Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích dòng vật chất áp dụng trong hoạt động nuôi gà tại xã Đỗ Động, Thanh Oai, Hà Nội và đề xuất thu hồi tài nguyên trong dòng thải
lượt xem 3
download
Nội dung chính bao gồm: Đánh giá hiện trạng chăn nuôi và các nguồn thải từ hoạt động nuôi gà tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội; Áp dụng phân tích dòng vật chất (MFA) trong phân tích các dòng nguyên vật liệu, chất thải từ hoạt động nuôi gà tại địa bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích dòng vật chất áp dụng trong hoạt động nuôi gà tại xã Đỗ Động, Thanh Oai, Hà Nội và đề xuất thu hồi tài nguyên trong dòng thải
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------- Trần Thị Huyền Trang PHÂN TÍCH DÒNG VẬT CHẤT ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI GÀ TẠI XÃ ĐỖ ĐỘNG, THANH OAI, HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT THU HỒI TÀI NGUYÊN TRONG DÒNG THẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------- Trần Thị Huyền Trang PHÂN TÍCH DÒNG VẬT CHẤT ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NUÔI GÀ TẠI XÃ ĐỖ ĐỘNG, THANH OAI, HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT THU HỒI TÀI NGUYÊN TRONG DÒNG THẢI Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Ngô Vân Anh PGS.TS. Lê Văn Chiều Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Ngô Vân Anh và PGS.TS. Lê Văn Chiều. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Mọi nguồn thông tin được sử dụng trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên cao học Trần Thị Huyền Trang
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Vân Anh và PGS.TS. Lê Văn Chiều là hai giảng viên đồng hướng dẫn đã giao đề tài, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Hà và quỹ Kovalevskaia đã hỗ trợ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn nhiệm vụ Nghị định thư NĐT 31.JPA/17 đã hỗ trợ tính toán phân tích dòng thải có tiềm năng để thu hồi tài nguyên. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và Bộ môn Công nghệ môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức quý giá trong suốt khóa học. Em xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn chia sẻ, ủng hộ và động viên em trong suốt thời gian qua. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học đã giúp em bảo vệ thành công luận văn này. Em rất tâm huyết với đề tài và đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này nhưng không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Học viên cao học Trần Thị Huyền Trang
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ....................................................................................6 1.1. Tổng quan hoạt động nuôi gà ........................................................................6 1.1.1. Tổng quan về ngành nuôi gà trên thế giới ..............................................6 1.1.2. Tổng quan về ngành nuôi gà tại Việt Nam .............................................8 1.1.3. Nguồn và lượng chất thải phát sinh từ nuôi gà .....................................12 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng phân gà ......................................17 1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải nuôi gà đến môi trường và con người và các giải pháp xử lý, tận dụng .................................................................................18 1.2. Tổng quan về phân tích dòng vật chất (MFA) ............................................22 1.2.1. Khái niệm về MFA ...............................................................................22 1.2.2. Mục tiêu và nội dung về MFA ..............................................................24 1.2.3. Quá trình thực hiện MFA ......................................................................25 1.2.4. Ứng dụng của MFA ..............................................................................26 1.2.5. Hạn chế của MFA .................................................................................27 1.2.6. Một số nghiên cứu áp dụng MFA trên thế giới và ở Việt Nam ............28 1.3. Phân tích dòng vật chất với phần mềm STAN ............................................30 1.3.1. Giới thiệu về STAN ..............................................................................30 1.3.2. Mô hình hóa hệ thống ...........................................................................31 1.3.3. Nhập dữ liệu, tính toán và hiển thị kết quả ...........................................33 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................36 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................36 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................36 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................36 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................36 2.2.1. Phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu............................................36 2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực địa ............................36 2.2.3. Lấy mẫu và bảo quản mẫu ....................................................................37 2.2.4. Phương pháp phân tích mẫu..................................................................39
- 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................39 2.2.6. Phương pháp phân tích dòng vật chất MFA .........................................40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................42 3.1. Hiện trạng hoạt động nuôi gà tại xã Đỗ Động.............................................42 3.1.1. Quy mô chăn nuôi .................................................................................42 3.1.2. Đánh giá các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi ..................................51 3.2. Kết quả phân tích định tính dòng vật chất ...................................................52 3.3. Kết quả phân tích định lượng MFA với phốt pho .......................................54 3.4. Đánh giá tiềm năng thu hồi và đề xuất giải pháp thu hồi tài nguyên ..............61 Kết luận ..................................................................................................................65 Kiến nghị................................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................66 Tài liệu trong nước.................................................................................................66 Tài liệu nước ngoài ................................................................................................66 Tài liệu trên internet ...............................................................................................69 PHỤ LỤC ..................................................................................................................70 Phụ lục 01 ..............................................................................................................71 Phụ lục 02 ..............................................................................................................74 Phụ lục 03 ..............................................................................................................77
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Cơ cấu nuôi gà theo vùng miền của Việt Nam ............................................... 9 Bảng 1.2. Sự gia tăng số lượng các loại gà qua các năm. ............................................. 10 Bảng 1.3. Ước tính khối lượng chất thải chăn nuôi phát sinh....................................... 12 Bảng 1.4. Lượng phân thải trên đầu gà ......................................................................... 13 Bảng 1.5. Thành phần một số nguyên tố đa lượng trong phân gà khô ......................... 14 Bảng 1.6. Thành phần một số nguyên tố đa lượng trong phân gà tươi ......................... 14 Bảng 1.7. Thành phần một số nguyên tố vi lượng có trong phân gà ........................... 14 Bảng 2.1. Danh sách các trang trại chăn nuôi tiến hành phỏng vấn ............................. 37 Bảng 2.2. Danh sách các mẫu phân tích ....................................................................... 38 Bảng 2.3. Các thông số cần khảo sát, đo đạc, tính toán trong nghiên cứu ................... 41 Bảng 3.1. Cơ cấu đàn gia cầm xã Đỗ Động ................................................................. 42 Bảng 3.2. Thông tin điều tra về hoạt động nuôi gà ở các hộ nuôi gà khảo sát ............. 44 Bảng 3.3. Thông tin khảo sát về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của gà ............ 45 Bảng 3.4. Thành phần Phốt pho trong nước uống của gà ............................................. 48 Bảng 3.5. Thành phần hóa học đặc trưng của vỏ trấu ................................................... 48 Bảng 3.6. Thành phần nguyên tố hóa học của vỏ trấu .................................................. 49 Bảng 3.7. Các dòng phốt pho (P) trong sơ đồ MFA của hoạt động nuôi gà ................. 53 Bảng 3.8. Hàm lượng phốt pho (P) đầu vào trong hoạt động nuôi gà .......................... 55 Bảng 3.9.Kết quả phân tích hàm lượng phốt pho (P) trong chất thải rắn ..................... 56 từ hoạt động nuôi gà ...................................................................................................... 56 Bảng 3.10. Hàm lượng P đầu ra trong phân thải nuôi gà theo số liệu phân tích ........ 56 và theo lý thuyết............................................................................................................ 56 Bảng 3.11. Hàm lượng phốt pho trong chất thải rắn từ hoạt động nuôi gà tại xã Đỗ Động .............................................................................................................................. 61
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Số lượng gà trên thế giới từ năm 2010 đến năm 201 ...................................... 7 Hình 1.2. Số gà theo quốc gia trên toàn thế giới năm 2018 ............................................ 7 Hình 1.3. Giao diện bên ngoài của phần mềm STAN................................................... 31 Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý phân tích dòng vật chất ...................................................... 31 Hình 1.5. MFA được hệ thống hóa trên STAN ............................................................. 32 Hình 1.6. MFA sau khi nhập số liệu ............................................................................. 33 Hình 1.7. Bảng hiển thị kết quả tính toán MFA ............................................................ 34 Hình 3.1. Trại gà của chị Nguyễn Thị Thu (thôn Cự Thôn, xã Đỗ Động) ................... 43 (Chụp ngày 7/12/2019) ................................................................................................. 43 Hình 3.2. Trại gà của chị Nguyễn Thị Loan (thôn Tam Đa, xã Đỗ Động) ................... 43 (Chụp ngày 7/12/2019) ................................................................................................. 43 Hình 3.3. Trại gà của chị Phạm Thị Tâm (thôn Động Giã, xã Đỗ Động) ..................... 44 (Chụp ngày 7/12/2019) ................................................................................................. 44 Hình 3.4. Quy trình nuôi gà của 3 cơ sở khảo sát ......................................................... 51 Hình 3.5. Sơ đồ tổng quát các dòng đầu vào và đầu ra liên quan đến hoạt động ......... 52 nuôi g ............................................................................................................................. 52 Hình 3.7. Hàm lượng phốt pho vào, ra, thất thoát trong hoạt động nuôi gà tại CS01 (theo số liệu phân tích) .................................................................................................. 58 Hình 3.8. Hàm lượng phốt pho vào, ra, thất thoát trong hoạt động nuôi gà tại CS01 (theo số liệu lý thuyết)................................................................................................... 58 Hình 3.9. Hàm lượng phốt pho vào, ra, thất thoát trong hoạt động nuôi gà tại CS02 (theo số liệu phân tích) .................................................................................................. 59 Hình 3.10. Hàm lượng phốt pho vào, ra, thất thoát trong hoạt động nuôi gà tại CS02 (theo số liệu lý thuyết)................................................................................................... 59 Hình 3.11. Hàm lượng phốt pho vào, ra, thất thoát trong hoạt động nuôi gà tại CS03 (theo số liệu phân tích) .................................................................................................. 60 Hình 3.12. Hàm lượng phốt pho vào, ra, thất thoát trong hoạt động nuôi gà tại CS03 (theo số liệu lý thuyết)................................................................................................... 60
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên tiếng việt Tên tiếng anh CS Cơ sở CP Cổ phần DD Dung dịch DHMT Duyên hải miền Trung ĐB Đồng bằng FAO Tổ chức Nông Lương Food and Agriculture Organization EU Liên minh châu Âu European Union KTMT Kỹ thuật môi trường HPAI Cúm gia cầm có khả năng gây bệnh Highly Pathogenic Avian cao Influenza MFA Phân tích dòng vật chất Material Flow Analysis NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nnk Nhiều người khác QCVN Quy chuẩn Việt Nam PE Túi nhựa mỏng, dẻo, nhẹ SNN & PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SFA Phân tích dòng chất Substance flow analysis STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường VAC Vườn – Ao – Chuồng VAHIP Dự án phòng dịch cúm gia cầm, cúm Projects to prevent avian ở người và dự phòng đại dịch ở Việt influenza, human influenza Nam and pandemic prophylaxis in Vietnam
- MỞ ĐẦU Theo số liệu điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê, 2018 tổng đàn gà của Việt Nam năm 2018 có hơn 316 triệu con, tăng 14,96 % so với năm 2017. Trong đó, đàn gà thịt có mức tăng tốt hơn so với gà lấy trứng (mức tăng của gà lấy thịt là 6,9%, còn lại là gà lấy trứng 5,0%). Xét về thị phần, gà lấy thịt hiện đang chiếm 77,5% tổng đàn gà trên cả nước. Trong cơ cấu nuôi gà của Việt Nam, khu vực miền Bắc (gồm các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở ra) chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực miền Nam (từ Duyên hải Nam trung bộ trở vào), chiếm tới 61,54% tổng đàn gà của cả nước. Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc là 2 khu vực có tổng đàn gà lớn nhất trong năm 2018. Với tốc độ phát triển của ngành nuôi gà hiện nay, theo tính toán dựa trên cơ sở khoa học sinh lý vật nuôi và số liệu thống kê có thể thấy, lượng phát thải chất thải tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng quy mô, theo tính toán của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018) ước tính mức thải trung bình của một con gà thải ra khoảng 3,6 – 5,0 kg phân/tháng hay 43,2 – 60 kg/năm, với tổng đàn vật nuôi trong cả nước riêng lượng phân phát thải trung bình đã hơn 63,2 triệu tấn mỗi năm bao gồm lượng chất rắn (phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn thừa rơi vãi), ngoài ra là lượng chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng,....). Tại Hội thảo Quản lý, bảo vệ môi trường chăn nuôi và chất thải chăn nuôi thực trạng và giải pháp do Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội tổ chức (tháng 3/2018), đại diện Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cho biết, theo thống kê có trên 80 triệu tấn chất thải từ hoạt động chăn nuôi, gấp nhiều lần so với lượng rác thải sinh hoạt hàng năm (khoảng 23 triệu tấn), trong đó phần không nhỏ là từ chất thải của chăn nuôi gia cầm. Đáng lưu ý là chỉ có 60 % chất thải từ quá trình chăn nuôi được xử lý, tuy nhiên không đạt chuẩn cho phép. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến môi trường nước, đất, không khí xung quanh vùng chăn nuôi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. 3
- Phân tích dòng vật chất (MFA) là phương pháp luận dùng để định lượng các dòng vào và dòng ra cũng như cân bằng một chất/thành phần nào đó trong một quá trình/hoạt động ở các qui mô khác nhau. Việc áp dụng MFA góp phần làm rõ cơ hội cải thiện môi trường liên quan đến một thành phần chất thải/vật liệu bằng cách xác định các dòng chính liên quan ở đầu vào và ra trong hệ thống/hoạt động sản xuất và đưa ra các giải pháp tận dụng hiệu quả. Đối tượng của MFA là một chất/thành phần hay vật liệu cụ thể trong phạm vi (biên) hay trong suốt vòng đời. Ở Việt Nam hiện cũng đã có nhiều nghiên cứu xử lý phân gia cầm, trong đó có phân gà là chủ yếu bằng phương pháp ủ (ủ khô, ủ ướt hoặc kết hợp trộn hoặc không trộn chế phẩm sinh học), kết quả cho thấy hàm lượng chất khô, protein, canxi phốt pho trong phân sau ủ đều tăng và thu được hiệu quả kinh tế, vừa góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm, vừa có tác dụng chống ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng cách tiếp cận theo phân tích dòng vật chất chưa được nghiên cứu đầy đủ nên việc tận dụng hiệu quả các dòng nguyên liệu và chất thải còn hạn chế. Từ những lý do trên, đề tài “Phân tích dòng vật chất áp dụng trong hoạt động nuôi gà tại xã Đỗ Động, Thanh Oai, Hà Nội và đề xuất thu hồi tài nguyên trong dòng thải” đã được tiến hành. Mục tiêu của nghiên cứu: 1. Đánh giá được các dòng thải liên quan đến hoạt động nuôi gà tại địa bàn xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 2. Đánh giá được tiềm năng thu hồi và đề xuất giải pháp thu hồi tài nguyên trong dòng thải của hoạt động nuôi gà tại địa bàn xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Nội dung nghiên cứu gồm: 1. Đánh giá hiện trạng chăn nuôi và các nguồn thải từ hoạt động nuôi gà tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 2. Áp dụng phân tích dòng vật chất (MFA) trong phân tích các dòng nguyên vật liệu, chất thải từ hoạt động nuôi gà tại địa bàn nghiên cứu. - Phân tích định tính dòng vật chất 4
- - Phân tích định lượng dòng vật chất đối với phốt pho 3. Đánh giá tiềm năng thu hồi và đề xuất giải pháp thu hồi, tận dụng một số thành phần có giá trị trong các dòng thải từ hoạt động nuôi gà. 5
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan hoạt động nuôi gà 1.1.1. Tổng quan về ngành nuôi gà trên thế giới Gà là loài phổ biến nhất trong tất cả các loài vật nuôi, hoạt động này hầu như có ở mọi nơi có con người sinh sống. Do doanh thu quay vòng nhanh và là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng, nuôi gà đã và đang được nhiều nước đầu tư, sản xuất hiệu quả. Theo FAO năm 2018, số lượng gà trên thế giới là hơn 23 tỷ con, tăng gần 3% so với năm 2017, trong khi tốc độ gia tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới thường chỉ đạt trên dưới 1%/ năm. Đa số gia cầm được nuôi theo hình thức chăn nuôi công nghiệp bằng kỹ thuật thâm canh. Theo Viện Worldwatch năm 2014 thì 74% số thịt gia cầm và 68% số trứng được sản xuất theo phương thức này. Ngoài ra còn có cách nuôi gà thả vườn. Sự đối lập giữa hai phương pháp nuôi gà nêu trên đã dẫn đến một số vấn đề về hiệu quả và tác động môi trường khác nhau. Đối với hình thức thâm canh sẽ tiết kiệm đất đai và thức ăn nhờ tăng năng suất, động vật được chăm sóc với hệ thống thiết bị hiện đại được kiểm soát. Tuy nhiên, nuôi thâm canh cũng gây hại cho môi trường, gây nên các nguy cơ đối với sức khỏe con người cao hơn. Tình hình chăn nuôi gà Ngày nay, ngành nuôi gà đang dần được công nghiệp hóa với quy mô tăng dần. Các nước có tổng đàn gà lớn như: Trung Quốc, Indonesia, Hoa Kỳ, Brazil, Canada, Iran, Ấn Độ, Anh,…Nhìn chung, các nước tiên tiến đều phát triển nuôi gà theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn cao. Trong giai đoạn 2010 - 2018, số lượng gà trên thế giới có sự gia tăng nhanh chóng (xem Hình 1.1 và 1.2). 6
- Xu hướng phát triển Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ sử dụng các thực phẩm động vật tăng tỷ lệ thuận với tốc độ công nghiệp hóa của một quốc gia. Số liệu thống kê trên 122 nước của tổ chức FAO năm 2018, tỷ lệ năng lượng trong khẩu phần từ các sản phẩm chăn nuôi có một sự tương quan nghịch chặt chẽ với tỷ lệ dân số lao động trong ngành nông nghiệp. Điều này chứng tỏ mức độ sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc động vật tỷ lệ thuận với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa. Ngành chăn nuôi toàn cầu được đánh giá vừa là tác nhân gây ô nhiễm môi trường vừa là đối tượng chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường do chính ngành này gây ra. Theo các nhà khoa học, hành tinh con người đang sống không khác gì một trang trại khổng lồ vì 40% diện tích bề mặt trái đất được sử dụng để sản xuất thực phẩm cho con người. Ước tính ngành chăn nuôi phát thải khoảng 15% tổng lượng phát thải khí nhà kính của con người, gần như tương đương với lượng khí thải trực tiếp từ giao thông vận tải. 1.1.2. Tổng quan về ngành nuôi gà tại Việt Nam Theo thống kê của Bộ NN&PTNT năm 2018 về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng hơn 408 triệu con gia cầm, 28 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc. Tổng đàn gia cầm trong 3 năm nay với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6,33%, trong đó đàn gà tăng trưởng 6,93% (gà thịt tăng 7,24%; gà đẻ tăng 5,88%). Cơ cấu nuôi gà tại Việt Nam Trong cơ cấu nuôi gà của Việt Nam, khu vực miền Bắc (gồm các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở ra) chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực miền Nam (từ Duyên hải Nam trung bộ trở vào), chiếm tới 61,54% tổng đàn gà của cả nước. Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc là 2 khu vực có tổng đàn gà lớn nhất trong cả nước với số lượng gà lần lượt là 77,916 và 75,434 triệu con chiếm 24,6 % và 23,81% (năm 2018). Vùng có số lượng gà ít nhất là Tây Nguyên với 17,365 triệu con chiếm 8
- 5,47%. Tốc độ tăng trưởng số lượng gà của các vùng miền trong cả nước được thể hiện chi tiết ở Bảng 1.1 sau: Bảng 1.1. Cơ cấu nuôi gà theo vùng miền của Việt Nam Năm So sánh So sánh 2016 Năm 2017 Năm 2018 (%) (%) STT Vùng miền (triệu (triệu con) (triệu con) 2017 với 2018 với con) 2016 2107 1 Cả nước 259,092 275,662 316,916 106,39 114,96 ĐB Sông 2 64,68 68,492 77,916 105,89 113,75 Hồng Miền núi và 3 60,212 64,564 75,434 107,23 116,83 Trung du Bắc Trung Bộ 4 53,848 56,619 62,785 105,15 110,89 và DHMT 5 Tây Nguyên 15,351 16,091 17,365 104,82 107,91 6 Đông Nam Bộ 33,826 35,968 41,729 106,33 116,02 ĐB sông Cửu 7 31,175 33,929 41,688 108,83 122,87 Long (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018) Quy mô nuôi gà tại Việt Nam Những năm qua, quy mô chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà đã có những phát triển nhảy vọt. Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát, dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn hơn; năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, cho lợi nhuận càng nhiều; số gia cầm tăng bình quân mỗi năm trên 7%. Đến nay, có thể nói đã có nhiều thay đổi về phương thức nuôi, chất lượng con giống và sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp một cách hợp lý hơn. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả đáng ghi nhận. Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này một cách bài bản, cùng những giải pháp 9
- căn cơ, đã có những sản phẩm gia cầm có lợi thế, có tính cạnh tranh, tham gia xuất khẩu đi một số nước. Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng trang trại nông nghiệp cả nước, và hiện tỷ trọng này đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2018 có 9.026 trang trại chăn nuôi (bằng 38,72% tổng số trang trại nông nghiệp), 2 vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ có nhiều trang trại nhất (tương ứng có 3.709 và 2.204 trang trại) (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2018). Hệ thống chăn nuôi thường có quy mô nhỏ, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm thấp đang cung cấp ra thị trường gần 70% sản phẩm thịt. Trong khi đó, chăn nuôi thương mại quy mô lớn, công nghệ hiện đại, an toàn thực phẩm cao chỉ mới cung cấp trên 15% lượng thịt cho tiêu dùng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2018, trong số lượng gà nuôi lấy thịt thì gà trắng (gà công nghiệp) có hơn 64 triệu con và chiếm 24,41% trong tổng đàn gà thịt năm 2018. Do việc nuôi gà trắng tại Việt Nam hiện tập trung vào tay các công ty lớn nên không có sự thay đổi nhiều về cung cầu, cơ bản đã tương đối cân bằng, quy mô chăn nuôi được mở rộng. Trong khi đó, đàn gà màu chủ yếu là các nông hộ chăn nuôi thì năm 2018 vẫn mở rộng đàn tới 9,48% tương đương với 21,6 triệu con, đạt hơn 181 triệu con. Dưới đây là bảng thể hiện sự gia tăng số lượng các loại gà trong 3 năm từ 2016 đến 2018. Bảng 1.2. Sự gia tăng số lượng các loại gà qua các năm. So sánh So sánh Năm Năm Năm (%) năm (%) năm 2016 2017 2018 STT Phân loại 2017 2017 (triệu (triệu (triệu với với con) con) con) 2016 2018 1 Tổng số 259,092 275,662 316,916 106,39 114,96 10
- Gà công 48,872 53,745 64,197 109,97 119,44 nghiệp 2 Gà thịt Gà đàn 151,297 160,104 181,717 105,82 113,499 màu Gà công 22,525 24,821 30,767 110,193 123,95 nghiệp Gà đẻ 3 trứng Gà đàn 36,197 37,093 40,235 102,47 108,47 màu (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018) Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018 cho thấy, tổng đàn gà nuôi lấy trứng của Việt Nam có hơn 70,9 triệu con, tăng 14,7% so với năm 2017, tương đương với 9,1 triệu con. Tăng gấp 2,67 lần so với mức độ tăng trưởng từ năm 2016 đến 2017, đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển ngành chăn nuôi. Trong đó 10 tỉnh có đàn gà lấy trứng lớn nhất cả nước năm 2018 đó là: Hà Nội, Tiền Giang, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bình Dương, Thái Bình, Phú Thọ, Đăk Lăk. Kỹ thuật nuôi gà Chăn nuôi gia cầm đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến cả về con giống và trang thiết bị, đã coi khoa học công nghệ là động lực phát triển, là lực lượng sản xuất quan trọng, và đã có được những bước đột phá trong khoa học công nghệ để cho ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao có tính cạnh tranh trên thị trường. Việt Nam đã cơ bản làm chủ được công nghệ sản xuất con giống bố mẹ trong nước, đồng thời chọn lọc tạo ra được một số dòng có năng suất và chất lượng cao cho nên các giống gia cầm phát huy mạnh trong sản xuất đã trở thành nguồn thu nhập lớn cho người chăn nuôi. 11
- Tuy nhiên ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nôi gà nói riêng hiện nay vẫn tồn tại một số bất cập như chưa có hệ thống đồng bộ quản lý nhà nước về vật nuôi từ trung ương đến địa phương. Năng suất chất lượng con giống trong sản xuất chăn nuôi hiện nay còn hạn chế. Chất lượng giống của một số cơ sở giống không đảm bảo chất lượng. Việc đầu tư nghiên cứu, chọn tạo đàn giống gia cầm chất lượng cao còn quá ít, trong khi phải cạnh tranh mạnh với giống nhập lậu; người chăn nuôi lại luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu đất đai để phát triển sản xuất...Ngoài ra, công tác dự báo, thông tin thị trường thiếu, không cập nhật và khó tiếp cận. 1.1.3. Nguồn và lượng chất thải phát sinh từ nuôi gà Chăn nuôi được xác định là một trong những ngành sản xuất tạo ra một lượng chất thải nhiều nhất ra môi trường. Chất thải chăn nuôi bao gồm các chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải. Ước tính khối lượng chất thải chăn nuôi phát sinh được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 1.3. Ước tính khối lượng chất thải chăn nuôi phát sinh Tổng chất thải rắn (triệu tấn/năm) Loài vật CTR bình quân STT nuôi (kg/ngày/con) 2016 2017 2018 1 Bò 10 39.500 38.600 38.500 2 Trâu 15 24.600 24.000 23.800 3 Lợn 2 39.400 39.000 38.900 4 Gà 0,12 51.818 55.132 63.383 (Nguồn: Công ty CP KTMT Đại Việt, 2018) Theo số liệu từ bảng trên cho thấy lượng chất thải từ hoạt động nuôi gà là rất cao, cao nhất trong các ngành chăn nuôi, chiếm khoảng 38,51% tổng lượng chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi. Các chất thải nuôi gà được phát sinh chủ yếu từ: - Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lòng và các phủ tạng loại thải của gà... 12
- - Nước thải từ quá trình rửa chuồng hay rửa dụng cụ và thiết bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi… - Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong quá trình chăn nuôi. - Bệnh phẩm thú y, xác gà chết. - Bùn lắng từ các mương dẫn, hố chứa hay lưu trữ và chế biến hay xử lý chất thải. Chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm và sức khỏe của con người. Vì vậy, việc hiểu rõ thành phần và các tính chất của chất thải chăn nuôi nhằm có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp, khống chế ô nhiễm, tận dụng nguồn chất thải giàu hữu cơ vào mục đích kinh tế là một việc làm cần thiết. Thành phần chất thải nuôi gà: Phân Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hoá của gia súc, gia cầm bị bài tiết ra ngoài qua đường tiêu hóa. Chính vì vậy phân gà là sản phẩm dinh dưỡng tốt cho cây trồng hay các loại sinh vật khác như cá, giun…. Do thành phần giàu chất hữu cơ của phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm độc, khi phát tán vào môi trường có thể gây ô nhiễm cho vật nuôi, cho con người và các sinh vật khác. Lượng phân thải ra ở gà hàng ngày được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.4. Lượng phân thải trên đầu gà Tổng chất rắn STT Loại gà Phân tươi (kg/ngày) (% tươi) 1 Gà tây 0,4 25 2 Gà đẻ trứng 0,12 25 3 Gà thịt 0,1 21 (Nguồn: New Zealand Ministry of Agriculture & Fisheries EPP603:1985) Thành phần hóa học của phân gà phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Thành phần nguyên tố vi lượng thay đổi phụ thuộc vào lượng thức ăn và loại thức ăn: Bo= 5 – 7 ppm, Mn = 30 - 75 ppm, Co = 0,2 - 0,5 13
- ppm, Zn = 20 - 45 ppm, Mo = 0,8 - 1 ppm. Thành phần một số nguyên tố đa lượng và vi lượng có trong phân gà được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 1.5. Thành phần một số nguyên tố đa lượng trong phân gà khô Thành phần Nitơ P K Ca Mg Hàm lượng (%) 3,52 0,86 1,83 0,45 0,51 (Nguồn: Mona S. Zayed và nnk, 2013) Bảng 1.6. Thành phần một số nguyên tố đa lượng trong phân gà tươi Thành phần Nitơ P K Ca Mg Hàm lượng (%) 0,9 – 1,5 0,4 – 0,5 0,8 0,20 0,21 (Nguồn: Ecochem và nnk, 2016) Bảng 1.7. Thành phần một số nguyên tố vi lượng có trong phân gà Thành phần Fe Mn Zn Cu Hàm lượng (ppm) 1050 240 230 60,4 (Nguồn: Ecochem và nnk, 2016) - Các chất hữu cơ gồm: protein, carbonhydrate, chất béo và các sản phẩm trao đổi của chúng. - Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng (đa lượng, vi lượng). - Nước: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 50 – 65 % khối lượng của phân. Do hàm lượng nước cao, giàu chất hữu cơ cho nên phân là môi trường tốt cho các vi sinh vật phát triển nhanh chóng và phân hủy các chất hữu cơ tạo nên các sản phẩm có thể gây độc/nguy hại cho môi trường. - Dư lượng của thức ăn bổ sung cho gia súc, gồm các thuốc kích thích tăng trưởng, các hormone hay dư lượng kháng sinh… - Các men tiêu hóa của bản thân gia súc, chủ yếu là các men tiêu hóa sau khi sử dụng bị mất hoạt tính và được thải ra ngoài… - Các mô và chất nhờn tróc ra từ niêm mạc đường tiêu hoá . 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn