intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học trái đất: Nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất giai đoạn 2005-2015 ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

76
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng sử dụng đất đai và phân tích nguyên nhân sự biến động đối với việc sử dụng đất đai đang diễn ra ở địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý cũng như sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai theo hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học trái đất: Nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất giai đoạn 2005-2015 ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ XUÂN THUẬT NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2015 Ở HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 60 44 02 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Thái Nguyên, năm 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số và tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Xuân Thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ iii
  3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS.Nguyễn Thị Hồng, người đã chỉ bảo và hướng dẫn cũng như giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian nghiên cứu đề tài khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa cũng như các thầy giáo, cô giáo trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên không quản thời gian công sức đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành nội dung nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương; Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Giàng; Phòng tài nguyên môi trường; Phòng nông nghiệp; Phòng thống kê huyện đã cung cấp giúp tôi về nguồn số liệu để phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài khóa luận. Cảm ơn sự động viên khích lệ nhiệt tình trường THPT Cẩm Giàng - huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương cũng như bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã ủng hộ tôi trong quá trình học tập. Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thành khóa luận nhưng với khả năng có hạn luận văn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự cảm thông, đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo cũng như bạn bè đồng nghiệp. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Học viên Đỗ Xuân Thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ iiiii
  4. MỤC LỤC Trang Bìa phụ Lời cam đoan ................................................................................................................ ii Lời cảm ơn ................................................................................................................... iii Mục lục .........................................................................................................................iv Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. ivi Danh mục các bảng số liệu ............................................................................................ v Danh mục các hình ...................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ....................................................................................2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................................6 4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu ....................................................................................7 5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................7 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................8 7. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 13 8. Cấu trúc của luận văn............................................................................................... 14 NỘI DUNG ..................................................................................................................15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ............................. 15 1.1. Cơ sở lí luận ..........................................................................................................15 1.1.1. Khái quát về tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng tài nguyên đất. .......................15 1.1.2. Nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất ..................................................18 1.1.3. Khai thác sử dụng đất bền vững ........................................................................24 1.1.4. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững ...................................................................................................27 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................................30 1.2.1. Tình hình khai thác sử dụng đất ở Việt Nam .....................................................30 1.2.2. Tình hình khai thác sử dụng đất ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng ......................32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ iii iv
  5. 1.2.3. Tình hình sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương ........................................................... 33 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................34 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2005-2015...................................34 2.1. Khái quát về huyện Cẩm Giàng ............................................................................35 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................................35 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................41 2.2. Tình hình biến động sử dụng đất huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2015 ....................................................................................................................45 2.2.1. Hiện trạng sử dụng vốn đất ................................................................................45 2.2.2. Sự biến động sử dụng các loại đất .....................................................................48 2.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới sự biến động .........................................................69 2.3. Phân tích mô hình SWOT trong biến động sử dụng tài nguyên đất đai huyện Cẩm Giàng ............................................................................................................................ 71 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................74 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT BỀN VỮNG HUYỆN CẨM GIÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG ................................................76 3.1. Cơ sở định hướng..................................................................................................76 3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Cẩm Giàng .............................. 76 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 .......................... 81 3.1.3. Mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế đến 2020.........................................82 3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2005-2015, định hướng đến năm 2020 ...................................................................................................85 3.2.1. Các quan điểm khai thác dài hạn .......................................................................85 3.2.2. Chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 .....................................................................86 3.3. Đề xuất quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất theo hướng bền vững ............91 3.3.1. Giải pháp quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất ..............................................91 3.3.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đến năm 2020 ...............................................................................................................93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ v
  6. 3.4. Phương án quy hoạch nhằm phát triển cho sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ........................................................................................95 3.4.1. Quy hoạch diện tích cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ................................ 95 3.4.2. Quy hoạch diện tích cho hoạt động sản xuất phi nông nghiệp .......................... 97 3.4.3. Các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch ..................................................98 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................99 KẾT LUẬN................................................................................................................101 1. Kết luận ..................................................................................................................101 2. Kiến nghị................................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................103 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.......................................106 PHỤ LỤC..................................................................................................................107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ vi
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BĐSDĐ Biến động sử dụng đất 2 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 DT Diện tích 4 ĐB Đồng bằng 5 ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng 6 GDP Tổng sản phẩm trong nước 7 HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất 8 KĐĐ Kinh độ Đông 9 NXB Nhà xuất bản 10 THCS Trung học cơ sở 11 THPT Trung học phổ thông 12 QĐ Quyết định 13 QL Quốc lộ 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 VD Ví dụ 16 VĐB Vĩ độ Bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ ivvii
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2005- 2015. ............................................................................................................................ 49 Bảng 2.2. Sự tăng giảm ba loại đất chính chia theo các mốc ......................................50 thời gian 2000-2005; 2000-2010; 2010-2015 .............................................................. 50 Bảng 2.3. Sự biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2005-2015 ....................................................................................................................51 Bảng 2.4. Sự biến động sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2005-2015 ....................................................................................................................55 Bảng 2.5. Sự biến động sử dụng 3 loại đất phi nông nghiệp có diện tích lớn nhất của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2005-2015 ......................................................................58 Bảng 2.6.Biến động diện tích đất ở của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2005-2015 ......60 Bảng 2.7.Tổng diện tích, diện tích đất nông nghiệp thực tế của các đơn vị xã, thị trấn huyện Cẩm Giàng 2015 ............................................................................................... 63 Bảng 2.8. Bảng biến động sử dụng đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005-2015 ............................................65 Bảng 2.9. Sự biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2005-2015 ....................................................................................................................66 Bảng 2.10. Tổng diện tích, diện tích đất phi nông nghiệp thực tế của các đơn vị xã, thị trấn huyện Cẩm Giàng năm 2015. ...............................................................................68 Bảng 3.1. Sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2015 - 2020 của huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương .................................................................................................84 Bảng 3.2. Tỉ trọng các loại đất nông nghiệp năm 2015 và định hướng 2020 của huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương .........................................................................................86 Bảng 3.3. Tỉ trọng các loại đất phi nông nghiệp năm 2015 và định hướng 2020 của huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương ..............................................................................89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ v viii
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ phân loại đất theo mục đích sử dụng .................................................17 Hình 1.2. Phương pháp phân loại dữ liệu đa thời gian ................................................23 Hình 1.3. Biểu đồ so sánh diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của thế giới và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á năm 2001 ........................................31 Hình 2.1.Bản đồ các đơn vị hành chính huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương ............36 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp năm 2010 .......46 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích các loại đất của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2005 - 2015 ..................................................................................................49 Hình 2.4. Bản đồ thể hiện sự biến động cơ cấu các loại đất huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2015 ...............................................................................52 Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện sự biến động một số loại đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương ............................................................ 59 Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích (đất ở nông thôn và đô thị) giai đoạn 2005-2015 huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương ...................................................60 Hình 2.7. Bản đồ thể hiện quy mô và cơ cấu các loại đất huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương năm 2015 .........................................................................................................62 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng 2015-2020 .........................................................................................................84 Hình 3.2. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương .......................................................................................................................... 87 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích các đất phi nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng 2015-2020 .................................................................................................90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ ix vi
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất do thiên nhiên tạo ra, nó là nguồn vật chất quý giá đối với xã hội loài người, vừa phục vụ trực tiếp cho con người, vừa phục vụ cho các ngành sản xuất. Danh mục các loại tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và sự phát triển của khoa học kĩ thuật do xã hội loài người và sự tiến bộ của nhân loại phát minh sáng chế. Danh mục những loại tài nguyên cơ bản phục vụ trực tiếp cuộc sống ta phải kể ngay đến tài nguyên đất, tài nguyên nước..., vì vậy đất đai cũng là một loại tài nguyên thiên nhiên, mà lại là một loại tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng, nó không thể thay thế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất được xem: “Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, đất còn là địa bàn phân bố dân cư, nơi xây dựng các cơ sở kinh tế…”. Từ sau ngày đất nước bước vào công cuộc đổi mới (1986), đặc biệt từ sau những năm 1990 quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở các khu vực có điều kiện thuận lợi; quá trình công nghiệp hóa mang lại nhiều thời cơ cho sự phát triển kinh tế ở mỗi địa phương, nhưng cũng tạo nên nhiều thách thức, nhiều áp lực tới các thành phần tự nhiên của địa phương, các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động công nghiệp nói riêng đang diễn ra, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường không khí và suy thoái tài nguyên cũng như chất lượng đất đai, thu hẹp diện tích sử dụng đất ngày một nhanh. Để nông nghiệp ở các khu vực Đồng bằng châu thổ phát triển bền vững thì việc sử dụng hợp lí cũng như tái tạo bảo vệ tài nguyên đất đai là điều hết sức cần thiết. Hải Dương là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đất đai được hệ thống sông Hồng đặc biệt là hệ thống sông Thái Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 1
  11. bồi đắp, nên đất đai của tỉnh rất màu mỡ. Hải Dương còn là tỉnh nằm trên nhiều tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua, nằm quãng giữa hai thành phố lớn Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế mạnh nhất cả nước Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trong Vùng công nghiệp trọng điểm Bắc Bộ. Huyện Cẩm Giàng nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của tỉnh Hải Dương, nằm trên các giao lộ, các trục giao thông quan trọng. Quá trình công nghiệp hóa (CNH) của huyện Cẩm Giàng cũng như của tỉnh Hải Dương diễn ra hết sức mạnh mẽ, quá trình CNH không tránh khỏi tình trạng thu hẹp diện tích hoạt động sản xuất nông nghiệp để nhường chỗ cho sự gia tăng hoạt động công nghiệp (hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp) và dịch vụ, ngoài ra đất cũng như các thành phần tự nhiên khác hiện nay đang có diễn biến phức tạp chịu sự tác động mạnh mẽ từ con người. Hiện nay hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn được coi là hoạt động kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Nghiên cứu biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, để đánh giá thực trạng và đề xuất các định hướng nhằm sử dụng hợp lí và bảo vệ và quản lý tài nguyên đất đai địa phương, vì mục tiêu phát triển bền vững. Từ thực tế trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu biến động sử dụng tài nguyên đất giai đoạn 2005-2015 ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”. Nhằm làm rõ thực trạng sử dụng đất đai và phân tích nguyên nhân sự biến động đối với việc sử dụng đất đai đang diễn ra ở địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý cũng như sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai theo hướng bền vững. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 2.1. Lịch sử nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất đai trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng đất cũng như biến động sử dụng đất đai, từ đó đã đề ra được các biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác hợp lí tài nguyên đất đai vì mục tiêu phát triển bền vững [6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 2
  12. Một số nhà khoa học trên thế giới ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mô hình trong không gian xác định nguyên nhân ảnh hưởng cũng như biến động sử dụng đất và lớp phủ thực vật. Từ đó hình thành nên bản đồ sử dụng đất qua các thời kỳ (theo các mốc thời gian điều tra khảo sát). Theo Stewat, đánh giá đất đai “sự đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho việc sử dụng của con người vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sử dụng” và đánh giá nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai. Tại Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 60 của thế kỷ XX các công trình đánh giá đất đai được thực hiện theo 3 bước [21]: Bước 1: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng. Bước 2: Đánh giá khả năng sản xuất của đất kết hợp giữa thổ nhưỡng cũng như khí hậu và địa hình. Bước 3: Đánh giá kinh tế đất. Như vậy phương pháp này chưa xem xét đầy đủ khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng và tác động đến tài nguyên đất đai. Thập niên 50 thế kỷ XX tại Hoa Kỳ, cục cải tạo đất đai (USBR) đã tiến hành phân loại khả năng thích nghi đất đai có nước tưới. Trong đó ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế cũng được chú trọng nhưng giới hạn ở phạm vi thủy lợi. Sau đó, năm 1964 các tác giả Klinggbiel và Montgomery đã đưa ra khái niệm “khả năng đất đai”, chỉ tiêu chính để phân loại khả năng đất đai là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng cho mục tiêu canh tác được đề nghị, đây là một dạng đánh giá đất đai sơ lược, gắn với hiện trạng sử dụng đất. Hiện nay trên thế giới đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và theo dõi biến động sử dụng đất được tiến hành thường xuyên trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám cùng với phần mềm xử lí số liệu chuyên dụng. Ví dụ (VD) ở Hoa Kỳ người ta sử dụng phương pháp xử lí ảnh số để thường xuyên cập nhật các thông tin về hiện trạng sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 3
  13. đất trong công tác quản lí đất đai, cũng như trong nghiên cứu biến động rừng, thậm chí họ còn dự báo tình trạng sâu bệnh đối với các loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp (ảnh vệ tinh). Tại Việt Nam những công trình nghiên cứu, đánh giá đất đai tiêu biểu bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây [21]. Năm 1984, tác giả Tôn Thất Chiểu và cộng sự thực hiện khả năng đánh giá, phân hạng, khái quát toàn quốc theo nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Hoa Kỳ, chỉ tiêu là các đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, phân cấp thành 7 nhóm: (4 nhóm đất nông nghiệp, 2 nhóm đất lâm nghiệp và 1 nhóm đất cho mục đích khác) [21]. Năm 1985, tác giả Bùi Quang Toản và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam theo phương pháp của FAO. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm thổ nhưỡng, thủy văn và các điều kiện tưới tiêu. Hệ thống phân vị là lớp thích nghi cho từng loại đất sử dụng. Năm 1986, nhóm tác giả quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã biên tập “Cơ sở khoa học bố trí sử dụng đất đồng bằng sông Cửu Long”, trên cơ sở xây dựng bản đồ sinh thái nông nghiệp. Đơn vị là cơ sở các đơn vị sinh thái, từ đó xây dựng bản đồ thích nghi cho một số cây trồng như lúa, ngô, mía... với bốn cấp (thích hợp nhất, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp) [21]. Năm 1990 Hoàng Xuân Tứ và các cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử dụng hợp lý” [21]. Việc đánh giá tiềm năng đất dựa trên sự phân loại sinh khí hậu, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây trồng và phục hồi rừng áp dụng cho vùng đồi Quang Nam - Đà Nẵng [16]. Việc điều tra nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất thông qua xây dựng khai thác thông tin từ bản đồ trong những năm gần đây đạt được những thành tựu đáng kể. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Việt Nam tỉ lệ 1:1 000 000 được xây dựng 5 năm một lần bằng phương pháp tổng hợp các bản đồ, sơ đồ hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1:250 000 đến bản đồ 1:100 000 của các tỉnh trong cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 4
  14. Các bản đồ này được xây dựng từ các tư liệu đo vẽ và thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất ở các cấp xã, huyện theo một quy trình thống nhất do tổng cục quản lí ruộng đất quy định. Ngoài những công trình nghiên cứu có tầm cỡ quốc gia của các nhà khoa học, theo thống kê sơ lược còn có nhiều đề tài khoa học của các nghiên cứu sinh cũng như nhiều luận án tiến sĩ cũng như luận văn thạc sĩ khoa học cũng nghiên cứu liên quan đến đất đai khắp các vùng miền trên toàn quốc đơn cử như luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh – Học viện nông nghiệp Việt Nam - 2015. Luận văn Th.s. Vũ Quang Hùng, Nghiên cứu biến động sử dụng đất huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005-2013- ĐH Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên - 2013. Luận văn Th.s. Nguyễn Thị Thu Hà, Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000-2010- ĐHSP- ĐH Thái Nguyên - 2013. Những công trình nghiên cứu liên quan như luận án tiến sĩ của TS.Lê Năm, Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế - ĐHSP Hà Nội – 2004; Đề tài độc lập cấp nhà nước của GS.TS Trần Nghi, Đánh giá tổng hợp tài nguyên, điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội nhằm định hướng phát triển bền vững khu vực biên giới phía Tây từ Thanh hóa đến Kon Tum – Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội… 2.2. Những nghiên cứu liên quan đến biến động tài nguyên tại Hải Dương Phạm vi không gian của tỉnh Hải Dương cũng đã có các công trình nghiên cứu liên quan như; luận văn Th.s. Hoàng Thị Hồng Giang, Đánh giá chất lượng môi trường không khí và nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2002-2007 – ĐHSP Hà Nội – 2008; luận văn Th.s. Nguyễn Thị Thương, Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên nước phục vụ quy hoạch phát triển bền vững tỉnh Hải Dương – ĐHSP Hà Nội – 2012 [22]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 5
  15. Đối với sự biến động tài nguyên đất có luận án tiến sĩ của TS. Đào Đức Mẫn, Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – 2014 [16]. Tại địa bàn huyện Cẩm Giàng cũng có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu sự biến động tài nguyên đất đai, trong đó nổi bật là Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện có công trình, Báo cáo thuyết minh tổng hợp lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 – kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 [1]. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng và biến động sử dụng đất đai của huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động đến biến động tài nguyên đất, đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm khai thác và sử dụng đất đai hợp lí phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội huyện Cẩm Giàng bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được kết quả mà mục tiêu nghiên cứu đề tài đã đặt ra, đề tài đã thực các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu thực tế địa phương, thu thập các cơ sở dữ liệu, số liệu, tài liệu liên quan đến tổng thể điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội (phạm vi cần nghiên cứu). - Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn đánh giá biến động sử dụng đất thuộc địa bàn huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương. - Phân tích biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2015. - Tổng hợp các kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích để lập bản đồ đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất địa phương, phân tích xu hướng biến động của tài nguyên trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 6
  16. - Đề xuất một số định hướng cốt lõi nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên quý giá của địa phương phục vụ cho phát triển bền vững. 4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Về mặt không gian lãnh thổ: đề tài khóa luận tập trung vào nghiên cứu về mặt không gian trên địa bàn của 19 xã, thị trấn thuộc huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương; Về mặt thời gian: Nghiên cứu đánh giá giai đoạn điều tra từ 2005 - 2015 để thấy được sự thay đổi trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai của địa phương, đề xuất quy hoạch phục vụ cho việc phát triển kinh tế một cách hợp lí, nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế đồng thời góp phần bảo vệ môi trường xây dựng một xã hội văn minh. Giới hạn tập trung nghiên cứu sự biến động của các nhóm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, và đất chưa sử dụng. 5. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài Trong quá trình nghiên cứu và phân tích tổng hợp kết qủa đánh giá cho ra kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài, nó làm sáng tỏ sự biến động cũng như những thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên cũng như tài nguyên đất đai của địa phương, đồng thời đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại các địa bàn nghiện cứu trong phạm vi không gian nghiên cứu. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn của quá trình nghiên cứu sẽ góp phần lập hoạch định cho việc khai thác hợp lý tài nguyên đất ở địa phương theo hướng kết hợp giữa sự phát triển các ngành kinh tế với sản xuất nông nghiệp đặc trưng trong một không gian nhất định của địa phương. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Dựa trên cơ sở khoa học, quá trình phân tích thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai tại địa phương, đề tài đã chỉ ra và đưa ra được một số định hướng chung cũng như các giải pháp cụ thể và trước mắt nhằm khai thác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 7
  17. có hiệu quả tài nguyên đất, là loại tài nguyên quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, để địa phương vừa phát triển tổng hợp các ngành và các lĩnh vực kinh tế đồng thời vừa bảo vệ và phát triển sản xuất nền nông nghiệp của ông cha để lại theo hướng bền vững. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài 6.1. Quan điểm nghiên cứu của đề tài 6.1.1. Quan điểm tổng hợp Sự phát triển ngày một mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng, những tiến bộ xã hội nói chung trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đang làm phong phú mối quan hệ nhiều chiều giữa tự nhiên với xã hội. Đứng trên nhiều góc độ để nhìn nhận đánh giá, mọi sự vật hiện tượng trên một đơn vị lãnh thổ nhất định chúng có mối quan hệ thống nhất và hoàn chỉnh với nhau. Quan điểm tổng hợp khi nghiên cứu sẽ thấy rõ mọi tác động qua lại giữa các thành phần trước kia là tự nhiên chi phối và giai đoạn hiện nay có sự tác động cộng hưởng giữa tự nhiên và xã hội phát sinh trên đơn vị lãnh thổ đó. Để vận dụng quan điểm này sẽ nhìn nhận được tổng hòa các mối quan hệ tác động nhằm đưa các hoạt động sản xuất của huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương phát huy hơn nữa những điều kiện thuận lợi của mình để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế. 6.1.2. Quan điểm lịch sử Tự nhiên của mỗi lãnh thổ là một thực thể thống nhất và hoàn chỉnh, các thành phần tự nhiên luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, nếu một thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các thành phần còn lại. Sự phát sinh phát triển của tự nhiên được diễn ra trong một thời gian dài, quá trình phát triển của tự nhiên sẽ tạo nên tính thích ứng của chúng (nếu không thích ứng, tự nhiên sẽ đào thải chúng một cách ngẫu nhiên) [21]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 8
  18. Khi ta áp dụng quan điểm này trong một đơn vị nghiên cứu cụ thể, nghiên cứu các vấn đề cảnh quan tự nhiên đất đai huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương cho ta thấy được sự phát triển theo quy luật của chúng ngoài ra còn thấy được sự tác động của xã hội vào biến động sử dụng đất ngày càng sâu sắc. Từ sự phân tích đó cũng cho ta dự báo xu thế tác động ngược lại của tự nhiên nếu chúng bị thay đổi. Vấn đề đặt ra, đưa ra định hướng hết sức cần thiết là phải sử dụng và khai thác tài nguyên theo hướng bền vững. 6.1.3. Quan điểm hệ thống Huyện Cẩm Giàng là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương. Trên mỗi đơn vị hành chính riêng lẻ lại có những thế mạnh thuận lợi khác nhau. Đặc điểm tự nhiên mỗi đơn vị diện tích chính là tính thích ứng của tự nhiên trên đơn vị diện tích đó. Khi ta xác định được mức độ thích ứng tổ hợp các yếu tố tự nhiên với mục tiêu cụ thể, ta sẽ đưa ra được đề xuất nhằm sử dụng và khai thác có hiệu quả trên mỗi đơn vị diện tích mà vẫn đạt mục tiêu phát triển bền vững. Việc quy hoạch sử dụng đất hợp lí trên 19 đơn vị xã, thị trấn của huyện nhằm phát huy thế mạnh vốn có của huyện. 6.1.4. Quan điểm bền vững Sản xuất nông nghiệp bền vững là một nền sản xuất được xây dựng hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn là một hệ thống hiệu quả về mặt kinh tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội về an ninh lương thực nhưng vẫn giữ gìn và cải thiện tài nguyên cũng như nâng cao được chất lượng cuộc sống. Quan điểm phát triển bền vững áp dụng trong nông nghiệp, tăng năng suất kết hợp với khai thác tài nguyên hợp lí cũng như sử dụng có hiệu quả tài nguyên “Phát triển bền vững là những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ” [27]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 9
  19. Quan điểm phát triển bền vững hiện nay là quan điểm mang tính thời sự nóng bỏng không những ở nước ta mà còn tất cả các nước trên thế giới, cùng chung tay, nhằm khai thác tự nhiên theo hướng bền vững, chỉ có khai thác theo hướng bền vững thì mới tránh được những tác động xấu tự nhiên tới thực tế của xã hội hiện đại ngày nay. Khi áp dụng quan điểm cho địa phương ta thấy đó là quan điểm hết sức cần thiết nhằm phát triển kinh tế hợp lí mà không tách khỏi tự nhiên, phát triển kinh tế vẫn đảm bảo được cân băng sinh thái (tính thích ứng được duy trì) năng suất cây trồng vật nuôi vẫn tăng mà tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật của nó, như vậy xã hội sẽ phát triển thuận lợi. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài 6.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu Thu thập số liệu cũng như tài liệu là phương pháp quan trọng hàng đầu khi ta muốn nghiên cứu một vấn đề tự nhiên cũng như một lĩnh vực kinh tế cụ thể nào đó. Thu thập số liệu về cũng như các tài liệu liên quan về đơn vị lãnh thổ, cụ thể là các loại số liệu về (vị trí địa lí, địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…). Các công trình nghiên cứu trước đó, các luận văn luận án có liên quan đến đề tài hoặc các bài báo tạp chí của địa phương… Nguồn số liệu hiện nay rất đa dạng nhưng trong quá trình thu thập ta sẽ có sự chọn lọc số liệu, số liệu phải mang tính khái quát và chính xác nhằm hỗ trợ quá trình nghiên cứu đề tài. 6.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Điều tra thực địa là phương pháp đặc thù của chuyên ngành Địa lí tự nhiên, chỉ có điều tra thực tế mới đảm bảo tính chính xác khi ta phân tích về một vấn đền nào đó trong tự nhiên. Quá trình điều tra cũng tiến hành theo các bước truyền thống của chuyên ngành Địa lí, những phát sinh trong quá trình điều tra thu thập thông tin càng làm cho quá trình nghiên cứu thêm chính xác và thực tế hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 10
  20. Ngay trong quá trình điều tra cũng đã phản ánh cho điều tra viên thấy rõ sự cần thiết phải khai thác tổng hợp các yếu tố tự nhiên theo hướng phát triển bền vững. Sự phân tích trên thực địa sẽ làm minh chứng chứng minh quan trọng khi nghiên cứu cảnh quan của đơn vị nghiên cứu. 6.2.3. Phương pháp xử lí thông tin Phương pháp xử lí thông tin là phương pháp được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, thông tin thu thập là thông tin được thực hiện từ nguồn thông tin thứ cấp đến nguồn thông tin sơ cấp của quá trình điều tra. Thông tin mang tính tương thích với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu, những thông tin khác (thông tin phụ) chỉ làm minh chứng cũng như dẫn dắt vào quá trình nghiên cứu. Kết hợp với việc thu thập thông tin là việc xử lí thông tin địa lí, thông tin địa lí phải đảm bảo tích chính xác của thông tin. Nguồn thông tin trong quá trình thu thập là thông tin chứa đựng trong một khoảng thời gian nhất định, nếu nguồn thông tin về khoảng thời gian qúa ngắn sẽ không thể hiện được sự thay đổi của sự vật hiện tượng tự nhiên, vì vậy thông tin phải mang tính thời gian là cần thiết. Nguồn thông tin xử lí là kết quả kế thừa của thông tin điều tra phân tích so sánh trên đơn vị diện tích mà đã được nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên thông tin cũng cần có sự cập nhật trong thời gian hiện tại của quá trình điều tra, sẽ làm minh chứng quan trọng cho việc cần thiết phải khai thác bền vững tự nhiên trong điều kiện hiện nay. 6.2.4. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp Sự phát triển của tự nhiên luôn luôn tuân theo quy luật của nó. Khi ta nghiên cứu về một đơn vị diện tích cụ thể ta nên phân tích tổng hợp các yếu tố cấu thành cảnh quan. Trong đó có cảnh quan cấu trúc đứng, cảnh quan cấu trúc ngang của đơn vị diện tích ngiên cứu nhìn thấy được sự biến đổi của chúng. Chỉ có phân tích tổng hợp mới thấy được sự vận động cũng như tính biến đổi của cảnh quan theo thời gian của quá trình nghiên cứu. Cũng chính từ phân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2