intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Tạ Duy Anh thể hiện qua các bình diện: Quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới nhân vật và tổ chức trần thuật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ LIỆU NHÌN TỪ THI PHÁP THỂ LOẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp Thái Nguyên - Năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Liệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  3. LỜI CẢM ƠN ! Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp – ngƣời thày đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Tác giả luận văn cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ngƣời thân, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 04 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Liệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn MỤC LỤC ............................................................................................................. i MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 8 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn .............................................................. 8 NỘI DUNG ........................................................................................................... 9 Chƣơng 1. TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ..................................................... 9 1.1. Vài nét về truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại .......................................... 9 1.1.1. Khái lƣợc về truyện ngắn và thi pháp thể loại truyện ngắn .................... 9 1.1.2. Bối cảnh truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại .......................................... 12 1.1.3. Một số thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại ...................... 14 1.2. Hành trình truyện ngắn Tạ Duy Anh .................................................... 17 1.2.1. Tạ Duy Anh – cuộc đời, sự nghiệp văn chƣơng ................................... 17 1.2.2. Tạ Duy Anh với thể loại truyện ngắn ................................................... 20 1.3. Vị trí của truyện ngắn Tạ Duy Anh trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại ........................................................................................................ 22 Chƣơng 2. TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI ĐẾN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH ....................... 26 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Tạ Duy Anh ......................... 26 2.1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học ............. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  5. 2.1.2. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học sau năm 1975 ........................................................................................................ 27 2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Tạ Duy Anh ......................... 29 2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh................................ 31 2.2.1. Nhân vật giữa “hai lằn ranh Thiện – Ác” ............................................. 31 2.2.2. Nhân vật mang bi kịch của sự tha hóa .................................................. 35 2.2.3. Nhân vật là nạn nhân của thù hận ......................................................... 39 2.2.4. Nhân vật cô đơn, lạc loài ...................................................................... 43 2.2.5. Nhân vật đối diện với những ẩn số về thời thế và nhân thế ................. 46 2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh ........... 48 2.3.1. Miêu tả chân dung, ngoại hình.............................................................. 48 2.3.2. Xây dựng nhân vật qua hành động ....................................................... 53 2.3.3. Xây dựng nhân vật qua đời sống nội tâm ............................................. 56 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH .......................................................................................................... 58 3.1. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 58 3.1.1. Điểm nhìn bên ngoài ............................................................................. 59 3.1.2. Điểm nhìn bên trong ............................................................................. 62 3.1.3. Sự dịch chuyển và đan cài điểm nhìn trần thuật ................................... 64 3.2. Kết cấu trần thuật .................................................................................. 66 3.2.1. Kết cấu phân mảnh – lắp ghép .............................................................. 67 3.2.2. Kết cấu truyện lồng truyện.................................................................... 69 3.2.3. Kết cấu mở ............................................................................................ 71 3.3. Ngôn ngữ trần thuật .............................................................................. 72 3.3.1. Ngôn ngữ đời thƣờng ............................................................................ 73 3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm ............................................. 75 3.4. Giọng điệu trần thuật ............................................................................ 81 3.4.1. Giọng điệu triết lí, suy ngẫm ................................................................ 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  6. 3.4.2. Giọng điệu châm biếm, giễu nhại ......................................................... 84 3.4.3. Giọng điệu lạnh lùng, khách quan ........................................................ 87 3.4.4. Giọng trữ tình, giàu cảm xúc ................................................................ 89 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu tác phẩm văn học dƣới góc độ thi pháp đã trở nên khá quen thuộc trong hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học những năm gần đây. Trên sách báo văn nghệ, ngƣời ta nhắc nhiều đến khái niệm thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả, thi pháp thể loại, thi pháp thời kì…. Lí thuyết thi pháp đã đƣợc sử dụng soi chiếu nhiều hiện tƣợng văn học đƣơng đại, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Việc nghiên cứu tác phẩm văn học dƣới góc nhìn thi pháp nói chung và thi pháp thể loại nói riêng sẽ cung cấp cho ngƣời đọc chiếc “chìa khóa” để khám phá tác phẩm. Và trên thực tế, nó đã đem lại cho nghiên cứu phê bình văn học những chiêm nghiệm sâu sắc, thú vị. 1.2. Sau năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc kết thúc thắng lợi, nƣớc nhà thống nhất, dân tộc Việt Nam bƣớc vào một chặng đƣờng mới. Cùng với sự sang trang của lịch sử dân tộc, nền văn học cũng đang có những bƣớc chuyển mình đáng ghi nhận. Trƣớc sự biến đổi của thời đại, yêu cầu đổi mới toàn diện nền văn học nƣớc nhà đƣợc đặt ra một cách cấp thiết. Trong xu hƣớng vận động đó, văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn đã và đang có những nỗ lực tìm tòi, thể nghiệm trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Sự đổi mới quan niệm về nhà văn, quan niệm về nghệ thuật, quan niệm về hiện thực, con ngƣời, các thủ pháp nghệ thuật… đã bƣớc đầu tạo ra một diện mạo mới cho văn học. Sau gần một nửa thế kỉ đổi mới, chúng ta đã có một lực lƣợng sáng tác khá hùng hậu, một số lƣợng tác phẩm đồ sộ và một không khí sôi động trong dƣ luận. Lịch sử văn học dân tộc đã chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ đầy năng lực và nhiệt huyết nhƣ: Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái… và không thể không nhắc tới Tạ Duy Anh, một cây bút đƣợc xem là hiện tƣợng nổi bật với nhiều thể nghiệm văn chƣơng táo bạo. 1
  8. 1.3. Trong sự nghiệp văn chƣơng của mình, Tạ Duy Anh luôn trăn trở tìm cách đổi mới tƣ duy, quan niệm nghệ thuật, làm mới tác phẩm từ nội dung tới hình thức. Ông đã mạnh dạn thử bút trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn… Nhƣng ông khẳng định trên văn đàn trƣớc hết ở thể loại truyện ngắn. Tác phẩm của ông thực sự đã đặt ra đƣợc những vấn đề nghiêm túc về cuộc sống, chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật mới mẻ. Nó không chỉ ẩn chứa những triết lí về cuộc sống mà còn thể hiện những chiêm nghiệm về số phận con ngƣời, nỗi đau khổ và lòng hi sinh, tình yêu và sự khát khao hạnh phúc. Từ quan niệm về hiện thực, về nhân sinh, cho đến cách tổ chức cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật,… truyện ngắn Tạ Duy Anh đều có những cách tân đáng ghi nhận. Sự nghiệp viết truyện ngắn của ông thực sự là “mảnh đất màu mỡ” để cho chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về truyện ngắn Tạ Duy Anh dƣới góc nhìn thi pháp thể loại. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại nhằm nghiên cứu những đặc điểm thi pháp thể loại truyện ngắn trong các sáng tác của Tạ Duy Anh. Qua đó thấy đƣợc những đóng góp của nhà văn trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Giải quyết đề tài này, chúng tôi mong muốn góp thêm một tài liệu tham khảo để làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu về truyện ngắn Tạ Duy Anh. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu đánh giá chung về sáng tác của Tạ Duy Anh Tạ Duy Anh là một trong số những nhà văn đi tiên phong trong việc nỗ lực để tìm tòi, đổi mới cách viết. Chính vì vậy, ông luôn giành đƣợc sự quan tâm của dƣ luận cũng nhƣ giới nghiên cứu phê bình. Cho đến nay, các ý kiến đánh giá về tác phẩm của Tạ Duy Anh khá đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Những bài viết về ông xuất hiện nhiều trên báo chí, các trang web và trong các luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp đại học. 2
  9. Khi đánh giá về Tạ Duy Anh, các nhà nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu trên cả phƣơng diện nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. Trong công trình Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, ba tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hƣơng, Võ Thị Thanh Hà đã có những nhận xét hết sức khái quát về giá trị nội dung tác phẩm Tạ Duy Anh. Các tác giả này đánh giá: “Tạ Duy Anh đã mang đến cho độc giả những day dứt, trăn trở không nguôi trước ý nghĩa làm người. Xuyên qua một thế giới đầy những ám ảnh tăm tối, tàn ác vẫn lấp lánh niềm tin và sự thương xót con người” [24, tr.243]. Trên báo Pháp luật số 140/2004 cũng có bài viết khẳng định : “Tạ Duy Anh là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lí trí, lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người”. Báo Thể thao và Văn hóa số 47/2004 lại đƣa ra nhận xét: “Có thể coi ông là nhà văn của đạo đức, văn chương ông có lúc hiện lên bằng một gương mặt thế sự, đớn đau, riết róng chuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sỉ và vô lương nhưng không phải như những khái niệm truyền bản, chết khô mà thông qua sự cảm nhận đau đớn về số phận”. Tƣơng tự, tác giả Thụy Khuê trong bài Tạ Duy Anh – người đi tìm nhân vật khi nghiên cứu về tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng nhận ra: “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái vong bản đánh mất mình của con người, dưới sự giằng giật, xiêu dạt của lịch sử. Trên con đường truy tìm lại chính mình cũng như khả dĩ gương mặt thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong tỏa bởi thói gian trá, đớn hèn, vật dục, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân” [39]… Nhƣ vậy, các bài viết nêu trên dù nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau về nội dung tác phẩm Tạ Duy Anh nhƣng hầu hết đều nhận thấy tác phẩm của ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân sinh, nhân bản và số phận con ngƣời. Cho dù viết nhiều về những vấn đề gai góc nhƣng chủ ý của Tạ Duy Anh vẫn là lay thức cái thiện, hƣớng con ngƣời đến những giá trị tốt đẹp. 3
  10. Không chỉ đánh giá về nội dung, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự đổi mới về nghệ thuật trong tác phẩm của Tạ Duy Anh. Trong bài viết Tạ Duy Anh – Đi tìm nhân vật, tác giả Dƣơng Thuấn đã khẳng định những cách tân của Tạ Duy Anh trong việc tiếp cận hiện thực. “Tác giả đã thoát khỏi hoàn toàn lối viết truyền thống, quen thuộc là hiện thực che phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tả dầm dề, hành động chậm chạp, ngôn ngữ sạch bóng, trơn tru. Anh chọn phương pháp tiếp cận hiện thực đa diện, đa chiều và gần nhất” [61]. Tác giả Việt Hoài trong bài Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác thì ghi nhận Tạ Duy Anh đã bắt kịp với lối viết của các nhà văn trên thế giới “sự lao động nghiêm túc của nhà văn thể hiện nỗ lực tìm tòi, đổi mới cách viết của mình. Nhà văn đã dùng những kĩ thuật viết hiện đại của thế giới, những phá cách về mặt cấu trúc đa thanh, phức điệu, điểm nhìn mới từ một bào thai trong bụng mẹ và lăng kính nhận thức đa chiều, Việt hóa các mô típ trong văn học thế giới, cách viết ẩn dụ, ngôn ngữ hiện thực, huyền ảo”. Cũng trong bài viết này, tác giả đã nhận xét về thế giới nhân vật của Tạ Duy Anh. Việt Hoài cho rằng: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Người xấu thì cực xấu như lão Khổ, lão Phụng… người đẹp thì như hoa như ngọc như Quý Anh, bà Ba, như những sản phụ chờ sinh. Nhưng bản chất con người thì luôn ở ranh giới thiện – ác. Nhân vật nào cũng luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn – đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình”. [35] Nhƣ vậy có thể thấy, xuyên suốt các bài viết các tác giả đều thống nhất khi xác nhận những nỗ lực của Tạ Duy Anh trong việc đổi mới văn học trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Các nhận xét, đánh giá đó đã phần nào cho thấy vị trí của Tạ Duy Anh trong giai đoạn văn học thời kì đổi mới. 2.2. Đánh giá về truyện ngắn Tạ Duy Anh Tạ Duy Anh là cây bút xuất sắc không chỉ trong lĩnh vực tiểu thuyết mà thành công đầu tay của ông là truyện ngắn. Truyện ngắn của ông thƣờng đi vào 4
  11. những mảng tối khuất lấp của hiện thực với một cái nhìn đa diện, nhiều chiều soi rọi vào mọi ngóc cùng ngõ hẻm của đời sống, nhìn nhận lại những vấn đề của lịch sử, quá khứ và đi vào những vấn đề ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống thời hiện đại. Trong bất cứ trƣờng hợp nào, văn ông luôn thể hiện một nỗi niềm ƣu tƣ, một sự trăn trở về số phận con ngƣời, về sự tồn tại, sự mâu thuẫn giữa hai lằn ranh Thiện – Ác, giữa mặt thiên thần và ác quỷ trong mỗi tâm hồn con ngƣời. Bắt tay vào cầm bút từ năm 1980 với truyện ngắn Để hiểu một con người đƣợc in trên báo Lao Động nhƣng tên tuổi của Tạ Duy Anh thực sự đƣợc khẳng định sau thành công của truyện ngắn Bước qua lời nguyền (1989). Tác phẩm đã đoạt giải trong cuộc thi viết về nông nghiệp và nông thôn do tuần báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1989. Trong báo cáo tổng kết cuộc thi, nhà thơ Hoàng Minh Châu nhận định về truyện ngắn Bước qua lời nguyền: “báo hiệu một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng viết về số phận con người”. Cũng theo Hoàng Minh Châu, thông điệp mà ngƣời đọc nhận đƣợc qua truyện ngắn Bước qua lời nguyền là “bài học lớn về quan niệm đấu tranh giai cấp, về lòng nhân ái”. Cụ thể hơn, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét: “Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh gói gọn trong mười trang cả một cuộc đời, một kiếp người, mấy kiếp người, vừa là tác giả vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội đằng đẵng một thời” và nhà văn đã khái quát “truyện ngắn chỉ mươi trang thôi mà sức nặng có vẻ còn hơn cả một cuốn tiểu thuyết trường thiên” [48]. Hoàng Ngọc Hiến cũng có bài bình luận đăng trên báo Nông nghiệp số 50, tháng 12/1989, trong đó khẳng định “Đọc truyện của Tạ Duy Anh, một câu hỏi được đặt ra: giã từ thế kỉ XX bão táp và máu lửa này và chuẩn bị bước vào thế kỉ XXI “lí trí và nhân bản”, những lời nguyền nào là đáng nguyền rủa, những lời nguyền nào nhân loại trước sau phải bước qua? Phải chăng truyện ngắn Tạ 5
  12. Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học “Bước qua lời nguyền?” [31]. Nhƣ vậy có thể thấy Bước qua lời nguyền không chỉ có giá trị nhân văn mà còn là một tƣ tƣởng có tầm thời đại. Tác phẩm không chỉ là sự khởi đầu tốt đẹp đối với cá nhân nhà văn mà còn là sự đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới nền văn học nƣớc nhà. Các khóa luận và luận văn thạc sĩ Ngữ văn cũng dành nhiều sự quan tâm đến truyện ngắn của Tạ Duy Anh. Tác giả Phạm Thị Hƣơng trong khóa luận Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn (ĐHSP Hà Nội, 2005) đã nghiên cứu quan niệm sáng tác cũng nhƣ nỗ lực đổi mới trong truyện ngắn Tạ Duy Anh từ nhiều góc độ: hiện thực, con ngƣời, đổi mới về quan niệm nghệ thuật, gia tăng yếu tố kì ảo và chất tiểu thuyết trong truyện ngắn Tạ Duy Anh. Luận văn Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Mai Loan (ĐHSP Hà Nội, 2004), nghiên cứu những đổi mới của Tạ Duy Anh về mặt tƣ tƣởng và nghệ thuật trong sáng tác về đề tài nông thôn. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, trong luận văn Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh (ĐH Vinh, 2010), đã tập chung nghiên cứu các đặc điểm nội dung cũng nhƣ nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh. Trong luận văn, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát, sơ bộ. Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh của tác giả Trần Văn Viễn (ĐH sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2009) đã tiến hành khảo sát về thế giới nhân vật và một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh. Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh của tác giả Lê Thị Loan (ĐH Vinh) lại đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong tập Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh. Tác giả đã chỉ ra một vài khía cạnh về thi pháp thể loại truyện ngắn. Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ 6
  13. giới hạn nghiên cứu trong một tập truyện ngắn của Tạ Duy Anh, do đó chƣa thực sự có tính bao quát. Từ những kết quả nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở trên, chúng tôi thấy, các tác giả ít nhiều đã quan tâm đến vấn đề thi pháp truyện ngắn Tạ Duy Anh. Nhiều khía cạnh đã đƣợc chỉ ra nhƣ: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, không gian, thời gian nghệ thuật... Tuy nhiên để nhìn truyện ngắn Tạ Duy Anh từ phƣơng diện thi pháp thể loại một cách có hệ thống thì chƣa có. Những bài viết, công trình nghiên cứu trên chính là những gợi mở quý báu giúp ngƣời viết thực hiện đƣợc mục đích của luận văn này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đi sâu tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Tạ Duy Anh thể hiện qua các bình diện: quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, thế giới nhân vật và tổ chức trần thuật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn Tạ Duy Anh dƣới góc nhìn thi pháp thể loại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả truyện ngắn Tạ Duy Anh từ trƣớc đến nay, bao gồm các tập truyện ngắn sau đây: - Bố cục hoàn hảo, Nxb Hội nhà văn, 2004 - Người khác, Nxb Hội nhà văn, 2007 - Tạ Duy Anh – truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội nhà văn, 2008 - Ba đào kí, Nxb Hội nhà văn, 2008 - Lãng du, Nxb Hội nhà văn, 2011 Ngoài ra, để nghiên cứu sâu hơn và làm nổi rõ những đóng góp của Tạ Duy Anh trong lĩnh vực truyện ngắn, chúng tôi có sử dụng những sáng tác của các tác giả cùng thời với Tạ Duy Anh để so sánh đối chiếu. 7
  14. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống - Phƣơng pháp thống kê – phân loại - Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp - Phƣơng pháp so sánh loại hình - Tiếp cận theo hƣớng nghiên cứu thi pháp học 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn 6.1. Đóng góp của luận văn Luận văn đi sâu nghiên cứu Truyện ngắn Tạ Duy Anh nhìn từ thi pháp thể loại, cung cấp một cách tiếp cận mới mang tính khái quát khoa học, phù hợp với bản chất của văn học. Qua đó hiểu thêm về truyện ngắn Tạ Duy Anh cùng với những đóng góp của nhà văn trên bƣớc đƣờng hiện đại hóa văn học Việt Nam. Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tiếp cận tác giả Tạ Duy Anh nói riêng và truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới nói chung. 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc triển khai trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Truyện ngắn Tạ Duy Anh trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại Chƣơng 2: Từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh Chƣơng 3: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh 8
  15. NỘI DUNG Chƣơng 1 TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH TRONG BỐI CẢNH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Vài nét về truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại 1.1.1. Khái lƣợc về truyện ngắn và thi pháp thể loại truyện ngắn Truyện ngắn là một khái niệm quen thuộc nhƣng cách hiểu về nó không đơn giản. Cho đến nay, có nhiều nhà nghiên cứu lí luận phê bình đã đƣa ra cách hiểu về truyện ngắn: Theo nhà văn ngƣời Nga Pautopxki thì: “Truyện ngắn là truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như cái bình thường và cái bình thường hiện ra như cái không bình thường” [45]. Aimatov lại chú ý đến đặc trƣng lao động nghệ thuật của truyện ngắn. Ông cho rằng: “Truyện ngắn giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đúc, các phương tiện phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽ phải chính xác” [45]. Nhấn mạnh đến vai trò của chi tiết, Nguyễn Công Hoan quan niệm: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” [59]. Để có một cái nhìn thống nhất và toàn diện hơn về truyện ngắn, chúng tôi khảo sát một số khái niệm truyện ngắn trong các cuốn: Từ điển thuật ngữ văn học, Từ điển văn học và 150 thuật ngữ văn học. Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất coi truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, “được viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội” và “thích hợp với việc tiếp thu liền mạch, đọc một hơi không nghỉ”. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tƣ duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng. Truyện ngắn so với tiểu thuyết thƣờng có ít nhân vật, sự kiện hơn. Nếu nhƣ tiểu thuyết thƣờng hƣớng tới chiếm lĩnh đời 9
  16. sống trong sự đày đặn và tính toàn vẹn của nó thì truyện ngắn thƣờng phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con ngƣời. Xét về thi pháp thể loại truyện ngắn, ngƣời ta thƣờng xét tới các yếu tố: cốt truyện, kết cấu, nhân vật, không – thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu… Cốt truyện là chuỗi các sự kiện đƣợc tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch. Truyện ngắn là thể loại thuộc phƣơng thức tự sự vì vậy truyện ngắn cũng có cốt truyện. Cốt truyện là phƣơng tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, thể hiện cái nhìn của nhà văn đối với cuộc sống, có sức mạnh hấp dẫn và lôi cuốn ngƣời đọc. Chuỗi sự kiện, biến cố ấy đƣợc hình thành chủ yếu dựa trên hành động của nhân vật, đƣợc tổ chức theo quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa. Trên cơ sở đó, mỗi tác giả và ngay ở mỗi tác phẩm cũng thể hiện một phƣơng thức xây dựng riêng. Việc tìm hiểu thi pháp cốt truyện vì vậy không phải là tìm hiểu truyện đó kể cái gì mà là phát hiện dụng ý và quan niệm của tác giả đƣợc thể hiện trong tác phẩm. Nhà văn khi sáng tạo truyện ngắn thƣờng chú ý đến cách tổ chức tác phẩm. Kết cấu truyện ngắn do đó cũng đa dạng và phong phú nhƣ chính cuộc sống muôn màu trong thực tế. Truyện ngắn có thể đƣợc kết cấu xâu chuỗi theo trình tự thời gian hoặc theo hành động, sự kiện, kết cấu tâm lí, kết cấu lắp ghép hoặc kết cấu đồng hiện. Nhìn chung thì các thủ pháp kết cấu trong truyện ngắn thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn và quyết định sự thành công của truyện ngắn. Trong cách xây dựng truyện ngắn, nhà văn cũng chú ý đến phần mở đầu và đoạn kết câu chuyện. Có vô số cách mở đầu truyện ngắn. Nhƣng quan trọng câu mở đầu phải là “một thứ âm chuẩn” giúp cho việc tạo nên âm hƣởng chung cho toàn bộ truyện ngắn. Nhà văn một khi đã tìm ra đƣợc cách vào truyện tức là họ đã tìm ra cách dẫn câu chuyện đó theo một nhịp điệu riêng. Vì hƣớng tới hiệu quả tác động duy nhất, truyện ngắn cũng cần phải xây dựng đoạn kết một cách độc đáo và ấn tƣợng. Cách chấm dứt câu chuyện của mỗi nhà văn sẽ thể hiện tài năng sáng tạo của họ. Trƣớc đây truyện ngắn thƣờng đƣợc kết thúc 10
  17. bằng một kết cục có hậu, giải quyết hoàn toàn các vấn đề. Truyện ngắn hiện đại thƣờng chọn loại kết thúc mở, cũng có thể gọi là kết thúc không có hậu. Câu chuyện dừng lại nhƣng vấn đề, sự kiện, nhân vật do nhà văn nêu ra vẫn ám ảnh, day dứt ngƣời đọc. Nhà văn không phải là ngƣời hƣớng dẫn, “răn dạy” bạn đọc mà họ chỉ gợi ra vấn đề bằng cách kể câu chuyện đó, còn ngƣời đọc thì tiếp nhận câu chuyện nhƣ một cuộc đối thoại ngầm về cuộc sống đang từng ngày biến động không ngừng. Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm văn học. Theo Trần Đình Sử, nhân vật là khái niệm dùng để chỉ hình tƣợng các cá thể con ngƣời trong tác phẩm văn học – cái đã đƣợc nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phƣơng tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Các yếu tố thông thƣờng của một nhân vật gồm có: tên gọi, nguồn gốc, ngôn ngữ, hành động, tâm lí, tính cách, số phận… Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có đƣợc chiều sâu và tính hình tƣợng. Nhờ có nhân vật với những lời nói, hành động tƣơng tác mà cốt truyện đƣợc hình thành. Nó đƣợc xem nhƣ là chìa khóa để nhà văn bƣớc vào thế giới hiện thực, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ, miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội. Và do đó, nhân vật văn học còn có khả năng giúp nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngƣời. Vì vậy việc tìm hiểu nhân vật không phải là liệt kê hàng loạt những chi tiết về nhân vật đó. Điều quan trọng là phân tích đƣợc, chỉ ra đƣợc dụng ý của tác giả, quan niệm tƣ tƣởng của tác giả về cuộc sống, con ngƣời. Không – thời gian nghệ thuật tức là không – thời gian đƣợc xây dựng trong tác phẩm nghệ thuật. Trong truyện ngắn đó là bối cảnh để nhân vật sinh sống, hoạt động. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn thuần là cái bối cảnh sống của nhân vật mà nó còn thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Không – thời gian trong tác phẩm văn học chịu sự chi phối của quy luật tâm lí và ý đồ sáng tác 11
  18. của tác giả. Tìm hiểu thi pháp không – thời gian nghệ thuật là tìm hiểu ý đồ nghệ thuật, quan niệm của nhà văn về cuộc sống. Ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn học. Bởi văn học chính là nghệ thuật ngôn từ. Có ngôn ngữ mới có cốt truyện, có nhân vật, có không – thời gian nghệ thuật… Cũng từ ngôn ngữ đó mà hình thành giọng điệu của nhà văn. Viết nhƣ thế nào cho sâu sắc, cho hấp dẫn với nhà văn luôn là một thử thách. Với việc tiếp nhận thì ngôn ngữ, giọng điệu là một trong những yếu tố góp phần tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Trên đây là một số nét khái quát về thi pháp thể loại truyện ngắn. Có thể nhận thấy truyện ngắn là một thể loại văn học gần gũi với đời sống hàng ngày. Nó mang những đặc trƣng rất riêng so với các thể loại khác. Tuy nhiên ở bất cứ thể loại nào cũng vậy, sự phân chia này chỉ mang tính chất tƣơng đối để tiện cho việc tìm hiểu, nghiên cứu. 1.1.2. Bối cảnh truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại Sau thành công của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, sự đổi mới tƣ duy văn học đã tạo nhiều điều kiện cho các thể loại vận động và phát triển. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nó thực hiện nhiệm vụ chính trị là phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. Chính vì vậy, khuynh hƣớng sử thi, cảm hứng lãng mạn, âm hƣởng ngợi ca là những vấn đề chủ đạo chi phối đời sống văn học. Ngƣời ta đánh giá giá trị của tác phẩm thông qua nội dung phản ánh, lấy hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm làm thƣớc đo cho sự tiến bộ của nghệ thuật. Đánh giá về giai đoạn văn học này, Nguyễn Minh Châu viết: “Tôi không hề nghĩ rằng mấy chục năm qua, nền văn học cách mạng không có những cái hay, không để lại được những tác phẩm chân thực. Nhưng về một phía cũng phải nói thật với nhau rằng: Mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khắc 12
  19. khổ đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn”.[20] Bƣớc ra khỏi cuộc chiến, hiện thực cuộc sống đã thay đổi, đặc biệt là dƣới sự ảnh hƣởng của không khí đổi mới, văn học đã thực sự đƣợc “cởi trói”. Tƣ tƣởng tự do dân chủ đã mang đến cho văn học nƣớc nhà một “luồng sinh khí mới”. Các nhà văn đƣợc quyền “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [18]. Hiện thực phản ánh đƣợc mở rộng. Đó không chỉ là hiện thực cuộc chiến tranh trƣờng kì gian khổ nhƣng tất yếu thắng lợi của cả dân tộc mà nó còn là hiện thực đời sống ở mỗi cá nhân, mỗi số phận. Con ngƣời cũng đƣợc nhìn nhận đa chiều đa diện hơn. Bên cạnh âm hƣởng ngợi ca thì âm hƣởng phê phán những thói hƣ tật xấu, những khuyết tật của đời sống xã hội cũng trở nên đậm đặc. Có thể nói, sau “Lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, nền văn học nƣớc ta đã có sự trƣởng thành vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất lƣợng sáng tác. Văn học giai đoạn này thực sự đã gặt hái đƣợc nhiều thành công trong việc phơi bày những góc khuất của hiện thực, nhận chân lại các giá trị lịch sử, “nói lên sự thật trần trụi, đưa ra khỏi bóng tối, phơi bày dưới mắt mọi người tất cả các mặt tiêu cực của xã hội, của đời sống đất nước sau chiến tranh, các mặt trước đây vẫn bị dồn nén lại, che dấu cẩn thận” [49]. Mỗi nhà văn bằng những trải nghiệm của mình đang dần xác lập một hệ tiêu chí mới cho văn học gắn bó với cuộc sống, với con ngƣời. Chính nhu cầu cách tân, nhu cầu tái tạo lại chính mình là khát khao thƣờng trực của các nhà văn Việt Nam thời hiện đại. Hơn lúc nào hết họ ý thức đƣợc nhiệm vụ cao cả của mình, tự do sáng tạo theo quan điểm chính trị của riêng mình, với lập trƣờng của nhân dân và dân tộc, khai thác cuộc sống và con ngƣời trên nhiều bình diện. Vì thế mà con ngƣời hiện lên trong văn học đƣơng đại rất phức tạp, toàn diện, đa chiều. Nó không còn là những nhân vật lí tƣởng, nguyên phiến, đơn trị, mà nó xuất hiện với tất cả những thói tật, cả rồng phƣợng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ… 13
  20. Có thể nói, văn học thời kì đổi mới đã có những khám phá tìm tòi mới khi đi vào phản ánh những ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống con ngƣời thời hiện đại. Đó là sự chuyển đổi không chỉ về số lƣợng tác giả, chất lƣợng tác phẩm mà còn là sự chuyển đổi về tƣ duy nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo. Đánh giá về văn học đƣơng đại, một số độc giả cho rằng văn học hiện nay có cái nhìn bi quan về con ngƣời và cuộc sống bởi những mặt trái của xã hội và con ngƣời đƣợc thể hiện một cách lộ liễu trên trang giấy chứ không đƣợc chải chuốt bóng bẩy, lí tƣởng hóa nhƣ trƣớc. Nhƣng trên thực tế, thể hiện những mặt trái của xã hội và con ngƣời không phải là cái nhìn bi quan mà đó là tiếng nói thẳng thắn, đầy lạc quan, hi vọng vào thiên lƣơng, vào những mầm mống tốt đẹp ở đời. Đấy mới là điều cao cả mà văn học hƣớng tới. Ý thức đƣợc điều này, các nhà văn hôm nay luôn tự hoàn thiện ngòi bút của mình, nỗ lực cách tân trên mọi phƣơng diện từ nội dung đến hình thức nghệ thuật để tạo nên những thành tựu mới đặc biệt ở thể loại văn xuôi tự sự trong đó có truyện ngắn. 1.1.3. Một số thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại Nằm trong mạch vận động chung của văn xuôi Việt Nam sau 1986, thể loại truyện ngắn với ƣu thế đặc biệt đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trên văn đàn. Đánh giá về thành tựu của truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại trƣớc hết cần phải kể đến sự phát triển vƣợt bậc về số lƣợng tác phẩm và đội ngũ sáng tác. Qua một vài con số thống kê, ta có thể thấy đƣợc tốc độ phát triển của truyện ngắn. “Chỉ có ba cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức có gần 700 truyện ngắn dự thi. Nếu tính cả truyện ngắn đăng trên báo, tạp chí trong năm con số sẽ lên hàng vạn” ; “Cuộc thi truyện ngắn 2001 – 2002 do tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức có gần 2000 tác phẩm dự thi bằng số lượng truyện ngắn bốn năm 1978 – 1979, 1983 – 1984” [17]. Những thống kê đó cho thấy tiềm lực rất lớn của thể loại truyện ngắn. Có thể nói, chƣa bao giờ trong lịch sử văn học dân 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1