intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ lá cây Giác đế miên (Goniothalamus tamirensis Pierre ex & Gagn.) ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm thiết chọn lọc với các dung môi thích hợp để thu được hỗn hợp các hợp chất từ lá cây giác đế miên (Goniothalamus tamirensis Pierre ex & Gagn); phân lập và xác định cấu trúc hợp chất từ lá cây giác đế miên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ lá cây Giác đế miên (Goniothalamus tamirensis Pierre ex & Gagn.) ở Việt Nam

  1. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 2 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 4 Chƣơng 1 ........................................................................................................... 5 TỔNG QUAN ................................................................................................... 5 1.1. Họ Na (Annonaceae) .............................................................................. 5 1.2. Chi Giác đế (Goniothalamus ( Blume) Hook. f. & Thoms) .................. 7 1.2.2. Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Goniothalamus (Blume) Hook. f. & Thoms - giác đế. ........................................................... 8 1.3. Hoạt tính sinh học các hợp chất styryl lacton ................................... 18 1.4. Cây nghiên cứu..................................................................................... 24 Chƣơng 2 ......................................................................................................... 30 PHƢƠNG PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM ......................................................... 30 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 30 2.2. Hoá chất, dụng cụ và thiết bị................................................................ 31 2.3. Nghiên cứu các hợp chất ...................................................................... 31 Chƣơng 3 ......................................................................................................... 34 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 34 3.1. Phân lập các hợp chất ........................................................................... 34 3.2. Xác định cấu trúc hợp chất A ............................................................... 34 3.3. Xác định cấu trúc hợp chất B ............................................................... 47 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60
  2. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam nằm ở vùng trung tâm Đông Nam Á hàng năm có lƣợng mƣa và nhiệt độ trung bình tƣơng đối cao. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm đã cho rừng Việt Nam một hệ thực vật đa dạng và phong phú. Theo số liệu thống kê gần đây hệ thực vật Việt Nam có trên 10.000 loài [3], [7], trong đó có khoảng 3.200 loài cây đƣợc sử dụng trong y học dân tộc và 600 loài cây cho tinh dầu [5]. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu của đất nƣớc có tác dụng lớn đối với đời sống và sức khỏe của con ngƣời. Từ trƣớc đến nay trên thế giới các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con ngƣời. Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học đựơc dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp dƣợc phẩm làm thuốc chữa bệnh, công nghiệp thực phẩm, hƣơng liệu và mỹ phẩm. Thảo dƣợc là nguồn nguyên liệu trực tiếp hoặc là những chất dẫn đƣờng để tìm kiếm các loại biệt dƣợc mới. Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng trên 60% các loại thuốc đang đƣợc lƣu hành hiện nay hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm có nguồn gốc từ các hợp chất thiên nhiên [5]. Họ Na (Annonaceae) là họ lớn nhất của bộ Mộc lan (Magnoliales). Chi điển hình của họ nay là Annona. Một số loài đƣợc trồng làm cây cảnh, đặc biệt là Polythia longifolia var. pendula (lá bó sát thân). Các loại cây thân gỗ còn dùng làm củi. Một số loài có qủa lớn, nhiều thịt ăn đƣợc bao gồm các loài của chi Annona (na, na Nam Mỹ, mãng cầu xiêm) hay chi Asimina (đu đủ Mỹ) hoặc chi Rollinia [2]. Bên cạnh đó, một số loài nhƣ Hoàng lan (Cananga odorata) còn chứa tinh dầu thơm và đƣợc sử dụng trong sản xuất nƣớc hoa hay đồ gia vị. Vỏ
  3. 3 cây, lá và rễ của một số loài đƣợc sử dụng trong y học dân gian chữa bệnh nhiễm trùng, bệnh ho, bệnh gan, bệnh vàng da do gan, bệnh tiêu chảy. Các nghiên cứu dƣợc lý đã tìm thấy khả năng kháng nấm, kháng khuẩn và đặc biệt là khả năng sử dụng trong hóa học trị liệu của một số thành phần hóa học của lá và vỏ cây [21]. Mặc dù các cây họ Na (Annonaceae) có giá trị kinh tế cao cũng nhƣ có các hoạt tính sinh học quý đƣợc sử dụng rộng rãi trong dân gian, song việc nghiên cứu về thành phần hoá học của nó chƣa đƣợc tiến hành nhiều ở Việt Nam. Chi Goniothalamus là một trong những chi quan trọng của họ Na (Annonaceae), với khoảng 80 loài, phân bố rộng rãi ở châu Á và Australia, đặc biệt ở Đông Nam Á nhƣ Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Một số loài thuộc chi này dùng để làm thuốc chữa bệnh về cơ, chấn thƣơng, thần kinh toạ, viêm khớp, kháng viêm và khả năng chống khối u. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài: ―Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất từ lá cây giác đế miên (Goniothalamus tamirensis Pierre ex & Gagn.) ở Việt Nam” từ đó góp phần xác định thành phần hoá học của các hợp chất và tìm ra nguồn nguyên liệu cho ngành hoá dƣợc. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi có các nhiệm vụ: - Chiết chọn lọc với các dung môi thích hợp để thu đƣợc hỗn hợp các hợp chất từ lá cây giác đế miên (Goniothalamus tamirensis Pierre ex & Gagn). - Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất từ lá cây giác đế miên.
  4. 4 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là dịch chiết lá của lá cây giác đế miên (Goniothalamus tamirensis Pierre ex & Gagn.) thuộc họ Na (Annonaceae) ở Việt Nam.
  5. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Họ Na (Annonaceae) 1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố Họ Na (Annonaceae) còn đƣợc gọi là họ Mãng cầu, là một họ thực vật có hoa bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi hay dây leo. Đây là họ lớn nhất của bộ Mộc lan (Magnoliales), với khoảng 2.300 đến 2.500 loài trong 120- 130 chi. Chi điển hình của họ nay là Annona (na, mãng cầu xiêm). Họ này sinh trƣởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và chỉ có một ít loài sinh sống ở vùng ôn đới (Asimini). Theo Leboeuf và cộng sự có khoảng 900 loài ở Trung và Nam Mỹ, 450 loài ở Châu Phi và Madagascar, 950 loài ở Châu Á và Australia [2]. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Tiến Bân [1], [2] đã xác định họ Na có 26 chi, 201 loài. 1.1.2. Thành phần hoá học Trong 2 thập kỉ trƣớc đây, 18 loài của họ Na (Chi Annona (8 loài): Annona cherimola, A. glabra, A. montana, A. muricata, A. reticulata, A. squamosa, A. artemoya (A. cherimola x squamosa), A. purpurea; chi Artabotrys (2 loài): Artabotrys hexaptalus, A. uncinatus; chi Cananga (1 loài): Cananga odorata; chi Fissistigma (2 loài): Fissistigma glaucescens, F. oldhamii; chi Goniothalamus (1 loài): Goniothalamus amuyon; chi Polyalthia (2 loài): Polyalthia longifolia, P. longifolia Pendula; chi Rollinia (1 loài): Rollinia mucosa và chi Uvaria (1 loài): Uvariarufa) đã đƣợc nghiên cứu rất kĩ lƣỡng. Các nhà khoa học đã xác định cấu tạo hoá học và thử tác dụng sinh học của chúng (về tim mạch, độc tính và các hoạt tính dƣợc lý
  6. 6 khác). Một số hợp chất có tiềm năng ứng dụng rất lớn để sản xuất thuốc chữa bệnh [23]. Mặc dù cây họ Na (Annonaceae) đã đƣợc khảo sát lần đầu tiên bởi Stehous năm 1855, nhƣng trong 2 thập kỉ trƣớc đây vẫn ít đƣợc tiến hành nghiên cứu, đến năm 1970, họ Na (Annonaceae) bắt đầu đƣợc nghiên cứu kỹ. Trong đó, phần lớn các đề tài nghiên cứu về alkaloit nhƣng cây họ Na (Annonaceae) cũng chứa một lƣợng lớn non- alkaloidal (không phải alkaloit) có nhiều hoạt tính kháng tế bào ung thƣ và chữa bệnh tim mạch rất quan trọng. Các chất không phải alkaloit của họ Na (Annonaceae) bao gồm kauran, lignan, acetogenin, steroit và các hợp chất thơm. 1.1.3. Ứng dụng của một số cây thuộc họ Na Vỏ, lá và rễ đƣợc dân gian dùng để chữa bệnh nhiễm trùng, bệnh ho, tiêu chảy. Các nghiên cứu dƣợc lí đã tìm thấy khả năng kháng nấm, kháng khuẩn và đặc biệt là khả năng sử dụng trong hóa trị liệu của một số thành phần hóa học của lá và vỏ. Nghiên cứu bƣớc đầu về khả năng chữa bệnh ung thƣ ở Việt Nam thì trong đó cũng có một số lƣợng lớn cây họ Na *Chi Uvaria là một trong những chi lớn nhất của họ Na, ở Việt Nam có khoảng 16 loài - Kỳ hƣơng (Uvaria microcarpa) vỏ dùng làm thuốc chống tiêu hóa - Bù dẻ trƣờn (Uvaria microcarpa) Chứa hợp chất tonkinelin có hoạt tính chống ung thƣ bạch huyết *Chi Polyalthia – quần dầu, Việt Nam có 26 loài - Chùm rụm (Polyalthia intermedia), lá dùng chữa bệnh ho ra máu. - Ngấn chày (Polyalthia thorelie), vỏ dùng chữa đau dạ dày - Quần đầu vỏ xốp (Polyalthia suberosa), quả dùng để ăn. - Quần đầu bảo chánh (Polyalthiaevecta)cành và lá dùng chữa sốt rét. *Chi desmos – hoa dẻ, ở việt nam có 5 loài -Dẻ lông đen (Desmoscochinensis) lá uống tăng sự tiết sữa
  7. 7 - Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis ) nƣớc sắc từ hoa chữa bệnh khó đẻ, rễ khô chữa bệnh lị - Than ả mai (Desmospedunculosus) lá nấu nƣớc chữa bệnh mụn nhọt, chữa sốt. *Chi Fissistigma – Lãnh công, mật hƣơng, cách thƣ. Việt Nam có khoảng 23 loài. - Dà dà (Fissistigma polyanthoides) chữa tiêu chảy. - Phát lãnh công (Fissistigma pêtloti). Dùng làm thuốc chữa sốt rét. *Chi Annona – Na , mảng cầu : Việt Nam có khoảng 4 loài. - Na (Annona squamosa) Ăn quả chín, hạt độc dùng làm thuốc diệt côn trùng , lá nghiền nát chữa khối u, ung nhọt. - Mảng cầu xiêm (Annona muricata) Ăn quả chín, lá dùng làm da vị có tác dụng trấn an, trị cúm, ho, lỵ. - Lê(Annona glaba) Ăn quả chín. *Chi cananga – ngọc Lan , Hoàng Lan : Việt nam có loài: - Ngọc lan tây (Canangaodorate), hoa khô chữa sốt rét, tinh dầu thơm của gỗ pha nƣớc uống chữa giun, sốt , ghẻ. . . *Chi Xypopia – giền : ở Việt Nam có các loài: - Giền đỏ (Xypopiavielana) lá sắc uống chữa đau lƣng, tê thấp. - Giền trắng (Xypopia pierei). *Chi goniothalamus - giác đế : ở Việt Nam có 19 loài. 1.2. Chi Giác đế (Goniothalamus ( Blume) Hook. f. & Thoms) 1.2.1. Đặc điểm thực vật Chi Goniothalamus có các cây bụi hoặc gỗ nhỏ. Hoa lƣỡng tính. Phân quả ngồi hoặc có cuống ngắn. Có khoảng 110 loài, phân bố ở châu Á đến Niu Ghinê, tập trung nhiều ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam có 19 loài.[3]
  8. 8 Các loài cây này thƣờng đƣợc sử dụng để trị bệnh thấp khớp, sốt, giảm đau, kích thích tiêu hoá. 1.2.2. Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Goniothalamus (Blume) Hook. f. & Thoms - giác đế. 1) Goniothalamus albflorus Ban – giác đế hoa trắng.[1] Phân bố: Thừa thiên Huế (Phú Lộc, Nam Đông: Vũng Tròn, Khe Ao; Lộc Trì, Hƣơng Lộc, Hƣơng Phú, Hƣơng Giang), Kon Tum (Đác Giây, Đác Môn). Dạng sống và sinh thái: Gỗ nhỏ, cao 5 – 7m. Mọc rải rác dƣới tán rừng. ra hoa tháng 4 – 5 mang quả tháng 6 – 7. 2) Goniothalamus multiovulatus Ast – giác đế nhiều noãn.[1] Phân bố: Mới thấy ở Thừa Thiên Huế (Hội Mít), Đà Nẵng ( Tourane). Dạng sống và sinh thái: Gỗ nhỏ, cao 8 – 10m, nhánh chữ chi, kịch cơm không lông. Lá có phiến to, dài 30 - 40cm, không lông, mặt trên láng, nâu đậm lúc khô, gân phụ 16 - 20 cặp, cuống 1,2cm, to, không lông. Hoa cô độc ở trên nách lá, rộng 1cm, có 6 tiền diệp ở đáy, cánh hoa cao 1,5cm, cánh hoa trong nhỏ dính nhau hình tháp, trái chín dài 4,5 – 5,5cm, hạt 2- 4, màu tƣơi. Ra hoa tháng 2 – 4, có quả tháng 5 - 7. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh và rừng 3) Goniothalamus Gabriacianus (Baill) Ast – Oxymitra gabria ciana Baill – Goniothalamus saigonensis Pierre ex Fin & Gagnep - giác Đế Sài Gòn. Phân bố: Quảng Trị (A Lƣới, A Đớt), Đà Nẵng (đèo Hải Vân), Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Khánh Hoà (Ninh Hoà, Vọng Phu), Ninh Thuận (Cà Ná), Kon Tum (Kon Plong, Tân Lập), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắc Lắc (Đắc Mil, Nam Hà, Đức Minh), Tây Ninh, Bình Dƣơng (Thủ Dầu Một), Đồng Nai (Chứa Chan), TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn, Thủ Đức), Bà Rịa Vũng Tàu (Bà Rịa, núi Đính, Côn Đảo), Kiên Giang (Hà Tiên, Thuận Yên). Còn có ở Trung Quốc (Hải Nam), Lào, Campuchia. Dạng sống và sinh thái: bụi nhỏ, cao 1 – 4m, nhánh non có long, Lá có nhiều phiến tròn dài, dai dai không lông, dạng lá trà, cuống 5mm. Hoa cô độc, trên
  9. 9 cọng ngăn, cánh hoá trong nhở hơn cánh hoa ngoài, dính nhau ở trên đỉnh tháp, tiệu nhụy nhiều, bao phấn có vách ngăn ngang, tâm bì nhiều, 1 noãn, trái xoan dài 11mm, hột 1-2mm. Mọc rải rác trong rừng núi đất, ở độ cao 100 – 800m. Ra hoa tháng 12 – 5 (năm sau), mang quả từ tháng 6 – 11thứ sinh.[1] 4) Goniothalamus elegans Ast – giác đế thanh lịch. Phân bố: Quảng Bình ( La Mâm). Dạng sống và sinh thái: bụi nhỏ, cao 2 – 4m, nhánh xám đen, lá có phiến hẹp thon, lúc già không lông, gân phụ 10 – 12 cặp, cuống 4 - 6mm. Hoa cô độc ở nách lá, cánh hoa trong nhỏ hơn cánh hoa ngoài, chóp dính nhau hình tháp, tiểu nhụy nhiều, bao phấn với nhiều ngăn ngang, tâm bì nhiều, 1 noãn. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh. Ra hoa tháng 4 – 6 có quả tháng 6 – 7 [1]. 5) Goniothalamus expansus Craib – giác đế xoè. Phân bố: Ở Gia Lai (Kon Hà Nừng). Còn lại gặp ở Thái Lan. Dạng sống và sinh thái : bụi nhỏ cao khoảng 3m. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh. Ra hoa tháng 4 – 7.[1] 6) Goniothalamus donnaiensis Fin & Gagnep – giác đế nhung, giác đế đồng nai. Phân bố: ở Khánh Hoà (Nha Trang), Kon Tum (Sa Thầy, Mo Ray), Đắc Lắc (Đắc Nông, Phú Quảng, Krông Pắc, Hoà Lễ, Khê Ngọc Điền), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Ninh Thuận (Cà Ná), Đồng Nai (Chao Shan). Dạng sống và sinh thái: Bụi nhỏ, cao 1 – 5m. Nhánh có lông hoe, lá có phiến nón ngƣợc, chóp mũi, đáy từ từ hẹp, có lông ở mặt dƣới, hoa ở nách hay nhánh vừa rụng lá, cánh hoa trong nhỏ hơn và dính nhau ở trên, dài 2 – 2,5cm, tiểu nhụy có ngăn ngang ở buồng phấn, tâm bì có lông, noãn 1 – 2. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh, nơi ẩm. Ra hoa tháng 4 – 6, có quả tháng 11 – 12.[1] 7) Goniothalamus gracilipes Ban – giác đế cuống dài. Phân bố: Mới thấy ở Đắc Lắc (Đắc Mil, Đức Minh, Thuận An).
  10. 10 Dạng sống và sinh thái: bụi nhỏ, cao 3 – 4m. Mọc rải rác trong rừng núi đất, ở độ cao dƣới 300m.[1] 8) Goniothalamus Macrocalyx Ban – Màu cau trắng, tai nghé, bồ câu đất, giác đế đài to. Phân bố: Bắc Cạn (Ba Bể, rừng bản cám), Hà Tây (Chùa Hƣơng ), Hoà Bình (Chợ Bờ, Núi biều), Thanh Hoá (Thạch Thành, Phố Cát). Dạng sống và sinh thái: Gỗ cao 10 – 15m, thân to 20 – 25cm, nhánh mảnh không, lá có phiến bầu dục xoan ngƣợc, to đến 25x10cm, đáy tù tù nhọn, không lông, gân phụ 12 -13 cặp, cuống 1,5 cm. Hoa cô độc ở nách lá rụng, cánh hoa liền mảnh, cánh hoa trong nhỏ hơn, tiểu nhụy nhiều, dài, buồng phấn có ngăn ngang, tâm bì nhiều, 1-2 noãn. Trái thành cụm dày to 5cm, vàng lúc chín, không lông, 2 hạt . Loài hiếm, rất đặc trƣng bởi có lá dài to và dạng lá (đƣờng kính 2 – 3cm). Mọc rải rác ở rừng nguyên sinh, nơi ẩm, vùng núi đất, ở độ cao dƣới 300m. Đây là loài hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ Việt Nam. Công dụng: Gỗ phẩm chất trung bình, dùng đóng gỗ gia dụng, làm guốc, làm bao bì.[1] 9) Goniothalamus chartaceus – cây chân kiềng, giác đế giấy. Phân bố: Quảng Ninh (Đầm Hà, Lung Vân), Lạng Sơn (Hữu Lũng, Minh Sơn). Dạng sống và sinh thái: Gỗ nhỏ, cao 4 – 6 m, nhánh không lông, lá có phiến thon thon – ngƣợc hẹp, to 11-17x1,7-2,8 cm, dai dai, đáy nhọn, gân phụ 10 - 12 cặp, cuống 5mm. Hoa cô độc mọc ở nách lá, hoa - phụ 2, lá đài 9x4 mm, cánh hoa ngoài hẹp, cao 1,8 cm, cánh hoa trong cao 1cm, tiểu nhụy nhiều, tâm bì nhiều, có lông nâu , mọc rải rác trong rừng thứ sinh. Ra hoa tháng 5 – 6, có quả khoảng tháng 7 – 8.[1] 10) Goniothalamus ninhianus Ban – giác đế Lâm Đồng. Phân bố: Mới thấy ở Lâm Đồng ( Lạc Dƣơng: Suối vàng).
  11. 11 Dạng sống và sinh thái: Bụi nhỏ, cao 1 – 2m. Ra hoa tháng 5. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh. 11) Goniothalamus takhtajani Ban – giác đế Tam Đảo. Phân bố: Mới thấy ở Vĩnh Phúc ( Tam Đảo). Dạng sống và sinh thái: Bụi nhỏ, cao 1 – 3m. Mọc rải rác ven khe suối trong rừng nguyên sinh ở độ cao 400 – 500m. Ra hoa tháng 3 – 4, có quả tháng 5 – 6. Loài này đặc trƣng bởi thân 3 – 4 cạnh (Gần nhƣ thành cánh), lá gần nhƣ không cuống, có gốc phiến hình tim, núm nhụy mang một nhúm lông ở đỉnh. Loài này rất hiếm, lại mọc trong rừng ẩm nơi có suối, rất dễ bị tuyệt chủng nếu môi trƣờng sống bị huỷ hoại. Loài này đã đƣa vào Sách Đỏ Việt Nam.[1] 12) Goniothalamus chinencis Merr & Chun – giác đế Trung Hoa Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang ( Bắc Quang, Đồng Tâm, Quảng Ninh (Ba Mùn). Còn có ở Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam). Dạng sống và sinh thái: Bụi nhỏ, cao 2 – 3m. Mọc rải rác ở trong rừng nguyên sinh, vùng núi đất. Ra hoa tháng 5 – 7, mang quả tháng 8 – 9.[1] 13) Goniothalamus tenuifolius King, 1892 - Gonithalamus Kunstleri King, 1892 – Goniothalamus caudifolius Ridl, 1914 – Giác đế lá mỏng. Phân bố: Kon Tum ( Đắc Glây, Đác môn), còn có ở Malaixia. Dạng sống và sinh thái: Bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2 – 7m. Ra hoa tháng 3 – 6, có quả tháng 5 - 7. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh.[1] 14) Goniothalamus touranensis Ast, 1938 - giác đế Đà Nẵng. Phân bố: Đà Nẵng (Đèo Hải Vân, Tourane), Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Khánh Hoà (Hòn Tre), Đắc Lắc (Đắc Nông, Đạo Nghĩa), Lầm Đồng (Bảo Lộc, Lộc Tân). Dạng sống và sinh thái: Gỗ nhỏ, cao 2 – 5m, nhánh có lông hoe, rồi đen đen. Lá bầu dục dài, dài 20cm, có đuôi dài vài cm, gân phụ rất mịn, 14-15 cặp, cuống 1cm, đen đen. Hoa cô độc ở nách lá, cọng ngắn, lá đài cao, cánh hoa trong nhở hơn, đính nhau ở trên thành tháp, tiểu nhụy nhiều, tâm bì nhiều, 1-
  12. 12 2 noãn. Trái tròn dài, dài 2cm, đầu nhọn, hột 2, màu tƣơi. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh ở độ cao 100 – 800m.[1] 15) Goniothalamus touranensis Ast, 1938 - giác đế Đà Nẵng. Phân bố: Đà Nẵng (Đèo Hải Vân, Tourane), Quảng Nam (Cù Lao Chàm), Khánh Hoà (Hòn Tre), Đắc Lắc (Đắc Nông, Đạo Nghĩa), Lầm Đồng (Bảo Lộc, Lộc Tân). Dạng sống và sinh thái: Gỗ nhỏ, cao 2 – 5m, nhánh có lông hoe, rồi đen đen. Lá bầu dục dài, dài 20cm, có đuôi dài vài cm, gân phụ rất mịn, 14-15 cặp, cuống 1cm, đen đen. Hoa cô độc ở nách lá, cọng ngắn, lá đài cao, cánh hoa trong nhỏ hơn, đính nhau ở trên thành tháp, tiểu nhụy nhiều, tâm bì nhiều, 1-2 noãn. Trái tròn dài, dài 2cm, đầu nhọn, hột 2, màu tƣơi. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh ở độ cao 100 – 800m.[1] 16) Goniothalamus undulatus Ridl.1920 – Goniothalamus latestigma Fiche, 1927 – giác đế lƣợn sóng. Phân bố: Đắc Lắc (Đắc Nông, Đạo Nghĩa). Còn có ở Myanma, Thái lan. Dạng sống và sinh thái: Bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 5 – 10m. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh ở độ cao 200 – 300. Ra hoa tháng 5 - 7 , mang quả tháng 8 – 10.[1] 17) Goniothalamus vietnamensis Ban - bổ béo đen. Phân bố: Mới thấy ở Cao Bằng (Quảng Hoà, Mỹ Hƣng), Quảng Ninh (Móng Cái, Pò Hèn), Phú Thọ (Cầu Hai), Hà Tây (Ba Vì, Minh Quang). Dạng sống và sinh thái: Bụi nhỏ, cao 2 – 3 m. Mọc rải rác trong rừng thứ sinh ở độ cao 200 – 300. Ra hoa tháng 4 - 6, mang quả tháng 7 – 10.[1] 18) Goniothalamus wightii Hook. F. & Thoms. 1855 – giác đế Ấn Độ. Phân bố: Đà Nẵng (Sơn Trà), Khánh Hoà (Ninh Hoà), Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đồng Nai ( Núi Chứa Chan, Biên Hoà, Xóm Trƣờng), còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia. Dạng sống và sinh thái: Bụi hay gỗ nhỏ, cao 1 – 6 m. Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh và thứ sinh. Ra hoa tháng 5 - 8, mang quả tháng 9 – 12.[1]
  13. 13 19) Goniothalamus yunanensis W. T. Wang, 1954 - giác đế Vân Nam. Phân bố: Lào Cai (Sapa, Sang Ta Van), Sơn La (Mộc Châu, Mƣờng Sang, Chiềng ve) Lạng Sơn (Hữu Lũng, Đồng Tâm), Hoà Bình (Chợ Bờ), Hà Tây (Chùa Hƣơng) Còn có ở Vân Nam – Trung Quốc. Dạng sống và sinh thái: Gỗ nhỏ, cao 10 m. Mọc rải rác trong rừng vùng núi đất, trên độ cao 350m. Ra hoa tháng 4 - 6.[1] 1.2.3. Các nghiên cứu về thành hóa thực vật của Goniothalamus tamirensis Pierre ex Fin & Gagnep – giác đế. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hoá học của một số loài về chi Goniothalamus ( giác đế), và đã phát hiện đƣợc nhiều hợp chất, cụ thể nhƣ sau: Năm 1999, De-Quan Yu ở Viện dƣợc liệu, Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc và Liên minh Bắc Kinh đã phân lập một số chất có trong Goniothalamus donnaiensis và G. gardneri có khả năng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thƣ. Và đã xác định đƣợc cấu trúc của những chất đó nhƣ sau: donnaienin A (1) và gardnerinin (2)[9] (1)
  14. 14 (2) Chất hydroxyltetrahydrofuran (3) từ cây (goniothalamus donnaiens): (3) Trong cây (goniothalamus gardneri) thu đƣợc các chất tonkinelin (4) và donhexocin(5) : (4) (5)
  15. 15 Năm 2005, Chatchai Wattanapiromsakul cùng các cộng sự ở Thái Lan đã tách đƣợc Goniothalamin từ rễ và thân cây Goniothalamus macrophyllus (Blume) Hook và Thomson. Goniothalamin (6) cho thấy một cytoxicity hứa hẹn đối với tế bào ung thƣ ruột kết và đã xác định đƣợc cấu trúc của nó nhƣ sau:[7] (6) Ở Anh, năm 1998 Darren J. Dixon, Steven V. Ley đã phân lập từ lá và cành của (sesquipedalis goniothalamus) đƣợc chất Goniodiol 1 (7) có cấu trúc nhƣ sau: (7) Chất này có hoạt tính sinh học chọn lọc chống lại sự phát triển của tế bào ung thƣ phổi.[8,11] Ở Malayxia, Aryanti Abdullah, đã phát hiện trong trái cây của Peel (Goniothalamus scortechinii) ở Malayxia các chất sau: pinocembrine (8), altholactone (9), goniofufurone (10), goniotriol (11) và goniopypyrone (12):[10]
  16. 16 9 8 10 11 12 Ở Brazil các tác giả Patriciade A. Amaral, Julien Petrignet, Nicolas Gouault, Taciane Agustini, Françoise Lohézic-Ledévéhat, Alexandre Cariou, René Grée, Vera L. Eifler-Lima, Michèle David đã cùng nhau phát hiện đƣợc các hoạt tính gây độc với tế bào của các chất có trong thân vỏ của cây arvensis goniothalamus kavain (13), methysticin (14), desmethoxyyangonin (15), dihydrokavain (16), dihydromethysticin (17) và yangonin (18) [9] OCH 3 5 8 R1 O O 6 7 R2
  17. 17 TT Chất R1 R2 C5-C6 C7-C8 13 Kavain H H – = 14 Methysticin OCH2O – = 15 Desmethoxyyangonin OCH2O = = 16 Dihydrokavain H H – – 17 Dihydromethysticin OCH2O – – 18 Yangonin OCH3 H = = Ở Trung Quốc vào năm 2002, các tác giả Si Wang cùng các cộng sự của mình đã phân lập và xác định cấu trúc của các chất từ rễ của Goniothalamus cheliensis , có hai chất mớ là: iso-goniopypyrone (19) và 8- acetyl-9-deoxy- goniopypyrone (20):[12] 19 20 Đến năm 2003, Qing Mu, Yi Neng He, cùng các cộng sự đã phân lập đƣợc 2 chất leiocarpin E 1 (21) iocarpin E 2 (22) từ cây goniothalamus leiocarpus có cấu trúc nhƣ sau:[12]
  18. 18 21. R = H Leiocarpin E1 22. R = COCH3 iocarpin E2 Ở Thái Lan, vào năm 2009 tác giả Pradit Pradupsri, Chatchanok oetchutinat cùng các cộng sự đã phân lập và phát hiện ra hoạt tính chống ung thƣ của styrylpyrone (23) từ lá và cành của goniothalamus maewongensis. Một số đƣợc phát hiện có cấu trúc nhƣ sau: (24) Goniodiol có khả năng bắt giữ các tế bào ung thƣ.[8,11] 1.3. Hoạt tính sinh học các hợp chất styryl lacton Họ Na (Annonaceae) còn đƣợc gọi là họ Mãng cầu, là họ lớn nhất trong bộ Mộc lan. Thực vật họ Na gồm 120 - 130 chi, với khoảng 2300 – 2500 loài, bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi và dây leo. Rất nhiều loài trong họ Na đã đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng về thầnh phần hóa học và thử tác dụng sinh học
  19. 19 của chúng (về tim mạch, độc tính và các hoạt tính dƣợc lý khác), một số hợp chất có tiềm năng rất lớn trong việc sản xuất thuốc. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy, ngoài các ankaloit các cây họ Na còn chứa một lƣợng lớn các chất thuộc nhiều loại khác nhau gọi chung là non – ankaloit (không phải ankaloit), có nhiều hoạt tính kháng tế bào ung thƣ và chữa bệnh tim mạch rất quan trọng. Các non – ankaloit của họ Na bao gồm kauran, lignan, acetogenin, steroit… Trong đó có một nhóm chất trao đổi bậc hai đƣợc gọi là các hợp chất styryl lacton, chúng đƣợc phân lập chủ yếu từ các loài Giác đế (Goniothalamus) thuộc họ Na. Styryl lacton đầu tiên đƣợc phân lập trong họ Na là (R)- Goniothalamin vào năm 1972 từ dịch chiết của một số loài Goniothalamus. Các nghiên cứu dƣợc lý trƣớc đó đều chứng minh các styryl lacton có thể đƣợc sử dụng nhiều để chữa trị các bệnh lây nhiễm (do vi khuẩn và nấm), bệnh sốt vàng da, giun chỉ, sản xuất thuốc chống viêm, thuốc cầm máu, thuốc diệt trùng và thuốc chống u, bƣớu. Mỗi styryl lacton đều có một vòng ,  - unsaturated -  - lacton trong cấu trúc của chúng, không thể tìm đƣợc một cấu trúc tƣơng tự nhƣ vậy từ các lớp chất khác. Điều này giải thích vì sao chúng là nhóm có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị, độ độc tế bào cao và là tác nhân chống ung thƣ hiệu quả. Thời gian qua, từ các loài Giác đế (Goniothalamus) các nhà khoa học đã phân lập đƣợc nhiều styryl lacton có các hoạt tính sinh học có giá trị mở ra tƣơng lai nhiều triển vọng cho việc nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chống ung thƣ. Kiểm tra hoạt tính sinh học đối với goniothalamin oxide (1), goniodiol (2) và altholacton (3) và goniopypyron (4) đƣợc phân lập từ Goniothalamus griffithu cho thấy cả bốn styryl lacton này đều có tác dụng độc tế bào. O O H O OH O O O H HO O O HO O O H OH OH HO H 1 2 3 4 Hình 1.1. Cấu trúc của goniothalamin oxide (1), goniodiol (2), althlacton (3) và goniopypyron (4)
  20. 20 Kiểm tra hoạt tính sinh học các hợp chất phân lập đƣợc từ quả và vỏ cây Crypto carya obovota là Obolacton (5) và Obochalcolacton (6), cho thấy cả hai đều có những tác dụng độc tế bào quan trọng chống lại các tế bào ung thƣ thanh quản (KB) với các giá trị IC50 lần lƣợt là 3 và 5 M. O O O O O HO O O O H H OH O 5 6 Hình 1.2. Cấu trúc của obolacton (5) và obochalcolacton (6) Dựa vào những đặc trƣng cấu trúc của các hợp chất đã tách đƣợc, các nhà khoa học đã chia styryl lacton làm 6 nhóm, gồm: styryl pyron, furano pyron, furano furon, pyrano pyron, butenolide và heptolide. O O O O O O O O Styryl pyron Furano pyron Furano furon O O O O O O O Pyrano pyron Butenolide Heptolide Hình 1.3. Các khung styryl lacton cơ bản đƣợc tách từ chi Goniothalamus
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0