intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng phương pháp Taguchi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến chất lượng bề mặt khi gia công

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến chất lượng bề mặt khi gia công; ứng dụng phương pháp phân tích thực nghiệm Taguchi để xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất khi gia công trên trung tâm gia công CNC. Từ đó làm cơ sở xác định, điều khiển thông số công nghệ hợp lý cho quá trình gia công đảm bảo chất lượng bề mặt theo yêu cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng phương pháp Taguchi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến chất lượng bề mặt khi gia công

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- ĐẶNG ĐỨC BÌNH Đặng Đức Bình ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TAGUCHI ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ ĐẾN CHẤT KỸ THUẬT CƠ KHÍ LƯỢNG BỀ MẶT KHI GIA CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ KHOÁ CH2016A Hà Nội - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- Đặng Đức Bình ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TAGUCHI ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT KHI GIA CÔNG Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC KIÊN Hà Nội - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là do bản thân Tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Kiên. Ngoài các phần tài liệu tham khảo đã được liệt kê và nêu rõ trong Luận văn, các số liệu và kết quả thực nghiệm là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, Ngày tháng năm 2018 Người thực hiện Đặng Đức Bình 1
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Kiên đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình từ định hướng đề tài, tổ chức thực nghiệm đến quá trình viết và hoàn chỉnh Luận văn. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban lãnh đạo và Viện Đào tạo sau đại học, Viện Cơ khí của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bản Luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Trung tâm hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu đổi mới công nghệ cơ khí, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các giáo viên thuộc trung tâm đã tạo điều kiện về thiết bị và giúp đỡ trong quá trình sự dụng thiết bị để tiến hành thực nghiệm; đồng thời tác giả cũng chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo thuộc Viện Cơ khí và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả tháo gỡ những vướng mắc trong thời gian thực hiện Luận văn. Do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa trong thực tiễn. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người thực hiện Đặng Đức Bình 2
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 2 MỤC LỤC ................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................. 6 DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 8 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ........................................................................ 9 PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 10 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 10 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tương, phạm vi nghiên cứu.................... 11 3. Tóm tắt nội dung thực hiện và đóng góp mới của tác giả .................................... 12 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 13 CHƯƠNG 1. GIA CÔNG TRÊN TRUNG TÂM PHAY CNC 5 TRỤC ................. 14 1.1. Tổng quan về trung tâm phay CNC 5 trục [3], [12], [13], [14] ......................... 14 1.2. Công nghệ gia công bề mặt phức tạp trên Trung tâm phay CNC 5 trục [3], [5], [6], [13], [14], [15] .................................................................................................... 19 1.2.1. Đặc điểm cơ bản của Trung tâm phay CNC ................................................... 19 1.2.2. Khả năng công nghệ của Trung tâm phay CNC ............................................. 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 22 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM TAGUCHI ................................................................................................................. 23 2.1. Phương pháp phân tích thực nghiệm Taguchi ................................................... 23 2.1.1. Xây dựng thực nghiệm và kỹ thuật phân tích thực nghiệm Taguchi .............. 23 2.2. Thiết kế thực nghiệm bằng phương pháp Taguchi ............................................ 37 2.3. Xây dựng, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào và nhiễu đến yếu tố đầu ra bằng phân tích thực nghiệm Taguchi .................................................................... 38 2.3.1. Các yếu tố đầu vào .......................................................................................... 38 2.3.2. Các đại lượng đặc trưng xuất hiện trong và sau quá trình cắt khi phay.......... 38 2.3.3. Các thông số đầu ra ......................................................................................... 38 3
  6. 2.4. Ưu điểm của phương pháp phân tích thực nghiệm Taguchi so với các phương pháp truyền thống khác ............................................................................................. 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 42 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ....................................... 43 3.1. Mục đính của thí nghiệm [1], [2], [4] ................................................................ 43 3.2. Mô hình thực nghiệm ......................................................................................... 43 3.2.1. Sơ đồ thí nghiệm ............................................................................................. 43 3.2.2. Mô hình thí nghiệm ......................................................................................... 44 3.2.3. Các đại lượng đầu vào ..................................................................................... 45 3.2.4. Các đại lượng đầu ra ....................................................................................... 45 3.2.5. Các đại lượng cố định ..................................................................................... 45 3.2.6. Các đại lượng nhiễu ........................................................................................ 45 3.3. Điều kiện thí nghiệm .......................................................................................... 46 3.3.1. Trung tâm gia công CNC ................................................................................ 46 3.3.2. Phôi thí nghiệm ............................................................................................... 47 3.3.3. Dụng cụ cắt ..................................................................................................... 48 3.3.4. Đồ gá chi tiết ................................................................................................... 50 3.3.5. Các thông số cố định khác .............................................................................. 50 3.4. Thiết bị đo .......................................................................................................... 50 3.5. Xây dựng quy hoạch thực nghiệm [4], [5], [10] ................................................ 50 3.6. Tiến hành thí nghiệm và thu thập dữ liệu .......................................................... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 55 CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG HÀM QUAN HỆ TOÁN HỌC, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CẮT ĐẾN CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TAGUCHI ........................................................................ 56 4.1. Ảnh hưởng của chế độ cắt đến chất lượng bề mặt bằng phương pháp thực nghiệm Taguchi. ........................................................................................................ 56 4.1.1. Xử lý dữ liệu thực nghiệm [16], [17], [18] ..................................................... 56 4
  7. 4.1.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến độ nhám bề mặt bằng phương pháp thực nghiệm Taguchi [16], [17], [18]......................................... 60 4.2. Đồ thị ảnh hưởng của các mức chế độ cắt đến chất lượng bề mặt ..................... 62 4.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố vận tốc cắt ................................................................... 62 4.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố lượng chạy dao ........................................................... 63 4.2.3. Ảnh hưởng của yếu tố chiều sâu cắt ............................................................... 64 4.3. Xây dựng hàm quan hệ toán học [4], [20], [21] ................................................. 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71 5
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu, viết tắt Diễn giải nội dung Đơn vị 1 CNC Computer numerical control 2 NC Numerical control 3 Rz Chiều cao nhấp nhô tế vi µm 4 Ra Sai lệch profin trung bình µm 5 L Bước sóng mm 6 B Chiều rộng phay mm 7 v Vận tốc cắt m/phút 8 S Lượng tiến dao Mm/phút 9 t Chiều sâu cắt mm 10 y Góc nghiêng dao Độ 11 n Tốc độ trục chính Vòng/phút 12 Z Vận tốc cắt 13 Sz Lượng tiến dao mm/răng 14 D Đường kính dao phay mm 15 e Giá trị sai lệch 16 E Tổng giá trị sai lệch 17  Phần trăm giá trị sai lệch % 18 σ Độ phân tán sai số 19 S/N Signal to noise dB 20 MSD Trung bình bình phương 6
  9. 21 f Bậc tự do 22 ST Tổng bình phương sai lệch 23 CF Correction factor 24 P Công suất cắt Kw 25 hs Lượng mòn dao mặt sau µm 26 F Lực cắt N 27 OA Bảng trực giao 7
  10. DANH MỤC BẢNG Chương 2 Bảng 2.1: Bảng trực giao OA4 (23 ) ..............................................................................24 Bảng 2.2: Bảng trực giao OA8 (27 ) .............................................................................24 Bảng 2.3: Bảng trực giao OAr (s r −1 ) ............................................................................26 Bảng 2.4: Bảng kết quả đầu ra ..................................................................................30 Bảng 2.5: Kết quả thực nghiệm sử dụng để xử lý kết quả ........................................41 Chương 3 Bảng 3.1: Đặc tính kỹ thuật của máy phay MIKRON UCP 600 ..............................46 Bảng 3.3: Thành phần hóa học và cơ tính của thép SKD11 .....................................48 Bảng 3.4: Các thông số của dao phay đầu cầu sử dụng trong thí nghiệm ................49 Bảng 3.5: Tính năng kỹ thuật của máy SJ - 400 .......................................................50 Bảng 3.6: Bảng trực giao OA25 (53) ..........................................................................51 Bảng 3.7: Bảng thông số chế độ cắt ..........................................................................52 Bảng 3.8: Kết quả thực nghiệm gia công ..................................................................53 Chương 4 Bảng 4.1: Bảng tính tỷ số S/N ...................................................................................59 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp phương sai theo phương pháp Taguchi............................61 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả vận tốc cắt ...........................................................62 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp kết quả lượng chạy dao ....................................................63 Bảng 4.6: Bảng tổng hợp kết quả chiều sâu cắt ........................................................64 8
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1 Hình 1.1: Mô hình trung tâm gia công 5 trục kiểu đầu quay ....................................16 Hình 1.2: Mô hình trung tâm gia công 5 trục kiểu bàn quay ....................................16 Hình 1.3: Mô hình trung tâm gia công 5 trục kiểu kết hợp bàn quay và đầu quay...17 Hình 1.4: Trung tâm gia công CNC UCP600 ...........................................................17 Hình 1.5: Trung tâm gia công CNC 5 trục SU85-A .................................................18 CHƯƠNG 2 Hình 2.1: Mô hình hóa quá trình cắt khi phay ..........................................................39 CHƯƠNG 3 Hình 3.1: Sơ đồ nghiên cứu quá trình phay bằng thực nghiệm ................................43 Hình 3.2: Mô hình thực nghiệm ................................................................................44 Hình 3.3: Hình ảnh máy UCP 600 ............................................................................47 Hình 3.4: Dao phay cầu sử dụng trong thí nghiệm ...................................................49 Hình 3.5: Hình ảnh bề mặt chi tiết sau khi phay .......................................................54 CHƯƠNG 4 Hình 4.1: Phân bố đầu ra thực và giá trị đích............................................................57 Hình 4.2: Ảnh hưởng của độ nhiễu lên kết quả đầu ra tính theo tỷ số S/N ..............58 Hình 4.3: Đồ thị phân bố các mức ảnh hưởng của vận tốc cắt .................................63 Hình 4.4: Đồ thị phân bố các mức ảnhhưởng của lượng tiến dao ............................64 Hình 4.5: Đồ thị phân bố các mức ảnh hưởng của chiều sâu cắt ..............................64 Hình 4.6: Đường quan hệ thực nghiệm và dự đoán ..................................................66 9
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, các máy công cụ điều khiển số (NC và CNC) hiện đang được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển [1], [2], [3]. Trong những năm gần đây các máy CNC được nhập vào Việt Nam với số lượng ngày càng lớn. Vì vậy, việc tìm hiểu khai thác khả năng công nghệ gia công trên máy CNC cũng như trên trung tâm gia công nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao là thực tiễn và cần thiết. Kỹ thuật gia công cơ khí trên các máy điều khiển số CNC đang được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển lớn mạnh tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Ngành công nghệ gia công, chế tạo thiết bị có những bước phát triển vượt bậc với những máy CNC có khả năng gia công đạt độ chính xác rất cao đáp ứng nhu cầu gia tăng độ chính xác, hạ giá thành sản phẩm [7], [8], [9], [14]. Với một hệ thống công nghệ nhất định chất lượng bề mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ công nghệ (cụ thể là chế độ cắt được cài đặt), vì vậy điều khiển các thông số chế độ công nghệ là phương pháp cơ bản và hiệu quả để kiểm soát chất lượng gia công cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị [5], [6], [7], [15]. Do đó cài đặt chế độ cắt hợp lý hay tối ưu là điều kiện cần cho quá trình gia công cơ khí. Thực tế trong một môi trường gia công luôn tồn tại các yếu tố không điều khiển được (yếu tố nhiễu) làm giảm chất lượng gia công [3], [5], [6]. Quá trình cài đặt các thông số công nghệ không phải lúc nào cũng cài đặt chính xác như mong muốn hay quá trình thu nhận các thông tin trong và sau khi gia công cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiễu làm những thông tin có được gần với giá trị thực ở một mức độ tin cậy nhất định [16], [17]. Mặt khác mô hình cơ bản và phổ biến hiện nay đang sử dụng xác định các thông số công nghệ hợp lý càng bị hạn chế bởi nhu cầu gia tăng độ chính xác và sử dụng hiệu quả thiết bị [15], [18]. Và phương pháp Taguchi là phương pháp hữu quả nhất để giải quyết vấn đề này. 10
  13. Phương pháp Taguchi là phương pháp tối ưu hóa quá trình gián đoạn, được nghiên cứu đầu tiên bởi giáo sư Genichi Taguchi. Phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi và rất thành công tại Nhật Bản, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa được ứng dụng nhiều. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các trung tâm gia công vào chương trình đào tạo Đai học, sau Đại học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khai thác trong quá trình sản xuất và gia công các sản phẩm có độ phức tạp và độ chính xác cao, tác giả đã chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp Taguchi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến chất lượng bề mặt khi gia công” 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tương, phạm vi nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến chất lượng bề mặt khi gia công. - Ứng dụng phương pháp phân tích thực nghiệm Taguchi để xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến chất lượng bề mặt và năng suất khi gia công trên trung tâm gia công CNC. Từ đó làm cơ sở xác định, điều khiển thông số công nghệ hợp lý cho quá trình gia công đảm bảo chất lượng bề mặt theo yêu cầu. - Dùng làm tài liệu tham khảo cho sản xuất, giảng dạy và học tập. 2.2. Đối tượng nghiên cứu 11
  14. - Nghiên cứu tổng quan về công nghệ gia công trên trung tâm gia công CNC. - Nghiên cứu tổng quan về phương pháp phân tích thực nghiệm Taguchi. - Xây dựng mô hình thực nghiệm gia công chi tiết trên trung tâm gia công CNC, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu. - Phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông số công nghệ tới chất lượng và năng suất gia công bằng giải pháp Taguchi. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Tìm mối quan hệ thực nghiệm và đánh giá sự ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến chất lượng bề mặt chi tiết khi gia công trên trung tâm CNC bằng dao phay cầu. 3. Tóm tắt nội dung thực hiện và đóng góp mới của tác giả Nội dung nghiên cứu gồm: - Nghiên cứu quá trình gia công trên trung tâm gia công 5 trục UCP600 - Nghiên cứu phân tích thực nghiệm Taguchi cho quá trình đánh giá ảnh hưởng của thông số công nghệ đến chất lượng bề mặt khi gia công trên trung tâm 5 trục - Thực nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi gia công trên trung tâm 5 trục bằng giải pháp Taguchi. Những đóng góp mới: - Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp phân tích thực nghiệm Taguchi để đánh gia mức độ ảnh hưởng của chế độ cắt đến độ nhám bề mặt khi gia công thép hợp kim SKD61 trên trung tâm gia công 5 trục. - Trên cơ sở đánh giá bằng phân tích thực nghiệm Taguchi làm cơ sở đầu vào cho quá trình tối ưu hóa chế độ công nghệ khi gia công. 12
  15. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chung là kết hợp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. - Phân tích và đánh giá kết quả. 13
  16. CHƯƠNG 1. GIA CÔNG TRÊN TRUNG TÂM PHAY CNC 5 TRỤC 1.1. Tổng quan về trung tâm phay CNC 5 trục [3], [12], [13], [14] Phay là phương pháp gia công cắt gọt bằng dụng cụ cắt có lưỡi xác định được dùng phổ biến trong gia công kim loại hiện nay. Phay cũng là phương pháp gia công cắt gọt kim loại cho năng suất cao, chiếm khối lượng lớn công việc cắt gọt kim loại. Một hệ thống công nghệ trong gia công phay CNC bao gồm trung tâm phay CNC, dao phay, đồ giá và chi tiết gia công. Hiện nay các trung tâm phay CNC được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy cơ khí vì có nhiều ưu điểm và là một phương pháp gia công quan trọng không thể thiếu để chế tạo những chi tiết đặc biệt và đòi hỏi độ chính xác, chất lượng và hiệu quả cao. Trong một xưởng gia công thì thông thường phải có ít nhất một máy phay CNC. Máy CNC gia công được gần như mọi biên dạng từ đơn giản đến phức tạp trong một thời gian ngắn với độ chính xác cao và hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, dù có chính xác đến mấy thì bề mặt gia công bằng máy phay CNC thường để lại vết dấu dao gia công. Do đó, với những bề mặt yêu cầu độ bóng người ta thường phải làm nguội lại thêm một lần nữa bằng cách đánh bóng bề mặt gia công. Gia công trên trung tâm gia công 5 trục cho phép người sử dụng có thể gia công được các bề mặt phức tạp và xử lý được hầu hết các kích thước. Thuật ngữ “5 trục” đề cập đến số hướng mà dụng cụ cắt có thể di chuyển được. Trên một trung tâm gia công 5 trục, dụng cụ cắt có thể di chuyển trên các trục tuyến tính X, Y, Z và đồng thời cũng có thể quay quanh các trục này. Do đó, giúp dụng cụ cắt có thể tiếp cận phôi từ bất cứ hướng nào, giúp người sử dụng có thể xử lý 5 mặt của chi tiết trong cùng một lần gá đặt. Ngoài ra tính linh hoạt được tăng cường bằng quá trình thay dao tự động, sử dụng bộ thay dao để giảm thời gian chạy không, phân độ cho mặt bên của chi tiết, sử dụng chuyển động quay của các trục phụ và nhiều tính năng khác. Trung tâm gia công CNC 5 trục có thể đưa dụng cụ gia công tới một điểm bất kỳ và thực hiện chuyển động cắt trên bề mặt chi tiết, đồng thời duy trì một góc nghiêng nhất định so với bề mặt chi tiết. Trung tâm gia công CNC có thể được trang bị phần mềm riêng 14
  17. biệt để điều khiển tốc độ cắt, lượng ăn dao, đo tự động trong quá trình gia công, điều chỉnh độ lệch nếu có và các tính năng khác cho phép tiết kiệm thời gian và tăng năng suất gia công. Từ đó, có thể thấy ưu điểm của trung tâm gia công 5 trục so với các máy công cụ CNC thông thường khác là: - Có thể gia công các bề mặt phức tạp trong một lần gá đặt, giúp tăng năng suất gia công; - Giúp tăng độ chính xác chi tiết do chi tiết không phải di chuyển giữa các lần gá đặt; - Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất do sử dụng ít thiết bị và đồ gá; - Có thể sử dụng những dụng cụ cắt ngắn hơn với tốc độ cắt cao hơn, giúp hạn chế rung động và hư hỏng dụng cụ; - Đạt được chất lượng bề mặt chi tiết tốt hơn - Trung tâm gia công CNC 5 trục có thể được phân loại theo vị trí các trục quay được thực hiện, bao gồm: - Trục chính mang dụng cụ cắt quay theo hai trục (kiểu đầu quay) - Bàn máy mang phôi quay theo hai trục (kiểu bàn quay) - Bàn máy thực hiện quay theo 1 trục, trục chính thực hiện quay theo 1 trục (kiểu kết hợp giữa đầu quay và bàn quay). 15
  18. Hình 1.1: Mô hình trung tâm gia công 5 trục kiểu đầu quay Hình 1.2: Mô hình trung tâm gia công 5 trục kiểu bàn quay 16
  19. Hình 1.3: Mô hình trung tâm gia công 5 trục kiểu kết hợp bàn quay và đầu quay Một số trung tâm gia công phay CNC 5 trục Hình 1.4: Trung tâm gia công CNC UCP600 17
  20. - Máy gia công: Máy phay cao tốc CNC 5 trục Mikron UCP600. Tốc độ trục chính từ 1-19600 vòng/phút. Hệ điều hành của máy là Heidenhain iTNC530 - Máy phay CNC 5 trục: x = 530 mm; y = 450 mm; z2 = 450 mm; A =-90 ÷ 900; C = 0 ÷ 3600. - Hệ điều khiển: Heidenhain iTNC530 - Công suất 46 kVA - Thiết kế kiểu công nghiệp - 30 ổ chứa dao. - Trục chính có khả năng quay thuận và ngược chiều kim đồng hồ. - Trục chính điều khiển tốc độ vô cấp từ 1 đến 19600 vòng/phút; - Các điểm tham chiếu tự động - Toàn bộ vùng làm việc được che chắn. - Các cơ cấu an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu Hình 1.5: Trung tâm gia công CNC 5 trục SU85-A - Hành trình các trục X/Y/Z(mm): 860x540x770 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2