intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Xác định mức độ lưu hành virus lở mồm lóng móng ở trâu bò tại một số huyện của tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá tình hình lưu hành (tỷ lệ cảm nhiễm) virus lở mồm long móng ở trâu bò tại một số huyện của tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất giải pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Xác định mức độ lưu hành virus lở mồm lóng móng ở trâu bò tại một số huyện của tỉnh Quảng Ngãi

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là do bản thân tôi trực tiếp điều tra, thu thập và theo dõi với một thái độ hoàn toàn khách quan và trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./ Huế, ngày 16 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Thanh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã được sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Phạm Hồng Sơn. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Nông Lâm Huế đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn PGS.TS. Phạm Hồng Sơn, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới: - Ban Giám đốc, tập thể Trạm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, Cơ quan Thú y vùng IV, - Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi, - Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, Đã luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Huế, ngày 16 tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Thị Thanh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. ix ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 Mục tiêu chung của đề tài ..................................................................................... 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1.1. Khái niệm bệnh lở mồm long móng .............................................................. 4 1.2. Lịch sử bệnh lở mồm long móng ................................................................... 4 1.2.1. Tình hình bệnh lở mồm long móng trên thế giới ........................................ 4 1.2.2. Tình hình bệnh lở mồm long móng ở Việt Nam ......................................... 6 1.3. Virus gây bệnh lở mồm long móng................................................................ 9 1.3.1. Hình thái, kích thước của virus LMLM ...................................................... 9 1.3.2. Phân loại và biến chủng của virus LMLM ................................................ 10 1.3.3. Đặc tính nuôi cấy của virus LMLM .......................................................... 11 1.3.4. Sức đề kháng của virus LMLM ................................................................ 12 1.3.5. Độc lực và tính gây bệnh của virus ........................................................... 13 1.4. Bệnh lở mồm long móng .............................................................................. 13 1.4.1. Loài vật mắc bệnh ..................................................................................... 13 1.4.2. Chất chứa virus.......................................................................................... 14 1.4.3. Đường xâm nhập và nhân lên của virus .................................................... 14 1.4.4. Cách sinh bệnh .......................................................................................... 15 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 1.4.5. Cách truyền lây.......................................................................................... 16 1.4.6. Triệu chứng và bệnh tích........................................................................... 16 1.5. Phương pháp chẩn đoán .............................................................................. 21 1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng .................................................................................. 21 1.5.2. Chẩn đoán virus học .................................................................................. 21 1.5.3. Chẩn đoán huyết thanh học ....................................................................... 21 1.5.4. Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR .................................................................. 25 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 27 2.1. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 27 2.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 27 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 27 2.4. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 28 2.5. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................... 28 2.5.1. Dụng cụ lấy mẫu ....................................................................................... 28 2.5.2. Dụng cụ điều tra ........................................................................................ 28 2.5.3. Các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho phản ứng ........................................ 28 2.6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 29 2.6.1. Thiết kế thí nghiệm ................................................................................... 29 2.6.2. Số lượng mẫu ............................................................................................ 29 2.6.3. Phương pháp lấy mẫu huyết thanh và mẫu probang ................................. 30 2.6.4. Phương pháp xét nghiệm.......................................................................... 31 2.6.5. Quản lý và phân tích số liệu ..................................................................... 40 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 41 3.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi và tình hình dịch bệnh LMLM tại tỉnh Quảng Ngãi một số năm vừa qua .................................................................................... 41 3.1.1. Tổng đàn trâu bò tại tỉnh Quảng Ngãi một số năm qua ............................ 41 3.1.2. Tình hình dịch bệnh LMLM tại Quảng Ngãi các năm qua ....................... 43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 3.1.3. Ảnh hưởng của tiêm vaccine đến phát dịch LMLM tại Quảng Ngãi trong những năm qua .................................................................................................... 45 3.2. Tình hình đàn trâu bò, tiêm phòng và dịch bệnh LMLM ở địa bàn các huyện khảo sát ................................................................................................................ 47 3.2.1. Tình hình chăn nuôi trâu bò tại các huyện khảo sát .................................. 47 3.2.2. Tình hình tiêm phòng bệnh lở mồm long móng ở trâu bò tại các huyện khảo sát trong những năm qua ............................................................................ 51 3.2.3. Tình hình dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò tại các huyện khảo sát trong những năm qua........................................................................................... 52 3.3. Áp dụng phản ứng 3ABC ELISA đánh giá sự lưu hành virus lở mồm long móng ở các huyện khảo sát ................................................................................. 54 3.3.1. Sự lưu hành kháng thể kháng protein phi cấu trúc virus LMLM theo địa bàn 54 3.3.2. Sự lưu hành kháng thể kháng protein phi cấu trúc virus LMLM theo loài động vật chủ ........................................................................................................ 56 3.3.3. Sự lưu hành kháng thể kháng protein phi cấu trúc virus LMLM ở từng loài theo địa bàn ......................................................................................................... 57 3.4. Tác động của tiêm vaccine đến đáp ứng kháng thể chống virus lở mồm long móng ở các huyện khảo sát ................................................................................. 58 3.5. Áp dụng phản ứng phân tích gene đặc hiệu (RT-PCR) đánh giá sự lưu hành virus lở mồm long móng ở các huyện khảo sát................................................... 60 3.6. So sánh hai phương pháp 3ABC ELISA và RT-PCR trong đánh giá sự lưu hành virus lở mồm long móng ở trâu bò ............................................................. 62 3.7. Đánh giá sự lưu hành virus LMLM qua phân tích gene từ mẫu probang của trâu bò đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng ......................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG.......................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - LMLM :Foot-and-Mouth Disease – Bệnh lở mồm long móng - FMDV : Foot-and-Mouth Disease Virus – Virus lở mồm long móng - OIE : World Organisation for Animal Health- Office des Epizooties - Tổ chức Thú y thế giới. - VIA : Virus infection associated - BHK : Baby Hamster Kidney - TCID50 : 50% Tissue Culture Infectious Dose - ELISA : Enzyme-Linked Immunosorbent Assay - PCR : Polymerase chain reaction - Phản ứng chuỗi polymerase - RT-PCR : Reverse Transciptionpolymerase chain reaction - Phản ứng phiên ngược chuỗi polymerase. - EITB : Enzyme-linked immuno-electro-transfer blot - PBS : Phosphate Buffered Saline PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Số lượng đàn gia súc tại tỉnh Quảng Ngãi qua các năm ..................... 41 Bảng 3.2. Diễn biến dịch LMLM ở gia súc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2010 đến 2015 ..................................................................................................... 43 Bảng 3.3. Tình hình tiêm phòng vaccine LMLM tại tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2010 đến 2015 ............................................................................................................... 46 Bảng 3.4. Cấu trúc đàn trâu bò theo lứa tuổi ...................................................... 47 Bảng 3.5. So sánh tỷ lệ theo tính biệt của đàn trâu bò ở địa bàn khảo sát .......... 49 Bảng 3.6. Tình hình tiêm phòng vắc xin LMLM tại ba huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ từ năm 2010 đến 2015 ................................................................ 51 Bảng 3.7. Tình hình dịch LMLM ở gia súc trên địa bàn các huyện từ năm 2010 đến 2015 .............................................................................................................. 53 Bảng 3.8. Kết quả phát hiện kháng thểLMLM bằng phương pháp 3ABC ELISA ............................................................................................................................. 55 Bảng 3.9. Tỷ lệ lưu hành huyết thanh dương tính theo loài động vật chủ .......... 56 Bảng 3.10.Tỷ lệ lưu hành virus LMLM theo loài trên địa bàn ........................... 57 Bảng 3.11.Tỷ lệ lưu hành huyết thanh học ở trâu bò đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng bằng vaccine ............................................................................................. 59 Bảng 3.12. Sự lưu hành virus LMLM qua phân tích RT-PCR các mẫu dương tính kháng thể 3ABC ........................................................................................... 61 Bảng 3.13. Sự lưu hành virus LMLM từ mẫu probang theo địa bàn .................. 62 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của vaccine áp dụng tiêm phòng bệnh LMLM tại địa bàn khảo sát ................................................................................................................ 64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Triệu chứng và bệnh tích ở miệng bò bị bệnh LMLM ....................... 18 Hình 1.2. Bệnh tích ở miệng và lưỡi bò bị bệnh LMLM .................................... 19 Hình 1.3. Bệnh tích ở vú bò bị bệnh LMLM ...................................................... 20 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số lượng đàn trâu bò tại tỉnh Quảng Ngãi qua các năm ................ 41 Biểu đồ 3.2. Số lượng trâu bò và lợn mắc bệnh LMLM từ năm 2010-2015...... 44 Biểu đồ 3.3. Kết quả tiêm phòng vaccine LMLM trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2010 đến 2015 ......................................................................................... 46 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ gia súc phân theo nhóm tuổi ................................................. 48 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đàn trâu bò theo loài và địa bàn ............................................ 50 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đàn trâu bò theo tính biệt và địa bàn ..................................... 50 Biểu đồ 3.7. Kết quả tiêm phòng vaccine LMLM tại ba huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và Đức Phổ từ năm 2010 đến 2015 ............................................................ 52 Biểu đồ 3.8. Số lượng gia súc mắc bệnh LMLM tại 3 huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và Đức Phổ từ năm 2010 đến 2015 ..................................................................... 53 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ lưu hành huyết thanh học theo huyện khảo sát ..................... 55 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ lưu hành huyết thanh dương tính theo loài gia súc............ 56 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ lưu hành huyết thanh theo loài gia súc trên địa bàn ........... 58 Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ lưu hành huyết thanh khi trâu bò đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng ........................................................................................................... 59 Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ lưu hành virus LMLM theo loài trên địa bàn ..................... 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài Bệnh lở mồm long móng (LMLM– Foot-and-Mouth Disease, FMD) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus LMLM (Foot-and-Mouth Disease Virus: FMDV) gây ra biến đổi bệnh lý chủ yếu trên biểu mô ở động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê... Bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, qua con đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục... Bệnh thường phát tán và lây lan trên diện rộng gây nên những đợt dịch. Chính vì vậy mà Tổ chức Thú y thế giới (World Organisation for Animal Health, hay Office des Epizooties – OIE) xếp bệnh LMLM là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm ở động vật. Bệnh do một loại virus thuộc chi (giống) Aphthovirus họ Picornaviridae, thuộc nhóm virus ARN gây ra. Virus này có đặc điểm đề kháng tốt với các tác nhân môi trường và có cấu trúc kháng nguyên đa dạng gây khó khăn đối với việc quản lý tình hình dịch bệnh. Tuy tạo nên kích thước của hạt virus chỉ khoảng 23 nm và bao gồm chỉ 20 capsomer, vỏ protein capsid (capxít) tạo nên đặc tính kháng nguyên đa dạng. Cho đến nay 7 serotype virus lở mồm long móng đã được phát hiện, trong đó 3 serotype O, A và C gây bệnh ở châu Âu, 3 serotype SAT-1, SAT-2, SAT-3 gây bệnh ở châu Phi được phát hiện vào năm 1952 và 1 serotype là Asia-1 gây bệnh ở châu Á vào năm 1954. Tất cả 7 serotype đều giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về Cấu trúc kháng nguyên nên không thể tạo miễn dịch chéo, tức kháng thể chống chủng serotype này không có hiệu lực với kháng thể chống serotype khác. Vì vậy, việc xác định serotype virus bệnh lở mồm long móng gây bệnh tại mỗi địa phương là có ý nghĩa quan trọng để việc tiêm phòng bệnh có hiệu quả. Bệnh xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, một số nước đã thanh toán được bệnh nhưng cũng còn một số nước tồn tại bệnh này hàng mấy chục năm nay, gây thiệt hại rất lớn cho phát triển chăn nuôi, xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật. Ở Việt Nam, theo Cục Thú y (2014) từ nhiều năm qua dịch bệnh xuất hiện và tái xuất hiện thường xuyên gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn đối với ngành chăn nuôi. Từ năm 1999 đến nay, ở Việt Nam đã có ba đợt dịch LMLM lớn xảy ra vào các năm 2006, 2009 và 2011. Dịch LMLM tập trung vào các tháng 3 - 7 (năm 2006) và từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (các năm 2009 và 2011). Khoảng 2 - 3 năm lại xuất hiện các đợt dịch trầm trọng với hàng chục nghìn trâu bò bị nhiễm bệnh. Trong những tháng cuối năm 2013 đầu 2014, dịch LMLM trên trâu bò tại PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 nhiều địa phương trên cả nước có biểu hiện bùng phát mạnh. Dịch LMLM xuất hiện rải rác trên địa bàn cả nước, chủ yếu tại các tỉnh miền Trung, riêng Bắc Trung Bộ 4 trong số 6 tỉnh có dịch. Dịch LMLM type O bắt đầu xuất hiện rải rác trong tháng 2 năm 2013 và phát sinh nhiều trong các tháng 3, 4 và 5 năm 2013. Vào giai đoạn tháng 3 năm 2013 tại Hà Tĩnh dịch LMLM đã xuất hiện với kết quả định type cho thấy virus gây bệnh thuộc type A, sau đó bùng phát mạnh vào tháng 8 đến tháng 10 năm 2013 tại một số tỉnh khác. Ở nước ta hiện nay nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm động vật như thịt, sữa. Do đó việc lưu thông, buôn bán, vận chuyển trâu bò ngày càng tăng cả trong nước và quốc tế. Vì vậy, dịch bệnh LMLM càng có nhiều khả năng xâm nhập và gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò. Với chương trình phát triển các đàn bò thịt và sữa hiện nay ở nước ta thì bệnh LMLM thực sự là mối nguy lớn nếu nhưng chúng ta không kiểm soát được. Bệnh LMLM chính là một rào cản trong việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh phục vụ cho xuất khẩu. Việc phòng chống bệnh LMLM ở nhiều nước đã trở thành một chính sách rất quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Việc có hay không bệnh LMLM trong sản xuất, chăn nuôi là một tiêu chí trong quan hệ buôn bán quốc tế và mọi quốc gia đều sử dụng nó như là một thứ vũ khí thương mại. Ở Việt Nam, một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà ngành Thú y phấn đấu thực hiện là khống chế bệnh LMLM trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trâu bò và tỉnh Quảng Ngãi không đứng ngoài nhiệm vụ đó. Chính vì lý do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Xác định mức độ lưu hành virus lở mồm lóng móng ở trâu bò tại một số huyện của tỉnh Quảng Ngãi”. Mục tiêu chung của đề tài Đánh giá tình hình lưu hành (tỷ lệ cảm nhiễm) virus lở mồm long móng ở trâu bò tại một số huyện của tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đề xuất giải pháp phòng chống bệnh lở mồm long móng phù hợp. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu xác định sự có mặt của virus gây bệnh lở mồm long móng ở trâu bò với một kỹ thuật chẩn đoán có thể phát hiện kháng thể kháng protein phi cấu trúc chỉ xuất hiện trong cơ thể động vật có sự phát triển của virus mà không có ở động vật được tiêm vaccine chống virus đó. Từ đó phát hiện tình trạng cảm nhiễm và dự báo nguy cơ dịch xảy ra đối với các trường hợp mới sinh và mới nhập đàn còn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 thiếu miễn dịch. Đồng thời việc áp dụng kỹ thuật PCR phát hiện gene đặc hiệu virus lở mồm long móng trong dịch nhầy động vật sống, một mặt góp phần dự báo tình hình dịch và mặt khác xác nhận kết quả nghiên cứu huyết thanh học giúp so sánh độ nhạy của hai phương pháp. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu góp phần nắm dự báo phát sinh dịch lở mồm long móng trên cơ sở khảo sát sự lưu hành của virus này trong quá khứ và hiện tại ở các đàn trâu, bò thông qua phân tích mẫu huyết thanh thu thập mà không cần phải phân biệt loại trừ tình trạng tiêm phòng bệnh này từ trước. Kết quả phân tích sẽ góp phần xác định nguyên nhân phát sinh dịch, làm cơ sở để thực hiện các biện pháp hạn chế các nhân tố phát sinh dịch bệnh và chuẩn bị nhân lực, hóa chất chống dịch bệnh LMLM ở trâu bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Điểm mới của đề tài Đề tài đầu tiên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi về việc giám sát chủ động sự lưu hành của virus lở mồm long móng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm bệnh lở mồm long móng Bệnh lở mồm long móng (LMLM), tên tiếng Anh gọi là Foot-and-Mouth Disease (FMD), là bệnh truyền nhiễm cấp tính của các loài động vật có móng guốc chẵn bao gồm cả trâu bò và động vật hoang dã như trâu, bò, lợn, dê, cừu, loài linh dương, hươu, nai... do một loài virus thuộc họ Picornaviridae gây ra với các tổn thương đặc trưng ở lớp tế bào biểu mô. Đặc trưng của bệnh là làm xuất hiện những mụn nước với các kích cỡ không đồng đều ở niêm mạc miệng, kẽ móng, gờ móng, trên bầu vú, đầu vú con cái và cuống của dạ cỏ, khi mụn nước vỡ sẽ tạo ra các vết loét. Bệnh LMLM khi xuất hiện thường lây lan rất nhanh, rất mạnh và thường trên phạm vi rộng, có thể lây lan trong phạm vi một hoặc nhiều nước, gây ra các ổ dịch lớn trong thời gian ngắn, tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể tới 100% [39]. Để kiểm soát dịch bệnh, vaccine được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Các vaccine bao gồm những protein cấu trúc của virus FMD và do đó sau khi tiêm vaccine động vật chỉ sản xuất ra kháng thể kháng protein cấu trúc của virus. Tuy nhiên, sau khi nhiễm virus LMLM, kháng thể kháng protein không cấu trúc và cấu trúc sẽ được tạo ra [53]. 1.2. Lịch sử bệnh lở mồm long móng 1.2.1. Tình hình bệnh lở mồm long móng trên thế giới Lần đầu tiên, bệnh LMLM được Frascastorius phát hiện và mô tả vào năm 1514 ở Ý, sau đó bệnh được phát hiện ở Bắc Ý, Pháp, Anh và nhiều nước châu Âu khác [63]. Đến năm 1897, tác nhân gây bệnh được hai nhà khoa học người Đức có tên là Loeffler và Frosch tìm ra, tác nhân này được chứng minh là có thể qua được màng lọc [19]. Đến những năm đầu thế kỷ 20 (1920), nhiều công trình nghiên cứu chi tiết về bệnh này mới được thực hiện [43]. Năm 1922, Valée và Carré phát hiện ra tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống virus (type O và A). Ở châu Âu: Cuối thế kỷ 19, bệnh xuất hiện ở Nga, sau đó lây lan nhanh sang nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Hung-ga-ri, Áo, Đan Mạch, Pháp, Ý làm cho hàng chục triệu trâu bò mắc bệnh [30]. Từ 1951 đến 1954, dịch LMLM phát sinh ở Tây Đức, sau đó lây sang nhiều nước như Hà Lan, Bỉ, Luých-xăm-bua, Pháp, Anh, Ý, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan. Năm 2000, Hy Lạp xẩy ra 14 ổ dịch LMLM type Asia1, theo kết quả điều tra của Hy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 Lạp, nguyên nhân gây ra đợt bùng phát dịch này là do nhập lậu trâu bò từ Thổ Nhĩ Kỳ [41]. Năm 2001 dịch nổ ra ở vùng Đông Nam nước Anh, sau đó dịch lây lan ra khắp nước Anh, Scốt-len, xứ Uên, Bắc Ai-len, Cộng hoà Ai-len, Hà Lan và Pháp [66]. Ở châu Mỹ: Từ 1870 đến 1929, xuất hiện 9 ổ dịch tại các bang của Mỹ như New England, Porland, Maine (1880), Boston, New England (1884), chủ yếu là do nhập khẩu trâu bò mang trùng từ nước khác. Năm 1870, bệnh cũng phát ra ở Canada. Tại Mexico, dịch phát ra trong các năm 1946-1954, tại Canada năm 1951- 1952 và Argentina năm 1953 [31]. Năm 2000, dịch LMLM xảy ra ở Nam Brasil (type O), Arhentina (type A), Uruguay (type O), Bolivia (type O và A), Columbia (type O và A), Peru (type A), Ecuado (type O) [66]. Ở châu Phi: Dịch LMLM xảy ra tại nhiều nước, cả ở Bắc Phi và Nam Phi [29]. Ở châu Á: Dịch LMLM xảy ra khá trầm trọng. Bệnh phát sinh ở Ấn Độ (1929, 1952...), Indonesia (1952), Philippin (1902), Myanma (1936, 1948), Malaysia (1939), Thái Lan (1952), Campuchia (1931, 1946, 1952), Trung Quốc (1951) [28]. Nhìn chung có 3 type thường xuyên gây bệnh LMLM ở khu vực các nước Đông Nam Á đó là type O, A và Asia1 [40]. Năm 2000, tại châu Á có trên 30 quốc gia có bệnh LMLM. Các type huyết thanh học lưu hành chủ yếu là type O (24 quốc gia, trong đó có Việt Nam), type A (6 quốc gia), Asia1 (Thái Lan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia), SAT2 (ở Arab Saudi, Kuwait), một số quốc gia khác (Armenia, Azerbaijan, Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ấn độ) chưa xác định được type virus [75]. Bệnh LMLM đã xuất hiện ở nhiều nước thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh và châu Âu. Điển hình là trong những năm 1981-1985, dịch xuất hiện ở 80 nước, gây nên tổn thất lớn cho nền kinh tế của những nước này. Năm 1997, dịch xảy ra ở lợn trên toàn lãnh thổ Đài Loan, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và để lại hậu quả xấu cho ngành chăn nuôi lợn trong nhiều năm. Các nước Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước từ lâu không có bệnh LMLM nhưng đến năm 2000 đã xuất hiện bệnh này. Tại châu Âu năm 2001 dịch đầu tiên xảy ra ở Anh, sau đó lan ra Pháp, Hà Lan, Ireland qua con đường vận chuyển trâu bò [65].Tính đến cuối tháng 4 năm 2001, chính phủ Anh đã phải chi phí cho việc tiêu hủy trâu bò bệnh, dập dịch, cộng với những thiệt hại do dịch gây ra lên đến trên 14 tỷ đô la Mỹ. Sau đó, dịch xảy ra ở một loạt các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Tính đến tháng 7/2001, có trên 20 nước xảy ra dịch LMLM [40]. Năm 2010, theo số liệu của Tổ chức Thú y thế giới OIE, có tổng cộng 716 ổ dịch LMLM xảy ra trên 21 quốc gia thuộc châu Phi và châu Á. Tổng cộng có PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 211.445 con bò, 31.218 trâu bò nhai lại nhỏ (dê, cừu…) và 315.460 con heo bị phơi nhiễm trước virus LMLM. Trong số đó, số trâu bò thực sự nhiễm LMLM là 11.999 con bò, 20.091 trâu bò nhai lại nhỏ (dê, cừu…) và 13.954 con heo. Số trâu bò bị chết và tiêu hủy do LMLM là 53.624 con bò, 21.513 trâu bò nhai lại nhỏ (dê, cừu…) và 304.346 con heo. Trong số 716 ổ dịch này, chủ yếu là nhiễm virus LMLM serotype O (93%), mỗi loại serotype A, Asia1 và SAT2 chỉ chiếm 2% và thấp nhất là serotype SAT1 với 1%. Trong tháng 4 năm 2012, đã có một số nước thông báo có dịch LMLM trên trâu bò, bao gồm: Nga, Nam Phi, Libya, Botswana, Palestine, Đài Loan (Đài Bắc, 11/04/2012, trong đó có 4 ca bệnh trên 3.055 heo bị mẫn cảm LMLM) (nguồn: http://iasvn.org/tin-tuc/Benh-lo-mom-long-mong- (LMLM)-tren-gia-suc-1234.html) 1.2.2. Tình hình bệnh lở mồm long móng ở Việt Nam Bệnh LMLM được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1898 tại Nam Trung Bộ (Nha Trang) và sau đó là ở Nam Bộ (năm 1920), năm 1937-1940 có dịch ở Quảng Ngãi. Đến năm 1952, bệnh lại phát ra tại Thừa Thiên, đến 1953-1954 lan tràn vào vùng Nam Bộ, ra miền Bắc và Tây Bắc (Điện Biên). Tháng 4-1955, bệnh lại tái phát ở Khu 3 và lan sang Khu Tả ngạn Việt Bắc vào Khu 4. Có 3512 bò và trâu mắc bệnh trong 11 tỉnh, 3 thành phố (Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng), mãi đến cuối năm 1965 mới dập tắt được. Từ năm 1954-1975, bệnh vẫn xảy ra tại các tỉnh thành phía Nam nhưng lại không thấy xuất hiện ở các tỉnh miền Trung. Bệnh phát ra nhiều tại các tỉnh giáp ranh Campuchia mà nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng buôn bán trâu bò, sản phẩm trâu bò qua lại biên giới làm lây lan dịch sâu vào nội địa.Trong 2 năm 1975-1976, bệnh LMLM xuất hiện trên trâu bò của 14 tỉnh thành, gồm 6 tỉnh miền Trung, 4 tỉnh Đông Nam Bộ, 2 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 2 tỉnh Tây Nguyên.Từ năm 1980-1988, dịch phát ra chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và hai tỉnh miền Trung, dịch phát ra trên trâu bò và lợn.Năm 1989 dịch phát ra mạnh ở Đồng Nai và Bình Thuận, sau đó yếu dần trong những năm 1990, 1991 [30]. Chỉ tính riêng năm 1993, dịch LMLM xảy ra ở 122 xã của 18 huyện thuộc các tỉnh gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế làm 32.260 trâu, bò và 1612 lợn bị bệnh [35]. Năm 1995 dịch LMLM xảy ra ở 107 huyện của 26 tỉnh làm 236.000 trâu, bò và 11.000 lợn mắc bệnh. Nguồn bệnh, có thể là do sự mua bán và vận chuyển trâu bò bệnh từ Campuchia vào các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp và lan rộng bệnh ra khắp các tỉnh thành phía Nam [20]. Năm 1996, 1997 dịch xảy ra nặng một số tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Năm 1998 và đầu năm 1999 tại Bình Thuận dịch LMLM làm 2.449 bò PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 mắc bệnh ở 20 xã của 3 huyện thị. Đầu năm 1999, nguồn bệnh từ Trung Quốc theo con đường trao đổi, buôn bán trâu bò xâm nhập vào Việt Nam và làm dịch phát ra ở huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng, sau đó nhanh chóng lây lan sang các địa phương khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,… Tính đến cuối năm 1999, có 55 tỉnh thành phố có trâu bò bệnh, số trâu bò mắc bệnh lên đến 120.989 con, số lợn mắc bệnh là 31.801 con [6]. Đầu năm 2000 dịch lây lan mạnh, 5 tỉnh phát bệnh thêm là Yên Bái, Bắc Cạn, Lai Châu, Tây Ninh và Trà Vinh. Những tỉnh có dịch từ trước, số xã, huyện có dịch và tổng số trâu bò mắc bệnh tăng lên nhiều. Như vậy tính đến 31/12/2000, trong đợt dịch này cả nước có 60 tỉnh thành đã có trâu bò mắc bệnh, trừ tỉnh An Giang chưa bị dịch [6]. Năm 2001, bệnh LMLM trên trâu bò còn xảy ra và tái phát ở 11 tỉnh, 23 huyện, 35 xã làm 2.072 trâu bò mắc bệnh (trong đó 7 tỉnh miền núi phía Bắc). Bệnh LMLM ở lợn xảy ra 11 tỉnh, 31 huyện, 52 xã chủ yếu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm 3.311 lợn mắc bệnh [6]; [37]. Năm 2002 bệnh LMLM xảy ra ở 26 tỉnh, thành với 10.287 trâu bò mắc bệnh. Năm 2003 bệnh LMLM xảy ra ở 38 tỉnh, thành phố, trong đó 28 tỉnh có dịch LMLM trâu bò, 28 tỉnh có dịch ở lợn (có 18 tỉnh dịch xảy ra ở cả trâu bò và lợn), với tổng số 20.303 trâu bò, 1.178 dê và 3.533 lợn mắc bệnh. Các tỉnh có số trâu bò mắc bệnh nhiều như Hà Giang, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Gia Lai [6]. Năm 2004, dịch LMLM đã xuất hiện ở 932 xã, phường thuộc 232 quận, huyện ở 48 tỉnh, thành phố làm 71.736 trâu bò, 125 dê và 1.858 lợn mắc bệnh. Trước thời điểm 2001, các kết quả xét nghiệm đối với các mẫu bệnh phẩm tại Việt Nam chỉ phát hiện thấy có virus LMLM type O. Sau đó, đã phát hiện virus LMLM type A trên các mẫu bệnh phẩm được lấy từ các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Long An, Đồng Nai, Lâm Đồng. Nguyên nhân của sự xuất hiện virus LMLM type A có thể là do việc nhập lậu bò từ Campuchia [7]. Năm 2005, dịch LMLM đã xảy ra ở 408 xã, phường của 160 quận, huyện thuộc 37 tỉnh, thành phố. Tổng số trâu bò mắc bệnh là 28.241 trâu bò, 3.976 lợn và 81 dê [8]. Năm 2006, dịch LMLM trâu bò đã xảy ra tại 1.410 xã phường của 283 huyện thị thuộc 47 tỉnh, thành phố, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi với tổng số trâu bò mắc bệnh là 114.015 con và đã xử lý tiêu hủy 4.906 con trâu bò. Dịch LMLM trên lợn cũng xảy ra tại 516 xã, phường của 191 huyện thị thuộc 54 tỉnh, thành phố làm 44.450 con lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy 31.087 con lợn. Trong năm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 2006 dịch LMLM xảy ra chủ yếu là type O. Virus LMLM type Asia1 xuất hiện thêm ở Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và Thái Bình [9]. Năm 2007, cả nước có 37 tỉnh xuất hiện dịch LMLM trong đó có 25 tỉnh (294 xã, phường của 225 huyện, quận) có bệnh LMLM ở trâu bò và 26 tỉnh (172 xã, phường của 71 huyện, quận) có LMLM ở lợn, 18 tỉnh có bệnh LMLM trâu bò và lợn. Tổng số trâu bò mắc bệnh là 11.355 trâu, bò và 12.386 lợn; số trâu bò chết và tiêu huỷ là 3.765 trâu bò và 11.122 lợn. Dịch LMLM xảy ra ở cả 3 miền, ở các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên dịch chủ yếu trên đàn trâu bò; ở các tỉnh Nam Bộ dịch chủ yếu trên đàn lợn. Hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra là type O; type A chỉ xảy ra ở tỉnh Phú Yên, type Asia 1 xảy ra ở Quảng Trị và Thanh Hoá [10]. Năm 2008, dịch LMLM xảy ra ở 122 xã của 43 huyện thuộc 14 tỉnh, làm 2.408 con trâu bò và 67 con lợn mắc bệnh. Tổng số trâu bò buộc phải giết hủy là 218 con trâu bò và 39 con lợn. Dịch chủ yếu trên đàn trâu bò. Hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra là do type O. Tuy nhiên, tháng 12/2008 đã xuất hiện virus type A gây dịch tại Nghệ An [11]. Năm 2009, dịch đã xảy ra ở 229 xã thuộc 87 huyện của 27 tỉnh, thành phố với tổng số 7.861 con trâu bò mắc bệnh, 432 con phải tiêu hủy, trong đó có 35 xã thuộc 23 huyện của 16 tỉnh, thành phố có lợn bị mắc bệnh LMLM, với tổng số 499 con lợn mắc bệnh, 429 con phải tiêu hủy. Dịch LMLM xảy ra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Dịch xảy ra trên quy mô rộng vào tháng 9 năm 2009, cao điểm nhất có tới trên 91 ổ dịch xuất hiện trong tháng, các tháng khác dịch xảy ra ít hơn và rải rác tại nhiều địa phương. Dịch LMLM type A xuất hiện tại vùng miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang và Hà Giang), Tây Nguyên (Kon Tum), Đồng bằng sông Cửu Long (Long An) - là những vùng đã lâu không có type virus này [12]. Năm 2010, dịch xảy ra ở 85 xã, phường thuộc 32 huyện của 12 tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Ngãi, Sơn La, Tiền Giang và Tuyên Quang. Tổng số trâu bò mắc bệnh là 4.290 con trâu, 1.171 con bò và 684 lợn trong đó 67 con trâu bò và 52 con lợn tiêu hủy. Các ổ dịch LMLM phân bố chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc [13]. Năm 2011, dịch đã xảy ra ở 35 tỉnh gây bệnh 140.979 con trâu bò, trong đó chết và tiêu hủy 39.228 con trâu bò [13]. Năm 2012, dịch đã xuất hiện tại 57 xã của 30 huyện thuộc 12 tỉnh với tổng số trâu bò mắc bệnh là 3.317 con, trong đó số con tiêu hủy bắt buộc là 1.234 con [15]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 Năm 2013, dịch bệnh xảy ra tại 145 xã của 44 huyện thuộc 9 tỉnh là Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thanh Hóa, Long An, Nghệ An và Phú Yên. Số trâu bò mắc bệnh là 5.648 con (trâu chiếm 12,09%, bò 49,93%, lợn 37,98%). Số trâu bò tiêu hủy là 1.193 con (42 con trâu, 180 con bò, 971 con lợn), chủ yếu tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, một số địa phương khác có xuất hiện ổ dịch LMLM dưới dạng nhỏ lẻ nhưng đã được chính quyền địa phương và cơ quan chuyên xử lý kịp thời không để dịch lây lan [16]. Năm 2014, dịch đã xuất hiện 81 ổ dịch tại 81 xã thuộc 31 huyện, thị xã của 13 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Lào Cai, Thanh Hóa, Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Đắc Nông làm 2.978 con trâu bò mắc bệnh (gồm 1.438 con trâu, 1.365 con bò, 144 con lợn và 31 con dê); số trâu bò chết và tiêu hủy là 172 con. Dịch chủ yếu trên đàn trâu bò. Hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra là do type O. Tuy nhiên, tháng 11 năm 2014 dịch LMLM type A đã xuất hiện tại 10 xã của 2 huyện của tỉnh Đắc Nông [17]. Trong 4 tháng đầu năm 2015, dịch đã xảy ra tại 4 tỉnh: Sơn La, Lâm Đồng, Bắc Kạn, Lào Cao với tổng số trâu bò mắc bệnh là 106 con. Trong đó: trâu 20 con, bò 24 con, heo 62 con [17]. Như vậy, cho đến nay bệnh LMLM vẫn tiếp tục là mối đe dọa thường xuyên đối với ngành chăn nuôi của nước ta. 1.3. Virus gây bệnh lở mồm long móng 1.3.1. Hình thái, kích thước của virus LMLM Virus LMLM thuộc họ Picornaviridae giống Aphthovirus [27].Virus gồm có một lõi ARN chuỗi đơn nằm trong vỏ protein gồm 60 capxôme tạo nên một khối 30 mặt đối xứng. Chúng có kích thước rất nhỏ, đường kính virus khoảng 23nm [46]. Virus qua được các màng lọc Seitz, Chamberland và Berkefeld. Trong mỗi capxôme có chứa 4 loại protein là VP1, VP2, VP3 và VP4 có trọng lượng phân tử lần lượt là 34, 30, 26 và 8×103 KDal trong đó VP1 đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây bệnh đồng thời nó là kháng nguyên chính tạo nên kháng thể chống lại bệnh LMLM [46]. Một hạt virus cũng có thể chứa 1 tới 2 chuỗi 5-polypeptide (VP0), đây chính là tiền thân của VP1 và VP4. Tính gây miễn dịch thực sự của virus LMLM là do một polypeptide mẫn cảm với trypsin chịu trách nhiệm đó chính là VP1 [51]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 D C D 3 B B A B A A AC 213 D 4 A A C C B B B 5 C 12 D 1 D C B c B 11 D B C D C 6 10 C B D C D A A 9 7 A A B A B 8 D C A=VP1, B=VP3, C=VP2, D=VP4 Hạt virus hoàn chỉnh (virion) có hằng số lắng 140S, phần vỏ capxít không có ARN có hằng số lắng 75S, mảnh protein của capxít là12S và kháng nguyên VIA (virus infection associated) là 5S [46]. Virus LMLM có cấu trúc kháng nguyên không đồng nhất, có nhiều serotype và subtype mà mỗi serotype có thể có các biến chủng của nó. Sự khác nhau về hệ gen là nguyên nhân gây ra các biến chủng đặc biệt thông qua sự đa dạng của phân tử VP1 [46]. Như vậy, việc tìm hiểu ý nghĩa tác động của các loại protein không cấu trúc của virus LMLM có thể đưa đến những thực nghiệm hữu ích trong chẩn đoán. 1.3.2. Phân loại và biến chủng của virus LMLM Virus LMLM biến dị rất mạnh, ở châu Âu, tại một số ổ dịch vào thời kỳ cuối người ta thấy xuất hiện các type virus mới hoặc các biến chủng mới và chúng có nguồn gốc ngay trong ổ dịch chứ không phải đưa từ ổ dịch khác vào. Các biến chủng như vậy xuất hiện có lẽ là do kết quả của việc dùng vaccine nhưng không gây được miễn dịch đầy đủ cho con vật đã thúc đẩy quá trình đột biến ở các chủng thực địa [38]. Virus LMLM có 2 đặc tính đặc biệt liên quan đến dịch tễ học, đó là tính có đa type và tính dễ biến đổi kháng nguyên, các type tuy gây ra những triệu chứng bệnh tích giống nhau, nhưng lại không gây miễn dịch chéo [30]. Điều đầu tiên người ta nhận thấy là nhiều con bị bệnh đã lành vẫn có thể lại bị mắc bệnh nhiều lần. Hiện tượng này đã được Vallée và Carre khám phá và nghiên cứu (1921, 1922, 1924) đó không phải do khác nhau về độc lực mà do khác nhau về cấu trúc kháng nguyên. Đầu tiên hai tác giả trên đã gặp 2 chủng mà họ đặt tên là chủng O (từ tên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 vùng Oisie của Pháp) và chủng A (từ tên nước Đức – Allemagne) với sự phân lập của nhiều chủng khác Vallée và Carré chia thành 2 nhóm virus nhóm O và nhóm A đến năm 1926, Waldman lại tìm thêm 1 nhóm nữa đặt tên là nhóm C và từ năm 1952 các nhà khoa học trên thế giới đã thống nhất chấp nhận các nhóm O, A, C (thay cho 1 thời kỳ gọi là các nhóm A, B, C), ngoài 3 type đó cho đến năm 1965 người ta còn tìm thấy thêm các type SAT-1, SAT-2, SAT-3 và Asia-1. Các type chính nói trên phổ biến trong vùng nhất định, theo tài liệu định loại năm 1962 của FAO ở châu Âu chỉ có các type O, A, C. Type C có nhiều ở lợn, type O ở trâu bò, type A tương đối phổ biến ở các loài, các type SAT chỉ có ở châu Phi (Nam Phi, Trung Phi, Đông Phi, Sudan và Ai Cập). Phổ biến nhất là SAT-1 cũng thấy SAT-1 ở Trung Cận Đông (I Rắc, Israel, Xy Ri,…). Type Asia 1 gặp ở Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Hồng Kông. Type O thấy phổ biến ở Đông Á và Nam Á [73]. Các type và subtype của virus LMLM rất khác nhau về dịch tễ học và đáp ứng miễn dịch. Những ổ dịch âm ỉ vẫn tiếp tục xảy ra có thể là do tiêm phòng không đều đặn [47]; [48]. Ở Việt Nam, trước đây xảy ra dịch ở cả 2 miền Nam và Bắc, việc xác định type của virus không được thực hiện nên không thể xác định được sự biến đổi về type hay subtype trong các ổ dịch [35]. Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và Trung tâm Thú y Vùng VI tại thành phố Hồ Chí Minh có thể xác định được type virus bằng phản ứng ELISA. Dịch LMLM xuất hiện rải rác trên địa bàn cả nước, ở cả 3 miền Bắc Trung Nam đều có dịch LMLM xảy ra. Vào tháng 2 năm 2013 dịch LMLM type O bắt đầu xuất hiện rải rác tại các tỉnh và vào tháng 3 năm 2013 dịch LMLM type A bắt đầu xuất hiện tại Hà Tĩnh, sau đó bùng phát mạnh vào tháng 8 - 10 năm 2013 tại một số tỉnh khác. Dịch LMLM type O xuất hiện cả trên trâu, bò và lợn, dịch LMLM type A xuất hiện chủ yếu trên trâu bò. LMLM type O lưu hành tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, ĐăkLăk, Lâm Đồng, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cà Mau. LMLM type A lưu hành tại các tỉnh: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Lâm Đồng, Long An và Tiền Giang [16]. 1.3.3. Đặc tính nuôi cấy của virus LMLM Virus LMLM là virus có tính hướng thượng bì, nên nhiều tác giả đã nuôi cấy chúng trên da của thai lợn, thai bò còn sống (giữ thai sống bằng phương pháp nhân tạo). Tổ chức để nuôi cấy thích hợp nhất cho virus LMLM là thượng bì lưỡi bò trưởng thành. Lưỡi phải lấy ngay khi mổ bò, giữ lạnh ở 2-3oC và chỉ sử dụng được PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1