Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, Lào
lượt xem 12
download
Luận văn góp phần giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực, hướng tới du lịch văn hóa bền vững, góp phần tôn tạo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Lào ở thủ đô Viên Chăn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, Lào
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PhayVanh Phanthachith QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở VIÊN CHĂN, LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
- Hà Nội – Năm 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PhayVanh Phanthachith QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở VIÊNG CHĂN, LÀO Chuyên ngành : Khoa học môi trường Mã số : 60 440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe
- Hà Nội – Năm 2014
- Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn của mình, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe đã hướng dẫn khoa học tận tình, hiệu quả trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của Bộ môn Quản lý môi trường,Khoa Môi trường, Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi tham gia học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh viên và học viên Việt Nam cũng như gia đình và bạn bè đã động viên, cổ vũ tinh thần và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 3 năm 2014 Phayvanh PHANTHACHITH. i
- Mục lục ........................................................................ i Mục lục ......................................................................................................................... ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BVMT DU LỊCH ..................... 2 VĂN HÓA THỦ ĐÔ VIÊN CHĂN ............................................................................... 2 1.1. Tổng quan cơ sở lý luận về môi trường du lịch và vấn đề BVMT DL ................................2 1.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 2 1.1.2. Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường ............ 11 1.1.3. Nhận định chung về phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường 15 .... 1.1.4. Tác động giữa hoạt động du lịch với môi trường tự nhiên ......................... 19 1.1.5. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên .......... 21 1.1.6. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên ................... 21 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................23 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................................................................24 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 24 1.3.2 Tình hình kinh tế xã hội và văn hóa ở Viên Chăn ...................................... 25 1.3.3 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Viên Chăn .................................... 27 1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề BVMT DLVH ở Viên Chăn.....................................................33 1.5. Cơ sở pháp lý hiện nay về bảo vệ môi trường du lịch văn hóa ở Viên Chăn...................36 1.5.1. Về du lịch ................................................................................................... 36 ii
- 1.5.2. Về môi trường ............................................................................................ 39 1.6. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn đến năm 2020.................................46 1.6.1. Quan điểm và tầm nhìn phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn ................ 46 1.6.2. Mục tiêu cơ bản trong phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn đến năm 2020 ................................................................................................................ 47 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 49 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................49 2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................49 2.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu ................................................................... 49 2.2.2. Phương pháp đánh giá nhanh ...................................................................... 50 2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa.....................................................................................50 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 53 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn..........................................................53 3.1.1. Các hình thức du lịch văn hóa ở Viên Chăn ................................................ 53 3.1.2 Du lịch tâm linh ............................................................................................ 56 3.1.3 Du lịch lễ hội ............................................................................................... 66 3.1.4 Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn..........................................................73 3.2. Các vấn đề môi trường nảy sinh từ hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn...................77 3.2.1. Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định, chính sách quản lý môi trường . 77 . 3.2.2. Rác thải ....................................................................................................... 81 3.2.3 Nước thải ................................................................................................... 85 3.2.4. Xâm hại các di tích, các hành vi tổn hại đến tâm linh ................................ 86 3.2.5. Ảnh hưởng tiêu cực đến bản sắc văn hóa dân tộc Lào ............................... 89 iii
- 3.3. Các vấn đề môi trường từ bên ngoài tác động đến du lịch văn hóa.................................92 3.3.1 Các dịch vụ phi văn hóa đi kèm ................................................................... 92 3.3.2. Phát triển ngành kinh tế gây tác động ảnh hưởng đến môi trường chùa chiền .............................................................................................................. 93 3.4. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề môi trường..............................................94 3.4.1. Về nhận thức còn yếu ............................................................................... 94 3.4.2 Thiếu quy hoạch chuyên cho du lịch văn hóa, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa .............................................................................. 96 3.4.3. Năng lực và kỹ năng quản lý môi trường của cơ quan và cán bộ ngành du lịch đang còn hạn chế .................................................................................... 97 3.4.4. Tổ chức lễ hội còn hình thức, chưa chú trọng bảo vệ môi trường .......... 99 3.5. Các ưu tiên quản lý môi trường.......................................................................................100 3.5.1 Danh sách các vấn đề môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viêng Chăn.....100 3.5.2 Các vấn đề ưu tiên về quản lý .................................................................. 101 3.6. Những định hướng bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn đến năm 2020.................................................................................................................................105 3.7. Đề xuất những giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch văn hóa ở Viên Chăn................................................................................................................................108 3.7.1. Giải pháp chính sách ................................................................................. 108 3.7.2. Giải pháp về quy hoạch ........................................................................... 110 3.7.3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho khách du lịch và cộng đồng địa phương ......................................................................................................... 112 3.7.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch văn hóa .......................... 114 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 1 iv
- KẾT LUẬN .................................................................................................................. 1 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 5 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 9 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân DLST Du lịch sinh thái UBND Ủy ban nhân dân QP AN Quốc phòng – Anh ninh QHPT Quy hoạch phát triển WTO Tổ chức du lịch thế giới WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng số liệu thống kê khách du lịch đến Viên Chăn từ năm 1993 2012 29 ... Bảng 2: Thống kê các văn bản pháp luật của Lào và Viên Chăn về BVMT du lịch . 45 Bảng 3. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế năm 2012 .............................................. 75 Bảng 4 Thống kê số lượng cơ sở lưu trú cho khách du lịch Viên Chăn 20112012 76 ... Bảng 5: Thành phần điển hình của rác thải từ kinh doanh khách sạn và các dịch vụ ở các khu du lịch tại thành phố Viên Chăn .................................................................. 83 vii
- DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực thủ đô Viên Chăn ................................................ 5 Hình 2: Bản đồ thủ đô Viên Chăn .............................................................................. 25 Hình 3: Chùa Hỏ Phạ Kẹo .......................................................................................... 57 Hình 4 : Thạt Đăm ....................................................................................................... 58 Hình 5: Chùa Sỉ Sạ Kệt ............................................................................................... 60 Hình 6: Chùa Inpeng .................................................................................................... 61 Hình 7: Chùa Ông Tự ................................................................................................... 62 Hình 8: Chùa Thát Luổng ............................................................................................ 64 Hình 9: Tượng đài chiến thắng Pạ Tu Xay ................................................................. 65 Hình 10: Người dân đi tắm Phật tại chùa ................................................................... 67 Hình11: Người dân chơi hội năm mới ........................................................................ 67 Hình 12: Hội đua thuyền ............................................................................................. 69 Hình 13: Hội Phật Vệt Xẳn Đon,người dân ngồi tụng kinh ...................................... 71 Hình 14: Dâng cơm cho sư .......................................................................................... 72 Hình15: Hoạt động thả đồ trên sông ........................................................................... 73 viii
- MỞ ĐẦU Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân (CHDCND) Lào có diện tích 236.800 km2 và có chiều dài khoảng 1.898 km, là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển. Với địa hình là bình nguyên và cao nguyên, có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh, có con Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây. Lào là đất nước có khoảng 6.514.432 triệu dân với tốc độ tăng dân số trung bình 2,4% năm và mật độ dân số trung bình cả nước 22 người/km 2, thấp nhất châu Á, riêng ở thủ đô Viên Chăn mật độ dân số tập trung đến 152 người/km2. Bên cạnh lợi thế địa lý, tập trung dân cư, Viên Chăn cũng là nơi có các di tích văn hóa và lịch sử xưa và nay nổi tiếng, có các lễ hội riêng biệt hàng năm thu hút sự tham gia của nhiều người dân địa phương. Nhờ những đổi thay tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, du khách đến Lào nói chung và đến Viên Chăn nói riêng tăng hàng năm. Quá trình phát triển du lịch văn hóa gắn với các lễ hội bước đầu đã thu được kết quả đáng ghi nhận, nhưng cũng phải đối mặt với các thách thức về môi trường. Các vấn đề môi trường nảy sinh từ hoạt động du lịch văn hóa như: rác thải, vệ sinh môi trường, tiếng ồn, các dịch vụ phi văn hóa, văn hóa đồi trụy, xâm hại di tích, trật tự trị an,… Trong khi, chính du lịch văn hóa lại chịu các tác động xấu từ bên ngoài, đôi khi ảnh hưởng tới bản sắc văn hóa dân tộc, đến cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa, đến không gian du lịch văn hóa, đến vệ sinh môi trường các địa điểm du lịch văn hóa. Nguyên nhân có thể do thiếu quy hoạch không gian du lịch văn hóa, do lấn chiếm trái phép của các công trình dân sinh xung quanh các địa điểm du lịch văn hóa, du nhập các hình thức lễ hội phi truyền thống làm phức tạp bản sắc lễ hội của dân tộc Lào,… Tình hình trên đã đặt ra nhu cầu tăng cường quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, góp phần giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực, hướng tới du lịch văn hóa bền vững, góp phần tôn tạo và giữ gìn 1
- bản sắc văn hóa dân tộc Lào ở thủ đô Viên Chăn. Chính vì thế, việc chọn đề tài luận văn cao học“Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, Lào” hy vọng góp phần giải guyết các vấn đề nói trên. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BVMT DU LỊCH VĂN HÓA THỦ ĐÔ VIÊN CHĂN 1.1. Tổng quan cơ sở lý luận về môi trường du lịch và vấn đề BVMT DL 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về môi trường Theo định nghĩa của UNESCO (1981): Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống bằng lao động của mình, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là "khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người". Luật Bảo vệ Môi trường Lào (2005) đã đưa ra khái niệm môi trường, theo đó: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Theo khái niệm này, môi trường được hiểu là sự tổng hòa của các thành phần tự nhiên. Nói cách khác, môi trường được hiểu là môi trường tự nhiên. * Bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường của Lào (2005) được chỉ ra là những hoạt động góp phần gìn giữ cho môi trường tự nhiên trong lành; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu tới môi trường; phục hồi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường. 2
- Như vậy, ta thấy rằng để phát triển du lịch thì điều kiện đầu tiên không thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trường tự nhiên như môi trường nước, không khí, đất đai, đồi núi là yếu tố chính nhằm đem đến sự thỏa mãn cho du khách du lịch. Theo luật bảo vệ môi trường công bố ngày 10/01/1994: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và thiên nhiên. Khi du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tác động không nhỏ đến môi trường, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên như suy thoái đất đai, nguồn nước, cảnh quan tự nhiên sẽ bị phá vỡ, dần dần thì vẻ đẹp tự nhiên sẽ không còn nữa và thayvào đó là các hệ thống xử lý rác thải mà thôi. 1.1.1.2. Khái niệm về du lịch Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Vào năm 1963, Hội nghị Liên Hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.” Theo định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Cannada tháng 06/1991 “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Hoặc “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” (theo Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam). 3
- Theo Bộ Văn hóa thông tin và du lịch, Tổng cục du lịch Lào: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Các địa điểm du lịch của Lào được chia làm 7 vùng chính: Viên Chăn, Xiengkhoang, Luang Prabang, Thakhek, Savanakhet, Huaphan và Champasak. Thủ Đô Viên Chăn: Tổng cộng trên lãnh thổ quốc gia Lào có 1.400 ngôi chùa mà Viên Chăn chiếm số lượng chùa nhiều nhất nên nó được mệnh danh là xứ chùa của quốc gia Lào. Tại đây, có các ngôi chùa nổi tiếng như chùa That Luang, Chùa Phra Keo, Chùa Ông Tự, Chùa Sí Mương, Chùa Sisaket, Vườn Phật Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn Phụt tức Vườn Chư Phật), quần thể hàng trăm bức tượng đúc theo Phật thoại, trong vùng ThàĐừa, cách Viên Chăn khoảng 25 km, gần cầu Hữu Nghị LàoThái. 4
- Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực thủ đô Viên Chăn Ở Viên Chăn có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, đã thấy sừng sững đài Anou Savary(đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Khải Hoàn Môn (Pa tu Xay), toạ lạc giữa bùng binh ranh giới phố Viêng Chăn và khu vực Thát Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Viên Chăn. Con đường huyết mạch ở Viên Chăn là đường Sí MươngSamsenthay, sầm uất trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu Thát Khao lên trung tâm Ô Điên SengLao, ra đến vùng Si Khay Wattay, rồi bỗng dưng ngừng lại, nhường cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn. 5
- Viên Chăn nằm ven sông Mêkông đối diện tỉnh NongKhai (Thái Lan). Tại đây, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị LàoThái(LaoThai Friendship Bridge) dài 1240m. Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hướng phát triển mới cho du lịch 2 nước, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho ngành du lịch của cả 3 nước Đông Dương. Bờ sông Viên Chăn chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc. Quán cóc ven bờ sông Viên Chăn rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng [22]. 1.1.1.3. Du lịch sinh thái Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như: Một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái (DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này” trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn. Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”. Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển 6
- kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”. Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”. Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”. Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh 7
- thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”. Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” [12]. 1.1.1.4. Du lịch văn hóa Hiện nay, du lịch bao gồm rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục, du lịch MICE (viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm)… và du lịch văn hóa. Đối với các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước, cần đẩy mạnh phát triển ngành nghề du lịch, du lịch văn hóa được coi là một trong những sản phẩm chủ đạo. Vậy, du lịch văn hóa là gì ? “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc văn hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễ hội truyền thống, những phong tục tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc… hình thành nên nền văn hóa của người dân nơi mà khách du lịch đến thăm quan. Khách du lịch tìm đến du lịch văn hóa để thu nhập thông tin mới, tìm hiểu và trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau mọi nơi trên thế giới. Do vậy, du lịch vănhóa không chỉ đơn thuần là du lịch mà còn gắn liền với các loại hình văn hóa củađịa phương nơi có hoạt động du lịch đang diễn ra. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn