intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững tại Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

86
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung: Làm rõ các vấn đề lý thuyết về chính sách xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, thực tế việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững ở khu vực Tây Nguyên, đề xuất một số giải pháp giúp vùng xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững tại Tây Nguyên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ LOAN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ LOAN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ Mã số: Đào tạo thí điểm NGƢỜI HƢỚNG DẪN KH: PGS. Phạm Ngọc Thanh Hà Nội, 2015
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 9 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 10 5. Mẫu khảo sát .......................................................................................... 10 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 10 7. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................ 10 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 11 9. Kết cấu của Luận văn ............................................................................ 11 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 12 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ............................................................................................................. 12 1.1. Chính sách xóa đói giảm nghèo ......................................................... 12 1.1.1. Chính sách ...................................................................................... 12 1.1.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo...................................................... 12 1.1.3.Ý nghĩa và nội dung thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ...... 14 1.2. Phát triển bền vững............................................................................. 18 1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững ....................................................... 18 1.2.2. Mục tiêu và nội dung của phát triển bền vững ............................... 19 1.2.3. Phát triển bền vững ở những khu vực đặc thù ................................ 22 1.3.1. Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững ......................................................................... 25 1.3.2.Phát triển bền vững là điền kiện căn bản giúp công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện thành công ...................................................................... 27 * Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................. 29 CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TÂY NGUYÊN ................... 30 1
  4. 2.1. Tổng quan về Tây Nguyên ................................................................. 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ..................................... 30 2.1.2. Kinh tế và xã hội ............................................................................. 32 2.1.3. Môi trường và an ninh quốc phòng ................................................ 38 2.2. Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên giai đoạn 2006 – 2013 ................................................................................. 41 2.2.1. Hệ thống các chính sách xóa đói giảm nghèo ................................ 41 2.2.2. Kết quả việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ................. 43 2.2.3. Những tồn tại việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ........ 49 2.3. Tác động của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với các lĩnh vực khác nhau trong quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên ......................................................................................................... 51 2.3.1. Tác động của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với chính trị ..................................................................................................... 51 2.3.2. Tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo đối với phát triển kinh tế ........................................................................................................ 56 2.3.3. Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với phát triển xã hội, văn hóa ............................................................................................... 68 2.3.4 Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với môi trường ..... 77 2.3.5. Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đảm bảo an ninh - quốc phòng ..................................................................................... 81 * Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................. 86 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TÂY NGUYÊN ..... 87 3.1. Quan điểm, định hƣớng chung .......................................................... 87 3.1.1. Định hướng xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới ...................... 87 3.1.2. Đổi mới tư duy và phương pháp hoạch định, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ................................................................................... 89 3.2. Nhóm giải pháp về việc làm, nhân lực, khoa học công nghệ .......... 91 3.2.1.Giải pháp về lao động – việc làm .................................................... 91 2
  5. 3.3.2. Giao đất, giao rừng cho người dân ................................................ 93 3.2.3. Giải pháp về nhân lực, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ .. 96 3.3. Nhóm giải pháp về các vấn đề văn hóa, dân tộc, môi trƣờng ....... 100 3.3.1. Phát triển văn hóa của các dân tộc bản địa ................................. 100 3.3.2. Liên kết văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên .......................... 102 3.3.3 Giải pháp bảo vệ môi trường ......................................................... 103 * Kết luận Chƣơng 3 ................................................................................ 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108 3
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tây Nguyên là địa bàn giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước. Mục tiêu được xác định của thời kỳ 2011 - 2020 là xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc, nâng cao đời sống văn hóa, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc, bảo đảm an sinh xã hội, sớm đưa nông thôn Tây Nguyên thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tiến tới phát triển bền vững. Việc phát triển bền vững tại Tây Nguyên là điều mà Đảng và nhà nước ta hiện nay rất quan tâm. Các chính sách xóa đói giảm nghèo hiện nay đang được thực hiện tại Tây Nguyên nhằm nâng cao đời sống cũng như nhận thức của người dân nơi đây để phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho vùng đất này. Các chính sách đã được triển khai khá nhiều và mang lại hiệu quả nhất định. Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đã và đang tác động tới quá trình phát triển bền vững tại Tây Nguyên hiện nay. Việc phát triển bền vững là điều mà chúng ta đang hướng tới trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay. Để có thể thực hiện được sự phát triển bền vững thì không chỉ nói là làm được là làm được ngay mà nó là cân bằng giữa sự phát triển, phát triển vượt bậc và phát triển bền vững. Chúng ta cần phải quan tâm vì nhiều khi thực hiện một chính sách cụ thể sẽ vô tình tác động tiêu cực tới việc phát triển bền vững. Việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo tác động thúc đẩy rất nhiều tới việc phát triển bền vững nhưng nếu thực hiện sai lệch đi sẽ có những tác động tiêu cực, phá hoại việc phát triển bền vững của vùng, của đất nước. Trong nội dung luận văn của tôi sẽ đề cập tới việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. 4
  7. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về chính sách xóa đói giảm nghèo, và phát triển bền vững ở Tây Nguyên đã có một số tác giả nghiên cứu một số khía cạnh về chính sách xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững như sau: Bài viết “Phát triển xã hội bền vững gắn với giải quyết một số vấn đề cơ bản ở Tây Nguyên” của TS. Nguyễn Văn Chiều trong “kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển xã hội và quản lý xã hội ở Tây Nguyên lí luận và thực tiễn - Đề tài TN3/X07”. Tác giả đã chỉ ra và phân tích các vấn đề xã hội cơ bản đang đặt ra đối với khu vục Tây Nguyên đó là: áp lực tăng dân số, sự di cư tự do; nghèo đói và vấn đề phân hóa xã hội; giáo dục đào tạo, lao động việc làm; dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Những vấn đề này Tây Nguyên đã và đang khắc phục đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên nó vẫn còn nhiều điểm chưa giải quyết được tốt nên các vấn đề này vẫn ảnh hưởng tác động xấu tới việc phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Việc tăng dân số nhanh đẩy người Tây Nguyên vào hoàn cảnh đói nghèo, dân từ các vừng khác di cư tự do vào Tây Nguyên ảnh hưởng tới việc cung cấp đất sản xuất, nhà ở, cung cấp các dịch vụ khác thiết yếu cho cuộc sống. Từ nghèo đói dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo. Sự phân hóa giàu nghèo càng cao, càng rõ rệt tạo ra những bất bình đẳng trong xã hội và vì thế mà nó không thể phát triển theo hướng mà chúng ta mong muốn. Từ đói nghèo sẽ dẫn tới thất học, các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe không được quan tâm vì thế giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe không được người dân chú trọng, trẻ em trong độ tuổi đi học thì không được đến trường không được tiêm phòng bệnh, người già không được chăm sóc đầy đủ, sức khỏe thì không được chú ý. Đây chính là những vấn đề xã hội tác động tới việc phát triển bền vững cho khu vực Tây Nguyên. Bài viết này tác giả đề cập tới một số vấn đề cơ bản đối với sự phát triển bền vững và một số giải pháp giúp phát triển bền vững về mặt xã hội ở Tây Nguyên mà chưa đề cập tới các vấn đề như dân tộc, kinh tế…tác động tới việc phát triển bền vững tại Tây Nguyên như thế nào. 5
  8. Bài viết “Tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo và chính sách dân tộc đối với quá trình phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới” của ThS. Trần Văn Đoài đăng trong “kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển xã hội và quản lý xã hội ở Tây Nguyên lí luận và thực tiễn - Đề tài TN3/X07”. Tác giả đã đưa ra hệ thống các chính sách xóa đói giảm nghèo và chính sách dân tộc từ năm 2001 đến nay. Hệ thống các chính sách này tác động tới tăng trưởng, phát triển kinh tế và ổn định xã hội; góp phần nâng cao vị thế của vùng và các đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy nội lực, phát huy dân chủ cơ sở. Tác giả chưa đi phân tích sâu tác động của hệ thống các chính sách xóa đói giảm nghèo và chính các chính sách dân tộc giúp Tây Nguyên phát triển bền vững như thế nào. Bài viết này tác giả chỉ đề cập tới các chính sách tác động tới quá trình phát triển xã hội của Tây Nguyên. Bài viết “Tác động của hệ thống chính sách xã hội đối với quá trình phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới” của GS.TS Nguyễn Hữa Khiển đăng trong “kỷ yếu hội thảo khoa học phát triển xã hội và quản lý xã hội ở Tây Nguyên lí luận và thực tiễn - Đề tài TN3/X07”. Tác giả đề cập các yếu tố tác động tới hiệu quả của các chính sách xã hội và tác động của chính sách xã hội với sự phát triển theo hướng bền vững của Tây Nguyên. Các yếu tố tác động đó là điều kiện tự nhiên khách quan. Mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền nào đó đều gắn với một điều kiện về các tiềm lực nguồn tài nguyên thiên nhiên riêng. Những yếu tố này là khách quan và nó cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện các chính sách xã hội. Ngoài ra việc thực hiện chính sách xã hội còn chịu tác động của các yếu tố chủ quan như: trình độ của người hoạch định chính sách, ký năng và kinh nghiệm xây dựng, hoạch định chính sách. Nhưng chính sách xã hội tác động tác động tới kinh tế, xã hội, tác động cấu trúc lại cơ cấu dân cư, thúc đẩy phát triển giáo dục, giúp phát triển làm tăng tính tự quản địa phương. Tác giả mới chỉ phân tích tác động của chính sách xã hội đối với quá trình phát triển bền vững mà không đề cập đến hệ thông các chính sách khác cũng tác động tới việc phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. 6
  9. Bài viết :”Đói nghèo, bất bình đẳng và những thách thức đối với quá trình phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” của PGS.TS Phạm Ngọc Thanh được đăng trên “tạp chí cộng sản, chuyên đề cơ sở số 80”. Tác giả đã chỉ ra đói nghèo và bất bình đẳng là rào cản lớn đối với phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Đói nghèo làm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của người dân Tây Nguyên. Hơn nữa, Tây Nguyên là khu vực làm kinh tế mới theo các chính sách kêu gọi đi xây dựng kinh tế của Đảng và nhà nước nên những dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên chiếm tỉ lệ không nhiều và họ lại là những hộ nghèo của Tây Nguyên. Việc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo đặc biệt là giảm nghèo ở dân tộc thiểu số là một vấn đề quan trong góp phần giúp Tây Nguyên ngày càng phát triển. Đẩy lùi được đói nghèo sẽ đẩy được những bất bình đẳng trong xã hội giúp cho vùng ngày càng phát triển. Đói nghèo và bất bình đẳng là nguyên nhân làm cho Tây Nguyên chậm phát triển, chưa phát huy được những thế mạnh vốn có của mình. Đây là một vùng có ý nghĩa chiến lược không chỉ về kinh tế mà còn cả quốc phòng an ninh chính trị. Ở đây tác giả mới chỉ đề cập tới vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng tác động tới phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Bài viết “quản lý phát triển xã hội trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên”, của PGS.TS Phạm Ngọc Thanh được đăng trên tạp chí lí luận chính trị và truyền thông . Tác giả chỉ đề cập tới công tác bảo trợ xã hội của vùng. Công tác bảo trợ ở Tây Nguyên được thực thi một cách toàn diện với nhiều chính sách khác nhau nhằm hướng tới các nhóm đối tượng có nhiều khó khăn góp phần vào sự phát triển chung của vùng. Các hoạt động bảo trợ xã hội ở đây là trợ cấp thường xuyên, trợ cấp cho nhóm người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, nhóm đồng bào dân tộc thiểu số… Công tác bảo trợ xã hội giúp vùng có nguồn lực để thực hiện và phát triển các cơ sở bảo trợ, đối tượng hưởng lợi của chính sách bảo trợ này ngày càng tăng, hệ thống các chính sách bảo trợ hoàn thiện, quy mô bảo trợ ngày càng mở rộng… Tuy nhiên việc phát triển xã hội về bảo trợ xã hội còn hạn chế. Các chính sách bảo trợ là việc trợ giúp trực tiếp cho người dân để họ có thể khắc 7
  10. phục tình trạng hiện tại của bản thân và gia đình chứ không phải là định hướng phát triển lâu dài bền vững. Bài viết “ quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Tây Nguyên: một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, của PGS.TS Phạm Ngọc Thanh được đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam. Trong bài viết này tác giả đã chỉ ra thực trạng phát triển xã hội ở Tây Nguyên. Công tác xóa đói giảm nghèo của vùng thời gian qua đã từng bước giúp người dân ổn định, phát triển kinh tế xã hội. Công tác bảo trợ xã hội tuy con gặp nhiều khó khăn về kinh phí thấp, cán bộ chuyên môn ít, các cơ sở bảo trợ còn thiếu nhưng nó cũng giúp người dân nơi đây được hưởng sự giúp đỡ của nhà nước, phần nào giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc về y tế, sức khỏe… Tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị giải pháp để công tác xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội và phát triển y tế của vùng được tốt hơn. Ở đây mới chỉ đề cập tới việc xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội và công tác y tế theo hướng bền vững. Sách “Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững” của Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Bùi Minh Đạo. Tác giả dựa trên cơ sở các nguyên tắc và nguyên lý phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững vùng lãnh thổ nói riêng, bằng cách nhìn đồng đại kết hợp lịch đại, khảo sát, nghiên cứu, làm sáng tỏ thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường Tây Nguyên những thập niên qua, phát hiện những vấn đề phát triển bền vững, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp, góp phần phát triển bền vững vùng Tây Nguyên trong những thập niên tới. Sách “Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững” xuất bản tại Nxb khoa học xã hội của tác giả Bùi Minh Đạo. Tác giả đề cập tới thực trạng xã hội ở Tây Nguyên với các vấn đề về cơ cấu xã hội, tổ chức xã hội và hệ thống các giá trị xã hội. Những vấn đề xã hội này có ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững của Tây Nguyên và đưa ra một số những khuyến nghị, giải pháp giúp phát triển bền vững vùng. Những vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên tiềm ẩn những mâu thuần tác động tiêu cực 8
  11. đến quá trình phát triển bền vững. Để phát triển bền vững xã hội Tây Nguyên cần chú ý một số quan điểm: xác định đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội và ổn định an ninh chính trị; quán triệt quan điểm người dân chủ thể phát triển; đảm bảo tính hệ thống, hoà hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tôn trọng đặc điểm văn hoá, phong tục của thể phát triển. Làm được như vậy xã hội Tây Nguyên mới thực sự phát triển bền vững. Các đề tài đã nghiên cứu tập trung vào tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo phát triển xã hội, công tác bảo trợ và hệ thống các chính sách khác tác động đến sự phát triển và phát triển bền vững của xã hội ở Tây Nguyên. Các đề tài đã đưa ra các tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách bảo trợ và các chính sách dân tộc đối với quán trình phát triển ở Tây Nguyên để từ đó đưa ra giải pháp để phát triển bền vững vùng. Trong đề tài của mình tôi sẽ nghiên cứu việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên giai đoạn 2006 – 2013, việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo đã thúc đẩy quá trình phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của vùng như thế nào và luận giải một số giải pháp cụ thể để thực hiện tốt việc xóa đói giảm nghèo cho vùng trong giai đoạn tiếp theo. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu chung: Làm rõ các vấn đề lý thuyết về chính sách xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững, thực tế việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững ở khu vực Tây Nguyên, đề xuất một số giải pháp giúp vùng xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững trong thời gian tới. * Nhiệm vụ cụ thể: Làm rõ cơ sở lý luận chung chính sách xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững. Làm rõ việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo tại Tây Nguyên trong giai đoạn 2006 – 2013 trong việc thúc đẩy quá trình bền vững về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng. 9
  12. Luận giải một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở Tây Nguyên trong các giai đoạn tiếp theo. 4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Các tỉnh ở Tây Nguyên Thời gian: Giai đoạn 2006 - 2013 Về nội dung: Các chính sách xóa đói giảm nghèo tại Tây Nguyên trong giai đoạn 2006 – 2013, việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững ở khu vực. Phân tích, sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài Tây Nguyên 3 về tình hình xóa đói giảm nghèo và bảo trợ xã hội cho người dân Tây Nguyên 5. Mẫu khảo sát 6. Câu hỏi nghiên cứu Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy quá trình phát triển bền vững tại Tây Nguyên giai đoạn 2006 – 2013 như thế nào? Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên giai đoạn tiếp theo? Chính sách xóa đói giảm nghèo tác động như thế nào đối với phát triển bền vững? 7. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết cho câu hỏi 1: Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại Tây Nguyên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhìn chung công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được triển khai liên tục, rộng khắp bằng nhiều biện pháp thiết thực thúc đẩy quá trình phát triển xã hội ngày càng tốt hơn. Chính sách xóa đói giảm nghèo đã có tác động thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Giả thuyết cho câu hỏi 2, 3: Những tồn tại của việc xóa đói giảm nghèo tác động xấu tới việc phát triển bền vững ở Tây Nguyên về kinh tế, xã hội, môi trường và tình hình an ninh quốc phòng. Cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực 10
  13. hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững ở Tây Nguyên trong giai đoạn tiếp theo. Công tác xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên cần được đẩy mạnh với nhiều giải pháp, mô hình có hiệu quả như phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình, tập thể… Bên cạnh đó, cần phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào Tây Nguyên. Khối đại đoàn kết của các dân tộc cần được chú ý quan tâm để người dân Tây Nguyên có thể sống trong một khu vực ổn định, không gian văn hóa đa sắc màu. Cần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục - đào tạo, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững và phát triển bền vững vùng. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, chính sách, kế thừa các công trình đã có, phân tích các tài liệu phục cho các nội dung của luận văn. Luận văn sử dụng một phần kết quả khảo sát của đề tài Tây Nguyên 3 (TN3/X07) về việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, bảo trợ cho đồng bào ở Tây Nguyên phục vụ cho luận văn. Một phần các kết quả này cũng được các tác giả công bố trong các bài luận, hội thảo khoa học và trong báo cáo tổng hợp của đề tài. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương Chương 1: Những vấn đề chung về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững tại Tây Nguyên Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển bền vững tại Tây Nguyên 11
  14. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Chính sách xóa đói giảm nghèo 1.1.1. Chính sách Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống xã hội, đặc biệt là được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề liên quan đến chính trị và pháp quyền. Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” Chính sách cần được hiểu ở những góc nhìn nhất định: xem xét nó một cách độc lập hay trong mối quan hệ với các phạm trù khác, chẳng hạn như chính trị hay pháp quyền như nói ở trên. Theo tác giả Vũ Cao Đàm chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, đinh hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội. Như vậy: Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế, chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng. 1.1.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo Thế kỷ XXI loài người đang phát triển và đạt được rất nhiều các thành tựu về khoa học, công nghệ... Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao tuy nhiên thì đói nghèo vẫn tồn tại và đang là thách thức lớn đối với các quốc gia nói riêng và văn minh nhân loại nói chung. Đói nghèo sẽ tạo ra những bất bình đẳng trong xã hội, xảy ra tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét hơn. Chính vì vậy mà đói nghèo và việc chống lại đói nghèo luôn 12
  15. được các quốc gia chú trọng. Ở Việt Nam, sau hơn 80 năm chiến tranh chống giặc ngoại xâm thì chúng ta đi lên với cơ sở hạ tầng hết sức lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nhiều, nền kinh tế trở nên kiệt quệ, sản xuất nông nghiệp lạc hậu đình đốn, công nghiệp nhỏ bé, manh mún, tự phát. Theo kết quả điều tra năm 1993 của tổng cục thống kê, tỉ lệ hộ nghèo là 59%. Để nâng cao đời sống của nhân dân và đưa đất nước ngày càng phát triển Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách thiết thực để khôi phục và phát triển đất nước trong đó chúng ta phải kể tới chính sách xóa đói giảm nghèo. Đây là một biện pháp tiêu biểu, thiết thực góp phần giúp đất nước ta đi lên thoát khỏi đói nghèo. Đói nghèo là sự thiếu thốn cả về vật chất và phi vật chất, cuộc sống thấp, nhà ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, không có vốn để sản xuất, thiếu ăn một hoặc một số thời điểm nào đó trong năm, trẻ con thì không được tới trường… Nguyên nhân gây ra đói nghèo có rất nhiều như: Thứ nhất, thiếu vốn sản xuất. Người nông dân nghèo vốn thấp, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi thuê hay vay vốn tư nhân để sống qua ngày nên không có vốn để sản xuất, tài sản thì không có nên không vay được vốn ngân hàng. Thứ hai là thiếu kinh nghiệm làm ăn. Số hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn do họ thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không đúng với điều kiện đất đai, cây trồng, vật nuôi, không có cơ hội học hỏi kinh nghiệm làm ăn do không được hỗ trợ cần thiết và một phần là do hậu của của cuộc sống bao cấp trong một thời gian dài. Thứ ba là điều kiện môi trường, vị trí địa lý. Điều kiện sống là yếu tố tác động tới việc nghèo đói của người dân. Nghèo đói là một khái niệm động biến đổi theo thời gian và không gian, không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia. Hiện nay, ở Việt nam cũng như nhiều nước khác đã tiếp cận nghèo đa chiều ( nghèo về giáo dục, nghèo về y tế, nghèo nghèo về nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, nghèo về thông tin, nghèo về điều kiện sống, nghèo thu nhập). Tuy đều là nhóm nghèo nhưng độ sâu hay mức thiếu hụt nghèo cũng khác nhau, vấn đề tái nghèo, vòng luẩn quản của nghèo đói, bẫy nghèo… 13
  16. Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia. Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại... Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét. Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ. Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau: Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã. Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao. Chính sách xóa đói giảm nghèo là một tập hợp biện pháp được Đảng và Nhà nước ta đưa ra tạo sự ưu tiên cho những người nghèo, hộ nghèo đói trong xã hội để kích thích tạo điều kiện cho người nghèo có thể có một cuộc sống tốt hơn, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói và giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất. 1.1.3.Ý nghĩa và nội dung thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo Thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ 14
  17. cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động ở nông thôn vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là một giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoặt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đó là con đường để cho mọi người vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo. Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của Hồ Chủ Tịch:" Giúp đỡ người vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm".Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội. Xoá đói giảm nghèo giúp nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái. Phải thực hiện thành công các chính sách xóa đói giảm nghèo. Không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng XHCN của 15
  18. sự phát triển kinh tế -xã hội. Không giải quyết thành công các chương trình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới ttrình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu. Các chính sách xóa đói giảm nghèo khi thực hiện cần tránh chồng chéo, trường hợp xóa nghèo không tới nơi tới chốn người dân lại quay về với nghèo đói. Việc thoát nghèo bền vững giúp người dân ổn định cuộc sống, có lòng tin vào chế độ. Nội dung thực hiện của chính sách xóa đói giảm nghèo theo QĐ 134/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 20 tháng 07 năm 2004 Nội dung 1: Chương trình 134 hay có tên gọi khác là chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà nhà nước áp dụng từ năm 2004 nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo. Các nội dung của chính sách 134 gồm: Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0.5 ha đất nương, rẫy hoặc 0.25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0.15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 200m2 đất ở, riêng hộ dân tộc Khơme ở đồng bằng sông Cửu Long có chính sách riêng Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương các cấp sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây dựng nhà Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 0.5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối với các 16
  19. thôn, bản có từ 50% số họ đồng bào dân tộc thiểu số trở lên thì chính quyền trung ương hỗ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập thể. Với những thôn bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chính quyền trung ương cấp 50% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Nội dung 2: chương trình 135 chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I (1997 – 2006): Nội dung của chương trình: Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số Phát triển cơ sở hạ tầng Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như: điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch Nâng cao đời sống văn hóa Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này bao gồm: việc đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm, miễn giảm thuế, cung cấp phí chính sách giáo khoa, một số tạp chí… Năm 1999, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của chương trình 1351. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt qua con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, nhà nước đã chi khoảng 10.000 tỷ đồng. Kết quả là cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25.000 công trình 2 thiết yếu các loại góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, hiệu quả của việc thực hiên Chương trình 135 chưa cao, một số mục tiêu còn chưa đạt được. Giai đoạn II (2006 – 2010) Chính phủ xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm, ấp đặc biệt khó khăn thuộc các các xã khu vực II của 45 tỉnh 3thành được đưa vào phạm vi của chương trình 135 giai đoạn này. Mục tiêu của chương trình: 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_135 truy cập ngày 10/6/2015 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_135 truy cập ngày 10/6/2015 3 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_tr%C3%ACnh_135 truy cập ngày 10/6/2015 17
  20. Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước Đến năm 2010 trên địa bàn không có hộ đói, hộ nghèo giảm xuống dưới 30% Nội dung chính của chương trình: Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, đào tạo cán bộ khuyến nông thôn, bản, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản, phát triển sản xuất kinh tế rừng, cây trồng có năng xuất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị. Giai đoạn III (2011 – 2020) Chương trình 135 đã được thiết kế đầu tư xuống cấp xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tức là xuống đến tận người dân. Nội hàm của Chương trình cũng có sự thay đổi so với hai giai đoạn trước, không chỉ bao gồm đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội mà còn tập trung vào giảm nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên quan điểm tiếp tục đầu tư, hỗ trợ đủ lớn để địa bàn này đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc; giảm chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trong cả nước để việc phát triển đồng đều, bền vững. 1.2. Phát triển bền vững 1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1