intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng bộ kít nhuộm hóa học tế bào để phân loại bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:95

99
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là: Đánh giá sự phù hợp của bộ kít nhuộm hóa học tế bào trong phân loại dòng tế bào so với phương pháp hình thái học, miễn dịch học và di truyền trên những bệnh nhân bạch cầu cấp đã được chẩn đoán thể bệnh theo tiêu chuẩn FAB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng bộ kít nhuộm hóa học tế bào để phân loại bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB

  1. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên  TT Tên Tiếng Việt Tên Tiếng Anh viết tắt Bệnh bạch cầu cấp dòng  Acute lymphoblastic  1 ALL lympho leukemia 2 AML Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy Acute myeloid leukemia 3 BCC Bạch cầu cấp Leukemia 4 CE Cacboxyl esteraza Carboxyl esterase 5 CS Cộng sự et al 6 CD Dấu ấn miễn dịch Cluster of Differenciation Hội các nhà huyết học Pháp ­  7 FAB French ­ American ­ British Mỹ ­ Anh 8 HHTB Nhuộm Hóa học tế bào Cytochemistry 9 HLA ­ DR Kháng nguyên bạch cầu người Human Leukocyte antigen 10 LA Bệnh bạch cầu cấp Acute leukemia
  2. Bệnh bạch cầu cấp dòng  11 L1 Homogenous small blast type lympho đã biệt hóa Bệnh bạch cầu cấp dòng  12 L2 Heterogenous blast type lympho chưa biệt hóa Bệnh bạch cầu cấp dòng  13 L3 Homogenous lager blast type lympho loại Burkitt Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy  Minimally differentiated  14 M0 biệt hóa tối thiếu acute myeloid Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy  Acute myeloblastic leukemia,  15 M1 không có tế bào trưởng thành without maturation Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy  Acute myeloblastic leukemia,  16 M2 có tế bào trưởng thành with granulocytic maturation Bệnh bạch cầu cấp dòng tiền  Acute promyelocytic  17 M3 tủy leukemia Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ­  Acute myelomonocytic  18 M4 mono leukemia Bệnh bạch cầu cấp dòng  19 M5 Acute mono mono Bệnh bạch cầu cấp dòng          20 M6 Acute erythroid leukemia hồng cầu Bệnh bạch cầu cấp dòng            Acute megakaryoblastic  21 M7 tiểu cầu leukemia 22 NE Esteraza không đặc hiệu Non­specific esterase
  3. Esteraza không đặc hiệu ức  Non­specific esteraza ­ NaF  23 NE ­ NaF chế bằng NaF inhibitor 24 PA Photphataza axit Acid photphatase 25 PAL Photphataza kiềm Alkaline photphatase 26 PAS Periodic Axit Schiff Periodic ­Acid ­ Schiff 27 PER Peroxydaza Peroxidase 28 SD Sudan đen Sudan black 29 SLTBT Số lượng tế bào tủy The number of myeloid cells 30 WHO Tổ chức Y tế thế giới World Heath Organization
  4. DANH MỤC HÌNH
  5.  DANH MỤC BẢNG
  6. MỞ ĐẦU Bệnh bạch cầu cấp là nhóm bệnh máu ác tính của hệ  thống tạo máu với   đặc trưng bởi sự  tăng sinh và tích tụ  tế  bào non trong máu và tủy xương. Bạch   cầu cấp được chia thành 2 nhóm là bạch cầu cấp dòng tủy và bạch cầu cấp dòng  lympho. Bạch cầu cấp dòng tủy là kết quả của sự tích lũy tế bào non bất thường   trong tủy xương. Bạch cầu cấp dòng lympho là bệnh tăng sinh ác tính trong quá   trình tạo máu dòng lympho. Những tế  bào này lấn át sự  sinh máu bình thường   trong tủy xương, chúng có thể thoát ra ngoài máu ngoại vi và thâm nhiễm vào các   cơ  quan nội tạng [23]. Bệnh có các hội chứng: Thiếu máu, xuất huyết, nhiễm  trùng và dẫn tới tử  vong nếu không được phát hiện và điều trị  kịp thời. Vì vậy,   việc xác định chính xác  thể  bệnh cũng như  dòng tế  bào bị  ung thư  có vai trò  quyết định trong điều trị. Hiện nay, việc phân loại dòng tế bào và thể bệnh bạch  cầu cấp dựa trên một trong hai tiêu chuẩn là FAB và WHO. Tiêu chuẩn FAB do   các nhà Huyết học Pháp­Anh­Mỹ đưa ra năm 1976 là tổng hợp kết quả hình thái  học và hóa học tế bào, năm 1986 tiêu chuẩn này đã bổ sung  thêm kết quả miễn  dịch và di truyền [15, 17].  Nhuộm hóa học tế bào gồm 8 kỹ thuật: Periodic­Acid Schiff (PAS), sudan   black (SD), peroxidaza (PER), esteraza đặc hiệu, esteraza không đặc hiệu ức chế  bằng NaF và không ức chế, photphataza kiềm và axit. Ưu điểm của phương pháp   nhuộm hóa học tế bào: Rẻ tiền, giá thành chỉ bằng 1/4 so với phương pháp miễn  dịch và bằng 1/10 so với phương pháp di truyền, không cần máy móc hiện đại,  dễ  triển khai. Hiện nay, các bộ  kít nhuộm có bán trên thị  trường là các kít đơn,   giá thành cao và có những nhược điểm: kỹ  thuật nhuộm nằm nên có nhiều cặn,  quy trình nhuộm khác nhau về thời gian, số bước nhuộm, hóa chất cố định khác   nhau, bước tẩy màu của kỹ  thuật nhuộm Sudan và Periodic ­ Acid Schiff khó   đồng nhất, nhuộm nền thiếu tương phản, chất màu dễ hòa tan trong dầu soi kính   nên khó hội chẩn tiêu bản nhiều lần. Tại Việt Nam, các thuốc thử hầu hết là tự  6
  7. pha kết hợp với các yếu điểm trên nên độ  nhạy, độ  đặc hiệu còn thấp. Theo  Trần Ngọc Vũ và cộng sự (2014) tỷ lệ phù hợp chẩn đoán giữa hình thái học­hóa   học tế bào và miễn dịch là 89,1%, giá trị dự báo đối với bệnh bạch cầu cấp dòng   lympho là 88,88% và độ đặc hiệu là 73,77% [25]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Toàn  thì việc phân loại dòng tế bào theo tiêu chuẩn FAB dựa trên phương pháp nhuộm   hóa học vẫn cần phải có sự điều chỉnh tới 29,7% nhờ vào kỹ thuật miễn dịch và   di truyền [19]. Hiên nay, tác gi ̣ ả  Trần Văn Tính, Trung tâm Huyết học­ Truyền   máu, Bộ Công an đã nghiên cứu và chế tạo thành công kít nhuộm hóa học tế bào  đồng   bộ   HICYTEC   gồm   10   kỹ   thuật:   Giemsa,   Periodic­Axit   Schiff   (PAS),   Peroxidaza, Sudan B, Esteraza đặc hiệu, Esteraza không đặc hiệu, Esteraza không   đặc hiệu  ức chế bằng NaF, Photphataza kiềm, Photphataza axit, Perls. Bộ kít đã  cơ bản khắc phục được các yếu điểm ở trên . Nhằm đánh giá giá trị sử dụng của  bộ kít, tiến tới có thể thay thế hàng nhập ngoại, đề tài “Ứng dụng bộ kít nhuộm  hóa học tế bào để  phân loại bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB” là đề  tài  có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, kinh tế ­ xã hội cấp thiết. Mục tiêu của đề tài là: Đánh giá sự phù hợp của bộ kít nhuộm hóa học tế  bào trong phân loại dòng tế bào so với phương pháp hình thái học, miễn dịch học   và di truyền trên những bệnh nhân bạch cầu cấp đã được chẩn đoán thể  bệnh   theo tiêu chuẩn FAB (1986). Nội dung nghiên cứu: Thống kê đặc điểm bệnh bạch cầu cấp trên các bệnh nhân được chọc tủy  lần đầu tại Viện Huyết học­Truyền máu trung ương. Đánh giá tính phù hợp của phương pháp nhuộm hóa học tế  bào đồng bộ  HICYTEC 10 kỹ thuật so với phương pháp hình thái học, miễn dịch và di   truyền trên các bệnh nhân đã được chẩn đoán thể  bệnh theo tiêu chuẩn  FAB. 7
  8. Đánh giá giá trị  của kít nhuộm hóa học tế  bào đồng bộ  HICYTEC, khi  nhuộm photphataza kiềm, nhuộm photphataza axit bạch cầu, nhuộm Perls   trên bệnh nhân bạch cầu cấp.  8
  9. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quá trình sinh máu 1.1.1. Cơ quan sinh máu Cơ quan tạo máu bao gồm: tủy xương, tổ chức lympho (lách, hạch, tuyến  ức) và tổ  chức võng mô. Thời kì phôi thai, cơ  quan tạo máu gồm có gan, lách,   hạch. Sau khi sinh, quá trình tạo máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) chỉ xảy ra ở  tủy đỏ của các xương. Đến tuổi trưởng thành, quá trình sinh máu chỉ còn diễn ra   tại đầu các xương dẹt, đầu xương đùi, xương cánh tay và một vài khu vực sinh   máu ngoài tủy biệt hóa các dòng lympho T và B [6]. 1.1.2. Quá trình sinh máu Hiện nay nhiều công trình đã chứng minh, các dòng tế bào máu được sinh  ra từ tế bào gốc vạn năng. Quá trình biệt hóa qua nhiều giai đoạn và tùy theo sự  kích thích đặc hiệu mà tế  bào gốc vạn năng biệt hóa để tạo thành những tế  bào   có chức năng cần thiết [11]. Ba kích thích tố  chính tạo máu gồm: Erythropoietin   tạo hồng cầu, thrombopoietin tạo tiểu cầu và colony­stimulating factors cùng với  interleukin (IL) kích thích tạo bạch cầu. Quá trình sinh máu được điều hòa bởi  yếu tố di truyền đặc biệt là các tế bào bị chết theo chương trình [13]. 1.2. Bệnh bạch cầu cấp 1.2.1. Khái niệm chung Bệnh bạch cầu cấp là tình trạng bệnh lý cấp tính của tế bào sinh máu với   đặc điểm chính là tăng số lượng bạch cầu bất thường ở cả trong tủy xương và ở  ngoài máu ngoại vi, tủy xương có trên 30% tế  bào non (blast) trong tổng số  tế  bào có nhân, phá hủy quá trình sinh máu bình thường trong tủy và xâm nhiễm vào  các cơ quan [12]. 1.2.2. Dịch tễ học Theo công bố của Rebecca Siegel MPH và cộng sự (2015) trong năm 2014,  ở Mỹ ghi nhận 6.250 ca mắc mới bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Tỷ lệ  9
  10. nam (3.100) và nữ (3.150) gần bằng nhau, số tử vong gây ra bởi bệnh này   là 1.450 người [52]; Tại Mỹ, hàng năm xuất hiện mới khoảng 2,2 trường hợp   bạch cầu cấp  dòng tủy trên 100.000 dân và có khoảng 3.000 trường hợp bạch cầu cấp   dòng lympho mới trên toàn quốc [44]; Tại Việt Nam, tuy chưa có nghiên cứu nào tiến hành đầy đủ  về  dịch tễ  học của bệnh bạch cầu cấp trên toàn quốc nhưng theo tổng kết tại Viện   Huyết học­Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai thì thấy bệnh bạch cầu cấp  gặp tỷ lệ cao nhất (32.1%) trong số các bệnh máu đến khám và điều trị tại   Bệnh viện Bạch Mai [7]. 1.2.3.Các nguyên nhân gây bệnh Cho  tới nay nguyên  nhân  gây bệnh chưa   được  sáng tỏ.  Tuy nhiên  qua   nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố liên quan tới phát sinh bệnh: Tia  xạ: Những  người  tiếp xúc  nhiều với  tia  ion hóa  hay  tia  xạ  thường có nguy cơ bị bạch cầu cấp; Hóa chất: Những người nhiễm mạn tính benzen hay sử  dụng hóa  chất để chữa bệnh ác tính dễ mắc bệnh bạch cầu cấp; Virus:   Human   T­cell   lymphotropic   virus   gây   bạch   cầu   cấp   dòng  lympho, Epstein­Barr virus (EBV) gây ung thư vòm... Yếu tố di truyền: Những bệnh nhân bị một số bệnh di truyền như hội  chứng Down, hội chứng Bloom, thiếu máu Fanconi có nguy cơ cao bị bạch cầu   cấp [12]. 1.2.4. Cơ chế bệnh sinh Sự hoạt động của các gen ung thư (oncogene): Các gen bình thường do  yếu tố nào đó tác động trở thành các gen bất thường gây ung thư gọi là gen  ung thư. Sản phẩm của các gen ung thư là các protein bất thường, có hoạt  tính mạnh, gây rối loạn quá trình sinh sản và biệt hóa của tế bào; 10
  11. Gen  ức chế  ung thư: Các công trình nghiên cứu gần đây đã chứng minh  được trong tế  bào bình thường có những gen kiểm soát sự  tăng sinh, nếu   mất các gen này sẽ dẫn đến mất kiểm soát phân chia tế bào, gây ra u; Hoạt hóa các oncogen trong bệnh bạch cầu cấp: Một số  gen hoạt hóa  và kích thích tăng sinh tế bào. Khi các gen này được giải phóng và kết hợp   với gen  ức chế bị kìm hãm sẽ làm tăng trưởng mạnh sự phát triển khối u   và làm các tế bào bình thường trở thành ác tính [2, 21, 37]. Một số  biến đổi gen thường gặp trong bạch cầu cấp dòng lympho được  thể hiện trên Bảng 1.1 [10]. Bang 1..  ̉ Biến đổi di truyền và tiên lượng trong bạch cầu cấp dòng lympho. Tiên lượng Loại bất thường Tốt Trên lưỡng bội: >50 NST; Chuyển đoạn t(12;21) Trên lưỡng bội từ  47­50 NST; 46XX/XY (bộ  NST bình  Trung bình thường); Chuyển đoạn t(1;19) Thiểu bội, mất NST; Chuyển đoạn t(9;22); Chuyển đoạn  Xấu t(11q23), t(4;11); Chuyển đoạn t(5;14). 1.2.5. Phân loại Xếp loại bạch cầu cấp dòng tủy:  Trong Bảng xếp loại bạch cầu cấp   dòng tủy  theo FAB 1976. Bạch cầu cấp dòng tủy được chia làm các thể từ  M1 đến M7: Thể M1: lơ xê mi cấp nguyên tủy bào kém biệt hóa; Thể M2: lơ xê mi cấp nguyên tủy bào biệt hóa; Thể M3: lơ xê mi cấp tiền tủy bào tăng hạt đặc hiệu và chia làm 2 nhóm: M3h: chứa các hạt đặc hiệu lớn; M3v: chứa các hạt đặc hiệu nhỏ. Thể M4: lơ xê mi cấp hỗn hợp chia làm 2 nhóm: M4: lơ xê mi cấp tủy ­ mono; 11
  12. M4eo: lơ xê mi cấp tủy ­ mono có tăng bạch cầu ái toan. Thể M5: lơ xê mi cấp dòng mono: M5a: ≥80% tế bào mono là monoblast; M5b:
  13. Hội chứng thiếu máu: xảy ra nhanh, nặng dần với các biểu hiện da xanh,  mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhịp tim nhanh. Thường không cân xứng với   tình trạng xuất huyết; Hội chứng xuất huyết: xuất huyết tự  nhiên, hay  ở  da ­ niêm mạc (chấm   nột đám mảng xuất huyết, chảy máu mũi, chảy máu chân răng...) có thể ở  các tạng (xuất huyết đường tiêu hoá, tiết niệu, tử cung, não ­ màng não...); Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, viêm loét miệng họng, viêm phổi, nhiễm trùng  da; Hội chứng thâm nhiễm: Gan to, lách to, hạch to, phì đại lợi , thâm nhiễm   da, đau xương, cơ khớp... Toàn trạng chung: mệt mỏi gầy sút, suy sụp nhanh. 1.2.7. Đặc điểm xét nghiệm Huyết đồ: Thiếu máu bình sắc, hồng cầu bình thường, hồng cầu lưới giảm; Bạch cầu: số  lượng bạch cầu thường tăng,  nhưng có  thể  bình thường hoặc   giảm. Công thức bạch cầu thường gặp một tỷ lệ tế bào blast. Tuy nhiên một số  trường hợp số lượng bạch cầu giảm nặng có thể  không gặp tế  bào blast ở  máu   ngoại vi; Tiểu cầu: số lượng giảm. Tuỷ đồ: Số lượng tế bào tuỷ: thường tăng, tủy giàu tế bào. Trong một số trường hợp tủy   nghèo hoặc có mật độ bình thường; Tăng sinh tế bào blast trên 30% tế bào có nhân trong tuỷ xương; Các dòng hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu bị lấn át.  Sinh thiết tuỷ xương: Chỉ định khi chọc hút tuỷ nghèo tế bào. Các khoang  sinh máu có nhiều tế bào ác tính, có thể có tình trạng xơ. 13
  14. Nhuộm hoá học tế  bào: Sử  dụng hóa chất nhuộm một số enzym và các  chất có trong tế  bào, qua đó xác định được dòng tế  bào, kết hợp với kết   quả  hình thái học trên tiêu bản nhuộm giemsa có thể  phân loại thể  bệnh   bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB. Xét nghiệm miễn dịch: Bằng kỹ  thuật miễn dịch phát hiện các kháng nguyên dấu  ấn trên màng  các tế bào blast (CD­Cluster of Differentiation) và đối chiếu với sự xuất hiện các  CD này trong quá trình biệt hóa và trưởng thành tế bào máu bình thường để biết   bản chất dòng và giai đoạn biệt hóa của tế bào trong bệnh bạch cầu cấp. Nhóm dấu  ấn CD thay đổi trong quá trình biệt hóa bạch cầu dòng t ủy:  Các tế  bào  non  thuộc dòng tủy sẽ  phản  ứng dương tính với các kháng  nguyên CD33 hoặc CD14. Nhóm dấu ấn CD thay đổi trong quá trình biệt hóa bạch cầu lympho B: Tế bào nguồn đầu dòng B: CD10, CD19; Tế bào tiền lympho B: CD10, CD19, CD20; Lympho B trưởng thành: CD19, CD20, CD21, CD22, CD23; Tương bào: CD38. Nhóm dấu ấn CD thay đổi trong quá trình biệt hóa bạch cầu lympho T: Tế bào nguồn đầu dòng T: TdT, HLA; Tế bào tiền lympho T: TdT, CD7, CD2, CD3; Tế bào lympho T4: CD2, CD3, CD4; Tế bào lympho T8: CD2, CD3, CD8. Xét nghiệm về di truyền NST: Xét   nghiệm   di   truyền   thường   được   dùng   để   chẩn   đoán   và   tiên   lượng   bệnh. Có một số bất thường nhiễm sắc thể phổ biến trong một số thể bạch cầu   cấp (chuyển đoạn, đảo đoạn,…), cụ thể như sau: t(8;12) trong  bạch cầu cấp M2; 14
  15. t(15;17) trong bạch cầu cấp M3; Inversion (inv) 16 trong bạch cầu cấp M4Eo; t(9;22) trong bạch cầu cấp dòng lympho. 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về nhuộm hóa học tế bào Nhuộm hóa học tế  bào từ  lâu đã trở  thành đối tượng được các nhà khoa   học tập trung nghiên cứu phát triển các kỹ thuật nhằm phát hiện các enzym cũng  như các chất chuyển hóa có trong nội bào tế bào. Năm 1885, Ehrlich là người đầu  tiên nhuộm enzym cytochrom oxidaza trong các mô tươi bằng phản  ứng "Nadi"  giữa    ­naphtol và dimethyl­p­phenylethylendiamine và có thể quan sát được trên  kính hiển vi. Neukirch (1910) giới thiệu kỹ thuật nhuộm phát hiện các glycogen   trong các bạch cầu trung tính bằng phẩm màu carmin theo phương pháp Best [ 31,  40]. Năm 1947, Bailllif và Kimbrough  ứng dụng dùng Sudan B nhuộm hạt mỡ  bạch cầu để  phân biệt dòng tuỷ  và các dòng khác [31, 40]. Đầu những năm 50  của thế  kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ  của các loại phẩm màu azo đã giúp các   nhà nghiên cứu đưa các tiến bộ  trong ngành hóa màu vào  ứng dụng nhuộm hóa  học tế bào [30, 32, 51]. Năm 1953, Gomori là người đầu tiên phát triển kỹ  thuật  nhuộm esteraza đặc hiệu bạch cầu người sử dụng naphtol AS­D cloaxetat làm cơ  chất [55]. Việc phối hợp với các công nghệ  khác như  kỹ  thuật kháng thể  đơn   dòng và các phương pháp phân tích dòng chảy đã cho phép tự  động hóa đạt kết  quả tin cậy cao [45]. Phương pháp hình thái học­nhuộm hóa học tế bào cùng với  miễn dịch và di truyền được ứng dụng rộng rãi trong chuyên ngành Huyết học để  phân loại thể bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB và tiêu chuẩn WHO [28,   32, 34, 49]. Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng phổ biến 8 kỹ thuật nhuộm   hóa học tế bào như sau: 1.3.1. Kỹ thuật nhuộm Periodic­Axit Schiff (PAS) Phương pháp dựa trên nguyên lý của phản ứng hóa học gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Axit periodic oxi hóa glycogen trong tế  bào thành diandehit  theo hình 1.1: 15
  16. 1­2 Glycol                                     Diandehit Hình 1.. Glycogen bị oxi hóa bởi axit periodic thành diandehit Ghi chú: R1, R2 là các gốc: amin (­RNH2) hoặc alkyl amino thế (­RNHR') Giai   đoạn   2:   Diandehit   tạo   thành   tham   gia   vào   phản   ứng   nhuộm   hoàn  nguyên bằng thuốc thử Schiff thể hiện trên hình 1.2:   Thuốc thử Schiff Phẩm màu quinoit Hình 1.. Diandehit tác dụng với thuốc thử Schiff tạo phẩm màu Quinoit Như vậy, về mặt bản chất đây là một phản ứng nhuộm hoàn nguyên nhằm  bộc lộ glycogen có trong nguyên sinh chất của tế bào. Kết quả dương tính khi có  màu đỏ trên nguyên sinh chất của tế bào nghĩa là có glycogen và ngược lại. Phản ứng PAS thường dương tính đối với bạch cầu ung thư dòng lympho,  tế bào càng trưởng thành thì mức độ dương tính càng mạnh. Các tế bào monoxit   và  lymphoxít bình thường có độ dương tính rất thấp. Các dòng tế bào khác như  dòng tủy, mẫu tiểu cầu, tiểu cầu, tương bào dương tính dạng lan tỏa, còn tế bào  bạch cầu  ưa axit, bazơ và dòng hồng cầu thì gần như  âm tính. Những tính chất   khác nhau đó là cơ  sở  của kỹ  thuật nhuộm hóa học bạch cầu để  phân biệt các  dòng tế bào và xếp loai  th ̣ ể bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB [27, 28]. 1.3.2. Kỹ thuật nhuộm peroxidaza (PER) Cơ chế của phản ứng nhuộm peroxidaza đi qua hai giai đoạn thể hiện trên   hình 1.3 và 1.4 [29, 46]:  H2 O2                         H2O + O: Hình 1.3. H2O2 bị khử do xúc tác của peroxidaza tạo oxi nguyên tử Benzidin Di­imin diphenyl 16
  17. Hình 1.4. Oxi nguyên tử ôxi hóa benzidin thành di­imin diphenyl. Dưới xúc tác của peroxidaza là một enzym oxi hóa khử, nước ôxi già bị  khử thành nước và oxi nguyên tử, oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh đã oxi hóa   benzidin thành 2­diimin diphenyl có màu vàng nâu. Nếu trên nguyên sinh chất của   tế bào có màu vàng nâu chứng tỏ có mặt của peroxidaza. Peroxidaza dương tính đối với các tế  bào dòng tủy, dương tính nhẹ  với  dòng mono; âm tính với dòng lymphoxít, dòng hồng cầu và tiểu cầu. 1.3.3. Kỹ thuật nhuộm sudan B Cơ chế của các phản ứng nhuộm rất khác nhau gồm khuếch tán vật lí đơn   thuần hoặc liên kết hóa học trực tiếp. Trong các loại thuốc nhuộm, sudan là một   nhóm phẩm nhuộm đượ c  ưa chuộng nhuộm lipit từ  vàng (Sudan III) đến đen  (Sudan B).  Đối với máu ngoại vi, phản ứng nhuộm sudan B cho kết quả bạch cầu hạt   dương   tính   mạnh,   monoxit   dương   tính   yếu,   lymphoxit   và   hồng   cầu   âm   tính.  Trong tủy xương bình thường, các tế  bào dòng tủy dương tính từ  tiền tủy bào  đến tế  bào trưởng thành, dòng mono chỉ  dương tính  ở  các tế  bào trưởng thành;  mẫu tiểu cầu và tiểu cầu âm tính. Trong nhiều trường hợp của bệnh bạch cầu  cấp có thể phân biệt tương đối rõ dòng tủy và các dòng tế bào khác bằng kết quả  nhuộm Sudan B. Kết quả dương tính Sudan B của mẫu bệnh phẩm thường cũng   cho kết quả  dương tính với kỹ  thuật nhuộm Peroxidaza. Chính vì vậy kết quả  nhuộm Sudan B là một trong những tiêu chuẩn được  ứng dụng phân loại thể  bệnh trong bệnh bạch cầu cấp theo tiêu chuẩn FAB [28]. 1.3.4. Kỹ thuật nhuộm esteraza  a) Nhuộm esteraza đặc hiệu [54] Cơ chế phản ứng nhuộm esteraza đặc hiệu gồm hai giai đoạn: 17
  18. Giai đoạn 1: Esteraza bạch cầu người thủy phân cơ  chất là các este tạo   thành dẫn xuất của naphtol như hình 1.5: Naphtol AS­D Cloaxetat Naphtol AS­D Hình 1.5. Thủy phân cơ chất este thành naphtol Giai đoạn 2: dẫn xuất naphtol tác dụng với muối điazo tạo thành chất màu  azo theo hình 1.6 Hình 1.6. Naphtol tác dụng với muối điazo thành phẩm màu azo Cơ chất nhuộm esteraza đặc hiệu gồm nhiều loại: naphtol AS­D cloaxetat,   Naphtol AS­OL 2­clopropionat... Trong giai đoạn 1, phân tử cơ chất dưới xúc tác  của enzym tạo thành napthol theo cơ chế của hình 1. 5 và 1.6. Giai đoạn 2 là giai  đoạn ghép đôi giữa naphtol và muối điazo. Về mặt bản chất đây là phản ứng thế  electrophin của nhóm azo cho nguyên tử  proton  ở nguyên tử  cacbon C 4 trên vòng  naphtol. Tùy theo loại muối điazo mà phẩm màu azo có màu đỏ  hoặc màu đen.   Nếu xuất hiện màu trên nguyên sinh chất của tế bào có nghĩa là có esteraza. Tốc  độ của quá trình nhuộm màu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ  cơ  chất,   muối điazo, thành phần dung môi, nhiệt độ  và pH môi trường... các hóa chất sử  dụng luôn đòi hỏi độ tinh khiết cao, giá thành đắt [3, 14, 40, 47, 55]. 18
  19. b) Kỹ  thuật nhuộm esteraza không đặc hiệu  ức chế  và không  ức chế  bằng   NaF Nhuộm phát hiện esteraza không đặc hiệu bạch cầu người lần đầu tiên  được công bố vào năm 1959 bởi Braunstein. Esteraza không đặc hiệu dương tính   trong tất cả các dòng tế bào máu vì thế nên được gọi là không đặc hiệu. Cơ chế  phản ứng thủy phân dựa trên cơ chế hình thành phẩm màu azo giống như nhuộm   esteraza đặc hiệu (hình 1.4, 1.5  và 1.6). Cơ  chất thường sử  dụng là naphtol AS  axetat,  ­naphtyl axetat,  ­naphtyl butyrat và naphtol AS­D axetat. Chất ghép đôi  thường sử dụng là muối điazo và tùy theo loại muối điazo mà phẩm màu azo có  phổ  màu khác nhau từ  đen đến đỏ. Các cơ  chất  cua  ̉ ­naphtyl axetat,   ­naphtyl  butyrat thường cho phản  ứng dương tính mạnh đối với dòng mono, dòng tiểu   cầu; các dòng khác lên màu dưới dạng hạt và yếu. Riêng tế bào lymphoxít B cho  kết quả  âm tính. Đối với cơ  chất naphtol AS­D axetat và naphtol AS Axetat thì  dương tính mạnh ở tất cả các dòng trừ dòng tế bào lymphoxit B. Tuy có mức độ  dương tính khác nhau nhưng chỉ có dòng mono bị   ức chế  bởi NaF với nồng độ  1,5 mg/1 ml. Chính nhờ  tính chất này mà kỹ  thuật nhuộm với chất  ức chế NaF   thường dùng để phân biệt dòng mono với các dòng tế bào khác trong bệnh bạch   cầu cấp và là tiêu chuẩn để phân loại dòng tế bào theo tiêu chuẩn FAB [27, 28].  1.3.5. Kỹ thuật nhuộm photphataza  Photphataza bạch cầu thuộc nhóm Hidrolaza (EC 3.1.3.2) là một enzym xúc  tác cho phản  ứng thủy phân nhóm photphat từ  nhiều loại phân tử, bao gồm các   nucleotide, protein, và ancaloit [3, 30]. Photphataza có mặt chủ  yếu trong lysosom và được giải phóng qua hệ  thống lưới nội nguyên sinh chất. Photphataza là một hệ enzym không đồng nhất  gồm nhiều iso enzym có thể  hoạt động  ở  pH tối  ưu khác nhau và được gọi tên  gắn liền với điều kiện pH hoạt động tối  ưu như: photphataza kiềm (pH=8­9),   photphataza axit (pH=5­6,5) [35, 38]. Trong các phương pháp nhuộm hóa học tế  19
  20. bào có hai kỹ thuật nhuộm photphataza là: Kỹ thuật nhuộm photphataza kiềm và   photphataza axit Với sự  phát triển mạnh của kỹ  thuật hóa màu đặc biệt là phát  hiện phẩm màu azo đã được ứng dụng vào để nhuộm photphataza kiềm và axit.  Nguyên lý của kỹ thuật đi qua hai giai đoạn [40, 43]. Giai đoạn 1: Thủy phân cơ chất naphtyl photphat thành các naphtol tương  ứng dưới sự xúc tác của photphataza kiềm (ALP) hoặc axít (AP) theo hình 1.7: Natri  ­naphtyl photphate ­Naphtyl Hình 1.7. Thủy phân naphtyl photphat thành naphtol. Giai đoạn 2: Naphtol tác dụng với muối điazo tạo thành chất màu azo theo  hình 1.6 như ở phần nhuộm esteraza. Photphataza kiềm bạch cầu dương tính đối với dòng tủy từ  hậu tủy bào   đến bạch cầu hạt. Tế bào càng trưởng thành thì mức độ dương tính càng mạnh.   Ngoài ra các tế  bào tạo cốt bào cũng cho phản  ứng dương tính trong kỹ  thuật  nhuộm này. Trong bệnh bạch cầu kinh, hoạt tính của photphataza kiềm bạch cầu   giảm trong bệnh thiếu máu do tan máu; hoạt tính của photphataza kiềm bạch cầu   tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp, lách to sinh tủy, phản  ứng giả  bạch cầu   [3, 25, 30, 40, 43].   Photphataza axit dương tính mạnh trong bệnh bạch cầu cấp dòng lympho  loại tế  bào B, tế  bào liên võng, hủy cốt bào và các nguyên mẫu tiểu cầu. Dòng  hồng cầu, mono, lympho (trừ  bệnh bạch cầu tế bào tóc ­tế  bào B hay còn gọi là  Hairy cell) và dòng tủy từ  nguyên tủy bào đến tiền tủy bào cho kết quả  âm tính  [40, 56]. 1.4. Ứng dụng phương pháp nhuộm hóa học tế bào trong y học Nhuộm hóa học tế bào được ứng dụng rộng rãi trong y học, nghiên cứu sinh học   và đặc biệt trong chuyên ngành Huyết học­Truyền máu. Trong bệnh bạch cầu  cấp, kết quả  của phương pháp hình thái học­nhuộm hóa học tế  bào, phương   pháp marker và di truyền là tiêu chuẩn để phân loại dòng tế  bào bệnh bạch cầu  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2