Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Vai trò và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp: nghiên cứu trường hợp tại xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu vai trò của HTXNN đối với hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, với sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương. Đánh giá hiệu quả SXKD của HTXNN, làm cơ cở đề xuất chủ trương phát triển và giải pháp hoạt động của HTXNN trong thời gian tới nhằm phát huy tốt hơn mô hình HTXNN phát triển phù hợp với Luật HTX 2012, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với điều kiện thực tế tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Vai trò và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp: nghiên cứu trường hợp tại xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành được bản luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới đến Ban giám hiệuTrường Đại học Nông Lâm Huế, tập thể giáo viên khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn, phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là PGS.TS Trương Văn Tuyển đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “ Vai trò và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp: nghiên cứu trường hợp tại xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình” Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành phát triển nông thôn cho em trong thời gian qua. Em xin gửi tới UBND huyện Quảng Ninh và các phòng ban liên quan, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Hiền Ninh (Quảng Ninh), các thôn, các HTX trên địa bàn xã lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp. Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu và nhiệt tình của các bạn học viên lớp, nhóm thực tập lớp Cao học Phát triển nông thôn k19a đã đóng góp ý kiến và giúp đở cùng em triển khai, điều tra thu thập số liệu. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn gia đình đã quan tâm động viên khuyến khích cũng như có sự thông cảm, chia sẽ khó khăn cùng em trong quá trình học tập. Em rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học, đọc giả và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin cam đoan rằng: - Tất cả số liệu thu thập để trình bày trong khóa luận đảm bảo theo đúng quy trình, có độ chính xác và trung thực với thực tế. - Các nguồn số liệu khác được sử dụng hoặc trích dẫn đều là các tài liệu, số liệu đã được công bố hoặc có sự cho phép của tác giả. - Luận văn này hoàn toàn được viết và trình bày dựa trên kết quả nghiên cứu của chính tôi, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. - Trong suốt quá trình thực hiện luận văn không xảy ra tranh chấp gì với các cá nhân, tổ chức khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về những lời cam đoan trên. Người cam đoan Nguyễn Ngọc Hùng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................... vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục đích đề tài nghiên cứu .........................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài.....................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................5 1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và Hợp tác xã .......................................................5 1.2. Vai trò HTXNN trong khu vực nông thôn ở nước ta ...............................................6 1.3. Quá trình phát triển Hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam...........................................7 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế giới. ....18 1.3.2. Quá trình phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình qua các giai đoạn chuyển đổi ............................................................................................................21 Chương 2. MỤCTIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............30 2.1.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................30 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................30 2.3. Điểm nghiên cứu ....................................................................................................31 2.4. Chọn hộ xã viên trong nghiên cứu .........................................................................31 2.5. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................................31 2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................................32 2.7. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................33 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. ................................................................................33 3.1.1 Tình hình KT-XH xã Hiền Ninh ..........................................................................33 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 3.1.2 Đặc điểm nông hộ nghiên cứu xã Hiền ninh ........................................................36 3.2 Tình hình phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn xã Hiền Ninh ........................39 3.2.1 Quá trình phát triển HTX nông nghiệp ở Hiền Ninh............................................39 3.2.2 Hình thức tổ chức và đặc điểm các HTX nông nghiệp tại xã Hiền Ninh .............44 3.2.3 Nguồn lực HTXNN ..............................................................................................47 3.3. Kết quả hoạt động SXKD-DV và cân đối tài chính của cácHTXNN ....................52 3.3.1.Đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh- dịch vụ của các HTXNN .......................52 3.3.2 Doanh thu từ hoạt động SXKD-DV của các HTXNN .........................................53 3.3.3 Lãi từ hoạt động SXKD-DV của các HTX ..........................................................60 3.3.4 Cân đối tài chính của HTXNN .............................................................................62 3.4 Tình hình sử dụng DV của HTX trên địa bàn xã ....................................................64 3.5. Kết quả đánh giá dịch vụ HTX của người dân .......................................................68 3.5.1 Ý kiến đánh giá chất lượng dịch vụ của HTX ......................................................68 3.5.2 Đánh giá giá cả dịch vụ của HTX ........................................................................70 3.5.3 Đánh giá tính kịp thời dịch vụ của HTX ..............................................................71 3.5.4 Ý kiến đánh giá dịch vụ của HTX so với tư nhân ................................................72 3.6 Ý kiến người dân đánh giá vai trò HTX ..................................................................73 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................78 Kết luận..........................................................................................................................78 Một số kiến nghị ............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................82 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HTX : Hợp tác xã HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp HTXDVNN : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp KTTT : Kinh tế tập thể KT-XH : Kinh tế xã hội CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa HTX NN-DVTH : Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ tổng hợp SXKD : Sản xuất kinh doanh SXKD-DV : Sản xuất kinh doanh dịch vụ QPAN : Quốc phòng an ninh XHCN :Xã hội chủ nghĩa CNH : Công nghiệp hóa BHXH : Bảo hiểm xã hội LLSX : Lực lượng sản xuất TW : Trung ương TTCN : Tiểu thủ công nghiệp CN-TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp UBND : Uỷ ban nhân dân BVTV : Bảo vệ thực vật BQT HTX : Ban quản trị hợp tác xã PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Một số chỉ tiêu KT-XH xã Hiền Ninh ................................................... 33 Bảng 2. Đặc điểm nông hộ trên địa bàn có và không có HTX .......................... 36 Bảng 3. Quá trình phát triển các HTX tại Hiền Ninh ......................................... 42 Bảng 4. Nguồn lực cán bộ của HTX ................................................................... 48 Bảng 5. Tài sản và phương tiện sản xuất thuộc sở hửu HTX ............................. 49 Bảng 6. Nguồn vốn và quỹ của HTX .................................................................. 50 Bảng 7. Tình hình thay đổi quỹ và vốn của các HTX (Triệu đồng) ................... 51 Bảng 8. Chi phí đầu tư hoạt động SXKD-DV của các HTX năm 2013 ............. 52 Bảng 9. Doanh thu từ hoạt động SXKD-DV của các HTX năm 2013 ............... 54 Bảng 10. Lãi thu từ hoat động SXKD-DV của các HTX năm 2013 .................. 60 Bảng 11. Tình hình lãi thu từ hoat động SXKD-DV của các HTX qua 3 năm .. 62 Bảng 12. Cân đối tài chính, trích lập quỹ và phân phối lãi (2013) ..................... 63 Bảng 13. Giá trị do nông hộ chi trả sử dụng DV của HTX (tr/hộ/năm) ............. 65 Bảng 14. Cơ cấu giá trị DV của HTX trong chi phí đầu tư SX của nông hộ ..... 68 Bảng 15. Số hộ đánh giá Tốt đối với chất lượng DV HTX ................................ 69 Bảng 16. Số hộ đánh giá Tốt/hợp lý đối với giá cả DV HTX ............................ 70 Bảng 17. Số hộ đánh giá Tốt đối với tính kịp thời DV HTX.............................. 71 Bảng 18. Số hộ (/%) đánh giá DV của HTX tốt hơn so với Tư nhân ................. 72 Bảng 19. Đánh giá vai trò của HTX (hộ/tỷ lệ hộ trả lời) ................................... 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức HTX NN tại Hiền Ninh (theo luật HTX 2003) ........... 45 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức HTX NN tại Hiền Ninh (đang chuyển đổi theo luật HTX 2012) .......................................................................................................... 46 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước Việt Nam ta có trên 70% dân số sống ở nông thôn, cuộc sống chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp. Những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước kinh tế xã hội nói chung kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng đã đạt nhiều thành tựu mới góp phần quan trọng trong thực hiện công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH- HĐH) nông nghệp nông thôn. Tuy nhiên nông nghiệp nước ta còn nhiều khó khăn. Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp chưa thực sự phát huy hết tiềm năng lợi thế của mình, chưa áp dụng đầy đủ những thành tựu mới về khoa học công nghệ trong sản xuất. Nền kinh tế trong nông nghiệp ở nước ta đang chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển nhờ thế mà nguồn thu nhập của hộ gia đình ngày càng trở nên đa dạng. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội trong nông nghiệp ngày càng được nâng cao đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa và hợp tác hóa. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng tới sự phát triển của nông nghiệp nông thôn nói chung và sự phát triển của hệ thống các Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) nói riêng bằng hệ thống đồng bộ các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà Nước để từ đó tạo đà thúc đẩy CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. Mặc dù vậy, lịch sử phát triển phong trào HTXNN ở nước ta qua các thời kỳ đã trải qua nhiều thăng trầm, có thành công, có thất bại trên những bước đi cụ thể. Kể từ khi thực hiện chính sách “đổi mới” và chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường và công nhận nhiều thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tập thể. HTXNN là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của các thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc, luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân. Xã Hiền Ninh- huyện Quảng Ninh- tỉnh Quảng Bình thuộc vùng đồng bằng miền Trung khí hậu thời tiết khắc nghiệt kinh tế xã hội chậm phát triển. Dân số của xã có hơn 8,2 ngàn người trong đó người dân sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 75%. Là xã có truyền thống về phong trào phát triển các HTXNN, thường xuyên tích cực thực hiện Chỉ thị 100 của Ban bí thư, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Chỉ thị 68 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về phát triển kinh tế tập thể. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ, UBND huyện, Đảng uỷ, UBND xã sự phối hợp hoạt động cả các ban ngành đoàn thể PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 các HTXNN đã tiếp tục thực hiện và vận dụng đưa các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể vào cuộc sống đã thu được những kết quả nhất định, đời sống các hộ nông dân được cải thiện rỏ rệt mức sống ngày một nâng lên, các HTXNN đã thể hiện tốt vai trò của mình trong việc góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội giử vững quốc phòng an ninh (QPAN) ở địa phương, hỗ trợ người nông dân trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thể hiện vai trò là “bà đỡ” cho hộ nông dân. Tuy nhiên hiện nay trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, sự phát triển của kinh tế HTXNN gặp nhiều khó khăn vướng mắc mới cần được giải quyết thấu đáo triệt để. Chính vì vậy tìm ra những khó khăn vướng mắc và đưa ra những giải pháp khắc phục một cách phù hợp nhất những tồn tại trong sự phát triển kinh tế tập thể và đặc biệt nhất là trong hệ thống HTXNN chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương hoà nhịp với sự phát triển kinh tế cả nước góp phần thiết thực xây dựng nông thôn mới. Do vậy, với mục đích góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng HTXNN, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Vai trò và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp: nghiên cứu trường hợp tại xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình”. Thực hiện đề tài này tôi tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng các HTXNN trên địa bàn xã về công tác tổ chức quản lý sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), đánh giá vai trò của HTXNN đối với hộ xã viên và hộ sản xuất nông nghiệp. Đánh vai trò của HTXNN đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo QPAN ở địa phương và đặc biệt là sau khi có Luật HTX năm 2012. Qua đó khẳng định một cách khách quan hiệu quả sản xuất kinh doanh, vai trò quan trọng của các HTXNN trên cơ sở đó đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những thế mạnh, những mặt tích cực, những cái đã làm được, tháo gở những khó khăn vướng mắc mà các HTXNN trên địa bàn đã và đang gặp phải, từng bước đẩy nhanh sự phát triển tích cực của các HTXNN trên địa bàn xã, hoà chung vào sự phát triển của quê hương đất nước. 2. Mục đích đề tài nghiên cứu Nghiên cứu vai trò của HTXNN đối với hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, với sự phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương. Đánh giá hiệu quả SXKD của HTXNN, làm cơ cở đề xuất chủ trương phát triển và giải pháp hoạt động của HTXNN trong thời gian tới nhằm phát huy tốt hơn mô hình HTXNN phát triển phù hợp với Luật HTX 2012, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với điều kiện thực tế tại địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài * Ý nghĩa khoa học Phong trào HTX trên thế giới đã có quá trình phát triển lâu dài gần 200 năm; trong khi đó, tại Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng mới được xây dựng và phát triển hơn 60 năm, phong trào thực hiện chuyển đổi mục đích hoạt động của HTX theo mô hình HTX kiểu mới chỉ được thực hiện sau khi Luật HTX năm 1996 có hiệu lực thi hành. Việc thực hiện chuyển đổi từ mô hình kiểu cũ sang mô hình kiểu mới còn chứa đựng nhiều bất cập và chưa triệt để dẫn đến thu nhập của xã viên trong các HTX còn thấp, tập quán sản xuất kinh doanh vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ nên chưa năng động, sáng tạo tích cực trong tìm kiếm nguồn thu nhập mới. Điều đó đã hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao thu nhập cho HTX nói chung, cán bộ và xã viên nói riêng. Mặt khác, thu nhập của lao động xã viên và HTX còn thấp nên tính ưu việt của mô hình HTX kiểu mới còn chưa được thể hiện rõ; kết quả là HTX gặp nhiều khó khăn trên con đường phát triển của mình. - Về mặt kinh tế, HTX đã phát triển đa dạng cả về nội dung, hình thức, ngành, nghề hoạt động, HTX là một tổ chức và thể chế tập hợp những người sản xuất nhỏ, tạo thành sức mạnh đảm bảo cho những người sản xuất có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thị trường, nhất là khi bị các doanh nghiệp lớn chèn ép. HTX thực hiện tốt các chức năng vừa giúp đỡ các thành viên phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập; vừa tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh chung đáp ứng nhu cầu xã hội; - Về mặt văn hoá - xã hội, HTX là tổ chức giúp các cá nhân hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động và đời sống, phát huy hoạt động cộng đồng, đề cao tinh thần tương trợ, đoàn kết và đặc biệt là giáo dục cộng đồng. Luận văn phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN trên địa bàn xã, qua đó đánh giá khách quan vai trò của HTXNN đối với sản xuất nông nghiệp, với hộ nông dân và với sự phát triển kinh tế địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp các HTXNN ngày càng phát triển, phát huy tốt vai trò của mình. * Ý nghĩa thực tiễn: Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Hệ thống HTXNN có vị thế quan trọng trong việc đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, xoá đói giảm nghèo, trong việc xây dựng, triển khai và giám sát các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. HTX là tổ chức tiếp cận và gần gũi của một bộ phận lớn người nghèo, nhóm người được coi là “yếu thế” và dễ bị tổn thương, đặc biệt là những người sống ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Mặc PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 dù vậy, hoạt động kinh doanh và dịch vụ với hiệu quả thấp nên HTXNN tại xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình chưa có nhiều nguồn thu và tích luỹ cho phát triển. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp cho sự phát triển có hiệu quả các HTXNN trên địa bàn xã hiện nay là vấn đề cần thiết và quan trọng, đề tài nghiên cứu trên là góp một phần nhỏ vào mục tiêu đó. Luận văn phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN trên địa bàn xã, qua đó đánh giá khách quan vai trò của HTXNN đối với phát triển kinh tế địa phương, với sản xuất nông nghiệp, với hộ nông dân. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp HTXNN ngày càng phát triển và phát huy tốt vai trò của mình. ❖ Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTXNN. - Về không gian: Toàn bộ các HTXNN trên địa bàn xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Nghiên cứu thực tế về hiệu quả SXKD và vai trò của HTX trong 3 năm trở lại đây (2011- 2013). Từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần làm hoàn thiện hơn cơ sở lý luận và thực tiễn cho các HTXNN phát triển. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và Hợp tác xã Ngày 20/3/1996 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật HTX. HTX hoạt động lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể. Đồng thời kinh tế HTX hoạt động coi trọng lợi ích xã hội của xã viên, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhằm xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên và phát triển cộng đồng. Do đó, đánh giá hiệu quả kinh tế hợp tác xã không chỉ đánh giá riêng về hiệu quả kinh tế mà phải trên cơ sở quan điểm khách quan đánh giá một cách toàn diện, cả các mặt: kinh tế - chính trị - xã hội, cả hiệu quả của tập thể và của các thành viên. Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua, đã nâng cao vai trò quản lý của mình trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác xã. Nhà nước đã ban hành các chính sách, tạo môi trường và thể chế nhằm trợ giúp kinh tế hợp tác xã trong quá trình xây dựng và phát triển. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước không mang tính bao cấp, mà chỉ mang tính hỗ trợ, thúc đẩy, tạo đà cho HTX tự phát triển. HTX thực sự ngày càng trở thành tổ chức tự nguyện của xã viên và người lao động. Như vậy, cho dù các HTX hoạt động trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì đều có chung những đặc điểm sau: Một là, các xã viên liên kết với nhau ít nhất vì một lợi ích chung. Hai là, các xã viên luôn cố gắng theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện kinh tế của mình bằng cách phối kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất- kinh doanh. Ba là, các xã viên có cùng sở hữu và vận hành một đơn vị cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho họ. Bốn là, mục đích của HTX là nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực chung để phát triển sản xuất. [14] HTX hoạt động không chỉ dừng lại ở mục đích kinh tế mà còn mang tính chất phục vụ. Từ định nghĩa và những quy định phạm vi, quy mô hoạt động của HTX theo Luật HTX năm 2012, một số vấn đề cơ bản có liên quan đến bản chất của HTX được thể hiện như sau: - HTX là tổ chức tập hợp của cá nhân con người (chứ không phải vốn) cùng với hoạt động kinh tế của riêng từng cá nhân, trong đó bao gồm cả hoạt động tiêu thụ/tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ; HTX hoạt động hết thảy vì lợi ích xã viên, tức lợi ích trong HTX thuộc về xã viên; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 - HTX không phải là tổ chức xã hội mà chỉ mang tính chất xã hội, là tổ chức kinh tế đặc biệt thúc đẩy “hợp tác” trong cộng đồng xã viên HTX. HTX phải hoạt động có hiệu quả, tối đa hoá lợi nhuận mà khoản này cuối cùng được phân phối trở lại cho tất cả xã viên. - Hoạt động kinh tế của xã viên có rất nhiều nhu cầu khác nhau. Nhưng các xã viên phải có nhu cầu chung trong hoạt động kinh tế của mình thì mới có thể tập hợp nhau trong HTX. Do vậy, hoạt động kinh tế của các xã viên thường giống nhau, hoặc cùng một ngành, nghề nhất định; chức năng của HTX là đáp ứng nhu cầu chung của xã viên, xã viên HTX chính là khách hàng của HTX; HTX cùng với các xã viên hợp thành một thị trường, theo đó HTX và tập hợp xã viên là khách hàng của nhau. Như vậy, thông qua HTX, xã viên tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của mình. - Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX được chia cho xã viên theo mức vốn góp, mức độ sử dụng dịch vụ HTX và trích lập các quỹ HTX. Ngoài ra, nó còn được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông tin cho xã viên HTX; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, xã hội chung của cộng đồng xã viên; đóng góp vào các hoạt động xã hội khác đối với cộng đồng dân cư địa phương... Đây là bản chất rất quí giá và mang đậm tính văn hoá của HTX. Nói cách khác, tất cả thành quả của HTX được phân phối lại một cách công bằng (chứ chưa phải là bình đẳng và cũng không phải là cào bằng) cho mọi xã viên HTX trên cơ sở nhiều mục tiêu khác nhau, theo đó tất cả các xã viên HTX cùng chia sẽ khó khăn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, từ đó khuyến khích phát triển tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các xã viên trong HTX. [16] Ngoài những ý nghĩa thuộc về bản chất và nguyên tắc của HTX, loại hình kinh tế HTX còn có những ý nghĩa về giá trị đó là sự tự giúp đỡ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, công bằng, bình đẳng và tình đoàn kết; các giá trị của loại hình kinh tế HTX còn là các giá trị về đạo đức, tính trung thực, sự cởi mở, trách nhiệm xã hội và sự quan tâm đến phát triển của cộng đồng. Các giá trị và nguyên tắc mang tính cao đẹp và nhân văn của HTX được hiện thực hóa, từ đó làm cho HTX hấp dẫn thực sự đối với xã viên và người lao động, đặc biệt là đối với cộng đồng nông thôn. 1.2. Vai trò HTXNN trong khu vực nông thôn ở nước ta Vai trò kinh tế của HTXNN Sản xuất nông nghiệp từ lâu đời luôn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhên, đặc thù sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với cộng đồng làng xóm, sản xuất tập thể, do đó HTXNN luôn tạo nên sự gắn kết tập thể tạo sức mạnh chung, với vai trò vừa là bà đỡ, vừa làm đòn bẩy/động lực cho kinh tế hộ phát triển thông qua các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho xã viên và người lao động. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 của mình HTXNN luôn lấy lợi ích kinh tế làm chính, đồng thời coi trọng các lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ xã viên, đẩy nhanh việc xoá đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển kinh tế cộng đồng ở dân cư nông thôn. Kinh tế HTXNN trong nông thôn có vị trí rất quan trọng trong quá trình thực hiện công cuộc công ngiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, đổi mới đất nước trong nông nghiệp, nông thôn; đồng thời, HTX nông nghiệp có những đặc thù riêng gắn với nông nghiệp, nông dân và cộng đồng xã hội. Vai trò văn hoá - xã hội của HTX HTX nông nghiệp đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá và nâng cao hiệu quả kinh tế; góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Qua số liệu điều tra nhiều HTX đã tham gia cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã viên, cụ thể: 72% số HTXNN làm dịch vụ thủy lợi, 43% cung ứng vật tư, 56% làm dịch vụ điện, 38% làm dịch vụ khoa học kỹ thuật, 15% làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Một số HTX đã mở rộng các loại hình dịch vụ khác gắn với việc đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ xã viên, như dịch vụ tín dụng nội bộ (15,1% HTX nông nghiệp), dịch vụ tư vấn, thông tin, cũng như các dịch vụ phục vụ đời sống, văn hoá, môi trường, nước sạch, dạy nghề,...HTX thực sự là một tổ chức tự nguyện của xã viên, dựa trên nền tảng văn hoá cộng đồng và phát triển kinh tế của xã viên; HTX một mặt khuyến khích hợp tác giữa xã viên theo tinh thần hợp tác, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển, một mặt tôn trọng kinh tế hộ xã viên, phát huy cao vai trò cá nhân của xã viên và kinh tế xã viên trong các HTX. Bên cạnh những mặt mạnh đó, trong giai đoạn hiện nay trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế HTXNN đang biểu hiện những khó khăn, bất cập cần được quan tâm tháo gở như: mô hình, quy mô, năng lực quản lý và điều hành tổ chức sản xuất, kỹ thuật, công nghệ, vốn, đặc biệt là khả năng cạnh tranh trên thị trường sản xuất kinh doanh. 1.3. Quá trình phát triển Hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam Ở nước ta sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng được Đảng và Nhà nước tập trung chỉ đạo là phát triển nông nghiệp nông thôn đặc biệt là xây dựng và phát triển hệ thống HTXNN. Trải qua thời gian dài, các HTXNN vẫn tồn tại phát triển, tuy nhiên cơ chế quản lý Nhà nước có nhiều thay đổi vì vậy mà cơ chế quản lý, hoạt động của các HTXNN cũng có những thay đổi nhất định theo thời gian cụ thề đó là: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 - Giai đoạn trước khi đổi mới (từ 1986 về trước) Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng nhằm khắc phục hậu quả nặng nề sau chiến tranh Đảng ta đã có chủ trương xây dựng các tổ đổi công thành phong trào rộng khắp được đông đảo nông dân tham gia nhằm hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất nông ghiệp. Đồng thời tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II tháng 8 năm 1955 đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm HTXNN. Ban đầu, tuy số lượng HTXNN còn ít, còn ở trình độ phát triển thấp nhưng đa số được hình thành trên cơ sở tự nguyện của nông dân. Đa số các HTX đều đạt kết quả cao trong sản xuất thu nhập của hộ xã viên được tăng lên. Đến năm 1958 hầu hết các tỉnh thành đều xây dựng thí điểm HTXNN chủ yếu từ tổ đổi công lên. Tháng 4 năm 1959 Hội nghị Trung ương lần thứ 16 khoá II đã chính thức quyết định đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hoá nông nghiệp nhằm thúc đẩy phong trào xây dựng hợp tác hoá. Ngày 17/12/1959, Điều lệ mẫu HTXNN bậc thấp được Chính phủ ban hành kèm theo thông tư số 449/TTg với nội dung: quyền sở hữu của xã viên về tư liệu sản xuất chủ yếu được thừa nhận, trả công trong HTX theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã đưa đại bộ phận nông dân vào HTX bậc thấp, quy mô nhỏ. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự phát triển của HTX vẫn còn những vướng mắc: Đội ngũ cán bộ HTX và công tác quản lý HTX còn yếu kém về mọi mặt, không tiến kịp với mức độ phát triển của HTX. Trình độ của đại bộ phận cán bộ HTX là rất thấp. Xây dựng HTX còn mang tính phong trào, làm theo nhau chứ chưa thực sự xuất phát từ lợi ích của xã viên. Đến giai đoạn củng cố, phát triển và hoàn thiện đưa các HTX bậc thấp lên bậc cao, mở rộng quy mô hợp tác theo mô hình tập thể hoá trên cơ sở cải tiến quản lý HTX (từ năm 1961 đến 1971), mở rộng lĩnh vực hoạt động sang kinh doanh đa dạng: sản xuất nông nghiệp, hoạt động tín dụng nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp…Tuy nhiên chính trong giai đoạn này lại thể hiện rõ nét của sự không phù hợp của HTX bậc cao thể hiện ở quy mô với trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Cũng trong giai đoạn này, theo quyết định của Bộ chính trị, cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, cải tiển kỹ thuật được triển khai trên khắp miền bắc. Trong cuộc vận động đó, Đảng và Nhà nước đã nâng mức đầu tư cho nông nghiệp lên 21%, dành thêm 5% ruộng đất (ngoài 5% đã dành trước đây cho kinh tế phụ gia đình) nhằm mục đích khuyến khích chăn nuôi. Máy móc công nghiệp cũng được đầu tư thêm để trang bị cho HTX. Trong các lĩnh vực khác (tiểu thủ công nghiệp, thương mại, tín dụng...) cũng có nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể hơn. Trong thời kỳ này, các HTXNN với hình thức tổ chức lao động tập thể, nhanh chóng chuyển biến phương thức sản xuất nông nghiệp từ sản xuất tự cung tự cấp, phân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 tán thành sản xuất tập trung, đưa máy móc, công cụ và kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các HTX được tăng cường, giá trị tài sản cố định của HTX năm 1965 tăng gấp 6,5 lần so với năm 1960. Số hộ nông dân tham gia HTX đã tăng từ 84,8% (năm 1960) lên 90,3% năm 1965, trong đó 80% tham gia HTX bậc cao. Ở miền núi có gần 80% số hộ nông dân trở thành xã viên. Diện tích đất canh tác của HTX so với tổng diện tích tăng từ 68% lên 80,3%. Các HTX tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển các cơ sở sản xuất tập trung, tích cực cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do các HTX sản xuất ra năm 1965 tăng 8,4 lần so với năm 1960. Lần đầu tiên, số HTX sản xuất được hàng xuất khẩu và xuất khẩu trên thị trường một số nước trên thế giới. Các HTX mua bán cơ sở được chuyển về xã và mạng lưới mua, bán được mở rộng đến tận thôn, bản. Chỉ trong các năm 1961-1965 hơn 3.000 HTX mua bán xã được thành lập. Tỷ trọng chiếm trong tổng mức bán lẻ thị trường xã hội của các HTX mua bán tăng từ 6,5% (năm 1962) lên 18% (năm 1965). Các HTX mua bán đã làm tốt vai trò trợ thủ đắc lực của thương nghiệp quốc doanh trong việc đại lý bán lẻ hàng công nghệ phẩm và thu mua ủy thác lương thực, nông sản thực phẩm cho nhà nước. Các HTX tín dụng với 2.500 cơ sở đã tạo điều kiện hỗ trợ nông dân về vốn, góp phần hạn chế, xoá bỏ dần nạn cho vay nặng lãi. Thời kỳ này, cùng với những đóng góp về kinh tế, khu vực HTX còn có vai trò quan trọng về mặt xã hội, như giải quyết việc làm cho hàng triệu hộ lao động, hỗ trợ các hộ xã viên phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống. Các HTX còn chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung cho cán bộ địa phương; góp phần xây dựng lối sống mới, có văn hoá ở nông thôn qua việc tổ chức các dịch vụ phục vụ các yêu cầu xã hội như tang lễ, hiếu hỷ, giữ trẻ... Mặc dù phát triển mô hình HTX bậc cao ở giai đoạn này đã bộc lộ nhiều khó khăn, tuy nhiên phong trào HTX đã góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng kiến thiết miền Bắc XHCN tạo ra phong trào thi đua sản xuất sôi nổi rộng khắp, góp phần to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất nước nhà. Những thành tựu về kinh tế trong giai đoạn này mà vai trò HTX đóng góp là rất to lớn và đáng tự hào: Các HTX tiểu thủ công nghiệp đã sản xuất và cung cấp tới 90% số lượng hàng tiêu dùng cho nhân dân, một số ngành công nghiệp quan trọng đã được hình thành và phát triển, tốc độ phát triển kinh tế bình quân 5,6%/năm, công nghiệp 13,6%/năm. Nhận thấy tầm quan trọng trong quá trình phát triển Trung ương đã đề ra hai cuộc vận động lớn nhằm phát huy mặt tích cực hạn chế những tồn tại yếu kém, tăng cường củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, nội dung 2 cuộc vận động lớn đó là: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 - Cuộc vận động xây dựng HTX theo tiêu chuẩn 4 tốt: “Đoàn kết tốt, sản xuất tốt, tăng thu nhập xã viên, tích luỹ xây dựng HTX tốt, làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước”. - Cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong các HTX và tăng đầu tư cho HTX nhờ vậy mà hệ thống thuỷ lợi giao thông nội đồng, tài sản cố định của HTX được tăng lên nhanh chóng, đồng ruộng được cải tạo. Tuy nhiên ở giai đoạn này HTX vẫn bộc lộ nhiều yếu kém như sản xuất vẫn trì trệ, sản lượng lương thực tăng quá chậm, hiện tượng tham ô, lãng phí xảy ra, vốn HTX bị chiếm dụng, xã viên đời sống khó khăn và một số xin ra HTX. Chính vì vậy bước sang giai đoạn 1966-1975 Hội nghị Trung ương 11,12,15 (Khoá III) đã có quyết định chuyển hướng phù hợp trong điều kiện đất nước chiến tranh vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo quốc phòng. Trong nông nghiệp chế độ ba khoán được cải tiến một bước, quy mô HTX được mở rộng, công tác quản lý được cải tiến, HTX tiểu thủ công nghiệp, thương mại được cũng cố và phát triển về tổ chức và phạm vi hoạt động kinh doanh. Để khắc phục tồn tại, hạn chế của HTX Đảng ta đã có chủ trương mở rộng sản xuất, cải tiến từ cơ sở đưa nông nghiệp đi lên sản xuất lớn XHCN. Cuộc vận động này đã đưa lại nhiều kết quả: Sản xuất được tổ chức lại, nhiều phong trào được phát động, nhiều công trường thủ công được hình thành, máy móc trang thiết bị được trang bị, tăng cường cho cấp Huyện và các HTX. Các HTX được tăng cường về cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi mới nguồn vốn được tăng lên. Đến cuối năm 1974, toàn miền Bắc có hơn 46.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực, trong đó hầu hết các HTX nông nghiệp đã tổ chức lại theo quy mô toàn xã, thu hút 96% số hộ nông dân tham gia. Sản xuất nông nghiệp, TTCN vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, trong những năm 1970-1974 bình quân tăng 11,8%, chiếm hơn 32% giá trị sản lượng công nghiệp địa phương. Các HTX mua bán cũng nâng tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ xã hội lên 21%. Các HTX còn làm nồng cốt trong cuộc vận động toàn dân thực hiện công tác hậu phương quân đội, trực tiếp chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ; tiếp nhận các chiến sỹ, thương bệnh binh từ mặt trận về tham gia sản xuất với các công việc phù hợp, tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Nhưng thực tế khó khăn vẫn đặt ra đó là: - Quy mô HTX ngày càng mở rộng nhưng hiệu quả sản xuất kinh tế ngày một giảm sút, lãng phí ngày càng nhiều, tài sản, vốn bị thất thoát, diện tích đất bị bỏ hoang ngày càng tăng phổ biến ở nhiều HTX. - Sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, mức thu nhập xã viên giảm dần, thu nhập từ tập thể chỉ chiếm 30-40% tổng thu nhập xã viên, có nơi còn thấp hơn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 - Xã viên thờ ơ với công việc HTX, không tận tâm, tận lực với đồng ruộng, tài sản, tư liệu sản xuất chung. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất cả nước bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12 năm1976 đã đề ra, ở miền Nam: Xoá bỏ triệt để quyền chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, xây dựng kinh tế quốc doanh lớn mạnh nhanh chóng, chiếm ưu thế trong sản xuất và phân phối, còn ở miền Bắc tiếp tục mở rộng quy mô các HTXNN và tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và cơ giới hoá. Tuy nhiên, do rập khuôn và áp đặt mô hình HTX quy mô lớn của miền Bắc nên ngay từ đầu các tỉnh phía Nam đó thực hiện tập thể hoá tư liệu sản xuất một cách triệt để mà không tính đến công tác tổ chức quản lý. Chính vì vậy, các HTXNN trong giai đoạn này mang nặng tính chất của một tổ chức xã hội chứ không phải là một tổ chức kinh tế. Với phương thức tổ chức mà người nông dân bị tách rời đối tượng lao động và sản phẩm cuối cùng, do vậy động lực kinh tế bị triệt tiêu, biến người nông dân làm chủ thành người lao động phụ thuộc, HTX không còn là một đơn vị kinh tế tập thể như định hướng ban đầu. Thực trạng kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và của nông nghiệp nói riêng vào những năm 1979-1980 gặp nhiều khó khăn, sa sút nghiêm trọng, nhiều mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra không đạt, sản lượng lương thực, chăn nuôi giảm sút đứng trước những khó khăn lớn, tổng giá trị sản luợng giảm mạnh, ruộng đất bị bỏ hoang, chiến tranh biên giới đã làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái hết sức khó khăn, thiếu thốn trên nhiều mặt. Đứng trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 6 khoá IV tháng 9 năm 1979 đã ra nghị quyết về những vẫn đề cấp bách về kinh tế- xã hội, thông qua đó, nhiều HTX đã thực hiện khoán đến hộ xã viên, cho phép xã viên bỏ vốn, sức lao động đầu tư thâm canh trên diện tích đất được khoán và được bà con xã viên nhiệt tình ủng hộ. Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban bí thư đã ra Chỉ thị 100 khẳng định chủ trương áp dụng và mở rộng hình thức: “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”. Chỉ thị 100 ra đời đã đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của nông dân, được các địa phương và bà con nông dân đón nhận và nhanh chóng hưởng ứng thực hiện ở khắp các địa phương. Chỉ trong một thời gian ngắn đã khơi dậy sinh khí mới cho nông nghiệp, nông thôn, mở ra một hướng mới về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Tuy nhiên, Chỉ thị 100 còn nhiều hạn chế, nguyên tắc nêu ra còn cứng nhắc, cơ chế quản lý HTX về cơ bản là bao cấp, phân phối theo công điểm. HTX còn bị ràng buộc trong tổng thể cơ chế quản lý tập trung, bao cấp của nhà nước, thu nhập từ kinh tế tập thể ít, mức khoán không ổn định, nông dân chịu nhiều khoản đóng góp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 - Từ khi thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý năm 1986 đến khi có Luật HTX 2003 Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, ngày 5/4/1988, Bộ chính trị đã ra nghị quyết 10 về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi là khoán 10) đã xác định rõ HTX là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với HTX. Cụ thể là : - Xã viên được giao khoán ruộng đất lâu dài 10- 15 năm. - Thực hiện khoán hộ, hộ xã viên có quyền chủ động quyết định đầu tư, sản xuất theo định hướng của HTX. Giảm bớt bộ máy quản lý cồng kềnh của HTX. - Xoá bỏ chế độ phân phối theo công điểm, xã viên chỉ có nghĩa vụ nộp thuế và đóng góp các quỹ để xây dựng HTX. Hàng hoá nông sản phẩm được tự do lưu thông trên thị trường. Tiếp theo Nghị quyết 10, tháng 3 năm 1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá VI đã tiếp tục khẳng định quan điểm đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế HTX do vậy quan niệm về HTX cũng có những sự thay đổi cơ bản: - Mọi tổ chức SXKD do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức và được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, trình độ kỹ thuật, mức độ tập thể hoá tư liệu sản xuất đều là HTX. Quy mô tổ chức và cơ chế quản lý HTX do tập thể xã viên quyết định. - HTX quản lý việc giao khoán cho xã viên, đồng thời kinh doanh những khâu những hoạt động kinh tế mà việc làm chung có lợi hơn từng gia đình tự làm. - Gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ngoài việc nhận khoán sử dụng ruộng đất của HTX thì các hộ gia đình được chủ động phát triển sản xuất kinh doanh. Đến năm 1986, năm được coi là thời kỳ phát triển cao nhất của phong trào HTX trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cả nước có 76.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, thu hút hơn 20 triệu xã viên tham gia. Trong đó có 16.740 HTX nông nghiệp, 40.228 tập đoàn sản xuất, với 95,2% số hộ nông dân và 80,8% tổng số ruộng đất canh tác nông nghiệp, sản xuất hơn 80% sản lượng lương thực, thực phẩm của cả nước. Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có 32.000 HTX, với 1,27 triệu lao động, sản xuất ra một khối lượng hàng hoá chiếm 30% giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc và gần 50% giá trị sản lượng địa phương. Trong lĩnh vực thương mại, cả nước có 9.600 HTX mua bán cơ sở xã, phường. 10 vạn điểm mua, bán hàng và chiếm gần 20% tổng mức hàng hoá bán lẻ của thị trường xã hội. Các HTX trong các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 13 lĩnh vực khác (9.900 HTX vận tải, 3.913 HTX xây dựng, 7.100 HTX tín dụng...) cũng có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi ngành, lĩnh vực. + Quá trình phát triển HTX được đẩy mạnh theo hướng tích cực và đa dạng hơn, đến nay cả nước có hơn 8.000 HTX mới được thành lập trong các ngành, lĩnh vực kinh tế với các hình thức tổ chức và phương thức hoạt động đa dạng. Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống, nhiều mô hình HTX trong các ngành nghề mới xuất hiện, như HTX vệ sinh môi trường, HTX nước sạch, HTX quản lý kinh doanh chợ... cũng xuất hiện các mô hình HTX gắn với việc đáp ứng nhu cầu đời sống, kinh tế của các giới, các tầng lớp, các nhóm đối tượng khác nhau, như HTX của phụ nữ, HTX của thanh niên, HTX của những người tàn tật, của cựu chiến binh, HTX của đồng bào dân tộc ít người... Từ kinh nghiệm quốc tế, một số mô hình mới cũng đang được nghiên cứu triển khai ở một số nơi, như HTX trường học, HTX nhà ở, HTX y tế... ở nhiều HTX. Đối tượng tham gia HTX không chỉ bao gồm cá nhân, hộ gia đình, mà còn có các chủ trang trại, hộ tiểu chủ, các cơ sở kinh doanh nhỏ và vừa, các doanh nghiệp nhà nước... + Các tổ hợp tác với những tên gọi khác nhau: tổ hợp tác, tổ tín dụng và trợ vốn, tổ và tập đoàn sản xuất, nhóm sản phẩm, câu lạc bộ, hiệp hội ngành nghề... về bản chất là tổ chức HTX, được tổ chức hoạt động, xuất phát từ nhu cầu thực sự của người dân, phát triển mạnh trong các lĩnh vực tín dụng, sản xuất nông nghiệp, TTCN. Đến nay, cả nước có 320.000 tổ hợp tác, trong đó có 33,38% tổ hợp tác nông-lâm nghiệp; 22,48% tổ tín dụng;17,75% tổ thương mại-dịch vụ; 12,74% tổ CN-TTCN; 3,85% tổ thuỷ sản; 2,74% tổ điện nước và 2,42% tổ dịch vụ cộng đồng khác. Nhiều tổ hợp tác đã được tổ chức chặt chẽ và tuân thủ các nguyên tắc HTX. Có khoảng 23% số tổ hợp tác có đăng ký hoặc chứng thực của uỷ ban nhân xã, phường. Các tổ hợp tác hoạt động nhìn chung là có hiệu quả. Những chính sách mới đó của Đảng rất kịp thời và hợp lòng dân đã đi ngay vào cuộc sống đã tạo bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp. Đất nước ta chấm dứt tình trạng thiếu lương thực trầm trọng kéo dài nhiều năm và lần đầu tiên đã xuất khẩu được gạo (năm 1989 xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo). Kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Đến năm 1986 cả nước có gần 14.000 HTX ở mức độ và qui mô sản xuất kinh doanh khác nhau. Quá trình thực hiện chủ trương mới này của Đảng, phong trào HTX trong cả nước đã đạt được nhiều kết quả phát huy được tiềm năng lợi thế, huy động được nguồn vốn và sức lao động sáng tạo của nhân dân. Các HTX từng bước thích nghi với cơ chế thị trường phát huy được năng lực của bộ máy quản lý. Bên cạnh đa số các HTX phát huy được thì một bộ phận HTX (khoảng 38%) hoạt động kém hiệu quả chỉ tồn tại hoạt động mang tính hình thức không mang lại hiệu quả kinh tế mà xã viên vẫn phải đống góp kinh phí nuôi và duy trì bộ máy HTX, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn