ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
NGUYỄN VĂN SƠN<br />
<br />
TIẾP CẬN MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC SƠ CẤP<br />
BẰNG HÌNH HỌC XẠ ẢNH<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br />
Chuyên ngành: Phương pháp toán sơ cấp<br />
Mã số: 60.46.01.13<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS. VŨ ĐỖ LONG<br />
<br />
Hà nội - 2017<br />
<br />
Mục lục<br />
1 Một số kiến thức cơ bản của hình học xạ ảnh phẳng<br />
1.1 Sơ lược nội dung và phương pháp của hình học xạ ảnh . .<br />
1.1.1 Một số dạng hình học cơ bản trong mặt phẳng . . . . . .<br />
1.1.2 Phương pháp nghiên cứu hơnh học xạ ảnh . . . . . . . .<br />
1.2 Ánh xạ xạ ảnh giữa hai dạng cấp một bậc nhất . . . . .<br />
1.2.1 Tỉ số kép của bốn phần tử . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
1.2.2 Ánh xạ xạ ảnh giữa các hàng điểm và giữa các chứm đường<br />
thẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
1.2.3 Nghiên cứu ánh xạ xạ ảnh giữa hai dạng cấp một bậc nhất<br />
bằng tọa độ Descartes . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
1.2.4 Phép biến đêi xạ ảnh trên một dạng cấp một, bậc nhất .<br />
1.3 Các đường cong bậc hai và lớp bậc hai. . . . . . . . . . . . . . . .<br />
1.3.1 Một số đành lờ cơ bản liên quan đến đường cong bậc hai,<br />
lớp hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
1.3.2 Ánh xạ xạ ảnh giữa hai dạng cấp một bậc hai, lớp hai .<br />
1.4 Ánh xạ xạ ảnh giữa hai dạng cấp hai . . . . . . . . . . .<br />
1.4.1 Phép cộng tuyến giữa hai trường điểm . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
1.4.2 Tọa độ xạ ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
1.4.3 Bổ sung phần tử ả o vào mặt phẳng xạ ả nh thực . . . . . . . . . . . .<br />
1.4.4 Phép đối x ạ, nguyên tắc đối ngẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
1.4.5 Cực và đối cực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
2<br />
<br />
Ứng dụng hình học xạ ảnh trong hình học sơ cấp<br />
<br />
4<br />
4<br />
4<br />
5<br />
5<br />
5<br />
6<br />
7<br />
9<br />
10<br />
10<br />
11<br />
15<br />
15<br />
15<br />
17<br />
17<br />
18<br />
19<br />
<br />
19<br />
2.1 Một số bài toán chứng minh đồng quy song song, thẳng hàng<br />
2.2 Một số bài toán chứng minhđại lượng không đổi hoặc chứng minh<br />
đẳng thức liên quan đến độ dài đoạn thẳng . . . . . . . . . . . . . . .<br />
30<br />
2.3 Bài toán chứng minh đường thẳng luôn đi qua một điểm cố định.<br />
2.4 Bài toán quỹ tích và hình bao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
2.5 Một số bài toán dựng hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
1<br />
<br />
42<br />
45<br />
51<br />
<br />
2.6 Một số tính chất Euclide đặc trưng của phép biến đổi xạ ảnh eliptic<br />
trên đường thẳng và đường tròn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
2.7 Một số cách tiếp cận và mở rộng hình học xạ ảnh . . . . .<br />
2.7.1 Dùng hình học afin để nghiên cứu hình học Euclid . . . .<br />
2.8. Dùng hình học afin và hình học Euclide . . . . . . . . . . . . .<br />
2.8.1 Giải một số bài toán của hình học xạ ảnh. . . . . . . . . . . .<br />
2.8.2 Phát hiện sự kiện mới của hình học xạ ảnh. . . . . . . . . . . . . .<br />
2.9 Mở rộng định lý Steiner và định lý Fre'gier. . . . . . . . . . . . . . .<br />
Kết luận<br />
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
<br />
2<br />
<br />
56<br />
59<br />
59<br />
68<br />
68<br />
70<br />
77<br />
83<br />
84<br />
<br />
Mở đầu<br />
Hình học xạ ảnh là môn hình học tổng quát sử dụng công cụ tuyến tính. Nhiều<br />
định lý hình học nổi tiếng cũng như nhiều bài toán hình học hay trở nên đơn giản<br />
dưới góc nhìn của hình học xạ ảnh. Vì vậy, sử dụng hình học xạ ảnh là công cụ hữu<br />
hiệu trong việc nghiên cứu, giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu về hình học ở<br />
trường phổ thông.<br />
Mục đích của luận văn này là trình bày một số khái niệm trong mặt phẳng xạ ảnh<br />
ảnh của mặt phẳng afin, Euclide và đặc biệt là ứng dụng hình học xạ ảnh để định<br />
hướng cho lời giải sơ cấp của các bài toán hình học.<br />
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong hai chương:<br />
Chương 1. Cơ sở lí thuyết hình học xạ ảnh phẳng.<br />
Trong chương này, tác giả trình bày tóm lược các kiến thức cơ sở về mặt phẳng xạ<br />
ảnh và các khái niệm xạ ảnh nghịch đảo, xạ ảnh giữa hai dạng cấp một bậc nhất và<br />
bậc hai, ánh xạ xạ ảnh giữa hai dạng cấp một bậc hai. Ngoài ra để khai thác được<br />
nhiều ứng dụng của hình học xạ ảnh, tác giả sử dụng mô hình xạ ảnh afin, Euclide có<br />
bổ sung các phần tử vô tận.<br />
Chương 2. Ứng dụng hình học xạ ảnh trong hình học sơ cấp.<br />
Đây là chương chính của luận văn trình bày về ứng dụng của mặt phẳng xạ ảnh và<br />
mô hình của mặt phẳng xạ ảnh afin, Euclide vào việc chứng minh một số định lý và<br />
giải bài toán hình học sơ cấp thông qua các ví dụ được chọn và phân loại thành những<br />
dạng toán khác nhau, mục này cũng đề xuất và chứng minh một tính chất đặc trưng<br />
của phép biến đổi xạ ảnh eliptic trên đường thẳng và trên đường tròn. Phần cuối của<br />
chương trình bày mở rộng định lí Steiner, Fre'gier .<br />
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình của PGS.TS<br />
Vũ Đỗ Long. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy về sự<br />
giúp đỡ quý báu này. Nhân đây tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới<br />
thầy Nguyễn Vũ Lương, Đỗ Thanh Sơn đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả trong quá<br />
trình thực hiện luận văn này.<br />
Mặc dù bản thân đã có cố gắng nhiều trong quá trình thực hiện nhưng luận văn<br />
không thể trách khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các quý<br />
thầy cô và các bạn đồng nghiệp.<br />
Xin chân trọng cảm ơn.<br />
Hà Nội, tháng 1 năm 2017<br />
Người viết luận văn: Nguyễn Văn Sơn<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 1<br />
Một số kiến thức cơ bản của hình học<br />
xạ ảnh phẳng<br />
1.1<br />
<br />
Sơ lược nội dung và phương pháp của hình<br />
học xạ ảnh<br />
<br />
Hình học xạ ảnh chuyên nghiên cứu các tính chất xạ ảnh của các hình, tức<br />
là các tính chất bất biến qua phép chiếu xuyên tâm (xem mục 1.2.2), chẳng hạn<br />
như tương quan đồng quy, thẳng hàng, tính chất chia điều hòa, tính suy biến<br />
hay không suy biến của đường bậc hai, ... Các khái niệm được xét trong các<br />
định lí của hình học xạ ảnh cũng đều là những khái niệm xạ ảnh, chẳng hạn<br />
như điểm, đường thẳng, tam giác, tứ giác toàn phần, đường cong bậc hai, tỉ số<br />
kép, ... Trong hình học xạ ảnh, người ta thường nghiên cứu những ánh xạ từ<br />
một tập hợp đối tượng (điểm, đường thẳng, mặt phẳng) này sang một tập hợp<br />
đối tượng khác. Các tập hợp đối tượng đó được gọi là những dạng.<br />
<br />
1.1.1<br />
<br />
Một số dạng hình học cơ bản trong mặt phẳng<br />
<br />
1. Các dạng cấp một bậc nhất<br />
Định nghĩa 1.1.1. Hàng điểm thẳng là tập hợp tất cả các điểm cùng thuộc một<br />
đường thẳng. Đường thẳng này được gọi là giá của hàng điểm. Mỗi giá có thể<br />
chứa nhiều hàng điểm khác nhau.<br />
Định nghĩa 1.1.2. Chùm đường thẳng là tập hợp tất cả các đường thẳng trong<br />
mặt phẳng và cùng đi qua một điểm. Điểm này được gọi là giá (hay tâm) của<br />
chùm. Mỗi giá có thể chứa nhiều chùm đường thẳng khác nhau.<br />
2. Các dạng cấp hai<br />
4<br />
<br />