc phòng, trị các bệnh đặc hiệu có hiệu quả tốt. Tỉnh Quảng Nam có lợi thế về phát triển cây Sâm Ngọc Linh được thiên nhiên ban tặng tại một số xã trên địa bàn huyện Nam Trà My, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh bằng việc hỗ trợ ngân sách xây dựng trạm dược liệu Trà Linh từ 2004, thành lập Trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 xây dựng cơ chế khuyến khích, bảo tồn phát triển Sâm Ngọc Linh giai đoạn 2014-2020, ra Quyết định bảo tồn nguồn gen, v.v... Tuy nhiên, việc phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua mang tính chất thực nghiệm, bảo tồn và phát triển chưa có quy hoạch cụ thể. Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh là tiền đề cho việc quản lý, hoạch định chính sách và định hướng phát triển loài cây quý hiếm này nhằm thu hút đầu tư, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu và đưa Sâm Ngọc Linh thành một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc quy hoạch bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My là cần thiết. Để bảo tồn và phát triển giống sâm quý này, thực tiễn cho các vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng GIS trong quy hoạch, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, vùng phân bố của cây sâm Ngọc Linh để bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng quản lý và khai thác cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. - Đánh giá được đặc điểm sinh thái, các nhân tố sinh thái ảnh hưởng và vùng phân bố đến cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. - Xây dựng được mô hình tối ưu hóa GIS trong quy hoạch, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp tư liệu khoa học về đặc điểm sinh thái, vùng phân bố trong tự nhiên của cây sâm Ngọc Linh. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm sinh thái, vùng phân bố của cây sâm Ngọc Linh đề xuất một số những giải pháp quy hoạch, bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm và cơ sở lý luận - Quy hoạch: Là quá trình của tư duy lý thuyết có quan hệ với từng sự việc được hình thành và thể hiện qua một quá trình hành động thực tế. Trong quá trình này nhà quy hoạch phải tính toán, cân nhắc và đề xuất những hoạt động cụ thể để đạt được những kết quả dẫn đến mục tiêu. Mục tiêu đạt được phải đảm bảo tính hiệu quả và tính bền vững [1]. Ngoài ra, quy hoạch là kế hoạch hóa không gian nhằm thực hiện những quyết định của Nhà nước trên lãnh thổ nhất định. Quy hoạch mang tính hướng dẫn, tạo khả năng thực hiện các chính sách phát triển, kiểm soát các hoạt động, sử dụng nguồn lực, tạo ra sự cân bắng sinh thái trong môi trường sống và sự công bằng trong đời sống xã hội [34]. - Bảo tồn: Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai”. - Bảo tồn đa dạng sinh học: Là biện pháp đặc biệt để duy trì và bảo vệ động thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện có hai phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học đang được sử dụng là: Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation) và bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation). - Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation): Bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì có 6 loại khu bảo tồn: Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay bảo tồn hoang dã); Loại II: VQG, chủ yếu để bảo tồn các HST và sử dụng vào việc du lịch, giải trí, giáo dục; Loại III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt; Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ; Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch; Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích sử dụng một cách bền vững các HST và tài nguyên thiên nhiên. - Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation): Bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu trữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1) nơi sinh sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu trữ lâu hơn các loài nói trên, (2) dùng để làm vật liệu nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các bộ sưu tập visinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy.... Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu trữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hóa tự nhiên. - Lâm sản ngoài gỗ: Là những sản phẩm từ sinh vật hoặc có nguồn gốc từ sinh vật, không phải gỗ, và các dịch vụ từ sinh vật có được từ hệ sinh thái rừng và đất rừng phục vụ cho mục đích của con người. Mục đích sử dụng của con người tùy thuộc vào đặc tính riêng của từng cộng đồng, từng quốc gia hay từng khu vực. 1.1.1.Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu. Cây Sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) có tên khoa học là Panaxvietnamensis Ha et Crush, Araliacea, là một loại cây đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh, là cây thuốc quý hiếm của tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và của quốc gia. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, Sâm Ngọc Linh về mặt hóa học, thân và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật, đại diện chính của Sâm Ngọc Linh là Ginsenoside - Rb1, Ginsenosid - Rg1, Ginsenosid - Rd, majonosid-R1, majonosid-R2. Đặt biệt majonosid-R2 chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần của sâm Ngọc Linh. Trong lá và cọng lá đã phân lập được 19 saponin dammaran. Trong đó 8 saponin có cấu trúc mới. Ngoài thành phần chính là saponin, trong lá và cọng lá Sâm Ngọc Linh còn xác định có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng glucid tinh dầu là 0,1%. Sâm Ngọc Linh là một loài cây dược liệu quý vào loại bậc nhất ở Việt Nam. Nó quý bởi giá trị về chất lượng của nó đã được các nhà nghiên cứu chứng minh sâm Ngọc Linh có một số đặt điểm hơn cả sâm Trường Bạch (Triều Tiên) và hơn cả sâm Tây Dương (Mỹ). Nó quý bởi nó đang sinh sống tự nhiên ở độ cao tuyệt đối trên 1.500m, ổn định ở vùng rừng già hỗn giao nguyên sinh mà tác động của con người gần như không đáng kể. Có tác dụng cụ thể như sau: - Bệnh nhân cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt, tăng thể trọng, tăng thị lực, hoạt động trí lực và thể lực được cải thiện tốt; - Giảm mệt mỏi, chống nhược sức do lao động liên tục và quá tải; - Gia tăng sức đề kháng của cơ thể trong các bệnh lý nhiễm trùng, hiệp lực với một số kháng sinh thông dụng; - Cải thiện các chỉ số sinh hoá của cơ thể như: tăng dung tích sống, giảm cholesterol huyết, tăng số lượng hồng cầu, hemoglobin và Cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và sinh dục,Nâng cao huyết áp trong các trường hợp hạ huyết áp do suy nhược,Nâng cao thể trạng và giúp phục hồi nhanh sau phẩu thuật dạ dày,Có tác PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 dụng làm dịu và giảm đau trong viêm họng, giúp bệnh nhân dễ thở và làm long đờm trong các bệnh lý về phế quản và phổi, ngăn chặn sự tái phát của các cơn hen, Có tác dụng hiệp lực với các thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường. Cây sâm Ngọc Linh là loài cây dược liệu quý, có nhiều công dụng trong chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe đối với con người và có giá bán cao trên thị trường. Chính những lý do này mà con người đã khai thác một cách quá mức và không hợp lý nên hiện nay cây sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Để ngăn chặn việc khai thác quá mức loài cây này, Chính phủ Việt Nam đã thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực đã phát hiện có sâm Ngọc Linh trong tự nhiên tại 02 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, đưa sâm Ngọc Linh vào trong sách đỏ Việt Nam với đe dọa ở bậc E, là loài thực vật có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít đang có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng. Tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh bằng việc hỗ trợ ngân sách xây dựng trạm dược liệu Trà Linh từ năm 2004, thành lập Trung tâm phát triển sâm Ngọc Linh giai đoạn 2014-2020, v.v… UBND huyện Nam Trà My cũng đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2020 và phê duyệt phương án thành lập Trại sâm giống Tắk Ngo, hỗ trợ giống cho nhân dân để phát triển bảo tồn nguồn gen, v.v… Tuy nhiên, việc phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My trong thời gian qua còn mang tính manh mún, công tác bảo tồn và phát triển chưa được xác định rõ quy mô cũng như địa điểm một cách tổng quan. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu Theo kết quả điều tra của Dược sỹ Phan Văn Đệ Trung tâm Sâm và dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh về phân bố cây Sâm Việt Nam; Tiến sỹ Nguyễn Bá Hoạt Phó Viện trưởng Viện Dược liệu cây Sâm Ngọc Linh phát triển tốt ở độ cao từ 1.500 m trở lên, xung quanh đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa bàn huyện Trà My tỉnh Quảng Nam và 2 huyện Tu Mơ Rông, Đắc Glei tỉnh Kon Tum. Từ năm 2004, cây Sâm Ngọc Linh đã được đem trồng tại những vùng phân bố tự nhiên trên đai cao từ 1.500 m trở lên tại các thôn 2, 3 và thôn 4 xã Trà Linh, huyện Nam Trà My. Hiện nay đã được nhân dân trong vùng và Trạm dược liệu Trà Linh thuộc công ty CP Cổ phần Dược-Sâm Quảng Nam (nay là Trung tâm bảo tồn Sâm Ngọc Linh và Dược liệu tỉnh Quảng Nam) đã trồng thành công Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tại khu vực 7 thôn thuộc 3 xã là Trà Linh, Trà Nam và Trà Cang huyện Nam Trà My từ độ cao từ 1500 m trở lên, cây Sâm sinh trưởng, phát triển tốt, có thể nhân rộng trên thực tế trong vùng, Riêng 3 thôn tại xã Trà Linh đã có một số diện tích trồng Sâm cho thu hoạch với chất lượng Sâm tương đối tốt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 1.2. Quy hoạch lâm nghiệp 1.2.1. Khái niệm quy hoạch lâm nghiệp Quy hoạch bao gồm việc lập kế hoạch và quản lý kế hoạch đó; lập kế hoạch là việc điều tra khảo sát và phân tích các tình hình hiện tại và xác định các nhu cầu trong tương lai để chuẩn bị cho một kế hoạch đáp ứng các nhu cầu đó; và quản lý là thiết lập các giải pháp để thực thi các hoạt động. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được thực hiện ở các cấp khác nhau từ cấp toàn cầu cho đến cấp thôn buôn hoặc trang trại. Cấp toàn cầu hoặc khu vực: Nhằm xây dựng một chiến lược sử dụng tài nguyên rừng được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế và các chính phủ, nó được xem là cơ sở để hướng dẫn lập kế hoạch toàn cầu, khu vực. Các lĩnh vực ưu tiên và các hướng dẫn trong Chương trình hành động rừng nhiệt đới là một ví dụ. Cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh: Đây là cấp chủ yếu để đưa các chính sách quốc gia. Cấp quy hoạch này sẽ đưa các ưu tiên bao gồm việc phân bổ nguồn tài nguyên và các ưu tiên phát triển giữa các khu vực cũng như là các vấn đề cần thiết liên quan đến cơ sở luật pháp và chính sách lâm nghiệp (FAO, 1987). Việc lập kế hoạch dựa trên bản đồ tỷ lệ từ 1: 1.000.000 đến 1: 250.000. Trong các quốc gia có diện tích rộng lớn thì quy hoạch cấp tỉnh sẽ là nơi đưa ra các ưu tiên và chính sách lâm nghiệp. Cấp huyện, dự án hoặc vùng đầu nguồn: Cấp huyện hoặc các khu vực được xác lập dự án là nơi tiến hành lập kế hoạch phát triển lâm nghiệp. Đưa ra các quyết định về phân bổ đất giữa lâm nghiệp và các sử dụng khác và các kiểu quản lý rừng. Tỷ lệ bản đồ để lập kế hoạch từ 1:100.000 đến 1:20.000, trường hợp đặc biệt là 1:50.000. Quản lý đầu nguồn là một kiểu dạng quản lý ở cấp huyện trong đó kế hoạch đa mục tiêu được lập và tập trung vào việc điều khiển dòng chảy và xói mòn đất (FAO, 1977, 1985-90) Cấp thôn buôn/làng hoặc các tiểu khu rừng: Đây là cấp thực thi kế hoạch và điều hành quản lý theo từng ngày bao gồm các hoạt động thiết lập các giải pháp lâm sinh, khai thác rừng, v.v... Những chỉnh sửa chi tiết cho kế hoạch sử dụng đất được thực hiện. Một bản đồ làm cơ sở cho lập kế hoạch và ghi chép các hoạt động quản lý là bắt buộc phải có, tỷ lệ từ 1:20.000 đến 1:10.000. Các tác động giữa các cấp lập kế hoạch cần thực hiện theo hai chiều. Trong lập kế hoạch theo nhiều cấp quản lý, cần có sự phân cấp phân quyền trong việc ra quyết định. Ngoài ra quy hoạch lâm nghiệp liên quan rất nhiều đến các hoạt động sản xuất của các ngành khác và nó được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của vùng, khu vực cũng như nhu cầu của từng địa phương, do đó phương án quy hoạch cần xem xét mối quan hệ này, đặc biệt là xuất phát từ thực tế. Hiện nay chúng ta đã có nhiều PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 thay đổi trong cách tiếp cận trong xây dựng phương án quy hoạch, thay vì các quy hoạch thường do một nhóm chuyên gia xây dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học về rừng, đất, ... và thường bỏ quên mối quan hệ với cư dân tại chỗ, chúng ta đã từng bước tổ chức quy hoạch ở các cấp xã với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Đồng thời là việc thay đổi quyền quản lý sử dụng tài nguyên rừng, trước đây chủ yếu sản xuất lâm nghiệp do lâm trường quốc doanh đảm nhiệm, thì nay thành phần này đa dạng hơn rất nhiều, từ hộ gia đình đến cộng đồng, các công ty tư nhân, địa phương ... đòi hỏi phải có cách tiếp cận thích hơp để quy hoạch nhằm đảm bảo tính thực tiễn cũng như hiệu quả của phương án cũng như đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với lâm nghiệp – không chỉ gỗ mà còn các sản phẩm đa dạng, tạo việc làm, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường. 1.2.2. Lịch sử phát triển của khoa học quy hoạch lâm nghiệp Sự hình thành và phát triển môn khoa học quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội và kinh doanh nghề rừng. Qua các thời kỳ đầu chủ yếu là kinh doanh lợi dụng gỗ, và trong xu hướng phát triển người ta nhận ra rằng cần phải tổ chức sản xuất lâm nghiệp hợp lý để có thể thu được sản lượng lâu dài hơn là tàn phá tài nguyên. Chính vì vậy quy hoạch lâm nghiệp bắt đầu hình thành. Đầu thế kỷ 18, những nguyên tắc đơn giản nhất của kinh doanh tổ chức rừng bắt đầu được áp dụng để thu được sản phẩm gỗ đều đặn. Trong suốt hai thế kỷ 18 và 19 ngành khoa học này dần từng bước bổ sung các cơ sở lý luận, hoàn thiện các giải pháp tổ chức tối ưu trong kinh doanh rừng. Phát triển mạnh nhất của ngành khoa học này là ở Châu Âu như ở Đức và Áo. Tên gọi của ngành khoa học này cũng luôn thay đổi do quan niệm và nhận thức trong từng giai đoạn khác nhau về đặc điểm sinh học, về định hướng kinh doanh, mục tiêu kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên trước những năm 70 của thế kỷ 20, quan niệm về quy hoạch cũng chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận và mục tiêu sản xuất gỗ là chính. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực sản lượng gỗ, và việc tổ chức rừng trong quy hoạch và điều chế cũng nhằm mục tiêu sản xuất liên tục gỗ. Những thay đổi về môi trường toàn cầu cũng như trong từng khu vực, quốc gia đã đòi hỏi ngành lâm nghiệpxem xét việc quy hoạch rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh, và thực tế cho thấy khoa học về tổ chức rừng này không chỉ đơn thuần là khoa học thuần túy về cấu trúc, sản lượng, sinh vật học rừng mà còn liên quan đến yếu tố xã hội, kinh tế, môi trường. Ngoài ra đối với các khu rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng nhiệt đới, chứa đựng trong nó sự đa dạng sinh học to lớn, là một ngân hàng gen, loài và đa dạng về hệ sinh thái; đây là một di sản quý báu của nhân loại nhưng đang từng ngày bị tàn phá và kinh doanh kém hiệu quả, nhiều loại lâm sản ngoài gỗ quý chưa được bảo PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 tồn và chú trọng kinh doanh. Do đó quy hoạch ngày nay cần có những thay đổi cơ bản trong nhận thức cũng như giải pháp toàn diện để kinh doanh bền vững nguồn tài nguyên rừng. Trong nước ta, quy hoạch cũng được người Pháp thử nghiệm áp dụng thông qua các mô hình rừng trồng. Từ năm 60 ở miền bắc đã bắt đầu công tác quy hoạch tổng thể về lâm nghiệp, trong khi đó ở miền nam thực hiện các mô hình thử nghiệm điều chế rừng. Sau năm 1975, hình thành các Liên hiệp lâm nghiệp, các lâm trường trong cả nước, chúng ta đã tiến hành các cuộc tổng kiểm kê tài nguyên rừng và xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp cho từng cấp lãnh thổ, trong đó chú trọng cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh lâm nghiệp như Liên hiệp lâm nghiệp, lâm trường. Giai đoạn này phương án quy hoạch lâm nghiệp được xem là yếu tố pháp lý để tổ chức sản xuất kinh doanh cho một đơn vị lâm nghiệp. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy rằng các phương án này thường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và khó thực thi, do trong quá trình xây dựng phương án chúng ta chưa phản ánh được thực trạng nhu cầu xã hội, hoặc do cơ sở dữ liệu có độ tin cậy quá thấp, đồng thời với nó là sự tách biệt cộng đồng dân cư trong các kinh doanh, quản lý bảo vệ rừng; điều này đã dẫn đến phương án quy hoạch áp dụng kém hiệu quả, rừng vẫn bị mất. Từ những năm 80 của thế kỷ 20 chúng ta bắt đầu chú trọng vào khoa học điều chế rựng, tức là cố gắng tổ chức rừng khoa học hơn về không gian và thời gian, tránh kinh doanh rừng để làm mất rừng. Dựa vào phương án quy hoạch, hầu hết các lâm trường đều phải xây dựng phương án điều chế rừng và hàng năm đều có các thiết kế sản xuất. Hoạt động này đã đóng góp tích cực vào việc quản lý kinh doanh gỗ ổn định hơn tuy nhiên về kỹ thuật các phương án này cũng ở mức đơn giản. Nhưng qua hơn 20 năm thực hiện chúng ta cũng thấy rằng các phương án này vẫn nặng về kỹ thuật, lý thuyết và việc áp dụng trong thực tế rất hạn chế, hơn nữa nó cũng tập trung vào khai thác gỗ; những yếu tố về quan hệ xã hội trong kinh doanh rừng chưa được xem xét, việc thâm canh rừng với sản phẩm đa dạng chưa được đề cập nhiều. Điều này đòi hỏi quy hoạch xem xét cách tiếp cận cũng như vận dụng lý thuyết sản lượng trong thực tiễn. Thực tế cho thấy quy hoạch có tính xã hội sâu sắc, chúng ta cần quan hơn đến kiến thức bản địa, năng lực, nguồn lực tại chỗ để xây dựng một kế hoạch kinh doanh rừng khả thi và có hiệu quả hơn, trong đó chú ý đến vai trò của cộng đồng, người dân, những kinh nghiệm cũng như sự tham gia của họ, và kinh doanh rừng phải đóng góp vào việc nâng cao đời sống của cư dân sống trong và gần rừng. Ngày nay khoa học quy hoạch và điều chế rừng đang tiếp tục được phát triển với những yêu cầu mới, trong đó xem xét một cách toàn diện hơn việc tổ chức nghề rừng trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm ba yêu cầu cơ bản là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 1.3. Ứng dụng GIS trong quy hoạch Hệ thống thông tin địa lý là một nhánh của công nghệ thông tin, đã hình thành từ những năm 60 của thế XX và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ. Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, GIS đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, khí tượng thủy văn, nông nghiệp, dịch vụ tài chính, y tế, môi trương, thảm họa thiên tai, ... GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân, ... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền bản đồ số nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu bản đồ đầu vào. Trong những năm 70 ở Bắc Mỹ đã có sự quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ môi trường và phát triển GIS. Thời kỳ này, hàng loạt thay đổi thuận lợi cho sự phát triển của GIS, đặc biệt là sự gia tăng ứng dụng của máy tính với dung lượng bộ nhớ và tốc độ lớn. Chính những thuận lợi này mà GIS dần dần được thương mại hóa. Năm 1977 đã có nhiều hệ thống tin địa lý khác nhau trên thế giới, bên cạnh đó còn có sự phát triển mạnh mẽ các kỹ thuật sử lý ảnh viễn thám, làm nảy sinh một hướng nghiên cứu kết hợp giữa GIS và viễn thám được đặt ra. Thời kỳ này những nước có những đầu tư đáng kể cho việc phát triển ứng dụng làm bản đồ, hay quản lý dữ liệu có sự trợ giúp máy tính là Canada và Mỹ sau đó đến các nước như Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp.... Thập kỷ 80 được đánh dấu bởi các nhu cầu sử dụng GIS ngày càng tăng với các quy mô khác nhau. Người ta tiếp tục giải quyết những tồn tại của những năm trước, đặc biệt là vấn đề số hóa dữ liệu. Có nhiều định nghĩa về GIS, nhưng đã thống nhất quan niệm chung: “GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiện thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định”. Như vậy GIS là một công cụ phân tích, cải tạo thế giới thực, cho phép xác định các mối quan hệ không gian giữa các hình ảnh và đối tượng bản đồ quản lý trong hệ thống GIS không lưu giữ các bản đồ theo các kịch bản đồ cổ truyền và cũng không lưu giữ các hình ảnh cụ thể theo một tầm nhìn cho một lãnh thổ địa lý, GIS lưu các dữ liệu mà từ các dữ liệu đó chúng ta có thể tạo ra các bản đồ theo nhu cầu đặt ra cho các mục tiêu cụ thể. Trong GIS không quản lý các hình ảnh cụ thể mà nó quản lý một cơ sở dữ liệu, thường cơ sở dữ liệu của GIS là cơ sở dữ liệu quan hệ tập trung được tao lập bởi các dữ liệu không gian đi kèm theo thông tin thuộc tính của chúng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn