intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp Địa vật lý - Giếng khoan

Chia sẻ: Hà Thị Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở các lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng và phân tích quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ địa vật lý giếng khoan của Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Xí nghiệp Địa vật lý - Giếng Khoan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp Địa vật lý - Giếng khoan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN THANH TÙNG<br /> <br /> PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br /> NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA XÍ<br /> NGHIỆP ĐỊA VẬT LÝ-GIẾNG KHOAN<br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> <br /> PGS.TS. BÙI XUÂN HỒI<br /> <br /> HÀ NỘI - Năm 2012<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> <br /> Luận văn thạc sĩ kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài “ Phân tích<br /> và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Địa<br /> Vật Lý-Giếng Khoan” tác giả viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Xuân<br /> Hồi. Luận văn này được viết trên cơ sở vận dụng lý luận về kinh doanh, thực trạng<br /> hoạt động kinh doanh tại Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan để phân tích đề xuất<br /> một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan.<br /> Khi viết bản luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa 1 số lý luận về<br /> kinh doanh và sử dụng những thông tin số liệu từ các tạp chí, sách, mạng internet …<br /> theo danh mục tham khảo.<br /> Tác giả cam đoan không có sự sao chép nguyên văn từ bất kỳ luận văn nào<br /> hay nhờ người khác viết. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan của<br /> mình và chấp nhận mọi hình thức kỷ luật theo quy định của Trường Đại học Bách<br /> khoa Hà Nội.<br /> <br /> Người cam đoan<br /> <br /> Nguyễn Thanh Tùng<br /> <br /> Khoa Kinh tế và Quản lý<br /> <br /> Trường Đại học Bách khoa hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> I. Tính cấp thiết của đề tài:<br /> Cùng với sự phát triển của loài người thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng<br /> tăng. Trong thời đại ngày nay, có nhiều loại năng lượng đang được con người sử dụng<br /> như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, năng lượng hóa thạch, . . .Trong đó năng<br /> lượng hóa thạch đang được con người sử dụng rộng rãi nhất. Nhu cầu thế giới về các<br /> loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá đang tiếp tục tăng. Không có<br /> bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy việc sử dụng các nguồn năng lượng có nguồn gốc cacbon<br /> sẽ giảm sút trong tương lai. Đặc biệt, khi các nước đồng loạt cắt giảm các khoản trợ cấp<br /> dành cho các dự án sản xuất điện từ năng lượng Mặt trời và sức gió, các loại năng lượng<br /> thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, nhu cầu về năng lượng hóa thạch tiếp tục tăng cao vì<br /> các lý do sau:<br /> Thứ nhất, thế giới đang cần nhiều nhiên liệu: từ những người lái xe ở Mỹ đến các<br /> nhà máy công nghiệp tại Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển ở châu Phi,<br /> châu Á. Thứ hai, năng lượng hóa thạch vẫn là nguồn năng lượng rẻ và có hiệu quả nhất.<br /> Thứ ba, thế giới hiện vẫn chưa có các nguồn năng lượng thay thế. Với trình độ công<br /> nghệ hiện nay, phong điện và điện Mặt trời chưa thể cung cấp một lượng năng lượng<br /> lớn cho thế giới và triển vọng của chúng là khá mờ mịt. Điện hạt nhân cũng có rất nhiều<br /> hạn chế, trong đó có chi phí xây dựng và an toàn quá cao. Do đó, việc tìm kiếm, thăm<br /> dò và khai thác dầu khí đang liên tục tăng nhanh trong thời gian vừa qua.<br /> Việt Nam cũng không ngoại lệ, rât nhiều công ty quốc tế đã đến Việt Nam để<br /> tham gia công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của<br /> thị trường, Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan, dù là một trong những Xí Nghiệp đầu<br /> tiên thực hiện dịch vụ địa vật lý giếng khoan của Việt Nam, đang đứng trước những<br /> thách thức lớn để tồn tại và phát triển. Với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh<br /> trên thị trường cung cấp dịch vụ địa vật lý giếng khoan thì nhiệm vụ đổi mới cơ chế<br /> hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là con đường và lựa<br /> chọn tất yếu của XN ĐVL-GK.<br /> Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thanh Tùng<br /> <br /> 1<br /> <br /> Lớp: QTKD-2009.VT<br /> <br /> Khoa Kinh tế và Quản lý<br /> <br /> Trường Đại học Bách khoa hà Nội<br /> <br /> tranh của Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan” được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp<br /> Cao học Quản trị Kinh doanh.<br /> II. Mục đích nghiên cứu của Luận văn<br /> Trên cơ sở các lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh kết hợp với nghiên<br /> cứu thực tiễn, phân tích đánh giá thực trạng và phân tích quá trình hoạt động kinh doanh dịch<br /> vụ địa vật lý giếng khoan của Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan, đề xuất một số giải pháp<br /> nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan.<br /> III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu nghiên cứu những vấn đề có ảnh<br /> hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ địa vật lý giếng khoan như: môi trường<br /> cạnh tranh, các chính sách về sản phẩm, dịch vụ, giá, mạng lưới phân phối, hoạt động<br /> chăm sóc khách hàng…<br /> - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh<br /> doanh dịch vụ của Xí Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan trong giai đoạn từ năm 2009 đến<br /> năm 2011.<br /> IV. Nội dung nghiên cứu<br /> - Hệ thống hoá lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh<br /> - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của XN ĐVL-GK đồng thời chỉ rõ<br /> mặt mạnh mặt yếu trong thực hiện cạnh tranh của Công ty<br /> - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của XN ĐVLGK trong kinh doanh dich vụ địa vật lý giếng khoan.<br /> V. Phương pháp nghiên cứu:<br /> - Luận văn sử dụng mô hình phân tích cấu trúc thị trường của Michael Porter.<br /> - Mô hình phân tích tổng thể , vận dụng phương pháp phận tích tổng hợp, so<br /> sánh trên cơ sở điều tra, quan sát thực tế và các số liệu thống kê, phân tích thực chứng<br /> (giải thích, tiên đoán) và phân tích chuẩn mực (lựa chọn ra quyết định).<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thanh Tùng<br /> <br /> 2<br /> <br /> Lớp: QTKD-2009.VT<br /> <br /> Khoa Kinh tế và Quản lý<br /> <br /> Trường Đại học Bách khoa hà Nội<br /> <br /> VI. Kết cấu của Luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo. phụ lục, kết cấu của luận văn<br /> gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Lý thuyết về năng lực cạnh tranh<br /> Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Địa Vật Lý<br /> Giếng Khoan.<br /> Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí<br /> Nghiệp Địa Vật Lý Giếng Khoan.<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Thanh Tùng<br /> <br /> 3<br /> <br /> Lớp: QTKD-2009.VT<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0