Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng dữ liệu Modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực Đồng bằng sông Hồng
lượt xem 10
download
Luận văn trình bày tổng quan về sinh kế và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến Sinh kế Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2010; sử dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và đánh giá những biến đổi hệ thống sản xuất Nông nghiệp lúa nước khu vực Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2010; đánh giá tương quan giữa biến đổi lớp phủ lúa và biến đổi về kinh tế xã hội cũng như hệ thống sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2010.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng dữ liệu Modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực Đồng bằng sông Hồng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI -------------------- ĐINH THỊ DIỆU ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS VÀ DỮ LIỆU THỐNG KÊ XÃ HỘI TRONG PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ SINH KẾ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HÀ NỘI – 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI -------------------- ĐINH THỊ DIỆU ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS VÀ DỮ LIỆU THỐNG KÊ XÃ HỘI TRONG PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ SINH KẾ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và hệ thông tin địa lý Mã số: 60 44 76 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHẠM VĂN CỰ HÀ NỘI -2012
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Phạm Văn Cự người đã dìu dắt tôi từ những bước đi đầu tiên từ cổng trường đại học tới khóa luận tốt nghiệp và hôm nay hoàn thành luận văn. Những trao đổi thường xuyên và hướng dẫn chi tiết từ thầy đã chỉ cho tôi những phương pháp tiếp cận sáng tạo và mang nhiều tính hàn lâm.Thầy còn là người luôn động viên chia sẻ những lúc khó khăn trong cuộc sống Trong suốt quá trình nghiên cứu tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ và động viên rất nhiệt thành từ các thầy cô trong khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đặc biệt là các thầy cô TS. Đinh Thị Bảo Hoa, TS. Vũ Kim Chi. Tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới các cán bộ đồng nghiệp ở trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu ICARGC - nơi tôi đang làm việc, mọi người đã chia sẻ cùng tôi về công việc và luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành. Xin trân trọng cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu đó. Luận văn được hoàn thành cũng là do học viên tham gia làm việc và được thừa hưởng bộ số liệu trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt – Bỉ “Nghiên cứu biến động sử dụng đất dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội và của biến đổi khí hậu toàn cầu, nghiên cứu trường hợp tại đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam” và dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” do Danida tài trợ, đang thực hiện tại trung tâm ICARGC. Xin được cảm ơn các nhà tài trợ, cảm ơn các bạn đồng nghiệp. Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ của gia đình tôi, bạn bè trong suốt quá trình học tập và công tác cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Đinh Thị Diệu
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi MỞ ĐẦU...... .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết.......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4 5. Ý nghĩa khoa học...............................................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 5 7. Cơ sở dữ liệu ......................................................................................................... 5 8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 5 Chương 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .......................................... 7 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Sinh kế .............................................................................. 7 1.2. Đất ruộng và Sinh kế nông nghiệp bền vững ...................................................... 9 1.3. Các nguồn lực sinh kế và các nhân tố tác động đến Sinh kế ĐBSH................. 12 1.3.1. Các nguồn lực tự nhiên .................................................................................. 12 1.3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 12 1.3.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................................ 13 1.3.1.3. Khí hậu ........................................................................................................ 14 1.3.1.3. Thuỷ văn...................................................................................................... 16 1.3.2. Nguồn lực con người...................................................................................... 17 1.3.3. Phân bố dân cư ............................................................................................... 19 1.3.4. Tác động của các chính sách nhà nước .......................................................... 22 1.3.4.1. Tổng quan về chính sách đổi mới của Việt Nam trong nông nghiệp từ năm 1986 đến nay ............................................................................................................ 23 i
- 1.3.4.2. Tác động của những chính sách đổi mới trong nông nghiệp này đến nền kinh tế Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH)................................................................... 26 Chương 2: ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS CHIẾT XUẤT LÚA VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LÚA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2005- 2010.............. ..... ....................................................................................................... 29 2.1. Tổng quan nghiên cứu ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và trong đánh giá biến động lớp phủ lúa ............................................................................................... 29 2.2. Chiết xuất lúa từ ảnh Modis .............................................................................. 34 2.3. Dữ liệu và phương pháp tiến hành .................................................................... 37 2.3.1. Dữ liệu ............................................................................................................ 37 2.3.2. Các bước tiến hành ......................................................................................... 39 2.3.3 Kiểm chứng đánh giá kết quả.......................................................................... 45 2.4. Kết quả .............................................................................................................. 46 2.4.1 Sự phân bố không gian của vùng trồng lúa trên đồng bằng sông Hồng ......... 46 Chương 3: ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ SỐ VÀ PHÂN NHÓM CÁC VÙNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG........................................... 50 3.1. Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 50 3.2. Lựa chọn các biến phân tích và kết quả phân tích ............................................ 53 3.2.1. Phân nhóm các kiểu hình sinh kế ĐBSH năm 2005 ...................................... 53 3.2.3. Đánh giá hoạt động Nông nghiệp năm 2010.................................................. 59 KẾT LUẬN... ........................................................................................................... 62 1. Kết luận về phương pháp luận ............................................................................. 62 2. Kết luận về kết quả đạt được ở Đồng bằng sông Hồng ....................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 64 PHỤ LỤC..................................................................................................................67 ii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc trưng của các band phổ ảnh MODIS và ứng dụng ............................31 Bảng 2.2 : Tiêu chuẩn sử dụng để phân loại sử dụng đất .........................................34 Bảng 2.3: 7 bands phổ với đầu thu MODIS được sử dụng trong đề tài ....................37 Bảng 2.4 Ma trận biến động giữa các loại hình lớp phủ giai đoạn 2005-2010 .........48 Bảng 3.1: Giá trị eigenvalue của các nhóm nhân tố..................................................54 Bảng 3.2: Trọng số của các biến trên các trục nhân tố .............................................56 Bảng 3.3: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố ...........................................................60 iii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) .................................................8 Hình 1.2: Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững ..........................................10 Hình 1.3: Vị trí các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong Việt Nam ..............................13 Hình 1.4: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại các trạm quan trắc thời kỳ 1970-2011 đồng bằng sông Hồng .............................................................................16 Hình 1.5: Mật độ dân số cấp huyện Đồng bằng sông Hồng, năm 2010 ...................17 Hình 1.6: Phân bố lao động trên 15 tuổi các tỉnh Đồng bằng sông Hồng ................18 Hình 1.7 : Phân bố nghèo các tỉnh Đồng bằng sông Hồng .......................................19 Hình 1.8: Phân bố dân cư nông thôn ở Đồng bằng sông Hồng ................................20 Hình 1.9: Kênh tác động của thay đổi chính sách đến thay đổi sử dụng đất nông nghiệp ........................................................................................................................22 Hình 1.10: Thay đổi tỷ lệ đất Nông nghiệp theo đầu người ở ĐBSH.......................28 Hình 2.1: Chu kì phát triển của cây lúa.....................................................................35 Hình 2.2: Ba chỉ số được Xiao sử dụng để dò tìm năng suất của mùa vụ lúa .........36 Hình 2.3: Ảnh vệ tinh Landsat khu vực ven biển 2001, 2005, 2009 ........................38 Hình 2.4 : Bản đồ sử dụng đất ĐBSH năm 2005 ......................................................38 Hình 2.5: Sơ đồ các bước tiến hành thành lập bản đồ phân bố lúa và bản đồ biến đổi phân bố lúa ................................................................................................................39 Hình 2.6: Các ảnh Modis trước và sau khi chuyển đổi hệ tọa độ .............................40 Hình 2.7: Ảnh đồng bằng Sông Hồng sau khi cắt ....................................................40 Hình 2.8: Ảnh tổ hợp màu và ảnh chỉ số mây ...........................................................41 Hình 2.9: Ảnh chỉ số mây và ảnh mặt nạ mây ..........................................................41 Hình 2.10: Gộp các kênh ảnh ....................................................................................42 Hình 2.11: Tính toán các chỉ số LSWI, NDVI, EVI .................................................43 Hình 2.12: Đồ thị phổ theo mùa của các giá trị LSWI, NDVI, EVI theo mùa của khu vực Đồng bằng sông Hồng ........................................................................................44 Hình 2.13: Đồ thị tương quan giữa diện tích lúa thu từ ảnh Modis và diện tích lúa theo số liệu thống kê .................................................................................................45 iv
- Hình 2.14: Sơ đồ tuyến thực địa kiểm chứng trên Đồng bằng sông Hồng ...............46 Hình 2.15: Bản đồ phân bố lúa Đồng bằng sông Hồng năm 2005 và năm 2010 ......47 Hình 2.16: Bản đồ biến động lớp phủ lúa đồng bằng Sông Hồng ............................48 giai đoạn 2005-2010 ..................................................................................................48 Hình 2.17: Diện tích lúa các tỉnh đồng bằng sông Hồng qua 2 năm 2005, 2010 .....49 Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu sinh kế nông thôn Đồng bằng sông Hồng...................51 Hình 3.2: Đồ thị phân bố các đo lường trong các phép phân tích thống kê..............52 Hình 3.3: Phân tích thành phần chính cấp huyện năm 2005 .....................................53 Hình 3.4: Giá trị Eigenvalue của các nhóm nhân tố .................................................54 Hình 3.5: Sự phân bố của các biến trên hai trục thành phần F1 và F2 .....................55 Hình 3.6: Phân bố không gian của các kiểu vùng sinh kế nông thôn ĐBSH............58 Hình 3.7: Giá trị Eigenvalue của các nhân tố ...........................................................59 Hình 3.8: Sự phân bố của các biến trên hai trục thành phần F1 và F2 .....................60 Hình 3.9: Phân bố không gian của các vùng hoạt động trồng trọt và chăn nuôi năm 2010 các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng .......................................................................61 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GIS Hệ thống thông tin địa lý NDVI Normalized Difference Vegetation Index LSWI Land surface water index EVI Environmental vegetion index MNDWI Modification of Normalition Difference Water Index GOS Tổng cục thống kê vi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Hiện nay sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Khung sinh kế bền vững được tổ chức phát triển toàn cầu của vương quốc Anh (DFID, 2001) đưa ra vào năm 1999 nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới sinh kế con người, tìm hiểu xem các yếu tố này liên quan tới nhau như thế nào trong từng bối cảnh cụ thể . Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh tế là cải thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời luôn phải đặt nó trong khung cảnh biến động mạnh mẽ của các hình thức sử dụng đất cũng như các nguồn lực tự nhiên. Biến đổi sinh kế được hiểu là biến đổi các hoạt động kiếm sống, đó chính là các hoạt động sản xuất của các hộ gia đình. Trong bối cảnh đa tương tác, biến đổi các nguồn lực và biến đổi các hoạt động kiếm sống có quan hệ tương hỗ với nhau song yếu tố nào ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào lại phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội của các địa phương trong những thời kỳ khác nhau. Ở Việt Nam, đồng bằng sông Hồng – nơi vẫn được nhắc đến như cái nôi của nền văn minh lúa nước Sông Hồng, được đặc trưng bởi sự đa dạng về cảnh quan với dải địa hình đồi núi ở thượng lưu đồng bằng, địa hình bằng phẳng ở trung tâm và dải thực vật ngập mặn ở ven biển với nhiều đặc điểm nhân sinh. Các chính sách đổi mới trong nông nghiệp từ sau năm 1986, sự tăng trưởng nhanh chóng về dân số (Năm 1999: 16.833.837 người; đến năm 2009, dân số là 19.584.287 người – (theo GOS), và tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước (Năm 2009 tỉ suất tăng dân số thành thị bình quân 4,2% - (theo GOS), đồng bằng sông Hồng trở thành một khu vực có chuyển đổi sử dụng đất nông thôn mạnh mẽ và đạt thành tựu to lớn về xóa đói giảm nghèo. Rất nhiều diện tích đất nông nghiệp đang chuyển thành đất đô thị của các dự án đô thị hóa, tạo ra rất nhiều bước chuyển đổi nghề nghiệp và cơ cấu kinh tế trong khu vực nông thôn của đồng bằng sông Hồng (Năm 1999: dân số làm nông lâm 1
- nghiệp, thủy hải sản là 5.945.526 người, đến năm 2009 là 869.719 người (theo GOS) đồng thời cũng đã tạo ra các vấn đề về môi trường và xã hội. GIS và Viễn thám ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi trong việc theo dõi những biến đổi bề mặt Trái Đất, quản lí tài nguyên và môi trường trong đó nghiên cứu hiện trạng lớp phủ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất là những ứng dụng phổ biến nhất. Vệ tinh MODIS (Moderate Resolution Imaging Spectroradiometer) đã và đang được ứng dụng vào rất nhiều lãnh vực như ngành Khí tượng-Thủy văn dùng để dự báo thời tiết, dự báo thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu... ; ngành Nông –Lâm nghiệp ứng dụng để theo dõi mức độ biến đổi thảm phủ thực vật, độ che phủ rừng hoặc phòng cháy. Ngành môi trường cũng sử dụng các dữ liệu MODIS vào công tác quản lý, điều hành. Nhờ khả năng phân tích không gian, thời gian và mô hình hóa, GIS lại cho phép tạo ra những thông tin có giá trị gia tăng cho các thông tin được triết xuất từ dữ liệu vệ tinh đó. Các phương pháp toán thống kê ngày nay cũng đang được sử dụng rất hiệu quả trong các phân tích địa lý. Cụ thể với các phương pháp phân tích đa biến như phân tích thành phần chính, phân tích hồi quy, phân tích nhân tố giúp cho việc giải thích mối tương quan của dữ liệu, khẳng định hay phủ định các giả thiết đặt ra ban đầu và tạo ra một ý nghĩa địa lý rất quan trọng. Từ những hiểu biết trên về Đồng bằng sông Hồng, học viên đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu: - Đồng bằng sông Hồng đã có những thay đổi gì về hệ thống nông nghiệp nhất là hệ thống canh tác lúa nước trong vòng gần một thập kỉ qua? - Giữa những thay đổi hệ thống canh tác lúa nước ở Đồng bằng sông Hồng và các chỉ số kinh tế xã hội có những mối quan hệ như thế nào? Các quan hệ này có thể làm chỉ báo về Sinh kế cho khu vực Đồng bằng Sông Hồng như thế nào? 2
- - Có thế dùng dữ liệu Modis để chiết tách lúa và đánh giá biến động lớp phủ từ cấp khu vực tới Đồng bằng sông Hồng hay không? Việc mở rộng nghiên cứu đa tỉ lệ là có thể khả thi hay không? Nguồn dữ liệu Cấp độ Hoạt động Ảnh vệ tinh, bản đồ Toàn đồng bằng Chiết xuất lúa sử dụng đất Phân tích tương Số liệu thống kê cấp quan các chỉ số tỉnh, huyện Huyện Đánh giá biến đổi của Hệ thống sản xuất Nông nghiệp và Sinh kế Sơ đồ các bước nghiên cứu 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng quan về sinh kế và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến Sinh kế Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2010 - Sử dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và đánh giá những biến đổi hệ thống sản xuất Nông nghiệp lúa nước khu vực Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005-2010 - Đánh giá tương quan giữa biến đổi lớp phủ lúa và biến đổi về kinh tế xã hội cũng như hệ thống sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005- 2010. 3
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên nhiệm vụ cần thực hiện là: - Tìm hiểu, tổng quan các đặc điểm sử dụng đất, đặc điểm kinh tế xã hội và các đặc điểm sinh kế, đặc điểm về các chính sách thể chế ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2005-2010. - Thu thập các tài liệu bản đồ, ảnh vệ tinh Modis. Xử lí, phân loại. Kiểm chứng thực địa - Thành lập các bản đồ hiện trạng lớp phủ lúa và biến động lúa qua giai đoạn 2005-2010. - Ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê đánh giá biến động lúa trong mối tương quan với các chỉ số kinh tế xã hội, nghề nghiệp, nông nghiệp đặc trưng cấp huyện của toàn khu vực đồng bằng sông Hồng. Từ đó rút ra chỉ báo về sinh kế và biến đổi sinh kế, phân nhóm các kiểu vùng sinh kế khu vực đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn nghiên cứu. - Đánh giá kết quả. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn: - Không gian: Khu vực đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh - Thời gian: hai năm 2005 và 2010. - Phạm vi khoa học: Sinh kế là một khái niệm rộng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau từ cấp vùng đến cấp nông hộ. Phạm vi của đề tài là đánh giá sinh kế nông nghiệp cấp huyện 4
- 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Góp phần khẳng định và mở rộng khả năng ứng dụng phương pháp viễn thám vào việc theo dõi biến động lớp phủ đặc biệt là là biến động vùng trồng lúa cho các khu vực nông nghiệp rộng lớn. - Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng bản đồ khu vực trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng từ dữ liệu vệ tinh có đủ độ tin cậy, phương pháp đánh giá sinh kế khoa học giúp các nhà quản lý có thể thấy được bức tranh chung về toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp cũng như những thay đổi sinh kế của vùng, từ đó có những quyết sách phù hợp. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp xử lí dữ liệu viễn thám: xử lí và phân tích các tư liệu ảnh Modis giai đoạn 2005 – 2010. - Phương pháp tích hợp GIS: phân tích không gian và đánh giá biến động đa thời gian. - Phương pháp phân tích thống kê : sử dung phương pháp phân tích hồi quy và phân tích nhân tố tìm các chỉ số quan hệ giữa biến động lớp phủ và chỉ tiêu kinh tế xã hội. 7. Cơ sở dữ liệu - Dữ liệu bản đồ: Bản đồ sử dụng đất tỉ lệ 1:50 000 toàn Đồng bằng sông Hồng - Dữ liệu ảnh vệ tinh: Ảnh Modis MOD 09A1 (tổ hợp 8 ngày) các năm 2005, 2010. - Dữ liệu thống kê kinh tế xã hội toàn Đồng bằng sông Hồng cấp huyện (Nguồn: Nhà xuất bản Thống kê) các năm từ 2005 đến 2010. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn được thực hiện gồm 66 trang, 34 hình và bản đồ, 7 bảng. Cấu trúc luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận còn có 3 chương 5
- Chương 1: Tổng quan đặc điểm Sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến Sinh kế đồng bằng sông Hồng Chương 2: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và đánh giá biến động lúa khu vực đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2005-2010. Chương 3: Đánh giá tương quan các chỉ số và phân nhóm các vùng sinh kế của đồng bằng sông Hồng. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 6
- Chương 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Sinh kế Ý tưởng về sinh kế đã được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của R.Chamber những năm 1991 (R. Chambers and G. R.Conway, 1991) trong đó sinh kế theo cách hiểu đơn giản là phương tiện để kiếm sống. Về sau khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của F.Ellis (E. F, 1999), Barrett va Reardon (C. B. Barrett and T. Reardon, 2000)….Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. F.Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ (E. F, 1999). Năm 2001, Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm về Sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động của mình thì Sinh kế còn được mô tả tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình (DFID, 2001). Sinh kế có thể được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đình, thôn, vùng...phổ biến nhất là cấp hộ gia đình. Sinh kế bền vững (sustainable livelihood) từ lâu đã là chủ đề được quan tâm trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lí môi trường cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm thay đổi cách tiếp cận đối với phát triển trong thời kỳ những năm 1980 và 1990 theo hướng tập trung vào phúc lợi của con người và tính bền vững nhiều hơn là phát triển kinh tế. Theo (T. Reardon and J. E. Taylor, 1996) một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc 7
- tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên (Tim Hanstad, et al., 2004). Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: 1) nguồn lực sinh kế, 2) chiến lược sinh kế, 3) kết quả sinh kế, 4) các qui trình về thể chế và chính sách, và 5) bối cảnh bên ngoài. Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) Nguồn lực sinh kế (tài sản sinh kế) được coi là yếu tố trọng tâm trong tiếp cận sinh kế bền vững. Đó là năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, để giảm nghèo và đảm bảo an ninh bảo sinh kế, bao gồm: Nguồn lực tự nhiên (natural capital): bao gồm tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng, nước, biển, đa dạng sinh học…, mà con người có thể sử dụng. 8
- Nguồn lực vật chất (physical capital): bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầngnhư các tài sản tư nhân, tài sản công cộng hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế Nguồn lực tài chính (financial capital): bao gồm các nguồn vốn khác nhau, có thể là tiền mặt hay tiền tiết kiệm, trang sức, các khoản thu nhập… có thể sử dụng làm vốn luân chuyển. Nguồn lực xã hội (social capital): bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội như các mạng lưới xã hội, họ hàng, bạn bè… Nguồn lực con người (human capital): bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục… Các thể chế và chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các sinh kế. Chúng được xây dựng và hoạt động ở tất cả các cấp từ hộ gia đình, đến cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Nhưng cũng có khi cùng một chính sách, ở địa phương khác nhau lại có hiệu quả khác nhau. 1.2. Đất ruộng và Sinh kế nông nghiệp bền vững Mặc dù tỉ lệ phát triển đô thị ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển của các thành phố lớn từ đầu những năm đầu của thế kỷ XIX, nhưng đa số dân cư trên thế giới đều đang sống ở nông thôn và ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, nông thôn vẫn là chủ yếu (B. Q. Dũng, 2007). Hiện nay giới nghiên cứu và người lập chính sách sử dụng chủ yếu hai biến số về nhân khẩu – quy mô và mật độ tuyệt đối xét về mặt định cư – để xác định nông thôn. Sự tập trung dân cư nông thôn ở các nước thu nhập thấp và tầm quan trọng của xã hội nông thôn trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khiến cho việc hiểu biết về xã hội nông thôn và các mối tương tác của nó với xã hội đô thị ngày càng có ý nghĩa. Scoones là người đầu tiên đưa ra khung phân tích về sinh kế nông thôn bền vững. Câu hỏi then chốt được đặt ra trong khung phân tích này là: trong một bối 9
- cảnh cụ thể (về môi trường, chính sách, chính trị, lịch sử, sinh thái, các điều kiện kinh tế-xã hội), sự kết hợp nguồn lực sinh kế nào sẽ tạo ra khả năng thực hiện các chiến lược sinh kế (sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các loại hình sinh kế, di dân) nhằm đạt được các sinh kế nhất định. Mối quan tâm chính trong khung phân tích này là các quy trình thể chế và chính sách – được coi là nhân tố trung gian giúp thực hiện những chiến lược sinh kế này và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn. Trong các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, 5 nguồn lực sinh kế đóng vai trò cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở các cấp. Tuy nhiên các nguồn lực sinh kế này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính sách ở địa phương, có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế (P. Filipe, 2005). Hình 1.2: Khung phân tích sinh kế nông thôn bền vững (I. Scoones, 1998) 10
- Khung sinh kế nông thôn bền vững cũng coi đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Quyền đất đai đóng một vị trí quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và những sự lựa chọn sinh kế thay thế (Tim Hanstad, et al., 2004). Đất đai cũng là một tài sản tự nhiên mà qua đó có thể đạt được các mục tiêu sinh kế khác như đa dạng hóa sinh kế, bình đẳng giới và sử dụng bền vững các nguồn lực (P. Filipe, 2005). Đất đai là phương tiện để kiếm sống, là đối tượng để đầu tư, làm giàu và kế thừa giữa các thế hệ. DFID đã xuất bản tài liệu cố vấn có tựa đề: “Cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nghèo: Vai trò của đất đai và chính sách”(DIFD, 2002). Tài liệu này chỉ ra rằng: Sự đảm bảo, an toàn, và đủ năng lực chi trả về đất đai là cần thiết, tuy nhiên không luôn là điều kiện đủ để giảm nghèo. Những tài liệu về chuyển dịch nghèo đói và sinh kế đều nhấn mạnh sự liên hệ giữa sinh kế, nghèo đói và những vấn đề rộng hơn về chuyển dịch ruộng đất (J. Rigg, 2005) Việt Nam là một nước nông nghiệp, quyền sử dụng đất hàm chứa nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng, bao gồm ý nghĩa và giá trị của một phương tiện sản xuất, một nguồn thu nhập và một loại tài sản có giá trị. Đặc biệt là đối với những người sống ở các cộng đồng nông thôn và ven đô, việc nâng cao mức sống vẫn chủ yếu được thực hiện bằng việc đa dạng hóa các hoạt động nông nghiệp (Worldbank, 2000) sử dụng đất canh tác dường như là sinh kế đầu tiên mà mọi người lựa chọn. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của người nông dân. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Từ các cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng cho đến những thửa ruộng bậc thang vùng miền núi, việc trồng lúa nước từ lâu đã là một đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp Việt Nam (J.-C. Castella and A. Erout, 2002). Trong đó Đồng bằng Sông Hồng được nhắc đến như là cái nôi của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Như vậy việc đánh giá sinh kế ĐBSH cần phải nhấn mạnh đến vai trò của các nguồn lực tự nhiên trong đó đất lúa là một trong những nguồn lực quan trọng. Việc trả lời các câu 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn