intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Từ Hán - Việt trong tiếng Việt hiện đại (so sánh với từ Hán - Nhật)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

204
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa phần nào phương thức sử dụng chữ Hán của người Việt và người trên các cứ liệu lịch sử và thực tiễn sử dụng; giúp ích cho việc dạy và học tiếng Nhật, tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Từ Hán - Việt trong tiếng Việt hiện đại (so sánh với từ Hán - Nhật)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KANEYA MANABU TỪ HÁN-VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI (SO SÁNH VỚI TỪ HÁN- NHẬT) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Mã số: 60220113 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thanh Tâm Hà Nội-2019
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 2 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 8 Chương I: TỔNG QUAN ĐẶC THÙ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA CHỮ HÁN TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN ......................... 8 1. Lịch sử từ Hán- Việt ................................................................................... 8 1. 1. Quá trình tiếp xúc với tiếng Hán của người Việt ......................................... 8 1. 2. Đặc điểm từ Hán- Việt .................................................................................. 11 Chương II:19 SO SÁNH CÁCH SỬ DỤNG CHỮ HÁN CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI NHẬT THỜI KÌ HIỆN ĐẠI ........................................ 19 1. Từ giống với tiếng Nhật .......................................................................... 39 2. Từ xuất hiện trong tiếng Nhật nhưng có ý nghĩa và hình thức sắp xếp khác nhau 39 3. Từ không tìm thấy trong tiếng Nhật hiện đại .......................................... 40 Chương Ⅲ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁCH DÙNG TỪ HÁN- VIỆT TỪ CÁCH NHÌN CỦA NGƯỜI NHẬT ................................ 41 1. Giới thiệu ................................................................................................. 41 2. Ví dụ về âm hán việt chỉ sử dựng cách đọc biến âm khi đứng một mình46 3. Ví dụ về từ Hán việt có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau phụ thuộc vào sự có hay không chuyển đổi âm điệu ........................................................... 49 4 Về quy tắc chuyển đổi thanh điệu .......................................................... 52 Tiểu kết ......................................................................................................... 53 Chương IV: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
  3. THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI HỌC TIẾNG NHẬT ..................... 55 1. Giới thiệu................................................................................................. 55 2. Đặc điểm hình thức của danh từ Hán Việt và bối cảnh........................... 56 3. Phân loại danh từ Hán Việt theo đặc trưng về ý nghĩa ........................... 59 3.1.Trong trường hợp danh từ Hán Việt diễn tả địa điểm hoặc đồ vật với ý nghĩa là người thực hiện hành động hoặc cách thức thực hiện hành động.................60 3.1.1. Sự thể hiện của người thực hiện hành động khi thêm ”sự/ việc/ cuộc”. 60 3.1.2. Phương pháp của hành động đối với danh từ biểu thị cơ sở và vật chất khi thêm “sự/ việc/ cuộc’’ .....................................................................................61 3.2. Danh từ Hán Việt thể hiện nội dung và kết quả của hành động .............62 3.3. Trong trường hợp danh từ thể hiện vật chất và hành động .....................64 4. Đặc trưng trong ngữ pháp của danh từ Hán Việt .................................... 65 4.1. Cách biểu thị tính đặc trưng của danh từ Hán Việt thông qua việc sử dụng từ chỉ thị ..................................................................................................................65 4.2. Cách biểu thị tính đặc trưng của danh từ Hán Việt thông qua việc sử dụng cụm từ bổ nghĩa mang tính giới hạn ....................................................................66 Tiểu kết ........................................................................................................ 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.............................................................. 78
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhật Bản và Việt Nam đều có chung đặc điểm của những quốc gia Đông Á xét trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị, tư tưởng, đặc biệt là chịu ảnh hưởng văn hóa chữ Hán. Sự giống nhau và khác nhau về cách sử dụng chữ Hán của người Việt và người Nhật cho thấy nhiều quan niệm và giá trị tinh thần, tư duy ngôn ngữ và đặc điểm ngữ dụng thú vị. Việc nghiên cứu so sánh từ Hán-Việt và từ Hán-Nhật (Kanji) không chỉ có ích về mặt ngôn ngữ học, văn hóa học nói chung mà còn có ích đối với người Nhật học tiếng Việt và người Việt học tiếng Nhật. Sáu năm trước, khi tôi bắt đầu học tiếng Việt ở Nhật, giáo sư của trường đại học nói rằng tiếng Việt có 60% đến 70% là từ Hán-Việt. Trong quá trình học tiếng Việt, tôi cảm nhận từ Hán-Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với từ Hán-Nhật (Kanji) và những đặc điểm đó rất thú vị. Nó giúp tôi hiểu thêm về lịch sử tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cũng như cách tư duy ngôn ngữ của người Việt. Đề tài “Nghiên cứu từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại (so sánh với từ Hán Nhật) là một lựa chọn bước đầu của tôi trong quá trình tìm hiểu tiếng Việt với hy vọng rằng có thể tìm thấy một vài đặc điểm hỗ trợ chủ yếu cho cách học tiếng Việt của người Nhật (và một phần nào ngược lại, cho người Việt học tiếng Nhật). 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu so sánh từ Hán-Việt và từ Hán-Nhật trong các văn bản và văn 1
  5. cảnh hiện đại là đề tài ít được nghiên cứu rộng rãi. Ngoài công trình của giáo sư Imai Akio và nhóm tác giả có nhan đề “現代ベトナム語における漢越語 の研究 (A Study on Chinese Vocabularies in Vietnamese)” trực tiếp khảo sát và đối chiếu từ gốc Hán trong tiếng Việt và tiếng Nhật thì vấn đề so sánh từ Hán – Việt và từ Hán – Nhật chưa được quan tâm nhiều. Công trình nói trên cũng là cơ sở chính để chúng tôi tham khảo, suy nghĩ và triển khai nghiên cứu. Chúng tôi đã tìm hiểu và chọn một số công trình chính liên quan đến luận văn như: - Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn, Nxb Khoa học xã hội, 1979. Công trình này được xem là một chuyên luận có uy tín cao trong giới nghiên cứu ngữ âm Việt Nam, đặc biệt là cách đọc Hán Việt. Tác giả đã đi từ định nghĩa cách đọc Hán Việt đến tầm quan trọng của cách đọc Hán Việt. Cuối cùng là phương hướng nghiên cứu cách đọc Hán Việt khả thi nhất trong bối cảnh nghiên cứu ngữ âm ở Việt Nam. Công trình đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, từ các vấn đề như hoàn cảnh lịch sử đã đặt nền móng cho cách đọc Hán Việt như thế nào, có chứng tích nào không chứng tỏ sự tiếp xúc tiếng Hán sau khi Việt Nam giành độc lập, những cứ liệu đáng tin cậy về xuất phát điểm của cách đọc Hán Việt và đặc biệt là phần giải thích về hệ thống ngữ âm tiếng Hán vào khoảng hai thế kỉ XVIII và IX. Vì đây là công trình chuyên sâu về ngữ âm nên sẽ khó đọc đối với người nước ngoài như tôi. Tuy nhiên, những tri thức của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã giúp tôi rất nhiều khi viết luận văn này. 2
  6. - Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt, Trần Đình Sử, [Thông báo Hán Nôm học 1997 (tr.552-559)] Trong bài viết ngắn này, tác giả đã nêu ra một số thông tin quan trọng: “trong số từ Hán Việt tiếp thu từ nhiều thời điểm, nhiều nguồn, có một loạt từ Hán Việt, tuy tiếp thu chủ yếu qua con đường sách báo Trung Quốc, nhưng lại có nguồn gốc Nhật Bản” để nhấn mạnh loại từ Hán Việt pha trộn với Hán Nhật. Theo tác giả, từ Hán Việt gốc Nhật “đánh dấu một bước phát triển mới của từ Hán Việt, tạo nên tiềm lực của đời sống tinh thần và tư duy khoa học hiện đại, bên cạnh từ Hán Việt có gốc từ tiếng Hán hiện đại do người Trung Quốc tạo ra và từ Hán Việt do người Việt cấu tạo”. Luận văn của tôi cũng đã dựa vào một số quan điểm của tác giả để triển khai so sánh từ Hán Việt và từ Hán Nhật. Đặc biệt, tôi rất chú ý đến các con số mà tác giả cung cấp như: “Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, các từ ngữ, thuật ngữ khoa học xã hội và nhân văn Trung Quốc hiện đại có tới 70% nhập từ tiếng Nhật (dẫn lời Vương Bân Bân trong Mối quan hệ giữa từ vựng Trung Quốc cận đại với Nhật Bản)”. Điều đáng quý là tác giả đã xác định trên 350 từ gốc Nhật ngày nay vẫn được sử dụng trong tiếng Việt. Các từ này hầu hết đều chỉ các khái niệm về xã hội, chính trị, khoa học, triết học, giáo dục. Tác giả cũng cho biết không phải mọi từ Hán gốc Nhật đều được người Việt vay mượn để chuyển thành từ Hán gốc Nhật. Về cơ bản, tác giả chia ra hai loại từ Hán Việt gốc Nhật chủ yếu như sau: a. “Một loại từ gồm các từ do người Nhật sử dụng yếu tố Hán để tạo ra từ của mình nhằm phiên dịch, diễn đạt các khái niệm mới về khoa học, giáo dục, chính trị, xã hội như các từ chính đảng, giai cấp, tuyên 3
  7. truyền, công dân, dân chủ, xã hội chủ nghĩa, hư vô chủ nghĩa, tế bào, chân không… b. Loại thứ hai gồm các từ người Nhật vay mượn từ của Trung Quốc từ nguồn thư tịch cổ rồi phú cho nó một ý nghĩa mới như văn minh, văn hoá, cách mạng, văn học, tưởng tượng, tinh thần, pháp luật, phân tích, phân phối, phép tắc”. Tác giả đã có sự phân tích rất thú vị về các trường hợp từ Hán Việt như: cách mạng, văn hoá, văn học vốn có nguồn gốc từ cách dịch của người Nhật. - Việc nghiên cứu âm Hán Việt và ngữ âm tiếng Việt ở Trung Quốc và Nhật Bản, Hồ Minh Quang, Science & Technology development, Vol 17, No.X5-2014, trang 30 – 38. Đây là bài viết chú trọng giới thiệu một số nghiên cứu tiêu biểu của các học giả Trung Quốc và Nhật Bản về hệ thống ngữ âm Hán Việt trong đối chiếu, so sánh với với ngữ âm Hán trung cổ. Tác giả đề cập sự giao hoà giữa hai hệ thống ngữ âm này tạo thành hệ thống ngữ âm hoàn chỉnh của âm Hán Việt tại Việt Nam. Có thể nói, đây là bài viết tương đối đầy đủ về bức tranh nhiều mặt xung quanh vấn đề âm đọc Hán Việt. Ngoài nhà ngôn ngữ học người Pháp H. Maspéro, tác giả còn đề cập hai công trình ngữ âm của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, một bài nghiên cứu chuyên sâu so sánh âm Hán Việt và chữ Nôm của Hoa Ngọc Sơn, hai bài nghiên cứu của Nghiêm Thuý Hằng về âm hệ Hán Việt và quan hệ với thanh mẫu tiếng Hán cũng như đặc điểm âm vận tiếng Việt, giáo sư Vương Lực (Trung Quốc) với công trình Nghiên cứu tiếng Hán Việt (1939). Một số tên tuổi khác cũng được tác giả điểm qua như Phan Ngộ Vân, Chu Hiểu Nông, Mạch Vân, Vi Thụ Quan, Vương Phúc Đường… Đóng góp quan trọng của bài 4
  8. viết này là giới thiệu một số nhà nghiên cứu người Nhật có đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu từ Hán Việt như Kondo Morishige với An Nam ký lược cảo (thế kỉ 19), Nanjo Fumio, Takakusu Junjiro và Sawai Tsuneshiro với Vùng đất mới của nước Phật – Nhật Nam (1903), Takahata Hikojiro với Nghiên cứu ngôn ngữ học của tiếng Indochina (1928)… với nhiều nội dung khoa học mới mẻ và đáng chú ý. Tác giả cũng nhấn mạnh trường hợp Toru Mineya với công trình Nghiên cứu An Nam dịch ngữ (1943), được xem là người tiên phong trong việc nghiên cứu âm Hán Việt với “một hệ thống và phương pháp rõ ràng”. Từ năm 1948 đến 1951, theo tác giả bài báo, ông còn viết tiếp hai bài nghiên cứu nữa: Luận về âm An Nam của chữ Hán và Luận về hệ thống thanh điệu của âm tiếng An Nam. - Tác giả cũng phân tích trực diện công trình quan trọng của Todo Akiraho: Những phát sinh về hai tự mẫu ảnh – dụ trong tiếng Việt Nam với nhận định rằng “những vết tích cổ xưa của ngữ âm tiếng Hán thời Hán – Nguỵ trong tiếng Việt ngày nay”. - Cuối cùng, tác giả bài viết nhắc đến Hashimoto Mantaro với bài Một đặc trưng của âm chữ Hán ở An Nam. - Nhìn chung, đây là bài viết ngắn nhưng đã cung cấp danh mục phong phú các tác giả Trung Quốc và Nhật Bản nghiên cứu âm Hán Việt một cách súc tích, hữu ích. - Thời gian hình thành và cơ sở ngữ âm của âm Hán Việt trung cổ, Nguyễn Đình Hiền, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 6-16 Trong bài viết này, tác giả đặt vấn đề âm Hán Việt trung cổ được truyền vào Việt Nam từ khi nào. Cách giới thiệu và giải thích cho thấy 5
  9. (1) Thời gian âm Hán Việt trung cổ truyền vào Việt Nam: Vương Lực trong bài “Nghiên cứu về âm HV” cho rằng âm HV được truyền vào VN từ thời trung Đường. Trong khi đó, Maspero trong “Nghiên cứu ngữ âm lịch sử Việt – các âm đầu”: phân biệt âm trọng thần và âm khinh thần nghiêng về giả thuyết cho rằng âm Hán Việt truyền vào Việt Nam từ thế kỉ 9, 10. Tuy nhiên, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn căn cứ vào một số vấn đề âm vận đã cho rằng âm Hán Việt truyền vào Việt Nam từ thế kỉ 8,9 , đặc biệt là do từ thế kỉ X, Việt Nam không còn chịu ảnh hưởng của tiếng Hán nữa. Tác giả nêu các tiêu chí: - Đặc điểm phụ âm tắc cuối âm tiết, - cách đọc của nhiếp giang, - cách đọc của vận vưu, - cách đọc của nhiếp quá và nhiếp giả, - giới âm khai khẩu tam đẳng, - giới âm hợp khẩu tam đẳng, - chứng cứ ngoài ngôn ngữ là những yếu tố có vai trò quyết định trong việc xác định thời điểm âm Hán Việt vào Việt Nam. Tác giả cũng nêu quan niệm của Trương Hữu Quýnh về một số mốc lịch sử liên quan như: cuộc kháng chiến chống Tần ở Văn Lang từ 204 trước CN, Nho giáo được truyền bá vào nước ta từ thời Tây Hán tức năm 111 trước CN thông qua hệ thống trường học dạy chữ Hán tại Giao Chỉ. Cuối đời Đông Hán, Tam giáo (Nho, Phật, Đạo) của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam mạnh mẽ. Từ các cứ liệu lịch sử và văn hoá nêu trên, tác giả bài viết cho rằng khả 6
  10. năng âm Hán Việt trung cổ được truyền vào Việt Nam vào thế kỉ 5, 6. (2) Cơ sở ngữ âm của âm Hán Việt trung cổ Tác giả luận chứng xung quanh vấn đề “hệ thống thanh mẫu, vận mẫu của âm HV trung cổ đối ứng chặt chẽ với hệ thống âm vận của Thiết vận” để nhấn mạnh cơ sở ngữ âm của âm HV là một phương ngôn nào đó của tiếng Hán. Đặc biệt, dẫn lời Vi Thụ Quan: “âm HV trong tiếng Việt không phải mượn từ âm Trường An, mà được mượn từ phương ngôn Bình Thoại”, chủ yếu do “Bình Thoại gần với các phương ngôn của Quảng Tây hơn”, có lịch sử lâu đời và trùng với khu vực phân bố tiếng Việt, có nhiều âm tương tự với âm Hán Việt. Ngoài một số công trình nêu trên, tôi cũng tham khảo đoạn “Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: các từ ngữ gốc Hán”, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, sách Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H, 1997, trang 213-219; Sách Dạy và học Từ Hán Việt ở trường phổ thông của Đặng Đức Siêu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 và một phần lời dẫn trong cuốn Ngữ văn Hán Nôm tập 4, Hán văn Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 2004. Tôi cũng tham khảo bài viết của giáo sư Simizu Masaaki, Sáng tạo văn hóa của Kanji và chữ Nôm tại Việt Nam – (Trường Đại học ngôn ngữ và văn hóa Osaka). Trong điều kiện hạn chế về thời gian và vốn tiếng Việt, tôi chỉ mong muốn đọc và viết những gì mình hiểu được một chút về từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại, so sánh với từ Hán Nhật. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Về lý luận: hệ thống hoá phần nào phương thức sử dụng chữ Hán của người Việt và người Nhật dựa trên các cứ liệu lịch sử và thực tiễn sử dụng. - Về thực tiễn: giúp ích cho việc dạy và học tiếng Nhật, tiếng Việt. 7
  11. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài đặt trọng tâm vào cách sử dụng từ Hán Việt của người Việt và từ Kanji của người Nhật từ giai đoạn từ thế kỷ XX (khi người Việt bắt đầu sử dụng chữ Latinh làm Quốc ngữ) cho đến nay. - Qua hệ thống tư liệu, khảo sát chính gồm các phần dưới đây: + Từ giống với tiếng Nhật + Từ xuất hiện trong tiếng Nhật nhưng có ý nghĩa khác nhau + Từ không tìm thấy trong tiếng Nhật hiện đại 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh, đối chiếu: tìm hiểu về chữ Hán Việt và Kanji sau đó tìm ra điểm chung và riêng để so sánh. - Phương pháp phân tích hệ thống: quá trình nghiên cứu để xác định mục tiêu và mục đích của nó và tạo ra hệ thống thông tin. - Phương pháp thống kê, khảo sát: phương pháp thu thập dữ liệu để đạt kết quả khách quan hơn. Chương I: TỔNG QUAN ĐẶC THÙ ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA CHỮ HÁN TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 1. Lịch sử từ Hán- Việt 1. 1. Quá trình tiếp xúc với tiếng Hán của người Việt ○ a Nguyên nhân chính trị Lịch sử Việt Nam, đặc biệt dựa vào các chứng cứ khảo cổ học, cho thấy sự thống trị của nhà nước phong kiến phương Bắc kéo dài từ thế kỉ thứ II trước 8
  12. Công nguyên cho đến thế kỉ thứ X sau Công nguyên. Sự kiện quan trọng nhất làm rõ sự lệ thuộc nhà Hán là chiến thắng của Triệu Đà trước nhà nước Âu Lạc, mở đầu một giai đoạn lịch sử chịu ảnh hưởng tư tưởng, văn hoá chữ Hán của người Việt. Từ thời Triệu Đà, bộ máy thống trị và tư tưởng Hán hoá chưa thật sâu đậm (theo sử sách ghi lại, giai đoạn này chỉ có vài quan sứ trông coi quận Cửu Chân và Giao Chỉ). Trên thực tế thì người Việt vẫn có thực quyền cai trị (trường hợp Triệu Đà vẫn sử dụng Lạc tướng) nhưng càng về sau, đặc biệt từ sau thời kì bị Đông Hán xâm lược, thì công cuộc Hán hoá mới được triển khai khắp các miền. Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, Mã Viện đã đưa toàn bộ quyền cai trị vào tay người Hán. Như vậy, chữ Hán đã có quá trình rất dài xâm nhập vào đời sống người Việt nhưng về cơ bản là dựa vào những biến động lớn về mặt chính trị. ○ b Hệ quả di dân Theo quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn, vấn đề di dân của người Hán thời cổ trung đại đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chữ Hán. Không thể thống kê các đợt di dân từ phương Bắc sang khu vực Giao Chỉ nhưng có thể nói, việc sống trà trộn với người Việt và giao lưu lẫn nhau giữa hai nền văn hoá đã khiến cho chữ Hán sớm đi vào quảng đại quần chúng. Đáng chú ý là hiện tượng “Việt hoá” những người Hán di dân, tạo ra một lớp văn hoá giao lưu bên cạnh nền văn hoá bản địa và văn hoá ngoại lai. Tất cả những tình hình trên đây tất yếu phải dẫn đến sự tiếp xúc chặt chẽ, lâu dài giữa hai ngôn ngữ Hán và Việt. ○ c Quan hệ giữa trí thức Việt và tầng lớp quan lại người Hán 9
  13. Một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quá trình tiếp xúc chữ Hán của người Việt thời cổ trung đại là việc tiếp nhận và truyền bá chữ Hán của chính những trí thức người Việt. Sự xuất hiện của Triệu Đà trong lịch sử của người Việt đánh dấu sự chuyển biến lớn lao của tầng lớp quý tộc Âu Lạc, khiến họ buộc phải tiếp thu và chịu ảnh hưởng những giá trị, ảnh hưởng của Trung Quốc. Nguyễn Tài Cẩn nhận xét: “Chính cơ sở kinh tế xã hội này đã tạo điều kiện cho việc dễ dàng tiếp thu nền văn hóa Hán, làm cho ảnh hưởng của nền văn hóa này càng ngày càng thấm sâu vào xã hội Việt Nam, thúc đẩy xã hội Việt Nam lại càng đi nhanh hơn vào con đường phong kiến hóa. Lực lượng góp phần “ đắc lực” nhất cho quá trình “Hán hóa” này, trước hết phải kể đến bộ máy thống trị do quan lại Trung Quốc nắm, và tầng lớp đông đảo các kiều nhân người Hán, trong đó có một bộ phận rất có uy thế. Nhưng càng về sau, vai trò của tầng lớp phong kiến, tầng lớp quyền quí Việt Nam cũng dần dần trở thành một vai trò không thể không kể đến.”1 Nhà nghiên cứu Trương Hữu Quýnh, qua cứ liệu lịch sử, cho rằng chữ Hán theo Nho giáo truyền vào Việt Nam từ thời Tây Hán (111 trước CN). Khi đó, hệ thống trường học dạy chữ Hán tại Giao Chỉ đã xuất hiện. Một số tư liệu lịch sử cũng ghi chép rằng Tích Quang (Thái thú Giao Châu và Nhâm Diên (Thái thú Cửu Chân) được xem là hai vị quan đặt nền móng cho việc đồng hoá người Việt. Từ thời Mã Viện trở về sau, hiện tượng “trí thức người Việt” được đào tạo theo hướng học thức nhà Hán bắt đầu xuất hiện nhiều hơn (như Trương Trọng đời Hán Minh Đế, Lý Tiến làm đến Thái thú, Lý Cầm làm đến Tư lệ hiệu 1 Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn, Nxb Khoa học xã hội, 1979, trang 35. 10
  14. uý). Hiện tượng này cho thấy mức độ tiếp thu và hoà nhập văn hoá, học vấn của người Việt đã có truyền thống và được minh chứng bằng thực tế lịch sử. Đặc biệt là hiện tượng Sĩ Nhiếp, một nhân vật “ngoại lai” được phong là “Nam giao học tổ”, được tôn vinh như một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình truyền bá chữ Hán vào Việt Nam. Cùng với sự vươn lên của tầng lớp phong kiến Việt Nam vào thế kỉ thứ VII, VIII, chế độ khoa cử theo người Hán cũng cho phép người Việt tham gia nhưng có phần hạn chế (mặc dù sử cũ vẫn ghi nhận có trường hợp người Việt đỗ cả tiến sĩ, làm đến tể tướng). Có thể mượn lời Nguyễn Tài Cẩn như sau: “… đến thời kỳ này, nền văn hóa Hán nói chung, nền ngôn ngữ văn tự Hán nói riêng, đã có được một ảnh hưởng nhất định trên địa bàn Việt Nam, nhất là ở những nơi trung tâm của chính quyền đô hộ. Và đến thời kỳ này, trong giai cấp phong kiến Việt Nam cũng đã xuất hiện một tầng lớp khá đông đảo, am hiểu Hán học, và thông qua Hán học nắm được cả Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Chính đây là một trong những lực lượng sau khi giành được độc lập, đã ra sức bảo vệ, duy là những gì là tiếp thu được trước đó về mặt văn hóa, nhất là về mặt ngôn ngữ, văn tự và đã góp phần đắc lực trong việc củng cố, tuyên truyền cho cái vai trò của văn ngôn và chữ Hán.”2 1. 2. Đặc điểm từ Hán- Việt 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến từ Hán Việt 2 Nguyễn Tài Cẩn, sđd, trang 37. 11
  15. - Tiếng Hán trung cổ: Phân biệt với tiếng Hán thượng cổ thường có trong văn bản Giáp cốt văn. Tiếng Hán trung cổ được hình thành sau thuyết về “Thiết vận” đời nhà Tấn. - Từ Hán Việt: Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996) định nghĩa là “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán”. - Từ Việt gốc Hán: theo Đặng Đức Siêu, không phải toàn bộ từ Việt gốc Hán được xem là từ Hán Việt mà chỉ có loại từ Việt gốc Hán đọc theo âm Hán Việt mới được gọi là từ Hán Việt. - Từ Hán đọc theo âm Hán Việt: là loại từ khác với từ Hán Việt và từ Việt gốc Hán nêu trên. 1.2.2. Đặc điểm cơ bản - Nguồn gốc: Như phần lịch sử vấn đề tôi đã nêu, có nhiều thuyết về quá trình hình thành từ Hán Việt nói chung. Trong công trình này, tôi chọn hướng tiếp cận của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn là cách đọc Hán Việt được xác định là xuất hiện vào đời nhà Đường, khoảng thế kỉ thứ 8. - Cách kết hợp phong phú từ gốc Hán dưới nhiều hình thức như: giữ nguyên nghĩa chữ Hán, thay đổi nghĩa chữ Hán, ghép các thành tố chữ Hán theo kiểu cấu trúc tiếng Việt, du nhập từ Hán Nhật theo cách phát âm của người Việt,… - Số lượng từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại: trải qua nhiều đánh giá và thống kê khác nhau, hiện nay có 2 quan điểm: một là lượng từ vựng 12
  16. Hán Việt chiếm đến 70% lượng từ tiếng Việt (cứ liệu thống kê đầu thế kỉ XX của H. Maspero) ; hai là lượng từ vựng Hán Việt chỉ hiếm khoảng trên 30% lượng từ tiếng Việt (cứ liệu thống kê trên 5 cuốn tự điển mới nhất về tiếng Việt của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đương đại tại Việt Nam). Trước thực tiễn nghiên cứu hiện nay, tôi không chọn chính xác xu hướng nào vì báo cáo tốt nghiệp của tôi không kết luận vấn đề số lượng từ Hán Việt, mà tôi chỉ nêu một số trường hợp tiêu biểu về cách hiểu từ Hán Việt so sánh với từ Hán Nhật qua một số tiêu chí ban đầu. 1.3. Lịch sử từ Hán- Nhật Người ta ước tính rằng lần đầu tiên những người nói tiếng Nhật bắt gặp chữ Hán là vào khoảng thế kỷ thứ 1, dựa trên tem vàng (được trích từ Shigajima, quận Fukuoka) và đồng xu (được khai quật từ địa điểm Shigenodan ở Nagasaki). Cả hai đều được sản xuất tại lục địa Trung Quốc, và con dấu Trung Quốc, 漢 委奴国王(Kan no wa no na no ko ku ou in)được viết trên con dấu vàng, và 貸泉(Ka sen) Cảnh được viết trên đồng xu. Trước khi giới thiệu chữ Hán, không có một văn kiện chính thức nào ở Nhật Bản. Vì thế người qua người truyền nhau ghi nhớ những huyền thoại và truyền thuyết và nói chúng bằng lời nói. Người ta cho rằng Kanji được giới thiệu đến Nhật Bản trong thời kỳ Yayoi vào nửa sau của thế kỷ thứ 4. Một chữ Hán được viết trên một đồ gốm được cho là đã được khai quật ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ 3, nhưng không rõ liệu chữ Hán có được người dân xác nhận có chính xác vào thời kỳ đó hay không. Vào khoảng thế kỷ thứ 5, tên địa danh và tên các nhân của Nhật Bản bắt 13
  17. đầu được viết bằng chữ Hán. Cụ thể như trên thanh kiếm sắt và gương bằng đồng được sản xuất tại Nhật Bản có khắc chữ Hán. Tên của những thanh kiếm sắt được khai quật từ Inariyama Kofun (Thành phố Gyoda, tỉnh Saitama) được khắc tên của Wow Wowake và và Oh Oh, và Oh Siki. . Tên cá nhân và tên địa danh được viết bằng chữ Hán của Trung Quốc trên dòng chữ của thanh kiếm sắt được khai quật từ Eda Funayama Kofun (Wasui-cho, Tamana-gun, tỉnh Kumamoto) và gương đồng từ đền Sumida Hachimangu (thành phố Hashimoto, tỉnh Wakayama). Tuy nhiên, có khả năng cao là đã có người ngoại lai tham gia vào quá trình chế tác sản phẩm này. Mãi đến khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 7, người nói tiếng Nhật có khả năng đọc chữ Hán (Kanji) mới bắt đầu tăng lên. Tại Nhật Bản, từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 7, Phật giáo và Đạo giáo bắt đầu được giới thiệu từ Trung Quốc đại lục và Bán đảo Triều Tiên. Để hiểu rõ hơn về Phật giáo và Đạo giáo này người Nhật tìm đọc các cuốn sách viết bằng chữ Hán Trung Quốc là việc cần thiết. Vào thế kỷ thứ 7, nhóm xóa mù chữ đã mở rộng, bao gồm cả những du học sinh trở về và trong các ký tức xá ở các trường đại học. Kiến thức về chữ Hán dần được lan tỏa rộng rãi. Phật giáo phát triển trong thời kỳ Nara. Sự khởi đầu của việc xây dựng Đại Phật của Hoàng đế Seibu là một dự án mang tính biểu tượng, Nhưng cùng với đó, một xưởng sao chép quy mô lớn cũng được xây dựng và đưa vào thực thi. Một nơi sao chép công khai đã được thiết lập, và mọi người gọi là các bản sao chép các câu thánh thư được viết bằng chữ Hán. Ví dụ, bài viết của Nhật Bản, một phần của Nhật ký Nhật Bản, ở cuối cuốn sách này có phần [nhật ký 14
  18. ngày 1 tháng 5 năm 740] có sắp xếp ghi lại bằng kí tự Kanji. Từ nửa sau của thế kỷ thứ 7 đến nửa sau của thế kỷ thứ 8, bộ sưu tập các bài thơ lâu đời đâug của Nhật Bản là Nhật Bản Manyoshu, đã được biên soạn. Ngay cả ký hiệu (một- kana của Manyo-kana) ghi lại âm thanh của từng nhịp của bài hát 5, 7, 5, 7, 7 chỉ sử dụng các ký tự Kanji. 余能奈可波 牟奈之伎母乃等 志流等伎子 伊与余麻須万須 加奈之可利家理 (よのなかは むなしきものと しるときし いよよますます かなしかりけり) 〔巻 5・793〕 Có thể nói, thời kỳ Nara trước thế hệ Hiragana và Katakana là "kỷ nguyên của kanji". (chú thích chữ Hiragana và Katakana là do người Nhật sau này sáng tạo ra) 15
  19. 16
  20. 岩淵本願経四分律 (執筆者蔵) 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2