intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Thanh Oai đến năm 2020

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:111

202
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên cơ sở kế thừa phương pháp luận đã được nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế biến đổi môi trường gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thanh Oai, luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng quy hoạch, xây dựng các dự án, kế hoạch ưu tiên về bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên trong thời gian trước mắt và định hướng đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Thanh Oai đến năm 2020

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                                      ­­­­­­­­­­­­­­­ TRỊNH THỊ MAI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG  HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.8502   LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:  PGS. TS Vũ Quyết Thắng
  2. Hà Nội 2012 LỜI CẢM ƠN Để  hoàn thiện được luận văn tốt nghiệp ngoài sự  nỗ  lực của bản thân, tôi  xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Môi trường,   Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã luôn quan tâm  và tận tình truyền đạt những những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học  tập và rèn luyện tại trường. Tôi xin bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Quyết Thắng, người  hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình hướng dẫn, định hướng và tạo điều kiện cho tôi   trong suốt thời gian thực hiện Luận văn thạc sỹ này. Xin chân thành cảm  ơn Giám đốc và cán bộ  Trung tâm giáo dục và truyền  thông Môi trường đã giúp đỡ  và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận  văn. Xin trân trọng cảm  ơn cán bộ  và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành  điều tra, nghiên cứu đặc biệt là tập thể cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường,   phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê huyện Thanh Oai, thành phố  Hà Nội, đã tận   tình giúp đỡ để tôi hoàn thành công việc. Trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm  ơn chân thành tới gia đình, bạn bè những   người quan tâm động viên, đồng thời là chỗ dựa tinh thần lớn giúp tôi hoàn thành  tốt nhiệm vụ được giao trong suốt thời gian học tập và làm Luận văn vừa qua. Hà Nội, tháng 12 năm 2012 Học viên
  3. Trịnh Thị Mai
  4. MỤC LỤC 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................................17 1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế....................................................................................17 3.2.3. Hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn .........................................57 3.3. PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG MÔI  TRƯỜNG HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020.........................................................57 3.3.1. Phân vùng môi trường huyện Thanh Oai..................................................................57 3.2.2. Xu thế biến đổi môi trường các tiểu vùng môi trường huyện Thanh Oai đến năm  2020 66
  5. DANH MỤC BẢNG 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................................17 1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế....................................................................................17 Quan điểm QHBVMT huyện Thanh Oai..............................................................................44 3.2.3. Hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn .........................................57 3.3. PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG MÔI  TRƯỜNG HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020.........................................................57 3.3.1. Phân vùng môi trường huyện Thanh Oai..................................................................57 3.2.2. Xu thế biến đổi môi trường các tiểu vùng môi trường huyện Thanh Oai đến năm  2020 66
  6. DANH MỤC HÌNH 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................................17 1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế....................................................................................17 Quan điểm QHBVMT huyện Thanh Oai..............................................................................44 3.2.3. Hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn .........................................57 3.3. PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG MÔI  TRƯỜNG HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020.........................................................57 3.3.1. Phân vùng môi trường huyện Thanh Oai..................................................................57 3.2.2. Xu thế biến đổi môi trường các tiểu vùng môi trường huyện Thanh Oai đến năm  2020 66
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QHMT  : Quy hoạch môi trường QHPT   : Quy hoạch phát triển KTXH  : Kinh tế xã hội PTBV   : Phát triển bền vững GTSX    : Giá trị sản xuất ADB  : Ngân hàng phát triển Châu Á QHTTPTKTXH  : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội BQ  : Bình quân TNHH  : Trách nhiệm hữu hạn UBND  : Ủy ban nhân dân ĐTM  : Đánh giá tác động môi trường BVMT  : Bảo vệ môi trường BQ   : Bình quân NTTS  : Nuôi trồng thủy sản XC  : Xuất chuồng GTGT  : Giá trị gia tăng ĐKTN  : Điều kiện tự nhiên THCS  : Trung học cơ sở THPT   : Trung học phổ thông QCVN  : Quy chuẩn Việt Nam BTNMT   : Bộ tài nguyên môi trường MNCD  : Mặt nước chuyên dùng K/CCN  : Khu/Cụm công nghiệp Nđ  : Ngày đêm CN­TTCN  : Công nghiệp­ tiểu thủ công nghiệp TL  : Tỉnh lộ COD  : Nhu cầu oxy hóa học BOD  : Nhu cầu oxy sinh học DO  : Oxy hòa tan SS  : Chất rắn lơ lửng TN& MT  : Tài nguyên & Môi trường
  8. XK  : Xuất khẩu DT       : Diện tích
  9. MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Thanh Oai cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, huyện đã và đang  từng bước phát triển mạnh mẽ  tất cả  các ngành; phát triển xây dựng cơ  sở  hạ  tầng từ thị trấn đến các xã nông thôn; phát triển các cụm, điểm công nghiệp, làng   nghề. Đồng thời các lĩnh vực y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể  dục thể  thao ngày càng củng cố  và phát triển. Cùng với sự  phát triển của các ngành đã   đem lại hiệu quả  kinh tế  trước mắt, từng bước nâng cao thu nhập của người   dân. Vì lợi ích chạy theo lợi nhuận tối đa mà các doanh nghiệp, các tổ  hợp sản  xuất, chủ  sở hữu của các cơ  sở  sản xuất, kinh doanh, chính là các tác nhân chủ  yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, làm phát sinh các vấn đề  môi trường   cấp bách như: Vấn đề bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, vấn đề quản   lý và khống chế  ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông, sản xuất và quá  trình đô thị  hóa, vấn đề  quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, vấn đề  thu   gom và xử  lý nước thải sinh hoạt và sản xuất do chưa chú ý hoặc tìm cách né   tránh những chi phí cho bảo vệ môi trường, các yếu tố môi trường vào quy hoạch  sử dụng đất và quy hoạch của các ngành. Bởi vậy, việc đánh giá thực trạng môi  trường của huyện và rà soát loại quy hoạch phát triển của các ngành đặc biệt là  quy hoạch sử dụng đất để đưa ra các biện pháp để điều chỉnh, đảm bảo phù hợp  với chiến lược phát triển môi trường quốc gia từ nay đến năm 2020 là yếu tố hết   sức quan trọng. Trước yêu cầu phát triển bền vững, tác giả chọn đề  tài “Quy hoạch bảo vệ   môi trường huyện Thanh Oai đến năm 2020” là việc làm rất cần thiết góp phần  nâng cao hiệu quả  sử  dụng đất  ở  địa phương, đồng thời góp phần nâng cao hiệu  quả kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân và bảo vệ môi trường. 1
  10. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU a. Mục tiêu tổng quát Dựa trên cơ  sở  kế  thừa phương pháp luận đã được nghiên cứu, đánh giá  hiện trạng, dự báo xu thế biến đổi môi trường gắn liền với quy hoạch phát triển   kinh tế xã hội tại huyện Thanh Oai, luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực   tiễn nhằm định hướng quy hoạch, xây dựng các dự án, kế hoạch ưu tiên về bảo  vệ môi trường, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên trong thời gian trước mắt và   định hướng đến năm 2020. b. Mục tiêu cụ thể ­ Xây dựng được bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trường huyện Thanh  Oai. ­ Dự báo được các xu thế biến đổi môi trường, tài nguyên huyện Thanh Oai  dưới tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và phụ cận. ­ Đề  xuất được các quan điểm, mục tiêu, các chương trình dự  án  ưu tiên  cùng các giải pháp thích hợp để  xây dựng chương trình hành động nhằm thực   hiện quy hoạch môi trường huyện đến năm 2020 phù hợp với chiến lược bảo vệ  môi trường quốc gia và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế­ xã hội trong   vùng. 2
  11. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm quy hoạch môi trường Môi trường là thế  giới quanh ta, bao gồm những thể  sống và những thể  không sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật có hoạt động   kinh tế, xã hội của con người trong mối quan hệ phức tạp giữa con người và giới   tự nhiên. Môi trường có 5 chức năng cơ bản [5]. Nhận biết những chức năng đó và sử  dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên  quyết để đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy phân vùng chức năng môi trường  của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử  dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về khái niệm quy hoạch môi  trường (QHMT) vì có thể coi quy hoạch môi trường là một ngành khoa học do đó  tồn tại nhiều quan niệm, phương pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề này. Ở Bắc Mỹ cho rằng “QHMT bao gồm quy hoạch tổng hợp gồm nhiều vấn   đề có liên quan với sự tham gia của các cơ quan chức năng từng vùng”.  Ở Châu Âu, QHMT được sử dụng cho quá trình quy hoạch sử dụng đất hay  QHMT được sử dụng như cầu nối của quy hoạch không gian với việc xây dựng   chính sách môi trường. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á ­ ADB (1991) trong quy hoạch nhằm   phát triển vùng, các thông số  môi trường cần được đưa vào quy hoạch ngay từ  đầu và sản phẩm cuối cùng là phát triển bền vững kinh tế  ­ xã hội vùng với   những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu phát triển bền vững bằng cách nhất thể  hóa với quản lý tài nguyên và môi trường. Theo Greg Lindsey (1997) thì QHMT “là quá trình sử  dụng một cách hệ  thống các kiến thức để  thông báo cho quá trình ra quyết định về  tươ ng lai của  môi trường”.  3
  12. Theo Toner, QHMT là “ứng dụng các kiến thức về  khoa học tự  nhiên và  sức khoẻ trong các quyết định về sử dụng đất ”. John Edington (1979) thì cho rằng “ QHMT là sự cố gắng làm cân bằng và  hài hoà các hoạt động phát triển mà con người vì quyền lợi của mình áp đặt một   cách quá mức lên môi trường tự nhiên”.  Theo Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2000): Quy hoạch môi trường là  việc tổ chức không gian lãnh thổ và sử dụng các thành phần môi trường phù hợp   với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên của khu vực. Theo Trần Hiếu Nhuệ và nnk: Quy hoạch môi trường là quá trình sử  dụng   có hệ  thống các luận cứ  khoa học về  môi trường để  xây dựng các chính sách,  quy định và các biện pháp trong khai thác, sử  dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ  môi trường. Đó là việc bố  trí các nhóm hoạt động của con người trong một  không gian xác định đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Theo Vũ Quyết Thắng (2003): Quy hoạch môi trường là việc xác lập các  mục tiêu môi trường mong muốn; đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để  bảo vệ, cải thiện và phát triển một/những môi trường thành phần hay tài nguyên   của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của  chúng theo mục tiêu đã đề ra [20]. Cho dù có nhiều quan niệm, nhiều diễn giải khác nhau về  quy hoạch môi  trường nhưng trong những nghiên cứu  ứng dụng QHMT vẫn có điểm chung là  trong QHMT phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát   triển phải gắn với mục tiêu phát triển bền vững. 1.1.2. Mối liên hệ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch phát triển Quy hoạch là sự  lựa chọn, hoạch định, bố  trí những đối tượng được quy   hoạch theo không gian, theo cơ cấu hợp lý nhằm thực hiện những định hướng,   những mục tiêu chiến lược. Quy hoạch môi trường thường được thực hiện hoặc gắn kết với quy hoạch   phát triển hoặc độc lập với quy hoạch phát triển. 4
  13. ­ QHMT gắn kết với QHPT thực chất là một quy hoạch chuyên ngành (môi  trường) hay vấn đề  môi trường là quan trọng cần được xem xét kỹ  lưỡng trong   quá trình xây dựng QHPT. Xu hướng này được áp dụng nhiều tại Mỹ, Anh,   Canada... ADB khuyến cáo xây dựng quy hoạch theo dạng liên kết các mối quan  tâm về kinh tế và môi trường vào QHMT. ­ QHMT độc lập với QHPT là dạng QHMT được tiến hành không đồng  thời với QHPT hoặc khi đã có QHPT. QHMT sau khi có QHPT sẽ có ý nghĩa điều   chỉnh (trong khuôn khổ  các quan tâm về  môi trường) các kế  hoạch phát triển   hàng năm hoặc kế  hoạch trung hạn. QHMT khi chưa có QHPT sẽ  là một định   hướng hoặc những kiến nghị  các hoạt động phát triển theo hướng bảo vệ  môi  trường. Mối liên quan có hệ thống giữa QHMT và QHPT được mô tả như sau: ­ Sự phát triển kinh tế ­ xã hội gây ra ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi  trường. ­ QHMT phải được phát triển dựa trên hiện trạng và kế hoạch KTXH. ­ QHMT cung cấp cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh phát triển KTXH. 1.1.3. Mục tiêu của quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường không phải là quy hoạch độc lập với quy hoạch phát  triển bởi vì quy hoạch môi trường có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như  tự  nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách, thể  chế... và trong quá trình quy hoạch đòi  hỏi trước hết phải tóm lược các vấn đề  mấu chốt về môi trường, tài nguyên và   sức khỏe cộng đồng trong vùng, tỉnh, thành quy hoạch. Quy hoạch môi trường phải đảm bảo đáp  ứng sự  phát triển, không mâu  thuẫn với các dự  kiến phát triển  ở  tầm vĩ mô và hoạt động bảo vệ  môi trường  hiện tại (nếu có), đồng thời đảm bảo các hoạt động phát triển không cản trở lẫn   nhau, các tác động đến hệ sinh thái, môi trường. 5
  14. Quy hoạch môi trường phải được xác định ranh giới không gian. Quy mô   không gian thường bao phủ  một vùng rộng lớn với địa hình, khí hậu, điều kiện  kinh tế ­ xã hội có sự phân dị lớn trong vùng. Mục tiêu chung: Xây dựng hệ  thống các chính sách, giải pháp và biện pháp về  môi trường  nhằm sử  dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ  môi trường, định hướng,  phối hợp, điều chỉnh các hoạt động phát triển trong huyện Thanh Oai đảm  bảo  mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu cụ thể: ­ Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm của  tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ môi trường ­ Điều phối quan hệ giữa các cơ quan phát triển kinh tế với cơ quan quản lý môi   trường. ­ Tổ  chức quản lý môi trường theo khu vực quy hoạch, tạo cơ sở cho việc   lựa chọn địa điểm phù hợp nhất về  môi trường cho các dự  án. Đảm bảo chất  lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng môi trường. ­ Điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế ­ xã hội và quản lý chất thải,   đảm bảo cho các hoạt động này không vượt quá khả  năng chịu tải của các hệ  sinh thái, đảm bảo sự phát triển phù hợp và hài hòa của 3 hệ thống: Kinh tế, xã   hội ­ nhân văn và sinh thái ­ tự nhiên. ­ Đảm bảo sự  khai thác, sử  dụng hợp lý các dạng tài nguyên; nâng cao hiệu  quả sử dụng các dạng tài nguyên, bảo vệ và thúc đẩy sự tái tạo của tài nguyên tái   tạo. ­ Đảm bảo các điều kiện thực hiện quy hoạch môi trường: Trình độ, năng   lực đội ngũ cán bộ môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư. ­ Tăng cường khả  năng phối hợp  ứng với các số  liệu, thông tin cơ  sở  của   huyện và tạo nên mạng lưới quan trắc trên địa bàn huyện có hiệu quả, có tính  tổng hợp. 6
  15. 1.1.4. Nội dung quy hoạch môi trường Thông thường có 2 dạng QHMT là quy hoạch tổng thể môi trường và quy  hoạch chuyên ngành môi trường. Dạng quy hoạch tổng thể môi trường là dạng  quy hoạch trong đó chú ý đến mọi đối tượng và mọi lĩnh vực phát triển. Dạng  quy hoạch chuyên ngành môi trường là quy hoạch cho một hoặc một số  chức   năng môi trường hoặc quy hoạch theo đặc trưng của vùng được quy hoạch. Tùy thuộc vào dạng quy hoạch mà các nội dung được đề xuất trong QHMT  là khác nhau. Một cách tổng quát hơn, nội dung trong QHMT cần phải gắn với   các đặc trưng môi trường và kịch bản phát triển trong tương lai của vùng. Các nội dung chính trong QHMT được đề xuất là: ­ Phân tích các bối cảnh và những luận cứ, công cụ để nghiên cứu xây dựng  QHMT vùng. ­ Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH. ­ Dự báo các tác động môi trường được gây ra. ­ Nhận  định  về   những vấn  đề   môi trường  cấp bách,  những  khu  vực  ô  nhiễm và suy thoái môi trường. ­ Xây dựng các quan điểm, mục tiêu của QHMT vùng. ­ Xây dựng nội dung và giải pháp QHMT phục vụ phát triển KTXH. ­ Xây dựng bản đồ QHMT phục vụ phát triển KTXH. 1.1.5. Tiến trình quy hoạch môi trường Bước 1. Chuẩn bị quy hoạch ­ Thành lập các nhóm quy hoạch. ­ Xác định các nhóm chủ  thể  tham gia và vai trò của họ  trong việc lập quy   hoạch. ­ Xác định các cơ quan/tổ chức quản lý trong quy hoạch môi trường. Bước 2: Khởi xướng quy hoạch ­ Xác định mục tiêu của quy hoạch; ­ Khẳng định các vấn đề và ranh giới quy hoạch; 7
  16. ­ Xác định các yêu cầu về thông tin và cơ sở dữ liệu Bước 3: Lập quy hoạch Đây là bước trọng tâm của cả quá trình, các nội dung của việc lập QHMT. ­ Thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng và  quy hoạch phát triển KTXH tại địa phương hay vùng quy hoạch. ­ Căn cứ  vào quy hoạch phát triển KTXH, phân vùng lãnh thổ  nghiên cứu  phục vụ QHMT. ­ Đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐTMCL) tổng thể  dự  án quy  hoạch phát triển KTXH hay từng ngành kinh tế. ­ Lập quy hoạch môi trường: Đề  xuất các giải pháp quy hoạch, xác định   các dự án ưu tiên, vùng ưu tiên và các giải pháp thực hiện quy hoạch. ­ Lập bản đồ QHMT thể hiện các ý đồ quy hoạch 1 cách trực quan. ­ Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH. Bước 4: Phê duyệt quy hoạch Bước 5: Thực hiện và giám sát Sau khi được phê duyệt, các cơ  quan chức năng có thể  bắt đầu triển khai   thực hiện quy hoạch. Sự phối hợp đa ngành là rất quan trọng, do vậy, vai trò và   trách nhiệm của các cơ  quan thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch cần  được xác định rõ ngay từ  lúc khởi đầu quá trình quy hoạch. Trong tiến trình quy  hoạch cần tạo điều kiện cho việc thẩm định tiến độ theo định kỳ và có phản hồi,  điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết. Việc giám sát nhằm thu được các thông tin phản hồi về  tình hình thực tế  của môi trường sau khi kế hoạch được thực thi. Đồng thời nó còn đóng vai trò   xảy ra các tác động đột xuất khác trong quá trình phát triển. Thông tin này sau đó   có thể được sử dụng khi điều chỉnh quy hoạch. 1.1.6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch môi trường vùng Có 5 nhóm các giải pháp nhằm thực hiện QHMT vùng: 8
  17. ­ Nhóm các giải pháp về kinh tế: Các chính sách kinh tế là một công cụ hữu   hiệu cho việc khôi phục những mất cần bằng môi trường xảy ra trong quá trình   phát triển. Định giá các nguồn tài nguyên sẽ  giúp cải thiện sự  bảo tồn và tận  dụng các nguồn tài nguyên. Các khuyến khích kinh tế  như  là chi phí ô nhiễm,  khuyến khích thuế, các khoản trợ  cấp có mục đích… cũng cần thiết để  thực   hiện quy hoạch. ­ Nhóm các giải pháp về  cơ  cấu và củng cố  năng lực các cơ  quan có liên  quan: hệ  thống tổ  chức quản lý nhà nước về  môi trường cũng cần phải được   hoàn thiện. Các chức năng và nhiệm vụ  PTBV phải  được phân định rõ ràng,  không chồng chéo. Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ  đã được phân định, cần  tiến hành đào tạo nâng cao năng lực bảo vệ môi trường ở các cấp. ­ Nhóm các biện pháp khoa học kỹ  thuật: Đẩy mạnh khả  năng và tốc độ  nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và môi trường là cần thiết để đặt nền móng  vững chắc cho việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề  môi trường để  đảm bảo   sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội bền vững. Vận dụng những thành tựu nghiên cứu  khoa học kỹ  thuật một cách sáng tạo vào trong thực tế  quản lý QHMT cũng là  một giải pháp thiết thực và hiệu quả. ­ Nhóm các giải pháp nâng cao ý thức và đào tạo về môi trường: ý thức môi  trường có thể thúc đẩy các nhóm liên quan tham gia vào tiến trình phát triển bền  vững, nhất là đối với trẻ  em, phụ  nữ  và người già. Giáo dục môi trường để  truyền đạt cho các đối tượng trong cộng đồng về  các nguyên nhân của sự  suy  thoái  hệ   sinh  thái  và  các  nguồn tài nguyên.  Cũng cần  phải  công khai các  kế  hoạch, giải pháp quản lý, xử lý ô nhiễm để  lôi kéo sự  chú ý, tham gia của cộng   đồng. ­ Nhóm các giải pháp hợp tác quốc gia và quốc tế: môi trường là một thể  thống nhất những tác động qua lại giữa vùng quy hoạch và vùng sinh thái cận kề  phải được quan tâm để có những phối hợp giải quyết. Xây dựng và tham gia các   9
  18. chương trình bảo vệ môi trường giữa các địa phương và cả  nước. Tranh thủ  và  kêu gọi các nguồn tài trợ quốc tế. 1.1.7. Phân vùng trong quy hoạch môi trường Tùy mục đích quy hoạch mà việc phân vùng sẽ được thực hiện theo những  tiêu chí khác nhau. Thông thường việc phân vùng theo một trong hai hình thức   sau: ­ Phân vùng lãnh thổ  theo kiểu chia lãnh thổ  thành những thể  địa lý tổng  hợp. Mỗi thể  có ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng không giống với  các vùng khác và không lặp lại theo không gian. ­ Phân vùng lãnh thổ  theo kiểu chia lãnh thổ  thành các đơn vị. Mỗi đơn vị  lãnh thổ  có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị  liền kề. Đơn vị  lãnh   thổ có tính lặp lại trong không gian. Trong quy hoạch môi trường, việc phân vùng nhằm mục đích quản lý môi  trường có hiệu quả  theo đặc thù riêng của mỗi tiểu vùng. Như  vậy, mỗi tiểu   vùng sẽ có các tiềm lực riêng về tài nguyên và năng lực môi trường khác nhau, do   đó có tiềm năng đối với một số  hướng phát triển kinh tế  cũng như  đòi hỏi các   yêu cầu riêng biệt trong quản lý, khai thác và bảo vệ. Một số kiểu phân vùng thường gặp như sau: ­ Phân vùng theo sinh thái cảnh quan: phân vùng theo hệ động thực vật và đa  dạng sinh học, kiểu hệ sinh thái, các nhân tố môi trường vô sinh, tính nhạy cảm   về môi trường… ­ Phân vùng theo lưu vực: Miền nghiên cứu được phân vùng theo các lưu   vực, tiểu lưu vực. ­ Phân vùng theo yếu tố địa hình: phân vùng theo các cấp địa hình khác nhau  trong   miền   nghiên   cứu   (vùng   núi,   vùng   trung   du,   vùng   đồng   bằng,   vùng   ven  biển…). 10
  19. ­ Phân vùng theo chức năng phát triển: thông thường thì cách phân vùng này  dựa trên chức năng sử dụng của mỗi tiểu vùng trong hiện tại và tương lai (vùng  nông nghiệp và nông thôn, vùng du lịch, vùng bảo tồn thiên nhiên và rừng đầu  nguồn, vùng đô thị hóa, vùng công nghiệp hóa, ….). ­ Phân vùng theo các đơn vị hành chính. 1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XàHỘI  HUYỆN THANH OAI 1.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, thủy văn * Vị trí địa lý Thanh Oai là một trong những huyện đồng bằng Hà Nội, có vị trí địa lý liền  kề  với quận Hà Đông, là cửa ngõ trực tiếp để  vào quận Hà Đông và thủ  đô Hà   Nội theo Quốc lộ 6 và Quốc lộ 21B có trung tâm kinh tế ­ chính trị là thị trấn Kim   Bài cách quận Hà Đông khoảng 10 km về phía Tây Nam.  Thanh Oai có vị trí địa lý như sau: 11
  20. Hình 1.1. Vị trí huyện Thanh Oai 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0