Luận văn Thạc sĩ Khoa học triết học: Tư tưởng Hồ Chính Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 13
download
Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp, nội dung nhằm quán triệt và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học triết học: Tư tưởng Hồ Chính Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN XUÂN TRUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2008
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- NGUYỄN XUÂN TRUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Chuyên ngành : TRIẾT HỌC Mã số : 602280 Người hướng dẫn: PGS.TS. PHẠM NGỌC ANH HÀ NỘI - 2008
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO 6 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở 6 Việt Nam 1.2. Nội dung đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh 13 1.3. Nguyên tắc, phương pháp đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ 34 Chí Minh 1.4. Ý nghĩa của vấn đề đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí 51 Minh Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT 53 TÔN GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tình hình đoàn kết tôn giáo ở nước ta và những vấn đề đặt ra 53 2.2. Phương hướng và một số giải pháp cơ bản để xây dựng, củng cố, 63 phát triển khối đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện nay. KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Có một thời gian dài, nhiều người đã đánh giá thấp vai trò, vị trí của tôn giáo. Họ cho rằng cùng với sự phat triển chín muồi của chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo sẽ nhanh chóng mất đi. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại: Tôn giáo không những không mất đi mà trong những năm tháng cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tôn giáo ở nhiều nơi đã hồi sinh trở lại và phát triển mạnh mẽ, kèm theo đó là những vấn đề phức tạp cần được giải quyết. Tình hình phát triển tôn giáo ở Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới dân chủ hóa, sinh hoạt tôn giáo bắt đầu hồi sinh và có xu hướng phát triển mạnh hơn trước với nhiều màu sắc mới. Sự phát triển mạnh mẽ của tôn giáo tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp về văn hóa - xã hội, an ninh quốc gia... đòi hỏi chúng ta phải có đường lối, chủ trương, chính sách giải quyết thỏa đáng. Hơn nữa, trong sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hiện nay, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặt ra là đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống mọi âm mưu chia rẽ dân tộc, lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn khẳng định: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và toàn dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hề thống lý luận toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có vấn đề đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm độc đáo, đặc sắc, những cách làm hiệu quả, thiết thực để 1
- xây dựng khối đại đoàn kết dan tộc, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam. Những quan điểm và cách làm sáng tạo này tạo nên di sản quý báu mà Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, cần phải biết kế thừa, phát huy qua các giai đoạn cách mạng, nhất là ở những giai đoạn có nhiều thay đổi có tính chất bước ngoặt, nhiều vấn đề xuất hiện đòi hỏi phải giải quyết theo một tinh thần, nhận thức mới. Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng, quán triệt sâu sắc tư tưởng này vào các chủ chương chính sách và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới là vấn đề có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Xuất phát từ những lý do cấp thiết trên, tôi đã chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chính Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ triết học của mình để góp phần thực hiện nhiệm vụ trên. Bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đã rất tâm đắc với đề tài này và dành nhiều công sức cho nó. Song, do trình độ năng lực còn nhiều hạn chế, cộng với sự chật hẹp về quỹ thời gian.vv. do đó những nội dung đề cập trong luận văn còn có khiếm khuyết là điều khó tránh khỏi. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để lần sau nếu có dịp trở lại tôi sẽ cố gắng hoàn thiện đề tài của mình một cách tốt hơn. 2.Tình hình nghiên cứu Tư tưởng đại đoàn kết nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài lớn đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn như: “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh” do Phó giáo sư Phùng Hữu Phú chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng” của Viện nghiên cứu tôn giáo thuộc trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, do Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản, năm 2
- 1998. Đây là công trình đầu tiên của một tập thể tác giả đã sưu tầm và tuyển chọn những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về tôn giáo tín ngưỡng. Công trình này còn có phần biên niên sự kiện Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng (tr.359 - 442) và bảng tra cứu. Công trình đã cung cấp nguồn tư liệu quý, đáng tin cậy đối với bạn đọc và các nhà khoa học khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng. Một công trình quan trọng khác là kỷ yếu đề tài “Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo” của Trung tâm khoa học về tín ngưỡng tôn giáo, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998. Đây là tài liệu tham khảo tốt cho những người đang nghiên cứu đề tài này. Các tác giả của công trình đã giới thiệu tổng quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Trong cuốn “Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh”, Nxb Lao động, Hà Nội, năm 1999, tác giả Đỗ Quang Hưng đã đề cập đến “Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh”. Hoăc cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003 do Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ đồng chủ biên đã đề cập tới rất nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Ngoài ra, có thể kể đến các bài nghiên cứu đăng trên các báo và tạp chí sau đây: Đỗ Quang Hưng (1999), “Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/1999; Nguyễn Đức Lữ (3/1995), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đoàn kết lương - giáo”, Tạp chí Lịch sử Đảng; Nguyễn Ngọc Hà (1/1996) “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo”, Tạp chí Lịch sử Đảng; Lê Đại Nghĩa (2001), “Về tư tưởng đoàn kết lương giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2001... 3
- Các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu quý giá giúp tôi kế thừa được những thành quả cả về nội dung và phương pháp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những ý kiến đơn lẻ trong các bài viết ngắn và phân tán; hoặc là những ý kiến đánh giá, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ hẹp riêng của từng tác giả mà thôi. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này vẫn cần phải tiếp tục mở rộng và đi sâu hơn nữa. Đặc biệt là sự vận dụng tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay vẫn còn là một vấn đề đòi hỏi phải được quan tâm và làm sáng tỏ toàn diện. Vì thế, tôi tiếp tục nghiên cứu”Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới hiện nay”, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình đã công bố trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp, nội dung nhằm quán triệt và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. - Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở nước ta hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm quán triệt và phát huy tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề tôn giáo tín ngưỡng là một lĩnh vực rộng, đề cập tới nhiều nội dung. Ở đây, luận văn chỉ tập trung vào tìm hiểu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo (chủ yếu là giai đoạn 1945- 1969), các giá trị tích cực của tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh và rút ra các giải pháp nhằm quán triệt và phát huy tư tưởng này trong sư nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và logic, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu - so sánh phương pháp văn bản học và phân tích tình huống để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã trình bày một cách tương đối có hệ thống và toàn diện những nội dung cơ bản về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái quát những sáng tạo lý luận đó của Người trong lĩnh vực này. - Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5
- Luận văn góp phần khẳng định tính cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và ý nghĩa chỉ đạo của tư tưởng này trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo của các trường Chính trị và các cơ quan chuyên ngành tôn giáo hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 02 chương, 07 tiết. 6
- Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam 1.1.1.Cơ sở lý luận Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Truyền thống đó là kinh nghiệm, là tư tưởng để người Việt Nam tổ chức, tập hợp lực lượng nhằm dựng nước và giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Việt Nam là một quốc gia có lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước hết sức vẻ vang, có đặc trưng vị trí địa lý là một dải đất hẹp, chạy dài theo bờ biển, khí hậu, tài nguyên nhiệt đới có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế và an ninh quốc phòng. Bên cạnh nhiều mặt thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi, người Việt cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, đó là sự khắc nghiệt do tự nhiên mang lại như hạn hán, bão lụt... và các cuộc xâm lược của các thế lực ngoại bang lớn mạnh. Cuộc đấu tranh chinh phục cải tạo tự nhiên như đắp đê, trị thủy và đấu tranh chống ngoại xâm đã tạo nên những giá trị tinh thần cao quý. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, tính cố kết cộng đồng chặt chẽ, ý chí độc lập tự chủ, lòng dũng cảm, đức tính cần cù, sáng tạo, năng động và lạc quan. Trong các giá trị truyền thống đó, truyền thống đoàn kết gắn bó của dân tộc được thể hiện một cách tập trung và nổi bật nhất, nó trở thành giá trị bền 7
- vững nhất của dân tộc, luôn luôn được gìn giữ và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó ăn sâu vào tiềm thức và trở thành tình cảm tự nhiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng” Đã trở thành triết lý nhân sinh: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao” Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc. Người đã khái quát: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 39,171. Bên cạnh việc tiếp thu truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam, trên con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp thu nhiều giá trị tinh hoa của các nền văn hóa Đông - Tây. Người đã tiếp thu những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo. Người đã nhắc đến tư tưởng “thế giới đại đồng” của Khổng Tử và gọi ông là “Ông Khổng Tử vĩ đại”. Bên cạnh những giá trị nhân văn tích cực của Nho giáo, Hồ Chí Minh còn kế thừa những tư tưởng từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha và tư tưởng “ lục hòa” của nhà Phật. Người tiếp thu tư tưởng về tập hợp lực lượng cách mạng nổi tiếng đương thời như Mahatma Gandhi, Tôn Trung Sơn và nhất là những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết tập hợp lực lượng cách mạng với những khẩu hiệu nổi tiếng, có tính chất chiến lược như: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại” (C. Mác). “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” (Lênin). Đặc điểm khoan dung trong tôn giáo Việt Nam cũng là cơ sở quan trọng để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm khoan dung. Song, về bản chất khoan dung là thái độ tôn 8
- trọng, cách nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc (về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, các quan điểm chính trị, triết học...). Nói cách khác, khoan dung là thái độ hài hòa trong khác biệt để cùng nhau tồn tại và phát triển trong hòa bình. Do hoàn cảnh địa lý, lịch sử, văn hóa cũng như phương thức sản xuát khác nhau đã quy định tâm thức tôn giáo của người Việt Nam khác tâm thức của người phương Tây. “Người An Nam không có linh mục, không có tôn giáo theo cách nghĩ của châu Âu”. Ở đấy không có ranh giới rõ rệt như Đạo và Đời, trái lại có sự khoan dung hòa quện giữa các tôn giáo theo phương châm hòa nhi bất đồng. Người cũng đã chỉ ra rất chính xác: “Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội... những người già trong gia đình hay các già làng là những người thực hiện nghi lễ tưởng niệm” 38,479. Người Việt Nam có khả năng tiếp biến rất cao văn hóa ngoại sinh. Từ Nho giao, Phật giáo đến Thiên chúa giáo... khi vào Việt Nam đều bị bản địa hóa thông qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Sự khoan dung tôn giáo đã quy định cách tiếp cận tôn giáo ở Việt nam không theo con đường cạnh tranh hoặc đối kháng. Giữa các tôn giáo, tín ngưỡng có tính đan xen, hòa đồng và thường diễn ra thông qua sự tồn tại để thích ứng, tích lũy và đào thải dần dần những cái không phù hợp. Đó là sự khoan dung giữa tôn giáo dân tộc với tôn giáo ngoại nhập. Đặc điểm đó đã phản ánh đúng tâm thức tôn giáo của người Việt Nam, đồng thời là cơ sở để nước ta tồn tại nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Trong bối cảnh ấy, việc thắt chặt mối quan hệ, đoàn kết các tôn giáo lại với nhau để cùng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cực kỳ quan trọng và cần thiết, trở thành nhu cầu tồn tại và chấn hưng đất nước. Qua nhiều thế kỷ, Việt Nam đã có “Tam giáo đồng nguyên” (đó là Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo). Ba tôn giáo này không mâu thuẫn, đối chọi mà bổ 9
- sung, hỗ trợ cho nhau. Nho giáo lo tổ chức trật tự xã hội; Đạo giáo chăm lo thể xác con người thư thái, khỏe mạnh; Phật giáo lo cứu khổ và những chiêm nghiệm tâm linh. Ba tôn giáo này đều được người Việt Nam tôn trọng vì giáo lý không đi ngược lại đạo đức căn bản của dân tộc, trái với thuần phong mỹ tục của nhân dân, không trái với lợi ích của cộng đồng, của đất nước. Có thể nói, tính bao dung tín ngưỡng, tư tưởng tự do tín ngưỡng thuộc nếp nghĩ, nếp sống bình thường của người Việt Nam là cơ sở của sự đoàn kết lương - giáo trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Như vậy truyền thống khoan dung trong tôn giáo Việt nam là một trong những cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã tiếp thu sâu sắc tư tưởng khoan dung tôn giáo của dân tộc trên một tầm cao mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời Người xử lý một cách sáng tạo và linh hoạt vấn đề tôn giáo để đảm bảo đoàn kết tôn giáo, thực hiện mục tiêu cao cả của cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, kiên quyết chống lại mọi âm mưu của các thế lực thù địch chia rẽ tôn giáo hòng phá hoại cách mạng. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Các giai cấp thống trị phản động không chỉ ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới đều lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng. Chức năng của tôn giáo là đền bù hư ảo, khỏa lấp sự thiếu hụt về nhận thức và là nhu cầu về tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân trong xã hội. Giai cấp thống trị đã lợi dụng các tổ chức tôn giáo để “ru ngủ” phong trào đấu tranh của quần chúng hoặc mê hoặc quần chúng để dễ bề cai trị. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen: tôn giáo “ngày càng trở thành vật sở hữu độc quyền của các giai cấp thống trị, chúng dùng nó làm phương tiện cai trị đơn giản nhằm đàn áp các giai cấp lớp dưới. Hơn nữa, mỗi giai cấp thống trị đều sử dụng tôn giáo phù hợp với mình” 78, 448. 10
- Ở Việt Nam, tôn giáo tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh đất nước trải qua những chặng đường dài phải chiến đấu chống lại các thế lực đế quốc xâm lược cực kỳ hung bạo. Do đó, tôn giáo không thể tách rời chính trị, càng không thể đứng ngoài chính trị. Tín đồ các tôn giáo là một bộ phận trong quần chúng nhân dân, đã cùng với cộng đồng dân tộc đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Những kẻ thù xâm lược đã cấu kết chặt chẽ với bè lũ tay sai trong nước, dùng mọi thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, phục vụ cho mục đích chính trị của chúng. Khi xâm lược Việt Nam, các thế lực đế quốc đều tìm mọi thủ đoạn lợi dụng các tôn giáo, hòng biến các tôn giáo Việt Nam thành lực lượng đối lập với dân tộc, chống lại cách mạng. Đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Cao đài, đạo Hòa hảo, đạo Tin lành... ít nhiều ở mức độ khác nhau đều có một bộ phận bị lôi kéo mua chuộc. Đạo Phật được du nhập rất sớm vào Việt Nam và từng có một vai trò nhất định trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng từ khi thực dân Pháp vào xâm lược nước ta, chúng tìm mọi cách để thực hiện âm mưu chia rẽ, lôi kéo Phật giáo vào cuộc chiến tranh chống lại dân tộc, phản lại cách mạng. Thực dân Pháp đã điều chỉnh chính sách kỳ thị tôn giáo, cổ xúy phong trào “chấn hưng Phật giáo” với ý đồ khai thác và phát triển các khuynh hướng tiêu cực lẫn lộn trong tư tưởng, giáo lý Phật như hữu thần, định mệnh... để ru ngủ nhân dân. Thực dân Pháp đã thực hiện mưu đồ chia rẽ Phật giáo và lôi kéo phật tử bằng thủ đoạn tinh vi, sử dụng những tên tay sai trung thành đứng ra thành lập nhiều tổ chức Phật giáo. Ngay từ năm 1922, chúng đưa Hoàng Trọng Phu và Nguyễn Năng Quốc ra lập “Hội chấn hưng Phật giáo” ở Bắc kỳ, đăt trụ sở ở chùa Quán sứ. Ở Trung bộ, năm 1933, chúng đưa anh em Quang Thiệt, Lê Quang 11
- Phước ở Sở mật tham Trung kỳ ra lập “Hội chấn hưng Phật giáo Trung kỳ”, đặt trụ sở ở chùa Từ Đàm...Thực dân Pháp muốn thông qua các tổ chức Phật giáo do chúng lập ra để vừa xoa dịu các phong trào đấu tranh của quần chúng, vừa lợi dụng tổ chức này để chống phá lực lượng cách mạng. Khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ đã tìm cách đưa hàng triệu tín đồ đồng bào công giáo di cư do Thích Tâm Chân đứng đầu... Trong các tôn giáo ở Việt Nam, đạo công giáo là một trong những tôn giáo có nhiều vấn đề phức tạp nhất. Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của quá trình truyền bá, phát triển và tồn tại, đạo Công giáo ở Việt Nam bao giờ cũng hàm chứa những yếu tố chính trị, xã hội rất quan trọng đòi hỏi phải tập trung giải quyết. Có thể nói rằng, giải quyết vấn đề kẻ thù lợi dụng đạo Công giáo nhằm phá hoại lưc lượng cách mạng của nhân dân là nhiệm vụ khó khăn nhất trong toàn bộ qúa trình giải quyết vấn dề tôn giáo ở nước ta. Điều này đã được chứng minh qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc trước đây: Ngay từ giữa thế kỷ XVII, để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã cấu kết với hội Thiên chúa giáo ở Pháp, cử nhiều giáo sỹ đến Việt Nam để truyền giáo. Các giáo sỹ này là “đội quân tiên phong” của các binh đoàn viễn chinh đã sẵn sàng hiến thân vì lợi ích của nhà nước thực dân, hòng phục vụ đắc lực cho âm mưu và hoạt động xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Athomai đã dẫn lời của giáo sỹ AlexangĐrot kêu gọi rằng: “Đây là vị trí cần phải chiếm lấy và chiếm được vị trí này, thương gia Châu Âu sẽ tìm được một nguồn tài nguyên và lợi nhuận dồi dào” 79, 13. “Sự gắn bó giữa truyền giáo và thực dân ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII trở đi cho đến hết thế kỷ XIX, tuy có lúc chặt chẽ, có lúc lỏng lẻo, song xét đến cùng chỉ là hai động thái thể hiện một xu thế duy nhất, xu thế bành trướng của chủ nghĩa tư bản đến Việt Nam, trong đó 12
- truyền giáo đóng vai trò đắc lực để thực dân Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa” 56,59. Như vậy, rõ ràng trong từng thời kỳ lịch sử, đặc biệt là thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, các thế lực thực dân đế quốc luôn lợi dụng tôn giáo dưới mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và tôn giáo; gây hiềm khích kỳ thị, chia rẽ giữa các tôn giáo để tiến tới mục tiêu chống phá sự nghiệp cach mạng của nhân dân ta. Bên cạnh đó, thực tiễn các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam do các sỹ phu, văn thân yêu nước và các phong trào đấu tranh do các trí thức mới tổ chức lãnh đạo nổi lên nhưng cuối cùng đều thất bại. Trong rất nhiều nguyên nhân thất bại, có một nguyên nhân cực kỳ quan trọng là do chưa đoàn kết được đông đảo mọi lực lượng trong xã hội (trong đó có đồng bào theo tôn giáo) tham gia ủng hộ các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn giang sơn, gấm vóc của tổ tiên. Trước thực trạng đó, việc đoàn kết đồng bào các tôn giáo, đoàn kết giữa đồng bào theo đạo và không theo đạo vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Đó cũng chính là cơ sở thực tiễn để hình thành tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã kế thừa một cách sáng tạo quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh có hiểu biết sâu sắc về vấn đề tôn giáo cùng với tính phức tạp và nhạy cảm của nó. Người cho rằng hoạt động lợi dung tôn giáo của giai cấp thống trị để áp bức nhân dân để bảo vệ lợi ích của chúng là vấn đề mang tính phổ biến trong xã hội có giai cấp ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. Người đã khẳng định: “Những ông vua tôn sùng Khổng Tử không phải vì ông không tôn sùng cách mạng, mà còn vì ông tiến hành một cuộc tuyên truyền 13
- mạnh mẽ có lợi cho họ. Họ khai thác Khổng giáo như bọn đế quốc khai thác Kitô giáo” 37, 425. Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ vấn đề kẻ địch lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng nước ta. Trên cở sở vạch ra những hành vi lợi dụng tôn giáo của thực dân, đế quốc và các thế lực phản động dưới nhiều hình thức rất tinh vi khác nhau, Người đã lý giải những nguyên nhân cơ bản của tình hình đó. Đồng thời, đề ra đường lối chính sách và phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã thực hiện một cách sáng tạo tư tưởng sau đây của Lênin: “Đấu tranh chống các hành vi tôn giáo phải cực kỳ thận trọng, trong cuộc đấu tranh này, ai làm tổn hại đến tình cảm tôn giáo, người đó sẽ bị thiệt hại lớn. Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền, bằng giáo dục. Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm cho quần chúng tức giận; hành động như vậy sẽ gây thêm chia rẽ trong quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của chúng ta là sức mạnh đoàn kết” 77, 521. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc âm mưu thâm độc của thực dân, đế quốc và bọn tay sai phản động trong việc lợi dụng tôn giáo phá hoại sự nghiệp cách mạng ở nước ta, Hồ Chí Minh đã đề ra một chiến lược cách mạng đúng đắn - chiến lược đại đoàn kết toàn dân trong đó đoàn kết tôn giáo giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Qua sự trình bày trên ta thấy: tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam được hình thành từ những nhân tố cơ bản: Truyền thống đoàn kết, khoan dung tôn giáo của dân tộc; thực tiễn lịch sử đấu tranh của nhân dân chống lai âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ tôn giáo để chống phá cách mạng của các lực lượng bè lũ tay sai. Đồng thời trên nền tảng tư tưởng chủ nghia Mác - Lênin, căn cứ vào tình hình thực tiễn quốc tế và cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đề ra tư tưởng đoàn kết tôn giáo trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của mình. 14
- Đây là một tư tưởng sâu sắc, khoa học, giàu tính cách mạng và thực tiễn của Người trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại mọi sự kỳ thị tôn giáo, củng cố khối đoàn kết toàn dân, tăng cường nguồn lực nội sinh của dân tộc trong cuộc cách mạng vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc. Vì thế, đoàn kết tôn giáo làm thành một nội dung không thể thiếu được của chủ nghĩa nhân văn và tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh - những giá trị làm nên sức hấp dẫn, sức sống và năng lực phát sáng trong tư tưởng của Người. 1.2. Nội dung đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1.2.1. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo khac nhau về quan niệm tâm linh, đức tin và hoạt động theo những thể chế và thiết chế văn hóa - xã hội khác nhau. Nhưng dưới ách thống trị của thực dân và đế quốc, họ đều bị bóc lột và chia rẽ sâu sắc. Chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã để lại hậu quả nghiêm trọng, làm suy yếu khối đoàn kết cộng đồng, trong đó có vấn đề đoàn kết tôn giáo. Trong vấn đề đoàn kết tôn giáo thì vấn đề đoàn kết lương giáo là vấn đề trọng tâm được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và kiên trì thực hiện. Theo quan niệm quen thuộc của nhân dân, lương nghĩa là lương thiện, nhằm chỉ bộ phận theo “đạo nhà” như Nguyễn Đình Chiểu đã viết, để phân biệt với bộ phận Công giáo. Theo các sách xuất bản của Viện nghiên cứu tôn giáo, gần đây, lương được thay bằng bộ phận không công giáo hay Kitô giáo, bao hàm cả những người theo đạo Phật, đạo tổ tiên. Như vậy, đoàn kết lương giáo là đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân với đồng bào công giáo. Trong lịch sử cận hiện đại của dân tộc, thời kỳ cuối thế kỷ XIX, vấn đề đoàn kết lương giáo đã được các sỹ phu yêu nước đề cập đến. Tiêu biểu trong số đó là Phan Bội Châu. Khác với các phong trào chống Pháp thời kỳ Văn Thân, 15
- Cần Vương trước kia, Phan Bội Châu đã đặt vấn đề tôn giáo trong vấn đề dân tộc. Ông cho rằng: “Đồng bào công giáo đều anh em ta cả”. Vì vậy, giáo cũng như lương, ai cũng có lòng yêu nước. Ngay từ thời đó, ông đã nhận thức được “yêu nước và kính Chúa” gắn liền với nhau. Phan Bội Châu đã kêu gọi lương giáo đoàn kết và tin tưởng ở khối đoàn kết đó. “Bởi vì ta lại với ta Lẽ đâu lương giáo toan là hại nhau Suy một bụng đồng bào tương ái Người cùng người ai dại gì đâu Đã là đồng chủng đồng cừu Yêu nhau thì quyết cứu nhau phen này” 64, 57 - 58. Tuy nhiên, do hạn chế tầm nhìn của thời đại và nhãn quan chính trị, tư tưởng đoàn kết của Phan Bội Châu không tránh khỏi những điều bất cập. Ông không đặt ra vấn đề phải phân biệt rõ ràng giữa người dân Công giáo yêu nước chân chính với kẻ đội lốt thiên chúa giáo cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp. Trong vấn đề đoàn kết lương giáo có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là người dầu tiên thực hiện thành công chủ trương, chính sách đoàn kết lương giáo. Người kêu gọi đoàn kết lương giáo không chỉ nhằm xóa đi nhiều thành kiến vốn có trong quá khứ mà còn nhằm chống lại chính sách chia rẽ lương giáo nguy hiểm của bọn thực dân, phong kiến; nhằm tăng cường lực luợng đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, không chỉ kháng chiến mà cả kiến quốc, không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để phát huy sức mạnh của đoàn kết lương giáo chống lại âm mưu chia rẽ phá hoại cách mạng của kẻ thù, ngay tại cuộc họp đầu tiên của hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời ngày 3/ 9/1945, khi đề cập đến nhiệm vụ cấp bách của 16
- Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ quyết tâm và lập trường của Chính phủ đối với vấn đề tôn giáo. Người nói: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào công giáo và đồng bào lương để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” 39, 9. Xuất phát từ nhiệm vụ bức xúc của cách mạng dân tộc dân chủ, Hồ Chí Minh đã đưa ra lời kêu gọi toàn thể đồng bào các dân tộc Việt Nam, trong đó có đồng bào các tôn giáo hãy đoàn kết lại để cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày 19/12/1946, trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hỡi đồng bào Chúng ta phải đứng lên Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc...” 39, 480. Đối xử bình đẳng, dân chủ về các quyền và nghĩa vụ của người theo tôn giáo và không theo tôn giáo cũng là một biểu hiện quan trọng của đoàn kết lương giáo. Trong cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống” 39, 8. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện Việt Nam, để cách mạng thắng lợi, phải đoàn kết tất cả những người Việt Nam yêu nước, phải đoàn kết lương giáo trong một mặt trận dân tộc thống nhất để giành cho được độc lập của dân tộc. Theo Người, những người Việt Nam yêu nước, mặc dù có thế giới quan khác nhau, có lợi ích cơ bản khác nhau, thậm chí đối lập nhau vẫn phải tiến hành 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 230 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn